• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/07/2014 in all areas

  1. Lật tẩy vụ đại gia ‘ôm nợ’ 1.700 tỷ bỏ trốn - Với khoản nợ 1.700 tỷ đồng để lại quê nhà trước khi bỏ trốn ra nước ngoài ẩn náu. Đại gia thủy sản Phương Nam đã nghĩ cách gì để vay nợ, hòng qua mặt các tổ chức tín dụng và sống xa hoa lúc còn ở trên đất mẹ. Đề nghị truy tố 25 cán bộ vụ đại gia nợ nghìn tỷ Ông Lâm Ngọc Khuân – nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam (Công ty Phương Nam) đã vay tiền của 8 tổ chức tín dụng với hàng ngàn tỷ đồng. Vậy nhưng, đến kỳ trả nợ, cả gia đình ông là những “quân cờ” chủ chốt của doanh nghiệp đã “bỏ của chạy lấy người” và bị truy nã quốc tế. Cơ quan CSĐT (C48 – Bộ Công an) đã phanh phui sự việc, đưa ra những bằng chứng xác thực thể hiện chiêu trò “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của ông Lâm Ngọc Khuân và các đồng phạm. Lập khống hồ sơ Như VietNamNet đã thông tin, tổng số nợ vay của Công ty Phương Nam đến ngày 31/10/2012 lên đến 1.752 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 1.951 tỷ đồng và nợ lãi hơn 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, bằng thủ đoạn gì mà ông Lâm Ngọc Khuân đã “qua mặt” được các tổ chức tín dụng vay với số tiền hàng ngàn tỷ đồng. Cơ quan điều tra C48 đã chỉ ra, thực tế việc kinh doanh của Công ty Phương Nam lỗ nhiều, dư nợ lớn, mất khả năng thanh toán các khoản tiền vay. Căn biệt thự lộng lẫy được xây dựng của đại gia thủy sản Lâm Ngọc Khuân chiếm dụng vốn hơn 28 tỷ đồng của Công ty Phương Nam - Ảnh: Quốc Huy Thế nhưng để kéo dài hoạt động của công ty, có tiền tiêu xài cá nhân, từ năm 2008 đến 2010, ông Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo Lâm Ngọc Hân (Giám đốc), Lâm Minh Mẫn (Kế toán trưởng) thực hiện nhiều hành vi gian dối để vay tiền từ các ngân ngàng. Cụ thể, lập khống 19 báo cáo tài chính, với kết quả kinh doanh từ 2008 đến 2010 lãi hơn hơn 40 tỷ đồng gửi các ngân hàng để vay tiền. Ông Khuân không quên chỉ đạo nộp tiền thuế đầy đủ cho Cục thuế tỉnh Sóc Trăng hòng qua mặt các ngân hàng. Trong đó, Khuân ký 13 bản; Hân ký 4 bản; Trịnh Thị Hồng Phượng - (Phó GĐ) được Khuân ủy quyền ký 2 bản và Lâm Minh Mẫn – Kế toán trưởng ký hết 19 bản báo cáo tài chính. Điểm đặc biệt chú ý khiến nhiều tổ chức tín dụng phải “ngã ngựa” sau này là nâng số lượng hàng tồn kho (tôm đông lạnh, xuất khẩu) với giá trị thực 123 tỷ đồng lên đến 747 tỷ đồng. Có được báo cáo khống, doanh nghiệp này đã dùng nó để thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng. Để mua chuộc lòng tin, Công ty Phương Nam còn có văn bản cam đoan gian dối là “hàng tồn kho chưa dùng thế chấp cho bất kỳ tổ chức tín dụng nào”. Văn bản của C48 đã chỉ ra điều này. Ngoài ra, còn một số chứng từ mua tôm nguyên liệu, chi phí sản xuất nhân bản thành nhiều bộ hồ sơ gửi các ngân hàng để giải ngân, sử dụng nguồn vốn sai mục đích và chiếm đoạt tiền chi tiêu cá nhân. Sống vương giả Những ai một lần đi qua Sóc Trăng đều có thể nhìn thấy căn biệt thự như lâu đài mang kiến trúc phương Tây rất đồ sộ tọa lạc tại Km2127, QL1A, khóm 2, P.7, TP.Sóc Trăng do chính vợ chồng ông Lâm Ngọc Khuân tổ chức xây dựng. Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam nơi xảy ra vụ án - Ảnh: Quốc Huy C48 đã chỉ ra, nguồn tiền ông Khuân vay từ 8 tổ chức tín dụng đã bị sử dụng vào mục đích cá nhân rất lớn. Cụ thể, từ năm 2008 đến 2011, quá trình xây dựng căn biệt thự, ông Khuân chỉ đạo Trịnh Thị Hồng Phượng và Lâm Minh Mẫn ký hợp đồng thi công xây dựng với nội dung: “Thi công văn phòng làm việc của Công ty Phương Nam” để rút hơn 28 tỷ đồng từ doanh nghiệp này về mua nguyên vật liệu. Sau khi xây dựng xong, ông Khuân và bà Trần Thị Mỹ (vợ ông Khuân) hợp thức hóa thủ tục cho Mỹ đứng tên chủ sở hữu và được UBND TP.Sóc Trăng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Từ 1/1/2008 đến 30/9/2011, Lâm Ngọc Khuân đã chỉ đạo Lâm Ngọc Hân và Lâm Minh Mẫn chi tạm ứng trên 71 tỷ đồng, với hàng trăm chứng từ đi nước ngoài, tiếp khách… Tháng 8/2009, vợ chồng ông Khuân còn mua tiếp căn hộ cao cấp ở AD-5-12, Lô P5 Riverside Residence, P.Tân Long, Q.7, TP.HCM do Trần Thị Mỹ đứng tên. Tiếp đến, khi thành lập mới nhà máy thuộc Công ty TNHH KM – Phương Nam, ông Khuân đã lấy 18 tỷ đồng tiền vốn của Công ty Phương Nam góp vốn vào doanh nghiệp này… Bước đầu cơ quan điều tra xác định, ông Lâm Ngọc Khuân đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 471 tỷ đồng từ nguồn vốn vay và tiền doanh nghiệp. Rất nhiều tài liệu, hồ sơ lập khống liên quan đến “đại án” thủy sản Phương Nam đã được cơ quan CSĐT (C48 – Bộ Công an) thu thập từ các cá nhân và 8 ngân hàng có liên quan. Trong số 8 ngân hàng cho Công ty Phương Nam vay tiền, có 5 tổ chức tín có người bị đề nghị truy tố ra trước pháp luật. Vậy, có 3 tổ chức tín dụng còn lại vì sao lại không bị “nhúng chàm” trong quá trình điều tra? Quốc Huy ==================== Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt thân mến. Tòa nhà này ít nhât là phạm các cách sau: 1/ "Nhị quỷ đài kiện". 2/ Lộ cốt phòng. 3/ Cô Âm. Cách này còn bị xấu hơn khi trồng cây lớn trên nóc nhà. Còn những cách xấu khác không quan sát được.
