• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 27/06/2014 in Bài viết

  1. Tết Từ Tết chỉ khoảng thời gian bắt đầu mùa mưa phùn ấm áp, đủ ấm và đủ ẩm cho bắt đầu mùa gieo trồng. Tết trong nôi khái niệm của tiếng Việt là: Tết = Tét (tiếng Nùng) = Tít (tiếng Chăm)= Sít (tiếng Choang) = Chết (tiếng Khơme) = Thết (tiếng Thái) = Ktêh (tiếng Môn) = Tiji (tiếng Nepal) = = Teej (tiếng đông bắc Ấn Độ). Những từ trong nôi khái niệm này là đồng nghĩa nhau hoàn toàn, chỉ cái Tết đầu năm, người ta làm cái việc Té = "Té Hề!" = Tế = "Làm Tế" = Lễ = Tế Lễ (thường có rước nước, té nước) đón năm mới xong là xuống đồng. Ăn mừng năm mới thì mời chung mọi người nên tiếng Việt có từ Thết Đãi (“Đồng Mời” = Đãi). Từ Tết của tiếng Việt (ngôn ngữ Mẹ) đã sinh ra các từ cận âm đồng nghĩa (từ đồng nguyên) của các sắc tộc trong đại tộc Việt, chỉ ngày Tết. Nhưng khi dùng chỉ ngày Tết tức là đã dùng cái chuyển nghĩa của từ Tết chứ không phải còn là cái nghĩa nguyên gốc của từ Tết. Nghĩa nguyên gốc của từ Tết là ở trong tiếng Việt, là cái động từ Tết tóc, Tết dây thừng, trong cái nôi khái niệm “gút thít chặt chết cái nút dây thừng” là: Tết=Chết=Chốt=Nốt=Nút=Gút=Thút=Thừng=Thắt=Chặt=Chật=Chịt=Chít=Thít=Thết=Tết=Kết. Những từ ghép do nôi khái niệm này mà có là Chốt Chết, Thắt Chặt, Thắt Nút, “Thắt Gút” = Thút, Gút Chặt, “ Gút Chặt” = Gắt, Thít Chết, “Thít Chết” = Thết; những từ ghép Gay Gắt, Thắt Khăn quàng cổ, Chít Khăn mỏ quạ. Nhiều từ ghép đó còn được dùng với ý chuyển nghĩa, ví dụ Thắt Chặt (dây thừng) chuyển nghĩa Thắt Chặt tình đoàn kết. Từ Thừng chuyển nghĩa chỉ cái dây thừng, bởi sản phẩm nguyên thủy của nó là khi đi củi người ta phải “Thết dây Rừng” = Thừng để làm dây bó củi, tết từ những dây leo mỏng mảnh bò trên thân cây rừng. Cái dây leo của rừng gọi là Dây = Giấy = Dó = "Dây Chớ!" = =Dợ = Tơ = “Tơ Chi!” = Ti. Nhiều loại dây rừng gọi là [ Dây + “ Dây Chớ!” = Dợ] = Dây Dợ (từ đôi)được đập dập ra để rồi làm ra Giấy và làm ra Tơ, nho viết từ Tơ bằng chữ nhấn mạnh “Tơ Chi!”= = Ti 絲, lấy làm bộ thủ Ti 糸 (nghĩa là sợi tơ). Kết nguyên thủy là Kết dây thừng, nên nho viết chữ Kết 結 có biểu ý bằng bộ thủ Ti 糸. Từ Kết chuyển nghĩa là "Kết" thúc vấn đề, cũng còn nói là "Gút" lại vấn đề. Tết nghĩa đen chỉ là Tết dây thừng. Nhưng người nguyên thủy dùng cách tết nút dây thừng để đếm ngày tháng nên từ Tết đã chuyển nghĩa thành chỉ thời điểm (ngày Tết) hay khoảng thời gian (tháng Tết). Do nghĩa đen là Tết dây thừng, mà tết dây thì phải xiết cho chặt, nên lướt “Tết Xiết” = Tiết 節, nho viết từ Tết (Tết đã chuyển nghĩa) bằng chữ Tiết 節. Chữ Tiết 節 có bộ thủ Trúc 竹 biểu ý dây thừng tết bằng lạt tre và phải Xiết rất chặt. Các Nốt tết trên dây thừng để đánh dấu thời gian cách nhau từng khúc giống như từng