• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/06/2014 in all areas

  1. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo. Vì là người Việt, tiếp xúc với ngôn ngữ Việt, nên học bất cứ một ngoại ngữ nào thì cảm nhận đầu tiên là: các bài tập dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt đều rất dễ. Nhưng từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài rất khó. Nhưng vì đang học tiếng nước ngoài chưa thật thông thạo, nên cứ nghĩ là tại mình chưa hiểu hết, nên khó dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, tôi cần phải xác định với bạn đọc về một chân lý hiển nhiên là: một ngôn ngữ cao cấp có thể dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ đó. Ngược lại, một ngôn ngữ kém phát triển hơn thì rất khó dịch từ ngôn ngữ đó ra ngôn ngữ cao cấp hơn. Đó là nguyên nhân chính để dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt rất dễ. Ngược lại thì rất khó là vậy. Tiếng Việt, ngôn ngữ Việt có khả năng dịch tất cả các văn bản từ các ngôn ngữ trên thế giới ra ngôn ngữ Việt, ngược lại không phải các ngôn ngữ nào cũng có thể dịch một cách hoàn hảo các bản văn tiếng Việt ra ngôn ngữ đó. Thực tình lúc đầu khi tìm hiểu về cội nguồn Việt sử, tôi cũng chưa nghĩ đến điều này. Nhưng vào đầu năm 2000, hay 2001 gì đó, tôi làm một trang web để trình bày những luận điểm của tôi. Tôi đặt cái tựa là Việt sử 5000 năm văn hiến. và yêu cầu bên làm web có câu tiếng Anh kèm theo. Họ nói với tôi: Trong tiếng Anh không có từ văn hiến. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên. Bởi vì không lẽ một ngôn ngữ quốc tế bao trùm mọi lĩnh vực mà lại không có từ này? Nhưng cho đến tận ngày hôm nay, quả là tiếng Anh không có từ này thật. Cuối cùng, để dịch thoát ý từ "văn hiến", tôi đề nghi dùng thuật ngữ là "nền văn hóa hướng thượng". Ngay cả tiếng Hán, một nền văn hóa mà rất không ít người ra rả như ve sầu rằng: Nền văn hóa Việt chịu ảnh hướng từ văn hóa Hán, Hay tệ hơn, họ coi là nền văn minh Hán là chủ thể của văn hóa Việt. Cả thế giới tin điều đó. Nhưng thực ra, vấn đề hoàn toàn ngược lại: Chính nền văn hóa Việt là chủ thể của nền văn hóa Hán, sau khi nền văn minh Văn Lạng sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, nó thể hiện ngay trong ngôn ngữ Việt. Trước hết tôi xin nói về thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thê nói cả thế giới tin rằng nó có cội nguồn từ văn minh Hán. Nhưng sự thực hiển nhiên và sờ sờ ra đấy , là các nhà nghiên cứu Hán hiện đại - tức là tri thức của họ tồng hợp cả một qúa trình lịch sử của một nền văn minh - lại không thể chứng minh được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Chưa hết, trong tất cả các bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - tính từ khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử - chưa hề có một cuốn sách Hán ngữ nào mô tả - dù chỉ là tóm tắt sơ lược nội dung của học thuyết này?! Mặc dù hệ thống phương pháp luận của nó lại thể hiện rộng khắp trên tất cả các phương pháp ứng dụng: Dự báo, gồm Tử Vi, Bốc Dịch, Thái Ất, Độn giáp....vv...hoặc kiến trúc xây dựng (Phong thủy; Y học (Đông Y)....?! Tất cả đều rất mơ hồ và bí ẩn. Cho nên cả thế giới hiện đại đã coi nền văn minh Đông phương vốn mặc định từ văn minh Hán, hoàn toàn là huyền bí! Ngay cả khi hai nền văn minh Tây phương và Đông phương giao tiếp thì trí thức của cả hai nền văn minh này - gồm có nền văn minh Đông phương được mặc định từ văn minh Hán với những bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay - cũng không thể phục hồi được của cái mà chính nền văn minh Hán tự nhận là của mình. Về vấn đề này, đã nhiều năm tôi đã chứng minh rằng: Cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử. Bởi vì, chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hoa truyền thống của người Việt - dù đã tan nát qua hơn 2000 năm lịch sử hiện đại - mới có khả năng phục hồi và làm sáng tỏ được học thuyết này. Chỉ có chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương, mới có thể làm sáng tỏ được sự bí ẩn huyền vĩ của nó. Đương nhiên, khi Việt tộc là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương thì có thể xác định rằng: ngôn ngữ Việt không thể là hệ quả của ngôn ngữ Hán. Đây là điều hiển nhiên. Bởi vì ngôn ngữ Việt khác hẳn ngôn ngữ Hán, ít nhất là cách phát âm hoàn toàn khác nhau, như tiếng Tây với tiếng Tàu vậy. Một ngôn ngữ cao cấp trong tất cả các ngôn ngữ hiện đại, nếu nó không phải là nguồn gốc của tất cả những ngôn ngữ liên quan đến nó thì nó cũng không thể có cái gọi là "nguồn gốc" từ bất cứ ngôn ngữ nào. Cho dù người ta có thể tìm thấy mối liên hệ gần giống giữa vài cách phát âm. Cũng không ít các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng ngôn ngữ Việt có nguồn gốc từ Mã Lai, Nam đảo gì đó, vì so sánh một vài hiện tượng cục bộ. Nếu giả thuyết về nguồn gốc Mã Lai, Nam Đảo là đúng, vậy thì cái ngôn ngữ Hán đóng vai trò gì trong việc ảnh hưởng đến ngôn ngữ Việt trong ngôn từ? Chẳng một học giả nào tìm thấy mối liên hệ giữa ngôn ngữ Việt từ ngôn ngữ Hán. Nhưng họ lại cho rằng 70% tiếng Việt có gốc là từ Hán Việt, như là một bằng chứng cho văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán. Thật là một sự mâu thuẫn đến ngược đời khi đem đặt lập luận của họ cạnh nhau. Cụ Lê Gia thống kê có 30. 