-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/06/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
LẠI MỘT BÀI TOÁN SAI =========================== Giải mã ký tự bí ẩn trên nhà lòe loẹt nhất Hồ Tây (Kienthuc.net.vn) - Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói như màu cờ Việt Nam, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông". Đột nhập căn hộ lung linh ở đất vàng Hồ Tây Kiến trúc nhà không tưởng ở đất vàng Hồ Tây (1) Những ai đi qua đường Lạc Long Quân (đoạn gần đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, Hà Nội) không khỏi ấn tượng và ngoái nhìn một ngôi nhà có thiết kế hết sức độc đáo. Toàn bộ ngôi nhà được sơn màu đỏ chói, mặt tiền treo 3 tấm biển lớn với các dòng chữ khó hiểu: "Xích Qủy", "Bách Việt", "Thần Nông", cửa ra vào được thiết kế như cổng thành... Nhưng ít ai biết rằng, ngôi nhà dường như lòe loẹt nhất trên đất vàng Tây Hồ này là trụ sở của một công ty, đồng thời cũng là nhà hàng của công ty này. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, quản lý bán hàng của nhà hàng có tên "Việt Square" này cho hay: Ngôi nhà được xây dựng với mục đích khôi phục lại một phần lịch sử của dân tộc thông qua không gian ấm cúng, đậm chất thuần Việt. Ngôi nhà gây chú ý với màu sơn đỏ rực rỡ trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Hải Sơn. Theo anh Hùng, có lẽ điểm thu hút nhất của ngôi nhà và khiến nhiều người thắc mắc nhất chính là 3 dòng chữ được treo ở cửa chính và 2 cửa phụ của ngôi nhà. Không phải ngẫu nhiên mà 3 dòng chữ này được treo lên ở đây. Theo giải thích của anh Hùng thì "Xích Qủy" là tên một ngôi sao có sắc đỏ rực rỡ nhất trong Nhị thập bát tú trên bầu trời. Xích nghĩa là đỏ, chỉ phương Nam. Theo Kinh Dịch, phương Nam là nơi văn minh. Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh biên soạn, trang 168, Hãn Mạn Tử hiệu đính, Nhà xuất bản Trường Thi xuất bản năm 1932), tục truyền "Xích Qủy" là quốc hiệu của đất nước, được xem là cội nguồn của Việt Nam vào thời Kinh Dương Vương. Những dòng chữ khó hiểu treo trên mặt tiền của ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn. Còn "Bách Việt" là các tộc người Việt Cổ. Theo một số sách cổ sử, các tộc người này lập quốc đầu tiên ở miền Lĩnh Nam (bao gồm một vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc hiện nay đến vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã ở miền bắc Việt Nam). Truyền thuyết cho biết nhà nước của các tộc người Việt được hình thành từ năm 2879 TCN tại vùng Hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Đến thời Xuân Thu-Chiến Quốc (thế kỷ 8 TCN đến thế kỷ 3 TCN) do các sức ép từ các vương quốc Sở, Tần ở miền bắc Trung Quốc và làn sóng người Hoa Hạ chạy tỵ nạn chiến tranh từ miền Bắc xuống nên dần dần các tộc người Việt cổ bị mất lãnh thổ, một số bộ tộc Việt bị đồng hóa vào người Hoa Hạ. Đỉnh điểm là vào thời Tần Thủy Hoàng lãnh thổ của Trung Hoa kéo xuống tận ven biển phía nam Quảng Đông. Lá cờ Tổ quốc luôn được treo trước ngôi nhà. Ảnh: Hải Sơn. Trong khi đó, theo lý giải của anh Hùng thì "Thần Nông" theo huyền thoại là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy dân trồng ngũ cốc và chế tạo ra cày bằng gỗ, đồng thời cũng là ông tổ nghề gốm sứ và nghề y dược. "Thần Nông" giúp con người có cuộc sống no đủ. Ba từ này hợp lại, không chỉ phản ánh một giai đoạn lịch sử của dân tộc mà còn cho thấy mong muốn đất nước luôn lo ấm. Từ những ý nghĩa của 3 cụm từ trên, ngôi nhà được xây dựng với mong muốn khôi phục hình ảnh lịch sử của dân tộc và để người dân thế giới biết rằng dân tộc Việt Nam tồn tại gần 2.800 năm lịch sử. Đây cũng là một trong những cách thể hiện lòng yêu nước của chủ nhà. Cũng vì lẽ đó, ngôi nhà chọn màu sơn cực bắt mắt và nổi bật là màu sơn đỏ, đây cũng là màu tượng trưng cho ngôi sao "Xích Qủy", ngôi sao đẹp gắn liền với đất nước và con người Việt Nam. Không gian thuần Việt, ấm cúng bên trong ngôi nhà. Kể từ khi thi công, phải mất 6 tháng ngôi nhà mới được hoàn thiện. Từ các vật liệu sắt thép lắp ghép, vật liệu cách nhiệt và chống cháy, ngôi nhà được hoàn chỉnh trong sự ngỡ ngàng của nhiều người. Chị Hân, người kinh doanh phế liệu ngay bên cạnh ngôi nhà cho hay: "Nhiều người đến bán phế liệu chỗ tôi cũng tỏ ra ngạc nhiên khi thấy ngôi nhà này. Bởi ngôi nhà quá rực rỡ và thoạt nhìn thì thấy nó kiên cố như một lô cốt. Bên trong nhà được trang trí rất đẹp. Tôi rất thích những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc trong đó". Còn anh Hoàng, chuyên sửa chữa khóa cũng gần ngôi nhà cho biết: "Nhìn vậy thôi chứ bên trong nhà họ bày trí đẹp lắm, nhìn sang trọng và ấm cúng lắm. Nghe nói ông chủ muốn quảng bá hình ảnh Việt Nam tới nước ngoài". Trong khi đó, nói về công trình thuộc hàng "độc" của công ty mình, anh Hùng không khỏi hào hứng: Tuy chỉ rộng 400 m2 nhưng sức chứa của ngôi nhà này có thể lên tới 200 người. Nội thất được bày trí sang trọng nhưng cũng hết sức lãng mạn, ấm cúng. Với tiêu chí là điểm tham quan hấp dẫn với du khách bốn phương để giới thiệu về nét văn hóa Việt Nam, ngôi nhà được bày trí tới 400 chiếc đèn lồng Hội An đủ màu sắc và cùng nhiều chiếc nón lá được treo trên trần gỗ. Sàn nhà cũng đậm chất dân tộc với các phên tre, chiếu tre. Toàn bộ bàn ghế bên trong ngôi nhà được chủ nhân sử dụng chất liệu gỗ, bọc da. Để làm mới và sinh động thêm không gian, chủ nhân không bao giờ quên trang trí thêm hoa tươi ngay cửa ra vào và trên các bàn, các kệ. Theo anh Hùng, ngôi nhà còn đạt được các yếu tố về phong thủy vì mọi đồ vật đều được bày trí hài hòa, tiện lợi và tạo ra sự lưu thông không khí trong ngôi nhà. Trong tương lai, nhiều công trình đậm bản sắc dân tộc như ngôi nhà đỏ sẽ được xây dựng khi công ty phát triển ở nhiều địa phương, theo lời anh Hùng. Hải Sơn =========================== Quí vị và anh chị em thân mến. Rõ ràng: 2879 TCN + 2014 không thể thành 2800 năm lịch sử. Nhưng họ vẫn viết như vậy, bất chấp cả chân lý tối thiểu là một con toán cộng, mang tính quy ước thuần túy. Đây là báo điện tử với danh xưng "Kiến thức".net còn như vậy và tự mâu thuẫn với mình. Vậy thì cái "cơ sở khoa học" của sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt nhằm mục đich gì - khi mà cái "cơ sở khoa học" tối thiểu là con tính cộng, cũng không có?3 likes -
Học giả Đài Loan: "Sẽ không có nước nào dám tấn công đảo Ba Bình" Bình Nguyên 26/06/14 16:22 (GDVN) - Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép). Đảo Ba Bình tại Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và Đài Loan xuất hiện thông tin (chưa rõ dụng ý) đề cập khả năng "Việt Nam và Philippines có thể đang tìm cách khống chế và kiểm soát đảo Ba Bình" - hòn đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV). Bàn về vấn đề này, các chuyên gia quân sự của Đài Loan đã cho biết ý kiến, nhận định rằng "sẽ không có nước nào dám tiến hành các hành động như vậy bởi nó còn liên quan đến quan điểm ngoại giao, áp lực nước lớn bởi Trung Quốc vẫn đang duy trì chính sách, quan điểm "Một Trung Quốc". Nếu nước nào hành động có nghĩa là sẽ đụng độ quan điểm của Trung Quốc" Hiện đảo Ba Bình (đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam _PV) đang do quân đội Đài Loan chiếm đóng (trái phép). Nó được cả Trung Quốc (trái phép), Việt Nam, Đài Loan và Phillippines tuyên bố có chủ quyền (tham vọng của Trung Quốc là chiếm tất cả các đảo, đá trên Biển Đông, chứ không riêng gì hòn đảo đơn lẻ nào ở khu vực. Trung Quốc cũng từng dụ dỗ Đài Loan với luận điệu kêu gọi "đồng bào Đài Loan nên hợp tác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông" nhưng đã bị các nhà lãnh đạo cao nhất của đảo này từ chối thẳng thừng và