-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 01/07/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
trucgiac and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Theo tôi hiểu thì tư duy logic là khả năng tư duy để xâu chuỗi và liên hệ mọi hiện tượng, trong đó cả bao gồm khả năng loại suy những hiện tượng không có tính hệ thống. Nếu như chúng ta đưa một quả cam cho một em học sinh lớp hai và hỏi: "Đây là quả bưởi phải không?", Và cháu học sinh đó trả lời: "Không thưa thày/ cô. Đây là quả cam". Thì đấy chỉ là tư duy phân loại. Bởi vậy, với cái đầu bài sai thì cũng chỉ là tư duy phân loại phức tạp hơn một chút. Không thể gọi đó là tư duy logic (Hợp lý) được. Đầu bài sai là hiển nhiên. Cũng như quả cam là hiển nhiên. Làm gì có tư duy logic nào ở đây? So bài toán này với bài toán 5 con chim mà tôi trình bày, thì tư duy logic được thực hiện ở bài toán 5 con chim cần tư duy logic hơn nhiều (Mặc dù nó cũng chỉ là tư duy logic đơn giản). Qua đó, các cháu phải liên hệ giữa bài toán 5 - 2 = 3, đồng thời phải liên hệ với hiện tượng trên cảnh cây còn mấy con. Cho dù giải được hay không giải được thì tính logic - hợp lý - của sự kiện là chim bay hết, nên trên cành không còn con nào. Nhưng bài toán này không phủ nhận một tri thức được công nhận và các cháu được học là 5 - 2 = 3. Vì trong thiên nhiên vẫn còn ba con chim còn sống. Mặc dù trên cành cây - với tính hợp lý - không còn con chim nào. Còn bài toán trên của ông Thực chẳng có một sự liên hệ logic tối thiểu. Nó chỉ được xếp loại vào một bài toàn sai. Vấn đề còn nguy hại hơn khi chính các cháu nhỏ không thể giải được một bài toán nào đó (Do học dốt như tôi hồi còn nhỏ), thì làm sao cháu có thể phân biệt được vì đầu bài sai do chính giáo viên đưa ra, hay tại cháu học dốt nên không giải được toán? Không lẽ mỗi khi không giải được bài toán nào đó, là các cháu la lên" Đầu bài sai". Và giáo viện phải xác định: "Đầu bài này đúng và tại em học dốt" chăng? Bởi vậy, lời giải đúng nhất cho bài toán loại này là: Trên thuyền còn lại một con bò! Mọi người sẽ bảo tôi giải sai. Vì đầu bài có hỏi gì về con bò đâu. Nhưng chính hình ảnh con bò là tính logic của lời giải này trong chuỗi liên hệ: Con bò không liên quan gì đến tuổi ông thuyền trưởng - Tuổi ông thuyền trưởng thì không liên quan gì đến số lượng bầy cừu. Đáng nhẽ đi ngủ trưa. Nhưng phải bật dậy để viết bài này.5 likes -
Quán vắng!
trucgiac and 3 others liked a post in a topic by Lãn Miên
Mới có chừng nấy thôi mà đã cảm động rồi, nếu ngẫm chữ Kinh 京 là tên gọi người Kinh 京 chắc còn thấy cảm động gấp bội, mặc dù người TQ không có lý giải chữ Kinh 京, họ chỉ có từ Kinh Đô 京 都. Từ Kinh Đô 京 都 theo Hán văn thì cái đề (cái chính) đứng ở sau là từ Đô 都, cái thuyết (cái phụ) đứng ở trước là từ Kinh 京, Kinh Đô 京 都 nghĩa theo Hán văn sẽ phải là cái “Đô của người Kinh” (dù rằng từ Đô vốn là từ gốc Việt : “Đất có cư ngụ đông Hộ” = “Đông Hộ” = Đô). Nếu nói tắt thì Hán ngữ phải túm cái đề là từ Đô, đô phía Nam thì Hán ngữ gọi là Nam Đô, đô phía Bắc thì Hán ngữ gọi là Bắc Đô (giống như gọi Cần Thơ là Tây Đô là gọi theo kiểu Hán văn). Từ Kinh 京 có nghĩa đen là “Con người văn Minh” = Kinh 京, đúng như biểu ý của chữ Kinh 京 là gồm Đầu 亠 + Mảnh 囗 thân (gọi tắt theo kiểu Việt văn là túm đề là chữ đầu tiếng Việt Đông đọc là Mảnh 囗 = Vuông 囗 ) + “Túc Nhiều” = Tiểu 小 , đại diện cho chân tay. TVGT: “Kinh là cái Cao của con người” (“Cao” đây nghĩa là “Cao Minh” = “Con người văn Minh” = Kinh, chứ không phải cao là cái chiều dài của cơ thể). Cổ thư: Thi 詩 