Đốt trên cây tre, cũng giống như gọi Đốt mía (tiếng Tây gọi mỗi điểm là một Dot, gọi mỗi điểm chú ý là một Note, thông tin ghi trên dây thừng bằng những Nốt Buộc thì Tây gọi là cái Note Book, chỉ khác là cái từ của Tây này nó có sau, ở thời đại đã có chữ viết trên giấy), nên chữ Tiết 節 cũng được dùng để ghi cụ thể Đốt cây tre , giống như đốt mía. Từ Tiết 節 không còn chút bụi mờ nào của cái nghĩa đen Tết dây thừng nữa, nó chỉ có ý nghĩa chỉ khoảng thời gian, gọi là Tiết Trời (cũng như gọi Ngày Trời, Tháng Trời, Năm Trời), nhưng Tiết Trời đã được dùng riêng theo cái chuyển nghĩa của nó là Tiết Trời = Tiết Thời, viết theo ngữ pháp đã bị Hán hóa là Thời Tiết, và dùng theo chuyển nghĩa chỉ khí hậu. Tương tự từ Tiết Xuân của tiếng Việt có nghĩa đen là khoảng thời gian những tháng của mùa Xuân, đã được Hán ngữ dùng ngược là Xuân Tiết 春 節 và chỉ dùng để chỉ mấy ngày Tết. Từ Tiết Xuân chuyển nghĩa thành chỉ khí hậu vào mùa xuân. Thời tiết quyết định bởi cái Khí Trời (Hán ngữ gọi ngược là Thiên Khí 天 氣, chuyển nghĩa chỉ khí hậu). Khí Trời nghĩa đen là cái chuyển động của vũ trụ. Khí là cái không nhìn thấy được, tiếng Việt nhấn mạnh “Không 空 thị 示 Chi 之!” = Khí 氣 (bởi nho đã nhấn mạnh để viết từ Thấy bằng chữ “Thấy Chi 之!” = Thị 示). Khí Trời do Trời gây ra (chuyển động trong vũ trụ) nhưng nó chẳng ảnh hưởng gì đến Trời, mà chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh vật trên trái đất. Khi nói Tiết Trời – khoảng thời gian của Trời và Khí Trời – cái chuyển động của vũ trụ (Hán ngữ gọi là Thiên Khí) là nói cái tự nhiên trời làm, nó khác nhau ở các khoảng thời gian khác nhau trong năm do cảm thấy khi đứng ở Trái Đất. Nhưng khi nói Khí Hậu là hàm ý rõ ràng cái khí trời ảnh hưởng đến trái đất (chia ra khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu hàn đới), bởi từ Khí Hậu là từ viết tắt của cụm từ theo ngữ pháp Việt là “Khí trời wuýnh vào trái đất” = “Khí trời wuýnh vào Hậu” = Khí Hậu (nếu giải thích từ Khí Hậu theo ngữ pháp Hán thì nghĩa là “cái Hậu của Khí” thì nó không ra cái nghĩa gì, rất tối nghĩa, bởi Khí là Khí, Hậu là đợi lâu). Bởi chữ Hậu là từ đại diện để chỉ cái đất Dầy (chứ không phải chỉ cái trời Cao, thành ngữ “trời Cao đất Dầy”). Dầy = “Dầy Lâu” = Giầu = “Hẳn Giầu” = Hậu 厚 = Hậu 候 (giới kinh doanh còn có hai từ “ăn dầy” là ăn lắm và "ăn dày" là ăn mau). Hai chữ Hậu này là cùng một nôi khái niệm. Chữ Hậu 厚 này nặng ý Dầy hơn, nên khi nói Giầu lòng Nhân thì dùng chữ Nhân 仁 Hậu 厚 (là viết theo Hán văn) . Chữ Hậu 候 này, còn đọc là Hầu 候, nặng ý Lâu hơn. Nên khi nói phải Đợi Lâu thì dùng chữ Đãi 待 Hầu 侯 (Hán văn phải dùng ngược là Lâu Đợi tức Hầu Đãi, nhưng Hán ngữ lại dùng là từ Đẳng Hầu 等 候 hay Đãi Hầu 待 候, vì dùng nguyên từ của Việt nho theo ngữ pháp