• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/06/2014 in all areas

  1. Bão mặt trời ập xuống Trái đất thứ sáu ngày 13 13/06/2014 13:50 (TNO) Một vài vết lóa mặt trời cấp X đã nổ bùng trên bề mặt sao trung tâm của chúng ta trong tuần này, và giờ đây bức xạ của chúng đang quất thẳng lên Trái đất. Mặt trời liên tục phun ra 3 vết lóa cấp X, với một CME -Ảnh: NASA Các nhà khoa học dự đoán bão mặt trời sẽ ập xuống khí quyển Trái đất vào thứ sáu ngày 13 (giờ Mỹ), có nghĩa là ngày bị phương Tây xem là xui xẻo này đồng thời sẽ xuất hiện trăng tròn lẫn rối loạn bức xạ từ mặt trời. Một số làn sóng bức xạ đã va đập với khí quyển địa cầu vào đầu tuần ngay sau khi các vết lóa xuất hiện, và cứ mỗi trường hợp bùng phát trên bề mặt mặt trời, sóng vô tuyến viễn thông trên phần Trái đất đối diện với mặt trời lại bị nhiễu khoảng 1 giờ. Cả ba vết lóa đều được thiết bị của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận, và tất cả đều thuộc cấp X, tức mức cao nhất trong thang cường độ mặt trời, và một trong số này kèm theo sự phun trào vật chất ở vành nhật hoa (CME), theo Reuters. Một CME xuất hiện khi thể plasma và những hạt mang điện tích cao bị tống khỏi bề mặt mặt trời vào không gian, hình thành một đám mây và gây nên bão mặt trời đặc biệt mạnh. May mắn là CME đánh vào địa cầu ngày 13.6 không đến nỗi phá sập hệ thống điện trên Trái đất, nhưng chắc chắn quang cực sẽ xuất hiện. Hạo Nhiên ================ Về góc độ Lý học thì đây là hiện tượng Dương khí mạnh lên đột xuất, sẽ kích hoạt Âm khí bế trên trái đất. Thiên tai nặng sẽ xảy ra không quá 100 ngày.
    2 likes
  2. Học sinh bây giờ có thật sự dốt Sử? Th.S. Trần Trung Hiếu 14/06/14 06:33 (GDVN) - “Chúng ta không nên trách học sinh bây giờ dốt Sử bởi suy cho cùng, học sinh cũng chỉ là những nạn nhân của nhiều căn nguyên”. Kỹ năng sư phạm của giáo viên, đừng là quả thị trong mơ? Đổi mới giáo dục còn chạy vòng quanh đến bao giờ? Thực trạng giáo dục - Những lát cắt thực tế từ người trong cuộc Dốt như thế nào ? Trong nhiều năm qua, môn Lịch Sử trở thành một môn học và môn thi luôn gây sự chú ý nhất trong các môn học phổ thông của dư luận xã hội và báo chí. Thực trạng dạy học môn Sử, thi môn Sử trong trường phổ thông đã gây ra sự bức xúc và nỗi lo âu của xã hội. Điều đó không chỉ được phản ánh qua điểm số các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, thậm chí thi chọn học sinh giỏi các cấp hàng năm mà còn qua kết quả điều tra xã hội học, qua các sân chơi truyền hình và qua dư luận xã hội. Vậy, học sinh có dốt Sử không ? Những yếu kém về kiến thức và nhận thức lịch sử của học sinh thật sự chỉ được “phát lộ” từ kết quả kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007, năm học bắt đầu triển khai và thực hiện “hai không” của Bộ GD&ĐT. Ảnh minh họa Rất nhiều “bài thi Lịch sử cười ra nước mắt”của học sinh cùng với hàng ngàn điểm 0 tròn trĩnh trong các kỳ thi quốc gia đã gióng lên hồi chuông “báo động đỏ” về thực trạng môn Sử, dạy Sử và học Sử. Tỉ lệ tốt nghiệp gần 100% trong nhiều năm gần đây của nhiều trường, nhiều địa phương nhưng lại có nhiều điểm 0 môn Sử trong kỳ thi vào đại học, cao đẳng làm chúng ta phải hoài nghi về sự trung thực của thi cử và việc dạy – học môn Sử ? Không những trong thi cử, rất nhiều sân chơi truyền hình và những cuộc thi trắc nghiệm khác, thế hệ trẻ đã thể hiện sự mơ hồ khi bắt gặp các câu hỏi liên quan đến tri thức lịch sử, những địa danh, di tích , danh nhân, anh hùng lịch sử. Trong phạm vi hẹp hơn, ngay cả những nhân vật lịch sử được đặt tên cho những khu