Kinh 經 và Dịch 易 Kinh 經 xưa viết bằng chữ Thi 詩 Kinh 京 và Dị 易 Kinh 京 ( tức nghĩa theo Việt văn là Thơ của người Kinh 京, vì “Thơ Chi!” = Thi 詩; và Dịch của người Kinh 京, vì “Dịch Chi!” = Dị 易). Vậy Kinh 京 có nghĩa đơn giản nhất là “con người”, vì nó là “Kẻ tự xưng là Mình” = Kinh, chỉ có người Kinh mới có nhân xưng ngôi một là Mình, nhân xưng ngôi hai là “Mình Hai” = Mày (“Mày Chứ!” = Mừ là nhân xưng ngôi hai của tiếng Thái). Viết kiểu Việt văn thì: Kẻ Nam là người Nam, Kẻ Sở là người Sở, Kẻ Chăm là người Chăm, kẻ quê là người sống ở quê, kẻ chợ là người sống ở chợ, kẻ Đô là người sống ở “Đất đông Hộ” = Đô, từ Kẻ Đô viết bằng chữ nho là Kinh Đô 京 都. Kinh Đô 京 都 chuyển nghĩa thành chỉ thành phố đầu não của cả nước, gọi tắt kiểu Việt văn thì túm chữ đầu (cái đề) là Kinh 京. Kinh Đô phía Nam gọi tắt là Kinh Nam, Kinh Đô phía Đông gọi tắt là Kinh Đông. Hán ngữ đã dùng những chữ nho chỉ địa danh ấy nhưng gọi theo kiểu Hán văn thì ngược lại là Nam Kinh 南 京, Đông Kinh 東 京. Sau nhà Kim cũng dựa theo cách gọi đó mà gọi thủ đô của họ là Bắc Kinh. Cổ đại nếu những đất như Nam Kinh, Đông Kinh là của người Hãn thì sao không gọi là Nam Hãn, Đông Hãn (tương tự như nước Tây Hán, nước Đông Hán) mà lại gọi là Nam Kinh, Đông Kinh?4 likes -
Nhật khẳng định quyền phòng vệ tập thể 16/05/2014 08:53 (GMT + 7) TTO - Ngày 15-5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe kêu gọi xem xét lại các hạn chế trong hiến pháp cản trở Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) tham gia chiến trận ở nước ngoài. Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật cần đóng vai trò chủ động hơn về quân sự trong thời điểm khu vực đang có nhiều căng thẳng - Ảnh: Reuters Theo hãng tin AFP, ông Abe tuyên bố ông muốn lực lượng vũ trang nước này có khả năng tham gia chiến trận để bảo vệ các nước đồng minh. Ông Abe cho rằng do môi trường căng thẳng ở Bắc Á và Đông Nam Á, Nhật cần loại bỏ các hạn chế hiến pháp đã ngăn chặn Lực lượng Phòng vệ (SDF) hỗ trợ các nước đồng minh. “Là thủ tướng, tôi có trách nhiệm bảo vệ sinh mạng người dân trong mọi tình huống. Tôi không cho rằng hiến pháp nói chúng ta phải từ bỏ trách nhiệm bảo vệ người dân - ông Abe nhấn mạnh - Nếu chúng ta có thể tăng cường khả năng phòng vệ thì đất nước chúng ta sẽ tránh được nguy cơ dính dáng đến chiến tranh”. Thủ tướng Nhật kêu gọi chính phủ xem xét lại cách giải thích quy định trong hiến pháp cấm Nhật thực hiện quyền phòng vệ tập thể, triển khai quân đội tới hỗ trợ các nước đồng minh bị tấn công. Ông Abe nhấn mạnh Nhật sẽ trung thành với con đường hòa bình và sẽ không trở thành quốc gia gây chiến. “Chúng ta không thể bảo vệ cuộc sống hòa bình chỉ bằng việc nói rằng chúng ta là một quốc gia hòa bình. Cuộc sống hòa bình của chúng ta có thể đối mặt với khủng hoảng. Ai có thể nói rằng điều đó sẽ không xảy ra?”- ông Abe cảnh báo. Thủ tướng Nhật chỉ rõ rằng những xung đột trong khu vực hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến Nhật. “Ngay bây giờ tại biển Đông căng thẳng đang gia tăng do hành vi đơn phương bằng vũ lực. Đó có thể sẽ là vấn đề đau đầu đối với chúng ta” - ông Abe đánh giá. Trước đó Mỹ đã từng kêu gọi Nhật đóng góp phần mình vào quan hệ đồng minh an ninh. Tháng trước khi đến Tokyo Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh đề xuất của ông Abe. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ trích đề xuất này. Hôm qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Thủ tướng Abe đã thực hiện một loạt hành động chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực quân sự và an ninh, khiến chúng tôi cho rằng Nhật đã bắt đầu đi vào con đường tiêu cực”. Reuters dẫn lời chuyên gia Benedict Exconde thuộc Trung tâm Yuchengco ở ĐH De La Salle (Philippines) đánh giá quân đội Nhật có thể đem lại sự cân bằng cần thiết cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những hành vi hiếu chiến và khiêu khích của Trung Quốc. “Những nước từng bị Nhật tấn công trong Thế chiến II ở châu Á như Hàn Quốc hay Philippines không cần phải lo ngại về diễn biến mới này vì Nhật đã thoát ra khỏi quá khứ quân phiệt từ lâu và đang trên đường trở thành một cường quốc khu vực chủ động, có quan hệ tốt với các nước bạn bè” - chuyên gia Exconde cho biết. Một số nhà quan sát cũng nhận định việc đảm bảo khả năng phòng thủ tập thể sẽ cho phép Nhật hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh với các đồng minh khu vực như Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN. NGUYỆT PHƯƠNG =================== Hì! Tốt lém! Ít ra Lão Gàn cũng kịp thời ủng hộ từ hôm wa. Nếu để đến hôm nay có tin xong mới vỗ tay thì chán lém. Nhưng đây cũng chỉ là một hiện tượng tất yếu trong một tổng thể lớn hơn , là: Nước Nhật phải vươn lên xứng đáng với vị trí của họ trong điều kiện hiện nay. Cái này Lão Gàn nói lâu rồi. Những nhà khoa học Nhật đã xác định rằng: gen của người Nhật có cấu trúc giống đến hơn 90% so với người Việt và không giống với bất cứ dân tộc nào ở Châu Á. Hiện nay chính người Nhật cũng chưa tìm được nguồn gốc của họ từ đâu mà ra.Lịch sử Nhật bản chỉ rõ ràng từ thế kỷ thứ III AC....Cái này Lão Gàn đã nói từ lâu rồi, rất lâu - trong cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" - Dân tộc Nhật có xuất xứ từ quốc gia Văn Lang bên bờ Nam sông Dương Tử. Sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. Một bộ phận dân tộc Nhật đã rút ra đảo Phù Tang và trở thành nước Nhật Bản bây giờ. Không chỉ có chứng lý qua gen di truyền, mà còn rất nhiều chứng cứ phi vật thể khác chứng minh điều này, kể cả truyền thuyết và huyền thoại liên quan. Nhưng thôi. Topic này không phải chủ đề này.4 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyên gia Toán học nói gì về kiểu đề “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng”? Thứ Ba, 01/07/2014 - 06:45 (Dân trí) - Trước việc dư luận cho rằng các ra đề theo kiểu “Đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” là không phù hợp với học sinh lớp 2 thì các chuyên gia toán học cho rằng: Kiểu ra đề không có gì là mới trong giới toán học. Tác giả chỉ muốn rèn tư duy về logic toán cho học sinh. TS Lê Thống Nhất chia sẻ: Tôi đã theo dõi dư luận về bài toán “Những con cừu và tuổi vị thuyền trưởng” ngay từ những ý kiến đầu tiên trên mạng. Tôi hiểu là nhiều người rất khó chịu với đề toán này, thậm chí còn phê phán tác giả của đề toán rất nặng nề. Bài toán lớp 2 "gây bão" trong dư luận. Chuyện bài toán có “dữ liệu một đằng nhưng câu hỏi lại một nẻo” gây một cảm giác khó chịu cho người đọc và ai cũng thấy rất rõ : Làm sao mà biết được tuổi của vị thuyền trưởng? Tuy nhiên, khi nhìn bài toán này dưới một loạt các bài toán trước đó thì tôi mới nhận ra “thâm ý sư phạm” của tác giả và tôi ủng hộ “thâm ý” này. Vì sao? Các bài toán ở trên đều là các bài toán mà chỉ cần làm một phép tính trừ số lớn cho số nhỏ ở giả thiết chúng ta sẽ có đáp số cho bài toán. Một tình huống sư phạm có thể xảy ra: Học sinh không đọc kỹ đề bài và vẫn làm máy móc theo các bài trước để đi đến kết luận tuổi của vị thuyền trưởng là 45 - 5 = 40 (tuổi). Những học sinh đọc