• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/06/2014 in all areas

  1. LHQ họp khẩn cấp vì bạo loạn khiến dân Iraq tháo chạy 12/06/2014 09:43 (GMT + 7) TTO - Ngày 12-6, phiến quân Hồi giáo đã chiếm hai thành phố lớn ở Iraq và đang tiến gần tới thủ đô Baghdad, buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (HĐBA) phải mở cuộc họp khẩn. Xe quân sự của quân đội Iraq bốc cháy sau cuộc đụng độ với các tay súng ISIL ở thành phố Mosul - Ảnh: Reuters Theo Hãng tin AFP, tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq & Levant (ISIL) đã chiếm thành phố Mosul và Tikrit, quê hương của tổng thống bị lật đổ Saddam Hussein, ISIL cũng đã kiểm soát một khu vực rộng lớn ở miền bắc Iraq khiến hàng trăm nghìn người phải bỏ nhà cửa di tản. Người phát ngôn ISIL Abu Mohammed al-Adnani tuyên bố tổ chức này sẽ tấn công thủ đô Baghdad và thành phố phía tây nam Karbala, một trong những địa điểm linh thiêng nhất đối với người Hồi giáo Shiite. “Chúng tôi sẽ không dừng các cuộc tấn công được chúc phúc này” - người phát ngôn al-Adnani khẳng định. Tại Tikrit, phiến quân Hồi giáo đã giải cứu 300 tù nhân bị giam giữ trong một nhà tù tại đây. Hiện các tay súng ISIL đang đụng độ với quân chính phủ ở ngoại ô thành phố Samarra, chỉ cách thủ đô Baghdad khoảng 110 km. Truyền hình địa phương cho biết quân đội Iraq đã không kích dữ dội ISIL, do đó phiến quân Hồi giáo chưa tiến vào được Samarra. ISIL cũng đã chiếm được một phần thị trấn Baiji cách Baghdad khoảng 200 km. Thủ tướng Iraq Nuri al-Malik kêu gọi người dân đứng lên cầm vũ khí để chống lại phiến quân Hồi giáo. Một số nhóm binh sĩ Iraq đã bỏ chạy khi đụng độ với ISIL. Ông al-Malik khẳng định chính phủ sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ binh sĩ và sĩ quan nào hèn nhát bỏ chạy. Hôm nay, HĐBA sẽ mở cuộc họp khẩn để bàn về cuộc khủng hoảng an ninh tại Iraq. Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Chính phủ Iraq và cảnh báo “không thể cho phép chủ nghĩa khủng bố thành công và cản trở con đường dân chủ của Iraq”. Mới đây, các quan chức Mỹ tiết lộ chính quyền Baghdad đã đề nghị Washington mở chiến dịch không kích các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo. Hiện chính quyền Tổng thống Barack Obama đang xem xét các khả năng hỗ trợ quân sự cho Iraq. Tuy nhiên Mỹ không có kế hoạch triển khai lại quân đội tới Iraq, chiến trường từng chứng kiến 4.500 lính Mỹ thiệt mạng. NGUYỆT PHƯƠNG ======================= Ngày xưa, khi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com, cao thủ Thiên Cơ gieo quẻ Dịch xác định rằng: Ngày 18. 2. Quí Mùi Việt lịch, Hoa Kỳ sẽ đánh Iraq. Dự báo này trước cả tháng. Lão Gàn xem Tử Vi của Sadam Hussen, nhận thấy dự báo hoàn toàn chính xác - mặc dù sự kiện chưa xảy ra - nên có lời khuyên Hoa Kỳ nên đánh trước hoặc sau một ngày và không nên đánh vào ngày Tam Nương. Lão Gàn còn nhớ lúc ấy KhangABC còn cho rằng Lão Gàn khôi hài khi khuyên Hoa Kỳ điều này. Nhưng từ đó đến nay diễn tiến ở Iraq quả là bi đát. Giữa những nhận thức mang tính lý thuyết về những hiệu ứng tương tác của vũ trụ của một học thuyết được mô hình, biểu kiến hóa có thể tiên tri và cách giải thích mang tính trực quan đời thường là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Muốn Iraq ổn định cần một cuộc tác động lại mạnh mẽ từ một ngày tốt.
    4 likes
  2. Hoàn Cầu: Việt Nam là phiên thuộc, cần đánh cựu binh cũng tham gia?! Hồng Thủy 12/06/14 10:11 Thảo luận (0) (GDVN) - Với gã hàng xóm bẩn tính ấy, người Việt vẫn chủ trương hòa hiếu, nhưng không vì thế mà để đối phương lấn lướt, muốn làm gì thì làm. Đa Chiều: "Trung Quốc điều thêm 2 chiến hạm, có ý ra tay với Việt Nam" Giàn khoan 981 là kế nghi binh, đảo hóa Gạc Ma mới uy hiếp ta thực sự? Tân Hoa Xã: Trung Quốc chuẩn bị dư luận để hành động chế áp Việt Nam?! Lính Trung Quốc, hình minh họa. Trong lúc căng thẳng trên Biển Đông đang liên tục leo thang sau một loạt hành động gây hấn đầy khiêu khích của Trung Quốc, Thời báo Hoàn Cầu, Tân Hoa Xã ngày 11/6 đã đăng bài tuyên truyền cực kỳ hiếu chiến và láo xược, không những xuyên tạc trắng trợn lịch sử mà còn liên tục hù dọa Việt Nam. 2 tờ báo này đã gọi Việt Nam là "phiên thuộc" của Trung Hoa trong suốt 2300 năm (?!), "cho đến ngày nay, đi bất cứ đâu trên đất Việt Nam cũng bắt gặp (cái gọi là) dấu ấn của người Hán". Sử Trung Quốc chép về Việt Nam, lúc thì là "cương vực phương Nam", khi lại gọi là "phiên thuộc", và đương nhiên cũng có giai đoạn "đồng chí anh em" hay "láng giềng hữu nghị"? Đúng là trong lịch sử, dân tộc Việt Nam từng