    4 likes
  2. BÀI TOÁN BA VỊ THẦN. Đây là một bài toán buộc người giải phải có khả năng suy luận, tức tư duy logic với một cách giải thích hợp lý. Bài toán này có nội dung như sau: Có ba vị thần giống nhau như đúc, ngồi ngang hàng. Một vị là thần Thật thà, lúc nào cũng nói thật. Một vị là thần Khôn ngoan cứ một câu nói thật thì một câu nói dối. Một vị là thần Nói dối, nói ra câu nào cũng là nói dối. Có một hiền triết hỏi vị thần ở giữa: 1 - Ngài là vị thần nào? Thần trả lời: Ta là thần Khôn ngoan! Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên trái vị thần vừa hỏi: 2 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là vị thần nói dối đấy! Nhà hiền triết hỏi tiếp vị thần bên phải: 3 - Vị thần vừa nói là vị thần nào? Thần trả lời: Đó là thần Khôn ngoan. Bài toán đặt câu hỏi: Với ba câu trả lời của ba vị thần, các em có thể suy luận danh tính các vị thần thật là như thế nào? * Đây mới đúng là bài toán cho trẻ em tập làm quen với tư duy logic. Tức là một dạng tư duy có khả năng xâu chuỗi liên hệ mọi hiện tượng để giải thích bản chất diễn biến mọi hiện tượng và vấn đề. Bài toán này tôi biết từ hồi học lớp 3, cùng lắm là lớp 4 của cấp tiểu học. Nhưng bài toán đố kiểu này đầy rẫy trong tập san Hiếu Học xuất bản trước năm 1954, thời vua Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Chúng tôi xem được, nhờ những cuốn sách cũ còn lưu truyền.Tất nhiên nó không phải chương trình chính khóa. =============== PS: Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt nào rảnh, giải bài toán ba vị thần này hay nhất và sớm nhất (Vì bài toán này nhiều người biết), tôi xin ký tặng cuốn "Minh triệt Việt trong văn minh Đông phương" sắp xuất bản. Trong cuốn sách này tính giải thích hợp lý cho mọi hiện tượng tràn ngập trong sách.
    3 likes
  3. Hì! Merci Đại Phúc! Cái này "khoa học giải thích rằng": Đó là hiệu ứng của tầng khí quyển chứa hơi nước.....Nhưng còn cái vấn đề là: Từ nguyên nhân nào để có hiệu ứng hơi nước trong tầng khí quyền và khi xuất hiện hiệu ứng này với ảo ảnh của nhiều mặt trời thì nó ảnh hưởng thế nào đến xã hội thì cái này khoa học còn đang ...ngâm cứu, hoặc thậm chí không nằm trong đề tài ngâm cứu khoa học nào. Vì nó không có "cơ sở khoa học".Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã ứng dụng và gọi là "Điềm" với những kết quả có thể xảy ra bởi cái "điềm" này. .Và những cái gọi là "điềm" này thì khoa học giải thích rằng: "Đó là kinh nghiệm dân gian, tổng kết từ thực tế của nền văn minh nông nghiệp", theo kiểu: "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa...". Cái gì cũng thấy "khoa học giải thích" đươc hết, Cái gì khoa học chưa giải thích được thì gắn mựa cho nó cái mác "mê tín dị đoan"...thế thì ngâm cứu khoa học làm quái gì nữa? Chân lý tuyệt đối mựa nó rùi. Bởi vậy, cứ gặp những vị "khoa học giải thích rằng.." là Lão Gàn trốn luôn về nhà chơi gamme cho nó lành.
    3 likes
  4. Cứng Rắn Tiếng từ khi không có thanh điệu đến khi có thanh điệu là logic phát triển của tiếng. Lửa đem lại văn minh cho loài người. Đó là cái Sáng. Sáng = Hoàng 煌 (chữ Hoàng 煌 có bộ Lửa 火 và bộ Sáng 白), nên Trời Sáng viết bằng chữ nho Thiên Hoàng 天 皇 ( chữ Hoàng皇 có bộ Sáng 白). “Trời Sáng” = Tráng, nên những từ Trang Hoàng, Hoành Tráng đều ẩn nghĩa là làm cho sáng sủa lên. Trong tự nhiên thì mặt Trời đồng nghĩa với Sáng. Sáng = Láng = Lửa . Rộng = Lộng = (= Loose, tiếng Anh) = =Lỏng-Lẻo = Lan. “Trời Lan” = Tràn; “Sáng Lan” = Sán, “Lan Mạnh” = Lạn (do lướt lủn), nho viết cụm từ “Sáng Lan Mạnh” bằng chữ Sán Lạn 燦 爛 (chữ Sán 燦 và chữ Lạn 爛 đều có bộ Lửa 火).Sáng Lan= = Lửa Lan = “Hỏa Lan” = Han. Hình thức lan của nguồn sáng là lan tròn, cho nên “Hỏa Lan” = Han = =Càn = “Càn Tròn” = Còn = Hòn = Tròn = Trời = Giời = Giỏi = Dương = Yàng = Sáng = “Trời Sáng” = =Tráng = Hoàng = Hùng = Hùng Tráng = Hồng Bàng, chỉ dân mặt trời tức dân trống đồng.(Nhựt 日 Bổn 本có nghĩa là “ánh Sáng của Hòn”, tiếng Nhật phát âm chữ Nhựt 日 Bổn 本 là Ni-Hôn có nghĩa là Sáng-Hòn, lá cờ có hai màu là Tráng-Hỏ = Trắng-Tỏ, nghĩa là ánh sáng trắng của mặt trời đỏ, cũng là ánh Nắng của mặt trời Đỏ, hay là "vừng đông Hừng Sáng"; phiên âm sang tiếng Tây từ Ni-Hôn là Ja-Pan). Ánh Sáng là truyền thẳng nên tính của nó là Thẳng Thắn, là Cứng Rắn. Trong nôi khái niệm về ánh sáng nêu trên, chỉ lấy riêng một ý là Giỏi = Han, thì đã có Han = Hàn = Hán = Hản (tiếng Thái), đều đồng nghĩa là Giỏi. “Nhiều Lắm” = Nhặn = Nhiên. "Hản Nhặn” = Hẳn (có nghĩa là rất hoàn hảo, thường dùng trong từ Ắt Hẳn). “ Hản Nhiên” = Hiên, nên từ Hiên Ngang đã hàm ý là người giỏi mới dám hiên ngang thách thức mọi cuộc chơi. Bởi người ấy là kẻ “Giỏi Làm” = Dám = “Có Dám” = Cảm 敢 (dũng cảm 勇 敢), “Giỏi Mần” = Dấn = “Làm Dấn” = Lấn = “Lấn Trước” = Lược 略 (xâm lược 侵 略), nên luôn dám làm và dám dấn tới. Một cái cây khi mọc lên, một con vật khi sinh ra, cũng như một căn nhà khi xây lên, nếu đầy đủ mọi yếu tố cần thì gọi là “Vẹn Dựng 孕” = Vững. Nôi khái niệm các đồ đựng là: Máng = Minh 皿 = = Mủng = Thúng = Thóng = Thịnh 盛 = Thưng = Đựng = Dựng 孕 = Dung 容 = Chung 盅 = Chén 盏 = Chứa = = Vựa = Chửa = Chữ = Tự 字 = Tự 嗣 = Trữ 貯. Do vậy mà “Cây Vững” = “Con Vững” = “Căn nhà Vững” = = Cứng. “Cứng hơn Nữa” = Cựa (vì đã hội đủ mọi yếu tố cần), nên có từ đôi để nhấn mạnh ý là từ đôi Cứng Cựa (VD: “Thằng nầy coi bộ cứng cựa đây”). Từ Cứng này xứng đáng với Giỏi = Hẳn, và còn được thậm xưng là “Rất Hẳn” = Rắn. Do vậy mà Rắn đồng nghĩa với Cứng và có từ đôi Cứng Rắn. Cứng Rắn là từ đôi, nhưng không thể dùng ngược là Rắn Cứng, vì đã dùng ngược cho ý khác rồi, “Rắn Cứng” = Rừng, ắt tạo ra luật “rừng” gây nên dân oán, từ luật “rừng” là dùng chữ “rừng” này, ám chỉ đi ngược cái cứng rắn nghĩa thông thường tức cứng rắn thái quá, từ “rừng” này đồng âm dị nghĩa với rừng tự nhiên, phải nhớ cái dị nghĩa, vì rừng tự nhiên dù có rậm đến mấy như rừng nhiệt đới thì nó vẫn là êm đềm hiền hòa, do vậy phải thấy để mà giải thích tại sao lại gọi là luật “rừng”, Từ điển do không hiểu hết ẩn nghĩa của ngôn từ Việt, nên giải thích qua loa “luật rừng” vì nó là “rừng luật”, giả dụ có đến một rừng luật thật mà minh bạch thì vẫn không thể có một luật “rừng” nào lọt vào được; rừng chuyển nghĩa chỉ nhiều, vì Rừng = Rậm = Lâm = Lắm. Cứng Rắn chuyển nghĩa chỉ phẩm chất “Rồng”, Cứng Rắn là phẩm chất Rồng của bậc vĩ nhân. Cứng = Kèn = Kiên = Cương = Cường. (Kèn tiếng Thái nghĩa là Cứng). “Hẳn Cứng” = Hừng = Hùng = Hoàng = Sáng (đoạn này càng thấy rõ là ánh sáng truyền thẳng nên rất cứng rắn hay thẳng thắn). Vua Hùng nghĩa là Vua Sáng (Vua Hùng là con cháu của Kinh Dương Vương). Vua Sáng, sau viết bằng chữ nho là Minh Quân 明 君, có vua sáng ắt xã hội sáng. Ngược lại xã hội tối là tại vua tối, nho viết bằng chữ Hôn Quân 昏 君, tức là vua ấy đã đến thời “Hết Kèn” = Hèn = “Đâm ra Hèn” = Đen = “Đen Thui” = Đủi = “Thính Đủi” = Thúi = “Thúi Hề 兮!” = Thê 凄 = “Thê Lắm” = Thảm 慘, gọi là Thê Thảm 凄 慘. TVGT: Bổn 本, cổ văn viết 楍, nghĩa: 木 mộc 下 hạ 曰 viết 本 Bổn (Bổn là bộ phận dưới của cây. Chữ Bổn 楍 cổ viết biểu ý bằng Cây 木, dưới có ba cái mồm 口口口 ý là những cái rễ ăn đất để nuôi cây). Đọc thiết “Bố 布 Thổn 忖” = Bổn (chữ Thổn 忖 này là “Thử Đồn” = Thổn 忖, nghĩa là đoán, đồn đoán; chữ Thổn 忖 này lại không được Từ điển đưa vào là cái “tố gốc Hán”,hic; nếu thiết như Hán ngữ thì trật, vì là “Bu 布 Cun 忖” = Bun, trong khi Hán ngữ đọc chữ Bổn 本 là “Ben 本”). Thực ra bộ dưới của cây chính là cái Gốc Cây = “Cội Cơn” = Cờn = Căn 根 = Cắm = Cổn 丨= “Bộ 部 Cổn丨” = Bổn本 (nghĩa là cái bộ cắm sâu xuống đất), còn thường dùng từ đôi Căn Bổn 根 本 (nghĩa đen là Rễ của Gốc) chuyển nghĩa thành Cơ Bản 基 本 chỉ cái nền tảng, cái chủ yếu (vì Căn 根 chỉ cái rễ, nhấn mạnh “Căn 根 Chớ!” = Cơ 基 chuyển nghĩa chỉ cái nền). TVGT: 大 Đại 雅 Nhã 以 dĩ 本 bổn 奏 thế 爲 vi 奔 bôn 走 tẩu (Đại Nhã dùng Bổn thay vì Bôn Tẩu). Đây là do Nhã ngữ dùng cách lướt lủn “Bôn 奔 Tẩu 走” = Bổn (tương tự lướt lủn “Giết Sạch” = Diệt 滅, “Việt 越 Nói” = Viết 曰 v.v.). Nên thay vì nói Bôn Tẩu thì lướt lủn thành nói gọn là “Bổn”, rồi mượn chữ nho Bổn 本 để ký âm. VD: “thằng ấy “Bổn” đâu rồi mà không thấy?” nghĩa là thằng ấy “Bỏ Trốn” = Bổn (lướt) hay “Bôn Tẩu” = Bổn (lướt lủn) đâu rồi mà không thấy?, từ “bổn” ấy viết ký âm bằng mượn chữ Bổn 本. Bổn 本 nghĩa là gốc, nên mới có câu “Dĩ 以 dân 民 vi 為 bổn 本” nghĩa là “Dựa dân làm gốc” (“Dựa Chi 之!” = Dĩ 以), thời Vua nào cũng đều biết như vậy, bởi vì “Ý dân là ý trời”. Nhưng cái văn minh ở Trái Đất do dân làm ra lại có cái gốc, tức cái Bổn, là từ cái Sáng ở Trời, đó gọi là cái “Bổn Sáng” = Bàng = Bừng của dân họ Hồng Bàng, Hồng = Hừng = Hùng. Cái Sáng = Bàng = Bừng là do các nhóm xã hội dân sự tạo nên, tức do các “Bản Làng” = Bàng tạo nên.(riêng trong tiếng Viêt có các từ "làng báo", "làng văn", "làng thơ" giống y chang "làng thợ rèn", "làng thợ mộc" v.v.). Nền văn minh Văn Lang cổ đại cũng được thể hiện rõ trong hai chữ Hồng Bàng (nghĩa là sáng và rộng lớn về địa lý). “Hồng Bàng là Tổ nước ta. Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang”.