kỹ đề bài sẽ bị “hoang mang” vì “dữ liệu một đằng nhưng câu hỏi lại một nẻo”. Tuy nhiên, nếu học sinh vững vàng thì sẽ kết luận : Không thể biết được tuổi của vị thuyền trưởng vì các giả thiết về những chú cứu không liên quan tới tuổi của vị thuyền trưởng. Đây là bài làm đúng nhất của bài toán này. Tôi không đồng ý với kết quả mà tác giả ghi trong sách: Không giải được vì bài toán sai. Bởi vì bài toán có sai đâu mà bài toán chỉ dẫn đến ta không biết được chính xác tuổi của vị thuyền trưởng hay nói cách khác bài toán có vô số kết quả như là ta giải một phương trình nào đó mà ra rất nhiều nghiệm. Tóm lại: bài toán không sai - đây là “cái bẫy nhỏ” để một số học sinh “sập bẫy” để từ đó nhắc nhở học sinh cần đọc kỹ từng đề bài khi giải toán, không máy móc theo những bài trước đó. Bài giải của bài toán gây tranh cãi. Cũng theo TS Lê Thống Nhất, với học sinh tiểu học, bài toán kiểu này vẫn phù hợp, tuy nhiên không nên đưa ra nhiều lần. Bởi chỉ cần một lần là đủ để học sinh cảnh giác. Với các cấp học cao hơn thì chúng ta vẫn gặp những bài toán mà trong đó chứa những giả thiết “gây nhiễu” - những giả thiết mà không liên quan tới kết luận của bài toán. Học sinh phải tỉnh táo để không tập trung vào những giả thiết kiểu này. Những bài toán có giả thiết “gây nhiễu” vẫn nên tồn tại trong các bài kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên người ra đề phải khéo léo tinh vi để độ “gây nhiễu” khó bị phát hiện và khi đó sẽ có bài toán hay. Những giả thiết “gây nhiễu” mà thô, mà dễ phát hiện sẽ làm cho bài toán không hay nữa. Bài toán “Những con cừu và tuổi vị thuyền trưởng” rơi vào tình trạng “gây nhiễu” thô nên bài toán không hay tuy không sai. Mức độ thô của giả thiết này đã tạo ra những phản ứng trong dư luận trong những ngày vừa qua. Nhìn nhận dưới một góc độ khác, PGS Văn Như Cương cho rằng: “Đối với toán học thì những bài toán như vậy không phải là hiếm gặp. Ở đây chúng ta chỉ cần nên nhìn nhận là tác giả chỉ muốn rèn về tư duy logic cho học sinh. Vấn đề mấu chốt là khi thầy cô giáo đưa ra những dạng bài này thì cần phải có những gợi ý hoặc đã từng nhắc nhở các em trước đó, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học”. Nguyễn Hùng (ghi) =============== Đến TS Toán và một nhà giáo khả kính như PGS Văn Như Cương mà còn cho rằng bài toán này "nên nhìn nhận là tác giả chỉ muốn rèn về tư duy logic cho học sinh" thì Lão Gàn chỉ còn cách ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì nền giáo dục Việt Nam không thể có một cuộc cải cách nào thành công". Không phải bây giờ Lão Gàn mới nói, mà nói từ 2006. Vâng! Thưa PGS Văn Như Cương. Có thể ông Thực có ý nghĩ đó khi đưa bài toán này vào chương trình SGK, Nhưng ông ta đã thực hiện ý tưởng bằng một phương pháp sai. Học sinh lớp 2 không thể dám cho rằng đầu bài sai, khi với lứa tuổi của chúng nó luôn thần tượng thày cô giáo. Hơn nữa lại là sách giáo khoa. Bởi vậy, tổ tiên ta chỉ đưa những bài toán đố loại này vào mục câu đố bên ngoài chương trình. Nói theo ngôn ngữ hiện đại gần đúng là "chương trình ngoại khóa". Chúng ta giả sử có một em học sinh thông minh nào đó, phát biểu: "Thưa thày/ cô đầu bài sai ạ". Vậy thì tư duy logic sẽ thể hiện ở chỗ nào khi cái đầu bài sai là hiển nhiên, không cần một suy luận logic? Còn nếu nó không đủ thông minh và cả can đảm để nói đầu bài sai, thì các cháu sẽ không hiểu tại sao lại có cái bài toán kiểu này. Và từ đó, tất cả các đầu bài sai - dù cho là tại lỗi đánh máy - thì đều được coi là thể nghiêm tư duy logic sao?3 likes -
Quán vắng!
