-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 11/06/2014 in all areas
-
Quán vắng!
Lan Anh and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Du khách quốc tế ngợi ca Việt Nam là “Thiên đường ẩm thực” Thứ Tư, 11/06/2014 - 07:45 (Dân trí) - Ẩm thực đường phố Việt Nam ngày càng nổi tiếng và khẳng định được sức hấp dẫn của mình trong con mắt của du khách quốc tế. Sự lựa chọn đa dạng các món ăn với những hương vị và cách thưởng thức khác nhau đã khiến cho CNNgo, một trang báo danh tiếng của Mỹ phải ca ngợi Việt Nam là “thiên đường ẩm thực”. Trong khi đó tạp chí du lịch uy tín thế giới –Lonelyplanet cũng nêu tên Việt Nam là một trong số 10 tour du lịch ẩm thực đáng trải nghiệm nhất trên thế giới. Khách nước ngoài cũng thích thú với món ăn đường phố Việt Nam Gần đây, những cái tên báo chí quốc tế lớn như Natational Geographic và Amusing Planet cũng đưa hình ảnh những người bán bánh mỳ đường phố, những cô gánh hàng rong bán thức ăn hay hoa quả của Việt Nam để giới thiệu cho cả thế giới biết về một đất nước nhỏ bé nhưng lại là điểm đến hấp dẫn cho các du khách trải nghiệm ẩm thực đường phố. Một quán ăn “di động” ở thành phố Hồ Chí Minh Không chỉ hấp dẫn mà món ăn Việt Nam cũng khá rẻ, khiến cho nhiều du khách nước ngoài phải ngạc nhiên. Mỗi một thành phố, vùng quê, làng bản lại có những đặc sản riêng của mình.Và chính những món ăn đồng quê là yếu tố tạo lên sở thích của những vị khách thích khám phá những điểm đến duyên dáng ở Việt Nam. Rất nhiều các bài viết trên các trang báo lớn, hay những chia sẻ ấn tượng trên các trang blog cá nhân của các vị khách Tây về ẩm thực Việt Nam có thể được tìm thấy. Dường như với họ hình ảnh những con người ngồi trên chiếc nghế nhựa dọc các vỉa hè để thưởng thức món ăn yêu thích không còn xa lạ nữa. Mike Tatarski, một du khách đã có 2 năm ở Việt Nam và thưởng thức các món ăn đường phố ở đây đã chia sẻ rằng thưởng thức ẩm thực đường phố đơn giản đến nỗi bạn chỉ cần vào và chọn lấy một chỗ ngồi trên chiếc ghế nhựa và thưởng thức. Nhưng thực sự nó rất đáng trải nghiệm. Anh nói thêm: “Có lẽ hình ảnh những người bán hàng rong chỉ ở Việt Nam mới có. Những tiếng rao bán hàng của họ đã trở thành một đặc trưng rất riêng trong hình ảnh du lịch Việt Nam. Những nhịp điệu ấy khi cất lên giống như của một người đang hát vậy”. Thức ăn đường phố Hà Nội Một trong những điều thú vị nhất khi thưởng thức món ăn Việt Nam ở một cửa hàng nhỏ ven đường đó là bạn có thể quan sát được nhịp sống của người dân địa phương: một nhóm đàn ông đang ngồi quanh một chiếc bàn cùng nhau uống bia và nói chuyện về bóng đá hay công việc, góc khác có lũ trẻ con đang đùa chơi với nhau, còn người bồi bàn thì trêu đùa trong khi chờ khách gọi thêm món. Những vị khách xa lạ hoàn toàn có thể chọn món cho mình sau khi nhìn thấy những gì mà người địa phương đang thưởng thức. Có lẽ vì vậy mọi rào cản ngôn ngữ hay sự bất đồng văn hóa không còn là vấn đề nữa khi tất cả đều đang ở “thiên đường ẩm thực” với những món ăn tươi ngon và sáng tạo. Phở Gà bên đường phố Trang Lonely Planet đã khuyên độc giả của họ nên tham gia vào một tour du lịch đi bộ ở Hà Nội cùng với hướng dẫn