phố mình ở, con đường mà ngày nào cũng đi qua, mái trường mình học được mang tên… Thật bi hài đến khó tin khi học sinh đang sống và học tập tại Hà Nội mà vẫn không biết tên Thủ đô của Việt Nam là gì ? Nếu các nhà quản lý giáo dục hay các cơ quan báo chí truyền thông tiến hành những cuộc điều tra xã hội học 1 cách trung thực về những kiến thức lịch sử cơ bản cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng, điều chắc chắn sẽ có nhiều cảm xúc bất ngờ nhưng không … ngạc nhiên! Tại sao lại dốt ? Theo tôi, chúng ta không nên trách học sinh bây giờ dốt Sử bởi suy cho cùng, học sinh cũng chỉ là hệ lụy, là những nạn nhân của nhiều căn nguyên dẫn đến tình trạng đó. Thứ nhất, chương trình và nội dung sách giáo khoa môn Sử từ THCS đến THPT hiện hành rõ ràng đang tồn tại nhiều sự bất cập. Người ta đang áp đặt và “nhồi nhét” những kiến thức lịch sử mang tính “hàn lâm” của người lớn bắt học sinh phải học, phải thi. Cấu trúc sách giáo khoa phổ thông hiện hành theo chương trình “đồng tâm kết hợp với đường thẳng” từ tiểu học đến THPT nên kiến thức lịch sử lại lặp đi lặp lại, người dạy lẫn người học dễ nhàm chán. Kiến thức thì dàn trải, nặng nề, với nhiều sự kiện, số liệu, ngày tháng năm khiến học sinh phải nhớ quá nhiều mà ít có tính tổng hợp, khái quát. Tri thức trong sách giáo khoa Sử hiện hành thường mang tính ý niệm, biểu tượng mà hình như đang thiếu bóng dáng lịch sử con người. Mới học sinh cấp 2 mà các em đã phải đối mặt với nhiều thuật ngữ trừu tượng như hội nghị, chủ trương, nghị quyết, đường lối, chiến lược, sách lược… Thật sự học sinh rất ngại phải thuộc lòng những mớ kiến thức kiểu như thế, rất khó học thuộc, lâu hiểu mà lại nhanh quên. Mặt khác, vì nhiều lý do tế nhị mà người ta cho là “nhạy cảm” nên nhiều kiến thức, sự kiện trong sách giáo khoa còn trình bày theo kiểu lúc nào cũng “ta thắng, địch thua” nên mất đi tính khoa học và trung thực của khoa học lịch sử. Trong lúc đó, internet đã giúp học sinh cập nhật và làm cho các em hoài nghi hoặc băn khoăn trước nhiều kiến thức trong sách giáo khoa đã trở nên lỗi thời, không phù hợp. Thứ hai, là về phương pháp dạy học Lịch Sử còn lạc hậu và chưa bắt kịp với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa. Môn học nào cũng có những kiến thức đặc thù khác nhau và song hành với nó là phương pháp giảng dạy cũng không giống nhau. Sẽ là vô cùng sai lầm khi quan niệm môn Sử là môn học thuộc lòng mà không cần tư duy, sáng tạo. Hầu hết nhiều giáo viên Sử còn “thủy chung” một cách máy móc phương pháp truyền thống “đọc-chép”. Sự đầu tư giảng dạy với các phương tiện hỗ trợ trong công nghệ thông tin, đồ dùng trực quan còn quá hạn chế. Thứ ba, cách kiểm tra ,đánh giá và thi cử, đặc biệt là khâu ra đề thi – đáp án môn Sử trong nhiều năm qua đã làm cho tâm lý học sinh sợ học Sử , ngại thi Sử… Thứ tư, xu hướng học và thi thực dụng của học sinh với kiểu “ứng thi” đã quyết định thái độ học tập trong môn Sử. Có thi thì học, không thi thì học đối phó, thậm chí không học. Xu hướng gần như chủ đạo và chiếm ưu thế của học sinh hiện nay khi đăng ký thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng là chủ yếu thi các khối A, A1, B và khối D, quay lưng dần với các môn khoa học xã hội Văn Sử Địa. Thảm cảnh số lượng 11% học sinh đăng ký thi môn Sử là môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp 2014, các nhà quản lý giáo dục sao nỡ vô tình, vô cảm, vô trách nhiệm? Cuối cùng, tôi muốn khẳng định lại rằng, thái độ học tập môn Sử và sự yếu kém về kiến thức, nhận thức lịch sử của học sinh thật đáng buồn