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tổng thống Obama đưa cả đầu bếp Nhà Trắng sang châu Á 30/06/2014 11:47 (GMT + 7) TTO - Để thay đổi nhận thức của thế giới về ẩm thực của Mỹ đồng thời nhằm phát triển ngành du lịch ẩm thực của nước này, tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định cử các bếp trưởng danh tiếng, trong đó có đầu bếp làm việc tại Nhà Trắng đến một số nước châu Á. Đệ nhất Phu nhân tổng thống Mỹ Michelle Obama dặn dò các đầu bếp của Nhà Trắng chuẩn bị cho một buổi tiệc - Ảnh: wordpress Theo quyết định của tổng thống Obama, vốn nổi tiếng ưa chuộng nghệ thuật nấu ăn lành mạnh, năm bếp trưởng thuộc "American Chefs Corps", nhóm đại sứ ẩm thực được bộ Ngoại giao Mỹ thành lập vào năm 2012, sẽ đến nhiều nước châu Á khác nhau để thực hiện các bữa tiệc kỷ niệm lễ quốc khách Mỹ diễn ra ngày 4-7-2014. Trong số các bếp trưởng có nhiệm vụ quảng bá ẩm thực Mỹ ở châu Á trong dịp này, có bếp trưởng Nhà Trắng Sam Kass, đồng thời là cố vấn của Đệ nhất Phu nhân tổng thống Michelle Obama trong chiến dịch chống nạn béo phì ở trẻ em. Nơi đến của bếp trưởng Sam Kass là thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Bốn bếp trưởng khác đang điều hành các nhà hàng danh tiếng tại Austin, Boston, Chicago và New Orleans sẽ giới thiệu ẩm thực Mỹ tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Canberra (Úc), Đài Bắc (Đài Loan) và Tokyo (Nhật). Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là sự kiện khởi đầu cho một chiến dịch tiến hành suốt cả năm nhằm thúc đẩy "sự trao đổi đa văn hóa thông qua việc chia sẻ những kinh nghiệm trong ẩm thực" trước khi diễn ra cuộc triển lãm World Expo tổ chức tại Milan (Ý). Theo tổng thống Obama, năm đại sứ ẩm thực này sẽ giúp nâng tầm ẩm thực của Mỹ và khiến du khách tìm đến du lịch ẩm thực Mỹ nhiều hơn trong thời gian tới. BÌNH AN (Theo AFP) ================== Khi hãng thức ăn nhanh nổi tiếng của Hoa Kỳ McDonald's đến Việt Nam, tôi đã viết một bài phân tích về sự phong phủ của thức ăn nhanh Việt Nam với kết luận: Nếu McDonald's muốn thành công ở Việt Nam thì phải hòa nhập với cuộc sống văn hóa Việt. Đến nay sự dự báo trên cơ sở phân tích đời sống ẩm thực Việt của tôi đang chứng tỏ sự đúng đắn của nó: các cửa hàng McDonald's ngày càng ít khách. Ẩm thực Việt, chỉ tình riêng mặt thức ăn nhanh, cực kỳ phong phú, đa dạng và ...phục vụ rất chu đáo, đến từng con hẻm. Có thể nói rằng, trên thế giới này, nếu cần phải xác định nghệ thuật ẩm thực đa dạng, phong phú, sáng tạo và ngon miệng đứng đầu phải là dân tộc Việt. Dân tộc duy nhất trên thế giới sử dụng lương thực chế tác thành một di sản và là một biểu tượng trong văn hóa truyền thống: Đó chính là chiếc bánh chưng, bánh dày. Tất cả các dân tộc có nền văn minh lâu đời trên thế giới, duy nhất có dân tộc Việt có biểu tượng văn hóa truyền thống bằng thực phẩm. Điều này không có gì khó hiểu, khi một dân tộc với danh xưng văn hiến và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Hoa Kỳ quan tâm đến nghệ thuật ẩm thực Châu Á mà không tìm hiểu ầm thực Việt thì sẽ là một khỏng trống rất lớn về tri thức sưu tầm được, mà còn là thiếu hẳn một sự minh triết về phương pháp tạo những món ăn độc đáo trong cuộc sống của con người, từ những sản phẩm đơn giản nhất, nhưng không kém phần hấp dẫn cho mọi hoàn cảnh sống của con người. Nếu quả thật đây là điều quan tâm của nền văn minh Hoa Kỳ thì tôi hy vọng sẽ chứng minh điều đó.3 likes -
Quán vắng!
