• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/06/2014 in all areas

  1. Hà Nội Chuyện ly kỳ về ngôi biệt thự bỏ hoang trên “đất vàng” Hà Nội Thứ Sáu, 27/06/2014 - 13:13 (Dân trí) - Căn biệt thự 500m2 nằm trên khu “đất vàng” của quận Tây Hồ với trị giá hàng trăm tỉ bị bỏ hoang nhiều năm khiến nhiều người không khỏi xót xa. Sững sờ với “biệt thự đá” trăm tỷ tại Hà Nội Những vùng giàu Hà Nội: Biệt thự Hồ Tây, gia thế truyền đời Từ lâu nay, trên mặt đường Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội, một căn biệt thự rộng hàng trăm mét vuông bị bỏ hoang phế nhiều năm khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Giữa lúc “tấc đất tấc vàng”, một cơ ngơi bạc tỉ như vậy lại bị vứt chỏng chơ mặc cho gió mưa tàn phá. Quan sát thực tế, biệt thự có 4 tầng tọa lạc trên mặt đường Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) diện tích khoảng 500m2. Phía dưới có một tầng hầm để xe ô tô. Theo tìm hiểu từ những người dân sinh sống nơi đây, lịch sử của toà biệt thự bỏ hoang đã hơn 10 năm nay. Khoảng năm 1988, khu đất xây dựng biệt thự này thuộc sở hữu của một người đàn ông tên Hiển, có tiếng trong giới kinh doanh ở Hà Nội. Toà biệt thự bỏ hoang nhiều năm nay trên đường Lạc Long Quân (phường Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội) Sau khi mua đất, ông Hiển đã cho công nhân san lấp để mở một xưởng buôn bán đồ gỗ nội thất cao cấp. Cửa hàng hoạt động kinh doanh tấp nập được một thời gian dài thì chủ khu đất rơi vào cảnh phá sản do giá gỗ khi thành phẩm bị rớt giá thê thảm, ông chủ buôn gỗ lỗ nặng. Khu đất sau đó bị chính quyền thu hồi. Đến năm 1991, một cặp vợ chồng sau khi làm thủ tục đã mua lại khu đất trên và cho xây dựng thành một khách sạn thuộc dạng “vip”. Với vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng. Khách sạn được kiến trúc sư thiết kế theo phong cách tây âu. Mục đích của hai vợ chồng nhằm kinh doanh cho thuê phòng nghỉ, tổ chức đám cưới. Năm 1994, toà nhà được hoàn thành và trở thành công trình hoành tráng nhất trên đường Lạc Long Quân thời bấy giờ. Toà biệt thự đã xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm hoang phế Tuy nhiên, sau khi khánh thành, không như mong đợi, khách sạn không mấy khi có khách. Việc làm ăn bị rơi vào bế tắc. Đặc biệt, hai vợ chồng chủ khách sạn do bất hoà trong cuộc sống đã làm đơn ly dị ra toà và ly hôn. Sau đó vài năm, đường Lạc Long Quân được mở rộng, căn nhà ở mặt đường nên dính một phần quy hoạch. Gia đình chủ khách sạn không đồng ý trong việc đền bù đất. Do chưa thoả thuận được nên khách sạn tạm đóng cửa và bỏ hoang phế cho đến tận bây giờ. Toà biệt thự có trị giá vài trăm tỉ bị bỏ hoang khiến nhiều người xót xa Sau khi khách hạn bỏ hoang, nhiều người dân đã bắt đầu đồn thổi về “khu đất ma ám”. Họ cho rằng khu đất này nằm ngay sát khu nghĩa địa, phong thủ xấu nên ai sinh sống, làm ăn ở đây đều gặp chuyện xui xẻo. Cho đến thời điểm hiện tại, căn nhà được quây tôn phía dưới, do để hoang quá lâu nên phần sơn đã bong tróc bung bét. Bên trong căn nhà các hạng mục công trình đã hư hỏng nặng. Nhiều người đi qua không khỏi xót xa trước “của một đống tiền” bỏ hoang. Theo một lãnh đạo ở phường Nhật Tân, Trước đây, toà nhà từng được dùng để kinh doanh khách sạn nhưng do không có khách nên hoạt động kinh doanh bị đổ vỡ. Sau đó, căn nhà xảy ra tranh chấp kiện tụng kéo dài cả chục năm nên biệt thự tiền tỉ trên đất vàng vẫn bị bỏ hoang. Lê Tú ================== Nhìn hình tướng bên ngoài của tòa biệt thự này, thấy không đến nỗi phải tàn lụi như vậy - Còn tốt hơn nhiều so với hình tướng nhà ông Bầu Kiên. Có thể dự báo sự thất bại của căn nhà này bởi những nguyên nhân sau: Nằm trong cách Liêm đao sát của con đường và quay lưng ra Hồ Tây. Nhưng đây cũng chỉ là phỏng đoán. PS: Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt ở Hanoi, biết căn nhà này ở đâu thì thày trò kéo nhau đi xem. Tôi sắp có dịp ra Hanoi. Tôi sẽ phân tích cách xấu của ngôi nhà này để anh chị em tham khảo..