Việt). Trái Đất vừa Dầy về cấu trúc lớp đất, vừa Dầy về tuổi thọ, nên khi nói về Khí Trời ảnh hưởng đến Trái Đất thì người ta nhấn mạnh về ý ảnh hưởng đến tuổi thọ hơn (ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người cũng như của trái đất), nên cụm từ “Khí Trời uýnh vào Hậu” = Khí 氣 Hậu 候 thì người ta dùng chữ Hậu 候 nặng ý Lâu này. Thời gian là từ gốc Việt vì nó bắt đầu từ Trời: Trời = Giời = Thời = ”Thời Chi!” = Thì 時 = Ki 時 (tiếng Nhật) = Kỳ 期 = Khi = Khal (tiếng Thái) = “Giời Khal” = Gian = Thời Gian (từ đôi). “Thết dây Rừng” = Thừng. Tết nút thừng để đếm thời gian đã qua, nên chuyển nghĩa “Tết nút Thừng” = Từng, nho viết cụ thể hơn là “Từng Chặng” = Tằng 曾, từ Từng được viết bằng chữ nho Tằng 曾. Ông đã Từng là Tổ của mình bốn đời trước gọi là ông Tằng Tổ 曾 祖(chỉ dùng gọi khi ông ấy đã mất), hay còn gọi là ông đã sống “Qua bốn thế hệ thành Tổ” = Cố, gọi là ông Cố (dùng gọi cả khi ông ấy đang còn sống).
    2 likes
  2. Đúng hướng, không dễ khả thi 27/06/2014 03:20 Với 230 biện pháp chính sách cụ thể, dự định cải cách kinh tế và xã hội vừa được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đưa ra đi xa hơn ý tưởng và dự định của tất cả những người tiền nhiệm. Sau những biện pháp chính sách về tiền tệ và tài chính, cuộc cải cách kinh tế và xã hội này được coi là "mũi tên thứ 3" của Abenomics (chỉ các chính sách kinh tế của ông Abe). Giảm thuế, cải tổ thị trường lao động, tăng chi tiêu phúc lợi xã hội để phụ nữ có thể làm việc được nhiều hơn, sửa đổi chính sách nhập cư, cải tiến hệ thống giáo dục và dạy nghề, thúc đẩy đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường nghiên cứu và phát triển, phát minh và sáng tạo, ứng dụng rộng rãi hơn người máy công nghiệp... là một số nội dung cụ thể trong chương trình. Nhìn tổng thể thì có thể thấy nó có được định hướng đúng đắn. Muốn khắc phục những vấn đề kinh tế và xã hội dai dẳng, Nhật phải vượt qua không ít điều được coi là cấm kỵ trên chính trường nước này. Nhật phải tìm ra những động lực phát triển mới và cải thiện khả năng cạnh tranh về xuất khẩu. Ông Abe đã đề cập đúng vấn đề và đưa ra được một định hướng giải pháp cụ thể. Nhưng tính khả thi lại là vấn đề lớn nhất của chương trình. Nó quá đồ sộ và chồng chéo. Nó động chạm đến tất cả các tầng lớp trong xã hội và các thành phần trên chính trường. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm lợi ích vốn lâu nay cản trở mọi ý tưởng và làm thất bại mọi nỗ lực cải cách. Dù vậy, ông Abe xem ra không có sự lựa chọn nào khác vì chính nó mới quyết định thành công của Abenomics. Thảo Nguyên ================ Chẳng bít khỉ tha hay không. Nhưng Nhật Bản phải trở thành siêu cường đúng nghĩa trên mọi phương diện. Đấy là lời tiên tri sau trận sóng thần 2011.