nhiều lần chịu bất hạnh khi phải ở cạnh một gã láng giềng to xác và bẩn tính, đã từng phải chịu ngàn năm Bắc thuộc, nhưng chưa khi nào nguôi ngoai ý chí độc lập tự chủ và không hề bị Hán hóa bất chấp những thủ đoạn dã man, tàn độc của bọn phong kiến Trung Hoa cai trị. 1000 năm Bắc thuộc ấy cũng ghi dấu rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy quật cường của người dân đất Việt. Thời báo Hoàn Cầu hay Tân Hoa Xã hãy xem lại chính lịch sử của cha ông họ, quân nhà nhà Hán đã bị Hai Bà Trưng đánh cho tan tác khiến thái thú Tô Định phải cắt tóc cạo râu tìm đường tháo chạy thoát thân, Trấn Nam Vương Thoát Hoan nhà Nguyên phải chui ống đồng bắt lính khiêng chạy trốn khỏi Đại Việt hay thái thú Sầm Nghi Đống nhà Thanh phải treo cổ tự vẫn. Tân Hoa Xã nói mỉa, tuy nhiên sử sách Việt Nam lại là một bộ "dân tộc anh hùng truyện" với bề dày truyền thống chống xâm lăng từ phương bắc, chính nó đã củng cố khối đại đoàn kết của Việt Nam và khiến người Việt luôn cảnh giác với Trung Quốc. 20 năm nay quan hệ Trung - Việt không ngừng phát triển sâu sắc, nhưng "logic sinh tồn giữa nước nhỏ với nước lớn" vẫn không vì thế mà thay đổi?! Nhắc đến căng thẳng trên Biển Đông hiện nay, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Ngô Thủ Cương, một cựu binh Trung Quốc tham gia xâm lược Việt Nam trong Chiến tranh Biên giới 1979 hùng hổ tuyên bố: "Nếu phải đánh, những người như chúng tôi sẽ đi hết"!? Thật là một thái độ hiếu chiến, xấc xược khó có thể tả hết. Từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, hơn ai hết người Việt thấu hiểu cái giá của hòa bình. Với gã hàng xóm bẩn tính ấy, người Việt vẫn chủ trương hòa hiếu, nhưng không vì thế mà để đối phương lấn lướt, muốn làm gì thì làm. Hầu hết người dân Trung Quốc cũng lương thiện, yêu chuộng hòa bình và không ai muốn chiến tranh, nhưng hàng ngày hàng giờ đang bị đầu độc bởi bộ máy tuyên truyền nhà nước có thể sẽ lại sẽ bị lừa, bị đẩy vào bị kịch, mất xương máu vô ích. =============== Đến giờ này thì đám tư duy "ở trần đóng khố" chắc cũng chưa nhận ra cấu trúc đất sét trong bộ não của họ, khi phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến.
    4 likes
  3. Tối và Tội TVGT: Tội 罪, đọc thiết “Tồ 徂 Hối 賄” = Tội (Tồ 徂 nghĩa là Tới, Hối 賄 nghĩa là hối lộ. Trường hợp này “thiết” đúng logic: dẫn tới hay bắt đầu hành động hối lộ thì thành có tội, nhưng đây mới chỉ là một hệ quả riêng cụ thể của chữ Tội mà thôi). Còn nguồn gốc của chữ Tội thì không chỉ có vậy, mà chữ Tội là bắt nguồn từ chữ Tối, tức là không sáng, của tiếng Việt, khi nho nhấn mạnh để đặt từ bằng lướt từ lặp “Tối Tối” = Tội, 1+1=0, cũng tức là bằng lướt lủn “Tối Nặng” = Tội. Logic này đúng như giải thích nghĩa nguyên thủy của chữ Tội trong TVGT: 罪 Tội, 捕 bố 魚 ngư 竹 trúc 网 võng (nghĩa là cái hom tre bắt cá). Đây chính là cái ống tre, hai đầu bịt hai cái hom cũng đan bằng tre hình phễu để cá khi tham chui vào ăn mồi thính thơm thì được, nhưng khi muốn chui ra thì không được. Cái ống tre chế thêm hom ấy chẳng khác gì cái “Cũi Hãm” = Cạm để đánh bẫy những con cá tham lam. Dân lúa nước gọi cái ống tre kiểu ấy là ống Tre để Túm cá, gọi tắt là ống “Tre Túm” = Trúm, là ống Trúm, là cái bẫy cá đặt dưới nước. Cá vào ống trúm bị nhốt trong sự “Tối Nặng” = =Tội, vì do nó có cái Tội là tham lam mà chui vào rồi không làm sao ra được, mắc vào hoàn cảnh Tội nghiệp, thật là Tội tình (đáng thương hại). Kẻ đánh bẫy bằng ống trúm cũng đểu vì dùng mẹo kích thích lòng tham lừa cá vào bẫy để mà bắt về nhậu, cũng là có Tội. Từ điển Yếu tố của Viện ngôn ngữ giải thích chữ Tội 罪 (trang 422) đúng với các ý nghĩa của nó, nhưng tất nhiên đó chỉ là những chuyển nghĩa của chữ Tội, có sau mà thôi. Nhưng Từ điển lại liệt chữ Tội 罪 là cái “tố gốc Hán” thì sai. Vì hơn hai ngàn năm trước TVGT giải thích Tội là cái ống trúm bắt cá thì cái chữ nho Tội 罪 cũng là của Việt nốt chứ không phải của Hán đặt ra, vì dân du mục đồng cỏ khô không có nghề đặt ống trúm. TVGT: Chữ Tội cổ văn viết bằng chữ Võng 网 (chỉ cái hom tre) bên trong mượn âm chữ Phôi 非 (chữ này là “Phải Chối” = Phôi 非, nghĩa là hãy phủ định, sau nhấn mạnh “Phôi Chi 之!” = Phi 非 nên bây giờ đọc là Phi 非, biểu ý chỉ rõ là thấy cái hom tre như cái phễu lại bốc mùi thính thơm ngon lành thì phải chối, chớ có chui vào, nhưng con cá, thậm chí là cá to như cái dàn khoan, vì tham và cái đầu óc nó ngu Tối quá nên vẫn cứ chui vào thành mắc Tội). TVGT: Đến đời Tần Thủy Hoàng mới sửa chữ nho Tội (gồm Võng và Phôi tá âm) thành chữ hoàn toàn biểu ý gồm Minh (nghĩa là đồ đựng, cũng như