-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/06/2014 in all areas
-
'Cơ chế' an ninh nào phù hợp cho Việt Nam? (Quan hệ quốc tế) - Liên minh quân sự của Việt Nam với quốc gia nào đó chỉ vì tự vệ và chỉ khi tự vệ. Trong quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai hay nhiều quốc gia xuất hiện nhiều cách thức mà cơ chế khác nhau như, liên minh; hợp tác, trao đổi đôi bên cùng có lợi…theo hình thức công khai hay là bí mật.Tùy theo sức mạnh, vị thế của các bên tham gia mà có những cơ chế an ninh phù hợp cho từng bên. Chẳng hạn “Liên minh quân sự Mỹ-Philipines”, thì với vị trí chiến lược quan trọng của mình, Philipines cho phép Mỹ đặt căn cứ quân sự tại đây và đổi lại Mỹ sẽ bảo vệ Philipines trước ngoại xâm. Tuy nhiên, xung đột quân sự tại khu vực tranh chấp chủ quyền biển đảo thì đến nay ngoại trừ quần đảo Senkaku của Nhật Bản tranh chấp với Trung Quốc thì Mỹ tuyên bố là nó nằm trong cơ chế liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản, nghĩa là Mỹ sẽ trực tiếp tham gia quân sự nếu xung đột xảy ra, còn với Philipines thì chưa nghe Mỹ tuyên bố như vậy. Tất nhiên, đằng sau việc Philipines rộng cửa cho Mỹ vào các vị trí chiến lược của quốc gia gần đây không đơn thuần là chỉ để bảo vệ Philipines bởi vì nguy cơ Philipines bị Trung Quốc tấn công xâm lược là không có, Trung Quốc không cần Philipines, cái mà Trung Quốc cần là các bãi cạn, đảo mà Philipines đang kiểm soát trên quần đảo Trường Sa cơ, cho nên, những điều kiện Philipines muốn gì ở Mỹ thì thỏa thuận đó chỉ có họ biết, là bí mật. Không chỉ với Mỹ, Philipines còn có mối quan hệ an ninh với Nhật Bản rất thân thiết, Philipines công khai ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang, ủng hộ quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản…và chẳng ngạc nhiên khi Nhật Bản quyết định viện trợ cho Philipines 10 tàu tuần tra để đối phó với Trung Quốc, ủng hộ Philipines kiện Trung Quốc. Như vậy với vai trò trung tâm của Mỹ, một cơ chế an ninh giữa Mỹ-Nhật Bản-Philipines được củng cố và phát triển phù hợp với tình hình mới khi Trung Quốc đang hung hăng trỗi dậy, tạo ra một vành đai mà nếu thêm Việt Nam hoặc Malaysia là bao trọn châu Á-Thái Bình Dương.Với Việt Nam hiện nay về công khai, chúng ta chưa có một cơ chế an ninh chính trị với quốc gia nào trong khu vực. Để xây dựng một chiến lược “hòa bình chủ động” trong tình hình hiện nay thì dứt khoát phải chủ động tham gia vào các cơ chế an ninh khu vực, quốc tế mới có thêm sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Nói “các cơ chế an ninh” vì Việt Nam có nhiều đối tác, không chỉ Nga, Ấn Độ mà còn có Nhật Bản, Philipines, Mỹ…mà qua đó Việt Nam có được những cơ chế an ninh khác nhau, phù hợp với lợi ích quốc gia.Đừng mơ tưởng khi “có được” một liên minh quân sự với Mỹ thì Mỹ sẽ đánh Trung Quốc để bảo vệ Trường Sa cho Việt Nam, không bao giờ, với lại, Việt Nam cũng không muốn như vậy nếu như có một cơ chế an ninh cho 2 bên. Đành rằng còn quá sớm để bàn đến chuyện liên minh quân sự với Mỹ khi Mỹ vẫn đang cấm vận VKST với Việt Nam nhưng khi tính đến một cơ chế an ninh mà cả 2 cùng thỏa thuận thì đã đến lúc. Trong chiến lược Mỹ, Việt Nam có 2 thứ mà rất có giá trị với Mỹ, đó là, thứ nhất Việt Nam có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, đặc biệt là quân cảng Cam Ranh. Thứ hai là Việt Nam đã, đang thể hiện một ý chí, bản lĩnh, trước sự hung hăng, ngang ngược, bất chấp đạo lý, pháp lý của Trung Quốc, xâm hại đến chủ quyền biển đảo với một tinh thần “thà hy sinh tất cả…”. Như vậy, Trung Quốc muốn vượt qua Việt Nam không phải dễ dàng và Mỹ liệu có được lợi gì không khi Trung Quốc sẽ bị sa lầy khi đối đầu với Việt Nam??? Về logic lợi ích thì Trung Quốc chỉ thay vai Mỹ cách đây mấy chục năm về trước mà thôi, có điều, Việt Nam thay vì như ngày xưa chỉ có quyền lựa chọn theo sự áp đặt của Trung Quốc thì ngày nay có rất nhiều sự lựa chọn. Chắc chắn Việt Nam sẽ, đã chọn một cơ chế an ninh nào đó với Mỹ có lợi cho cả hai. Với Nga. Có thể nói hợp tác quốc phòng và dầu khí của Việt Nam-Nga đã rất sâu cho nên một cơ chế an ninh Việt-Nga đã, đang có là bắt buộc, là nhu cầu tất yếu. Bằng cách nào Nga bảo vệ được lợi ích quốc gia trực tiếp là các dàn dầu khí của mình trên Biển Đông? Bằng cách nào Nga bảo vệ được các hợp tác quốc phòng của mình với Việt Nam tại căn cứ Hải quân Cam Ranh? Nói cách khác, bằng cách nào Nga duy trì được chiến lược ngắn hạn và dài hạn ở châu Á-TBD...? Trước hết chúng ta hãy để ý một chút về Cam Ranh. Khi nói về vị trí quân sự chiến lược của Việt Nam trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương người ta nghĩ ngay đến Cam Ranh, một vị trí còn độc đắc hơn cà Subic của Philipines. Người Trung Quốc rất sợ điều tồi tệ nhất xảy ra là khi Cam Ranh trở thành căn cứ quân sự của nước ngoài (Nga, Mỹ, Nhật Bản), vì thế họ luôn chỉ trích, lu loa rằng Việt Nam “dùng Cam Ranh làm vũ khí” để chống Trung Quốc…(Cũng không sai, vì ở Việt Nam, “cỏ sẽ biến thành chông, sông sẽ biến thành sông lửa” để tấn công quân xâm lược thì có lẽ nào một Cam Ranh lại không…gì?).Cơ chế an ninh nào cho Việt-Nga? Trước hết tại Cam Ranh, Nga được ưu tiên, Việt Nam coi Nga như “người nhà”. Và, dĩ nhiên, chắc rằng Việt Nam cần mua loại vũ khí nào của Nga để phục vụ cho chiến thuật, chiến lược…thì Nga cũng không ngần ngại khi bán nó cho “người nhà”. Nếu như ngoài quân đội Nga ra chỉ Việt Nam là có hệ thống tên lửa phòng thủ biển Bastion-P thì chẳng có gì là không thể xảy ra để Việt Nam có một sức mạnh đủ để răn đe những cái đầu hiếu chiến. Vũ khí người Nga tại Việt Nam làm cho Trung Quốc lo ngại nhiều chứ vũ khí người Nga tại Trung Quốc người Việt không mấy lo lắng. Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa Việt Nam tại thời điểm khi Nga bắt tay với Trung Quốc để phá thế bao vây của Mỹ và phương Tây là thử phản ứng của Nga và gây chia rẻ mối quan hệ Nga-Việt, một trong những mục tiêu chính mà Trung Quốc nhắm đến. Chúng ta để ý, cứ mỗi lần Trung Quốc gây áp lực mạnh với Việt Nam là Hạm đội Nga thăm Việt Nam đến Cam Ranh. Phải chăng đó là biểu hiện của cơ chế an ninh Việt-Nga? Tuy nhiên, vũ khí và ý chí, bản lĩnh, trí tuệ mới chỉ là lực, là chưa đủ mà phải tạo ra thế mới có sức mạnh bền vững, cho nên, dứt khoát chủ động tham gia vào cơ chế an ninh với Nhật Bản, Philipines, Ấn Độ…để tạo thế, trong đó Nhật Bản, Philipines là then chốt. Có thể nói tình thế an ninh giữa 3 quốc gia Việt Nam, Nhật Bản và Philipines đã tạo ra những điều kiện cần và đủ để rất dễ xảy ra liên minh quân sự nhất so với khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Nga, Mỹ, Ấn.Điều kiện cần là Trung Quốc đã, đang hung hăng, cậy mạnh, đe dọa sử dụng vũ lực để xâm hại chủ quyền biển đảo cả 3 nước ngày càng leo thang đến nấc thang nguy hiểm.Điều kiện đủ là cả 3 quốc gia có cùng kẻ thù trực tiếp; Việt Nam không có bất kỳ mâu thuẫn nào về lợi ích với Nhật Bản, với Philipines tuy có tranh chấp nhưng 2 nước đã thống nhất giải quyết bằng biện pháp hòa bình; Việt Nam, Philipines đều án ngữ tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc và Nhật Bản, đồng thời có địa quân sự quan trọng thách thức rất lớn đến tham vọng chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc. Và khi 3 quốc gia này liên thủ thì có tính khả thi cao, có nghĩa là tham vọng của Trung Quốc sẽ sụp đổ là rất lớn.Đến đây nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vậy thì tại sao không liên minh ngay đi…Đúng vậy, liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản và Mỹ-Philipines đã có trước khi Trung Quốc trỗi dậy và hiện nay trên Biển Đông, Hoa Đông đang rất căng thẳng bởi sự hung hăng ngang ngược của Trung Quốc mà nếu xuất hiện liên minh quân sự Nhật Bản-Việt Nam-Philipines thì liên minh đó được hiểu là để chống Trung Quốc, đối đầu với Trung Quốc. Trong khi đó, tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc không phản ánh toàn bộ mối quan hệ với Trung Quốc. Bởi vậy sự ra đời một liên minh quân sự là phải cân nhắc đúng thời điểm, nhưng trước đó cần thiết phải có những cơ chế an ninh song phương, đa phương.Trong chơi cờ chỉ có quân xe, quân mã là chiếu tướng trực diện, nghĩa là nó đối diện trực tiếp với tướng mà không có quân cản, còn lối tấn công của quân pháo thì không như vậy. Quân pháo chiếu tướng phải có một quân làm ngòi và điều đặc biệt là quân làm ngòi đó đó bất kể là quân của ai.Có thể nói trên bàn cờ chiến lược Tây Thái Bình Dương, để đối phó với sự hung hăng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc, Việt Nam đang sử dụng lối tấn công của quân pháo để chủ động tham gia vào cơ chế an ninh khu vực nhằm tạo ra một sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh trong chiến lược hòa bình chủ động.Việt Nam không muốn đối đầu quân sự với Trung Quốc, một cường quốc láng giềng trừ phi phải tự vệ. Vì thế liên minh quân sự của Việt Nam với ai đó cũng chỉ vì tự vệ và chỉ khi tự vệ. Chắc chắn trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam đủ khả năng để lựa chọn và đủ khôn ngoan để đi những nước cờ có lợi cho quốc gia. Lê Ngọc Thống4 likes
-
"TQ-Mỹ không thể tránh chiến tranh,Bắc Kinh đang mê hoặc dân chúng" Đông Bình 29/06/14 10:18 Thảo luận (1) (GDVN) - Bài viết chỉ ra 10 nhân tố lớn trở thành nguyên nhân Trung-Mỹ có thể bùng phát xung đột thực sự. Trung Quốc hung hăng đối đầu với Nhật Bản trên vùng biển đảo Senkaku Đài truyền hình "Nước Nga ngày nay" ngày 26 tháng 6 đưa tin, tình hình địa-chính trị phức tạp trên sân khấu quốc tế làm cho xung đột to lớn giữa phương Đông và phương Tây ngày càng trầm trọng hơn. Giáo sư Michael Vlachos tin rằng, chiến tranh giữa Mỹ với Trung Quốc, nước có kinh tế và chính trị đang phát triển nhanh chóng, hầu như không thể tránh khỏi. Bài viết phân tích "Lịch sử báo hiệu: khả năng đáng sợ của chiến tranh Mỹ-Trung" của Michael Vlachos đã tiến hành so sánh chính trị, lịch sử giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ. Ông cho rằng, quan hệ Trung-Mỹ hiện đại tương tự tình hình Mỹ-Anh vào năm 1861. Khi đó, trong thời gian nội chiến của Mỹ, do sự kiện ngoại giao chặn tàu bắt cóc Đại sứ Anh, đã làm cho hai nước Mỹ-Anh rơi vào bờ vực của xung đột quân sự. Giáo sư Michael Vlachos cho rằng, khi đó lực lượng của hai bên Mỹ và Anh ở hai bờ Đại Tây Dương đều đã sẵn sàng cho một chiến tranh, nhưng, cuối cùng không khai chiến do vai trò của 10 nhân tố lớn, trong khi đó 10 nhân tố lớn này hiện nay lại trở thành nguyên nhân Trung-Mỹ có thể bùng phát xung đột thực sự. Tình hình cụ thể như sau: 1. Tuyên truyền chiến tranh trên truyền thông. Sự cổ vũ quân sự hiện đại hoàn toàn khác với tình hình truyền thông thế kỷ 19. Hoàn toàn khác với sự trông đợi tập thể đối với chiến tranh của Anh năm 1861, lập trường hiện nay của truyền thông căn bản không đem lại bất cứ khoảng trống lựa chọn nào cho xã hội, truyền thông cũng đã sử dụng các loại "phẩm màu" để mô tả chiến tranh, trong đó có một tiêu chí rõ ràng chắc chắn chính là quân đội Trung Quốc và hạm đội hải quân của họ. 2. Thiếu nguồn lực. Giống như Anh thế kỷ 19 bị suy yếu bởi chiến tranh Crimea và nổi dậy của thuộc địa Ấn Độ, nguồn lực kinh tế và quân sự của Mỹ hiện nay đã suy kiệt sau các hành động quân sự tại Afghanistan và Iraq. Nếu nói trước đây Anh chỉ phản ứng với mối đe dọa hải quân mang tính giai đoạn, thì hiện nay cơ quan lãnh đạo quân sự Mỹ có thể sẽ căn cứ vào quy mô chiến dịch phòng thủ, đưa ra một kế hoạch thương mại rất đáng khích lệ. 3. Nguyên nhân kinh tế. Giáo sư Vlachos cho rằng, năm 1861 Anh lo ngại mất đi cơ hội xuất khẩu bông vải, trong khi đó thu nhập xuất khẩu bông vải khi đó chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngân sách Anh, vì vậy không thể phát động chiến tranh. Còn hiện nay, trong bối cảnh của phát triển kinh tế Mỹ và toàn cầu hóa, sự lo ngại tương tự không còn là “cái phanh” để ngăn chặn nổ ra xung đột quân sự. 4. Hình tượng của kẻ thù chủ yếu. Anh thế kỷ 19 không cần sử dụng vũ lực, hơn nữa không nhất thiết phải sử dụng tất cả thủ đoạn có thể để ứng phó mối đe dọa. Bất kể là Sa Hoàng (Nga) hay sự bất đồng nội bộ của bản thân, trong đó có sự bất đồng tương tự với nguyên nhân nổ ra chiến tranh nam bắc Mỹ, đều không thích hợp với vai trò làm biểu tượng kẻ thù. Nhưng sau khi Liên xô giải thể, nước Mỹ hiện đại đã mất đi “giấc mơ” chính của mình, đó là chiến thắng kẻ thù nguy hiểm nhất trên thế giới. Loại kẻ thù này lần lượt đại diện là chủ nghĩa phát xít Đức và Liên Xô. Từ thập niên 50 trở đi, bất kể là người Nhật Bản, các phần tử cấp tiến Hồi giáo hay “con gấu Nga” đều đi ngược lại “mong đợi” tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn thực sự giữa Mỹ với họ. Trung Quốc hung hăng thể hiện cơ bắp trên Biển Đông Trung Quốc hiện nay hoàn toàn thích hợp với tất cả tiêu chuẩn “con ác quỷ chính” của Mỹ. Những hình ảnh về binh sĩ Nhật Bản tàn ác, đẫm máu trên đài truyền hình Trung Quốc sẽ chỉ đốt lên ngọn lửa của tuyên truyền quân sự Mỹ. 5. Vũ khí chủ yếu. Nếu nói năm 1861 Hải quân Mỹ đã trang bị chiếc tàu chiến huyền thoại đầu tiên, toàn bộ chế tạo bằng sắt, trang bị 2 pháo nòng trơn cỡ 11 tấc Anh, đánh đâu thắng đó, không có đối thủ, thì các tướng lĩnh Mỹ hiện nay không còn thư thái như vậy, bắt đầu cảm thấy lo ngại về tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn Đông Phong-21 của Trung Quốc, loại tên lửa này có uy lực mạnh, hầu như có thể tiêu diệt tàu chiến Mỹ. Tên lửa Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho Mỹ như vậy, buộc quân đội và giới tình báo Mỹ phải tìm cách tránh loại mối đe dọa này, chắc chắn phải tiêu diệt tất cả bộ tư lệnh, cơ quan tình báo, thông tin, thậm chí máy tính của Quân đội Trung Quốc. 6. Mỹ hiện nay giống Anh trước đây, đầu tư rất nhiều tiền bạc để chế tạo tàu chiến cỡ lớn, tính chất mỏng manh không ngừng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghệ. Trong tình hình này, giáo sư Vlachos cho rằng vẫn có ẩn số khi cho rằng Mỹ có khả năng chiến thắng một khi khai chiến với Trung Quốc. Bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam, khủng bố đâm chìm tàu cá Việt Nam Trung Quốc hiện nay đã có ưu thế hải quân, hơn nữa còn đang tăng cường nhanh chóng thực lực quân sự. Đồng thời, khả năng chống lại Trung Quốc của Mỹ cũng có xu hướng tăng mạnh. Trung Quốc tiếp tục khởi động bộ máy truyền thông tuyên truyền, (che đậy những hành động phi pháp - PV) làm cho công chúng cảm thấy tiềm lực của Hải quân Trung Quốc vượt vài lần Mỹ, từ đó làm cho nhiều người dân hơn tự nhiên bị mê hoặc, bắt đầu ủng hộ hành động tăng cường sức mạnh quân sự tự thân của chính phủ. 7. Mỹ suy yếu trong nội chiến có được cơ hội “tạm nghỉ” về địa-chính trị trong thế kỷ 19, không còn tiến hành cạnh tranh kinh tế với Anh, trở thành các khu vực đầu tư mà Anh có thể được lợi. Anh khi đó vẫn duy trì lợi ích địa-chính trị của mình ở các khu vực như Canada, Bermuda, Cuba, Mexico. Hiện nay Mỹ chỉ trích Trung Quốc đang đánh cắp bí mật quân sự, tham vọng bành trướng biển, dùng tốc độ kinh ngạc để phát triển công nghệ quân sự, chủ động kích thích làm không ngừng leo thang xung đột vũ trang. 