công khai trên báo chí. Chang Ching - một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu xã hội chiến lược có trụ sở tại thành phố Đài Bắc cho biết chính quyền Đài Loan đã từng đề nghị đối thoại với các quốc gia liên quan có tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo, toàn bộ quần đảo Trường Sa nhưng không nước nào đáp ứng. Theo nhà nghiên cứu Chang Chinh, Đài Loan vẫn chưa được các nước công nhận là một quốc gia độc lập nên họ không "có tư cách" đàm phán. Hơn hết, nó liên quan đến quan hệ ngoại giao của các nước này với Trung Quốc, đặc biệt là quan điểm "Một Trung Quốc" mà Bắc Kinh đã tuyên bố. Vấn đề Biển Đông hiện nay vẫn được cho là đang được bàn bạc ở cơ chế " 5 nước, 6 bên", gần đây nhất có sự tham gia của Indonesia là "6 nước 7 bên". Đài Loan được liệt vào danh sách "bên". Theo Chang Chinh sở dĩ các bên liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (Trung Quốc chỉ có tham vọng, cố tạo ra tranh chấp, không giữ nguyên hiện trạng mà đang từng bước thực hiện chiến lược chiếm dần, bẻ từng chiếc đũa, xây dựng công sự kiên cố trên các đảo, đá chiếm được - PV) khước từ các đề nghị của Đài Loan bởi họ chưa dám đụng độ quan điểm của Bắc Kinh, quốc gia có số lượng tài sản quân sự nhiều nhất ở châu Á hiện nay. Đảo Ba Bình thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan chiếm đóng trái phép Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu này cho rằng sẽ không có hành động quân sự nào có thể diễn ra để khống chế đảo Ba Bình, thậm chí trong tương lai, Trung Quốc cũng khó có thể thực hiện được việc đó nếu không có bất cứ sự đồng ý hay thỏa thuận nào của Hoa Kỳ. Chang Chinh nhận định rằng mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, nếu xảy ra bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Ba Bình cũng sẽ là cơ hội tốt để Trung Quốc tận dụng nhằm thu hồi cả đảo Đài Loan nhưng ông lại có ý kiến khác. Chang Chinh cho hay, nếu Trung Quốc có nhân thời cơ hành động thì cũng chỉ làm tổn thương thêm quan hệ hai bờ (Trung Quốc - Đài Loan) bởi Mỹ cũng không thể không can thiệp (điều mà Bắc Kinh sợ hãi nhất) khi Trung Quốc làm liều. "Có lẽ đối với Bắc Kinh, bất kỳ thay đổi nào liên quan đến hiện trạng đảo Ba Bình đều sẽ là lựa chọn tiến thoái lưỡng nan đối với Trung Quốc trong việc có quyết định đưa quân đội lên hòn đảo này hay không nếu có chiến sự ở hòn đảo (thuộc chủ quyền của Việt Nam) này". "Bắc Kinh cũng sẽ gặp khó khăn khi phải lựa chọn liệu nên để Đài Loan tiếp tục kiểm soát (chiếm đóng trái phép-PV) hay không nếu có xung đột xảy ra" - Chang Chinh bình luận. =================== Bài này lên mạng hình như cũng từ hôm hổm.Lúc đầu Lão Gàn chỉ xem wa cái tựa, cứ nghĩ cô em Đài Loan chém gió cho vui. Nhưng hôm nay chơi gamme thua hoài. Tức cái mình, nghỉ chơi, rách việc xem qua nội dung bài viết, để thư giãn khi viết bài "Ngôn ngữ Việt", thấy cô em Đài Laon phát biểu, phân tích, phân teo bùn cừi wá, nên cũng tham gia chém gió cho zdui cửa zdui nhà. Thế này nhá: Với lập luận này thì Trung Quốc không thể uýnh đảo Ba Bình vì còn ngại cô em dỗi, không chơi với bà chượi Tung Cóoc nữa. Nhưng khi Tung Cóoc đã bụp đảo Ba Bình thì tức là gây sự uýnh cô em, tất nhiên các em ở Đài Bắc cũng chẳng thê yên ổn bán trầu được. Nhẹ nhất là xu hướng độc lập sẽ tăng cao và Tung Cóoc ...bụp tiếp. Hết chương I.Nếu Tung Cóoc không bụp cô em thì nói ngọng ở Bể Đông. Cái lưỡi bò ấy do chính cô em khởi xướng từ năm 48. . Cái zdấn đề nó ở chỗ này: Cô em lại không được coi là chính quyền chính thống của đất nước Trung Hoa. Cho dù Trung Hoa Đại lục coi là chính thể tiếp tục, kế thừa thì nghiễm nhiên Ba Bình thuộc Tung Cóoc. Vậy cô em có mặt ở đấy là ...bất hợp pháp với Tung Cóoc lục địa và cả những nước tuyên bố chủ quyền với cả thế giới nữa. Hì. Vậy khi bàn về Đảo Ba Bình thì bàn với ai đây? Nếu coi cô em hổng là cái đinh gì thì ngay cả khi Tung Cóoc tuyên bố tất cả bề Đông đều là của Tung Cóoc thì cô em ở đấy là cái gì? Bảo Tung Cóoc là chính phủ kế thừa hợp pháp, thì cô em vẫn tồn tại sờ sở ra đấy là cái gì? Bảo bất hợp pháp thì tuyên bố chủ quyền của cô em ở bể Đông vô gía tri. Nếu thế thì Tung Cóoc lục địa chẳng có gì ở bể Đông? Bảo hợp pháp thì Tung Cóoc nhường cái lưỡi bò cho cô em làm lẩu lưỡi bò chăng? Rồi Hoa Kỳ cắt viện trợ không chơi với chánh phủ bất hợp pháp chăng? Sự tồn tại hai chính phủ trong một quốc gia là một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử văn minh nhân loại. Cái này chính là do lão Kis từ hơn 40 năm trước chưa nghĩ ra. Bởi vậy, cô em bị loại khỏi cuộc chơi trong bức tranh mô tả "canh bạc cuối cùng". Giáo sư Trinh Xuân Thuận phát biểu rất khoa học: "Để giải thích dù chỉ là một hiện tượng rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử vũ trụ". Lão Gàn phát biểu trong lớp PTLV cao cấp rất Lý học: "Bất cứ một hiện tượng dù rất nhỏ đều là kết quả của nhiều sự tương tác phức tạp". Hiện tượng nhỏ còn vậy, huồng chi nó to thế này. Thiếu tính chính danh nên nó vậy. Loạn cào cào cả. Híc! ================= PS: Trên các báo mạng chính thống cũng đã đặt vấn đề kiện ra tòa Quốc tế về vụ Việt Nam bị chiếm biển đảo. Lão Gàn hổng ý kiến gì và cũng không bói toán gì về vấn đề này. Vì nó tùy thuộc vào nhiều tương tác phức tạp để quyết định sự việc có xảy ra hay không, kể cả với những nước như Phi Luật Tân. Nhưng nếu xảy ra theo xu hướng kiện thì kiện luôn cả vấn đề đảo Ba Bình một thể.2 likes
-
Ngôn Ngữ Việt
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo. CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT Ngôn ngữ Việt khác hẳn ngôn ngữ Hán. Điều này là hiển nhiên và rất trực quan, không cần phải chứng minh. Nếu ai khó tính và yêu cầu chứng minh thì tôi sẽ khuyên họ nói chuyện với người Hán bằng tiếng Việt. Tất nhiên người Hán sẽ chẳng hiểu họ nói gì. Không những vậy, ngôn ngữ Việt khác tất cả những ngôn ngữ của các dân tộc sinh sống chung quanh vùng Đông Nam Á và cả phương Đông nói chung. Vậy ngôn ngữ Việt thoát thai từ đâu trong quá trình phát triển của nền văn minh Việt? Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về cội nguồn tiếng Việt và họ cũng đặt ra rất nhiều giả thiết khác nhau. Để có một ý niệm về những giả thuyết về cội nguồn tiếng Việt, quí vị có thể đọc những tài liệu tiêu biểu sau đây: ===================== ===================== ===================== ===================== ===================== ===================== Thưa quí vị và anh chị em. Như vậy đã có hàng trăm công trình nghiên cứu, của hàng trăm học giả, nhà nghiên cứu đi tìm cội nguồn tiếng Việt với những giả thuyết khác nhau. nhưng tất cả đều không đủ sức thuyết phục. Và cho đến ngày hôm nay, vẫn chưa có một công trình nào đủ khả năng làm nền tảng tri thức cho sự xác định về cội nguồn tiếng Việt, để từ đó tiếp tục phát triển để tìm hiểu sâu thêm. Chuẩn mực cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng vẫn là:Một giả thuyết , hay một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải có sự giải thích một cách hợp lý hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó, có tính hệ thống, tính nhất quán, tính hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn là: Một mục đích đúng chỉ là một yếu tố cần, nhưng để đạt được mục đích hay không, còn cần phương pháp đúng, hoặc chí ít là gần đúng với những phương tiện và điều kiện thích hợp. Phương pháp sai, phương tiện không thích hợp, điều kiện không có thì không thể đạt được mục đích. Cụ thể như vấn đề "Chữ Việt cổ" - mà nhiều người thắc mắc vì sao hàng chục học giả và những nhà nghiên cứu tên tuổi lại không thể tìm ra hệ thống chữ Việt cổ - mà cụ Khánh Hoài lại tìm được? Chính vì phương pháp