-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/06/2014 in all areas
-
Cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa 40 năm trước - Kỳ 1: Thứ Sáu, 13/06/2014 - 11:55 Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả” Với mưu đồ bành trướng, Trung Quốc đã nhiều lần xâm chiếm các đảo, quần đảo của Việt Nam. 40 năm trước, những người lính Hải quân của quân đội Sài Gòn đã phải trải qua cuộc chiến đấu hết sức cam go để chống lại âm mưu và hành động xâm lược của Trung Quốc. Kỳ 1: Trinh sát Hoàng Sa phá mưu đồ “mộ giả” Để đi tìm lẽ phải và vạch rõ mưu đồ của Trung quốc về việc đắp mộ giả ở hai đảo Vĩnh Lạc và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa, với mục đích ngụy tạo người Trung Quốc sinh sống và chết tại hai đảo này hàng trăm năm trước, những người lính Hải quân ở hai chiến hạm HQ-4 và HQ-16 cùng “trung đội biệt hải” đã trinh sát, đào bới đưa ra khẳng định: Những nấm mộ mà Trung Quốc ngụy tạo không có xương cốt người. Mệnh lệnh khẩn cấp 40 năm về trước, ông Lữ Công Bảy là quân nhân đeo quân hàm thượng sĩ trên chiếm hạm Trần Khánh Dư có phiên hiệu HQ-4. “Lúc đó tui ở trên tàu HQ-4. Bản thân tui đã chiến đấu và tận mắt chứng kiến Hoàng Sa bị kẻ thù chiếm đóng như thế nào. Những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi”, giọng ông Bảy xúc động. Đảo Vĩnh Lạc và các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hà thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: TL Câu chuyện về Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng được ông Bảy kể khá chi tiết. “Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Tàu HQ-4 là chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ. Vừa làm giám sát lộ trình hàng hải, tui vừa phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân. Với chức danh đó, tất cả các tình huống tác chiến tui đều có mặt để cùng anh em trong ban chỉ huy điều hành tàu”. Sau 14 ngày lênh đênh trên vùng biển Quảng Ngãi, từ Sa Huỳnh đến Cù Lao Ré thuộc đảo Lý Sơn, và chỉ còn 1 ngày nữa là tàu được trở về Đà Nẵng. Trước ngày tạm biệt biển nước mênh mông, tất cả thủy thủy trên tàu rộn ràng nhớ đất liền. Nhưng niềm vui ấy chưa kịp đến thì chiến sự xảy ra. Đó là trưa 16/1/1974, khi trên tàu chuẩn bị ăn cơm trưa thì có thông tin báo cáo công điện tối khẩn: “Tàu HQ-4 về Đà Nẵng khẩn cấp”. Chiến hạm HQ-4, một trong những chiến hạm bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Ảnh: TL Thuyền trưởng lệnh nhổ neo, thẳng hướng đất liền, tàu HQ-4 tăng tốc tối đa đến 17 giờ thì cặp cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Thuyền trưởng Văn San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 duyên hải. Tất cả các thủy thủ trên tàu chuẩn bị công tác sẵn sàng chiến đấu. “Lúc đó, chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra. Tôi phán đoán, nếu tiếp tục đi tuần tiễu, chúng tôi sẵn sàng”, ông Bảy chia sẻ.20 giờ ngày 16/1, thuyền trưởng Văn San về tàu, phát lệnh: “Toàn tàu nâng cấp báo động chiến đấu tăng cường, cấm trại 100%. Ban hậu cần tiếp nhận lương thực thực phẩm, ban quân khí tiếp nhận đạn được và xăng dầu”. Đến 21 giờ, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện, trong các bộ quân phục lạ mắt. Sau một hồi dò hỏi, các thủy thủ mới vỡ lẽ, đó là “lực lượng biệt hải đi Hoàng Sa”. Lệnh hành quân ra Hoàng Sa khẩn cấp, ban chỉ huy tàu mở hải đồ xác định đường đi, dự kiến tình huống có thể xảy ra dọc đường và cách xử lý. Tàu HQ-4 xuất phát băng băng trong đêm tối. Lúc đó là 23 giờ ngày 16/1/1974. Những nấm mộ giả Ra đi trong đêm tối và gặp gió to, sóng lớn, 11 giờ 30 ngày 17/1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, Tàu tuần dương Lý Thường Kiệt (HQ-16) do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt theo diện tăng cường tại Hoàng Sa để sẵn sàng bảo vệ đảo. HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc (một đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Lệnh từ cabin chiến hạm vang lên “Tất cả vào vị trí chiến đấu”. Một lực lượng đội biệt hải khẩn cấp rời tàu xuống 3 xuồng cao su, khẩn trương áp sát rìa đảo Vĩnh Lạc trinh sát thực địa. Sau 20 phút kiểm soát, các chiến sĩ báo cáo về: “Không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước”. Nhận định: Có thể đây là mộ giả, phía Trung Quốc tạo nên để ngụy trang. Ngay lập tức, các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. Sau khi trinh sát kỹ càng, 16 giờ 30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu. Cuối chiều vùng biển Hoàng Sa ánh lên nhiều màu bạc của