8. Sau nội chiến của Mỹ, Anh chuyển sang châu Âu, gây ra xung đột Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, chiến tranh Pháp-Đức và phong trào phục hưng Italia. Mỹ hiện nay rời khỏi khu vực Trung Đông, nơi mà họ đã kiểm soát 30 năm, bắt đầu chuyển mình sang hướng châu Á-Thái Bình Dương, nơi có kẻ thù chủ yếu mới là Trung Quốc. Mỹ-Nhật tập trận liên hợp (ảnh tư liệu) 9. Mãi đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Canada luôn là “sợi dây” uy tín của đế quốc Anh. Năm 1861, Anh kỳ vọng bảo vệ thành công biên giới Mỹ-Canada. Nhiệm vụ chính khi đó là giảm rủi ro ở Canada, không muốn khai chiến với Mỹ. Trái lại, các quốc gia châu Á hiện nay là những con hổ giận dữ thực sự, sẵn sàng chiến đấu bất cứ lúc nào. Trong khi đó, rủi ro thực sự của Mỹ hiện nay không phải là đề phòng những nước này, mà là bản thân có thể buộc phải bị kéo vào xung đột địa-chính trị của những nước này. 10. Anh năm 1861 nếu xâm lược Mỹ có thể sẽ cắt đứt tất cả con đường thống nhất quốc gia của Lincoln. Ngoại trưởng Mỹ khi đó cảnh báo cho rằng, Anh nếu can thiệp sẽ gây ra đại chiến thế giới Mỹ dân tộc Anh và chi nhánh châu Âu. Đối đầu giữa Trung-Mỹ hiện nay quy mô lớn hơn, nguy hiểm hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đấu tranh giữa Đông-Tây kéo dài, toàn cầu hóa, chủ nghĩa nhân đạo và trật tự thế giới sụp đổ hoàn toàn. Năm 1861, Anh và Mỹ nhanh chóng hiểu ra, trong điều kiện khủng hoảng khi đó, chiến tranh nếu có sẽ nhanh chóng khiến hai nước bị hủy diệt hoàn toàn, còn giới tinh hoa Trung-Mỹ hiện nay lại cần cuộc xung đột này, hơn nữa mỗi bên có lý do của họ. Vì vậy, giáo sư Vlachos đưa ra kết luận gây thất vọng, cho rằng, chiến tranh Trung-Mỹ chỉ là một vấn đề thời gian, bởi vì hiện nay bất kể là Mỹ hay Trung Quốc đều có tương đối nhiều người say mê với quan điểm phát động và thực hiện chiến tranh thực sự. Mỹ-Philippines tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu) ===================== 10 yếu tố mà vị giáo sư này phân tích, chỉ là yếu tố hỗ trợ. Nhưng yếu tố quan trong nhất thì lại không thấy nói đến. Đó là vấn đề ai làm bá chủ thế giới? Thiếu 10 yếu tố trong bài viết này, nhưng chỉ cần một yếu tố mà Lão Gàn phát biểu, đủ để cuộc chiến có thể xảy ra.3 likes
-
Tiếng Việt
ATN liked a post in a topic by Lãn Miên
Độc Lập Độc Lập thì Hán ngữ hiểu theo cái nghĩa đen của Hán văn là đứng (Lập) một mình (Độc). Nhưng Độc Lập vốn là từ đôi của tiếng Việt chỉ con số 1 của hệ nhị phân, lẻ loi như chiếc đũa. Nôi khái niệm của 1 là: Một = Chốt = Chắc = Chiếc = Chắt = Nhặt = Nhất = =Cật = Cây = Cọc = Cột = Đột = Đục = Đơn = Độc = Lốc = Thốc = Thẳng = Thừng = Đứng = Lừng Lững = “Lững Chi!” = Lì = Lập = ”Lập Hè!” = Lẻ = Loi = ”Loi Chứ” = Lừ = ”Độc Lừ” = Đừ = Lừ Đừ . Đếm lượng thì đơn vị 1 là nhỏ nhất, nên “nhỏ như một” gọi là Nhỏ Nhặt, đừng có chấp cái nhỏ gọi là đừng có Chấp Nhặt. Cái Đục, cái Đột đều có hình dáng cái Cột như con số 1. Cơn Lốc xoáy cũng dựng như số 1. Thốc = Thẳng = Thừng = Đứng đều là dáng thẳng như số 1. Lừ Đừ thể hiện tính lặng của Dương (là 1), ngược tính động của Âm (là 0). Độc Lập thể hiện tính cứng nhắc, duy ý chí, thiếu năng động. Độc = Đơn = 1, Lập = Lẻ = 1. Độc Lập rõ ràng là từ đôi, nhấn mạnh cái 1, viết Độc Lập tương đương như viết “Một Một” = Mốt, về biến thanh điệu thì đúng qui tắc 0+0=1, về giá trị thì Mốt = Một, như vẫn đếm “hai mươi, hai mốt”, “ba mươi, ba mốt”. Ngược với Độc Lập là Hội Nhập thể hiện tính năng động. TVGT: Lập 立, đọc thiết “Lực 力 Nhập 入” = Lập 立 (nếu Hán ngữ thiết thì “Lì 力 Rù 入” = Lù, thì trật, vì Hán ngữ đọc chữ Lập 立 là “Lì 立”). TVGT: 立 Lập, 住 trú 也 dã, 侸 đậu 也 dã (Lập là trú, là đậu, tức là đứng một chỗ, tiếng Việt gọi là ở Lì). Lập 立viết hội ý, trên là chữ Đại 大 tượng trưng người, dưới là một nét chữ Nhất 一 tượng trưng Đất (Nhất với Đất đồng âm, lấy một chữ tượng trưng chữ kia là đúng, trường hợp này cũng đúng với phát âm của Hán ngữ: chữ Nhất 一 là “Yi 一”, chữ Địa 地 là “Di 地”). Nhưng tại sao Hán ngữ đọc thiết lại đa phần là trật, như ở đây “Lì 力 Rù 入” = Lù chứ đâu thành “Lì 立”. Vậy chữ nho là của người Việt (và thơ Đường thì chỉ có giọng Việt đọc thì mới đúng âm luật). TVGT: Độc 獨, đọc thiết “Đồ 徒 Cốc 谷” = Độc 獨 (nếu Hán ngữ thiết thì là “Tu 徒 Gu 谷” = Tu thì trật, vì Hán ngữ đọc chữ Độc 獨 là “Dú 獨”). TVGT: 犬 Khuyển 爲 vi 獨 Độc 也 dã (vốn là tên một loài chó gọi là con Độc, có thói quen chỉ sống một mình, gặp con khác đồng loài là đánh nhau ngay, sách Sơn Hải Kinh xưa có nói loài chó này giống con hổ, màu trắng, đầu giống đầu chó, đuôi giống đuôi ngựa) . Chữ viết biểu ý dùng bộ Khuyển, tá âm dùng chữ Thục 屬, thành chữ Độc 獨 (đáng lý phải đọc là Đục). Từ điển giải thích Khuyển là con “thạch cẩu”, như vậy cổ xưa con Khuyển chính gọi là “con Đá” = “tu Má” (tiếng Tày và tiếng Lào). Tiếng Việt gọi con hay Chực bằng nhấn mạnh là cái lệnh “Chực Đó!” = Chó (chờ người ăn xong rồi nó mới được ăn đồ thừa). “Chực Đó!” = =Chó = “Đợi Đó!” = Đó = ”Đó Ạ!” = Đá = “Mày là con Đá” = Má (nó cũng dễ bị ăn cú đá thật khi chủ nó bực mình mà “giận cá chém thớt”). Từ Độc 獨 là chỉ một loài chó cổ xưa có tập tính là chỉ sống một mình, nên Độc 獨 chuyển nghĩa thành “một mình” và lý giải tại sao chữ Độc 獨 lại có bộ Khuyển. Dùng từ Độc