    4 likes
  2. Đấu Tranh Ai cũng hiểu Đấu Tranh là phải đánh để giành quyền lợi. Nhưng đánh đây không phải là một cú “Đi Nhanh” = Đánh (như cú sét đánh) mà là phải “Đi Lâu” = Đấu 鬥 (như đấu vật, đấu võ, đấu cờ). Cặp từ đối nguyên thủy Đứng/Đi thể hiện rõ tính Â/D = Trong/Ngoài của nó là “Đứng Trong” = Đọng 凍 và "Đi Ra" = Đả, “Đi Rộng” = Động 動, từ đôi Đả Động, cũng lại có cặp từ đối nguyên thủy là Đọng 凍/ / Động 動. “Động Nhanh” = “Đi Nhanh” = Đánh (một cú đánh), còn “Đi Lâu” = Đấu 鬥 (một cuộc đấu). Trong cuộc cờ vẫn giục đối phương là "Đi đi!" là đi Nước cờ, từ đôi Nước Bước là nói về phương tiện đi cả trên thủy cả trên bộ, như thành ngữ "đường đi nước bước". Nhấn mạnh “Đi nhanh Ạ!” = Đả 打, nho viết từ Đánh bằng chữ Đả 打. Không đánh là đứng, thành cặp từ đối Đứng/Đánh. Nhấn mạnh “Hẳn Động” = “Hẳn Đi” = “Hẳn Đánh” = Hành 行. Nên khi nói phải Hành 行 Động 動 là hàm ý phải đi nhanh, phải đánh nhanh. Nhấn mạnh "Hẳn Đả" = Há, Há cũng là một động từ, mang ý chuyển nghĩa là đấu bằng miệng, còn gọi là đấu khẩu. Mẹ vẫn dặn con "Đừng có mà Há miệng bép xép nha" nghĩa là đừng có nói lộ bí mật. Thành ngữ còn có câu "Há miệng mắc quai" ý là vì lý do nhạy cảm nào đó mà không dám đấu khẩu. Nhưng Đấu 鬥 Tranh 爭 là phải "Đi Lâu" = Đấu để giành lấy quyền lợi nên mới gọi là cuộc đấu tranh hay cuộc cờ mà không thể gọi là “cú đấu tranh”, trong khi có thể gọi “cú đánh” mà không thể gọi “cuộc đánh”. Cặp từ đối nguyên thủy Giữ/Giành thể hiện là “bảo lưu quyền lợi vốn có”/ “đấu lấy quyền lợi vốn có đã bị mất”, tương đương với viết bằng hai chữ hàn lâm là Trữ 貯 / Tranh 爭, bởi Trữ có gốc do “Trong thế Giữ” = Trữ 貯; và Tranh có gốc do “Trong thế Giành” = Tranh 爭, từ đôi Tranh Giành. Nôi khái niệm của Giành là: Giun = Dãn = Giành = Kgiành (tiếng Môn) = Prchành (tiếng Thái) = Chèng (tiếng Mường) = Prchèng (tiếng Khơme) = Cheng (tiếng Nùng) = Saing (tiếng Indonexia) = Tranh = Ganh = Nạnh(chuyển nghĩa thành Ghen) = Nạnh = nhấn mạnh “Nạnh Chứ!” = Nư (chuyển nghĩa thành Hờn), từ đôi Hờn Ghen ( tục ngữ “Đau Đẻ : Ngứa Ghẻ : Hờn Ghen” là ba trạng thái bức xúc như nhau, về hình thức đặt câu tục ngữ chẳng khác gì khi nói ba trạng thái vô cảm như nhau là “Để Lâu : Cứt Trâu : Hóa Bùn”). Có thể so sánh hai cặp đối tương đương là cặp đối Đừ/Đánh với cặp đối “Để Lâu: Cứt Trâu: Hóa Bùn” / ”Đau Đẻ: Ngứa Ghẻ: Hờn Ghen”. Bức xúc như Đau Đẻ thì phải “Đi Nhanh” = Đánh thôi, như ‘Quyết” = “Quyết Chứ!” = Cú, là cú đánh quyết định của cuộc cờ, thì mới có thể khai sinh ra cái mới được. TVGT: 鬥 Đấu, 兩 lưỡng 士 sĩ 相 tương 對 đối 也 dã . Đây là giải thích khi từ Đấu đã được ứng dụng cách nay hai ngàn năm để chỉ sự “Đối Đầu” = Đấu (của các trường hợp cãi nhau, bất đồng chính kiến v.v.), không còn là nguyên gốc “Đi nước cờ Lâu” = Đấu trước đó ba nghìn năm, tức cách nay năm ngàn năm. TVGT: 爭 Tranh, 拽 Duệ, 引 Dẫn 也 dã (Tranh là Giành). Ở đây chữ Duệ 拽 hay Dẫn 引 được dùng để phiên âm cho từ Giành, đúng hình ảnh kéo dãn (chữ Duệ 拽) con Giun (chữ Dẫn 引,蚓) mà hai con gà con giành nhau mỗi con một đầu kéo căng con giun mồi ra, không con nào chịu nhường con nào. Kết luận: Từ Tranh 爭 không phải là cái “tố gốc Hán” như Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ, NXB KHXH HN 1991 giải thích (trang 426), để rồi từ Tranh 爭 được “Việt hóa cả về ngữ âm lẫn ngữ pháp” mà trở thành từ Giành của tiếng Việt. Ngược lại Tranh Giành đều là những từ gốc Việt, bắt đầu xuất xứ là từ con Giun mồi mà gà mẹ quăng ra cho hai con gà con, nhưng hai con gà con lại đều tự muốn độc chiếm, nên mỗi con một đầu kéo “Dãn Căng” = Giằng con giun mồi ra. Cuộc Giằng Co diễn ra bằng những bước võ “Đi khá Lâu” = Đấu giữa con gà Anh và con gà Em, mang tên hai đấu thủ là Giằng Anh và Giằng Em. Phần được cuối cùng ngả về phía con gà anh là “Giằng Anh” = Giành, cướp trọn mất con giun mồi, nhưng nó chưa thể rảnh để ăn, mà vẫn phải tha con giun