hoàng hôn. Một không gian bình yên giữa biển trời Tổ quốc. Bữa cơm chiều đang được chuẩn bị thì bộ phận radar báo cáo phát hiện 2 mục tiêu lạ từ xa đang tiến thẳng về Hoàng Sa, hướng đi không đổi, khoảng cách ngày một gần. Lệnh thuyền trưởng: Nhanh chóng ăn cơm, tăng cường quan sát bằng ống nhòm, cứ 5 phút báo cáo một lần về hướng đi của mục tiêu lạ, toàn tàu báo động chiến đấu khẩn cấp. Ngay sau đó, Tàu HQ-4 và HQ-16 nhận được điện tín từ sở chỉ huy “Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu thực hiện theo phương án chiến đấu”. Càng về đêm, mục tiêu lạ càng rõ. Nắm được ý đồ xấu của đối phương, hai Tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu và loa tuyên truyền đặc biệt cảnh cáo: “Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Hai tàu Trung quốc không những không rời khỏi vùng biển Hoàng Sa, mà còn đáp trả “Hoàng Sa là của Trung Quốc”! Để tiếp tục làm rõ “trắng đen” và khẳng định mưu đồ ngụy tạo mộ giả của Trung Quốc, sáng 18/1, chiến hạm HQ-4 tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8 giờ sáng, Trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát, chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc. Theo Mai Thắng Baotintuc.vn ======================= Lập mộ giả để chứng tỏ có "cơ sở khoa học" cho chủ quyền. Đấy là thứ tư duy của đám "Ở trần đóng khố" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Lúc nào cũng chỉ chăm chăm vào việc có di vật khảo cổ chứng minh không. Xin lỗi! Có mộ thật Lão Gàn cũng thừa khả năng chứng minh Trung Quốc không hề có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa. Huống chi là mộ giả. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là một chuyện. Cái wan trong là trong tương lai rất gần, thế giới này sẽ gồm hai cực Mỹ Trung, hay ai là bá chủ thế giới , khi xu hướng hội nhập là tất yếu. Nếu Hoa Kỳ thừa nhận Trung Quốc là bá chú Tây Thái Bình Dương - tức bị tâm thần - thì chính người Nga và Ấn Độ sẽ chống lại Trung Quốc. Bởi vậy, Trung Quốc đã sai lầm về sách lược quốc gia một cách nghiêm trong khi đụng tới Việt Nam là vậy.6 likes
-
PHONG THỦY THEO CỔ THƯ CHỮ HÁN Tôi phải nói rõ như vậy, vì bài viết dưới đây tỏ ra không am hiểu gì về phong thủy. Tôi khẳng định rằng rằng phong thủy theo cổ thư chữ Hán là một đám hổ lốn, không đầu không đuôi và mâu thuẫn về mặt lý thuyết. Phong thủy Lạc Việt hoàn toàn phản ứng và cấm tiệt với việc đặt Sử tử và Tỳ hưu trước cổng nhà. Trừ những cơ quan công quyền mang tính võ nghiệp, hoặc hành chính cao cấp. Bài báo cho rằng sư tử , tỳ hưu là sản phẩm của văn hóa Hán. Đây lại là một cách nói mặc định theo thói quen tư duy và số đông. Nó hoàn toàn không có một chứng lý lịch sử nào cả. Bài dưới đây chúng tôi bỏ một số hình minh họa. Nhưng chú thích các hình trong bài giữ nguyên. Bởi vì, thấy không cần thiết và đủ tải cho một bài viết trên diễn đàn, Quí vị có thể xem bài hoàn chỉnh tại đây: http://laodong.com.v...viet-215563.bld ================= =================Với những cao thủ về phong thủy và anh chị em Phong thủy Lạc Việt đều biết rất rõ rằng: Phong thủy không đơn giản chỉ là hướng nhà, hướng bếp và giường ngủ, tủ sắt đặt ở đâu, quay về hướng nào. Nếu phong thủy chỉ gồm mấy yếu tố đó thì thày phong thủy càng giỏi càng....đói. Tất nhiên nó cũng không phải chỉ cấn mấy con sư tử đá đặt trước cửa thì uy tín doanh nghiệp sẽ oách lên. Có thể nói hầu hết những doanh nghiệp đặt sư tử đá trước cửa đều đang lận đận. Thậm chí bị suy thoái hoặc phá sản. Phong thủy Lạc Việt tuyệt đối không đặt sư tử đá trước cửa. Đặc biệt là con tỳ hưu thì cấm hẳn. Tôi đã có bài viết về con tỳ hưu và tính phi lý của hình tượng này. Do đó, khi bài viết cho rằng: Vấn đề không phải tại những con sư tử đá, mà là thiếu hiểu biết về phong thủy. Những con sư tử đá chỉ là một yếu tố tương tác không phải duy nhất để bà Diệu Hiền nợ đầm đìa và bệnh tật triền miên. Phong thủy là cả một hệ thống lý thuyết ứng dụng vô cùng đồ sộ của một nền văn minh cổ đã thất truyền. Bởi vậy, nó không đơn giản như cách nghĩ của nhiều người - kể cả thày phong thủy. Những bài viết đơn giản như thế này khiến người ta hiểu nhầm về môn phong thủy. Phong thủy Lạc Việt là một ngành ứng dụng hoàn toàn khoa học. Chúng tôi đã chứng minh điều này tại hội thảo "Phong thủy là khoa học". Phong thủy Lạc Việt không phủ nhận những gía trị còn lại lưu truyền trong cổ thư chữ Hán, nhưng hiểu chính, san định và hệ thống hóa, một cách nhất quán, hợp lý trong nội hàm có tính hệ thống và đầy đủ khả năng tiên tri.3 likes
-
Quán vắng!