nhưng hoàn toàn không thuộc trách nhiệm của học sinh mà là trách nhiệm của nền giáo dục và chính là biểu hiện của việc dạy và học môn Sử chưa có hiệu quả. Những nguyên nhân cơ bản đó đã làm cho môn Sử xa lạ, xơ cứng và nhàm chán. Cần làm gì để học sinh không dốt Sử và yêu Sử? Từ thực trạng dạy học môn Sử, muốn học sinh không dốt Sử, chán Sử dần chuyển sang đam mê môn Sử và giỏi Sử, theo tôi cần có một số giải pháp cơ bản sau. Thứ nhất, đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa hiện hành đã thể hiện nhiều bất cập, bảo thủ và lỗi thời. Thứ hai, đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá, đổi mới cách ra đề thi. Đây là khâu đột phá trong quy trình đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học Lich Sử, bởi suy cho cùng, học rồi cũng để phục vụ thi. Trong nhiều năm trở lại đây, môn Sử là môn thi gây nhiều tranh cãi liên quan đến đề thi và đáp án dẫn đến tâm lý hoài nghi và lo sợ của học sinh khi phải thi môn này. Việc ra đề thi cần phong phú, đa dạng, phù hợp với tâm lý người học, khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát huy tính tự học của học sinh. Tôi thiết nghĩ, nếu như cải tiến cách ra đề thi theo hướng mở như đề thi Tốt nghiệp THPT 2014 vừa qua cho các kỳ thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng những năm tiếp theo thì chắc chắn sẽ giúp cho các em có hứng thú và niềm tin học và thi môn Sử hơn. Thứ ba, khơi dậy sự hứng thú học tập môn Sử của học sinh. Muốn học sinh khơi dậy khả năng khám phá môn Sử một cách có hiệu quả thì không ai khác chính là hình ảnh và vai trò của người thầy trong quá trình giảng dạy bằng kiến thức, tâm huyết và tài năng sư phạm. Dĩ nhiên, dạy và học Lịch Sử không chỉ giới hạn trong sách giáo khoa và bốn bức tường của lớp học mà cần được mở rộng với những hình thức học tập chính khóa với ngoại khóa, tham quan bảo tàng, nhà lưu niệm, các di tích lịch sử văn hóa tùy theo khả năng tổ chức và kinh phí, nhất là sự hỗ trợ của giáo cụ trực quan, của công nghệ tin học. Hơn nữa, giáo dục lịch sử trong trường phổ thông còn cần sự kết hợp với cả môi trường giáo dục của gia đình, xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng. Điều cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy học môn Sử là cần phải có cách nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò và vị trí của môn Sử một cách bình đẳng trong các môn học phổ thông. Hơn 1 tháng qua, vấn đề chủ quyền biển đảo bị xâm phạm một cách nghiêm trọng làm biển Đông dậy sóng. Thế hệ trẻ đã hướng về biển Đông với tất cả tấm lòng yêu nước thật xúc động và đáng để cho chúng ta suy nghĩ. Với đặc thù và lợi thế môn Sử, thầy cô có thể chuyển tải đến học sinh những thông điệp lịch sử thông qua bài học thời sự để khơi dậy cho học sinh lòng đam mê, ý thức được truyền thống yêu nước và thái độ, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc. Nói tóm lại, vấn đề quan trọng đầu tiên để giáo viên dạy Sử thể hiện tốt thiên chức của mình đối với học sinh của mình là cần xác định rõ mục tiêu, yêu cầu môn Sử như thế nào trong trường phổ thông, nói một cách đơn giản là học Sử để làm gì và từ đó cần học những gì, sau đó mới học như thế nào? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. =================== Đây cũng là wan điểm riêng của Lão Gàn: Chừng nào truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được vinh danh thì tất cả loạn cào cào chứ không riêng gì môn Sử. Lão Gàn để ý thấy Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, đụng tới là chết hay sao, mà chẳng ma nào dám nói tới?!