mồi mà chạy mong thoát khỏi sự đuổi đòi của con gà em. Con gà em thì đành chỉ còn làm được cái việc là vừa đuổi theo vừa chu chéo lên là “Giằng Em” = Gièm (gièm pha, chửi bới). Trong vụ “tranh chấp” này đã sinh ra nhờ QT Lướt được hai từ mới: Giành hàm ý là muốn thắng bằng sức mạnh cơ bắp (gà anh khỏe hơn); Gièm hàm ý là muốn thắng bằng đấu khẩu tức Gièm Pha. Pha nghĩa là lời nói: Van = Vân = Văng = Và (tiếng Việt Đông) = Pha. Gièm Pha nghĩa là Chửi Bới = Chê Bai (“Chửi Hề!” = Chê, “Bới Hày!” = Bai. Hề = "Hề Đấy!" = Hầy = "Hầy Này!" = Hày - tiếng Nhật, làm phụ từ khẳng định đứng sau câu). Gà mẹ làm trọng tài quốc tế mới phân xử: quát to thằng anh rằng “đừng có Giành em !” và la lớn thằng em rằng “đừng có Gièm anh!” (chỉ là một từ nói lái cảnh cáo về cái tội của mỗi đứa là “Giành em!” = “Gièm anh!”, chia cho hai đứa mỗi đứa một nửa cái đẳng thức thì đúng là công bằng như tòa phán). Vở diễn “Trong cái thế giằng co mà Giành” = Tranh, gọi là Tranh nhau, Tranh Giành nhau, cũng gọi là Đấu Tranh (vì nó “Đi rất Lâu” = Đấu) mà hình thành từ Tranh và Đấu. Giải thích cho trẻ mẫu giáo từ Tranh Giành như hai lúa giải thích ở đây từ bức “Tranh” hai con gà giằng co với nhau một con giun là hoàn toàn đúng sự thật hình thành của từ Tranh Giành mà Hán ngữ không thể lý giải được, mặc dù Hán ngữ đã mượn dùng chữ nho Tranh 爭, Đấu 鬥 và Đấu Tranh 鬥 爭. Hơn là trong khi trẻ đang hứng thú chờ nghe giải thích nghĩa của từ Tranh Giành thì cô phán rằng: “Tranh là một từ Hán-Việt, tức cái tố gốc Hán” (vì “chính Thầy dạy Cô thế” ! – nhại lời một bài hát), chẳng khác gì tạt vào mặt trẻ con bát nước lạnh, làm nó tiu nghỉu ngó thật tội nghiệp. Chính cụm từ thể hiện hình ảnh “Trong cái thế giằng co nhau để mà Giành” = Tranh (nhờ QT Lướt), mà từ Tranh còn được dùng chuyển nghĩa chỉ bức Tranh (hàm nghĩa của nó còn hay hơn từ “bức Họa” nhiều) vì nó nói lên sự tương tác giằng co của vạn vật sắp xếp trong bức “Tranh” đó (muôn Hoa tranh sắc, thiên Cầm tranh ngôn). Động từ Giằng Co là từ đôi, bản thân từ đôi là để nhấn mạnh ý, ý ở đây là cái sự kéo, nhưng bản thân Giằng (1) và Co (2) trong từ đôi này cũng là đã được nhấn mạnh rồi: (1) “Giun bị kéo Căng” = “Dãn Căng” = Giằng, Giằng chuyển nghĩa chỉ sự kéo về phía mình (Giằng còn chuyển nghĩa chỉ phương tiện kéo, ví dụ cái Giằng xay là cái cần bằng tre hình chữ T làm tay cầm, đầu dài có cái mỏ để móc vào lỗ tai cái cối xay mà kéo về phía mình cho cối nó quay = xoay (“Cuốn Hày!” = Quay, “Xe Hày!” = Xoay = "Xoay Hày!" = Xay, Xay chuyển nghĩa chỉ nghiền bằng động tác quay tròn cái thớt trên của cối. Hề = "Hề Đấy!" = Hầy = "Hầy Này!" = Hày - tiếng Nhật, đều là những phụ từ khẳng định đứng cuối câu), Giằng còn chuyển nghĩa bằng nhấn mạnh là “Thành Giằng” = Thằng, chuyển nghĩa thành từ chỉ dùng riêng để gọi con trai mà không thể dùng để gọi con gái, vì trai là đứa luôn muốn Lôi kéo gái về phía mình, tức nó là “Thần Giằng” = = Thằng , là Thằng Cu; (ca dao: “Lấy chồng từ thủa mười lăm. Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi. Đến năm mười tám đôi mươi. Tôi nằm dưới đất chồng Lôi lên giường. Một rằng thương hai rằng thương. Có bốn chân giường gãy một còn ba”. Cu nghĩa là “Kéo lại mà Đụ” = Cu = Tu = Tử 子 = “Tử 子 Chi 之!” = Tí 子);(2) Kéo nhấn mạnh “Kéo Đó!” = Co. Hai đứa cùng Giằng Co, tức mỗi đứa đều Giằng, là kéo về phía mình, nên từ Giằng chuyển nghĩa chỉ tên mỗi đứa trong cái vụ cụ thể này, đứa có sức mạnh cơ bắp hơn chính là đứa “Giằng Anh” = Giành. Giành chuyển nghĩa chỉ sự “chiếm lấy phần hơn”, chưa nói người, cỏ cây cũng như vậy cả, nhấn mạnh ý “giành” nhiều là lướt từ lặp “Giành Giành” = Gianh, 1+1=0, Gianh dùng chỉ tên loài cỏ có sức Giành đất hơn hẳn các loài cỏ khác. Chỉ cần đốt cháy sạch một khoảnh đồi rồi bỏ đó, chỉ cần một trận mưa xuống là toàn vạt đồi ấy nhú lên toàn là cỏ Gianh, không cỏ nào khác kịp mọc xen với nó. Lá