    2 likes
  5. 'Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng' là bài toán hay Thứ năm, 3/7/2014 | 08:08 GMT+7 Tìm hiểu về xuất xứ của bài toán, tôi biết nó có từ rất lâu, cách đây 173 năm về trước. Trong một lá thư của nhà văn Pháp Gustave gửi em gái Không thể đưa toán 'đầu cừu, đuôi thuyền trưởng' vào sách lớp hai Theo tôi những người chỉ trích đã quá vội vàng và nhận xét đầy cảm tính khi nói về bài toán này. Để tránh những đánh giá cảm tính, mọi người nên tìm hiểu bài toán sâu và rộng hơn. Tôi đã tìm hiểu qua mạng và biết kha khá thông tin về bài toán. Trước tiên là nguồn gốc. Đây là một bài toán nổi tiếng có thể tìm thấy ở trên mạng, với tên gọi “Tuổi của thuyền trưởng” (Age of the captain). Phiên bản gốc của nó đã xuất hiện từ rất lâu, cách đây 173 năm về trước (năm 1841), trong một lá thư của nhà văn Pháp Gustave gửi em gái. Nội dung bài toán đã được dịch qua tiếng Việt: "Bởi vì em đang học hình học và lượng giác, anh sẽ đố em một câu như sau. Có một chiếc tàu đang lênh đên trên đại dương. Con tàu chở bông này xuất phát từ cảng Boston. Số hàng hóa có tổng trọng lượng là 200 tấn. Con tàu dự kiến sẽ cập cảng Le Havre. Cột buồm chính bị gẫy và cậu bé phục vụ cabin thuyền trưởng đang ở trên boong. Có 12 hành khách trên tàu, gió đang thổi theo hướng Đông - Bắc – Đông, đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút buổi chiều. Bây giờ là tháng Năm. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?". Chắc chắn bài gốc không phù hợp với học sinh tiểu học rồi. Tuy nhiên, bài toán có một phiên bản đơn giản hơn rất nhiều, dành cho học sinh lớp 2, lớp 3 (có tài liệu ghi là lớp 1, lớp 2) ở Pháp: “Có 26 con cừu và 10 con dê trên thuyền. Hỏi thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”. Thông tin này được viết ở trong sách The Number Sense. Phiên bản này được đưa ra chính thức bởi nhà giáo dục, nhà toán học người Pháp tên Stella Baruk (sinh năm 1930) trong một cuộc khảo sát chính thức. Trong cuộc khảo sát ấy, 76 học sinh trên 97 học sinh đã giải bằng cách lấy các con số trong đề để tính toán. Có lẽ muốn vừa sức với học sinh lớp 2 hơn, nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực, thậm chí đã viết lại một phiên bản đơn giải hơn khi đưa vào sách bài tập lớp 2. Đề bài toán gây tranh cãi. Về ý nghĩa giáo dục, bài toán đã chỉ ra một vấn đề quan trọng trong toán học. Đó là: để tìm ra kết quả đúng, ta phải sử dụng những con số một cách đúng đắn. Tuy nhiên, đôi khi người ta lại mắc sai lầm vì đã quá chú trọng tới các con số mà quên đi ý nghĩa của chúng. Tôi nghĩ rằng phần lớn học sinh lớp 2 chưa có kinh nghiệm sẽ trả lời sai, cũng giống như trong khảo sát của bà Stella Baruk. Tuy nhiên sau khi được giải đáp và hướng dẫn bài bản, học sinh sẽ rút kinh nghiệm và tôi tin chắc sẽ có nhiều bé xác định được đề sai khi gặp một bài tương tự. Điều đó không tốt cho bé sao? Bên cạnh đó, đây chỉ là bài tập đánh dấu * trong sách bài tập, đã có cả phần giải đáp. Bài này đâu đã ra thi, kiểm tra, chấm điểm mà mọi người đã vội hoang mang? Tới giờ này, tôi đã thấy có ít nhất 4 học giả có tên tuổi, học hàm cao sử dụng bài toán, hoặc ủng hộ việc sử dụng bài toán để dạy học. Một là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực, nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy toán tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn. Ông đã viết trên 400 sách về toán và phương pháp dạy toán cho học sinh tiểu học. Ông cũng là người đưa đề toán này vào sách bài tập toán lớp 2 ở Việt Nam. Hai là phó giáo sư Văn Như Cương (sinh năm 1937), là tiến sỹ toán, nhà giáo, hiệu trưởng trường phổ thông trung học Lương Thế Vinh. Ba là tiến sĩ toán Lê Thống Nhất (sinh năm 1955). Bốn là bà Stella Baruk, một nhà toán học, giáo dục học, giáo viên người Pháp (đã đề cập ở phần trên). Tôi nghĩ, ngoài việc là học giả, nhà giáo, tiến sĩ, giáo sư, họ cũng đã làm cha, mẹ, ông, bà. Họ có thể có kinh nghiệm, kiến thức về việc dạy học sinh, dạy con, dạy cháu bằng hoặc nhiều hơn những người đã phê bình, chỉ trích bài toán. Qua một số thông tin chia sẻ trên, tôi nghĩ những người đã, đang, và sắp chỉ trích bài toán nên suy nghĩ, xem xét lại một số vấn đề sau. Các bạn đã tìm hiểu vấn đề sâu và rộng tới đâu? Các bạn có biết rằng bài toán đã có nguồn gốc lâu đời (173 năm về trước)? Các bạn có hiểu được hết ý nghĩa, công dụng của bài toán? Các bạn có biết rằng bài toán đã được những nhà giáo dục ở nước ngoài cho học sinh lớp 1,2, hay 3 làm? Các bạn đã có bao nhiêu kiến thức về giáo dục, về sư phạm? Các bạn đã từng dạy bao nhiêu đứa trẻ học lớp 2? Các bạn dựa vào đâu mà tin chắc rằng mình đã hiểu rõ về trẻ em lớp 2 nếu các bạn không học cũng không làm công tác giáo dục, sư phạm? Tại sao các học giả có học hàm cao, nghiên cứu lâu năm ở Việt Nam và thế giới lại ra đề như thế, hoặc ủng hộ đề bài như thế? Khi đã hiểu kỹ vấn đề, tôi tin chắc mọi người sẽ thấy đây là bài toán nghiêm túc, là chất xám, là sự đóng góp của nhà giáo Phạm Đình Thực và những người đã đưa các phiên bản toán đến với môi trường giáo dục. Có thể các bạn không ủng hộ ý tưởng này, nhưng các bạn nên tôn trọng khi phản bác. Để thể hiện sự tôn trọng các bạn nên nghiêm túc trong việc tìm hiểu, phân tích vấn đề trước khi các bạn phản bác. >> Xem thêm:Những đề toán tiểu học đến tiến sĩ còn bó tay[/color] Vũ Trương Minh Nhật ===================== Lời giải của tôi cho bài toán "đàn cừu và tuổi thuyền trưởng" này được điều chỉnh như sau: Trên thuyền còn lại một đàn bò. Sự khác nhau hoàn toàn giữa một đề toán trong một lá thư gửi em gái có định hướng trước, (hoặc những bài toán tương tự) - tức là một trường hợp riêng - với một đề toán chính thức trong chương trình giảng day - tức là trường hợp phổ biến giáo dục - là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Ngay cả dẫn chứng của bài viết: Thì đây cũng chỉ là một cuộc khảo sát ngoại khóa chứ không phải chương trình chính khóa.Những bài toán logic kiểu này và hay hơn nhiều, tôi tham gia giải từ hồi còn cấp I, phổ thông.Thí dụ: bài toán về ba vị thần khôn ngoan, thật thà và nói dối... Nhưng nó không phải chương trình chính khóa. Còn đã đưa vào chương trính chính khóa thì phải có hướng dẫn phương pháp giải toán. Chí ít thì cũng phải hướng dẫn cho các cháu biết phương pháp phân biệt thế nào là một bài toán có đề sai thì mới đưa một đề sai để các em phân biệt với một đề toán đúng. Trong trường hợp gọi là để các cháu lớp 2 có tư duy logic thì phải có phương pháp dạy cho học sinh thông minh với phương pháp tư duy logic. Rất tiếc, người Pháp cũng chưa có chương trình hoàn hảo để dạy phương pháp tư duy logic cho người lớn. Hiện nay thấy khoa học mới chỉ có phương pháp làm cho bộ não thông minh hơn bằng cách khuyên trẻ em uống Ensure. ===================== PS: Bài này cũng không thể gọi là rèn luyện tư duy logic được. Mà chỉ có thể coi là một dạng phân loại giữa một đề toán sai với một đề toán đúng. Để có tư duy phân loại, chúng ta hãy để hai bó cỏ trước một con bò. Một bó cỏ non và một bó cỏ giả. Tôi bảo đảm con bò sẽ ăn bó cỏ non. Chứng tỏ tư duy phân loại của bò đã định hình.
    2 likes
  6. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. Để mở đầu cho phần này, tôi lại giới thiệu vài điều về ông Phạm Công Thiện. Tôi vẫn không có ý kiến gì về những quan niệm của ông. Mà chỉ dẫn những luận điểm của ông như một nhận thức của một con người, được phổ biến như một thực tại khách quan. (Nguồn: Thư viện mở Wikipedia tiếng Việt) Như vậy quí vị cũng thấy rất rõ rằng: Ông Phạm Công Thiện đánh giá những thành tựu của nền văn minh thế giới bằng đơn vị thấp nhất trong nấc thang tiền tệ - Tính bằng xu. Nhưng ông phải vì nể sự minh triết lớn lao trong hệ thống ngôn ngữ Việt. Đấy là một quan điểm, một cái nhìn tồn tại khách quan thể hiện ở một con người là ông Phạm Công Thiện. Quan điểm đó, cái nhìn đó đúng hay sai chưa bàn vội. Nhưng nó đã tồn tại và phổ biến qua phương tiện được nhiều người biết đến là trang Thư viện mở Wikipedia. Tôi dẫn lời ông Phạm Công thiện chỉ là gây ấn tượng cho bài viết và nó không nằm trong hệ thống những luận cứ của tôi. Nhưng tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn này rằng; Một hệ thống ngôn ngữ cao cấp có khả năng dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ của nó. Nhưng những hệ thống ngôn ngữ thấp hơn không thể thực hiện được điều này. Đây là điều hiển nhiên. Và đấy cũng chỉ là một yếu tố. Vấn đề còn là: Một ngôn ngữ cao cấp có khả năng chuyển đổi, dung nạp tất cả các khái niệm của các hệ thống ngôn ngữ thấp hơn ra ngôn ngữ của nó. Nhưng các ngôn ngữ thấp hơn lại không thể làm được điều này với một ngôn ngữ cao cấp hơn nó. Đấy chinh là nguyên nhân để ngôn ngữ Việt có thể Việt hóa - qua cách phát âm Việt - trên 30. 000 ký tự Hán. Mà nó không bị Hán hóa về ngôn ngữ, sau khi đất nước Văn Lang của Việt tộc bị sụp đổ hàng ngàn năm. Điều này, cho thấy số lượng từ ngữ và cấu trúc nội hàm của ngôn ngữ Việt phải hết sức phong phú, nên mới có khả năng Hán hóa một số lượng ngôn từ Hán lớn như vậy, ra ngôn ngữ Việt. Chưa hết, những dấu ấn ngôn ngữ Việt mà các nhà ngôn ngữ học tìm thấy ở Nam Đảo, Việt Mường...Thực chất là những bằng chứng cho thấy ngôn ngữ Việt đã một thời bao trùm cả nền văn minh Đông phương và ảnh hưởng đến ngôn ngữ của các dân tộc sống gần nền văn minh Việt tộc và chịu ảnh hưởng của nó, qua những chính những dấu ấn còn lại từ hàng ngàn năm trước trong ngôn ngữ của họ. Lịch sử thăng trầm của nền văn minh Việt từ hàng ngàn năm trước, đã khiến cho nó tản mạn khắp nơi và ghi dấu ấn trong ngôn ngữ Việt Mường, Nam Đảo và cả ngôn ngữ Hán. Riêng về ảnh hưởng của ngôn ngữ Việt lên ngôn ngữ Hán, nhà nghiên cứu Lãn Miên đã trưng dẫn Thuyết Văn Giải Tự - một cuốn từ điển nổi tiếng của nền văn minh Hán - ra đời vào thế kỷ thứ I AC, có rất nhiều từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Việt. Sự ảnh hưởng của nền văn minh Việt lên văn hóa Hán, không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ. Trong Thiên Hiến Vấn, sách Luận ngữ, chính người được gọi là Khổng Tử - nhân vật nổi tiếng được coi là tạo dụng và ảnh hưởng lớn đến nền văn minh Hán - cũng đã phát biểu: Thế kỷ VII BC, chính là thời điểm mà "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng dồng khoa học quốc tế" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, khi họ cho rằng: Đấy là thời điểm xuất hiện quốc gia Văn Lang, mà họ gọi là "nhà nước sơ khai, cùng lắm là một liên minh bộ lạc" và "địa bàn sinh hoạt vỏn vẹn ở Đồng bằng Bắc Bộ" với những người dân "Ở trần đóng khố". Tất nhiên, để cho có tính logic tối thiểu của những cái đầu gọi là học giả ấy, họ phủ nhận luôn "người Man" mà Khổng tử nhắc đến là không nhằm chỉ người Việt ở Nam Dương Tử. Nhưng trong tiểu luận "Y phục thời Hùng Vương", tôi đã chứng minh rằng chính nền văn minh Việt với những di sản còn lại, ngay trên đất Việt hiện nay và ngay bây giờ - khi tôi đang gõ những chữ này - đã xác định nền văn minh Việt cổ xưa mặc áo cài vạt bên trái. Qua đó xác định rằng; Nền văn hiến Việt đã gấy một ảnh hưởng rất lớn đến chính nền văn minh Hán, từ hàng ngàn năm trước. Cụ thể: Ít nhất từ thế kỷ thứ VII BC. Chưa hết. Ngay trong Việt Sử Lược - cuốn sách được những học giả trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", tôn vinh gọi là "Đại Việt sử Lược" ấy - lấy ra làm dẫn chứng cho quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử , để xác định rằng: Thời Hùng Vương bắt đầu từ thê kỷ thừ VII BC. Nhưng cũng ngay trong Việt sử lược, lại có đoạn chép: Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang tiếp kiến Hùng Vương , đề nghị liên minh chống lại nhà Chu. Nhưng bị Hùng Vương từ chối". Tất nhiên, họ cũng đi gam "lờ" và không bao giờ nhắc tới đoạn này trong Việt sử Lược, trong các bài viết của họ khi nói tới Thời Hùng Vương. Một sự phủ định trắng trợn những bằng chứng khách quan của những học giả phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phải chăng, đấy là "cơ sở khoa học" của họ. Làm gì có chuyện một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" với "địa bàn hoạt động, vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng" lại hân hạnh được quốc gia bá chủ Trung Nguyên vào thế kỷ thứ V BC, tồn tại ở hạ lưu Nam Dương tử (cách đồng bằng Bắc bộ hàng vạn dăm, lại được wan tâm với tư cách là một liên minh quan trọng trong việc chống lại cả một đế chế!? Dẫn Việt sử lược, cũng mới chỉ là một hiện tượng làm ví dụ cho cái gọi là "cơ sở khoa học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận những giá trị của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Qua những dẫn chứng trên, mặc dù không phải là một chuyên đề về cội nguồn Việt sử - nhưng có thể nói rằng: Trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả cội nguồn văn minh Đông phương, đều xác định một chân lý bao trùm và giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng liên quan, đều chỉ thẳng đến Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tôi cũng xin nói luôn: Ngay cả những tri thức khoa học tiên tiến nhất, cũng không vượt thoát được những gía trị tri thức của nền văn minh Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì: Thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Xin lỗi! So với lý thuyết này, tất cả những gì có được của nền văn minh hiện đại, mới chỉ ở dạng bán khai. Tất nhiên, ngôn ngữ Việt vốn là hệ quả của một lý thuyết thống nhất, tất yếu nó phải là một hệ thống ngôn ngữ rất cao cấp và hàm chứa trong nó những giá trị của một nền văn minh cao cấp, chủ nhân của lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là điều giải thích cho một hiện tượng tồn tại khách quan là sự nhìn nhận của ông Phạm Công Thiện về hệ thống ngôn ngữ này. Có lẽ tôi phải nhắc lại rằng: Tôi không coi nhận định của ông Phạm Công Thiện như là một luận cứ chứng minh cho những luận điểm của tôi, theo kiểu "Ông Phạm Công Thiện đã nói..." như là một chân lý để biện minh cho luận điểm. Mà chỉ coi đó là một hiện tượng khách quan cần giải thích từ hệ thống luận điểm cho rằng: Ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ cao cấp có ảnh hưởng tới những ngôn ngữ của những nền văn minh liên quan đến nó. Tôi cũng xin phép nhắc lại một tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học, rằng: Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy được tính ưu việt của hệ thống ngôn ngữ Việt. Và cũng căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy rất rõ rằng: Sự phủ nhận truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, chỉ là sản phẩm của thứ tư duy "Ở trần đóng khố". Cũng căn cứ vào chuẩn mực này, chúng tôi xác định rằng: Ngôn ngữ Việt có tính hệ thống, tính nhất quán, tính quy luật và khả năng phát triển (Tính tiên tri) trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc. Điều này cũng giải thích được khả năng dung nạp và Việt hóa tất cả các ngôn ngữ khác trong hệ thống của nó. Còn tiếp
    2 likes
  7. LỜI TIÊN TRI 2014 Mỹ bất ngờ siết chặt an ninh các sân bay Thứ Năm, 03/07/2014 - 09:04 (Dân trí) - Trước những mối đe dọa về an ninh, giới chức Mỹ ngày 2/7 đã tuyên bố siết chặt an ninh tại một số sân bay ở châu Âu và Trung Đông có chuyến bay thẳng đi Mỹ. An ninh trên các chuyến bay thẳng tới Mỹ sẽ được tăng cường Thông tin được Bộ trưởng an ninh nội địa Mỹ Jeh Johnson công bố. Theo đó, trong bối cảnh các nhóm khủng bố đang phát triển các loại chất nổ mới để qua mặt hệ thống an ninh tại sân bay, Mỹ sẽ có những bước đi không được công bố trong “những ngày tới” để siết chặt an ninh sân bay. “Chúng tôi đang chia sẻ những thông tin mới và có liên quan gần đây với các đồng minh của chúng tôi ở nước ngoài, và tham vấn với ngành hàng không”, ông Johnson khẳng định trong một thông báo. Sau khi đánh giá các mối đe dọa an ninh, Bộ an ninh nội địa Mỹ đã chỉ đạo Cơ quan an ninh vận tải “triển khai các biện pháp tăng cường an ninh trong những ngày tới tại một số sân bay ở nước ngoài có chuyến bay thẳng tới Mỹ”, thông báo cho biết. Ông