000 từ tiếng Việt có gốc Hán Việt. Cụ Lê Gia rất giỏi chữ Nho, tôi rất quý và kính trọng cụ, nhưng tôi tin cụ không giỏi tiếng Tàu. Các nhà nghiên cứu cứ bám vào số lượng từ Hán Việt từ chữ Nho để xác định văn hóa Việt là hệ quả của văn minh Hán tộc. Nhưng rất tiếc! Cách phát âm của hơn 30. 000 chữ Nho trong ngôn ngữ Việt khác hoàn toàn ngôn ngữ Hán khi cùng đọc một ký tự, mặc dù có một số những từ gần giống. Ấy là khi dịch ra tiếng Việt thì phát âm lại càng khác hẳn. Tôi thí dụ như câu sau đây trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, đọc theo Việt Nho là: Liệp liệp tinh kỳ hề xuất tái sầu 獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁 Huyên huyên tiêu cổ hề từ gia oán * 喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨 Tiếng Việt khi đọc từ Việt Nho như tôi đã trình bày. Nhưng tiếng Hán lại phát âm khi đọc các từ trên như sau: Lia lia sing khí xi xu giai shấu. 獵 獵 旌 旗 兮 出 塞 愁 Zdén zdén xeo kủ xi shứ chha ooan. 喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨 Rõ ràng cách phát âm khác hẳn nhau giữa từ Việt Nho và tiếng Hán cho cùng một ký tự. Còn dịch ra tiếng Việt lại càng khác xa về phát âm: Lớp lớp sông cờ hề sầu ra ải Inh ỏi tiêu trống hề oán ly gia * Vậy với 30. 000 từ chiếm 70 % ngôn ngữ Việt thì người Việt sao không nói luôn tiếng Hán trong suốt 1000 năm đô hộ đó, mà phải mất công Việt hóa trên 30. 000 từ để phổ biến trong tiếng Việt làm gì?! Từ đây vấn đề được đặt ra: 1/ Ngay bản thân người Hán vào đầu thế kỷ XX - tức là một xã hội rất phát triển với mọi quan hệ xã hội phức tạp, bao gồm cả đời sống sinh hoạt xã hội và quan hệ xã hội - so với hàng ngàn năm trước đó; nhưng họ chỉ cần 1000 chữ phổ thông để xóa nạn mù chữ. Vậy xuất phát từ nhu cầu gì của người Việt để cần phải có cả một hệ thống hơn 30. 000 từ tiếng Việt Nho trong việc mô tả từ Hán? 2/ Chủ thể xuất xứ để tạo ra cả một hệ thống tiếng Việt Nho - quen gọi là từ Hán Việt ấy - là tổ chức nào trong lịch sử? Bởi vì, để tạo ra cả một hệ thống gần 30. 000 từ đó, cần phải có một tập hợp những tri thức cao cấp, chuyên ngành làm việc một cách qui mô và có tính hệ thống trong một cơ chế tổ chức chặt chẽ. Chưa hết, hệ thống gồm 30. 000 từ Việt Nho này còn cần những quyết định cấp quốc gia để phổ biến và lưu truyền đến ngày nay. Nó không phải chỉ vài chữ như "bánh dầy" hay "bánh giày", "Thúy" hay "Thúi" , "Cố Ngự" hay "Cổ Ngư" do vài nhà ngâm cứu đề xuất, mà còn rất chật vật. Đây là cả một hệ thống ngôn ngữ Việt Nho với cái mà chính những người phủ nhận truyền thống văn hiến Việt cho là : 70% tiếng Việt liên quan đến ngôn ngữ Hán. Híc! Trong lịch sử hơn 2000 năm nay của cả Trung Quốc và Việt Nam - tức sau khi nhà nước Văn Lang của Việt tộc sụp đổ ở bờ Nam Dương Tử - không hể nói tới một tổ chức quốc gia và một tập hợp qui mô của những nhà tri thức để có hệ thống 30. 000 từ Việt Nho này. Tất nhiên, vì nó không hề xảy ra vào thời Hán tộc xâm lược và cai trị Việt tộc ở Nam Dương tử. Chính tính qui mô của hệ thống Việt Nho và - xin lỗi - ngay thời hiện đại với tập hợp những nhà tri thức chuyên ngành với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế cũng không thể thực hiện được một cách dễ dàng. Chưa nói đến từ hàng ngàn năm trước. Điều hiển nhiên này đã bác bỏ xuất xứ Hán của hệ thống Việt Nho, không thể do người Hán tạo nên trong quá trình Hán hóa nền văn hiến Việt. mặc dù ngay từ đầu có thể không phải có ngay 30. 000 từ như vậy. Thưa quí vị. Nếu thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" và "địa bản sinh hoạt chỉ vỏn vẹn ở đồng bắng sông Hồng" thì không cần thiết phải Hán hóa ký tự Hán ra ngôn ngữ Việt. Còn tiếp ============================ * Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm
    4 likes
  2. Anh chị em kỹ thuật thân mến. Nhờ anh chị em đưa nick tất cả những anh chị em có trong danh sách nhóm Phong thủy Lạc Việt cao cấp được vào tất cả các lớp trong "Giảng đường phong thủy Lạc Việt" và viết bài trong tất cả nội dung của diễn đàn. Hình như anh chị em nhóm này chưa vào được?! Tôi đã viết bài mà chỉ có 4 người xem được?! Xin cảm ơn.
    4 likes
  3. NGÔN NGỮ VIỆT Tôi xin được mở đầu bài viết thể hiện cái nhìn của tôi về ngôn ngữ Việt, qua sự trích dẫn quan điểm của ông Phạm Công Thiện trên thư viện mở Wikipedia: Cái nhìn của ông Phạm Công Thiên đúng hay sai, được "khoa học công nhận" chưa thì chưa bàn vội. Tôi giới thiệu đoạn trích dẫn này chỉ như là một hiện tượng xác định sự minh triết của ngôn ngữ Việt từ ông Phạm Công Thiện - một nhân vật được giới thiệu trên thư viện mở - chắc hẳn phải thông minh hơn nhiều so với Thiên Sứ tôi. Một hiện tượng thứ hai tôi dẫn ra đây là cái tên cổ của đường Thanh Niên bên Hồ Tây và hồ Trúc Bạch ở Hanoi. Cái tên ấy bây giờ người ta gọi là "Cố (cố gắng) - Ngự (phòng ngự)". Nhưng trước đây từ đời cụ kỵ của tất cả những người dân Hanoi sinh ra ở cõi Tràng An, đều gọi là "Cổ (Cổ xưa) Ngư (Cá)". Vậy tại sao nó là thành "cố ngự"? Cái sự tích nó là thế này: Vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, có một vị sĩ phu Bắc Hà nào đó (lâu quá tôi quên mất tên vị này) phán rằng: Cổ Ngư thực ra là hiểu nhầm từ văn bản tiếng Pháp vốn ghi âm tiếng Việt không có dấu nên ghi là "Co ngu" và các cụ Nho nhà ta đã phiên âm là "Cổ Ngư". Chứ thật ra nó là "Cố Ngự" . Căn cứ vào một số nhà ngâm cứu thì cái đường gọi là "Cổ Ngư" đó, thực chất ngày xa xưa là một quãng đê. Vậy chắc chắn nó là "Cố ngự" rồi. Tức là quãng đê này cố gắng chống lại Hà Bá sông Hồng , mỗi khi ngài dâng nước nổi cơn thịnh nộ. Chà! Có lý! Thế là từ đó người ta cứ thế mà phang khi nói đến tên cổ của đường Thanh Niên là "cố ngự" như là một sản phẩm của kiến thức hàn lâm, đã được "khoa học công nhận". Ngày ấy, tôi chỉ là một gã thanh niên mới lớn, đọc báo thì biết vậy, chứ cũng chẳng đủ hiểu biết để ý kiến , ý cò gì. "Cổ Ngư" hay "cố ngự" thì cũng chẳng làm phai mờ mối tình đầu dang dở của tôi. Lúc ấy, như nhiều gã thanh niên mới lớn, tôi quan tâm đến mối tình của tôi hơn nhiều thứ trên đời. Nhưng bây giờ, tình đã nhạt phai, ngồi ngẫm lại về ngôn ngữ Việt, tôi mới thấy tính hệ thống và nhất quán của ngôn ngữ cao cấp nhất trong văn minh nhân loại, chính là ngôn ngữ Việt. Và phải bắt đầu từ một địa danh này. Tôi xin bắt đầu từ "Co Ngu". "Co ngu" là phiên âm tiếng Tây từ tiếng Việt thì đúng quá rồi. Nhưng nếu thêm dấu để nó thành "Cố Ngự" thì có thế thêm dấu thành rất nhiều chữ khác. Thí dụ: "Cò (Con cò) ngủ"; "Cỗ Ngự"; "Có Ngu" và tất nhiên là có cả "Cổ Ngư" nữa. Bây giờ, theo cái nhìn của tôi thì cần đặt lại vấn đề đường Thanh Niên bây giờ có phải ngày xửa, ngày xưa là con đê chắn nước không? Theo tôi hoàn toàn không! Bởi vì đê chắn sóng sông Hồng thì phải chạy dọc theo sông Hồng. Cho dù ngày xưa, rất xưa Hồ Tây được coi là một nhánh của sông Hồng thì cũng chằng ai mần một con đê chắn ngang Hồ Tây và chia đôi nó thánh Hồ Trúc Bạch cả. Khi mà con đê sông Hồng chạy sờ sờ bên kia Hồ Tây. Hơn nữa, tôi nhận thấy rằng: Chùa Trấn Quốc có từ trước cả thế kỷ XV. Trước đây nó vốn là hành cung của vua Lê. Sau này, dùng làm nơi để đưa những cung nữ có lỗi ra đấy. Cuối cùng nó mới thành chùa (Theo Doãn Kế Thiện - "Cổ tích và thắng cảnh Hanoi" Nxb Văn Hóa 1959). Vậy thì cái đê "cố ngự" ấy lập nên để làm gì khi con đường vào chùa Trấn Quốc phải có từ rất lâu, ít nhất từ hàng trăm năm trước vào thời Lê Trịnh. Chứ không lẽ bơi thuyền vào cung? Giả sử nó thật sự là con đê gì đó thì nó cũng chỉ là đê phụ sau đê sông Hồng, Nhưng đê phụ thì phải trước mặt đê chính chứ không thể sau đê chính để "cố ngự" cả. Hơn nữa, cái vô lý nó ở chỗ này: chẳng bao giờ cùng một danh từ mô tả một địa điểm, lại nửa nôm, nửa Nho như cái tên "Cố Ngự" cả. Vấn đề này tôi xin liên hệ với một hiện tượng là nữ sĩ Hồ Xuân Hương khi lập am ở Hồ Tây thì bà lấy tên là "Cổ Nguyệt" - Trăng xưa. Những địa danh ở quanh vùng đất Thăng Long xưa, có rất nhiều địa danh mang chữ đầu là "Cổ", như: Cổ Bi, Cổ Lễ, Cổ Nhuế, Cổ Mễ.... Vậy vùng đất Thăng Long xưa có dịa danh "Cổ Ngư" hoàn toàn hợp lý trong sự nhất quán và tính hệ thống với các địa danh gần gũi liên quan. Và quan trọng hơn cả, khi cụ Doãn Kế Thiện - người sống qua hai thế kỷ XIX và XX - trong tác phẩm của mình vẫn gọi là "Cổ Ngư". Vậy Tây nó phiên âm tiếng Việt từ chữ "Cổ Ngư" hay "cố ngự"? Khi chính cụ - một học giả cổ xưa vẫn gọi là "Cổ Ngư". Tức là địa danh Cổ Ngư đã có từ trước cả thời Tây xâm lược nước ta và "co ngu" không thể là "Cò ngủ", "có ngu", hoặc "Cố ngự", mà chính là "Cổ Ngư" Với địa danh "Cổ Ngư" vừa mang tính nhất quán về tính hệ thống của chữ Nho trong địa danh "Cổ" - xưa cũ, "Ngư" - cá. Chứ không như cái địa danh suy luận không có "cơ sở khoa học" là "cố ngự", nửa nôm, nửa Việt Nho - Thói quen gọi là từ Hán Việt - này. Vấn đề được đặt ra mà tôi muốn trình bày với bạn đọc là: tính nhất quán và tính hệ thống của tiếng Việt - ngôn ngữ cao cấp nhất trong lịch sử nhận thức được của văn minh nhân loại mà tôi xin tiếp tục trình bày dưới đây, để chứng tỏ rằng: Ngôn ngữ Việt trong đó bao hàm chữ Việt, không phải thích thì đổi loạn cào cào. Còn tiếp
    3 likes
  4. Chiến tranh Trung-Mỹ: Nỗi kinh hoàng của châu Á-Kỳ cuối Thứ Hai, 16/06/2014 - 17:25 Châu Á hiện đang xuất hiện mầm mống của sự ngộ nhận lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai bên đang có nguy cơ lao vào một cuộc đối đầu khi những hành vi gây hấn của Trung Quốc trở nên trắng trợn hơn nhằm vào các nước láng giềng, thách thức những cam kết của Mỹ. Cả hai đều nghĩ rằng bên kia sẽ nhượng bộ để tránh một cuộc đụng độ, nhưng nhiều tín hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang sai lầm với suy nghĩ này. Giáo sư Robert Farley cho rằng viễn cảnh về một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phụ thuộc vào sự đánh giá cơ bản về sự cân bằng đang thay đổi trong sức mạnh kinh tế và chính trị. Trong quá khứ, Chiến tranh thế giới lần thứ I không thể thay đổi hiện thực rằng Đức vẫn là quốc gia mạnh nhất và lớn nhất ở trung tâm của châu Âu. Tương tự như vậy, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh không thể thay đổi đường đi trong dài hạn về sự phát triển và khẳng định của Trung Quốc. Chìa khóa đối với hòa bình trong khu vực liên quan tới việc tái lập mối quan hệ kinh tế hiệu quả giữa Trung Quốc, Mỹ và phần còn lại của Thái Bình Dương. Nếu chiến tranh nổ ra, chắc chắn nó sẽ cản trở thương mại và đầu tư trên toàn thế giới. Nếu cả hai bên quyết định tấn công các tàu thương mại, thì ảnh hưởng của nó khó có thể tính toán hết được, tác động đến cả những nước không có lợi ích trực tiếp trong cuộc chiến. Tuy nhiên, chính phủ của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những sức ép mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục hồi các mối quan hệ thương mại, ít nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu. Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ. Trung Quốc sẽ không mấy khó khăn cho việc tái thiết sau chiến tranh. Thậm chí nếu Mỹ có hủy diệt hiệu quả Hải quân (PLAN) và Không quân Trung Quốc (PLAAF), thì nền công nghiệp đóng tàu và hàng hải Trung Quốc, có thể với sự giúp đỡ từ phía Nga, sẽ bổ sung hầu hết những mất mát đó trong vòng một thập kỷ. Trên thực tế, những tổn thất lớn của Trung Quốc trong chiến tranh có thể giúp khôi phục cả ngành công nghiệp hàng hải và đóng tàu của Nga. Hơn nữa, nếu cần chiến tranh sẽ hiện đại hóa PLAN và PLAAF bằng cách phá hủy những di sản cũ kỹ. Một hạm đội tàu và máy bay mới sẽ thay thế cho lực lượng cũ.Mỹ có thể phải mất nhiều thời gian và khó khăn hơn trong thời kỳ hậu chiến, không chỉ vì tàu chiến và máy bay Mỹ có giá trị cao hơn của Trung Quốc. Việc sản xuất máy bay F-15 và F-16 gần như đã kết thúc, và Mỹ không còn sản xuất F-22. Hơn nữa, nền công nghiệp đóng tàu của Mỹ đã suy giảm tới mức để thay thể những tàu bị thiệt hại trong chiến tranh sẽ phải cần rất nhiều thời gian. Điều này cũng đặt ra một vấn đề nan giải là, hiện Mỹ đang có kế hoạch đưa F-35 vào phục vụ và trở thành lực lượng nòng cốt của Lầu Năm Góc, nếu chiến tranh nổ ra và F-35 bộ lộ những điểm hạn chế thì coi như kế hoạch của Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn. Dù chiến thắng hay thất bại, Mỹ sẽ phải hứng chịu những thiệt hại đáng kể về kinh tế và quân sự. Thậm chí nếu Mỹ giành chiến thắng, nó cũng không giải quyết được vấn đề Trung Quốc. Xét về tiềm năng, chiến thắng sẽ củng cố hệ thống đồng minh do Mỹ lãnh đạo, khiến cho chi phí trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc của Washington sẽ giảm đi. Giả sử rằng chiến tranh bắt đầu với việc Trung Quốc khẳng định yêu sách của mình trên biển Đông và biển Hoa Đông, Mỹ sẽ “tô vẽ” Trung Quốc như một kẻ xâm lược và tự xem mình là tiêu điểm để cân bằng các hành vi trong khu vực. Sự gây hấn của Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy các đồng minh trong khu vực (đặc biệt là Nhật Bản) tăng chi tiêu quốc phòng. Một cuộc chiến có thể tiếp thêm sinh lực cho chính phủ và xã hội Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc lâu dài. Mỹ có thể đáp trả bằng cách tăng cường nỗ lực nhằm vượt xa quân đội Trung Quốc, mặc dù điều này sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mà có thể phương hại tới cả hai bên. Cuối cùng, Mỹ có thể lựa chọn bằng cách tự tách mình ra khỏi chiến trường châu Á, ít nhất là về mặt quân sự. Sự lựa chọn này có thể là rất khó khăn đối với nhiều người Mỹ, khi mà những những nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ ở những thế hệ tiếp theo buộc phải "che giấu" tham vọng bá chủ của mình. Khả năng về một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn bỏ ngỏ. Để ngăn chặn cuộc chiến đòi hỏi kỹ năng bao quát và sự nhạy cảm về mặt ngoại giao của những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Bắc Kinh. Tương tự như vậy, vấn đề ai thắng ai sẽ tiếp tục đè nặng lên nền ngoại giao, quân sự và những nguồn lực công nghệ của hai nước trong tương lai gần. Tuy nhiên, không được quên rằng Trung Quốc và Mỹ là trung tâm của một trong những khu vực kinh tế hiệu quả nhất trên thế giới. Đó là những gì cần phải được duy trì và bảo vệ. Theo Công Thuận Baotintuc.vn/N.I ==================== Đang viết bài "Ngôn Ngữ Việt", căng thẳng quá! Chuyển đề tài sang cái Tô Bic của Lão Say để thư giãn. Thực ra cái này Lão Gàn đã nói cũng lâu rùi, về khả năng "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến. Mãi đến bây giờ mới thấy bài viết này, mặc dù của một vị giáo sư nghiêm chỉnh, nhưng cái nhìn lại đơn giản quá! Thí dụ như luận điểm này: Nếu đã gọi là chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thì nó không đơn giản là đánh nhau xong thì huề, để Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc có cơ hội phục hồi lại. Lão gàn nhắc lại là đụng tới Việt Nam là hình tướng của sự sai lầm nghiêm trọng của Trung Quốc. Cụ tỷ: Người ta đã công khai nói về một cuộc chiến tranh có khả năng sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, là điều Lão Gàn đã nói từ năm nẳm. Lão Gàn thì hơi cổ điển theo Lý học Đông phương: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh". Từ lâu, Lão Gàn đã nói rồi: Nhược đài sư tử thượng Thiên hạ Thái Bình phong. Sư tử tức là Hà Đồ đấy. Còn Thiên hạ (Hạ: Đất. Khôn) và Phong tức là Tốn đấy. Đổi chỗ tức là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ, một lý thuyết thống nhất vũ trụ, mới hy vọng cứu vãn được vấn đề. Âu cũng là cái số! "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không!". - SW Hawking. Tìm ra nó hay không là một định mệnh không phải chỉ của một con người qua lá Tử Vi. Mà nó sẽ quyết định tương lai của cả một nền văn minh.
    3 likes
  5. Mong thế giới này đại đồng thì ai cũng mơ ước, như anh nhà nghèo mơ có nhà lầu, xe hơi và người yêu đẹp như mộng vậy.Híc!