là cái ống trúm, do “Mâm hay mủng đều là đồ đựng tiếng Kinh” = Minh, là bộ thủ Minh, đặt bên trên) với Phi 非 , đặt bên dưới(với ý là phi pháp) thành ra nghĩa là Tội 罪, tức là chứa đựng sự phi pháp. Như vậy từ thời Tần Thủy Hoàng mới có chữ Tội 罪 đã sửa này, và từ Tội đã chuyển nghĩa thành mang nghĩa trừu tượng là phạm tội, là hành vi trái pháp luật, trái đạo đức. Tối là từ Việt cổ, trong cặp đối nguyên thủy tương ứng Â/D là Tối/Tỏ. Nhấn mạnh rất tỏ là “Hẳn Tỏ” = Hỏ. Nhấn mạnh rất tối là “Hẳn Tối” = Hối 晦, mà “Hẳn Bừng” = Hừng = Hửng, nên lại có cặp đối nguyên thủy là Hối/Hửng. Hối 晦 có nghĩa nguyên thủy là đêm tối; Hối 晦 chuyển nghĩa thành chỉ ngày cuối của tháng âm lịch (đêm đó sẽ không có trăng, tối thui). Hối còn chuyển nghĩa nữa thành hành vi dùng tiền cách đen ”tối” của kẻ Hối 賄 Lộ 賂 (chữ Hối 賄 này biểu ý là Có 有 Tiền 貝, lướt đúng logic là “Hữu 有 Bối 貝” = Hối 賄 , nghĩa đen của nó là của cải, nhưng vì trùng âm với “Hẳn Tối” = Hối 晦 , nên Hối 賄 này bị lây nhiễm đúng như "gần mực thì đen" mà thành ra cái nghĩa bóng là đồng tiền đen tối, khi nó đi cùng với chữ Lộ; còn chữ Lộ 賂 biểu ý là Tiền 貝 nhưng mà là để “Lo lót Các 各 quan cho Đỗ” = Lộ 賂, đỗ đây là “Được dọn Chỗ” = Đỗ các hợp đồng béo bở). Hối Lộ có nghĩa đen là dùng tiền cách đen tối để lo lót kiếm lợi, nhưng trong từ đó thì chữ Lộ 賂 mới là kẻ có tội còn chữ Hối 賄 thì vô tội bởi nó chỉ là đồng tiền vô tri vô giác, cho nên có từ Mãi 買 Lộ 賂 là từ lóng chỉ ý “mua” sự lo lót (Hán ngữ chỉ có từ Mãi Lộ 買 路 nghĩa thật là mua đường), mà không có từ Mãi Hối vì mãi hối là phải bỏ tiền ra mà mua của cải ( “Hữu 有 Bối 貝” = Hối 賄 ) một cách sòng phẳng. Không hẳn tối mà chỉ “Kha khá Tối” = Khôi 灰, mang nghĩa là màu xám. Kha-Khá là từ dính, đang còn trong quá trình tách chưa xong trong cái Nôi khái niệm Â/D: Kha là nửa trứng mang Âm tính, Khá là nửa trứng mang Dương tính; khi QT Nở hoàn thành thì mới nở ra hai con đối nhau Â/D là Không/Khả, không nghĩa là không thể, khả nghĩa là có thể. Một vật khi mới hơi ăn màu tối tức “Hơi Ăn”= Hăn là chưa Hẳn thành màu tối, phải “Hăn Khả”= Hẳn (lướt lủn) thì mới thành “Hẳn Tối” = Hối 晦 là tối đen, còn mới chỉ “Kha khá Tối” = Khôi 灰, thì chỉ mới là màu xám. Khôi 灰 là màu xám, chuyển nghĩa thành chỉ tro là Khôi 灰 vì nó có màu Khôi 灰 (như trước kia từng chỉ tro là Mun, tiếng Trung Bộ, vì nó có màu Mun, “Mun Tức” = Mực chính là “Mun Nác” = Mạc, còn “Mạc Đặc” = Mặc 墨 là để chỉ cục “mực tàu”, mà Hán ngữ phải dùng hai chữ Mặc Thủy 墨 水). Ấy vậy mà theo Từ điển yếu tố của Viện ngôn ngữ thì: Mặc 墨là “tố gốc Hán” (trang 256). Người nguyên thủy đã từ tối bước ra sáng. Sáng=Rạng=Rộng=Sông=Sóng=Dòng=Giỏi. Những nền văn minh Lớn sớm nhất của loài người đều xuất phát từ những vùng sông nước gắn với biển, nếu coi biển là cái sinh ra Nước=Nôi=Nòi=Giỏi (cân bằng D/Â nên chỉ tiếng Việt mới có tên gọi Đất/Nước, do cân bằng Â/D nên dân ĐNÁ có tính ôn hòa, mọi tôn giáo du nhập vào ĐNÁ đều trở nên ôn hòa). Nếu để mất biển thì là mất nước, mất nòi, mất cả giỏi). Nôi khái niệm giữ nước là: Lớn=Lang=Lãnh=Lỏi=Giỏi=Giang=Dòng=Sông=Công=Kinh=Kang=Ngáng=Ngòi=Hói=Hải=Hà=Hồ=Hán=Hản=Hẳn=Hơn=Lớn. Vài chữ Hối khác là đồng âm dị nghĩa vì xuất xứ của chúng là khác. Ví dụ: 1/ “Hiểu Mỗi” = Hối 誨, nghĩa đen là hiểu đến từng chi tiết; Hối 誨 chuyển nghĩa thành dạy, biểu ý của chữ Hối 誨 là: Nói 言 tường tận đến Mỗi 每 chi tiết (tức là dạy), ví dụ từ đôi Giáo 教 Hối 誨 nghĩa là dạy cặn kẽ kỹ càng. Nhưng do trùng âm với “Hẳn Tối”= Hối 晦, cũng bị lây nhiễm như “gần mực thì đen”, nên chữ Hối 誨 nghĩa là dạy rất kỹ càng này cũng được dùng cho dạy những điều đen tối, như thành ngữ có câu “hối dâm hối đạo 誨 淫 誨 盜” ám chỉ dạy dụ làm những việc trong bóng tối. Mà bày vẽ những việc xấu thì không dùng từ “Dạy Cao” = Giáo 教, là từ được coi là từ cao quí. Biểu ý của chữ Giáo 教 là: người lớn ( bộ thủ Lão 老 ) dạy trẻ con ( bộ thủ Tử 子 ) bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao nhất là phạt đòn (bộ thủ Phốc 攵 nghĩa là đập, Phốc = Phang = Phạt, là phạt cho một trận rất là nghiêm khắc). Hối 誨 Thúc 催 nghĩa là xúi giục làm việc xấu (từ Hối Thúc này chỉ có ở tiếng Việt) ngoài từ Thôi 推 Thúc 催 là cái nghĩa giục bình thường. 2/ “Hiểu Nỗi” = Hối 悔, nghĩa là day dứt trong lòng, như trong từ Hối 悔 Hận 恨. 3/ “Hợp các Mỗi” = Hội 會 = “Hội Hội” = Hối 匯 = “Khả Hối” = Khối, nghĩa đen của Hối 匯 là tập hợp thành một khối (Từ điển Trung Việt NXB KHXH 1997 trang 538: Hối 匯 là tập hợp lại. Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng Viện ngôn ngữ 1991 cho rằng Hối 匯 là “tố gốc Hán” và chỉ nêu nghĩa của Hối 匯, trang 183, bằng duy nhất một cái chuyển nghĩa của Hối 匯: sự đổi tiền). Cũng logic như khi biến thanh điệu theo toán nhị phân của tiếng Việt: nhiều Mỗi đơn vị tập hợp lại là “Hợp các Mỗi” = Hội 會, thì thành một Hội 會, nhấn mạnh nhiều Hội 會 là “Hội 會 Hội 會” = Hối 匯, 1+1=0 (Hội 會 và Hối 匯 thì Hán ngữ dùng hai chữ nho ấy, nhưng đều phát âm là "Hui" không có phân biệt thanh điệu, vì khái niệm Â/D không phải là của Hán). Cho nên khi nhiều Hội khoa học kỹ thuật tập hợp lại thì gọi là Khối khoa học kỹ thuật, nhưng do quên QT tạo từ của tiếng Việt nên người ta lại đặt tên dài dòng là “Liên hiệp các Hội” khoa học kỹ thuật, thay vì chỉ cần một chữ “Khối” đã gói trọn tất cả “Liên hiệp các Hội” rồi. Hối 匯 chuyển nghĩa thành chỉ tiền, ví dụ ngoại hối, (vì tiền thường xâu thành cọc là một khối tiền xu hay buộc thành cọc là một khối tiền giấy), Hối 匯 Đoái 兌 nghĩa là đổi tiền.
    2 likes
  4. Hai người đàn bà uống nước ao cho... đỡ đói Thứ Năm, 12/06/2014 - 07:22 (Dân trí) - Đã gần 80 tuổi nhưng ước mơ của cụ Trung chỉ là ngày có đủ 3 bữa cơm để ăn. Sống cảnh mù lòa không nhìn thấy gì, ấy vậy mà cụ vẫn là chỗ dựa cho đứa con dở dại chỉ biết liên thiên cả ngày với những câu chuyện không đầu, không cuối. Trở về thăm cụ Lê Thị Trung ở thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, đập vào mắt chúng tôi là căn nhà nhỏ xíu, trống huếch, trống hoác với những đùm rúm của quần áo rách, bao ni lông cũ và những mảng tường đen xì, cáu bẩn. Ngồi tựa cửa một mình hướng ra ngoài sân, cụ Trung cứ run lên bần bật như lúc nào cũng trực đổ xuống. Cách đó khoảng hai mét là chị Lê Thị Hà (con gái cụ Trung) đang ngồi tự nói chuyện một mình rồi lại cười ra chiều thích thú lắm. Chốc chốc khát nước quá, cụ Trung gọi con thì ngay lập tức như một phản xạ quen thuộc chị Hà đứng phắt dậy lấy chiếc bát chạy ù ra ngoài ao múc nước mang về. Hốt hoảng không cho cụ uống, chúng tôi hỏi thì chị hồn nhiên cho biết: “Uống nước lã cho khỏi đói” rồi lại lẳng lặng đi đâu mất. Gần 80 tuổi, mắt không nhìn thấy gì, hàng ngày cụ Trung ngồi ở bậu cửa một mình. Bị chồng bỏ đi lấy vợ hai đã lâu, cụ sống với đứa con gái dở dại không biết làm việc gì. Dường như đã quá quen thuộc với việc làm của con gái, cụ Trung cười cho biết: “Tôi già sắp chết rồi nên lúc khát, nó lấy cho nước ao để uống cũng không việc gì cả nhưng bụng đói thì khó chịu lắm”. Dứt lời cụ cho biết thêm chồng cụ đã bỏ đi lấy vợ hai cách đây mấy chục năm nay nên ở nhà chỉ có mấy mẹ con quây quần sớm tối. Cụ có ba cô con gái thì một cô lấy chồng ở xa họa hoằn lắm mới về thăm mẹ, một cô thì chồng chết vì tai nạn, hoàn cảnh nghèo khó phải một mình chèo chống nuôi ba đứa con thơ nên gần như cũng không chăm mẹ được ngày nào, cô còn lại là chị Hà thì từ nhỏ đã dở dại không bình thường nên phải sống dựa vào mẹ. Khó khăn, nghèo khổ, trước khi cụ còn sức khỏe cũng quần quật lam làm để đủ cái ăn cho các con nhưng giờ già rồi, mắt hoàn toàn không nhìn thấy nữa thì lại thành ra đói ăn. Thuộc diện vào hộ đặc biệt khó khăn nên mỗi năm hai mẹ con cụ Trung cũng được nhà nước cho mấy chục cân gạo nhưng: “Hôm nào các bác hàng xóm sang nấu cho thì ăn cơm chín còn cái Hà mà nấu thì toàn tro, bụi, có hôm ăn gạo sống” – cụ Trung nghẹn ngào cho biết. Chị Hà đã 50 tuổi nhưng bị dở dại nên không biết việc gì cả. Đã dở dại, ấy vậy nhưng chị Hà lại bị người ta hãm hiếp rồi sinh ra cháu Lê Thị Hiên. Nhớ lại ngày con gái chuyển dạ đi đẻ, cụ Trung vẫn còn hốt hoảng: “Nó có biết gì đâu, thấy bụng to lên nó hỏi vì sao rồi ngày đi sinh cháu, nó vì không biết gì nên gào ầm ĩ, bà con làng nước phải đỡ đi đẻ chứ không ngày đó chết cả mẹ cả con vì nó chẳng biết gì cả”. Con lẩn thẩn cả ngày không giúp được cụ Trung việc gì cả. Hiện tại cháu Hiên đã học hết cấp II và đang đi làm thuê ở trên thành phố để kiếm tiền nuôi bà ngoại và mẹ. Tình cảnh khó khăn khiến cả làng ai cũng thương cụ Trung. Cả một đời vất vả vì con, đến lúc cuối đời, mắt đã không nhìn thấy, hàng ngày cụ lại sống cảnh “bữa đói, bữa no” bên cạnh đứa con dù đã 50 tuổi đầu nhưng suy nghĩ chẳng khác gì một đứa trẻ lên 3 ngu ngơ, tồ dại. Tấm ảnh là vật báu của cụ Trung. Đang dở câu chuyện, sực nhớ ra điều quan trọng, cụ nhờ chúng tôi lấy trên tường bức tranh chân dung cụ chụp lâu lắm rồi mang xuống. Mắt không nhìn thấy nhưng đôi bàn tay yếu ớt run run cụ cố vuốt, lần mò từng tí trên bức tranh cho yên tâm bởi: “Tôi chỉ còn có tấm ảnh này là quý nhất thôi cô ạ. Ảnh này tôi để dành để sau này chết rồi để thờ đấy”. Cụ Trung phải chịu cảnh nhịn đói nếu như không có sự giúp đỡ từ những người hàng xóm Nói rồi cụ lại ngồi ôm khư khư tấm hình như một báu vật mà nghe trong bụng từng tiếng ùng ục sôi lên vì đói. Không biết là một bữa, hai bữa hay lâu hơn nữa cụ chưa được ăn gì bởi những người hàng xóm tốt bụng có việc đi vắng, còn con gái cụ chỉ biết “uống nước ao cho đỡ đói, vậy thôi”. Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1445: Cụ Lê Thị Trung (thôn Thượng, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) Số ĐT: 0963.736.210 (số ĐT của chị Lê Thị Thủy, con gái cụ Trung). 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Thiên Ân=============== Một trong những nguyên nhân khá quan trọng là phong thủy nhà này chắc chắn xấu: Ít nhất thể hiện qua tấm ảnh này: Sự cản khí của cái ngạch cửa:
    2 likes
  5. Gia đình ông Ôn Gia Bảo tung tiền "mua" ảnh hưởng tại trường Cambridge? Thứ Tư, 11/06/2014 - 14:23 (Dân trí) - Theo tờ Telegraph của Anh, gia đình cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dường như đã dùng tiền để “mua” ảnh hưởng tại đại học Cambridge của Anh, khi con gái ông chính là người đứng đầu một quỹ từ thiện ủng hộ 3,7 triệu bảng để nghiên cứu phát triển Trung Quốc. Bà Ôn Như Xuân, con gái của vị cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo Thông tin được tờ báo trên đăng tải, dẫn một nguồn tin “đáng tin cậy” tại Bắc Kinh. Theo đó một quỹ từ thiện đã ủng hộ 3,7 triệu bảng (6,2 triệu USD) cho đại học Cambridge để tài trợ cho một giáo sư về nghiên cứu phát triển Trung Quốc, thực chất được điều khiển bởi các thành viên trong gia đình cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Trước đó, hồi tháng 1/2012, việc quỹ từ thiện Chong Hua ủng hộ cho trường Cambridge một số tiền lớn, đã làm dấy lên hoài nghi về việc liệu Bắc Kinh có đang dùng tiền “mua” ảnh hưởng tại một trong những đại học lớn nhất của Anh hay không. Đã có một học giả cáo buộc khoản tài trợ này giúp chính phủ Trung Quốc có quyền “bổ nhiệm một giáo sư tại đại học Cambridge”. Cambridge từng phủ nhận việc Chong Hua có dính dáng đến chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, những thông tin mới mà Telegraph có được cho thấy quỹ trên thuộc kiểm soát của bà Ôn Như Xuân, con gái của vị cựu thủ tướng Trung Quốc. Bà Ôn là một thành viên cấp cao trong một trong những gia đình quan chức quyền lực nhất, vốn được ước tính sở hữu tới 2,3 tỷ USD thông qua việc tiếp cận hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Trung Quốc từ những năm 1980. Bà Ôn giữ vị trí cấp cao tại một cơ quan của chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm kiểm soát kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này, và cũng là một cựu học sinh của giáo sư Peter Nolan, học giả của đại học Cambridge, người được bổ nhiệm vào ghế chủ tịch của Chong Hua trong ngày ra mắt. Thông tin về một khoản quyên góp nặc danh từng khiến nhiều học giả của Cambridge bất an khi được công bố. Tuy vậy, trường đại học danh tiếng này khẳng định đã điều tra khoản quyên góp, và rằng không thấy “sự liên hệ nào giữa quỹ từ thiện tư nhân này và chính phủ Trung Quốc”. Tuy vậy, những câu hỏi về sự liên quan này giờ được mở lại, sau khi một doanh nhân tại Bắc Kinh có tên Vivien Wang, chủ chuỗi trường mầm non EtonKids, cho biết Chong Hua thực sự là quỹ từ thiện của bà Ôn Như Xuân, con gái ông Ôn Gia Bảo. Bà Wang cho biết mình đã đóng góp một phần cho bà Ôn, một người bảo trợ chính trị hùng mạnh tiềm năng trong thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt tại Bắc Kinh. “Chúng tôi đã đóng góp cổ phần vào tổ chức từ thiện đó”, bà Wang nói và khẳng định đã đóng góp 29% cổ phần, trị giá khoảng 4,3 triệu bảng Anh (7,23 triệu USD) vào thời điểm năm 2008. “Quỹ từ thiện Chong Hua nắm giữ số cổ phiếu này”. Đến nay, đại học Cambridge vẫn tiếp tục phủ nhận rằng Chong Hua có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, và chỉ xác nhận rằng đây quỹ này thuộc sở hữu một quỹ tín thác đăng ký tại Bermuda, nơi luật pháp không đòi hỏi các quỹ tín thác phải công bố chi tiết. Thanh Tùng Theo Telegraph =================== Gia đình ngài Ôn Gia Bảo nghe thiên hạ đồn rằng nhiều chiền lém. Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, nếu được gia đình ngài Ôn Gia Bảo tài trợ sẽ nghiên cứu Trung Hoa đến nơi đến chốn: Từ thời Hoàng Đế uýnh Xi Vưu cho đến tương lai của đất nước này, trong đó phần wan trọng cho thấy rằng: Nền tảng của văn minh Đông phương bị mặc định là của văn minh Hán, thực sự thuộc về văn minh Việt, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử.