    2 likes
  3. PHONG THỦY THEO CỔ THƯ CHỮ HÁN Tôi phải nói rõ như vậy, vì bài viết dưới đây tỏ ra không am hiểu gì về phong thủy. Tôi khẳng định rằng rằng phong thủy theo cổ thư chữ Hán là một đám hổ lốn, không đầu không đuôi và mâu thuẫn về mặt lý thuyết. Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn phản ứng và cấm tiệt với việc đặt Sử tử và Tỳ hưu trước cổng nhà. Trừ những cơ quan công quyền mang tính võ nghiệp, hoặc hành chính cao cấp. Bài báo cho rằng sư tử , tỳ hưu là sản phẩm của văn hóa Hán. Đây lại là một cách nói mặc định theo thói quen tư duy và số đông. Nó hoàn toàn không có một chứng lý lịch sử nào cả. Bài dưới đây chúng tôi bỏ một số hình minh họa. Nhưng chú thích các hình trong bài giữ nguyên. Bởi vì, thấy không cần thiết và đủ tải cho một bài viết trên diễn đàn, Quí vị có thể xem bài hoàn chỉnh tại đây: http://laodong.com.v...viet-215563.bld ================= =================Với những cao thủ về phong thủy và anh chị em Phong thủy Lạc Việt đều biết rất rõ rằng: Phong thủy không đơn giản chỉ là hướng nhà, hướng bếp và giường ngủ, tủ sắt đặt ở đâu, quay về hướng nào. Nếu phong thủy chỉ gồm mấy yếu tố đó thì thày phong thủy càng giỏi càng....đói. Tất nhiên nó cũng không phải chỉ cấn mấy con sư tử đá đặt trước cửa thì uy tín doanh nghiệp sẽ oách lên. Có thể nói hầu hết những doanh nghiệp đặt sư tử đá trước cửa đều đang lận đận. Thậm chí bị suy thoái hoặc phá sản. Phong thủy Lạc Việt tuyệt đối không đặt sư tử đá trước cửa. Đặc biệt là con tỳ hưu thì cấm hẳn. Tôi đã có bài viết về con tỳ hưu và tính phi lý của hình tượng này. Do đó, khi bài viết cho rằng: Vấn đề không phải tại những con sư tử đá, mà là thiếu hiểu biết về phong thủy. Những con sư tử đá chỉ là một yếu tố tương tác không phải duy nhất để bà Diệu Hiền nợ đầm đìa và bệnh tật triền miên. Phong thủy là cả một hệ thống lý thuyết ứng dụng vô cùng đồ sộ của một nền văn minh cổ đã thất truyền. Bởi vậy, nó không đơn giản như cách nghĩ của nhiều người - kể cả thày phong thủy. Những bài viết đơn giản như thế này khiến người ta hiểu nhầm về môn phong thủy. Phong thủy Lạc Việt là một ngành ứng dụng hoàn toàn khoa học. Chúng tôi đã chứng minh điều này tại hội thảo "Phong thủy là khoa học". Phong thủy Lạc Việt không phủ nhận những gía trị còn lại lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, nhưng hiểu chính, san định và hệ thống hóa, một cách nhất quán, hợp lý trong nội hàm có tính hệ thống và đầy đủ khả năng tiên tri.
    1 like
  4. Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa 40 năm trước - Kỳ 1: Thứ Sáu, 13/06/2014 - 11:55 Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả” Với mưu đồ bành trướng, Trung Quốc đã nhiều lần xâm chiếm các đảo, quần đảo của Việt Nam. 40 năm trước, những người lính Hải quân của quân đội Sài Gòn đã phải trải qua cuộc chiến đấu hết sức cam go để chống lại âm mưu và hành động xâm lược của Trung Quốc. Kỳ 1: Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả” Để đi tìm lẽ phải và vạch rõ mưu đồ của Trung quốc về việc đắp mộ giả ở hai đảo Vĩnh Lạc và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa, với mục đích ngụy tạo người Trung Quốc sinh sống và chết tại hai đảo này hàng trăm năm trước, những người lính Hải quân ở hai chiến hạm HQ-4 và HQ-16 cùng “trung đội biệt hải” đã trinh sát, đào bới đưa ra khẳng định: Những nấm mộ mà Trung Quốc ngụy tạo không có xương cốt người. Mệnh lệnh khẩn cấp 40 năm về trước, ông Lữ Công Bảy là quân nhân đeo quân hàm thượng sĩ trên chiếm hạm Trần Khánh Dư có phiên hiệu HQ-4. “Lúc đó tui ở trên tàu HQ-4. Bản thân tui đã chiến đấu và tận mắt chứng kiến Hoàng Sa bị kẻ thù chiếm đóng như thế nào. Những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi”, giọng ông Bảy xúc động. Đảo Vĩnh Lạc và các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hà thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: TL Câu chuyện về Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng được ông Bảy kể khá chi tiết. “Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Tàu HQ-4 là chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ. Vừa làm giám sát lộ trình hàng hải, tui vừa phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân. Với chức danh đó, tất cả các tình huống tác chiến tui đều có mặt để cùng anh em trong ban chỉ huy điều hành tàu”. Sau 14 ngày lênh đênh trên vùng biển Quảng Ngãi, từ Sa Huỳnh đến Cù Lao Ré thuộc đảo Lý Sơn, và chỉ còn 1 ngày nữa là tàu được trở về Đà Nẵng. Trước ngày tạm biệt biển nước mênh mông, tất cả thủy thủy trên tàu rộn ràng nhớ đất liền. Nhưng niềm vui ấy chưa kịp đến thì chiến sự xảy ra. Đó là trưa 16/1/1974, khi trên tàu chuẩn bị ăn cơm trưa thì có thông tin báo cáo công điện tối khẩn: “Tàu HQ-4 về Đà Nẵng khẩn cấp”. Chiến hạm HQ-4, một trong những chiến hạm bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: TL Thuyền trưởng lệnh nhổ neo, thẳng hướng đất liền, tàu HQ-4 tăng tốc tối đa đến 17 giờ thì cặp cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Thuyền trưởng Văn San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 duyên hải. Tất cả các thủy thủ trên tàu chuẩn bị công tác sẵn sàng chiến đấu. “Lúc đó, chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra. Tôi phán đoán, nếu tiếp tục đi tuần tiễu, chúng tôi sẵn sàng”, ông Bảy chia sẻ.20 giờ ngày 16/1, thuyền trưởng Văn San về tàu, phát lệnh: “Toàn tàu nâng cấp báo động chiến đấu tăng cường, cấm trại 100%. Ban hậu cần tiếp nhận lương thực thực phẩm, ban quân khí tiếp nhận đạn được và xăng dầu”. Đến 21 giờ, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện, trong các bộ quân phục lạ mắt. Sau một hồi dò hỏi, các thủy thủ mới vỡ lẽ, đó là “lực lượng biệt hải đi Hoàng Sa”. Lệnh hành quân ra Hoàng Sa khẩn cấp, ban chỉ huy tàu mở hải đồ xác định đường đi, dự kiến tình huống có thể xảy ra dọc đường và cách xử lý. Tàu HQ-4 xuất phát băng băng trong đêm tối. Lúc đó là 23 giờ ngày 16/1/1974. Những nấm mộ giả Ra đi trong đêm tối và gặp gió to, sóng lớn, 11 giờ 30 ngày 17/1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, Tàu tuần dương Lý Thường Kiệt (HQ-16) do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt theo diện tăng cường tại Hoàng Sa để sẵn sàng bảo vệ đảo. HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc (một đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Lệnh từ cabin chiến hạm vang lên “Tất cả vào vị trí chiến đấu”. Một lực lượng đội biệt hải khẩn cấp rời tàu xuống 3 xuồng cao su, khẩn trương áp sát rìa đảo Vĩnh Lạc trinh sát thực địa. Sau 20 phút kiểm soát, các chiến sĩ báo cáo về: “Không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước”. Nhận định: Có thể đây là mộ giả, phía Trung Quốc tạo nên để ngụy trang. Ngay lập tức, các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. Sau khi trinh sát kỹ càng, 16 giờ 30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu. Cuối chiều vùng biển Hoàng Sa ánh lên nhiều màu bạc của hoàng hôn. Một không gian bình yên giữa biển trời Tổ quốc. Bữa cơm chiều đang được chuẩn bị thì bộ phận radar báo cáo phát hiện 2 mục tiêu lạ từ xa đang tiến thẳng về Hoàng Sa, hướng đi không đổi, khoảng cách ngày một gần. Lệnh thuyền trưởng: Nhanh chóng ăn cơm, tăng cường quan sát bằng ống nhòm, cứ 5 phút báo cáo một lần về hướng đi của mục tiêu lạ, toàn tàu báo động chiến đấu khẩn cấp. Ngay sau đó, Tàu HQ-4 và HQ-16 nhận được điện tín từ sở chỉ huy “Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu thực hiện theo phương án chiến đấu”. Càng về đêm, mục tiêu lạ càng rõ. Nắm được ý đồ xấu của đối phương, hai Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu và loa tuyên truyền đặc biệt cảnh cáo: “Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Hai tàu Trung quốc không những không rời khỏi vùng biển Hoàng Sa, mà còn đáp trả “Hoàng Sa là của Trung Quốc”! Để tiếp tục làm rõ “trắng đen” và khẳng định mưu đồ ngụy tạo mộ giả của Trung Quốc, sáng 18/1, chiến hạm HQ-4 tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8 giờ sáng, Trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát, chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc. Theo Mai Thắng Baotintuc.vn ======================= Lập mộ giả để chứng tỏ có "cơ sở khoa học" cho chủ quyền. Đấy là thứ tư duy của đám "Ở trần đóng khố" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào việc có di vật khảo cổ chứng minh không. Xin lỗi! Có mộ thật Lão Gàn cũng thừa khả năng chứng minh Trung Quốc không hề có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Huống chi là mộ giả. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là một chuyện. Cái wan trong là trong tương lai rất gần, thế giới này sẽ gồm hai cực Mỹ Trung, hay ai là bá chủ thế giới , khi xu hướng hội nhập là tất yếu. Nếu Hoa Kỳ thừa nhận Trung Quốc là bá chú Tây Thái Bình Dương - tức bị tâm thần - thì chính người Nga và Ấn Độ sẽ chống lại Trung Quốc. Bởi vậy, Trung Quốc đã sai lầm về sách lược quốc gia một cách nghiêm trong khi đụng tới Việt Nam là vậy.