    2 likes
  6. 'Hiện tượng con người' - sách hòa giải khoa học và tôn giáo Thứ hai, 16/6/2014 | 18:00 GMT+7 Tác phẩm nằm trong danh sách "100 cuốn sách tâm linh hay nhất" vừa được phát hành tại Việt Nam, trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Nhóm tác giả Việt Nam làm sách kỷ yếu về hạt Higgs Cha đẻ của Hiện tượng con người là Pierre Teilhard de Chardin - một học giả người Pháp. Ông vừa là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng (tham gia khám phá vượn người Bắc Kinh), vừa là một nhà nghiên cứu triết học, thần học, đồng thời là một linh mục dòng Tên. Bìa sách Hiện tượng con người. Hiện tượng con người trình bày một quan điểm độc đáo về vũ trụ. Quan điểm này mở rộng thuyết tiến hóa đến lĩnh vực tinh thần, và được coi là bước tiến quan trọng trong sự hòa giải giữa khoa học hiện đại và tôn giáo. Nghiên cứu trong sách khởi đầu từ một nghịch lý con người, thể hiện qua việc: khoảng cách hình thái học giữa con người và khỉ giống người là không đáng kể. Trong khi con người lại khác những động vật đó nhiều. Để giải thích nghịch lý này, tác giả lần theo quy trình tiến hóa trong quá khứ và nhận ra sự cần thiết của việc đưa vào quy trình một biến số mới - đó là tâm thần. Tác giả Teilhard xem tiến hóa là quá trình dẫn tới sự phức tạp càng lúc càng tăng. Từ một tế bào tới một động vật có khả năng tư duy, đó là quá trình của sự tập trung tâm linh dẫn đến nhận thức tốt hơn. Một tập thể đồng nhất bắt đầu phát triển khi sự giao thiệp và sự truyền tải ý kiến, quan điểm ngày càng tăng lên. Kiến thức được tích tụ lại và truyền tải đi với cấp độ ngày càng cao dần, phức tạp và có chiều sâu hơn. Nhận thức tăng dần, hình thành "lớp vỏ" tư duy bao phủ trái đất. Teilhard gọi lớp vỏ này là "trí quyển". Trí quyển chính là nhận thức tập thể của con người. Sự phát triển của khoa học và kỹ thuật khiến ảnh hưởng của con người càng ngày càng mở rộng. Một hệ quả quan trọng là sự tiến hóa hướng đến thống nhất ngày càng cao; và hơn thế nữa, con người chính là mũi tên chỉ hướng của sự tiến hóa. Dù thế giới vật chất có phân rã đến những trạng thái thấp nhất, thì những hy vọng cho tương lai của vũ trụ, nằm trong chính con người chúng ta, tức là trong nỗ lực của con người cùng đồng lòng xây dựng tinh thần của trái đất. Cuốn sách Hiện tượng con người được hoàn tất vào thập niên 1930, nhưng đến năm 1955 mới được xuất bản, lúc đó Teilhard đã qua đời. Tác phẩm gây một tiếng vang lớn trong nhiều năm tiếp đó và những âm hưởng mạnh mẽ của nó vẫn còn cho đến ngày nay. Một buổi hội thảo về các vấn đề cuốn sách đưa ra sẽ được tổ chức lúc 14h ngày 20/6 tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội. Diễn giả tham dự gồm giáo sư Chu Hảo và nhà giáo Phạm Toàn. Lam Thu ============= Nếu hóa giải được mâu thuẫn giữa con người và tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng) thì nó đã trở thành một bộ phận của Lý thuyết thống nhất. Cuốn sách này không có khả năng làm được điều đó. Vì nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại vào những năm 30 của thế kỷ trước, chưa thể làm được điều này (Ngay cả bây giờ cũng chưa).Lão Gàn chắc chắn như vậy. Đây chỉ là sự ngộ nhận. Bởi vì, nếu khoa học và tâm linh hòa giải được thì các lý thuyết và tri thức khoa học phải giải thích được các tương tác của tâm linh với những hiện tượng tồn tại khách quan của vật chất. Nhưng tiếc thay! Làm gi có cái gọi là "tâm linh " mà tương tác.Sai lầm ngay từ khái niệm. Lão Gàn sẽ tìm mua cuốn sách này và chỉ ra sai lầm của nó. Mặc dù chưa xem. Lão Gàn không chém gió vấn đề này. Khi có và xem xong cuốn này, thì Lão Gàn sẽ đưa vào mục "Lý học và khoa học hiện đại" để phân tích chủ đề và luận cứ của cuốn sách sai, chứng tỏ Lão Gàn rất nghiêm túc. ================= PS: Vào những năm 30 của thế kỷ trước, ngay cả Viện Hàn Lâm Pháp quốc còn trao bằng tiến sĩ cho Lưu Tử Hoa, khi ông này dùng Kinh Dịch dể xác định "Có hành tinh thứ X". Nhưng thực tế qui ước đến nay thì ông Lưu Tử Hoa sai: Hành tinh thứ IX còn hoài nghi thì lấy đâu ra hành tinh thứ X?! Điều này chứng tỏ kiến thức về vũ trụ vào những năm 30 của thế kỷ trước chưa hoàn chỉnh - thì cuốn sách này của một tác giả Pháp không thể đúng được, khi mô tả tính chân lý trong chủ đề của cuốn sách vào cùng thời kỳ này. Cũng như cuốn "Thượng Đế và Khoa học" của ba vị viện sĩ Hàn lâm khoa học Pháp. Bàn thì rất rộng, cuối cùng kết luận lại mơ hồ. Ba vị viện sĩ này viết cuốn sách sau tác giả Pierre Teilhard de Chardin ngót 30 năm. Vậy mà còn chưa thể hòa giải giữa tôn giáo và khoa học. Tôi tin rằng tác giả Pierre Teilhard de Chardin chắc chỉ mới đặt vấn đề và giải quyết chưa hoàn chỉnh.