viên để có thể thưởng thức các món đặc sản ở đây và họ không quên nêu những món ăn nổi tiếng như Phở Bò, Bánh Xèo, Bánh Cuốn... Những món ăn đường phố Việt Nam ngon tuyệt Hình ảnh du khách nước ngoài ngồi vỉa hè thưởng thức các món ăn ở Việt Nam cũng không còn xa lạ nữa. Một số chuyên gia ẩm thực đã bình luận rằng món ăn Việt Nam hấp dẫn du khách với vị tươi ngon của rau, củ, quả. Nó không béo ngậy như đồ ăn Trung Quốc và ít cay hơn thức ăn Thái Lan. Trang CNNgo nhấn mạnh rằng người Mỹ cũng có những cửa hàng ăn di động, nhưng Việt Nam mới thực sự là “thiên đường ẩm thực”. Chẳng có nơi nào lại sở hữu một nền ẩm thực đa dạng như ở Việt Nam. Đỗ Quyên (tổng hợp) ====================== Bởi vây, Lão Gàn mới phát biểu ý kiến - cũng trong Quán vắng này - Mc Donal vào Việt Nam sẽ phải chào thua thức ăn nhanh Việt Nam phong phú, đa dạng là vậy. Một dân tộc trải gần 5000 năm văn hiến và là dân tộc duy nhất trong lịch sử văn minh nhân loại sử dụng thực phẩm làm biểu tượng cho cả một hệ thống tri thức Đông phương, tất yếu là Thiên Đường ẩm thực. Đó chính là cặp bánh chưng, bánh dầy.4 likes -
Gia đình ông Ôn Gia Bảo tung tiền "mua" ảnh hưởng tại trường Cambridge? Thứ Tư, 11/06/2014 - 14:23 (Dân trí) - Theo tờ Telegraph của Anh, gia đình cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dường như đã dùng tiền để “mua” ảnh hưởng tại đại học Cambridge của Anh, khi con gái ông chính là người đứng đầu một quỹ từ thiện ủng hộ 3,7 triệu bảng để nghiên cứu phát triển Trung Quốc. Bà Ôn Như Xuân, con gái của vị cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo Thông tin được tờ báo trên đăng tải, dẫn một nguồn tin “đáng tin cậy” tại Bắc Kinh. Theo đó một quỹ từ thiện đã ủng hộ 3,7 triệu bảng (6,2 triệu USD) cho đại học Cambridge để tài trợ cho một giáo sư về nghiên cứu phát triển Trung Quốc, thực chất được điều khiển bởi các thành viên trong gia đình cựu thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Trước đó, hồi tháng 1/2012, việc quỹ từ thiện Chong Hua ủng hộ cho trường Cambridge một số tiền lớn, đã làm dấy lên hoài nghi về việc liệu Bắc Kinh có đang dùng tiền “mua” ảnh hưởng tại một trong những đại học lớn nhất của Anh hay không. Đã có một học giả cáo buộc khoản tài trợ này giúp chính phủ Trung Quốc có quyền “bổ nhiệm một giáo sư tại đại học Cambridge”. Cambridge từng phủ nhận việc Chong Hua có dính dáng đến chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, những thông tin mới mà Telegraph có được cho thấy quỹ trên thuộc kiểm soát của bà Ôn Như Xuân, con gái của vị cựu thủ tướng Trung Quốc. Bà Ôn là một thành viên cấp cao trong một trong những gia đình quan chức quyền lực nhất, vốn được ước tính sở hữu tới 2,3 tỷ USD thông qua việc tiếp cận hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Trung Quốc từ những năm 1980. Bà Ôn giữ vị trí cấp cao tại một cơ quan của chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm kiểm soát kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của nước này, và cũng là một cựu học sinh của giáo sư Peter Nolan, học giả của đại học Cambridge, người được bổ nhiệm vào ghế chủ tịch của Chong Hua trong ngày ra mắt. Thông