DLLV1_chen99 and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyện lạ Lạ kỳ quạ sủa như chó, bắt chuột như mèo TPO. 15:23 ngày 07 tháng 03 năm 2014 Con quạ đặc biệt này là thú nuôi cưng của một người dân Trung Quốc tên Ma Baocheng, nổi tiếng với khả năng sủa như một con chó, bắt chuột như một con mèo và nói như một con vẹt. Con quạ đặc biệt này là thú nuôi cưng của một người dân Trung Quốc tên Ma Baocheng, nổi tiếng với khả năng sủa như một con chó, bắt chuột như một con mèo và nói như một con vẹt. Con quạ này cũng là một trong những loài chim săn chuột “thiện xạ” ở Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc. Nếu nó phát hiện một con chuột trong trang trại, nó sẽ bay xuống và mổ chuột. Con quạ có thể có thể nói tiếng Trung Quốc với các từ đơn giản, ngắn, giống như câu “xin chào”… Theo Kiến Thức ========================= Đây là điềm rất xấu cho đất nước bị con quạ này phát ngôn bằng ngôn ngữ của họ.3 likes -
Trong bộ tứ hóa người coi tử vi thường trọng tam hóa (Khhoa, Quyền, Lộc ) còn Hóa Kỵ thhường được gán cho rất nhiều tính xấu. Quả thực là bộ tứ hóa này có rất nhiều tranh cãi TL xin đơn cử ra đây 1 vài ví dụ về Hóa Kị : "Nhật nguyệt miếu Hóa kỵ vi phúc" hay " Nhật Nguyệt hãm Hóa kỵ đại hung" " Chư tinh hãm địa Hóa Kỵ thậm kỵ" "Liêm Trinh hãm địa Hóa Kỵ cánh kỵ"; "Thủy mệnh nhân phùng kỵ bất kỵ" - (Tử vi tinhh điển -Vũ Tài Lục tr 287) Và sau đây là đoạn viết về Hóa Kỵ của cụ Thái Thứ Lang: Hóa Kỵ thuộc Thủy đắc địa ở Thìn Tuất Sửu Mùi .Độc hiểm ghen ghét hay nhầm lẫn , gây bệnh tật, tai họa , Thị phi, kiện cáo giữ của cải bền vững, - Đắc địa đỡ lo ngại bệnh tật, tai họa. Tọa thủ tạị sửu mùi gặp Nhật Nguyệt đồng cung làm cho nhật nguyệt thêm rực rỡ, tốt đẹp ,được ví như mây ngũ sắc chầu nhật nguyệt. Tọa thủ tại tỵ hợi Tham Liêm đồng cung chế được tính hung của Tham Liêm triệt tiêu được rủi ro của Tham liêm.... Như vậy : chúng ta sẽ thấy ngay mâu thuẫn trong các đoạn trên . 1- Nhật Nguyệt hãm hóa kị vi phúc : nếu Nhật nguyệt đồng Sửu Mùi thì đương nhiên có một Nhật hoặc 1 Nguyệt không được đắc địa vậy về nhận định của cụ Thái Thứ Lang là ở Sửu mùi làm cho Nhật Nguyệt thêm rực rỡ ?? có đúng hay không? 2- Hóa Kỵ thuộc Thủy theo cụ Thái Thứ Lang khi đóng tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì đắc địa, thì vô can, phải chăng cụ cho là 4 cung thổ khắc được cái hắc ám của (Hóa Kỵ) Thủy nên "đắc địa đỡ lo ngại bệnh tật" . Và nếu như theo như cụ Vũ Tài Lục thì Thủy mệnh nhân phùng kỵ bất kỵ, và cụ Thái lại cho rằng Liêm Tham tỵ, hợi thì Kỵ khắc chế được tù tính của Liêm Tham , như vậy lại mâu thuẫn với câu phú trên là "Liêm trinh hãm địa Hóa Kỵ cánh kỵ" (vì Liêm Tham tỵ hợi là Hãm địa cho cả 2 sao). Thêm nữa là Hóa Kỵ chỉ đắc địa ở thìn tuất sửu mùi thì tại sao tại Tỵ Hợi lại chế được Liêm Tham nói như vậy chẳng hóa ra là còn đắc địa ở Tỵ Hợi nữa sao?? Theo như Lão Say thì Lão say cũng đã va vào lá số có mệnh Hóa kỵ cũng kha khá, điều Lão Say công nhận là Hóa Kỵ chiêu lấy thị phi thì đúng là vô địch, nhưng ko phải người có mệnh Hóa Kỵ là thực xấu xa như sách (của các bậc tiền bối) đã dẫn. Người có Hóa Kỵ tại thân mệnh có tính đua chen , ganh đua rất cao, trong tình cảm họ thường hay ghen mát, và người Hóa Kỵ đúng là tâm họ rất động. Tuy nhiên với KN của Lão say thì xét hóa kỵ LS không xét đến đắc hay hãm địa bởi Hóa Kỵ đã là hóa khí thì sẽ ko có sự đắc hãm , xét hóa kỵ ta nên xét nó đi với tinh nào và phương vị nào? LS đã gặp 1 lá số Nhật nguyệt ở Sửu có Hóa Kỵ đồng cung tạm thời thì người này chưa có gì nếu ko nói là quá thường. 