    1 like
  3. Học giả Đài Loan: "Sẽ không có nước nào dám tấn công đảo Ba Bình" Bình Nguyên 26/06/14 16:22 (GDVN) - Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép). Đảo Ba Bình tại Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và Đài Loan xuất hiện thông tin (chưa rõ dụng ý) đề cập khả năng "Việt Nam và Philippines có thể đang tìm cách khống chế và kiểm soát đảo Ba Bình" - hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV). Bàn về vấn đề này, các chuyên gia quân sự của Đài Loan đã cho biết ý kiến, nhận định rằng "sẽ không có nước nào dám tiến hành các hành động như vậy bởi nó còn liên quan đến quan điểm ngoại giao, áp lực nước lớn bởi Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách, quan điểm "Một Trung Quốc". Nếu nước nào hành động có nghĩa là sẽ đụng độ quan điểm của Trung Quốc" Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam _PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép). Nó được cả Trung Quốc (trái phép), Việt Nam, Đài Loan và Phillippines tuyên bố có chủ quyền (tham vọng của Trung Quốc là chiếm tất cả các đảo, đá trên Biển Đông, chứ không riêng gì hòn đảo đơn lẻ nào ở khu vực. Trung Quốc cũng từng dụ dỗ Đài Loan với luận điệu kêu gọi "đồng bào Đài Loan nên hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông" nhưng đã bị các nhà lãnh đạo cao nhất của đảo này từ chối thẳng thừng và công khai trên báo chí. Chang Ching - một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu xã hội chiến lược có trụ sở tại thành phố Đài Bắc cho biết chính quyền Đài Loan đã từng đề nghị đối thoại với các quốc gia liên quan có tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo, toàn bộ quần đảo Trường Sa nhưng không nước nào đáp ứng. Theo nhà nghiên cứu Chang Chinh, Đài Loan vẫn chưa được các nước công nhận là một quốc gia độc lập nên họ không "có tư cách" đàm phán. Hơn hết, nó liên quan đến quan hệ ngoại giao của các nước này với Trung Quốc, đặc biệt là quan điểm "Một Trung Quốc" mà Bắc Kinh đã tuyên bố. Vấn đề Biển Đông hiện nay vẫn được cho là đang được bàn bạc ở cơ chế " 5 nước, 6 bên", gần đây nhất có sự tham gia của Indonesia là "6 nước 7 bên". Đài Loan được liệt vào danh sách "bên". Theo Chang Chinh sở dĩ các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (Trung Quốc chỉ có tham vọng, cố tạo ra tranh chấp, không giữ nguyên hiện trạng mà đang từng bước thực hiện chiến lược chiếm dần, bẻ từng chiếc đũa, xây dựng công sự kiên cố trên các đảo, đá chiếm được - PV) khước từ các đề nghị của Đài Loan bởi họ chưa dám đụng độ quan điểm của Bắc Kinh, quốc gia có số lượng tài sản quân sự nhiều nhất ở châu Á hiện nay. Đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng trái phép Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu này cho rằng sẽ không có hành động quân sự nào có thể diễn ra để khống chế đảo Ba Bình, thậm chí trong tương lai, Trung Quốc cũng khó có thể thực hiện được việc đó nếu không có bất cứ sự đồng ý hay thỏa thuận nào của Hoa Kỳ. Chang Chinh nhận định rằng mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, nếu xảy ra bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Ba Bình cũng sẽ là cơ hội tốt để Trung Quốc tận dụng nhằm thu hồi cả đảo Đài Loan nhưng ông lại có ý kiến khác. Chang Chinh cho hay, nếu Trung Quốc có nhân thời cơ hành động thì cũng chỉ làm tổn thương thêm quan hệ hai bờ (Trung Quốc - Đài Loan) bởi Mỹ cũng không thể không can thiệp (điều mà Bắc Kinh sợ hãi nhất) khi Trung Quốc làm liều. "Có lẽ đối với Bắc Kinh, bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hiện