    1 like
  5. Bi vờ mới thấy các tác dụng của vấn đề. Tôi nghĩ ai đó có số điện thoại , hoặc i meo thì nên gợi ý cho cái cơ quan Liên Hiệp Quốc nào đó có đề nghị này, hãy họp để xem xét về những chứng minh chủ quyền của các quốc gia đã nộp hồ sơ. Trung Quốc chắc chắn chưa nộp. Hoa Kỳ nếu quả là siêu cường số một đang có trách nhiệm với thế giới - để cầm cân Ta, nảy mực Tàu - thì có lẽ cũng không cần phải gợi ý, mà nên tạo điều kiện để Liên Hiệp Quốc xem xét hồ sơ mô tả chủ quyền của những quốc gia liên quan , mà Việt Nam đã nộp lâu rùi. Tất nhiên, các nước có nộp hồ sơ phải có phái đoàn để bảo vệ luận điểm của mình đúng và nước khác sai. Cái này theo ngu ý của Lão Gàn thì cha nội kiện cáo, nhưng chả mât lòng thằng Tây , con đầm nào. Cá nhân Lão Gàn đề nghị Liên Hợp Quốc có trách nhiệm, khi đã yêu cầu các quốc gia liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, nộp hồ sơ mô tả những bằng chứng chủ quyền. Cần mở một hội nghị quốc tế để phân xử chuyện này. Vì Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu và những chính phủ liên quan, trong đó có Việt Nam đã thực hiện, nên bất cứ công dân của những nước liên quan đều có quyền gửi imeo, hoặc đơn đến cơ quan có thẩm quyền của Liên Hiệp Quốc yêu cầu họ phải có trách nhiệm trong chuyện này. Thế cho nó đơn giản vấn đề. PS: Lão Gàn thấy những luận điểm của Tung Cóoc về Hoàng Sa, Trường Sa toàn là vớ vẩn. Không có "cơ sở khoa học".