Lập (đương nhiên là đã chuyển nghĩa rồi) quả là sang trọng danh giá (đúng nghĩa khi dùng chữ Quốc Ngữ để viết và đọc lên), còn nếu dùng chữ nho (đương nhiên là cũng hiểu theo cái chuyển nghĩa Độc Lập 獨 立), nhưng vì chữ nho có biểu ý nên nghĩa đen biểu ý của chữ nho (khi chưa chuyển nghĩa) lại chỉ có nghĩa là “chó lì” hay “lì như chó”. Do xưa gọi con chó là con Đá, con Độc, nên mới có tượng chó đá (mà không có tượng chó đồng hay chó vàng) và có câu thành ngữ “Chó nhảy bàn Độc” tức là chó nhảy bàn chó, ý nói cái tự tin đến mức lộng hành, tự coi mình là chủ hết thảy, coi cái bàn của chung là của riêng một mình mới dám nhảy lên ngồi . Con chó là đày tớ trong nhà. Ngạn ngữ Lào có câu “Lìn má má lề nạ. Lìn khạ khạ nhịp pua” (“Lờn chó chó liếm mặt, Lờn tớ tớ sờ đầu”). Pua=Vua=Chúa=Chậu=Đầu=Thầu=Thủ đều là các loại thủ trưởng lãnh đạo.1 like -
Bắt đầu đợt đánh “hổ” lớn trong quân đội Thu Thủy 06:51 ngày 29 tháng 06 năm 2014 TP - Trong một diễn biến được coi là không bình thường, trang mang www.81.cn, website chính thức của quân đội Trung Quốc ngày 19/6 đã đăng tải bài viết nhan đề “Quân đội không cho phép có các phần tử tham nhũng ẩn náu”. Dư luận cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy hàng loạt "hổ" (tướng lĩnh cao cấp) sẽ bị điều tra và xử lý. Viên tướng mới nhất bị bắt và điều tra là Diệp Vạn Dũng, Thiếu tướng, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy, Ủy viên trung ương Chính Hiệp toàn quốc khóa 12, nguyên Chính ủy quân khu tỉnh Tứ Xuyên (vừa về hưu cuối năm 2013). Tân Hoa xã hôm 26/6 đã xác nhận tin này. Tướng về hưu, tướng tại vị đều tham nhũng Theo báo chí, Diệp bị bắt do dính líu đến việc hối lộ Từ Tài Hậu (nguyên Phó chủ tịch Quân ủy). Khi các nhân viên điều tra của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương khám xét nhà của Từ, tìm thấy một va li chưa mở khóa. Mở ra, bên trong chứa đầy tiền, vàng cùng bản lý lịch của Diệp Vạn Dũng kèm một bức thư tự tiến cử, nhờ Từ nâng đỡ. Có lẽ do nhiều thứ quà biếu kiểu này quá nên Từ Tài Hậu quên khuấy, chưa mở, vì thế mà Diệp bị lộ. Tuy nhiên, những viên tướng như Cốc Tuấn Sơn, Diệp Vạn Dũng chỉ là những “hổ con”, còn những “hổ lớn” cỡ như Từ Tài Hậu thì đang hoặc sẽ dần lộ mặt. Vụ án Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sau hơn 2 năm trì hoãn, cuối cùng cuối tháng 3/2014 đã được giao cho tòa án quân sự xét xử, nhưng quân đội lấy cớ liên quan đến những bí mật quân sự nên sẽ không xử công khai. Vạn Khánh Lương, Bí thư thành ủy Quảng Châu Các thông tin được đăng tải trên báo chí khiến người ta kinh hoàng về nạn tham nhũng trong quân đội. Cốc Tuấn Sơn trong vòng 10 năm đã vơ vét được mấy chục tỷ tệ. Tại Phủ tướng quân Cốc xây ở quê cất giữ 550 thùng rượu quý, rất nhiều vàng bạc, đồng hồ, đồ cổ, thư họa đắt tiền. Cốc có hơn 300 ngôi nhà ở khắp nơi, bao nuôi 23 tình nhân. Cốc Tuấn Sơn dâng tiền hối lộ các quan trên Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng rồi thực hiện bán quân hàm với giá: 30 triệu tệ (gần 5 triệu USD) lon thiếu tướng…Qua điều tra đã phát hiện 4 thiếu tướng, 7 đại tá mua lon từ Cốc, trong đó 5 đã bị buộc về hưu, 6 bị giáng cấp, còn số chưa bị lộ không biết bao nhiêu… Về Từ Tài Hậu, có tin ông ta đã chọn giải pháp khai báo thành thật, nộp lại tiền để được giảm tội. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra một phụ nữ 22 tuổi tên Triệu Đan Na từ 2 năm trước đã mở 8 tài khoản ở nhiều ngân hàng Hồng Kông, rửa tiền hơn 10 tỷ đô la Hồng Kông. Sau khi bị bắt, Triệu đã nộp 30 triệu để bảo lãnh tại ngoại rồi chuồn mất. Sau này người ta mới biết Triệu Đan Na được vợ Từ Tài Hậu ủy thác để sang Hồng Kông rửa tiền… Một Phó chủ tịch Quân ủy khác cũng nhận hối lộ từ Cốc Tuấn Sơn là Quách Bá Hùng. Quách có hơn trăm căn nhà ở khắp các nơi từ Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Vân Nam, Quảng Tây, Thiểm Tây, Cam Túc. Hơn chục cô bồ trẻ đẹp ông ta bao nuôi được Từ Tài Hậu tuyển chọn từ các đoàn văn công quân đội đưa về. Không chỉ các lãnh đạo quân ủy đã về hưu dính chàm, mà cả những người đương nhiệm cũng bị điều tra. Có tin, Ủy viên Quân ủy, Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn đã nhận hối lộ của Cốc Tuấn Sơn ít nhất 1 tỷ tệ, đã bị điều tra nội bộ từ tháng 3/2014. Lãnh đạo trung ương đầu tiên mất ghế Ngày 25/6 vừa qua, Ban thường vụ Hội nghị Chính Hiệp toàn quốc thông báo bãi miễn chức vụ Phó Chủ tịch Chính Hiệp của Tô Vinh, nguyên Ủy viên TW, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hải, Cam Túc, hiện đã bị bắt và điều tra về “vi phạm kỷ cương pháp luật nghiêm trọng”. Ở Trung Quốc, những người lãnh đạo đảng, chính phủ, quốc hội và mặt trận được coi là “lãnh đạo đảng, nhà nước”, nên Tô Vinh trở thành “người lãnh đạo đảng, nhà nước” đầu tiên bị bắt kể từ sau Đại hội 18. Tuy nhiên, bị sa lưới vì tham nhũng lần này không chỉ có mình Tô Vinh. Chiều ngày 27/6, Vạn Khánh Lương, Ủy viên dự khuyết TW, Ủy viên thường vụ tỉnh ủy Quảng Đông, Bí thư thành ủy Quảng Châu đang chủ trì một hội nghị quan trọng thì bị bắt, đưa lên máy bay áp giải về Bắc Kinh để điều tra