tin về một khoản quyên góp nặc danh từng khiến nhiều học giả của Cambridge bất an khi được công bố. Tuy vậy, trường đại học danh tiếng này khẳng định đã điều tra khoản quyên góp, và rằng không thấy “sự liên hệ nào giữa quỹ từ thiện tư nhân này và chính phủ Trung Quốc”. Tuy vậy, những câu hỏi về sự liên quan này giờ được mở lại, sau khi một doanh nhân tại Bắc Kinh có tên Vivien Wang, chủ chuỗi trường mầm non EtonKids, cho biết Chong Hua thực sự là quỹ từ thiện của bà Ôn Như Xuân, con gái ông Ôn Gia Bảo. Bà Wang cho biết mình đã đóng góp một phần cho bà Ôn, một người bảo trợ chính trị hùng mạnh tiềm năng trong thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt tại Bắc Kinh. “Chúng tôi đã đóng góp cổ phần vào tổ chức từ thiện đó”, bà Wang nói và khẳng định đã đóng góp 29% cổ phần, trị giá khoảng 4,3 triệu bảng Anh (7,23 triệu USD) vào thời điểm năm 2008. “Quỹ từ thiện Chong Hua nắm giữ số cổ phiếu này”. Đến nay, đại học Cambridge vẫn tiếp tục phủ nhận rằng Chong Hua có liên hệ với chính phủ Trung Quốc, và chỉ xác nhận rằng đây quỹ này thuộc sở hữu một quỹ tín thác đăng ký tại Bermuda, nơi luật pháp không đòi hỏi các quỹ tín thác phải công bố chi tiết. Thanh Tùng Theo Telegraph =================== Gia đình ngài Ôn Gia Bảo nghe thiên hạ đồn rằng nhiều chiền lém. Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, nếu được gia đình ngài Ôn Gia Bảo tài trợ sẽ nghiên cứu Trung Hoa đến nơi đến chốn: Từ thời Hoàng Đế uýnh Xi Vưu cho đến tương lai của đất nước này, trong đó phần wan trọng cho thấy rằng: Nền tảng của văn minh Đông phương bị mặc định là của văn minh Hán, thực sự thuộc về văn minh Việt, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử.2 likes
-
Ngũ vận Lục khí ... 1. Khoa dự báo có giá trị nhất: Lâu nay, khi nói đến khoa lý số, phương thuật, dự trắc cổ đại, người ta thường chỉ hay nhắc tới "Tử vi", "Bát tự", "Tử bình", "Kỳ môn độn giáp", "Thái ất thần số", ... Thực ra, còn có một bộ môn hết sức quan trọng nằm trong Hệ thống lý luận cơ bản của Đông y, đó là "Ngũ vận Lục khí", thường hay gọi tắt là "Vận Khí học". Trong các phương pháp dự trắc cổ đại, "Vận Khí học" được giới học thuật xưa và nay công nhận là phương pháp dự báo có độ chính xác và giá trị thực tiễn cao nhất. Ngũ vận Lục khí học lấy "Thiên nhân hợp nhất" làm tư tưởng chủ đạo. Nghĩa là công nhận: "Có một số phép tắc chung, có tính phổ quát, chi phối tất cả các biến động trong vũ trụ, từ sự vận hành của thiên thể, biến động của thời tiết khí hậu, cho đến những biến đổi của sinh vật và phi sinh vật". Ngay từ khi bắt đầu hình thành, Đông y học đã được xây dựng theo mô thức "Tự nhiên - Sinh học - Xã hội". Đó không phải là mô thức "Y học sinh học" thuần túy của Tây y trong thuở sơ khai, cũng không phải là mô thức "Sinh học - Tâm lý - Xã hội" của Y học hiện đại ngày nay. Do được xây dựng trên cơ sở "Thiên nhân hợp nhất", nên trong mô thức y học của Đông y còn có thêm nhân tố sinh thái. Đông y luôn nhìn nhận cơ thể con người như một "Hệ thống mở". Con người là một thành phần trong giới tự nhiên. Con người và thiên nhiên là một thể thống nhất. Mọi hoạt động sinh mệnh của con người đều gắn liền