1 lá số Nhật nguyệt ở Mùi H.Kỵ ở sửu thì người này rất thông minh và khá thành đạt. Với Lão Say thì Hóa Kỵ cần gặp Thanh Long, hoặc Long trì, Phượng các, Lưu Hà đó là những bộ dung được Kỵ Việc Liêm Tham tỵ hợi có Kỵ thì chưa chắc chắc đã tốt vì Liêm trinh tối kỵ gặp Kỵ (đây là đúng)... vài điều chia sẻ cùng mọi người về cái anh Hóa Kỵ tai tiếng này. Bạn nào thấy mệnh mình có Hóa Kỵ cũng chớ nên lo, Hóa kỵ là do tâm động mà nên, và Hóa Kỵ cũng ko phải giữ được của như sách nói... nhưng Thủy tai thì Hóa Kỵ rất dễ xảy ra nếu thêm Thiên Hình , hoặc Phục Binh. Láo Say loạn bàn!1 like
-
Lão Gàn đang rách việc , vì ế độ phoengshui, lang thang trên mạng thấy bài này. Dài thoòng, nhưng lại không có kết luận rõ ràng. Nên posd lên đây để quí vị tham khảo. ===================== Trung Quốc muốn thỏa thuận để chia đôi quyền thống trị châu Á với Mỹ? Lê Dũng Cường 12/06/14 14:18 (GDVN) - TQ thì thầm nói với Mỹ “chúng tôi sẽ là cường quốc thống trị toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương còn các anh sở hữu từ quần đảo Hawaii kéo về...” Daniel Twining Ngày 11/6/2014, mục Quan điểm của Tuần báo điểm tình hình châu Á Nikkei của Nhật Bản đã đang tải bài viết ghi lại ý kiến của học giả Mỹ Daniel Twining về tình hình an ninh châu Á hiện nay, đặc biệt là sau khi Trung Quốc thực hiện các hành vi gây hấn với các quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á trong có Nhật Bản, Phillippines và gần đây nhất là Việt Nam. Daniel Twining hiện là học giả cao cấp chuyên nghiên cứu về châu Á của quỹ German Marshall Fund của Mỹ. Hiện ông đang công tác với vai trò chuyên viên hoạch định chính sách cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, đồng thời ông cũng là cố vấn chính sách đối ngoại cho Thượng nghị sỹ Mỹ đảng Cộng Hòa John McCain. Châu Á đứng trước thách thức nghiêm trọng từ cái gọi là "Trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" Dẫn lời một quan chức của Đông Nam Á từng phát biểu tại Hội nghị đối thoại an ninh Sangrila – một trong những diễn đàn thường niên quy tụ rất nhiều các chuyên gia và quan chức an ninh trên thế giới và khu vực vừa kết thúc cách đây không lâu ở Singapore, học giả Daniel Twining bình luận rằng “Chúng tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn (đủ sức) thống trị thế giới. Trung Quốc chỉ muốn thống trị chúng ta (các nước trong khu vực châu Á”. Theo Daniel Twining, trong 2 ngày diễn ra Đối thoại an ninh thường niên Sangrila, người ta có thể quan sát thấy rằng các đại biểu đến từ tất cả các quốc gia châu Á, phương Tây và Mỹ đều đang muốn đặt ra và tìm câu trả lời đâu là giá trị thực cho cái gọi là “sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc”. Trên thực tế vấn đề này đã được các đại biểu đặt ra dưới nhiều hình thức khác nhau từ câu hỏi cho đến, bình luận. Chúng ta có thể hiển nhiên thấy rằng thái độ và hành động thù địch của của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng hòa bình của khu vực châu Á, động chạm, làm tổn hại tới lợi ích cốt lõi của gần như tất cả các quốc gia trong khu vực. TQ dùng chiến thuật “Xúc xích Salami” để tạo ra cơn ác mộng cho Châu Á Thời gian gần đây, Trung Quốc đã sử dụng nhuần nhuyễn, công khai chiến thuật “ngoại giao pháo hạm” để thực hiện tuyên bố đòi hỏi quyền lợi đơn phương đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, đơn phương tuyên bố Khu vực nhận biết phòng không trên quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý, dùng lực lượng, phương tiện chiếm quyền kiểm soát của Phillipines đối với bãi cạn Scarborough, hạ đặt dàn khoan, cho tàu