của cụ Khánh Hoài khác hẳn của tất cả các học giả hàn lâm. Phương pháp của cụ Khánh Hoài là sử dụng tiêu chí khoa học cho một hệ thống chữ viết của một dân tộc và so sánh những tư liệu chứa đựng những di sản chữ Việt cổ cụ sưu tầm được hoàn toàn phủ hợp. Và tôi cũng cần xác định luôn rằng: tất cả các nhà nghiên cứu về cội nguồn ngôn ngữ Việt từ trước đến nay đều sai về phương pháp. Đó là nguyên nhân để cho đến bây giờ vẫn không có một công trình nào đủ sức thuyết phục. Hay nói một cách khác: Không có một công trình nào thỏa mãn được tiêu chí khoa học cho giả thuyết của công trình đó với mục đích tìm cội nguồn của chữ Việt cổ. Cho nên nó thiếu tính thuyết phục ngay trong tiêu chí đầu tiên là giải thích một cách hợp lý hầu hết những vần đề liên quan đến nó. Tương tự như vậy với việc tìm về cội nguồn ngôn ngữ Việt. Với mục đích tìm cội nguồn ngôn ngữ Việt cho đến nay chưa có một thuyết nào đủ sức thuyết phục, chính vì những phương pháp không phù hợp. Có thể nói rằng: Đó là những phương pháp cổ điển, mang tính tổng hợp những nhận thức trực quan qua so sánh đối chiếu những hiện tượng và đưa đến một kết luận, chứ không phải là một giả thuyết có tính hệ thống. Trong khi, ngay cả một giả thuyết mang tính hệ thống cũng còn sai, nếu không thỏa mãn tiếp tục những tiêu chí chuẩn mực để thẩm định cho một giả thuyết khoa học. Cụ thể: Khi họ đối chiếu và so sánh ngôn ngữ Việt với ngôn ngữ Mường thì cho rằng hai ngôn ngữ này cùng nguồn gốc, gọi là gốc Việt Mường; khi họ đối chiếu với chữ Hán Việt (Tôi gọi là Việt Nho) thấy có nhiều từ Hán Việt thì cho rằng ngôn ngữ Việt có gốc Hán. So sánh với ngôn ngữ Nam Đảo thì bảo nó có nguồn gốc Nam Đảo... Bởi vậy, khi so sánh kết luận của người này thì mâu thuẫn với kết luận với người khác khi phương tiện và điều kiện nghiên cứu khác nhau. Cho nên tôi chỉ coi đó là những kết luận từ phương pháp so sánh đối chiếu, qua những phương tiện họ có thể sử dụng và không coi là một thuyết có tính hệ thống là vậy. Nếu trong những kết luận khác nhau của các nhà nghiên cứu cội nguồn ngôn ngữ Việt, có một kết luận sâu sắc và trở thành một giả thuyết thì nó phải giải thích một cách hợp lý tất cả các kết luận của các nhà nghiên cứu khác, không cùng kết luận với nó. Hoặc nó chứng minh các kết luận khác là sai, hoặc nó chứng minh được những sự kiện dẫn đến các kết luận khác nằm trong nội hàm của nó. Chưa nói đến việc nó phải giải thích một cách hợp lý đến cac hiện tượng khác liên quan. Chưa ai làm được điều này. Bởi vậy, cội nguồn ngôn ngữ Việt vẫn mơ hồ như nền văn minh Đông phương đầy hư ảo một cách huyền vĩ vậy. Còn tiếp 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN CỦA NGÔN NGỮ VIỆT.2 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tôi mới nhận được cuốn sách này sáng nay, do Hoàng Triều Hải mua tặng. Mặc dù tôi mới chỉ tranh thủ xem được 100 trang đầu, trong lúc ngồi chờ ở sân bay. Rất hay! Tôi nghĩ những ai muốn tìm hiểu sâu về Lý học Đông phương, trên nền tảng tri thức khoa học hiện đại, cần có cuốn sách này. Có nhiều nhận xét của tác giả rất trùng hợp với các nguyên lý của Lý học và có thể làm dẫn chứng cho việc không có sự sống ngoài Trái Đất. Tôi chưa xem hết cuốn sách. Nhưng chỉ cần 100 trang đầu đủ để rất đáng mua xem.2 likes -
Thiên Sứ mần thơ
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
ĐÁNH MẤT Triều Âm Thơ đánh mất nỗi buồn nào vạn cổ Khuất dấu đời lối kỷ niệm xót xa Nắng tháng tư từng lọn rất nõn nà Hong khô mắt dòng lệ xưa mùa hạ. * Em soi gương thấy dáng mình chợt lạ Nụ cười tròn tươi tắn đẹp như hoa Mắt em là ngàn tinh tú vỡ òa Bừng sáng cả khung trời đêm khó tả. * Bản nhạc mơ dặt dìu như lơi lả Bàn tay ngoan nắm chặt lấy ân tình Em đánh mất nỗi đau của chính mình Vào đáy mắt tình anh đang chờ đợi. Cảm tác ĐÁNH MẤT Có mất đâu em. Đây nỗi buồn vạn cổ. Còn trinh nguyên một kỷ niệm xót xa. Nắng đem đi mầu da trắng nõn nà. Gửi bơ vơ trong chiều buồn cuối hạ. * Lên xe hoa , như thấy mình chợt lạ. Trong thẫn thờ, em có khóc cùng hoa? Đêm tân hôn, thôi thề ước nhạt nhoà. Sóng gợn buồn, ánh trăng ngà tơi tả. * Giấc mơ xưa, nhạc tình ru lơi lả. Dập dìu đi trong ngây ngất hương trinh. Em kiêu sa chợt đánh mất chính mình. Trăng xưa còn có ru tình? Anh về ôm cõi ru mình ngày xưa Thiên Sứ1 like -
Kính thưa quí vị. Bài viết này tôi đã viết từ tháng 9. 2008. Một số thành viên chủ chốt của diễn đàn thời ấy đã xem bài viết này và nó chỉ lưu hành nội bộ. Đáng nhẽ ra tôi sẽ không công khai nội dung của nó lên đây. Nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp ở biển Đông hiên nay và nội dung bài viết lúc đó cho thấy những phán đoán của tôi đã chính xác cho đến lúc này. Những diễn tiến tiếp theo sẽ ra sao trước sự phức tạp của sự tranh chấp biển Đông hiện nay đã cho tôi thấy cần phải phân tích sâu hơn và hoàn chỉnh bài viết với sự phân tích có tính khách quan và như một lời tiên tri,nhằm mục đích chia sẻ cảm nghĩ của mình với quí vị và anh chị em. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. =================== VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG BẮT ĐẦU TỪ MỘT BÀI VIẾT Vào đầu tháng 9 . 2008 trên các phương tiện thông tin đại chúng đểu nói tới một kế hoạc tấn công Việt Nam của Trung Quốc và một số báo mang đăng bài phản đối của Việt Nam. Đây chính là tiền đề cho tôi viết bài này. Nội dung bài viết đó như sau: Ông Dũng nói: “Đây là thông tin không thích hợp, đi ngược lại xu thế hòa bình, hữu nghị và hợp tác vì phát triển trong khu vực và trên thế giới cũng như lợi ích của quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa Việt Nam và Trung Quốc.” Ông nói thêm rằng Trung Quốc đã tiếp nhận yêu cầu của Việt Nam và tuyên bố bài viết này “không phản ánh quan điểm của Chính phủ Trung Quốc”. Bài viết về 'Phương án A' hiện vẫn nằm trên Sina.com. Ông Tống Hiểu Quân, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh được trích lời mô tả kế hoạch xâm lược Việt Nam ‘Phương án A’ là một trò đùa. Ông nói: "Đây chỉ là trò chơi mang tính nghiệp dư và không có giá trị quân sự nào cả”. Tuy nhiên ông Tống cũng nói ở hai nước vẫn còn nhiều người chưa quên được các hiềm khích cũ. "Trung Quốc và Việt Nam có hệ thống chính trị tương đồng và cần đoàn kết để chống lại Hoa Kỳ, là kẻ thù chung của cả hai nước. Rõ ràng Mỹ đang chơi kế ly gián Việt Nam và Trung Quốc”. Đánh Việt Nam? Chuyên gia quân sự Tống Hiểu Quân nhận định: “Người biết suy nghĩ ở cả hai nước đều hiểu rõ rằng Trung Quốc và Việt Nam là đồng minh. Trung Quốc không có lý do gì để nghĩ tới việc xâm lược Việt Nam vì cần làm bạn với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Bắc Triều Tiên”. Ông nói chính phủ Bắc Kinh cần rút kinh nghiệm từ việc này và phải có trách nhiệm hướng dẫn dư luận đồng thời giải thích quan điểm chính thức một cách rõ ràng. “Chính quyền không nên để những kẻ gây rối có cơ hội đồn đoán gây hại.” Bài ‘Quân Đội Trung Quốc hãy dùng Phương án A để tấn công VN!’ xuất hiện trên mạng từ đầu tháng Tám trên một số trang mạng bàn về chủ đề quân sự tại cả Trung Hoa lục địa và Hong Kong. Tuy nhiên nó gây sự chú ý nhất từ khi được đăng tải trên trang sina.com có lượng truy cập lớn. Đây là diễn đàn trao đổi không chính thức, tuy về nguyên tắc nhà nước Trung Quốc kiểm duyệt nội dung. Mới đây có tin chừng 280 nghìn người được Bắc Kinh trả tiền để vào các diễn đàn nhằm đăng các ý kiến có lợi cho đảng Cộng sản. Ngoài bài viết kể trên, trong thời gian gần đây, cũng có nhiều bài khác mang nội dung khơi gợi chiến tranh với Việt Nam lưu hành trên các trang mạng và blog của Trung Quốc. Một số bài mang tựa đề khiêu khích như: ‘Chiến tranh với Việt Nam, sự lựa chọn chiến lược’ hay ‘Chúng ta cần gấp chiến tranh’. QUAN HỆ TRUNG QUỐC & HOA KỲ Mục đích cuối cùng của tôi là chứng minh lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm, nhân danh khoa học. Bởi vì, "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", đã tập hợp lại, phủ nhận lịch sử văn hóa Việt. Vũ khí của họ là «Pha học». Tôi đã bước vào cuộc chơi thì phải chấp nhận luật chơi: Tức là cũng nhân danh khoa học thực sự để chỉ ra những sai lầm rất căn bản trong lập luận của họ. Khoa học thì tất yếu phi chính trị. Bởi vậy, trước sau như một – quân tử thì không trái lý – tôi tiếp tục nhân danh khoa học để bảo vệ luận điểm của mình. Đó là lý do tôi không muốn dây dưa về mặt chính trị. Nhưng điều đó, không có nghĩa rằng tôi không có khả năng tư duy chính trị. Thiên Sứ tôi đã chứng minh rằng: «Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất vũ trụ». Tất nhiên nó bao trùm luôn cả chính trị và khả năng tiên tri. Tôi cũng đã thẳng thắn nói rằng: Bản chất của cái trò hề «nhân danh khoa học» phủ nhận giá trị lịch sử văn hiến Việt ấy, chính là một trò chơi chính trị ở tầm mức quốc tế. Những thế lực chính trị quốc tế đã đi đêm với nhau từ 40 năm trước và nạn nhân của nó chính là lịch sử văn hóa Việt trải 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Đến bây giờ, nó nổi lên ở Biển Đông như phần ngọn của tảng băng chìm. Đây chính là bài bình luận chính trị đầu tiên và có thể là duy nhất của tôi về vấn đề Biển Đông với mối quan hệ Trung – Mỹ - trong đó có vấn để lịch sử văn hóa Việt 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tất nhiên tôi sẽ phân tích như một nhà quan sát khách quan cho mọi diễn biến đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra. CUỘC ĐỤNG ĐỘ NGÀY 8 – 3 – 2008 Trước khi cuộc đụng độ xảy ra, người Trung Quốc đã có nhã ý chia sẻ gánh nặng an ninh với Hoa Kỳ ở phần phân nửa phía Tây Thái Bình Dương. Nhưng vị đô đốc Hải Quân Hoa Kỳ đã từ chối không mấy lịch sự. Và sau đó là cuộc đụng độ đã xảy ra. Vụ việc này khiến có thể một số chính phủ đang đòi quyền lợi ở Biển Đông – vốn là đồng minh cũ của Hoa Kỳ - hy vọng Hoa Kỳ đứng ra bảo vệ họ trước sự tranh chấp với một quốc gia hùng mạnh cũng đòi quyền lợi ở đây là Trung Quốc. Thực ra đây chỉ là một trò vụng về của một thủ đoạn chính trị không mấy sắc sảo, hoặc chí ít nó được lợi dụng để thực hiện những âm mưu chính trị. Nhưng sự kiện tiếp theo liên tiếp xảy ra trong thời gian cực ngắn: Đô đốc tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ - vừa mới đến thăm Việt Nam với những phát biểu hùng hồn về những triển vọng hợp tác – sắp sửa chuyển công tác khác hoặc về vườn; Hãng dầu BP rút khỏi Việt Nam vì lý do kỹ thuật ; Tổng thống Hoa Kỳ - Ngài Obama – đã chứng tỏ một nhã ý hòa giải với Trung Hoa, Chủ tịch Trung Quốc – Ngài Hồ Cẩm Đào có nhã ý mời Chủ Tịch nước Việt – Ngài Nguyễn Minh Triết sang thăm Bắc Kinh. Có thể nói trong các quan hệ chính trị quốc tế thì chưa lần nào lại có nhiều hiện tượng liên quan diễn biến nhanh như vậy. Các siêu cường muốn gì ở đây? Tại sao người Trung Quốc lại ngang xương đòi Hoa Kỳ chia đôi Thái Bình Dương. Một chuyện có tầm chiến lược toàn cầu như vậy mà để cho hai người lính với hàm tướng nói chuyên khơi khơi vậy sao ? Để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề này, Thiên Sứ tôi nhắc lại những sự kiện từ 40 năm trước. RƯỢU MAO ĐÀI NHẬU VỚI LƯỠI CHIM SẺ. Đấy là tin đồn vỉa hè của các chính trị gia cấp phường ở Việt Nam trong các quán trà 5 xu – tụ điểm của dân chơi Hà Thành thời bấy giờ - mô tả về một tiệc nhậu hoành tráng trong Tử Cấm Thành Pekin do ngài Mao Trạch Đông chiêu đãi Tổng thống Hoa Kỳ - ngài Nixon vào năm 1971. Sau cuộc nhậu này, Đài Loan với quốc hiệu là Trung Hoa Dân quốc, thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc với tư cách là một quốc gia, bị tống cổ khỏi Liên Hiệp Quốc. Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt. Hai mươi năm sau nữa, Liên bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết – gọi tắt là Liên Xô – cũng sụp đổ. Trước khi chấm dứt cuộc chiến ở Việt Nam, có một hiện tượng ngoạn mục là Tổng Thống Nixon bị hạ bệ vì vụ Water gate. Không lật đổ được tổng thống Nixon thì cuộc chiến Việt Nam sẽ còn dây dưa. Bởi vì, vị tổng thống này đã có quá nhiều cam kết - nhưng chỉ bằng miệng (Xin lưu ý điều này) - nhân danh người đứng đầu đất nước Hoa Kỳ với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo. Nhưng những cam kết này không có văn bản chính thức có tính pháp lý. Việc hạ bệ ông Nixon là thủ pháp chính trị đã quảng cáo cho tinh thần dân chủ và thượng tôn pháp luật tại Hoa Kỳ. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nó chính là Hoa Kỳ cần chấm dứt cuộc chiến tốn kém, vô bổ này một cách nhanh chóng , để những chiến lược quốc tế được thực hiện, nhằm xóa sổ đối thủ hàng đầu của Hoa Kỳ - Liên bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Việt - mà ngài Nixon lại có quá nhiều ràng buộc bởi những lời hứa công khai cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng với tư cách Tổng thống Hoa Kỳ. Lịch sử sang trang ở Việt Nam. Nước Việt Nam thống nhất với người đồng minh của mình – Liên bang Công Hòa Xã Hội chủ nghĩa Xô Viết – cũng là đối tượng được nhắc nhở đến trong men rượu Mao Đài nhậu với lưỡi chim sẻ. SÁCH TRẮNG CỦA TOÀ ĐẠI SỨ LIÊN XÔ TẠI HANOI. Vài năm trước những sự kiện trên, ở Hanoi ầm ĩ về việc bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đại sứ quán cả hai nước thi nhau bỏ công quĩ của nhà nước – tức của nhân dân - in sách tố cáo nhau không phải là những người cộng sản chân chính. . Hàng sọt sách, nói theo tiếng Bắc – tiếng miền Nam gọi là « cần xé » - được đặt ở Đại Sứ quán hai nước, bằng tiền của nhân dân. Và nó được phát không cho tất cả những người dân Việt có dịp đi ngang qua đây Người Trung Quốc có sáng kiến bọc sách của mình trong một cái bao bìa sách bằng ni lông cứng màu đỏ. Những dân chơi sành điệu ở Hanôi bấy giờ phát hiện ra rằng, chỉ cần bỏ cái ruột thì chính cái vỏ bao nilon đó dùng làm ví đựng tiền rất đẹp. Họ rủ nhau đến tòa Đại sứ Trung Quốc để lấy ví đựng tiền. Thế là sách của tòa Đại sứ Trung Quốc được tiêu thụ như tôm. Ít nhất từ cổng tòa đại sứ ra đến vỉa hè bên kia vườn hoa Canh Nông (Bây giờ gọi là vường hoa Lê Nin). Tất nhiên những lực lượng an ninh của Việt Nam cũng có những biện pháp ngăn chặn một cách kín đáo việc tiếp nhận những cuốn sách này. Nội dung các cuốn sách đó, bây giờ chắc chẳng ai buồn nhớ. Nhưng có một chi tiết đáng chú ý trong một cuốn sách của tòa đại sứ Liên Xô, liên quan đến bài viết này mà tôi được xem vào lúc bấy giờ. Tôi còn nhớ chi tiết đó, vì nó rất ấn tượng. Lâu quá rồi, hơn 40 năm đã trôi qua. Ngày ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi có một thói quen dễ ghét là đến chơi nhà bạn bè, sau vài ba câu xã giao thì tôi lục trong tủ sách của nó, xem có cuốn nào hay thì ngồi xem cả buổi. Nếu có đông bạn bè cùng đến chơi thì việc làm của tôi, chúng nó không quan tâm. Thậm chí nó mời tôi ăn cơm là chuyện của nó, còn tôi vừa ăn vừa xem sách là chuyện của tôi. Nhưng nếu chỉ có mình tôi thì cử chỉ lịch sự nhất mà bạn tôi dành cho tôi là – giật lấy cuốn sách không cho tôi xem – «Mày thích tao cho mày mượn đem về. Còn bây giờ mày nói chuyện với tao đã chứ ». Tôi cũng chỉ cười hề hề và vui vẻ cất cuốn sách vào túi, vì bạn tôi đã hứa cho mượn. Nói thế chứ các bạn tôi quí tôi lắm, vì ngoài cái tính xấu ấy ra thì tôi chơi với bạn tôi khá chân tình. Đến bây giờ sau hơn 40 năm xa cách, chúng tôi vẫn dành tình cảm quí mến cho nhau. Cuốn sách của Tòa Đại sứ Liên Xô tôi đã xem trong hoàn cảnh này. Cuốn sách có đoạn viết – tôi không thể nhớ chính xác nguyên văn - nhưng có nội dung như sau : « Các đồng chí Trung Quốc đã đi ngược lại nguyện vọng thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam. Họ đã ủng hộ chủ trương quốc tế hóa Đông Dương với các thế lực tư bản quốc tế ». Việt Nam đã thống nhất và không phải là bị quốc tế hóa, đồng thời là một đồng minh của Liên Xô với hiệp ước quân sự bảo vệ và hỗ trợ nhau. Lịch sử đã diễn ra như vậy. Bởi vậy, sau cơn say máu của cuộc chiến, những quốc gia đồng minh - đối thủ của Liên Xô cũ - đã coi Việt Nam như một đối tượng cần xử trí. Việc xóa sổ 5000 năm văn hiến Việt là một đòn chí mạng, rất thâm độc đánh vào ý chí gan góc, bền bỉ và quật cường của dân tộc Việt. Đó cũng là lý do để Thiên Sứ tôi cảnh báo rằng: Các thế lực chính trị âm mưu toan tính cái gì thì đừng có lấy nền văn hiến Việt làm phương tiện thực hiện thủ đoạn chính trị. Một dân tộc được xác định chính bởi những giá trị văn hóa và lịch sử lập quốc của họ. Nhưng Liên bang Xô Viết đã sụp đổ. Dân tộc Việt đang phải gồng mình để tồn tại với hoàn cảnh lịch sử hiện nay. Đến hôm nay thì một loạt những sự kiện đã xảy ra. Các siêu cường đang muốn gì ở đây? BÁ CHỦ THẾ GIỚI. Liên Xô đã sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt. Trung Quốc – một đồng minh rất quan trọng trong việc đối đầu với Liên Xô, nhưng không có một hiệp định có hiệu lực pháp lý trong chiến lược toàn cầu, so với các đồng minh truyền thống khác của Hoa Kỳ - đã mạnh lên về kinh tế vì được hưởng những ưu đãi trong thương mại và nổi lên như một quốc gia siêu cường gây ảnh hướng với thế giới. Đó là lý do mà Trung Quốc muốn chia phần với Hoa Kỳ ở phía Tây Thái Bình Dương. Làm gì có một người lính – dù mang quân hàm cấp tướng – sương sương đòi chia đôi cả một Đại Dương như vậy. Quên nhanh! Nói theo lối hàng chợ của bà bán cá chợ Bắc Qua. Nhưng sự đòi hỏi này có nguyên nhân sâu xa từ những thỏa thuận không chính thức trong một chiến lược toàn cầu từ gần 50 năm trước - Khi Liên Xô còn là một siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ. Cũng vào thời điểm của gần 50 năm trước - vào những năm đầu của thập niên 60, tình báo Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng: Những lãnh tụ đảng Cộng Sản Trung Quốc mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa, họ không có ý thức quốc tế vô sản. Do đó, mặc dù Hoa Kỳ ký vào hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân với Liên Xô, nhưng Trung Quốc vẫn thành công trong việc thử bom hạt nhân vào năm 1967. Thực ra, Trung Quốc có tham vọng hạt nhân từ lâu và muốn Liên Xô chia sẻ. Nhưng Liên Xô chẳng ngọng gì thân tặng một anh bạn ngay sát nách của mình thứ vũ khí mà đôi khi do trục trặc kỹ thuật, nó có thể rơi xuống điện Cẩm Linh. Họ lấy lý do tôn trọng hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã ký với Hoa Kỳ để từ chối. Còn với Hoa Kỳ thì việc Trung Quốc có vũ khí hạt nhân không có vấn đề gì. Bởi Trung Quốc bấy giờ chưa thể đem bom hạt nhận giộng xuống nước Mỹ. Tuy vẫn có thể đánh rơi vào những nước chung quanh như Liên Xô chẳng hạn. Tất nhiên hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được tôn trọng, bởi những chính khách rất nghiêm nghị để tỏ ra chín chắn với những quyết định là cứ từ đúng trở lên. Nhưng chắc chắn nó thiếu một điều khoản là : « Không cho phép tình báo các quốc gia khác ăn cắp bí mật hạt nhân ». Và tất nhiên, những quốc gia cần có vũ khí hạt nhân để gọi là « cân bằng sinh thái» trong hoàn cảnh lịch sử nào đó, vẫn lấy được những bí mật này với những trò ma quái, hoặc làm ngơ của các cơ quan an ninh. Một vài tên gián điệp ngớ ngẩn bị bắt – tùy theo quốc gia dân chủ hay độc tài – mà bản án nặng hay nhẹ. Về mặt lý thuyết thì Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn được các chính khách tôn trọng với một vẻ mặt trang nghiêm và tỏ ra đứng đắn, khi khẳng định hiệu lực của nó đến ngày hôm nay. Nhưng trên thực tế, nó vẫn phổ biến đến mức các tổ chức khủng bố loi nhoi cũng có thể làm ra vài quả bom bẩn. Trung Quốc đã trở thành một siêu cường và tham vọng ảnh hưởng khu vực và thế giới xuất hiện. Nhưng cái siêu cường Đông phương mới nổi này đã quên mất một điều rất quan trong là : Vai trò lịch sử của họ trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ đã hết, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Hoa Kỳ cần thời gian dọn dẹp lại thế giới với tư cách siêu cường số một hành tinh. Nếu những nhà lãnh đạo Trung Quốc khôn ngoan và khiêm tốn hơn thì lịch sử có thể diễn biến khác đi một tý. Thiên Sứ có thể đoán sai. Nhưng rất tiếc, họ đã bộc lộ tham vọng quá sớm. Bởi vậy, đối tượng tiếp theo cần xử lý của Hoa Kỳ chính là nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa vĩ đại. So với mấy nước đang có tham vọng hạt nhân như Bắc Triều Tiên, Iran thì chính Trung Quốc là nguy cơ hơn nhiều trong việc đe dọa vai trò bá chủ của Hoa Kỳ. Mấy nước kia – với sức mạnh của Hoa Kỳ - cái đá thì thừa, mà cái đấm có thể hơi thiếu. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể biết đến điều này. Nhưng qua cách ứng xử của họ với các quốc gia lân bang, Thiên Sứ tôi có cảm giác họ không quan tâm. Hoặc họ đã mắc những sai lầm có tính chiến lược mà họ cứ tưởng là đúng. SAI LẦM CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC. Phàm muốn làm bá chủ việc trước tiên phải có một tiềm lực kinh tế và quân sự đủ mạnh. Cái này Trung Quốc có rồi. Nhưng vấn đề tiếp theo là ảnh hưởng đến đâu thì còn tùy theo tiềm lực kinh tế đến đâu. Mấy bá chủ cơm, loi nhoi vài nước lân bang , nhược tiểu thì chỉ cần ảnh hưởng kinh tế là đủ. Nhưng muốn mần ăn lớn thì phải có bảng hiệu. Đất nước Trung Hoa vĩ đại chưa sắm được cái bảng hiệu đúng với tư cách bá chủ châu Á. Người Nhật muốn làm bá chủ ít nhất cũng đưa được học thuyết Đại Đông Á. Ngay đám giang hồ, muốn tập hợp đàn em cũng phải có khẩu hiệu « Sống chết có nhau », huống chi là những vấn đề quốc tế wan trọng như vậy. Không có bảng hiệu thì muốn làm bá chủ chỉ có cách đấm đá, hoặc mua chuộc những kẻ phản bội lại dân tộc của chính họ. Nói theo lý học Đông phương thì phải chính danh cái đã. Bởi vì đây là thế kỷ 21 với thông tin toàn cầu và các mối quan hệ quốc tế đều có ảnh hướng lẫn nhau. Đây không phải thế kỷ thứ XV để những đội quân viễn chinh như Trương Phụ muốn làm mưa làm gió gì thì làm. Cách đây vài tháng (Tức đầu năm 2008), các trang mạng của Trung Quốc làm ầm ĩ về một kế hoạch tấn công Việt Nam chớp nhoáng. Nếu họ muốn, cũng có thể được trong điều kiên tương quan sức mạnh hai nước. Bước đầu họ có thể chiếm được phần lớn lãnh thổ Việt Nam, cho là như vậy. Nhưng sau đó sẽ ra sao ? Chắc chắn dân tộc này sẽ không chịu thua một cách dễ dàng. Và cũng giả thiết rất thuận lợi cho Trung Quốc là họ chiếm được đất nước này. Nhưng hành động này sẽ đẩy tất các quốc gia Đông Nam Á và vùng chung quanh Trung Quốc thành đối thủ của họ. Cuộc chiến càng man rợ thì hậu quả sẽ càng khốc liệt với Trung Quốc sau này. Nhưng chỉ với thủ pháp chính trị cơm ấu trĩ đó, cũng đủ để các quốc gia liên quan đến biến Đông cảm thấy cần phải liên kết với Hoa Kỳ. Thiên Sứ tôi hy vọng Trung Quốc cần tỉnh táo hơn khi nhìn lại tình trạng của các nước láng giềng quanh họ. Họ không có một đồng minh nào đáng tin cậy. Hoa Kỳ chỉ là một đồng minh tạm thời trong việc đối đầu với Liên Bang Xô Viết. Trung Quốc cần nhớ rằng : Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa hề có một văn bản chính thức nào liên quan đến việc an ninh của hai nước, ngoại trừ những văn bản chung chung có tính quốc tế. Những hiệp ước an ninh giữa Đài Loan và Hoa Kỳ còn có giá hơn. Thiên Sứ tôi không phải là một chính trị gia, chỉ có tài nói dối vợ để cơm