về “vi phạm kỷ cương pháp luật nghiêm trọng”. Vạn Khánh Lương trở thành Ủy viên dự khuyết trung ương thứ 3, quan chức cấp bộ và tỉnh thứ 33 bị mất chức vì tham nhũng sau Đại hội 18. Sinh năm 1964, Vạn Khánh Lương trước nay được đánh giá là cán bộ trẻ có năng lực, tác phong bình dân, là ứng cử viên của chức Tỉnh trưởng Quảng Đông khóa tới. Cặp chị em Hồ Hân, Hồ Lỗi là bồ nhí của nhiều quan chức cao cấp Ngày 19/6, trang web của Ủy ban KTKL trung ương đưa tin Lệnh Chính Sách, Phó Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Sơn Tây “bị điều tra về vi phạm kỷ cương pháp luật”. Lệnh Chính Sách chính là anh trai của Lệnh Kế Hoạch, nguyên Chánh Văn phòng trung ương, Thư ký của nguyên TBT Hồ Cẩm Đào. Lệnh Kế Hoạch đã bị bắt. Có một chi tiết báo chí không bỏ qua: Lệnh Chính Sách cùng với 3 quan chức cao cấp khác là Phó bí thư tỉnh ủy Sơn Tây Kim Đạo Minh, Phó tỉnh trưởng Đỗ Thiện Học và Thiếu tướng tư lệnh quân khu Phương Văn Bình “dùng chung” một cặp chị em ruột là Hồ Hân 37 tuổi, Hồ Lỗi 35 tuổi, chủ của 7 công ty, mà không hay biết, chỉ khi một ả bị bắt vụ việc mới vỡ lở. Được biết, cơ quan điều tra mới bắt được Hồ Lỗi, còn Hồ Hân đã trốn thoát. Báo chí địa phương cho biết, ngoài các quan chức nổi tiếng trên, có ít nhất 20 vị mày râu khác xin “phục vụ” hai ả chân dài này, trong đó có một số quan chức. Danh sách các vị này sẽ dần được công bố… ==================== Bởi vậy, Bạc Hy Lai chỉ là chuyện vặt. Còn dài dài và còn lắm chuyện. Loạn cào cào lên bây giờ. Cái này Lão Gàn nói rùi.1 like
-
Báo Mỹ: Trung Quốc vẽ bản đồ để châm ngòi chiến tranh (Tin tức 24h) - Tờ Washinton Post của Mỹ đăng bài viêt cho rằng bản đồ Trung Quốc vừa công bố với 10 đoạn đứt khúc sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến trong khu vực Bóc trần âm mưu bản đồ 'đường 10 đoạn' của Trung Quốc Bản đồ "đường 10 đoạn": Mỹ tỏ rõ thái độ với TQ Tờ The Washington Post của Mỹ số ra ngày 27/6 đã đăng bài báo có tựu đề “Liệu bản đồ mới của Trung Quốc có phải là sự mở đầu một cuộc chiến tranh?”, trong đó cho rằng việc Bắc Kinh tuần qua phát hành tấm bản đồ mới 10 đoạn đứt khúc, thay vì 9 đoạn như trước đây. Tuy không quá bất ngờ đối với các nước láng giềng, nhưng nó là một bước đi khẳng định dứt khoát yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi từ trước tới nay. Đây có thể là sự khởi đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang mới và một cuộc khẩu chiến như đã từng xảy ra khi Trung Quốc phát hành các tấm hộ chiếu in bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn và cả các vùng lãnh thổ đang có tranh chấp với Ấn Độ. Trung Quốc công bố bản đồ đường 10 đoạn Tờ báo Mỹ nhận định tấm bản đồ chỉ rõ dã tâm của Trung Quốc khi tự nhận mình có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, bên trong những nét vẽ đứt đoạn của Trung Quốc là một trong những tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới, vận chuyển số lượng hàng hóa trị giá 5,3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Bản đồ mới của Trung Quốc còn bao trùm cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khu vực từng xảy ra cuộc chiến đẫm máu năm 1962 giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Tương tự những quyển hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò" cuối năm 2012, bản đồ mới của Trung Quốc bị các quốc gia láng giềng và thế giới chỉ trích mạnh mẽ. Tăng trưởng kinh tế nóng của Trung Quốc dẫn đến sự quyết đoán hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ của chính quyền Bắc Kinh. Tờ báo cũng chỉ ra rằng hành động tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc gây quan ngại cho các nước láng giềng đồng thời thách thức vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương. Cùng ngày, Hãng tin Bloomberg của Mỹ dẫn các nguồn tin tại Trung Quốc nói rằng một trong những giàn khoan dầu mới của nước này đã “tới vị trí của nó” ở Biển Đông, cách bờ biển Việt Nam khoảng 160km. Song song hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu hộ tống hùng hậu trong khu vực thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc cũng đang tiến hành các hoạt động tuần tra ở không phận phía trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản nhiều lần cáo buộc phi cơ Trung Quốc thực hiện các “hành động nguy hiểm” khi áp sát máy bay quân sự Nhật Bản. Ngoài ra, Philippines nhiều lần cáo buộc Trung Quốc tiến hành cải tạo đất trên các đảo và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việc in bản đồ mới nối dài những hành động gây hấn liên tiếp, làm lộ rõ dã tâm của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng. Đỗ Phong (Tổng hợp VN+, Zing) =============== Bởi vậy, Lão Gàn mới phát biểu rằng thì là mà: Thủ Tướng Ấn Độ và Tung Cóoc bắt tay nhau, chẳng qua là phép lịch sự của hai đấu thủ chuẩn bị lên võ đài.1 like
-