cỏ Gianh dài và cứng, dùng để tết thành tấm Tranh lợp nhà. Tên cỏ là cỏ Gianh, tết thành tấm lại gọi là tấm Tranh, vì khi tết các lá cỏ vào với ba nan tre thì chúng đã xếp lại “Trong thế giằng co nhau mà Giành” = Tranh (để có chỗ đứng là phần hơn trong ba nan tre đó). Và khi lợp thì cũng gọi là mái Tranh, vì các tấm cũng “Trong thế cài chồng lên nhau mà Giành” = Tranh, để có vị trí hơn trên mái. Cho nên không riêng cỏ gianh, mà dùng rạ hay lá dừa làm tấm lợp đều gọi là tấm Tranh, mái Tranh, xứ người Việt thì mới có “nhà mái tranh nghèo vương khói lam chiều”. Đến đây thì tiến sĩ viện ngôn ngữ cũng phải chịu với hai lúa là có từ Giành dân dã rồi mới có từ Tranh hàn lâm, đều trong Nôi khái niệm của ngôn ngữ Mẹ là tiếng Việt cả.
    3 likes
  3. Học giả Trung Quốc: Nên tạm gác Hoa Đông, "xử lý" Biển Đông trước Hồng Thủy 28/06/14 06:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Xử lý vấn đề Biển Đông sẽ là chỉ số quan trọng đánh giá liệu Trung Quốc có thể trở thành một cường quốc khu vực và trở thành cường quốc hải quân hay không. Ông Kim Vĩnh Minh. Tờ China Daily ngày 26/6 đăng bài phân tích của Kim Vĩnh Minh, Viện trưởng Viện Chiến lược biển thuộc Viện Khoa học xã hội Thượng Hải cho rằng, xử lý vấn đề Biển Đông sẽ là chỉ số quan trọng đánh giá liệu Trung Quốc có thể trở thành một cường quốc khu vực và trở thành cường quốc hải quân hay không. Với các yếu tố phức tạp về liên minh Mỹ - Nhật Bản xung quanh việc giải quyết tranh chấp trên quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku, ông Minh cho rằng Trung Quốc nên cố gắng duy trì ổn định ở biển Hoa Đông và tập trung vào giải quyết vấn đề Biển Đông với Philippines và Việt Nam trước. Kim Vĩnh Minh lo ngại, kể từ khi Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển, có khả năng các nước khác cũng sẽ "làm theo". Bắc Kinh nên thu thập chứng cứ để chuẩn bị đối phó tốt hơn với việc này mặc dù Trung Quốc vẫn từ chối tham gia vụ kiện. Theo ông Minh, Trung Quốc cần phải dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế có liên quan, công bố yêu sách rõ ràng của họ về (cái gọi là) chủ quyền với các đảo ở Biển Đông, vùng biển lân cận cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với đáy biển và dưới lòng đất của các khu vực có liên quan. Tranh chấp trên biển đang thử nghiệm sự khôn ngoan của Bắc Kinh trong việc xử lý mối quan hệ với Mỹ một cách hết sức thận trọng, đảm bảo rằng sự phát triển hòa bình của Trung Quốc không bị gián đoạn, ông Minh bình luận. Học giả này tiếp tục luận điệu thường thấy của giới truyền thông và nghiên cứu nhà nước Trung Quốc khi quy chụp trách nhiệm căng thẳng trên Biển Đông cho chính sách tái cân bằng của Mỹ sang châu Á. Theo ông Minh, chiến lược tái cân bằng được thiết kế không chỉ tái cơ cấu sự hợp tác giữa Washington với các đồng minh ở châu Á, mà còn cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại ASEAN và "duy trì sự thống trị của mình" để tìm kiếm tối đa lợi ích từ sự phát triển của châu Á. Ông Minh cho rằng kể từ khi Mỹ không mấy thành công trong việc thúc đẩy đàm phán hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Washington đã thúc đẩy chiến lược tái cân bằng và đã bắt tay vào nhiệm vụ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, thiết lập "vòng kiềm tỏa" đầu tiên với Trung Quốc. Trong khi đó các nước châu Á có tranh chấp với Trung Quốc (thực chất là Trung Quốc bành trướng lãnh thổ, nhảy vào tranh chấp với láng giềng, biến các vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp - PV) hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Bình luận của Kim Vĩnh Minh thực chất là chiêu trò thủ đoạn đổi chác lợi ích giữa các nước lớn trên lưng các nước nhỏ mà Bắc Kinh đã dùng năm 1974 khi xâm lược nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lấp liếm cho chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc mà thôi. Kim Vĩnh Minh cho rằng các quốc gia này đã đấu tranh không khoan nhượng chống lại (sự bành trướng, khiêu khích của) Trung Quốc và bắt đầu những gì có thể gọi là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông chủ yếu xoay quanh an ninh hàng hải. Mâu thuẫn lớn nhất đặt ra theo Kim Vĩnh Minh, là có hay không việc các quốc gia phải được chính phủ Trung Quốc chấp thuận trước mới được phép thực hiện các hoạt động trinh sát trên không, khảo sát và tập trận chung trong (cái gọi là) vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Bắc Kinh luôn cho rằng điều này là cần thiết?! Tuy nhiên Kim Vĩnh Minh không hề nói rõ, cái gọi là "vùng đặc quyền kinh tế" của Trung Quốc ở Biển Đông phạm vi ra sao, hay lại là đường lưỡi bò phi pháp? Tuy nhiên người Mỹ nghĩ khác, tự do hàng không và hàng hải là quyền của các nước tiến hành các hoạt động quân sự trong vùng kinh tế đặc quyền của nước khác, miễn là không dẫn đến xung đột, ông Minh phân tích. Kim Vĩnh Minh cho rằng, mặc dù nhấn mạnh trên nguyên tắc các nước phải được Trung Quốc đồng ý trước để tiến hành các hoạt động quân sự trong (cái gọi là) vùng đặc quyền kinh tế của Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc vẫn đảm bảo an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông và Hoa Đông. Điều này cho thấy, Kim Vĩnh Minh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen giữa khái niệm "vùng đặc quyền kinh tế" ở Biển Đông với đường lưỡi bò bất hợp pháp, bởi Trung Quốc chưa bao giờ giải thích rõ ràng trước dư luận về yêu sách "chủ quyền" của họ ngoài việc quăng ra đường 9 đoạn, bây giờ là 10 đoạn mà không một lời giải thích, cũng không nêu bất cứ tên gọi nào theo luật pháp quốc tế để gọi đường lưỡi bò này. Theo ông Minh, chính vì Mỹ tin rằng hành động của Trung Quốc đang đe dọa an ninh hàng hải ở Biển Đông và Hoa Đông, cần phải có biện pháp đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc đặt ra cho các nước trong khu vực nên Washington đã nỗ lực xiết chặt không gian của Bắc Kinh và đặt Trung Quốc vào một vị trí bất lợi. Do đó, Mỹ đã tạo ra một cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" với sự hỗ trợ về chính trị và chiến lược cho 1 số nước chống lại (sự bành trướng, khiêu khích của) Trung Quốc. Đổi lại, Hoa Kỳ đã giúp các nước này tiến hành xây dựng quân đội, hỗ trợ họ trong tranh chấp hàng hải với Trung Quốc, Kim Vĩnh Minh cáo buộc. Để giải quyết vấn đề, học giả này cho rằng Trung Quốc cần tăng cường thông tin liên lạc với Mỹ thông qua việc thiết lập các kênh đối thoại song phương và thể hiện rõ, Bắc Kinh hiểu được mong muốn của Washington tiếp tục đóng vai trò chủ đạo ở châu Á. Trung Quốc cũng cần phải làm rõ, rằng họ không có ý định thách thức vị trí của Hoa Kỳ để đổi lấy sự tôn trọng của Mỹ với (cái gọi là) lợi ích chiến lược và mối quan tâm của Bắc Kinh, Kim Vĩnh Minh đề xuất, thực chất là một mánh lới đổi chác quyền lợi giữa các nước lớn trên lưng các nước nhỏ mà chính Bắc Kinh đã từng sử dụng trong cuộc xâm lược nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa năm 1974 - PV. =================== Lão Gàn thường phát biểu ý kiến rằng thì là Trung Quốc sai lầm lớn về sách lược khi thực hiện mục đích của họ. Phát biểu này căn cứ vào hành động thực tế của Trung Quốc trong các mối quan hệ quôc tế. Đây là lần đầu tiên, Lão Gàn biết được ý tưởng về một sách lược của Trung Quốc được công bố, qua bài báo này. Hẳn viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Khoa học xã hội Tung Cóoc phát biểu ý kiến. Xem xong, kết luận của Lão Gàn là: Người ta gọi cái ranh giới chủ quyền mà Tung Cóoc bịa đặt và đưa ra ở biển Đông là đường Lưỡi bò là phải. Bởi vì nó xuất phát từ những cái đầu như của lão viện trưởng này. Nhưng thôi, "Thiên cơ bất khả lậu". Mà cũng chẳng thể nào thuyết phục được những con bò. Hơn nữa, mọi sự việc đã qúa đà rồi.