trạng đảo Ba Bình đều sẽ là lựa chọn tiến thoái lưỡng nan đối với Trung Quốc trong việc có quyết định đưa quân đội lên hòn đảo này hay không nếu có chiến sự ở hòn đảo (thuộc chủ quyền của Việt Nam) này". "Bắc Kinh cũng sẽ gặp khó khăn khi phải lựa chọn liệu nên để Đài Loan tiếp tục kiểm soát (chiếm đóng trái phép-PV) hay không nếu có xung đột xảy ra" - Chang Chinh bình luận. =================== Bài này lên mạng hình như cũng từ hôm hổm.Lúc đầu Lão Gàn chỉ xem wa cái tựa, cứ nghĩ cô em Đài Loan chém gió cho vui. Nhưng hôm nay chơi gamme thua hoài. Tức cái mình, nghỉ chơi, rách việc xem qua nội dung bài viết, để thư giãn khi viết bài "Ngôn ngữ Việt", thấy cô em Đài Laon phát biểu, phân tích, phân teo bùn cừi wá, nên cũng tham gia chém gió cho zdui cửa zdui nhà. Thế này nhá: Với lập luận này thì Trung Quốc không thể uýnh đảo Ba Bình vì còn ngại cô em dỗi, không chơi với bà chượi Tung Cóoc nữa. Nhưng khi Tung Cóoc đã bụp đảo Ba Bình thì tức là gây sự uýnh cô em, tất nhiên các em ở Đài Bắc cũng chẳng thê yên ổn bán trầu được. Nhẹ nhất là xu hướng độc lập sẽ tăng cao và Tung Cóoc ...bụp tiếp. Hết chương I.Nếu Tung Cóoc không bụp cô em thì nói ngọng ở Bể Đông. Cái lưỡi bò ấy do chính cô em khởi xướng từ năm 48. . Cái zdấn đề nó ở chỗ này: Cô em lại không được coi là chính quyền chính thống của đất nước Trung Hoa. Cho dù Trung Hoa Đại lục coi là chính thể tiếp tục, kế thừa thì nghiễm nhiên Ba Bình thuộc Tung Cóoc. Vậy cô em có mặt ở đấy là ...bất hợp pháp với Tung Cóoc lục địa và cả những nước tuyên bố chủ quyền với cả thế giới nữa. Hì. Vậy khi bàn về Đảo Ba Bình thì bàn với ai đây? Nếu coi cô em hổng là cái đinh gì thì ngay cả khi Tung Cóoc tuyên bố tất cả bề Đông đều là của Tung Cóoc thì cô em ở đấy là cái gì? Bảo Tung Cóoc là chính phủ kế thừa hợp pháp, thì cô em vẫn tồn tại sờ sở ra đấy là cái gì? Bảo bất hợp pháp thì tuyên bố chủ quyền của cô em ở bể Đông vô gía tri. Nếu thế thì Tung Cóoc lục địa chẳng có gì ở bể Đông? Bảo hợp pháp thì Tung Cóoc nhường cái lưỡi bò cho cô em làm lẩu lưỡi bò chăng? Rồi Hoa Kỳ cắt viện trợ không chơi với chánh phủ bất hợp pháp chăng? Sự tồn tại hai chính phủ trong một quốc gia là một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử văn minh nhân loại. Cái này chính là do lão Kis từ hơn 40 năm trước chưa nghĩ ra. Bởi vậy, cô em bị loại khỏi cuộc chơi trong bức tranh mô tả "canh bạc cuối cùng". Giáo sư Trinh Xuân Thuận phát biểu rất khoa học: "Để giải thích dù chỉ là một hiện tượng rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử vũ trụ". Lão Gàn phát biểu trong lớp PTLV cao cấp rất Lý học: "Bất cứ một hiện tượng dù rất nhỏ đều là kết quả của nhiều sự tương tác phức tạp". Hiện tượng nhỏ còn vậy, huồng chi nó to thế này. Thiếu tính chính danh nên nó vậy. Loạn cào cào cả. Híc! ================= PS: Trên các báo mạng chính thống cũng đã đặt vấn đề kiện ra tòa Quốc tế về vụ Việt Nam bị chiếm biển đảo. Lão Gàn hổng ý kiến gì và cũng không bói toán gì về vấn đề này. Vì nó tùy thuộc vào nhiều tương tác phức tạp để quyết định sự việc có xảy ra hay không, kể cả với những nước như Phi Luật Tân. Nhưng nếu xảy ra theo xu hướng kiện thì kiện luôn cả vấn đề đảo Ba Bình một thể.
    1 like
  4. CẢM TÁC NHỚ CA SĨ NGỌC LAN Trên đỉnh sầu thế nhân em hát. Cho vết chim di lạc dấu thiên đường. Em gọi tóc mây bay, ru say chiều tím. Réo rắt cung đàn Thoáng bóng trần gian Trong như suối nguồn ngàn năm cũ. Nhạt biển mặn u sầu. * Còn đâu lời hát nhiêm mầu. Cho thiên thu đọng mắt sầu tha nhân.
    1 like