thuyền, máy bay xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thậm chí vô nhân đạo đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Trung Quốc thường xuyên có các hành vi cản trở khi các tàu của Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Phillipines và Việt Nam trong các khu vực biển quốc tế, thậm chí có lúc còn gây hấn với tàu bè một số nước khi chúng hoạt động trong vùng biển có chủ quyền. Daniel Twining nhấn mạnh lại rằng tại Hội nghị Sangrila 2014, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có một bài diễn văn cơ bản đáp ứng được sự đón đợi của các đồng minh của Washington trong khu vực. Trong đó, quan chức đứng đầu quân đội Mỹ đã một lần nữa khẳng định vị thế cường quốc của Mỹ trong số các cường quốc quân sự, nêu cao vai trò đầu tàu lãnh đạo của Hoa Kỳ trong quan hệ đối tác với các đồng minh. Ông Chuck Hagel cũng đã phác thảo những hành động đang được Lầu Năm Góc thực hiện đi đối với các cam kết trước đó của mình về sự quay đổi trọng tâm sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó cụ thể là kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận quân sự, cử tàu chiến du hành châu Á, chi tiêu quốc phòng và một loạt các hoạt động khác có giá trị tăng cường và củng cố quan hệ đồng minh, khẳng định vai trò của Hoa Kỳ đối với trật tự của khu vực “mở” sôi động này. Điều đáng chú ý nhất là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tuyên bố rằng Washington phản đối việc dùng vũ lực để thực hiện các tuyên bố đòi hỏi chủ quyền, giới hạn tự do hàng hải, không phận và yêu cầu Trung Quốc phải lựa chọn hoặc là tái cam kết chấp hành các quy tắc quốc tế vốn được tạo ra để đảm bảo hòa bình và tính đa dạng hoặc là tảng lờ chúng hòng tạo ra các nguy cơ chiến tranh, xung đột. Học giả Daniel Twining cho rằng rất nhiều quan chức an ninh, học giả châu Á đã nhận định rằng Bắc Kinh đang áp dụng và theo đuổi “chiến thuật Xúc xích salami” (tên một loại xúc xích của Italy) để thực hiện tham vọng chủ quyền (trái phép –PV) đã được Trung Quốc tuyên bố. Chiến thuật “Xúc xích salami” được học giả Daniel Twining cắt nghĩa đó là chính sách chia nhỏ, cắt lát để trị/salami-slice tactic hay được người châu Á cũng có khái niệm tương ứng là chiến thuật “bẻ từng chiếc đũa”. Xúc xích cắt lát Salami Theo Daniel Twining, trên thực địa hiện TQ đang thực hiện bằng việc Bắc Kinh dùng lực lượng, phương tiện để chiếm giữ các đảo đá, bãi cạn, bãi san hô không người, kém phòng thủ của nước khác trên cả khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông sau đó xây căn cứ, đánh dấu cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc” sau đó dùng sức mạnh quân sự, bán quân sự, cải trang dân sự tiến hành khai thác tài nguyên, khoan dầu trong vùng đặc quyền của nước khác bấp chấp việc phản đối. Trên vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản phải xin phép khi máy bay của họ bay qua vùng không phận của Quần đảo Senkaku, đòi thống lĩnh và quản lý các vùng biển quốc tế như thể là vùng biển đó, khu vực đó thuộc về Trung Quốc (thế giới văn minh không thể chấp nhận thủ đoạn này-PV). Cần phải nói thêm rằng, trên mặt trận ngoại giao, kinh tế, chính trị, chiến thuật "Xúc xích Salami" cũng được Trung Quốc ráo riết tiến hành bằng các hoạt động ngấm ngầm như gây chia sẽ quan hệ ASEAN, chia sẽ giữa các nước đang bị Trung Quốc gây tổn hại chủ quyền, thậm chí cả những nước không có lợi ích cốt lõi tại khu vực. Trung Quốc vẫn muốn dùng ảnh hưởng kinh tế, sức mạnh quân sự và những lời dụ dỗ, thậm chí là đe dọa của mình để “bẻ từng chiếc đũa” để thực