    1 like
  7. ========================Tôm chết, nông dân mất trắng hàng trăm triệu đồng Chủ nhật, 15/6/2014 | 10:13 GMT+7 Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn một tháng ở 3 xã bãi ngang là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Xã Kim Trung (Kim Sơn) lúc này đầy những ao, đầm nuôi tôm đã cạn trơ đáy, mùi tôm chết bốc lên tanh nồng. Vừa vét bùn, vệ sinh ao nuôi tôm, anh Trung Văn Phán ở xóm 2 buồn rầu nói: “Hàng trăm triệu đồng đầu tư vào con tôm mà chỉ sau một đêm đã trắng tay, còn gì đau xót bằng”. Đầu tháng 4, anh Phán thả nuôi hơn 25 vạn tôm thẻ chân trắng. Thời gian đầu tôm phát triển tốt nhưng đầu tháng 5 bỗng dưng chết chìm đáy hàng loạt. Nhặt vài xác tôm còn sót lại trong ao cho chúng tôi xem, anh Phán nói mà như khóc: “Tôi có gần 20 năm kinh nghiệm nuôi tôm mà không thể cứu được tôm, 4 mẫu ao giờ chết không còn con nào, trong khi tiền vay ngân hàng, vay nặng lãi lên đến cả trăm triệu đồng”. Ao đầm nuôi chỉ còn lại xác vài con tôm chết. Ảnh: Dân Việt. Hộ anh Nguyễn Xuân Thiên (28 tuổi), cùng xã với anh Phán còn thê thảm hơn. Mới chân ướt chân ráo bước vào nghề nuôi tôm, anh Thiên chạy vạy khắp nơi vay được hơn 100 triệu đồng để thả nuôi hơn 35 vạn tôm thẻ trong 1ha ao tại khu công nghiệp của xã. Đến đầu tháng 5, tôm cũng lăn ra chết. Ngồi bên ao nuôi tôm đã khô cạn, mùi tanh nồng bốc lên, anh Thiên than thở: “Thất bại lần này lớn quá, tôi khó mà vượt qua được. Hiện những hộ làm ăn lớn còn dư vốn thì đã xử lý ao nuôi và thả lại đợt tôm mới, nhưng những hộ khó khăn, trắng tay như nhà tôi thì vẫn để ao trống, chờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương”. Anh Lê Văn Luyện ở xã Kim Hải cho biết thêm, tôm chết lần này không phải là bệnh hồng thân, viêm gan tụy… như trước đây, mà rất bất thường, không có triệu chứng rõ rệt, khi chết lại chìm xuống đáy nên chưa rõ nguyên nhân cụ thể là gì. Hiện tượng tôm chết hàng loạt tại 3 xã Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải xảy ra hơn một tháng nhưng anh Trung Văn Phán cho biết mới nhận được mấy kg thuốc khử trùng từ địa phường. Trong khi đó, việc quan trọng nhất là hỗ trợ vốn để dân tái đầu tư thì chưa thấy đề cập. Tuy nhiên, thống kê diện tích tôm nuôi bị chết giữa các địa phương và ngành nông nghiệp huyện lại vênh nhau khá xa. Ông Trần Văn Công – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kim Sơn cho biết tổng diện tích tôm chết hơn 300ha, trong đó xã Kim Hải trên 150ha, Kim Trung trên 100ha, Kim Đông gần 50ha. Tuy nhiên, theo số liệu báo cáo của các xã cho thấy, số diện tích tôm chết trên địa bàn còn cao hơn nhiều lần. Ông Trần Văn Nhân – Chủ tịch UBND xã Kim Trung nói, riêng xã này (đến 25/5) đã vào khoảng 200ha với 424 hộ bị thiệt hại, chiếm 72,66% tổng diện tích thả nuôi. Tương tự, UBND xã Kim Hải cũng cho biết, diện tích tôm chết tại đây đã lên tới 237ha, với hơn 400 hộ dân bị ảnh hưởng. Về nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt, ông Công cho biết, phần lớn mẫu tôm chết dương tính với bệnh đốm trắng, chủ yếu do thời tiết mưa nắng thất thường. "Huyện đã chỉ đạo 3 xã trên huy động mọi nguồn lực để khoanh vùng diện tích bị nhiễm bệnh, tránh lây sang các ao, đầm khác. Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình cũng đã cấp 3 tấn hóa chất Vicato cho các hộ nuôi tôm để tiến hành xử lý môi trường", ông Công nói. Theo Dân Việt ========================Cá chết bí ẩn trên hồ núi lửa ở Indonesia Thứ Tư, ngày 19/03/2014 12:59 PM (GMT+7) Hàng nghìn con cá chết nổi xuất hiện trên một hồ nước ở Indonesia. Hàng nghìn con cá chết nổi phủ đầy mặt hồ Maninjau ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia. Theo các quan chức thủy sản địa phương, hiện tượng cá chết hàng loạt có thể gây ra bởi sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết.Đây không phải là lần đầu tiên người dân sống quanh hồ Maninjau chứng kiến hiện tượng bất thường này. Ít nhất 7.000 tấn cá của một trang trại nuôi cá nổi trên hồ đã chết do bị trúng độc lưu huỳnh và cặn thức ăn bị khuấy lên từ đáy hồ bởi một trận bão vào năm 2009. Hàng loạt cá chết bí ẩn trên hồ Maninjau ở Indonesia Vào thời điểm đó, Cơ quan thủy sản tỉnh Tây Sumatra cho biết hiện tượng cá chết hàng loạt là do nước lạnh giàu khí lưu huỳnh từ dưới đáy hồ bị khuấy đảo lên bề mặt do thay đổi thời tiết bất thường. Cơ quan này cho biết cá chết do bị ngộ độc khí lưu huỳnh và họ cũng phát hiện một lượng nhỏ khí amoniac, thường không tồn tại ở điều kiện bình thường. Hồ Maninjau rộng 99,5 km2 là một miệng núi lửa lớn ở huyện Agam thuộc tỉnh Tây Sumatra. Hồ có độ sâu khoảng 500m với những ngọn núi bao quanh. Đây cũng là một trong những điểm hấp khách du lịch nhất ở Tây Sumatra. Huy Phong (Theo Daily Mail) (Khampha.vn) ======================== http://tuoitre.vn/Ba...0-thi-nghe.html http://vnexpress.net...ty-2956746.html http://nld.com.vn/th...11101148176.htm http://plo.vn/video/...n-7-455422.html http://dantri.com.vn...peru-835007.htm
    1 like