    3 likes
  4. VÀI LỜI TÂM SỰ. Nhiều người cho rằng đặt bể cá dưới gầm cấu thang là sai phoengshui. Dạo này tôi nản qúa! Nên không muốn tranh luận nữa. Phong Thủy Lạc Việt là một hệ thống lý thuyết ứng dụng cực kỳ cao cấp. Nó không thuộc về lịch sử nền văn minh hiện đại. Bởi vậy rất khó thuyết phục, vì nó không phải trí thức nền tảng của xã hội Đông phương - kể từ khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử: Chưa một triều đại nào trong lịch sử văn minh Đông phương coi thuyết Âm Dương Ngũ hành và phong thủy là một tri thức nên tảng chính thống, kể từ cái gọi là văn minh Hán thống trị ở Nam Dương tử cách đây hơn 2000 năm. Ngay cả khi truyền thuyết kể rằng: Chu Nguyên Chương Minh Thành Tổ là người rất giỏi về phong thủy. Nhưng phong thủy vẫn không được coi là tri thức nền tảng dưới triều đại Minh bên Tàu. Nó chỉ là những tri thức lưu truyền trong dân gian và thuộc loại tam sao, thất bản. Nếu nó là trí thức nền tảng nó phải được giảng dạy chính thống trong nhà trường và phải thể hiện trong các kỳ thi cử. Có thể xác định ngay rằng: Ngay cả thuyết Âm Dương Ngũ hành với tư cách là một học thuyết hoàn chỉnh trong văn minh Hán cũng chưa hề tồn tại trên thực tế. Chưa có một cuốn sách nào thuộc dạng bản văn chữ Hán cổ mô tả về học thuyết này, một cách hoàn chỉnh. Bởi vậy bản chất của những quy luật tương tác trên thực tế được mô tả trong phong thủy là gì, chẳng ai hiểu cả. Họ chỉ biết ứng dụng trên những mô hình biểu kiến được mặc định của những phương pháp ứng dung trong phong thủy. Cả một học thuyết nền tảng của văn minh phương Đông là thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chưa hề có một văn bản nào mô tả một cách hoàn chỉnh. Nhưng phong thủy chỉ là hệ quả của học thuyết này thì rất nhiều người lại tỏ ra am hiểu. Thật mệt mỏi. Những tri thức đầu bảng của nền văn minh hiện đại đang mơ ước một lý thuyết thống nhất tất cả các lực tương tác của vũ trụ. Và họ có vẻ cũng chán nản. SW Hawking than thở gần đây: "Không thể có một lý thuyết thống nhất". Có thể nói là tri thức nền tảng của cả nền văn minh hiện đại vẫn dựa vào nhận thức trực quan. Nhưng sự phát triên của khoa học kỹ thuật ứng dụng, đã tạo ra những phương tiện để sự nhận thức trực quan - thông qua các giác quan - được phát triển. Họ đã nhìn thấy những dải thiên hà khổng lồ trong vũ trụ và chiều sâu bao la của nó. Họ cùng nhìn thấy những hạt vật chất nhỏ nhất. Và họ lầm tưởng rằng đó là được "khoa học công nhận"'. Thực ra chỉ là những phương tiện kỹ thuật làm cho giác quan của họ nhận thức được sâu hơn. Bởi vậy, tôi xác định rằng: Nền tảng trí thức của nền văn minh hiện đại căn bản vẫn là nhận thức trực quan. Từ cơ sở nhận thức trực quan đó, nền văn minh hiện đại đang tạo ra những lý thuyết cục bộ và chưa hoàn chỉnh. Đấy là bản thể của nền văn minh hiện đại. Tức là tri thức nền tảng hiện nay.... Cũng phải thôi. Tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết hết được những dạng tồn tại của vật chất với 90% là vật chất tối trong vũ trụ. Không biết hết được các dạng vật chất trong vũ trụ thì làm sao mà tổng hợp được các dạng tương tác. Chưa nói đến bản chất của tương tác... Ngược lại, phong thủy lại chỉ là hệ quả của một học thuyết đã tổng hợp được tất cả các qui luật tương tác của tự nhiên. Khoảng cách tri thức giữa nền văn minh hiện đại và tri thức trong phong thủy là vô cùng lớn lao. Nhưng nhiều kẻ tỏ ra am hiểu, thế mới buồn cười. Cái chán của Hawking là không thể tìm ra lý thuyết thống nhất. Còn cái chán của tôi là không thể thuyết phục được họ rằng thuyết Âm dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Vì hai khoảng cách quá lớn giữa hai nền văn minh. Một nền văn minh mới chỉ có những hệ thống lý thuyết cục bộ trên nền tảng nhận thức trực quan và một nền văn minh đã hoàn chỉnh tất cả các lực tương tác của vũ trụ với lý thuyết thống nhất. Giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu: "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Thiên hạ vỗ tay rầm rầm. Bởi vì thiên tài của ông đã được "khoa học công nhận". Còn tôi chỉ buồn vì không thể thuyết phục được những con bò. Một chân lý hiển nhiên. Không chỉ riêng tôi mà trên thế gian này ai cũng như tôi thôi: Không thể thuyết phục được những con bò. Một lý thuyết nền tảng chưa được công nhận. Nhưng hệ quả của nó là phong thủy thì rất nhiều người tỏ ra am hiểu, "chém gió, đập ruồi" cứ nhặng cả lên. Hic! Vừa rồi có ý kiến cấp cho tôi một cái bằng Phong thủy gia. Nhưng tôi không nhận lời. Chuyện chỉ đơn giản thế này: Nếu tôi được cấp bằng thì người khác cũng sẽ được cấp bằng. Như vậy giữa Phong thủy Lạc Việt là một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh, nhất quán, có tính hệ thống, tính hợp lý trên mọi phương diện, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri, không thể cùng đồng hạng với một thứ kiến thức rời rạc, thiếu tính hệ thống và tính hoàn chỉnh được. Mặc dù vị phong thủy gia được cấp bằng sau đó cũng rất giỏi về mặt ứng dụng theo một trường phái nào đó từ cổ thư chữ Hán.