Johnson khẳng định “chúng tôi sẽ tiếp tục điều chỉnh các biện pháp an ninh để tăng cường an toàn hàng không mà không gây trở ngại không cần thiết cho công chúng”. Theo một quan chức giấu tên của Bộ an ninh nội địa, các sân bay bị ảnh hưởng thuộc khu vực Trung Đông và châu Âu. Thông báo trên được đưa ra chỉ 2 ngày trước khi Mỹ tổ chức mừng Quốc khánh vào ngày 4/7, nhưng các quan chức không cho biết liệu họ đã phát hiện mối đe dọa hay âm mưu nào hay chưa. “Sẽ có những biện pháp an ninh được tăng cường tại một số sân bay có chuyến bay thẳng tới Mỹ”, nguồn tin trên cho biết. “Chúng tôi đang nhắm tới một số sân bay nhất định ở nước ngoài…dựa trên những thông tin tình báo theo thời gian thực”. Không tiết lộ cụ thể các biện pháp là gì, nhưng người này cho biết sẽ hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới người đi lại, và không để những kẻ có âm mưu khủng bố có được thông tin. “Thông tin về những biện pháp tăng cường cụ thể là nhạy cảm bởi chúng tôi không muốn để lộ ra thông tin về các tầng an ninh cụ thể cho những kẻ muốn gây hại”, một quan chức khác của Bộ an ninh nội địa Mỹ nói. Dù vậy người này cho biết thêm, các cơ quan chức năng “có thể yêu cầu tăng cường rà soát các hành khách và tài sản của họ. Do đó, người đi lại cần luôn có mặt sớm tại sân bay để làm thủ tục an ninh và tránh lỡ chuyến bay”. Một số thông tin từ báo giới Mỹ thì khẳng định việc kiểm tra sẽ được thực hiện kỹ lưỡng hơn đối với những người đi giày và các thiết bị điện tử. Thanh Tùng Theo AFP
    1 like
  8. Theo BINH THƯ YẾU LƯỢC CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO thì điềm báo 3 mặt trời với tung cuốc sẽ có loạn .11. PHÉP XEM HAI MẶT TRỜI MỌC KỀ NHAU. Hai mặt trời cùng mọc thì thiên-hạ sẽ động binh, kẻ vô-đạo bị tiêu diệt, hai quân đánh nhau có sức mạnh ngang nhau. Hai mặt trời cùng mọc thì sẽ có đánh lớn, thành-trì bị phá-hoại, đồng nội chia ra nhiều phần mà đánh nhau. Hai mặt trời mọc kề nhau ở nước nào thì nước ấy gặp loạn lớn, nạn dữ . Chất tinh trắng của mặt trời rơi xuống đất xứ nào thì ở xứ ấy bên chủ (quốc-vương, chánh-phủ) phải thất-bại. Dưới mặt trời có ánh-sáng giống như chân chim thì xứ bên phe chủ bị tai-ương, việc binh thất-bại, quân-đội tiêu-diệt. Trong mặt trời có vết đen thì vua tôi chống đối nhau, trăm họ gặp việc xấu. http://m.nguoiduatin...oc-a112819.html
    1 like
  9. Thủ tướng Nhật: 'Phòng vệ tập thể sánh ngang cải cách Minh Trị' Thủ tướng Shinzo Abe được cho là so sánh việc nới lỏng chính sách quân sự hôm qua với cải cách Minh Trị, một sự thay đổi chấn động giúp khai sinh nước Nhật hiện đại. Nhật Bản ra quyết định lịch sử về chính sách quốc phòng Phòng thủ tập thể - thay đổi lịch sử về quân sự Nhật Bản Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua tại Tokyo, sau khi nước này có quyết định lịch sử về việc nới lỏng những hạn chế trong chính sách quân sự. Ảnh: AP "Phòng vệ tập thể có ý nghĩa quan trọng như Cách mạng Minh Trị", Jiji Press dẫn lời ông Abe hôm qua nói với các quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bình luận được đưa ra sau khi ông Abe tuyên bố quân đội Nhật có quyền chiến đấu để bảo vệ các đồng minh. Đây là một sự thay đổi gây tranh cãi về lập trường hòa bình của nước này, tuy nhiên, trước công chúng, ông Abe nỗ lực giảm nhẹ tầm quan trọng của sự việc. Ông cho rằng việc Nhật nới lỏng chính sách quân sự là cần thiết, giúp bảo vệ chính nước này tốt hơn trong một khu vực đang bị Trung Quốc chi phối, bị Triều Tiên quấy rầy. Khi được AFP yêu cầu bình luận về sự so sánh của thủ tướng, Phó Chánh văn phòng nội các Katsunobu Kato chần chừ, nhưng không bác bỏ thông tin. "Tôi từ chối bình luận về nó, vì lời bình luận không được đưa ra công khai trên bục phát biểu, cũng không được ghi lại", ông Kato nói. "Tuy nhiên, thủ tướng từng nói trong nhiều sự kiện, như trong cuộc họp báo hôm qua, rằng chúng tôi bảo vệ cuộc sống và hòa bình của nhân dân dù điều gì xảy ra đi nữa", ông Kato nói thêm. Cải cách Minh Trị năm 1868 đánh dấu sự khởi đầu của nước Nhật hiện đại, khi đưa nước này ra khỏi hơn hai thế kỷ phong kiến dưới thời các chiến binh samurai. Vào thời phong kiến, việc xuất ngoại bị cấm và nước Nhật bị bế quan tỏa cảng. Nhật hoàng Minh Trị đã canh tân và đưa nước này trở thành một quốc gia công nghiệp hóa hiện đại, thoát nguy cơ trở thành thuộc địa của những nước phương Tây. Trọng Giáp =============== . Lão Gàn bỏ một phiếu ủng hộ Nhật Bản, trong công cuộc Canh Tân này. Nhưng Lão Gàn cũng lưu ý là thuật ngữ "Canh Tân"có nguồn gốc từ Lý học Việt đấy nhá. ...Mậu Kỷ, Canh Tân, Nhâm Quý mừ. Canh Tân thuộc Kim, có độ số 9 trên Hà Đồ. Nhưng khi Ngũ hành kết thúc ở Thổ thì hành đầu tiên trong cõi Hậu Thiên chính là hành Kim (Cõi Tiên Thiên dùng Nhâm Quý - "Thiên nhất sinh Thủy"). Nên thuật ngữ "Canh Tân" dùng để mô tả một nội hàm thể hiện cái mới bắt đầu xuất hiện. Do đó, nó dùng để mô tả đúng nhất sự chuyển biến xã hôi từ trạng thái này sang trạng thái khác và từ trên xuống, so với các từ khác..Trong Phong Thủy Lạc Việt, hành Kim cũng thể hiện ở nhiều từ của chuyên ngành này: Phân kim, điểm hướng; Kim nhật, Kim thì... Bởi vậy, một cuộc "Canh tân" thành công thì cũng phải biết nguồn gốc nó từ đâu chứ nhỉ! Còn từ "cải cách" có nội hàm trong phạm vi nhỏ hơn. Thí dụ: "Cải cách tổ chức quản lý của một Cty" chẳng hạn. .