  8. Chạy Vạy Chạy Vạy,VD: “Chạy vạy khắp nơi cố kiếm cho đủ vốn mà mở công ty”. Sách của Ngôn ngữ học giải thích: “Chạy Vạy là một từ láy trong đó từ “chạy” là từ rõ nghĩa, từ “vạy” là từ mờ nghĩa, còn gọi là “từ chờ” chưa sử dụng (sai!), ý nghĩa chạy vạy diễn tả sự vất vả (đúng!)”. Từ Chạy Vạy không phải là động từ nói về hình thức di chuyển, mà là từ nói về phương hướng di chuyển, nghĩa đen của Chạy Vạy là Dọc Ngang, chuyển nghĩa thành đại diện cho mọi hướng, diễn đạt sự vất vả trong tìm tòi. Dọc = Dài = Chải = Chảy = Chạy = Chuyển = Chuyến = Tuyến 線. Từ Tuyến 線 chuyển nghĩa thành chỉ cái vạch, sợi dây, đường đi, đường lối. Nôi khái niệm này nói về xu thế của Giọt nước, bao giờ nó cũng theo hướng của trọng lực mà chảy thẳng xuống, tức nó “Dọc Chọt” = Giọt. Trong câu Giọt Nước thì Giọt là danh từ, trong câu Nước Giọt thì Giọt là động từ. Nước nó “Chảy Dọc” = Chạy (lướt lủn), chạy liên tục là “Chạy Chạy” = Chảy, 0+0=1, gọi là chảy cuồn cuộn, đó chính là sự Chải theo chiều Dài, như ”thuyền bơi chải”. Dài = Dòng = Dõng 涌 (tiếng Phiên Ngung) = Dũng 涌 = Giang 江 = Kang 江 ( tiếng Triều Châu) = Kinh 泾,經. Nối với nôi khái niệm trên ta có nôi khái niệm đầy đủ hơn nói về di động của nước: Kinh=Kang=Giang=Dũng=Dõng=Dòng=Dọc=Dài=Chải=Chảy=Chạy=Chuyển=Chuyến=Tuyến. Do đó mà có từ Kinh 經 Tuyến 線 chỉ cái vạch dọc trên bản đồ. Ngang = Ngáng = Ngăn = Ngay = Vạy = ”Vạy Chi!” = Vĩ 緯. Thường nói “ngay trước mặt” tức bị chắn ngang trước mặt. Do nôi khái niệm “ngang” này mà có từ Vĩ 緯 Tuyến 線 chỉ cái vạch ngang trên bản đồ. Dài = Dọc = Dõng 涌 = Dũng 涌 = Vùng = Tung 縱 (1). Vùng = Dũng = Dọc , nghĩa là tư thế đứng thẳng, nên có từ Vùng Lên là đứng thẳng lên và từ Dũng 勇 Cảm 敢 là dám đứng thẳng (“Có Dám” = Cảm 敢, viết khác với Cảm 感 động là từ đồng âm dị nghĩa). TVGT: Dũng 勇, đọc thiết “Dư 余 Long 隴” = = Dõng (đó chính là Dõng = Dòng = Dăng = Căng = Thẳng như sợi dây căng khi dăng nó ra thì nó rất thẳng). TVGT: 勇 Dũng, 气 khí 也 dã; 气 khí, 雲 vân 气 khí 也 dã (Dũng là khí ; khí là hơi nước) . Như vậy Dũng là cái tính cách bốc thẳng lên như khí, như hơi nước , do vậy mà người có tính thẳng gọi là người có Dũng Khí. Dũng Khí là cụm từ ghép tắt kiểu Việt, nêu ý "Dọc thẳng đứng như Khí bốc lên", chứ không phải là "từ H-V" (!). "Dọc thẳng Đứng" = Dứng = Dựng = Dũng. Cọc tre làm cốt vách khi dựng vách nhà bằng cách đắp rơm nhồi bùn gọi là cây Dứng. Từ dân gian trong lao động chỉ cái cọc tre cắm “Dọc Đứng” = Dứng, là cây Dứng (từ kỹ thuật chuyên môn đấy !) rồi mới sinh ra từ hàn lâm có viết bằng chữ nho là chữ Dũng 勇 ( có bộ Lực 力 chỉ cái cọc chịu lực của bức vách) nghĩa đen là đứng thẳng, nghĩa chuyển là thẳng tính; hay là ngược lại như tinh thần Viện ngôn ngữ giải thích: “người Việt đã Việt hóa hoàn toàn chữ Dũng 勇 là cái tố gốc Hán để đặt ra từ Dứng chỉ cái cọc tre làm cốt vách đắp bằng rơm nhồi bùn cho cái “nhà tranh vách đất” của mình”, như Từ điển Yếu tố Hán-Việt của Viện ngôn ngữ (NXB KHXH HN 1991) giải thích (trang 104, “Dũng 勇: có sức mạnh thể chất và tinh thần hơn hẳn bình thường, dám làm những việc thấy nên làm”). Thưa, đấy chỉ là chuyển nghĩa của chữ Dũng thôi ạ. Quan thoại đã mượn chữ Dũng 勇 của Nhã ngữ và chỉ dùng nó với cái chuyển nghĩa này, vậy sao lại coi cái chuyển nghĩa là cái tố gốc được ? . Dũng nghĩa đen là Dọc, tức chiều thẳng đứng, đã chuyển nghĩa để chỉ tính cách thẳng tính nên chữ Dũng viết biểu ý có bộ Tâm 心 (Dũng 恿) hoặc bộ Lực 力 (Dũng 勇) hoặc xưa hơn là bộ Qua 戈 (Dũng 㦷), do đó mà sinh ra chuyển nghĩa là "dám làm những việc thấy nên làm". Ngang = Ngáng = Ngay = Vạy = Vẫy, Ngang = Hàng 行 = Hoành 橫 (2). Do hai nôi khái niệm (1) và (2) này mà có từ đối Vẫy Vùng = Ngang Dọc và từ đối Dọc Ngang = Tung Hoành. Dân đánh cá ngoài biển nói “dọc ngang biển khơi” = “tung hoành biển khơi”, hay nói “ngang dọc biển khơi” = “vẫy vùng biển khơi”. Vẫy Vùng Biển Khơi là bốn chữ nôm na, gọn lại chỉ còn là hai chữ Bơi Biển. Vì Vẫy đã chuyển nghĩa thành “bơi” (nho viết từ Vẫy bằng chữ Du 游, nghĩa là bơi, vì Vẫy = Dẫy = ”Dẫy Chứ!”= Du 游), Vùng đã chuyển nghĩa thành “bơi” (nho viết từ Vùng bằng chữ Vịnh 泳, nghĩa là bơi, vì “Vùng là tiếng Kinh” = Vịnh 泳), Biển Khơi đã lướt thành “Biển Khơi” = Bơi. Hán ngữ dùng từ đôi bằng hai chữ nho Du Vịnh 游 泳 để chỉ ý bơi, phát âm lơ lớ là “You Yong 游 泳”. Cá (là “Pá” tiếng Thái-Lào, là “xa-Ca-na” tiếng Nhật) thì biết Bơi trong Bầu nước (tức biết Bước = ”Bước Chớ!” = Bộ 步 = ”Bộ trong bầu Cối” = Bơi, vì nó có Vi = Vây = Vạy = Vẫy nằm ngang hai bên thân nó. Chim thì biết Bay trong Bầu trời (tức biết “Bộ trong bầu Chày” = Bay. Bay = Phay (cắt thẳng, như máy phay) = “Phay Chi!” = Phi 飛. Dân Việt là dân Chày/Cối tức là dân mà phải có Trời/Biển thì mới sống được. Cả thế giới chỉ có mỗi Việt Nam gọi là Đất/Nước, vì lãnh thổ của nó là có hai nửa, một nửa là dải đất hình chữ S và một nửa là Biển Đông, phải giữ trọn cả hai nửa thì mới cân bằng D/Â để mà Sống/Mái (cặp từ đối Đực/Cái này đã chuyển nghĩa thành đấu tranh cương quyết một sống một chết, gọi là "cương quyết sống mái với quân xâm lược", để giữ đất nước mà tồn tại như một dân tộc của người Việt trong hàng nghìn năm lịch sử).