    1 like
  6. Hình ảnh những “tiếng rao Hà Nội” quý giá ở Paris Thứ Năm, 12/06/2014 - 09:20 (Dân trí)- Hình ảnh những gánh hàng rong, và hình ảnh của cả những "tiếng rao Hà Nội" hiện đang được gìn giữ, trân trọng tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp). Tiếng rao của những gánh hàng rong là một nét đặc trưng riêng biệt trên những góc phố ở Việt Nam. Với các du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, dù rào cản ngôn ngữ khiến những âm thanh đó có phần khó hiểu, nhưng tiếng rao cùng với sự giản dị của các gánh hàng vẫn khiến họ cảm thấy thích thú, ấn tượng. Tại thư viện EFEO, thành phố Paris (Pháp) hiện đang lưu giữ rất nhiều bản thảo quý giá với tựa đề “Những gánh hàng rong và tiếng rao trên những con phố ở Hà Nội”. Tác phẩm được thực hiện bởi những học sinh của trường Mỹ thuật Đông Dương và tác giả người Pháp F de Fénis, năm 1929. Dưới định dạng 39x20 cm, một số bức tranh còn được tô màu vô cùng sinh động cùng với những đoạn trích tiếng rao bằng tiếng Việt là phần diễn giải bằng tiếng Pháp giúp các độc giả quốc tế có thể cảm nhận được phần nào nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam. Dưới đây là toàn bộ hình ảnh có trong tác phẩm đã được chụp lại: Trang bìa và phần mở đầu của cuốn sách. Lời dẫn cũng như phần chú giải có trong cuốn sách đều được viết tay với 2 ngôn ngữ Việt và Pháp. Mỗi trang tranh là hình ảnh minh họa cho từng loại gánh hàng cùng những tiếng rao có âm tiết trầm bổng trên những khuông nhạc. http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/33-e6332.JPG http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/34-e6332.JPG http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/35-e6332.JPG http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/36-e6332.JPG http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/37-e6332.JPG http://dantri4.vcmedia.vn/1hCTDE8Wj4zx1VMddwbq/Image/2014/06/T6/Hang-rong/38-e6332.JPG Phan Hạnh Theo Belleindochine
    1 like
  7. Kính chào bác Thiên Luân. Cháu may mắn đã được bác tư vấn cho 1 lần: Vợ chồng bằng tuổi 1986 Bính Dần( giáng hạ thủy) Con trai đầu 2011 tân mão( tùng bách mộc) Con gái 2014 giáp ngọ( sa trung kim) Cháu được tư vấn là con đầu tốt, con sau tạm ổn. Sinh con sau Thủa nhỏ sức khỏe kém , cha mẹ vất vả. Đợi con lớn lên sẽ hết. Cháu rất mong được bác tư vấn xem giúp thêm hộ cháu tình hình sau sinh bé thứ 2 kinh tế gia đình cháu có kém đi nhiều so với sinh bé đầu không?cuộc sống vất vả hơn là về nghĩa đen hay cả về mặt tình cảm vợ chồng lẫn kinh tế? Và đợi con lớn lên là ước chừng bao nhiêu năm nữa. Vì gia đình cháu sau sinh bé thứ 1 công việc có tốt lên nhưng kinh tế chưa kịp ổn định thì trót nhỡ bé thứ 2 sẽ sinh vào tháng 9 âm lịch tới. (Do Vợ chồng cháu từ khi cưới nhau phải 100% tự thân lập nghiệp nên rất mong sao sớm ổn định được kinh tế - kính mong nhận được sự quan tâm tư vấn của bác Thiên Luân để vợ chồng cháu chuẩn bị tinh thần chiến đấu ạ)
    1 like
  8. Chuyện khó tin: Xác chết ngồi 600 năm không phân hủy Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua. Tây Tạng vốn là vùng đất có nhiều huyền bí. Hàng trăm năm qua, các nhà khoa học phương Tây đã tốn không ít công sức, trí tuệ để nghiên cứu, tìm hiểu, song vẫn bó tay trước những bí ẩn. Nơi đây, có những chuyện phi lý không tưởng tượng nổi, đi ngược lại toàn bộ quy luật khoa học. Trong vô vàn chuyện huyền bí, thì những xác ướp tự nhiên khiến các nhà khoa học quan tâm nhất. Ai cũng biết rằng, để giữ được xác ướp, phải sử dụng hóa chất, hoặc tạo môi trường đặc biệt. Thế nhưng, những xác ướp ở Tây Tạng lại chẳng theo quy trình khoa học nào cả. Trong một ngôi nhà nhỏ xíu, là nhà cầu siêu, trên đỉnh một quả núi trơ trọi đá và lộng gió, có một thi hài vô cùng đặc biệt. Thi hài đã ngồi bó gối suốt 600 năm qua. Mặc cho thế sự xoay vần, mặc cho thuyết chuyển hóa vật chất, xác ướp vẫn ngồi đó thách thức thời gian, thách thức các nhà khoa học. Trong giới Phật giáo Tây Tạng, thì