Bất ngờ quan hệ quân sự Mỹ – Trung thực sự cải thiện Thứ bảy, 28/06/2014, 18:50 (GMT+7) (Quốc tế) - Quan hệ quân sự Mỹ -Trung được cải thiện đáng kể trong vòng 4 năm qua. Năm nay, lần đầu tiên Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 do Mỹ đứng đầu. Nhiều chuyên gia nhận định, bất chấp “màn đấu khẩu” của đại diện hai nước ở Đối thoại Shangri-La tại Singapore vừa qua, mối quan hệ này thực sự có nhiều chuyển biến đáng kể. Thăng trầm quan hệ quân sự Mỹ -Trung Vào năm 2010, mối quan hệ này mong manh tới nỗi Trung Quốc quyết định cắt đứt hoàn toàn các hoạt động hợp tác quân sự với Mỹ để trả đũa việc Washington bán vũ khí cho Đài Loan. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã bình luận một cách giận dữ rằng, quân sự là lĩnh vực duy nhất hai bên không đạt được tiến bộ Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào mong muốn hai bên thực thi “các hoạt động tiếp xúc quân sự lâu bền và đáng tin cậy ở mọi cấp độ nhằm giảm thiểu nguy cơ hiểu nhầm và tính toán sai lầm”. Tuy nhiên, kể từ khi “làm lành” vào tháng 1/2011, mối quan hệ quân sự giữa hai nước trở nên khá ổn định. Cụ thể, sau chuyến thăm Bắc Kinh năm 2011 của ông Gates, một loạt các cuộc gặp gỡ giữa các quan chức quân sự hai bên đã diễn ra, bao gồm chuyến thăm Mỹ vào năm 2011 và 2012 lần lượt của Tổng tham mưu trưởng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc… Nhận xét về hai chuyến thăm này, giới truyền thông cho rằng, đó là một “bước tiến lớn” trong quan hệ quân sự Bắc Kinh-Washington. Tướng quân đội hai nước bắt tay sau một cuộc tập trận chung. Kể từ “bước chuyển” đó, Mỹ, Trung tăng cường các hoạt động tiếp xúc quân sự. Đáp lại “thiện chí” của Trung Quốc, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Leon Panetta… cũng thăm Bắc Kinh vào năm 2011. Năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn tới Mỹ và đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng có chuyến thăm Trung Quốc. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey và Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Tướng Phòng Phong Huy cũng có các chuyến thăm tương tự vào năm 2013 và 2014. Tàu khu trục Lâm Nghi của Trung Quốc ở cảng Haiwaii. Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc quân sự là mục tiêu của Tổng thống Mỹ Obama, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Đây là dấu hiệu chứng tỏ, Trung Quốc mong muốn tham gia vào các cuộc đối thoại quân sự dù nhiều chuyên gia cho rằng, các cuộc đối thoại cũng thường là dịp để Trung Quốc bày tỏ sự bất mãn với các hành động của Mỹ. Tới nay, Trung Quốc tỏ ra hào hứng tham gia vào các cuộc bàn bạc nghiêm túc về chính sách quân sự của Mỹ (đặc biệt là chính sách xoay trục châu Á-Thái Bình Dương) trong khi các cuộc họp song phương cấp cao diễn ra thường xuyên hơn. Thêm vào đó, hai bên bắt đầu tăng cường các cuộc tập trận chung hay song phương. Mỹ và Trung Quốc đã tổ chức một số cuộc tập trận chung về tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai. Đây chỉ là những bước tiến nhỏ nhưng vẫn là tiến bộ. Trung Quốc tỏ ra rất coi trọng việc nước này tham gia RIMPAC. Tân Hoa Xã bình luận rằng, cuộc tập trận này “không chỉ thể hiện thực chất quan hệ Mỹ – Trung”. Hợp tác quân sự Mỹ – Trung, dù dưới hình thức tập trận chung hay hội đàm cấp cao, chưa phải là “phương thuốc chữa hẳn” căng thẳng giữa hai nước. Đó cũng chưa phải là biện pháp hiệu quả như một số người đã hy vọng có thể giúp ngăn chặn các biến cố. Trong cuốn “Giải pháp và Sự đảm bảo chiến lược”, hai học giả James Steinberg và Michael O’Hanlon lập luận, các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ và Trung Quốc cần tiếp xúc nhiều hơn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Ngoài ra, hai bên cần tiến tới các thỏa thuận để xử lý và ra “tín hiệu” đúng cách trên các vùng biển quốc tế nhằm phòng ngừa khủng hoảng từ xa. Tới nay, Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa đạt được mục tiêu này song, hai nước chắc chắn sẽ không thực hiện được điều đó nếu không tiến hành các cuộc tiếp xúc thường xuyên như hiện nay. (Theo Kiến Thức) =================== Sau cuộc tập trận của Tàu với Nga và ngài Putin sang thăm Tàu, thiên hạ đồn ầm ĩ về "khả năng một liên minh Nga Tàu sẽ xuất hiện chi phối thế gian, sẽ làm Hoa Kỳ sợ phát khiếp". Nghe tin đồn này, Lão Gàn cười khục khục, tóe cả rượu Votka Men với chuối xanh đang nhậu ra khỏi miệng. Lão Gàn cho rằng (Đại ý, xem nguyên văn trong topic này): đây là một thứ liên minh lỏng lẻo, hình thức mang tính lợi dụng lẫn nhau trong một sự kiện quốc tế. Quả nhiên đúng như thế. Bây giờ lại tập trận Tàu và Hoa Kỳ với các đồng minh. Anh Tàu tỏ ra phấn khỉ - phen này mà cáp độ được với Huê Kỳ thì mấy thằng lóc nhóc chỉ có ăn đòn, Nga cũng cho đi luôn, nên phát biểu ý kiến: Đã vậy, mấy học giả Hoa Kỳ có vẻ như phụ họa: Leo mựa. Thế gian còn nhiều bí ẩn, Lão Gàn đôi khi cũng không thể cầm đèn chạy trước ô tô. Nên Lão Gàn chỉ phát biểu thế này - nói theo cách nói của đám trẻ hiện nay - : "Đã dốt nát lại tỏ ra nguy hiểm". Sau vụ tập trân này, anh Tàu sẽ có vài động tác gây sự ở đâu đó để xem thái độ thật của Hoa Kỳ. Mựa! Đúng là "lưỡi bò" thật. Lão Gàn viết những bài mang tính học thuật, đôi khi căng thẳng, chơi gamme mãi cũng chán, nên sang cái topic này thư giãn một tý. Xin miễn chấp.1 like
-
Quán vắng!