    1 like
  9. CHÚC MỪNG SINH NHẬT TRANLONG07. CHÚC GIA ĐÌNH TRẦN LONG MỘT ĐỜI AN LÀNH VÀ HẠNH PHÚC
    1 like
  10. Tokyo đòi Bắc Kinh gỡ video cáo buộc F-15 Nhật "vờn" Tu-154 TQ Chí Quân (TH) - theo Trí Thức Trẻ | 14/06/2014 20:06 (Soha.vn) - Người phát ngôn chính phủ Nhật Bản khẳng định hình ảnh trong video không phải là máy bay của Nhật. Hình ảnh trong đoạn video mà TQ công bố. Nước này khẳng định chiếc F-15 Nhật Bản (phía sau) đã bay sát chiếc Tu-154 Trung Quốc (phía trước) chỉ cách 30m. Hôm 12/6, Trung Quốc đã cho đăng tải trên website Bộ Quốc phòng nước này một đoạn video mà nội dung được họ diễn giải là hai chiếc F-15 của Nhật Bản đã bay sát một chiếc Tu-154 của Trung Quốc ở khoảng cách chỉ có 30 mét, “ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của chuyến bay”. Thông tin trong video khẳng định vụ việc xảy ra tại nơi mà vùng nhận dạng phòng không của hai nước chồng lấn nhau ở biển Hoa Đông. Nhưng hôm qua, 13/6, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản, Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga cho biết, chiếc máy bay trong đoạn băng ghi hình mà Trung Quốc công bố không phải là máy bay của Nhật Bản. Ông Suga nhấn mạnh các thông tin do Trung Quốc đưa ra là không đúng sự thật, và hoàn toàn không có chuyện “máy bay chiến đấu Nhật Bản áp sát máy bay Trung Quốc và gây nguy hiểm cho an toàn hàng không”. Ông Suga cho biết, Tokyo đã gửi công hàm phản đối và yêu cầu Bắc Kinh rút bỏ đoạn video nói trên khỏi trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Ông Suga nhắc lại yêu cầu của Tokyo về việc thiết lập một cơ chế thông tin khẩn cấp giữa hai nước để giải quyết những tình hình khủng hoảng. Trước đó, Tokyo đã phản đối việc hai chiến đấu cơ của không quân Trung Quốc bay “sát một cách bất thường” hai chiến đấu cơ của Nhật bên trên biển Hoa Đông. Thông tin từ phía Nhật Bản cho biết hai chiếc chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc bay sát hai máy bay trinh sát của Nhật trên vùng biển mà hai nước có tranh chấp. Máy bay Trung Quốc có vẻ đã mang theo tên lửa. HOTThưởng đến 5 triệu, trả nhuận bút ngay 24h cho cộng tác viên. ================== "Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao!". Đấy là câu nói trở nên thành ngữ của các chính khứa hạng nhất , nhằm thể hiện tinh thần yêu hòa bình, trong việc giải quyết các sự kiện nóng trên thế giới. Nhưng điều kiện cần và đủ để thực hiện giải pháp ngoại giao là chuẩn mực quốc tế phải được tôn trọng. Dzư dzậy, nó mới có cơ sở để đàm phán ngoại giao. Còn ở đây, người ta vu cáo, tạo chứng cớ giả....Tức là chỉ dùng thủ đoạn để nói chiện thì ngoại cái con khỉ . Lúc này, đúng nghĩa chỉ còn là thủ pháp ngoại giao để chứng tỏ chân lý thuộc về mình mà thôi.
    1 like
  11. Hé lộ nguyên nhân 50 máy bay biến mất bí ẩn khỏi màn hình radar theo Người lao động | 14/06/2014 20:34 Trung tâm kiểm soát không lưu của Áo, Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia hôm 5 và 10-6 thông báo 50 chiếc máy bay đã mất liên lạc trong một thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân. 50 máy bay biến mất khỏi màn hình radar ở châu Âu hôm 5 và 10-6 vừa qua. Ảnh: Reuters Sự cố kỳ lạ: 13 máy bay biến mất bí ẩn Máy bay Nga bốc cháy dữ dội khi đang đỗ ở sân bay Máy bay Malaysia rơi ở nơi "kinh khủng nhất thế giới" Các bài tập trận quân sự điện tử được xác định là nguyên nhân khiến 50 chiếc máy bay biến mất khỏi màn hình radar ở châu Âu trong ngày 5 và 10-6 vừa qua, chính phủ Slovakia cho biết. Trung tâm kiểm soát không lưu của 4 quốc gia Áo, Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia hôm 5 và 10-6 thông báo có tổng cộng 50 chiếc máy bay đã mất liên lạc trong một thời gian ngắn mà không rõ nguyên nhân. Ngay sau đó, chính phủ Slovakia lý giải các cuộc tập trận quân sự điện tử đã dẫn đến sự gián đoạn tần số liên lạc vô tuyến từ máy bay đến các trạm kiểm soát trên mặt đất, khiến chúng biến mất khỏi màn hình radar. Lúc phát hiện hệ thống radar gặp trục trặc, ban tổ chức cuộc tập trận quân sự - đang được thực hiện ở một số khu vực khác nhau ở châu Âu – đã lập tức ngưng lại. Những chiếc máy bay khi không còn bị tần số vô tuyến làm nhiễu loạn đã bắt lại được tín hiệu với trạm kiểm soát không lưu các nước và tiếp tục lịch trình bay như bình thường. Dù Slovakia không đề cập đến các lực lượng quân sự tham gia cuộc tập trận nhưng phương tiện truyền thông Áo tiết lộ các nước thành viên NATO có tham gia. Theo báo Telegraph của Anh, trong bài tập, NATO đã sử dụng thiết bị phá radar của đối phương, dẫn đến sự cố bí ẩn trong hai ngày 5 và 10-6. Trong khi đó, trạm kiểm soát không lưu của Đức vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân vụ những chiếc máy bay biến mất một cách khó hiểu. “Máy bay bị biến mất khỏi màn hình trong một vài giây. Các trường hợp xảy ra lẻ tẻ và không nghiêm trọng. Nhưng chắc chắn phải có nguyên nhân cụ thể nào đó” – một phát ngôn viên hàng không của Đức tuyên bố. ===================== Từ lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã phát biểu rằng thì là: Những máy bay tàng hình tối tân, tên lửa Tomahok, súng bắn laze, súng điện từ.....của Hoa Kỳ - Tức là những vũ khí hiện đại nhất mà tất cả đều nhìn thấy, vì nó được công bố công khai - thực chất chỉ là vũ khí hạng hai, sử dụng vào giai đoạn trung cuộc của một cuộc chiến hiện đại. Nay qua bài báo này - tuy mới chỉ là giả thuyết - nhưng có thể coi là một ví dụ cho nhận định của Lão Gàn. Cái tự hào về phát triển quân sự nhanh chóng của Trung Quốc , giống như sự tự hào về lực lượng quân sự của Sadam Hussen, trước khi xua quân chiếm Cô Oét và là nguyên nhân của cuộc chiến Vùng Vịnh I. . ===================== PS: Lão Gàn hay cầm đèn chạy trước ô tô, nên lắm lúc cũng phiền bỏ mựa. Nhưng nhiều khi Lão Gàn cũng tắt đèn ngậm ngùi cho ô tô chạy qua. Lúc ấy thì nhiều thằng trên thế gian lại rất phiền phức. Vì đường trần gian nan.
    1 like