    2 likes
  6. Du khách quốc tế ngợi ca Việt Nam là “Thiên đường ẩm thực” Thứ Tư, 11/06/2014 - 07:45 (Dân trí) - Ẩm thực đường phố Việt Nam ngày càng nổi tiếng và khẳng định được sức hấp dẫn của mình trong con mắt của du khách quốc tế. Sự lựa chọn đa dạng các món ăn với những hương vị và cách thưởng thức khác nhau đã khiến cho CNNgo, một trang báo danh tiếng của Mỹ phải ca ngợi Việt Nam là “thiên đường ẩm thực”. Trong khi đó tạp chí du lịch uy tín thế giới –Lonelyplanet cũng nêu tên Việt Nam là một trong số 10 tour du lịch ẩm thực đáng trải nghiệm nhất trên thế giới. Khách nước ngoài cũng thích thú với món ăn đường phố Việt Nam Gần đây, những cái tên báo chí quốc tế lớn như Natational Geographic và Amusing Planet cũng đưa hình ảnh những người bán bánh mỳ đường phố, những cô gánh hàng rong bán thức ăn hay hoa quả của Việt Nam để giới thiệu cho cả thế giới biết về một đất nước nhỏ bé nhưng lại là điểm đến hấp dẫn cho các du khách trải nghiệm ẩm thực đường phố. Một quán ăn “di động” ở thành phố Hồ Chí Minh Không chỉ hấp dẫn mà món ăn Việt Nam cũng khá rẻ, khiến cho nhiều du khách nước ngoài phải ngạc nhiên. Mỗi một thành phố, vùng quê, làng bản lại có những đặc sản riêng của mình.Và chính những món ăn đồng quê là yếu tố tạo lên sở thích của những vị khách thích khám phá những điểm đến duyên dáng ở Việt Nam. Rất nhiều các bài viết trên các trang báo lớn, hay những chia sẻ ấn tượng trên các trang blog cá nhân của các vị khách Tây về ẩm thực Việt Nam có thể được tìm thấy. Dường như với họ hình ảnh những con người ngồi trên chiếc nghế nhựa dọc các vỉa hè để thưởng thức món ăn yêu thích không còn xa lạ nữa. Mike Tatarski, một du khách đã có 2 năm ở Việt Nam và thưởng thức các món ăn đường phố ở đây đã chia sẻ rằng thưởng thức ẩm thực đường phố đơn giản đến nỗi bạn chỉ cần vào và chọn lấy một chỗ ngồi trên chiếc ghế nhựa và thưởng thức. Nhưng thực sự nó rất đáng trải nghiệm. Anh nói thêm: “Có lẽ hình ảnh những người bán hàng rong chỉ ở Việt Nam mới có. Những tiếng rao bán hàng của họ đã trở thành một đặc trưng rất riêng trong hình ảnh du lịch Việt Nam. Những nhịp điệu ấy khi cất lên giống như của một người đang hát vậy”. Thức ăn đường phố Hà Nội Một trong những điều thú vị nhất khi thưởng thức món ăn Việt Nam ở một cửa hàng nhỏ ven đường đó là bạn có thể quan sát được nhịp sống của người dân địa phương: một nhóm đàn ông đang ngồi quanh một chiếc bàn cùng nhau uống bia và nói chuyện về bóng đá hay công việc, góc khác có lũ trẻ con đang đùa chơi với nhau, còn người bồi bàn thì trêu đùa trong khi chờ khách gọi thêm món. Những vị khách xa lạ hoàn toàn có thể chọn món cho mình sau khi nhìn thấy những gì mà người địa phương đang thưởng thức. Có lẽ vì vậy mọi rào cản ngôn ngữ hay sự bất đồng văn hóa không còn là vấn đề nữa khi tất cả đều đang ở “thiên đường ẩm thực” với những món ăn tươi ngon và sáng tạo. Phở Gà bên đường phố Trang Lonely Planet đã khuyên độc giả của họ nên tham gia vào một tour du lịch đi bộ ở Hà Nội cùng với hướng dẫn viên để có thể thưởng thức các món đặc sản ở đây và họ không quên nêu những món ăn nổi tiếng như Phở Bò, Bánh Xèo, Bánh Cuốn... Những món ăn đường phố Việt Nam ngon tuyệt Hình ảnh du khách nước ngoài ngồi vỉa hè thưởng thức các món ăn ở Việt Nam cũng không còn xa lạ nữa. Một số chuyên gia ẩm thực đã bình luận rằng món ăn Việt Nam hấp dẫn du khách với vị tươi ngon của rau, củ, quả. Nó không béo ngậy như đồ ăn Trung Quốc và ít cay hơn thức ăn Thái Lan. Trang CNNgo nhấn mạnh rằng người Mỹ cũng có những cửa hàng ăn di động, nhưng Việt Nam mới thực sự là “thiên đường ẩm thực”. Chẳng có nơi nào lại sở hữu một nền ẩm thực đa dạng như ở Việt Nam. Đỗ Quyên (tổng hợp) ====================== Bởi vây, Lão Gàn mới phát biểu ý kiến - cũng trong Quán vắng này - Mc Donal vào Việt Nam sẽ phải chào thua thức ăn nhanh Việt Nam phong phú, đa dạng là vậy. Một dân tộc trải gần 5000 năm văn hiến và là dân tộc duy nhất trong lịch sử văn minh nhân loại sử dụng thực phẩm làm biểu tượng cho cả một hệ thống tri thức Đông phương, tất yếu là Thiên Đường ẩm thực. Đó chính là cặp bánh chưng, bánh dầy.