    1 like
  10. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo. CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT Ngôn ngữ Việt khác hẳn ngôn ngữ Hán. Điều này là hiển nhiên và rất trực quan, không cần phải chứng minh. Nếu ai khó tính và yêu cầu chứng minh thì tôi sẽ khuyên họ nói chuyện với người Hán bằng tiếng Việt. Tất nhiên người Hán sẽ chẳng hiểu họ nói gì. Không những vậy, ngôn ngữ Việt khác tất cả những ngôn ngữ của các dân tộc sinh sống chung quanh vùng Đông Nam Á và cả phương Đông nói chung. Vậy ngôn ngữ Việt thoát thai từ đâu trong quá trình phát triển của nền văn minh Việt? Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về cội nguồn tiếng Việt và họ cũng đặt ra rất nhiều giả thiết khác nhau. Để có một ý niệm về những giả thuyết về cội nguồn tiếng Việt, quí vị có thể đọc những tài liệu tiêu biểu sau đây: ===================== ===================== ===================== ===================== ===================== ===================== Thưa quí vị và anh chị em. Như vậy đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, của hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu đi tìm cội nguồn tiếng Việt với những giả thuyết khác nhau. nhưng tất cả đều không đủ sức thuyết phục. Và cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa có một công trình nào đủ khả năng làm nền tảng tri thức cho sự xác định về cội nguồn tiếng Việt, để từ đó tiếp tục phát triển để tìm hiểu sâu thêm. Chuẩn mực cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng vẫn là:Một giả thuyết , hay một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải có sự giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn là: Một mục đích đúng chỉ là một yếu tố cần, nhưng để đạt được mục đích hay không, còn cần phương pháp đúng, hoặc chí ít là gần đúng với những phương tiện và điều kiện thích hợp. Phương pháp sai, phương tiện không thích hợp, điều kiện không có thì không thể đạt được mục đích. Cụ thể như vấn đề "Chữ Việt cổ" - mà nhiều người thắc mắc vì sao hàng chục học giả và những nhà nghiên cứu tên tuổi lại không thể tìm ra hệ thống chữ Việt cổ - mà cụ Khánh Hoài lại tìm được? Chính vì phương pháp của cụ Khánh Hoài khác hẳn của tất cả các học giả hàn lâm. Phương pháp của cụ Khánh Hoài là sử dụng tiêu chí khoa học cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc và so sánh những tư liệu chứa đựng những di sản chữ Việt cổ cụ sưu tầm được hoàn toàn phủ hợp. Và tôi cũng cần xác định luôn rằng: tất cả các nhà nghiên cứu về cội nguồn ngôn ngữ Việt từ trước đến nay đều sai về phương pháp. Đó là nguyên nhân để cho đến bây giờ vẫn không có một công trình nào đủ sức thuyết phục. Hay nói một cách khác: Không có một công trình nào thỏa mãn được tiêu chí khoa học cho giả thuyết của công trình đó với mục đích tìm cội nguồn của chữ Việt cổ. Cho nên nó thiếu tính thuyết phục ngay trong tiêu chí đầu tiên là giải thích một cách hợp lý hầu hết những vần đề liên quan đến nó. Tương tự như vậy với việc tìm về cội nguồn ngôn ngữ Việt. Với mục đích tìm cội nguồn ngôn ngữ Việt cho đến nay chưa có một thuyết nào đủ sức thuyết phục, chính vì những phương pháp không phù hợp. Có thể nói rằng: Đó là những phương pháp cổ điển, mang tính tổng hợp những nhận thức trực quan qua so sánh đối chiếu những hiện tượng và đưa đến một kết luận, chứ không phải là một giả thuyết có tính hệ thống. Trong khi, ngay cả một giả thuyết mang tính hệ thống cũng còn sai, nếu không thỏa mãn tiếp tục những tiêu chí chuẩn mực để thẩm định cho một giả thuyết khoa học. Cụ thể: Khi họ đối chiếu và so sánh ngôn ngữ Việt với ngôn ngữ Mường thì cho rằng hai ngôn ngữ này cùng nguồn gốc, gọi là gốc Việt Mường; khi họ đối chiếu với chữ Hán Việt (Tôi gọi là Việt Nho) thấy có nhiều từ Hán Việt thì cho rằng ngôn ngữ Việt có gốc Hán. So sánh với ngôn ngữ Nam Đảo thì bảo nó có nguồn gốc Nam Đảo... Bởi vậy, khi so sánh kết luận của người này thì mâu thuẫn với kết luận với người khác khi phương tiện và điều kiện nghiên cứu khác nhau. Cho nên tôi chỉ coi đó là những kết luận từ phương pháp so sánh đối chiếu, qua những phương tiện họ có thể sử dụng và không coi là một thuyết có tính hệ thống là vậy. Nếu trong những kết luận khác nhau của các nhà nghiên cứu cội nguồn ngôn ngữ Việt, có một kết luận sâu sắc và trở thành một giả thuyết thì nó phải giải thích một cách hợp lý tất cả các kết luận của các nhà nghiên cứu khác, không cùng kết luận với nó. Hoặc nó chứng minh các kết luận khác là sai, hoặc nó chứng minh được những sự kiện dẫn đến các kết luận khác nằm trong nội hàm của nó. Chưa nói đến việc nó phải giải thích một cách hợp lý đến cac hiện tượng khác liên quan. Chưa ai làm được điều này. Bởi vậy, cội nguồn ngôn ngữ Việt vẫn mơ hồ như nền văn minh Đông phương đầy hư ảo một cách huyền vĩ vậy. Còn tiếp 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN CỦA NGÔN NGỮ VIỆT.
    1 like