ATN liked a post in a topic by Đại Phúc
Khám phá người Kinh ở TQ. ========== http://m.nguyentandung.org/xuc-dong-kham-pha-cong-dong-nguoi-kinh-o-trung-quoc.html1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
LẠI MỘT BÀI TOÁN SAI =========================== Giải mã ký tự bí ẩn trên nhà lòe loẹt nhất Hồ Tây (Kienthuc.net.vn) - Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói như màu cờ Việt Nam, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông". Đột nhập căn hộ lung linh ở đất vàng Hồ Tây Kiến trúc nhà không tưởng ở đất vàng Hồ Tây (1) Những ai đi qua đường Lạc Long Quân (đoạn gần đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội) không khỏi ấn tượng và ngoái nhìn một ngôi nhà có thiết kế hết sức độc đáo. Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông", cửa ra vào được thiết kế như cổng thành... Nhưng ít ai biết rằng, ngôi nhà dường như lòe loẹt nhất trên đất vàng Tây Hồ này là trụ sở của một công ty, đồng thời cũng là nhà hàng của công ty này. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý bán hàng của nhà hàng có tên "Việt Square" này cho hay: Ngôi nhà được xây dựng với mục đích khôi phục lại một phần lịch sử của dân tộc thông qua không gian ấm cúng, đậm chất thuần Việt. Ngôi nhà gây chú ý với màu sơn đỏ rực rỡ trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Hải Sơn. Theo anh Hùng, có lẽ điểm thu hút nhất của ngôi nhà và khiến nhiều người thắc mắc nhất chính là 3 dòng chữ được treo ở cửa chính và 2 cửa phụ của ngôi nhà. Không phải ngẫu nhiên mà 3 dòng chữ này được treo lên ở đây. Theo giải thích của anh Hùng thì "Xích Qủy" là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Xích nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam. Theo Kinh Dịch, phương Nam là nơi văn minh. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh biên soạn, trang 168, Hãn Mạn Tử hiệu đính, Nhà xuất bản Trường Thi xuất bản năm 1932), tục truyền "Xích Qủy" là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của Việt Nam vào thời Kinh Dương Vương. Những dòng chữ khó hiểu treo trên mặt tiền của ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn. Còn "Bách Việt" là các tộc người Việt Cổ. Theo một số sách cổ sử, các tộc người này lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam (bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam). Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông. Lá cờ Tổ quốc luôn được treo trước ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn. Trong khi đó, theo lý giải của anh Hùng thì "Thần Nông" theo huyền thoại là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, đồng thời cũng là ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược. "Thần Nông" giúp con người có cuộc sống no đủ. Ba từ này hợp lại, không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà còn cho thấy mong muốn đất nước luôn lo ấm. Từ những ý nghĩa của 3 cụm từ trên, ngôi nhà được xây dựng với mong muốn khôi phục hình ảnh lịch sử của dân tộc và để người dân thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam tồn tại gần 2.800 năm lịch sử. Đây cũng là một trong những cách thể hiện lòng yêu nước của chủ nhà. Cũng vì lẽ đó, ngôi nhà chọn màu sơn cực bắt mắt và nổi bật là màu sơn đỏ, đây cũng là màu tượng trưng cho ngôi sao "Xích Qủy", ngôi sao đẹp gắn liền với đất nước và con người Việt Nam. Không gian thuần Việt, ấm cúng bên trong ngôi nhà. Kể từ khi thi công, phải mất 6 tháng ngôi nhà mới được hoàn thiện. Từ các vật liệu sắt thép lắp ghép, vật liệu cách nhiệt và chống cháy, ngôi nhà được hoàn chỉnh trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Chị Hân, người kinh doanh phế liệu ngay bên cạnh ngôi nhà cho hay: "Nhiều người đến bán phế liệu chỗ tôi cũng tỏ ra ngạc nhiên khi thấy ngôi nhà này. Bởi ngôi nhà quá rực rỡ và thoạt nhìn thì thấy nó kiên cố như một lô cốt. Bên trong nhà được trang trí rất đẹp. Tôi rất thích những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc trong đó". Còn anh Hoàng, chuyên sửa chữa khóa cũng gần ngôi nhà cho biết: "Nhìn vậy thôi chứ bên trong nhà họ bày trí đẹp lắm, nhìn sang trọng và ấm cúng lắm. Nghe nói ông chủ muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam tới nước ngoài". Trong khi đó, nói về công trình thuộc hàng "độc" của công ty mình, anh Hùng không khỏi hào hứng: Tuy chỉ rộng 400 m2 nhưng sức chứa của ngôi nhà này có thể lên tới 200 người. Nội thất được bày trí sang trọng nhưng cũng hết sức lãng mạn, ấm cúng. Với tiêu chí là điểm tham quan hấp dẫn với du khách bốn phương để giới thiệu về nét văn hóa Việt Nam, ngôi nhà được bày trí tới 400 chiếc đèn lồng Hội An đủ màu sắc và cùng nhiều chiếc nón lá được treo trên trần gỗ. Sàn nhà cũng đậm chất dân tộc với các phên tre, chiếu tre. Toàn bộ bàn ghế bên trong ngôi nhà được chủ nhân sử dụng chất liệu gỗ, bọc da. Để làm mới và sinh động thêm không gian, chủ nhân không bao giờ quên trang trí thêm hoa tươi ngay cửa ra vào và trên các bàn, các kệ. Theo anh Hùng, ngôi nhà còn đạt được các yếu tố về phong thủy vì mọi đồ vật đều được bày trí hài hòa, tiện lợi và tạo ra sự lưu thông không khí trong ngôi nhà. Trong tương lai, nhiều công trình đậm bản sắc dân tộc như ngôi nhà đỏ sẽ được xây dựng khi công ty phát triển ở nhiều địa phương, theo lời anh Hùng. Hải Sơn =========================== Quí vị và anh chị em thân mến. Rõ ràng: 2879 TCN + 2014 không thể thành 2800 năm lịch sử. Nhưng họ vẫn viết như vậy, bất chấp cả chân lý tối thiểu là một con toán cộng, mang tính quy ước thuần túy. Đây là báo điện tử với danh xưng "Kiến thức".net còn như vậy và tự mâu thuẫn với mình. Vậy thì cái "cơ sở khoa học" của sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt nhằm mục đich gì - khi mà cái "cơ sở khoa học" tối thiểu là con tính cộng, cũng không có?1 like