    2 likes
  7. Trung Quốc định xây dựng sân bay trái phép trên đảo Gạc Ma? (TNO) Chính quyền Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc có thể sớm xây dựng trái phép một sân bay trên đảo Gạc Ma nhằm tăng cường khả năng tham chiến tại khu vực quần đảo Trường Sa, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 4.5 dẫn lại tin tức từ Duowei News, trang tin tức của người Trung Quốc ở hải ngoại. Theo thông tin này, Trung Quốc sẽ dùng sân bay trên để tăng cường sức mạnh không quân cho các tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở quần đảo Trường Sa. Mới đây, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Đài Loan cũng đang ngang ngược tiến hành xây dựng trái phép đê chắn sóng để xây cầu cảng ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan cũng đã xây dựng phi pháp một đường băng sân bay dài 1.150 m ở đảo Ba Bình. Phúc Duy Trường Sa tháng 4/2014 - 1. Gạc Ma 2 Tháng 5 2014 lúc 10:46 Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m Trạm trộn bê tông tươi trên đảo Gạc Ma Chiến lược của Trung Quốc chính là đảo Gạc Ma, khi xây dựng được công trình quân sự ở đây rồi thì nó sẽ trở thành "bàn đạp" và "tháp canh" toàn bộ biển Đông, thế này giống như chiến tranh Tần tấn công Nam Việt, luôn luôn phải có bàn đạp vừa tiến công hoặc phòng thủ. Chúng ta có thể hình dung, một cao điểm chỉ cần vài trăm người có thể chống hàng vạn người là vậy. Khi các ngư dân Việt Nam hoặc/ và quốc gia (liên doanh quốc tế) khai thác dầu khí khu vực này, bạn sẽ không thể thực hiện được nếu bỏ qua đảo Gạc Ma. Tối nguy hiểm, cho nên bước kiện ra Quốc Tế là rơi vào thế "Triệt" - không cần suy nghĩ, chỉ có phải suy nghĩ là bước tiếp theo làm sao "bứng" đảo Gạc Ma đi mà thôi. LỊCH SỬ SẼ GHI TÊN AI VÀ BÔI XÓA AI TRONG THỜI KỲ NÀY.
    1 like
  8. Trước sự kiện sôi động ở biển Đông, Lão Gàn mới thấy ý kiến của Lão - trong "Quán Vắng" thì phải - cách đây năm ngoái, năm kia gì đó quả là chí lý. Ngày ấy cơ quan Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông làm hồ sơ mô tả cơ sở chủ quyền của mình - Đại ý vậy. Lúc ấy, lề phải , lề trái chẳng thấy ma nào nói năng gì, chỉ mình Lão Gàn đóng góp ý kiến với chánh phủ là nên làm. Và rằng không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, tốn vài gờ dam giấy thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ngân quỹ quốc gia. Sau đó vài tuần, theo thông tin trên báo thì chính phủ đã làm hồ sơ mô tả chủ quyền Việt Nam trên biển. Bi vờ mới thấy các tác dụng của vấn đề. Tôi nghĩ ai đó có số điện thoại , hoặc i meo thì nên gợi ý cho cái cơ quan Liên Hiệp Quốc nào đó có đề nghị này, hãy họp để xem xét về những chứng minh chủ quyền của các quốc gia đã nộp hồ sơ. Trung Quốc chắc chắn chưa nộp. Hoa Kỳ nếu quả là siêu cường số một đang có trách nhiệm với thế giới - để cầm cân Ta, nảy mực Tàu - thì có lẽ cũng không cần phải gợi ý, mà nên tạo điều kiện để Liên Hiệp Quốc xem xét hồ sơ mô tả chủ quyền của những quốc gia liên quan , mà Việt Nam đã nộp lâu rùi. Tất nhiên, các nước có nộp hồ sơ phải có phái đoàn để bảo vệ luận điểm của mình đúng và nước khác sai. Cái này theo ngu ý của Lão Gàn thì cha nội kiện cáo, nhưng chả mât lòng thằng Tây , con đầm nào.
    1 like
  9. IV. LỜI CUỐI SÁCH. Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, chính là ứng cử viên duy nhất của "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga, người Bungari đã nói tới. Nếu như bạn đọc cho rằng: lời tiên tri của bà Vanga là mơ hồ thì người viết cũng chia sẻ với ý tưởng của bạn và chỉ coi lời tiên tri của bà Vanga như là một hiện tượng khách quan đã phổ biến và tồn tại trên thực tế, làm đoạn dẫn cho lời cuối sách. Do giới hạn của cuốn sách, người viết chỉ có thể trình bày được những nội dung căn bản. 1/ Qua việc xác định cấu trúc và nội hàm đích thực câu trong Hệ từ Thượng truyện: "Thị cố dịch hữu Thái cực. Thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng biến hóa vô cùng". Mô tả một thực tại diễn biến lịch sử và những qui luật vũ trụ, từ khởi nguyên của thuyết Âm Dương Ngũ hành, từ những di sản văn hóa truyền thống Việt. 2/ Mô tả nguyên lý căn để của học thuyết Âm Dương ngũ hành: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", cùng với những nguyên lý và những khái niệm căn bản những nguyên lý, danh từ căn bản và những khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. 3/ Từ những hệ thống luận cứ trên - chứng minh sự phù hợp với tiêu chí khoa học của một lý thuyết nhân danh khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi từ nền văn hiến Việt - trong việc liên hệ với mọi vấn đề liên quan đến nó thuộc nội hàm học thuyết này. Người viết hy vọng rằng: Mặc dù đó chỉ là những giá trị nền tảng ban đầu, nhưng có tính định hướng cho việc phục hồi toàn diện hệ thống học thuyết này, trong mọi lĩnh vực bao trùm của nó. Tuy nhiên, để phục hồi một cách toàn diện, còn là cả một công việc đồ sộ, cần sự đóng góp của rất nhiều bậc trí giả tâm huyết. Mặc dù vậy, với tất cả nhiệt tình của mình, chúng tôi hy vọng góp phần làm sáng tỏ chân lý đích thực về một nền văn hiến Việt khởi nguồn từ miền nam sông Dương tử với gần 5000 năm lịch sử - chủ nhân đích thực của những gía trị nền tảng của nền văn minh Đông phương. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng điều này. Chúng tôi cho rằng: chính sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại cho đến ngày hôm nay là điều kiện cần và đủ để minh chứng cho một chân lý bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Một trong những câu truyện kể dân gian Việt Nam đã mô tả có tính tiên tri cho sự phục hồi những giá trị của nền văn hiến Việt, hoàn toàn phủ hợp với kết quả tiên tri của bà Vanga: đó chính là câu truyện "Trê Cóc" nổi tiếng trong nền văn hiến Việt. Câu chuyện kể rằng: Cóc mẹ xuống đầm đẻ trứng và nở ra một đàn nòng nọc. Vợ chồng nhà Trê, không có con, thấy đàn nòng nọc giống mình bèn bắt đem về nuôi. Cóc mẹ trở lại đầm thì không thấy con đâu. Biết Trê lấy cắp con mình, bèn đâm đơn đi kiện quan Cá Chép. Nhưng quan Cá Chép xử thắng cho vợ chồng nhà Trê, vì thấy nòng nọc giống Trê hơn giống Cóc. Mẹ Cóc buồn bã thì cụ đồ Nhái khuyên mẹ Cóc không cần phải lo nghĩ nhiều. "Sự phát triển của tự nhiên, đến một lúc một thời điểm thích hợp thì nòng nọc sẽ phát triển thành cóc và trở về với Mẹ Cóc. Quả nhiên, sau này, khi đàn nòng nọc lớn lên lại trở thành cóc và về với mẹ Cóc. "Trê Cóc" .Tranh dân gian Đông Hồ trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Đây là một câu chuyện mang tính minh triết Việt: Nền văn minh Hán đã Hán hóa những di sản của nền văn hiến Việt tử hơn 2000 năm trước. Bởi vậy, những di sản ấy mang một hình thức bằng văn tự Hán, làm mọi người cứ tưởng nó thuộc về nền văn hóa Hán. Điều này được mô tả trong câu chuyện bằng hình thức giống Trê của đàn nòng nọc. Đã hơn hai ngàn năm trôi qua, chính sự phát triển tự nhiên - theo quy luật tiến hóa của nền văn minh nhân loại - là điều kiện cần và đủ để thẩm định một chân lý cổ xưa sẽ quay trở lại với con người. Đây chính là nội dung của thầy Nhái Bén khuyên mẹ Cóc cứ yên tâm; quy luật phát triển của tự nhiên sẽ làm đàn nòng nọc tiến hóa thành Cóc và trở về với nguồn cội. Chỉ đến ngày hôm nay - đã hơn 2000 năm trôi qua - nền văn minh nhân loại đã phát triển và hình thành những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học, mới đủ cơ sở để chứng minh cho nền văn minh Việt chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Đàn nòng nọc - biểu tượng của nền văn minh Khoa Đẩu - trở về với nguồn cội. Sự mở đầu và nội dung của toàn bộ cuốn tiểu luận này, mô tả những giá trị minh triết Việt, chứng minh cho toàn bộ những giá trị của nền văn minh Đông phương thuộc về Việt tộc, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, mà hậu duệ chính là các dân tộc ở đất nước Việt Nam hiện nay. Cho nên, khi kết thúc cuốn tiểu luận này, chúng tôi cũng xin mô tả một nội dung minh triết của một câu truyện nổi tiếng trong di sản văn hóa truyền thống Việt - truyện "Trê Cóc" - để chia sẻ với bạn đọc một thông điệp của tổ tiên về sự phục hồi những giá trị văn hiến Việt, như là một quy luật tất yếu của sự phát triển trong tương lai của nền văn minh hiện tại. Chân thành cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp của bạn đọc. Viết xong tại T/p HCM Giờ Tý. Ngày 28. Tháng 10. Năm Quý Tỵ Việt lịch. Nhằm ngày 30. 11. 2013 Nguyễn Vũ Tuấn Anh
    1 like
  10. Thưa quí vị. Người viết hân hạnh giới thiệu một phần trong đoạn kết của cuốn sách: ========== CHƯƠNG IV. THAY LỜI KẾT PHẦN III. Sự phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - một lý thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực, từ lịch sử vũ trụ ngay từ giai đoạn khởi nguyên, đến tất cả mọi lĩnh vực của thiên nhiên, cuộc sống và con người - chính là một món quà của nền văn hiến Việt chia sẻ với những giá trị tri thức của nền văn minh hiện đại. Nhưng sự phục hồi học thuyết này hoàn toàn không đơn giản. Người viết lặp lại nhận xét của Giáo sư Lê Văn Sửu - một học giả có nhiều công trình nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương - đã nhận xét trong tác phẩm "Nguyên lý thời sinh học cổ Đông phương" của ông, như sau: Gần đây có rất nhiều nhà khoa học ở đủ mọi ngành và ở nhiều nơi trên thế giới, với các phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt, như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác trong tay. Họ đã và đang nghiên cứu nền tảng của những di sản văn minh Đông phương này. Thế nhưng sự tiếp cận thực chất của nó còn đang là một khó khăn to lớn. Nhưng những "phương tiện hiện đại có nhiều đặc tính ưu việt, như: tinh vi, nhanh chóng, chính xác" lại không phải là phương pháp đúng để phục hồi thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vì, mặc dù những phương tiện đó hoàn toàn có đầy đủ khả năng tìm hiểu bản chất của những dạng tồn tại của vật chất. Nó cũng có thể là công cụ để thẩm định một lý thuyết mô tả một thực tại có thể kiểm chứng một hiện tượng được mô tả trong lý thuyết đó. Như trường hợp về sự tương tác của khối lượng với ánh sáng trong thuyết Tương đối của Einstein, khi những phương tiện kỹ thuật hiện đại xác định: ánh sáng bị biến dạng cong khi vượt qua một tinh cầu. Nhưng những phương tiện kỹ thuật hiện đại - mà thực chất là một phương pháp hỗ trợ nhận thức trực quan đó - lại không phải công cụ để thẩm định cả một hệ thống lý thuyết mô tả bản chất của những quy luật tương tác trong vũ trụ. Để thẩm định một hệ thống lý thuyết cần một sự đặc thù trong phương pháp. Vì chính sự phục hồi một lý thuyết đã có sẵn, tự nó đã là một trường hợp đặc thù trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được - trong giới hạn thời gian lịch sử hạn chế từ 10. 000 năm trở lại đây. Chính tính đặc thù đó của sự phục hồi một hệ thống lý thuyết. Cho nên một yếu tố cần, là phải lấy chuẩn mực thẩm định là tiêu chí khoa học cho một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Người viết với sự cố gắng trong một khả năng hạn chế, đã chứng tỏ với bạn đọc sự hoàn chỉnh, tính hệ thống và nhất quán của thuyết Âm Dương Ngũ hành, như là một sự khẳng định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một chân lý, chủ nhân đích thực của những tri thức thuộc văn minh Đông phương, trong cuộc hội nhập toàn cầu. Sự phát triển của nền văn minh hiện đại mà nền tảng chính là những tri thức khoa học hiện đại đã bế tắc. Những nhà khoa học hàng đầu như SW Hawking đã phải thốt lên: "Hai trăm năm nữa, con người phải đi tìm hành tinh khác để ở".
    1 like
  11. Đang buồn, nghe được bản "Hận Đồ Bàn" còn buồn hơn.... Xin chia sẻ với ai cảm nhận được nỗi buồn .... http-~~-//www.youtube.com/watch?v=yQkpRxXOfBo
    1 like