hai bữa, không phải ăn phở. Nên cũng chẳng dám cao giọng với những chính trị gia chuyên nghiệp. Nhưng vì là người Việt, ông cha tổ tiên ăn cơm đất Việt, sống trong lòng dân tộc Việt, « Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách », nên cũng ráng gõ vài chữ trên blog của mình để thành thật khuyên những nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng: Hãy tỏ ra tử tế với Việt Nam và cả các nước láng giếng khác vì quyền lợi lâu dài của chính họ. Có thể còn nhiều giải pháp khác cho quyền lợi liên quan giữa các bên ở Biển Đông và biên giới, nhưng vẫn chứng tỏ được sự tử tế của các quốc gia lân bang với nhau. Vấn đề là phải nghĩ ra điều đó. HOA KỲ TRÊN BIỂN ĐÔNG. Mục đích cuối cùng của Hoa Kỳ là bá chủ thế giới với tư cách là siêu cường số 1. Có thể nói rằng ngay từ khi lập quốc – do tính chất đặc thù của một quốc gia đa văn hóa – nên họ đã hình thành một hình thái ý thức xã hội để liên kết các dân tộc đến từ những nền văn hóa khác nhau trên đất Hoa Kỳ là: Tự do, bình đẳng và bác ái. Trên cơ sở này, pháp luật được coi như cơ sở ràng buộc khách quan với những sinh hoạt xã hội của các thói quen và tập tục từ những nền văn hóa khác nhau. Vị trí địa lý và những sự kiện lịch sử đã đưa Hoa Kỳ thành một siêu cường của thế giới. Nhưng chính hình thái ý thức xã hội, nhằm tập hợp các dân tộc có văn hóa khác nhau trên đất nước Hoa Kỳ lại tạo ra một khuôn mẫu có tính toàn cầu - nếu như các quốc gia muốn chung sống hòa bình với nhau trên hành tinh này. Hoa Kỳ đã có sẵn cái bảng hiệu khá hoàn chỉnh với sức mạnh kinh tế và quân sự, để tạo niềm tin trong việc tập hợp các dân tộc trên thế giới dưới sự lãnh đạo của họ. Vấn đề còn lại là những sách lược chính trị để đạt đến mục đích này. Cho đến lúc này, Hoa Kỳ đã thành công với địa vị siêu cường số một hành tinh và tạm thời chưa có đối thủ. Trong quá trình loại trừ Liên Xô ra khỏi vị trí siêu cường đối đầu với Hoa Kỳ - trở thành một quốc gia Nga, khiếm tốn về kinh tế với những cây thùy dương thơ mộng bên dòng sông Von ga chảy êm đềm có thể gây cảm hứng cho các hồn thơ – thì một đồng minh bất đắc dĩ của Hoa Kỳ đóng vai trò khá quan trong cho việc này. Đó chính là Trung Quốc. Nhưng, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã cảnh giác với Trung Quốc, một quốc gia đã đối đầu với Hoa Kỳ ngay từ khi chưa trở thành nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa vĩ đại. Đã hai lần đất nước này có cuộc giao tranh không chính thức với Hoa Kỳ. Lần thứ nhất là loại trừ một đồng minh quan trọng của họ - chính phủ Trung Hoa Dân quốc - ra khỏi lục địa Trung Hoa; lần thứ hai chính là cuộc chiến tranh Triều Tiên. Bởi vậy, quan hệ đồng minh giữa hai quốc gia Trung Mỹ là mối quan hệ của « Dì ghẻ với con chồng ». Đó là lý do để hai quốc gia này chỉ ràng buộc với nhau trên các mối quan hệ có tính quôc tế chung chung, mọi thỏa thuận đều là không chính thức. Chưa hề có một hiệp ước an ninh nào được ký kết giữa hai quốc gia Trung - Mỹ. Liên Xô đã sụp đổ. Nếu như Trung Quốc tiếp tục ủng hộ Hoa Kỳ trong các đối sách quốc tế khi dọn dẹp lại thế giới và khiêm tốn, hoặc khôn khéo hơn trong khi thể hiện tham vọng - như lời khuyên của nhà lãnh đạo vĩ đại Đặng Tiểu Bình - thì lịch sử có thể đổi chiều. Nhưng tiếc thay, trong khi Hoa Kỳ xua quân đánh nhau ở Irak và Afganixtan với tham vọng bình định Trung Đông thì người Trung Quốc cứ tưởng đây là cơ hội vàng để lên ngôi bá chủ châu Á. Hoa Kỳ đã nhắc khéo Trung Quốc bằng một quả tên lửa gọi là bắn nhầm vào tòa Đại Sứ Bắc Kinh ở Baghda. Giá như Trung Quốc xín xái điều này, coi như chỗ quen biết lâu năm, có lỡ tay, xầy da một chút cũng không sao - Vấn đề là quan hệ tử tế, mần ăn lâu dài thì mọi việc sẽ khác đi. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trung Quốc đã chứng tỏ vị thế của mình – một siêu cường có tham vọng lãnh đạo ở Châu Á – qua việc phản đối kịch liệt hành vi của chàng cao bồi Texas chơi xấu hảo hán Lương Sơn Bạc đang giương cao lá cờ «Thế Thiên hành đạo». Một trong những vị trí chiến lược nền tảng của tham vọng bá chủ này của Trung Quốc chính là Biển Đông. Đây là một ý tưởng chiến lược quân sự cực kỳ cổ điển có từ thế kỷ thứ V BC, mà người Trung Quốc tự hào là một trong nhưng giá trị văn hóa của họ - Binh pháp Tôn Tử - Lợi dụng lúc đối phương không để ý, củng cố lực lượng và phát triển thế lực. Nhưng họ đã quên rằng: Đây là thế kỷ 21. Và Hoa Kỳ đã kịp nhận ra điều này. Không phải ngẫu nhiên mà Hoa Kỳ lập tức đưa ra kế hoạch rút quân khỏi Irak, tạm thời hòa hoãn với Iran và đang tìm cách rút khỏi Afganixtan. Hoa Kỳ rút quân vì lo củng cố nền kinh tế suy thoái chăng? Quên nhanh! Ấy là con mẹ hàng cá chợ Bắc Qua bảo thế - Nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay có thể nói không ngoa rằng: Chỉ cần đem tặng không những cái xe hơi đã cũ – nhưng còn xịn chán, so với mấy cái xe của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - cũng đủ lũng đoạn một nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển. Họ tập trung lực lương để giải quyết một nguy cơ tiềm năng đe dọa ngôi bá chủ thế giới. Ai ở đây nhỉ ? Ai mà ghê thế nhỉ ? Việt Nam à? Hay cả khối Asean? Hay Bắc Triều Tiên? Hỏi điều này thì ngay vợ Chí Phèo cũng lắc đầu bẩu không phải. Một chính trị gia cấp phường, chuyện bình luận tình hình thế giới ở quán cóc bán trà trên vỉa hẻ Hà Nội, cũng nhận ra: Nguy cơ tiềm ẩn chống lại Hoa Kỳ với tham vọng bá chủ trong tương lai chính là Trung Quốc. Biển Đông lúc này là chiến trường chính trị của Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hoặc là nó sẽ quyết định một cuộc chiến tranh, hoặc là nó sẽ diễn biến nhân đạo hơn cho sự nhượng bộ của một trong hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chẳng cần phải có một tư duy chính trị sâu sắc lắm, chỉ cần một người có khả năng nói dối vợ đi chơi với bồ nhí cũng đủ thấy rằng : Chuyện tốt đẹp chỉ xảy ra một chiều duy nhất. Đó là chiều khiêm tốn của Trung Hoa vốn có truyền thống lấy như thắng cương. Hoa Kỳ rút quân khỏi Trung Đông và Afganixtan không phải để đến Biển Đông đánh cá với cái tàu thăm dò Đại Dương bị vướng mấy khúc gỗ do Trung Quốc thả xuống cản đường, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái cho đám cá ở đây. LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN VÀ CUỘC BẦU CỬ Ở HOA KỲ Khi mà Ngài Obama chưa xuất hiện với vai trò ứng cử viên tổng thống, thì nhóm Lạc Việt độn toán do Thiên Sứ tôi chủ trì đã xác định rằng: Bà Clinton sẽ không thể trở thành Tổng thống ở Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa kỳ trong nhiệm kỳ này sẽ là một người đàn ông cao ráo và đẹp người. Nguyên văn lúc đầu còn có thêm hai chữ « da màu », nhưng sau đó vài ngày Thiên Sứ tôi đã xóa hai từ này, vì lúc đó Thiên Sứ tôi chưa hiểu rõ lắm về Hoa Kỳ. Người đàn ông đó chính là Ngài Obama so với vị ứng cử viên đảng Công Hòa là ông Mc. Cain. Nhưng Thiên Sứ tôi đã khăng khăng Ngài Obama không thể làm tổng thống. Thiên Sứ tôi đã giải thích rằng : Đấy là ý muốn chủ quan của tôi. Nhưng tại sao Hoa Kỳ không chia cho Trung Quốc những chiến lợi phẩm thu được sau thắng lợi trước Liên Xô, chí ít cũng là cái ao cá ở Biển Đông này chứ? CHIA CHÁC CHIẾN LỢI PHẨM. Cuộc đối đầu giữa hai siêu cường chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Bang Công hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Trung Quốc được hai mẩu bánh là Hồng Kông và Ma Cao, nằm ngay trên ….