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mắc uốn ván, cháu bé H’Mông thoi thóp trên giường bệnh (Dân trí) – Đôi chân bé nhỏ của cậu bé H’Mông còn chưa kịp bước đi ở kiếp làm người thì đã phải đối mặt với “lưỡi hái tử thần”. Cháu đang kiên cường chống chọi với bệnh tật, nhưng cảnh nghèo của gia đình có thể sẽ là dấu chấm hết cho hài nhi bé bỏng. Tại khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực chống độc trẻ em, chiếc máy thở đặt cạnh lồng ấp vẫn “tút… tút” đều nhịp, cơ thể bé bỏng nằm lọt thỏm trên giường bệnh thi thoảng lại giật lên bần bật. Ánh mắt không khỏi lo lắng của các y bác sĩ liên tục dõi về phía bệnh nhi đặc biệt. Cháu là Sùng Văn Dương (20 ngày tuổi, thuộc đồng bào H’Mông ngụ tại tỉnh Đắk Nông). Bé Dương chập chờn mê, tỉnh trên giường bệnh BS Nguyễn Thị Mỹ Tiên, người trực tiếp điều trị bệnh nhi cho biết: “Bé được bệnh viện địa phương chuyển đến khi mới 4 ngày tuổi, với các biểu hiện gồng giật liên tục, sốt cao thở co kéo. Trước nguy cơ bệnh nhi có thể ngưng thở bất kỳ lúc nào, chúng tôi đã đặt nội khí quản hỗ trợ thở máy. Qua biểu hiện lâm sàng và các kết quả kiểm tra trên bệnh nhi cho thấy cháu bị uốn ván sơ sinh rất nặng. Nguyên nhân chính là do người mẹ không được chích ngừa khi mang thai, lúc chào đời bệnh nhi bị bà đỡ dùng kéo không được vô trùng cắt rốn khiến vi trùng gây bệnh xâm nhập.” Nhìn con nằm bất động trên giường bệnh, nhiều dây truyền dịch, truyền máu chạy ngang dọc khắp cơ thể, người mẹ trẻ Giàng Thị Tàng (19 tuổi) còn ngỡ ngàng trước tai họa ập đến với đứa con đầu lòng. Tàng cho biết: “Nhà ở vùng sâu, cách bệnh xá xã hàng chục cây số nên từ khi mang thai đến lúc sinh con, em không đi khám lần nào. Người H’Mông chúng em có thói quen tự sinh, tự dưỡng nên em cũng chẳng biết là cần phải đi kiểm tra để theo dõi em bé từ lúc còn trong bụng.” Sự thiếu hiểu biết từ người mẹ cùng với thói quen lạc hậu của đồng bào miền cao đã vô tình mang đến tai họa cho sinh linh bé bỏng. “Ngày vợ chuyển dạ sinh, em nhờ mẹ và bà mụ trong thôn đến đỡ giúp. Thằng bé sinh tại nhà, cất tiếng khóc oang oang, ai cũng vui mừng. Bà mụ dùng kéo vợ chồng em vẫn hay cắt vải và cắt tóc để cắt rốn cho con em. Hai ngày đầu nó bú khỏe, ngủ ngoan nhưng sang ngày thứ 3 nó không bú được sữa cho nước uống thì bị sặc, nó khóc cả ngày, đêm đến thì lên cơn co giật.” Anh Sùng A Dí (25 tuổi, cha bé Dương) cho biết. Người mẹ trẻ xót xa nhìn con thơ thoi thóp chiến đấu với bệnh tật Vợ chồng Dí không phải người bản xứ bên dòng SêRêPốk. Hơn 10 năm trước, cuộc sống tại Lào Cai quá khó khăn nên gia đình hai bên phải di cư vào Đắk Nông đi xây dựng vùng kinh tế mới với hy vọng thoát khỏi cảnh khốn khó. Nhưng giữa vùng rừng thiêng nước độc cái giá phải trả cho miếng cơm manh áo là bệnh tình và sự suy kiệt của cha mẹ họ. Giữa cảnh khốn khó mầm sống vẫn đâm chồi nảy lộc, hơn một năm trước, Dí và Tàng đã nên vợ nên chồng sau khi bén duyên trong cuộc chơi đánh cầu mừng năm mới của đồng bào H’Mông. Hạnh phúc những tưởng sẽ viên mãn hơn sau khi đứa con trai đầu lòng cất tiếng khóc chào đời nhưng không ngờ tai họa lại giáng xuống đẩy cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ vào ngõ cụt. “Ngày con nhập viện, trong túi vợ chồng em chỉ có 300 nghìn đồng, phải vay của hàng xóm 300 nghìn nữa em mới đưa được con tới bệnh viện tỉnh. Tại đó, họ bảo bệnh này nặng lắm ở tỉnh không cứu được đâu, phải chuyển lên Sài Gòn. Tiền chẳng còn, em xin bác sĩ đưa con về… nhờ bệnh viện hỗ trợ xe nên con em mới được chuyển lên đây (bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới – PV). Sự sống của bé Dương đang khép lại dần vì cái nghèo của gia đình Hơn nửa tháng điều trị trôi qua, nhưng vợ chồng Dí mới chỉ đóng được vỏn vẹn 1,5 triệu đồng tiền viện phí cho con. “Mẹ em cũng vừa phải nhập viện điều trị bệnh thận và thoái hóa cột sống nên trong