hiện cho kỳ được tham vọng của mình đã đặt ra. Biếm họa cạnh tranh giữa Trung Quốc, Mỹ Học giả Daniel Twining chỉ ra những thủ đoạn như vậy của chiến thuật “Xúc xíc Salami” “made in China” không đủ gây sự chú ý để buộc Mỹ phải hành động. Thiệt hại trên hết đó chính là an ninh về lâu dài đối với các nền tảng, trật tự của thế giới nói chung và khu vực châu Á nói riêng. Daniel Twining nhận định rằng “dường như Trung Quốc ngày càng cho mình có quyền hiến hành thực hiện các hành động đòi hỏi lợi ích trên khu vực Biển Hoa Đông và Biển Đông mà chúng ta (cộng đồng quốc tế) đã chứng kiến phiên bản tương tự là Nga ở khu vực Đông Âu sau khủng hoảng chính trị ở Ucraine. Theo Daniel Twining, chính quyền Trung Quốc coi các lỗ lực của Mỹ và các đồng mình của mình trong khu vực châu Á là hành vi gây “mất ổn định”. Trung Quốc cũng tuyên bố ra miệng rằng sẽ chỉ tự vệ với các hành vi khiêu khích của nước khác (Trung Quốc hiện là lực lượng khiêu khích mạnh nhất, chủ động và gian xảo nhất, Trung Quốc cũng đã thể hiện hành động tìm cách vu cáo, tạo cớ để đổ lỗi cho nước khác, lòe bịp thiên hạ hòng dễ bề hành động-PV) đặc biệt là từ Nhật Bản, quốc gia vẫn bị trói buộc bởi rào cản hiến pháp, chưa cho phép dùng quân đội để bảo vệ các đồng minh cùng Mỹ khi bị tấn công trực tiếp. “Chiếc bẫy Kissinger”/"Kissinger Trap" Theo học giả Mỹ, có lẽ Trung Quốc là người muốn tự cho mình quyền đặt ra luật chơi cho sự ổn định tại khu vực. Điều này được thể hiện qua cái mà các nhà lãnh đạo nước này gọi là “kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc” và ngầm hiểu với Bắc Kinh rằng “ Mỹ đừng để những nước khó chịu như Nhật Bản, Philippines lôi kéo vào một chiến tranh xa nhà”. Thay vào đó Trung Quốc muốn Mỹ cùng xây dựng chế độ “quản lý kiểu Mỹ - Trung” để nâng cao cái gọi là “quan hệ giữa các cường quốc đang lên cũng như hiện tại”. Điều Trung Quốc mong muốn là cơ chế đó sẽ cho phép các cường quốc tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của nhau (đương nhiên là không cần màng đến lợi ích của các nước khác, theo quan điểm của Bắc Kinh là “nằm chiếu dưới”). Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc Mô hình thư tham vọng của Trung Quốc có lẽ tương tự như mối quan hệ giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trong thế kỷ 15 với sự ra đời của Hiệp ước Tordesillas và khi đó Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng nhau chia đôi Thế Giới Mới. Học giả Daniel Twining nhận định một cách ví von rằng một Trung Quốc thì thầm nói với Mỹ “chúng tôi (TQ) sẽ là cường quốc thống trị toàn bộ phía Tây Thái Bình Dương còn các anh sở hữu từ quần đảo Hawaii kéo về phần còn lại– đây sẽ là địa bàn của Pax Mỹ”. Một cựu quan chức trong chính quyền của Tổng thống Obama gọi tư duy này là “Chiếc bẫy Kissinger” và theo Daniel Twining, quan chức này tin rằng một thỏa thuận cỡ bự giữa Mỹ và Trung Quốc, nơi mà trong đó sẽ hạ thấp tất cả quan hệ với các đồng minh và lợi ích phụ sẽ tạo ra được cái gọi là “nền tảng” cho “hòa bình giữa các cường quốc”. Tuy nhiên, Daniel Twining cho biết trên thực tế ý tưởng sách lược này thực tế là muốn làm sói mòn ảnh hưởng, làm yếu đi vai trò của Mỹ trong trung tâm thịnh vượng và quyền lực của thế giới. Dù thế nào đi nữa, các cường quốc còn lại của châu Á như Nhật Bản và Ấn Độ cũng không thể chấp nhật được kịch bản như vậy. Ấn Độ là một điển hình tiêu biểu, Ấn Độ sẽ không bao giờ chịu hạ mình trước đối thủ Trung Quốc. Đó cũng là lời được trích dẫn từ một phát biểu của một trong những chiến lược gia hàng đầu tại Ấn Độ. Trong Hội nghị đối thoại