đất Trung Hoa và không có Đài Loan. Thế thôi. Kể ra thì chàng cao bồi Texas – mặc dù trông rất đàn ông, nhưng lại tỏ ra khá keo kiết trong việc chia chác trong cái nhìn đầy nghĩa khí và hào hiệp với tinh thần "trọng nghĩa khinh tài"của anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhưng ngược lại, với anh chàng cao bồi này thì như thế cũng hơi bị nhiều. Trong cuộc tìm vàng, công lớn nhất chính là những kẻ hùn vốn và bỏ xương máu, chứ không phải người thổ dân dẫn đường đã được trả công sòng phẳng theo thỏa thuận. Luật chơi này đã có từ khi những người da trắng đổ xô đi tìm vàng ở châu Mỹ. Cuộc chiến sinh tử để quyết định sự thắng bại giữa hai siêu cường Liên Xô và Hoa Kỳ không có sự tham gia của nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa. Ngay cả Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức là hai đồng minh khá quan trọng cũng không được dự phần. Cuộc chiến sinh tử quyết định lịch sử chính là cuộc chiến tranh Irak 1991. Mà nếu quí vị để ý thì chỉ những Đồng minh cũ của Hoa Kỳ trong thế chiến thứ II tham gia và không có Đức, Ý, Nhật Bản là những đồng minh sau Thế Chiến. Mặc dù ít nhất Nhật Bản thể hiện lòng tốt muốn đưa quân tham gia. NỘI DUNG CUỘC HỌP BÍ MẬT VÀ TỐN KÉM NHẤT TRONG LỊCH SỬ VĂN MINH NHÂN LOẠI Vào những năm 80, tình báo Hoa Kỳ phát hiện ra rằng: Liên Xô đã kiệt quệ về kinh tế và không có khả năng tiếp tục theo đuổi cuộc chạy đua vũ trang. Một trò chơi điện tử cấp quốc tế đã diễn ra: Trò “Chiến tranh giữa các vì sao”. Chỉ có khác là, những người sáng tạo ra trò chơi này không phải các chuyên gia lập trình vi tính và các game thủ loi choi, đam mê đến mức quên cả ăn và bị các bà mẹ khả kính đét mấy roi vào đít. Chẳng ai dám đét đít và xúc phạm đến các game thủ này. Bởi vì họ là những nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới: Tổng thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ - Ngài Bush Cha và Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Liên Bang Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết – Ngài Goorbachop. Người Mỹ đã chiếm ưu thế trong trò chơi này. Cuối cùng, hai game thủ hàng đầu trong trò chơi điện tử quốc tế đã thỏa thuận gặp nhau để chấm dứt cuộc chơi. Một cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại đã diễn ra ở Địa Trung Hải với sự bảo vệ của các hạm đội hàng đầu thế giới. Tất cả các cơ quan tình báo quốc tế với những nhân viên tài ba đi vào lịch sử, đều khóc tiếng Urugoay trong việc tìm kiếm thông tin cuộc họp này. Ngoại trừ trông cậy vào ….thày bói. Tất nhiên phải là những thày bói đẳng cấp. Chứ không phải mấy thầy miệt vườn chuyên xem tình duyên, gia đạo, trúng mấy quẻ cứ làm như nắm hết bí ẩn của vũ trụ. Sau cuộc họp tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - được tài trợ bằng tiến đóng thuế của người dân khu cu đen Hoa Kỳ và của những người dân đang làm chủ đất nước Liên Xô vĩ đại – là một cuộc chiến đã xảy ra tại Irak giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh chủ chốt với Irak do chính quyền của Tổng thống SD Hussen, có sự hỗ trợ của Liên Xô. Cuộc chiến này, bắt đầu bằng một câu rất bâng quơ của bà phu nhân Đại Sứ Hoa Kỳ khi say xỉn trong một tiệc chiêu đãi. Bà ta đã phát biểu trong men rượu vang xứ Bordeaux nổi tiếng của nước Pháp, rằng thì là: Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào một cuộc chiến tranh giữa Irak và Ả Rập Cooet. Câu nói này đã được các nhân viên tình báo thượng thặng ghi nhận và đến tai người hùng Sadam Hussen. Ông ta xua quân vào Ả Rập Xeut. Ông Hussen dù có nghe nhầm, hoặc hiểu sai câu nói của bà Đại sứ phu nhân thì cũng không thể làm khác đi được. Lịch sử được quyết định từ trước đó. Hoa Kỳ có lý do chính đáng để dẫn đầu quân đồng minh tấn công Irak và đó là cuộc chiến Irak lần thứ nhất, năm 1991. Chính phủ Nhật Bản và Cộng Hòa Liên bang Đức, lúc ấy có nhã ý đem quân tham gia cuộc chiến và câu chuyện đã không xảy ra. Đây là chỗ người lớn nói chuyện. Trung Quốc lúc ấy chỉ tường thuật một cách khách quan cuộc chiến này với vài cuộn băng video, bán chui khá chạy ở Việt Nam cho các chính khách ấp bình luận sôi nổi về vũ khí hiện đại thời bấy giờ. Ngay sau cuộc chiến, toàn bộ khối Vacsava do Liên Xô đứng đầu đã sụp đổ. Đây là kết quả của cuộc thỏa thuận trong cuộc họp bí mật và tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại - tất nhiên là theo quẻ Lạc Việt độn toán, do Thiên Sứ thực hiện và giải mật - tạm thời trong Mật thất này. Trò chơi điện từ “Chiến tranh giữa các vì sao” chấm dứt. Người lớn chơi chán rồi. Bây giờ đến bọn trẻ con đang say sưa bấm, bấm trong các tụ điểm internet. Còn việc chia chác chiến lợi phẩm cuộc chơi vẫn thuộc về người lớn, bởi những chính khách nghiêm túc, uy tín và luôn tỏ ra đứng đắn với phụ nữ. Người Trung Quốc đã muốn biển Đông thuộc phần của mình. Họ đã thể hiện ước mơ bằng cách vẽ ra một đường biên giới trên biển mà dân gian quen gọi là cái lưỡi bò. Nhưng chàng cao bồi quen chăn bò ngày xưa đã thuộc về lịch sử. Theo đà tiến hóa, chàng cao bồi Texas đã biết đến mùi vị của cá thu kho giềng và biết chế biến dầu thô để chay xe hơi thay vì cưỡi ngựa có thể làm thoái hóa cột sống. Bởi vậy, tạm thời anh ta phải rút khỏi Trung Đông để thăm dò luồng cá ở đây. Biển Đông nước Việt không phải là chiến lợi phẩm được chia phần theo thỏa thuận. Ngay cả cho rằng ý tưởng quốc tế hóa cách đây 40 năm trước được thực hiện, thì nó cũng không có nghĩa là của riêng Trung Quốc. Trong cái nhìn của chàng cao bồi Texas thì Trung Quốc chỉ là một quốc gia ủng hộ họ khi phải đối đầu với Liên Xô và sẽ không phải đối tượng cần xử lý tiếp theo, nếu không tỏ ra tham vọng gây ảnh hưởng đến những tài sản kiếm được. Vấn đề cũng không đơn giản chỉ là vài con cá với mấy thùng dầu, mà còn là xác định địa vị bá chủ thế giới với những lợi ích kèm theo. Còn tiếp1 like
-
Trung Quốc bế tắc với những bất ổn trong nước (Tin tức 24h) - Trong khi liên tiếp có những hành động leo thang căng thẳng ngoài thế giới thì nội địa Trung Quốc lại có thêm những bất ổn đáng sợ. Truyền thông Trung Quốc ngày 23/6 đưa tin chính quyền khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã bắt giữ 380 người và phá vỡ 32 nhóm khủng bố trong khuôn khổ chiến dịch "chống khủng bố" trong một tháng qua ở khu tự trị này. Báo Pháp chế Trung Quốc cho biết có 315 bị cáo bị xét xử với cáo buộc liên quan đến khủng bố, trong đó 13 người đã bị tử hình. Cảnh sát đã thu giữ 264 thiết bị nổ, 357 vũ khí các loại, 101 máy tính có chứa nội dung cực đoan cùng với nhiều tài liệu, sách và đĩa DVD cung cấp thông tin huấn luyện tấn công khủng bố. Trước đó, hôm 23/5, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu triển khai chiến dịch chống khủng bố ở Tân Cương, sau hàng loạt vụ tấn công làm hàng chục người thiệt mạng ở khu vực này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết “sẽ trừng phạt nghiêm khắc những kẻ khủng bố và dốc toàn lực bảo đảm an ninh, trật tự xã hội”. Cảnh sát Giang Tô đang diễn tập chống khủng bố ở tỉnh Giang Tô Thế nhưng, dường như càng đàn áp, tình hình ở Tân Cương lại càng căng thẳng hơn. Mới đây nhất, ngày 21/6, ba cảnh sát bị thương và 13 kẻ tấn công đã bị bắn chết trong vụ tấn công một đồn cảnh sát ở Tân Cương. Nhật Báo Trung Quốc cho biết nhóm người trên đã lái một xe tải lao vào đồn cảnh sát huyện Diệp Thành ở phía nam Tân Cương và kích hoạt chất nổ. Cảnh sát đã bắn chết tại chỗ 13 người trong nhóm này, không có thường dân nào bị thương, theo thông tin của văn phòng chính quyền khu vực Tân Cương. Khoảng 17h45 chiều ngày 15/5 theo giờ địa phương có ba người đàn ông cầm dao lao vào phòng chơi mạt chược trên đường Nghênh Bân và chém loạn xạ vào những khách đang vui chơi ở quận Hòa Điền, khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Chưa hết, chiều 8/5, cũng tại khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc, đã xảy ra một vụ tấn công bằng dao nhằm