    2 likes
  5. Học giả Đài Loan: "Sẽ không có nước nào dám tấn công đảo Ba Bình" Bình Nguyên 26/06/14 16:22 (GDVN) - Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép). Đảo Ba Bình tại Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và Đài Loan xuất hiện thông tin (chưa rõ dụng ý) đề cập khả năng "Việt Nam và Philippines có thể đang tìm cách khống chế và kiểm soát đảo Ba Bình" - hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV). Bàn về vấn đề này, các chuyên gia quân sự của Đài Loan đã cho biết ý kiến, nhận định rằng "sẽ không có nước nào dám tiến hành các hành động như vậy bởi nó còn liên quan đến quan điểm ngoại giao, áp lực nước lớn bởi Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách, quan điểm "Một Trung Quốc". Nếu nước nào hành động có nghĩa là sẽ đụng độ quan điểm của Trung Quốc" Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam _PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép). Nó được cả Trung Quốc (trái phép), Việt Nam, Đài Loan và Phillippines tuyên bố có chủ quyền (tham vọng của Trung Quốc là chiếm tất cả các đảo, đá trên Biển Đông, chứ không riêng gì hòn đảo đơn lẻ nào ở khu vực. Trung Quốc cũng từng dụ dỗ Đài Loan với luận điệu kêu gọi "đồng bào Đài Loan nên hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông" nhưng đã bị các nhà lãnh đạo cao nhất của đảo này từ chối thẳng thừng và công khai trên báo chí. Chang Ching - một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu xã hội chiến lược có trụ sở tại thành phố Đài Bắc cho biết chính quyền Đài Loan đã từng đề nghị đối thoại với các quốc gia liên quan có tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo, toàn bộ quần đảo Trường Sa nhưng không nước nào đáp ứng. Theo nhà nghiên cứu Chang Chinh, Đài Loan vẫn chưa được các nước công nhận là một quốc gia độc lập nên họ không "có tư cách" đàm phán. Hơn hết, nó liên quan đến quan hệ ngoại giao của các nước này với Trung Quốc, đặc biệt là quan điểm "Một Trung Quốc" mà Bắc Kinh đã tuyên bố. Vấn đề Biển Đông hiện nay vẫn được cho là đang được bàn bạc ở cơ chế " 5 nước, 6 bên", gần đây nhất có sự tham gia của Indonesia là "6 nước 7 bên". Đài Loan được liệt vào danh sách "bên". Theo Chang Chinh sở dĩ các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (Trung Quốc chỉ có tham vọng, cố tạo ra tranh chấp, không giữ nguyên hiện trạng mà đang từng bước thực hiện chiến lược chiếm dần, bẻ từng chiếc đũa, xây dựng công sự kiên cố trên các đảo, đá chiếm được - PV) khước từ các đề nghị của Đài Loan bởi họ chưa dám đụng độ quan điểm của Bắc Kinh, quốc gia có số lượng tài sản quân sự nhiều nhất ở châu Á hiện nay. Đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng trái phép Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu này cho rằng sẽ không có hành động quân sự nào có thể diễn ra để khống chế đảo Ba Bình, thậm chí trong tương lai, Trung Quốc cũng khó có thể thực hiện được việc đó nếu không có bất cứ sự đồng ý hay thỏa thuận nào của Hoa Kỳ. Chang Chinh nhận định rằng mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, nếu xảy ra bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Ba Bình cũng sẽ là cơ hội tốt để Trung Quốc tận dụng nhằm thu hồi cả đảo Đài Loan nhưng ông lại có ý kiến khác. Chang Chinh cho hay, nếu Trung Quốc có nhân thời cơ hành động thì cũng chỉ làm tổn thương thêm quan hệ hai bờ (Trung Quốc - Đài Loan) bởi Mỹ cũng không thể không can thiệp (điều mà Bắc Kinh sợ hãi nhất) khi Trung Quốc làm liều. "Có lẽ đối với Bắc Kinh, bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hiện trạng đảo Ba Bình đều sẽ là lựa chọn tiến thoái lưỡng nan đối với Trung Quốc trong việc có quyết định đưa quân đội lên hòn đảo này hay không nếu có chiến sự ở hòn đảo (thuộc chủ quyền của Việt Nam) này". "Bắc Kinh cũng sẽ gặp khó khăn khi phải lựa chọn liệu nên để Đài Loan tiếp tục kiểm soát (chiếm đóng trái phép-PV) hay không nếu có xung đột xảy ra" - Chang Chinh bình luận. =================== Bài này lên mạng hình như cũng từ hôm hổm.Lúc đầu Lão Gàn chỉ xem wa cái tựa, cứ nghĩ cô em Đài Loan chém gió cho