Sangrila 2014 vừa qua có lẽ Trung Quốc đã hậm hực vì người ta đã không giao cho Trung Quốc “vai trò lãnh đạo toàn châu Á”. Liệu những quốc gia bé nhỏ, thấp cổ bé họng có thể bị đặt dưới bàn đàm phán Mỹ - Trung? Cũng tại cuộc đối thoại an ninh mới vừa kết thúc tại Singapore này một quan chức cao cấp của châu Á cũng đã nhận định rằng Trung Quốc thực sự chỉ quan tâm đến Mỹ bởi hiện tại Mỹ vẫn là một chiếc trục xoay có vai trò quan trọng đối với an ninh tại toàn bộ khu vực Đông Á nói chung và châu Á nói riêng. Hầu hết các quốc gia ở châu Á đều mong muốn xây dựng được một mối quan hệ mang tính chất bằng mặt, bằng lòng, cả hai cùng có lợi thay vì đe dọa kiểu Trung Quốc. Đặc biệt là họ rất dị ứng với tuyên bố năm 2010 của cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng “Trung Quốc là nước lớn, các quốc gia khác rõ ràng là nước nhỏ. Đó là thực tế”. Vì thế, theo Daniel Twining, nếu đây tiếp tục là những gì mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang và sẽ theo đuổi thì gần như tất cả các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh sẽ đi theo quy đạo của người Mỹ. Hiệp ước Tordesillas là một hiệp ước giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, ra đời vào cuối thế kỉ XV nhằm mục đích chia Thế giới Mới, nơi được xem như terra nullius (đất vô chủ). Theo hiệp ước này, Thế giới Mới được phân chia bằng đường phân định là một kinh tuyến nam-bắc cách quần đảo Cape Verde (hồi đó thuộc về Bồ-đào-nha) 370 hải lí (1770 km), đường kinh tuyến này hiện ở 46° 37' tây. Hiệp ước này được soạn thảo tại Tordesillas, xứ Castille (nay là tỉnh Valladolid, Tây-ban-nha). Bản tiếng Castille của hiệp ước này được vua Ferdinand đệ nhị xứ Aragon và nữ hoàng Isabelle đệ nhất xứ Castille phê chuẩn ngày mồng 2 tháng bảy 1494 tại Castille. Bản tiếng Bồ-đào-nha được vua Jean đệ nhị của Bồ-đào-nha kí ngày mồng 5 tháng chín cùng năm tại Setúbal. Theo hiệp ước Tordesillas, vương quốc Castille cùng quần đảo Canaries thuộc về triều đình Tây-ban-nha, còn các đảo Madère (Madeira), quần đảo Cap-Vert cũng như quyền chinh phục vương quốc Fez hoặc Fès (vương quốc Maroc) và quyền đi lại bằng đường biển ở phía nam đường vĩ tuyến chạy qua quần đảo Canaries thuộc về triều đình Bồ-đào-nha. Vùng đất Brasil được khám phá trước khi hiệp ước này được kí kết, vì thế nó thuộc về chủ quyền của Bồ-đào-nha. Hiệp ước Tordesillas giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh từ việc khám phá ra Thế giới Mới. ===================== Còn thì thầm gì nữa, Trung Quốc đã nói toạc móng lợn điều này từ lâu rồi! Khoảng năm 2008, tướng phụ trách Hải Quân Trung Quốc đã nói với đô đốc tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, bày tỏ nhã ý chia sẻ việc "gìn giữ hòa bình và an ninh Tây Thái Bình Dương với Hoa Kỳ". Và vị đô dốc này đã thẳng thửng từ chối" Không! Không bao giờ". Bởi vậy, tác giả bài này thiếu tư liệu liên quan.Cón vấn đề "cái bẫy Kis Singer": Quên nhanh đi nhá! Thời lão Kis môi giới đưa Hòa Kỳ hợp tác với Trung Quốc, là vì quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc hạ bệ Liên Xô để thành siêu cường thống trị thế giới. Còn nay Hoa Kỳ nghiễm nhiên trở thành bá chủ thế giới trên thực tế. Mần răng mà có chuyện để Trung Cóoc sơi sương sương một nửa Tây Thái Bình Dương - mà thực chất là toàn lục địa Á Âu Phi trong tương lai. Tất nhiên trừ trường hợp chính phủ Hoa Kỳ hầu hết bị tâm thần phân liệt, dạng hoang tưởng. Tất cả những điều này Lão Gàn nói lâu rồi. Rất tiếc! Bà Vanga đúng (*). "Canh bạc cuối cùng" theo chiều hướng xấu sẽ xảy ra. Mọi cố gắng của Lão Gàn thật là vô tích sự. Thật là điều buồn cho cõi trần gian. ===================== * Bà Vanga xác định: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxiry bị tiêu diệt". Lão Gàn hy vọng: Nếu lý thuyết cổ xưa xuất hiện sớm thì sẽ không có việc dân tộc Arxyri bị tiêu diệt.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