vào lực lượng cảnh sát. Một đối tượng đã bị tiêu diệt và một người bị bắt giữ. Trước đó, nhiều vụ nổ bom cũng từng xảy ra tại khu vực này. Chính phủ Trung Quốc cho biết, trong năm qua, có khoảng 200 người đã chết trong các cuộc tấn công khủng bố của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Tân Cương. Trung Quốc ra sức chống khủng bố ở Tân Cương. Những phần tử khủng bố ở Trung Quốc thời gian gần đây đã tăng cường các cuộc tấn công chớp nhoáng, sử dụng các loại vũ khí đơn giản như dao, bom tự chế… ở khắp Trung Quốc, nhắm vào nơi đông người, từ nhà ga xe lửa cho đến đồn cảnh sát. Không chỉ Tân Cương, Trung Quốc lại thêm mối lo ngại khi ở Tây Tạng, một cán bộ Trung Quốc mới vừa bị bắn chết. Theo China News Sercive, nạn nhân là Zhang Wei, 36 tuổi, bị giết chết trong vụ tấn công hôm 14/6 tại khu vực rừng núi của Tây Tạng trong lúc dẫn đầu một nhóm cán bộ dàn xếp trật tự cho những dân làng trong vụ thu hoạch nấm sâu bướm (còn gọi là Đông trùng). Truyền thông địa phương không cho biết có bao nhiêu kẻ tình nghi nhưng cảnh sát đã xác định 1 nghi phạm người Tây Tạng tên Xue Xia, 35 tuổi, và đang dán lệnh truy nã. Họ còn treo tiền thưởng 500.000 nhân dân tệ (80.500 USD) cho người cung cấp thông tin bắt được nghi phạm. Kể từ năm 2009, cuộc xung đột sắc tộc trong khu vực đã khiến ít nhất 119 người Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính quyền Bắc Kinh. Địa điểm xảy ra các vụ việc thường ở các tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc và Thanh Hải. Đa số các nạn nhân sau đó đều thiệt mạng. Ngoài ra, hiện nay Bắc Kinh vẫn đang phải đối đầu với những cuộc biểu tình ngày một đông và rầm rộ ở Hồng Kông. Trong ngày 22/6, hơn 600 ngàn người đã bỏ phiếu đòi dân chủ tại 15 phòng phiếu ở Hồng Kông chỉ vài giờ sau khi một cuộc trưng cầu dân ý trực tuyến không chính thức được phát động vào hôm 21/6, một động thái khiến giới lãnh đạo Trung Quốc lo lắng, Reuters cho biết. Trước đó, hôm 11/6, khoảng 40 người biểu tình tập trung bên ngoài văn phòng đại diện Bắc Kinh ở khu Tây Hồng Kông, đốt mô hình Sách Trắng và xổ ra các cuộn giấy vệ sinh in Luật cơ bản của Hồng Kông. "Đây là một sự can thiệp rõ ràng vào vấn đề Hồng Kông”, nhà làm luật ủng hộ dân chủ Lee Cheuk-yan nói với các phóng viên tại một cuộc biểu tình khác bên ngoài Văn phòng Liên lạc của chính phủ, khi ông kêu gọi Bắc Kinh thu hồi tài liệu nói trên. Trung Quốc lại thêm mối lo ngại ở Tây Tạng Lan Anh (Tổng hợp) ===================== Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rồi. Tung Cóoc loạn tới nơi. Nếu Tung Cóoc mà động binh, không khéo lại giống Lâm Bưu kiếm cớ động binh ở biên giới Nga Trung hồi nào, nhằm mục đích...lật đổ chủ tịch Mao.1 like
-
==============Dạ! Cũng không có gì. Ngày xưa khi còn sinh hoạt bên tuvilyso.com những cao thủ bên đó còn đoán chính xác đến cái ngón chân bên trái của nhà em có tật, Do ngày xưa không mang dày bảo hộ, cái bánh trờn (Bánh đà) của máy diesel lật nghiêng làm rạn xương ngón cái. Hoặc như anh Haithienha xem thật thần sầu. Nói chung "Tử Vi xem số cho người" thiên hình vạn trang biến hóa như chính cuộc đời của một con người. Lão Gàn chưa là cái đinh gì về thuật coi Tử Vi so với các cao thủ. Nên từ lâu nhà em không xem Ti vi - í lộn - Tử Vi cho ai nữa. Chuyện coi Tử Vi cho mấy đại gia và các nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí là bất đắc dĩ. Nhân duyên cũng vì có cô bé - chợt quên mất tên - gọi điện đề nghị giúp: Vì mới ra trường xin được việc làm ở một tờ báo. Muốn viết về giới giải trí và các đại gia , kèm theo lý học dự báo nên nhờ giúp thực hiện đề tài. Đại để thấy cô bé nói cũng dễ thương và cũng muốn giúp cô ấy. Thế là coi lung tung cả với điều kiện cô bé phải chịu trách nhiệm về bài viết của mình. Nhà em coi cũng rất thận trọng, vì người ta không trực tiếp nhờ mình. Hơn nữa cũng chẳng quen biết gì giới giải trí trẻ và đại gia. Đâu cũng cả chục số báo. Cho đến giờ này cũng chưa biết mặt cô bé phóng viên ra làm sao. Hình như trên báo "khám phá" thì phải. Lúc đó đang bận viết cuốn sách - Thực ra lúc nào cũng bận rộn, không chuyện nọ thì chuyện kia - nên cũng từ chối xem từ cuối năm ngoái. Với tôi, chuyện bói toán, tiên tri chỉ là chuyện phải làm, coi như một thứ trang trí hình thức bổ sung cho phương tiện minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Thày bói, thày cúng, thày bùa, thày phong thủy, và cả thày Lang cũng chỉ là thợ ứng dụng một lý thuyết mà thôi. Vấn đề là bản thân hệ thống lý thuyết của tất cả những bộ môn ứng dụng đó. Hiểu được lý thuyết đó là làm chủ chính con cá vàng trong chuyện "Ông lão và con cá vàng", còn không hiểu thì trở về cái máng lợn năm xưa. Cả nền khoa học hiện đại đang bế tắc. Nếu không tiếp tục phát triển hệ thống lý thuyết khoa học thì mặt trái của tấm huy chương khoa học hiện nay sẽ phát huy tác dụng. Tất nhiên , thực hiện điều này phải là những người tri thức hàng đầu có trách nhiệm với lương tâm khoa học thực sự trong giới khoa học quan tâm. Chứ không phải là cái đám "chém gió đập ruồi", nghênh ngang bằng cấp. Bằng cấp không chứng tỏ tư duy khoa học.Mặc dù nó chứng tỏ được sức chứa của bộ nhớ. Cho nên các cụ xưa khi khen ngợi người có bằng cấp cao - như ông nghè chẳng hạn - chỉ là "nhiều chữ nhể!".1 like
-
NÍU MỘT MÙA QUA. "Xuân đến, Xuân đi. Xuân lại đến"(*) Sao vô tình lạnh lẽo thế Xuân ơi! Muôn năm tôi muốn ghì Xuân lại. Để cõi trần gian vĩnh viễn Xuân. =============== * Thơ xưa.1 like
-
Nhà đèn biết có bài thơ này chắc cảm kích lắm.1 like
-
NGHIỆP CHƯỚNG
Lara liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hồi tôi còn nhỏ. mỗi khi giết gà, vịt làm cỗ cúng ông bà tổ tiên thì ba mẹ tôi luôn đuổi tôi ra chỗ khác. Ông bà không cho tôi nhìn thấy cảnh những sinh vật hiến tế cho nghi lễ của con người. Những người giúp việc cho nhà tôi rất tuân thủ điều này.Ngày ấy, mỗi khi tôi nhõng nhẽo đòi xem cắt cổ gà là lập tức ông bếp báo ngay với cha mẹ tôi và tôi được bế đi chỗ khác với vài cái đét đít của các chị tôi. Nhưng tôi nhớ mãi một hiện tượng mà cho đến nay tôi không giải thích nổi. Đó là nhà tôi có mua được một con ngỗng. Nó nói được tiếng người. Tất nhiên nó không nói rảnh rọt như một con người mà chỉ một số câu. Mỗi khi tôi trêu chọc nó là nó sấn sổ lại tôi và nói" Muốn! Muốn!" "Mày trêu ông hà? Ông đánh chết mày bây giờ". Tiếng nói của nó không sõi. Đại khái tựa tựa như tiếng vịt nói tiếng người trong phim hoạt hình vịt Donal. Bình thường nó vẫn kêu như một con ngỗng. Mẹ tôi sau thấy chỉ nuôi một con cũng tội , nên mua thêm một con nửa cho nó có bạn. Ký ức thời thơ ấu của tôi là hình ảnh hai con ngỗng quấn quýt và yêu thương nhau. Khi đến ngày mùng 5 tháng 5 một con phải ra tiệm thịt quay Tân Phúc Điền là tiệm thịt quay nổi tiếng Hanoi ngày xưa ở phố hàng Buồm. Tôi nhớ lại. lúc ấy con ngỗng còn lại kia cất tiếng bi thương thảm thiết. Vài tháng sau, con ngỗng biết nói kia lại bị cắt cổ làm đám giổ. Nó khỏe lắm, ông bếp, chị sen và cả mẹ tôi với bắt được nó phải chịu bó cánh và cẳng. Ngày ấy theo thông lệ, tôi lại bị đuổi đi chỗ khác. Tôi còn nghe được tiếng con ngỗng kêu: "Thôi chết tôi rồi! Ai cứu tối với" "Ai cứu tôi với!". Tôi lại nghe được câu nói quen thuộc: "Ngỗng à! Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác! Đừng làm kiếp ngỗng cho tao ăn thịt". Sau đó tôi không còn nghe tiếng kêu thảm thiết của con ngỗng nữa. Chỉ một thời gian không lâu, gia cảnh gia đình tôi sa sút. Có thể các bạn cho là trí tưởng tưởng trong ký ức tuổi thơ của tôi. Vâng! Cũng có thể như vậy! Nhưng tôi nhớ như vậy và đây là cảm nhận về nghiệp chướng đầu tiên của tôi trong cuộc đời mà tôi có thể nhớ được. Còn tiếp1 like