vui. Nhưng hôm nay chơi gamme thua hoài. Tức cái mình, nghỉ chơi, rách việc xem qua nội dung bài viết, để thư giãn khi viết bài "Ngôn ngữ Việt", thấy cô em Đài Laon phát biểu, phân tích, phân teo bùn cừi wá, nên cũng tham gia chém gió cho zdui cửa zdui nhà. Thế này nhá: Với lập luận này thì Trung Quốc không thể uýnh đảo Ba Bình vì còn ngại cô em dỗi, không chơi với bà chượi Tung Cóoc nữa. Nhưng khi Tung Cóoc đã bụp đảo Ba Bình thì tức là gây sự uýnh cô em, tất nhiên các em ở Đài Bắc cũng chẳng thê yên ổn bán trầu được. Nhẹ nhất là xu hướng độc lập sẽ tăng cao và Tung Cóoc ...bụp tiếp. Hết chương I.Nếu Tung Cóoc không bụp cô em thì nói ngọng ở Bể Đông. Cái lưỡi bò ấy do chính cô em khởi xướng từ năm 48. . Cái zdấn đề nó ở chỗ này: Cô em lại không được coi là chính quyền chính thống của đất nước Trung Hoa. Cho dù Trung Hoa Đại lục coi là chính thể tiếp tục, kế thừa thì nghiễm nhiên Ba Bình thuộc Tung Cóoc. Vậy cô em có mặt ở đấy là ...bất hợp pháp với Tung Cóoc lục địa và cả những nước tuyên bố chủ quyền với cả thế giới nữa. Hì. Vậy khi bàn về Đảo Ba Bình thì bàn với ai đây? Nếu coi cô em hổng là cái đinh gì thì ngay cả khi Tung Cóoc tuyên bố tất cả bề Đông đều là của Tung Cóoc thì cô em ở đấy là cái gì? Bảo Tung Cóoc là chính phủ kế thừa hợp pháp, thì cô em vẫn tồn tại sờ sở ra đấy là cái gì? Bảo bất hợp pháp thì tuyên bố chủ quyền của cô em ở bể Đông vô gía tri. Nếu thế thì Tung Cóoc lục địa chẳng có gì ở bể Đông? Bảo hợp pháp thì Tung Cóoc nhường cái lưỡi bò cho cô em làm lẩu lưỡi bò chăng? Rồi Hoa Kỳ cắt viện trợ không chơi với chánh phủ bất hợp pháp chăng? Sự tồn tại hai chính phủ trong một quốc gia là một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử văn minh nhân loại. Cái này chính là do lão Kis từ hơn 40 năm trước chưa nghĩ ra. Bởi vậy, cô em bị loại khỏi cuộc chơi trong bức tranh mô tả "canh bạc cuối cùng". Giáo sư Trinh Xuân Thuận phát biểu rất khoa học: "Để giải thích dù chỉ là một hiện tượng rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử vũ trụ". Lão Gàn phát biểu trong lớp PTLV cao cấp rất Lý học: "Bất cứ một hiện tượng dù rất nhỏ đều là kết quả của nhiều sự tương tác phức tạp". Hiện tượng nhỏ còn vậy, huồng chi nó to thế này. Thiếu tính chính danh nên nó vậy. Loạn cào cào cả. Híc! ================= PS: Trên các báo mạng chính thống cũng đã đặt vấn đề kiện ra tòa Quốc tế về vụ Việt Nam bị chiếm biển đảo. Lão Gàn hổng ý kiến gì và cũng không bói toán gì về vấn đề này. Vì nó tùy thuộc vào nhiều tương tác phức tạp để quyết định sự việc có xảy ra hay không, kể cả với những nước như Phi Luật Tân. Nhưng nếu xảy ra theo xu hướng kiện thì kiện luôn cả vấn đề đảo Ba Bình một thể.
    1 like
  6. CẢM TÁC NHỚ CA SĨ NGỌC LAN Trên đỉnh sầu thế nhân em hát. Cho vết chim di lạc dấu thiên đường. Em gọi tóc mây bay, ru say chiều tím. Réo rắt cung đàn Thoáng bóng trần gian Trong như suối nguồn ngàn năm cũ. Nhạt biển mặn u sầu. * Còn đâu lời hát nhiêm mầu. Cho thiên thu đọng mắt sầu tha nhân.
    1 like
  7. Tôi mới nhận được cuốn sách này sáng nay, do Hoàng Triều Hải mua tặng. Mặc dù tôi mới chỉ tranh thủ xem được 100 trang đầu, trong lúc ngồi chờ ở sân bay. Rất hay! Tôi nghĩ những ai muốn tìm hiểu sâu về Lý học Đông phương, trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại, cần có cuốn sách này. Có nhiều nhận xét của tác giả rất trùng hợp với các nguyên lý của Lý học và có thể làm dẫn chứng cho việc không có sự sống ngoài Trái Đất. Tôi chưa xem hết cuốn sách. Nhưng chỉ cần 100 trang đầu đủ để rất đáng mua xem.
    1 like
  8. Hai bức tranh Đông Hồ hiếm thấy (TTNC LHDP) Vô tình phát hiện hai bức tranh Đông Hồ với hình tượng xinh động, nhưng ít được thấy trong dòng tranh này. Không biết tranh mang ý nghĩa gì và đủ bộ hay không mà chỉ có hai tấm. Bức tranh đầu thể hiện một trẻ quỳ chân phải, hai tay và cha trái giữ một quả bầu hoặc bí hình tượng to béo tươi tốt. Bức tranh thứ hai, hình trẻ đầu có cột chổm có đuôi và hoa, tay trái cầm hoa sen, tay phải cằm một loại quả mà không biết quả gì. Hai bức tranh đều sáng sủa sống động. Thiên Đồng
    1 like