nhà không còn tiền. Em đã gọi điện về nhà nhờ người vay mượn nhưng khó lắm, họ thấy mình nghèo nên không dám cho mượn.” Nhờ có những suất cơm từ thiện, Dí cùng người vợ vừa “vượt cạn” mới có thể trụ lại bệnh viện để chăm sóc con. Với hai bàn tay trắng, mọi khoản chi phí dù là nhỏ nhất như tiền sữa, tiền bỉm cho con Dí cũng không thể lo nổi. Sau ngày cưới, vợ chồng Dí chưa có tài sản riêng nào, cùng với cái nghèo của hai bên gia đình họ không biết phải bấu víu vào đâu để cứu sinh mạng đứa con mới lọt lòng. BS Nguyễn Thị Mỹ Tiên cho biết: “Hiện chúng tôi đang cho cháu thở máy kết hợp với sử dụng kháng sinh mạnh và thuốc an thần chống co giật. Việc điều trị cho bệnh nhi dự kiến còn kéo dài, song mấy ngày qua vì quá khó khăn về kinh tế cha mẹ bé có ý muốn đưa con về. Chúng tôi cố gắng động viên vì bệnh tình của cháu đang diễn tiến khả quan. Tuy nhiên, muốn điều trị tốt nhất cho bé thì ngoài những khoản được bảo hiểm còn nhiều khoản khác nằm ngoài danh mục bảo hiểm gia đình phải chi trả.” Vân Sơn ==================== Hồi còn ở Bến Tre, tôi đã chứng kiến ông Năm Mẫn - Đại úy Mẫn, chồng đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga - dùng rượu Xích Hoa xà để cứu một người lớn bị uốn ván đã cong người lên đến lần thứ 3. Tức là y học hiện đại bó tay Hiện nhà tôi có cả lít Bạch Hoa Xà (Không mạnh bằng Xích hoa xà, nhưng dùng liều cao hơn có thể vẫn có tác dụng). Nếu gia đình em bé này, bệnh viện và các nhà hảo tâm đồng ý, tôi sẽ gửi rượu Bạch Hoa xà ra cho em. Tôi không biết dùng với trẻ em thì như thế nào?2 likes -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
“Cha đẻ” bài toán “đầu cừu, đuôi thuyền trưởng” gây tranh cãi lên tiếng Thứ Hai, 30/06/2014 - 00:25 Gần đây, một bài toán lớp 2 khiến dư luận chú ý, tranh cãi bởi cách ra đề khá lạ. Bên cạnh những ý kiến trái chiều, có người còn cho rằng, bài toán "đầu cừu, đuôi thuyền trưởng" này chỉ là một trò đùa vui trên mạng. >> Dân mạng tranh cãi về bài toán lớp 2 đánh đố học trò Bài toán như sau: "Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?". Tuy nhiên, thực tế, đây là một bài toán nghiêm túc và tác giả của nó chính là nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực - nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn. Nhà giáo Ưu tú Phạm Đình Thực. Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực cho biết, cách ra đề kiểu này không phải là mới, lạ với thế giới. Vì đối với những người dạy học Toán, bài toán “Tuổi thuyền trưởng” đã trở thành kinh điển, không ai không biết. Bên cạnh đó, nếu chú ý, có thể thấy bài toán được đánh dấu (*) - tức là bài toán khó nhằm mục đích nâng cao năng lực nhận thức và kĩ năng phát hiện vấn đề của học sinh, đồng thời rèn luyện kĩ năng đọc kĩ đề và suy nghĩ thấu đáo trước khi làm bài. "Thường để cho “yên tâm” và “an toàn”, cả tác giả và Nhà xuất bản ở Việt Nam ít khi mạnh dạn chấp nhận kiểu đề toán ra theo dạng này. Nhưng, theo quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng và của Bộ GD-ĐT, tôi đã đề nghị Nhà xuất bản chấp nhận ra đề kiểu này và tôi đã được ủng hộ. Trong một bài toán có 2 phần là những cái đã cho và cái phải tìm (câu hỏi của bài toán). Câu hỏi của bài toán này không đúng vì trong các dữ kiện không có yếu tố nào liên quan đến tuổi thuyền trưởng. Tác giả cố tình vi phạm để tập cho trẻ thói quen đọc kỹ đề, phân biệt cái đã cho và cái phải tìm trước khi giải bài toán. Cũng xin lưu ý thêm rằng, trong sách bên cạnh câu hỏi còn có phần gợi ý giải; và đáp án bài toán này trong sách có ghi rõ là: "Không giải được vì đề toán sai. Tôi mong rằng, Bộ GD-ĐT cũng như các Nhà xuất bản và đặc biệt là bậc cha mẹ học sinh ủng hộ tác giả viết sách theo tư duy đổi mới, mà trước hết hướng vào khâu đổi mới kiểm tra, đánh giá đã được xác định là khâu đột phá." - Nhà giáo Ưu tú Phạm Đình Thực bày tỏ. Đề bài ...và bài giải của bài toán gây tranh cãi. Hiện nay, thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy viết sách giáo khoa, sách tham khảo đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực của học sinh. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá được coi là khâu đột phá trong công cuộc đổi mới GD-ĐT lần này. Từ hiện tượng bài toán lớp 2 gây tranh cãi, cho thấy phần nhiều độc giả thể hiện quan điểm ủng hộ việc đã đến lúc chúng ta không thể theo thói quen cũ bắt học sinh chỉ có một lựa chọn thuần nhất, thụ động trong việc tiếp nhận tri thức. Với trường hợp cụ thể này, theo lẽ thông thường, trước khi tranh luận, chúng ta nên trấn tĩnh, chí ít là tìm xem trong cuốn sách đó có phần đáp án không, và đáp án trả lời thế nào rồi sau mới bàn. Theo Hiếu Nguyễn Giáo dục & Thời đại ==================== Thì ra bài toán này là có thật, chứ không phải trò đùa của dân mạng. Lời giải bài toán của tôi vẫn là: Trên thuyền còn lại một con bò. Tất nhiên theo tinh thần phương pháp luận của tác giả thì tôi giải thích lời giải của tôi, rằng: đây là một cách giải nhằm rèn luyện kỹ năng về tính trào phúng, dí dỏm cho các em và tính hợp lý trong mối quan hệ tương quan. Do đó, với cách đặt vấn đề đó thì cách giải có kết quả như vậy. Thực ra, tôi rất không tán thành cách dậy trẻ em trong một chương trình chính thống với một bài toán đố như vậy. Cách giải thích của tác giả không ổn. Bởi vì, đây là một chương trình chính thống với trẻ em còn nhỏ (Lớp 2). Do đó, các cháu sẽ không thể đủ khả năng để nghĩ rằng đây là một bài toán với đầu bài sai. Ngay cả phụ huynh các cháu cũng không hề nghĩ như vậy, cho đến khi tác giả giải thích. Ngược lại, các cháu sau khi xem bài toán bất hợp lý trong một chương trình chính thống, sẽ cảm ứng về việc người lờn đã dạy sai. Tất nhiên nó sẽ gây ấn tượng xấu về người lớn với trẻ em. Để tạo tính tập trung tư tưởng, tìm tòi, khám phá, ông cha ta đã có hàng trăm, hàng ngàn câu đố dành cho trẻ em - nhưng những câu đố này không nằm trong chương trình dạy học chinh thống. Thí dụ: "Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng. Đố là con gì?"(Con ruồi), hoặc: "Hai gươm đi trước, tám giáo đi sau. Hỏi mày đi đâu? Tao đi đội gạch"(Con cua).... Những câu đố như vậy, trong văn hóa truyền thống Việt, không chỉ để cho trẻ em Việt tập trung tư duy, quan sát đầu bài - như ông Thực nói - mà còn khiến các em phải liên hệ và quan sát cuộc sống quanh ta. Tức có hiểu biết và tập suy luận giữa những hình tướng của sinh vật và liên hệ với câu đố. Một thí dụ khác về câu đố hiện đại của trẻ em Việt, có tính kế thừa truyền thống văn hóa Việt, mà tôi còn nhớ - có nội dung gần giống bài toán trên, nhưng hay hơn nhiều, là: "Trên một cành cây có 5 con chim, người đi săn bắn chết 2 con. Hỏi trên cành cây còn mấy con?" Tất nhiên, mọi đứa trẻ con đều nhanh nhẩu trả lời (Trong đó có tôi): Còn ba con! Lời giải của bọn trẻ con chúng tôi bị coi là sai. Bởi vì câu trả lời là: Trên cành cây không còn con chim nào. Do chúng nó bay đi hết sau khi bị người thợ săn bắn chết đồng loại. Câu đố này với thể loại và cách ứng dụng của nó, không khác mấy với bài toán 45 con cừu trên, nhưng không làm phá tính hợp lý trong bài học toán của trẻ em (Vẫn 5 - 2 = 3). Nó vẫn bảo đảm tính hợp lý khi giải bài toán và làm cho các em "quan sát kỹ đầu bài" như ý tưởng của nhà giáo trong bài trên, khi hỏi rõ "Trên cành cây còn mấy con" . Bởi vậy, trong cuộc đổi mới giáo dục này, tôi nghĩ cụ Thực nên kết hợp với truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Với nền văn hiến Việt thì phương pháp làm cho thế hệ sau có khả năng suy luận với một tư duy logic và phải quan sát kỹ đầu bài, xuất xắc hơn nhiều cách tư duy của quý vị. Mặc dù nó có thể gọi là rất cổ điển. Nhưng có lẽ vì là "canh tân", nên nó không thích hợp với tư duy "cổ điển", cho nên, nó ít được chú ý.1 like