chuyện các thiền sư lỗi lạc, các tăng ni khi hóa biến thành xác ướp không có gì lạ lùng. Nhiều thiền sư, khi biết mình không sống được nữa, thì họ vào hang đá ngồi thiền. Người khác sẽ xếp đá bít cửa hang lại, chỉ để hở một lỗ nhỏ bằng ngón tay để không khí lưu thông. Trong nhiều tháng trời, họ không ăn gì, chỉ uống chút nước. Họ ngồi trong hang theo tư thế kiết già. Tinh thần của các thiền sư thoát khỏi thể xác. Vài tháng sau, nếu thấy cửa hang có mùi hôi, thì chắc chắn thiền sư đó đã chết thối, họ sẽ mở hang đem chôn. Nhưng nếu thấy mùi thơm lan tỏa, thì vị thiền sư đã biến thành xá lợi toàn thân. Thiền sư đã trở thành một pho tượng bất tử bằng thịt xương. Nhưng các nhà khoa học phương Tây không tin đều đó. Họ nghĩ rằng, các thiền sư này đã sử dụng bí quyết nào đó để ướp xác mình. Có thể họ uống một loại độc tố đặc biệt, để vi trùng không sinh sôi được, xác khô quắt lại và biến thành xác ướp. Tóc vẫn còn trên xác khô 600 năm Việc tìm ra hóa chất trong các xác ướp kiểu này rất đơn giản với khoa học hiện đại. Thế nhưng, đến nay, các nhà khoa học phương Tây vẫn chưa phát hiện ra loại hóa chất gì tồn tại trong những xác ướp khô quắt này. Xác ướp trên đây là một ví dụ. Xác ướp kể trên, theo người dân địa phương, theo các tăng ni, là của nhà sư Tây Tạng có tên Sangha Tenzin. Xác ướp này vốn ở trong một hang động tự tạo, giống như ngôi mộ, ở làng Ghuen, thung lung spiti. Đây là vùng đất cấm, nằm ở ranh giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Xác ướp này vốn được người dân trong làng phát hiện từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Khi đó, khu vực này bị động đất mạnh, nhiều trái núi nứt toác, làm lộ ra hang mộ chứa xác ướp. Vì là khu vực cấm, nên một thời gian dài, ngoài người dân làng Ghuen, thì không ai được biết đến. Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học, những người leo núi mạo hiểm tìm đến, mới tiếp cận được xác ướp để nghiên cứu. Từ đó, thế giới mới biết đến sự tồn tại của xác ướp đặc biệt này. Thấy được sự quý giá của xác ướp, các nhà khoa học phương Tây đã đề xuất chính quyền thực hiện phương pháp bảo quản. Chiếc lồng kính đã bọc xác ướp lại, rút chân không, để đảm bảo các điều kiện tự nhiên không tác động được đến xác ướp này. Mặc dù đã trải qua 600 năm nằm trong hầm mộ, cùng với mấy chục năm lộ thiên, nhưng xác ướp vẫn còn rất tốt. Da khô lại, song vẫn giữ màu sắc tự nhiên. Xương cốt vẫn rất cứng. Thậm chí, tóc vẫn còn nguyên trên đầu. Răng, móng tay vẫn còn đủ. Một số lý giải ban đầu như sau: Vào những ngày cuối đời, vị thiền sư này đã ngồi kiết già, không ăn uống gì cả. Do đó, lượng mỡ được đốt sạch. Các bộ phận của cơ thể cũng được tiêu đi, co lại còn rất nhỏ. Khi cơ thể thiền sư khô đét lại thì hóa. Trước khi chết, vị thiền sư này đã tự quấn dây vào cổ, nối với đùi, tay của mình. Khi chết, sợi dây đã giữ cho cơ thể trong tư thế ngồi bó gối. Do cơ thể không còn nhiều năng lượng, nên hạn chế tối đa sự xâm chiếm của vi khuẩn. Cùng với đó là môi trường khô ráo, không có sự hoạt động của vi khuẩn. Chính vì thế, xác ướp được bảo quản một cách tự nhiên. Tuy nhiên, lý giải này của các nhà khoa học được đánh giá là thiếu thực tế. Người Tây Tạng tin rằng, xác ướp này là thành tựu tu thiền đạt đến cảnh giới tối cao của các thiền sư. Truyền thuyết của người dân kể rằng, 600 năm trước, ngôi làng xuất hiện rất nhiều bọ cạp. Loài bọ cạp tấn công giết gần hết dân làng. Vị sư này đã lên núi tu thiền rồi hóa. Khi ông chết, bầu trời xuất hiện cầu vồng, sấm chớp và bỗng dưng loài bọ cạp biến mất hoàn toàn. Theo Diễm Bình VTC ==================== Tôi nghĩ những người có tinh thần khoa học thực sự sẽ luôn đặt câu hỏi trước những hiện tượng bất bình thường: "Tại sao nó như vậy?". Đây chính là sự tiếp tục tiến hóa. Còn với những người mệnh danh khoa học, cứ hơi một tý thì "Khoa học giải thích rằng..." và ai trái ý họ thì bị gắn ngay cái mác "Mê tín dị đoan". Trong trường hợp này, mọi chuyện sẽ dừng ở đây.
    1 like