LHQ họp khẩn cấp vì bạo loạn khiến dân Iraq tháo chạy 12/06/2014 09:43 (GMT + 7) TTO - Ngày 12-6, phiến quân Hồi giáo đã chiếm hai thành phố lớn ở Iraq và đang tiến gần tới thủ đô Baghdad, buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA) phải mở cuộc họp khẩn. Xe quân sự của quân đội Iraq bốc cháy sau cuộc đụng độ với các tay súng ISIL ở thành phố Mosul - Ảnh: Reuters Theo Hãng tin AFP, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq & Levant (ISIL) đã chiếm thành phố Mosul và Tikrit, quê hương của tổng thống bị lật đổ Saddam Hussein, ISIL cũng đã kiểm soát một khu vực rộng lớn ở miền bắc Iraq khiến hàng trăm nghìn người phải bỏ nhà cửa di tản. Người phát ngôn ISIL Abu Mohammed al-Adnani tuyên bố tổ chức này sẽ tấn công thủ đô Baghdad và thành phố phía tây nam Karbala, một trong những địa điểm linh thiêng nhất đối với người Hồi giáo Shiite. “Chúng tôi sẽ không dừng các cuộc tấn công được chúc phúc này” - người phát ngôn al-Adnani khẳng định. Tại Tikrit, phiến quân Hồi giáo đã giải cứu 300 tù nhân bị giam giữ trong một nhà tù tại đây. Hiện các tay súng ISIL đang đụng độ với quân chính phủ ở ngoại ô thành phố Samarra, chỉ cách thủ đô Baghdad khoảng 110 km. Truyền hình địa phương cho biết quân đội Iraq đã không kích dữ dội ISIL, do đó phiến quân Hồi giáo chưa tiến vào được Samarra. ISIL cũng đã chiếm được một phần thị trấn Baiji cách Baghdad khoảng 200 km. Thủ tướng Iraq Nuri al-Malik kêu gọi người dân đứng lên cầm vũ khí để chống lại phiến quân Hồi giáo. Một số nhóm binh sĩ Iraq đã bỏ chạy khi đụng độ với ISIL. Ông al-Malik khẳng định chính phủ sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ binh sĩ và sĩ quan nào hèn nhát bỏ chạy. Hôm nay, HĐBA sẽ mở cuộc họp khẩn để bàn về cuộc khủng hoảng an ninh tại Iraq. Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Chính phủ Iraq và cảnh báo “không thể cho phép chủ nghĩa khủng bố thành công và cản trở con đường dân chủ của Iraq”. Mới đây, các quan chức Mỹ tiết lộ chính quyền Baghdad đã đề nghị Washington mở chiến dịch không kích các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo. Hiện chính quyền Tổng thống Barack Obama đang xem xét các khả năng hỗ trợ quân sự cho Iraq. Tuy nhiên Mỹ không có kế hoạch triển khai lại quân đội tới Iraq, chiến trường từng chứng kiến 4.500 lính Mỹ thiệt mạng. NGUYỆT PHƯƠNG ======================= Ngày xưa, khi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com, cao thủ Thiên Cơ gieo quẻ Dịch xác định rằng: Ngày 18. 2. Quí Mùi Việt lịch, Hoa Kỳ sẽ đánh Iraq. Dự báo này trước cả tháng. Lão Gàn xem Tử Vi của Sadam Hussen, nhận thấy dự báo hoàn toàn chính xác - mặc dù sự kiện chưa xảy ra - nên có lời khuyên Hoa Kỳ nên đánh trước hoặc sau một ngày và không nên đánh vào ngày Tam Nương. Lão Gàn còn nhớ lúc ấy KhangABC còn cho rằng Lão Gàn khôi hài khi khuyên Hoa Kỳ điều này. Nhưng từ đó đến nay diễn tiến ở Iraq quả là bi đát. Giữa những nhận thức mang tính lý thuyết về những hiệu ứng tương tác của vũ trụ của một học thuyết được mô hình, biểu kiến hóa có thể tiên tri và cách giải thích mang tính trực quan đời thường là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Muốn Iraq ổn định cần một cuộc tác động lại mạnh mẽ từ một ngày tốt.1 like