với những biến đổi của môi trường, sinh thái chung quanh. Sức khỏe là một trạng thái cân bằng động: Cân bằng giữa nhân thể với môi trường bên ngoài và cân bằng giữa các bộ phận bên trong nhân thể. Sự vận động và biến đổi của Ngũ vận và Lục khí có ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động sinh mệnh và sự hình thành, diễn biến của bệnh tật. Do đó, trong dưỡng sinh phòng bệnh cũng như trong chữa trị bệnh tật, Đông y luôn tuân theo nguyên tắc tổng quát: "Nhân thời, nhân địa, nhân nhân chế nghi" - căn cứ vào điều kiện thời tiết khí hậu trong từng thời điểm (nhân thời), hoàn cảnh địa lý (nhân địa) và đặc điểm cụ thể của từng người (nhân nhân) để lập ra phương án phòng trị thích hợp. Chính vì Đông y là một khoa "Y học sinh thái", do đó muốn thành thầy thuốc theo đúng nghĩa thì cần phải "Thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự". 2. Vận khí học với Đông y học: "Vận Khí" là tên gọi tắt của "Ngũ vận" và "Lục khí". Theo nghĩa rộng, đó là lý thuyết về mối quan hệ vĩ mô giữa những biến động của vũ trụ với những biến động của vạn vật. "Vạn vật" nói theo ngôn ngữ ngày nay, đó là "hệ sinh thái", bao gồm toàn bộ sinh vật (thực vật, đông vật, vi sinh vật) và phi sinh vật trong môi trường (ánh sáng mặt trời, ôn độ, nước, không khí, thổ nhưỡng). Theo nghĩa hẹp, Vận Khí là một bộ môn trong Đông y học chuyên tính toán, dự báo về sự biến đổi của thời tiết khí hậu hàng năm và tác động của những biến đổi đó đối với tổ chức kết cấu, chức năng sinh lý và bệnh lý của con người, để chỉ đạo dưỡng sinh, phòng bệnh và chữa bệnh có hiệu quả nhất. Vận Khí học là bộ phận không tách rời của Đông y học và từ xưa đến nay luôn được y gia các thời đại coi trọng. Chính như Hải Thượng Lãn Ông đã nhận định: "Không thông Ngũ vận Lục khí thì đọc hết các sách cũng chẳng làm được việc gì". Còn sách Nội Kinh thì có câu: "Không hiểu Lục khí gia lâm hàng năm, sự thịnh suy của tiết khí, bệnh khí hư thực, không thể coi là lương y". Giáo sư Dương Lực ở Viện nghiên cứu Trung y Bắc Kinh (Trung Quốc) đã so sánh: "Nếu nói "Hoàng Đế Nội Kinh" là chiếc vương niệm của Đông y, thì Vận Khí học là viên ngọc sáng đính trên vương niệm đó. Có điều, viên ngọc đó chỉ dành cho những người không sợ khó khăn và nguy hiểm, dám dũng cảm vươn tới những đỉnh cao của khoa học. Nói cách khác, Vận Khí học là bộ phận tinh túy, uyên thâm nhất trong Đông y học, song cũng là một lý luận rất bí áo, hết sức khó hiểu". Ngay bậc kiệt xuất như Lãn Ông khi nghiên cứu Vận Khí học cũng phải than rằng: "... khi đọc đến quyển Vận Khí, cảm thấy mờ mịt như người đi đêm, chẳng khác nào trăng dưới nước, hoa trong gương, chỉ trông thấy mà không cầm lấy được, ... khiến người trong cuộc phải thèm rỏ dãi". Sau nhiều năm khổ công nghiên cứu và vài lần "toan cất làm của riêng", cuối cùng Lãn Ông đã quyết định "tiết lộ thiên cơ" và viết cuốn Vận Khí bí điển (sẽ đăng chi tiết trong phần sau) để cho môn Vận Khí học "trở thành vật báu chung của trăm họ". 3. Ứng dụng lâm sàng: Trong quá trình chẩn đoán và điều trị trên lâm sàng, ngoài việc sử dụng tư liệu thu được qua chẩn đoán ở từng người bệnh để tiến hành biện chứng luận trị theo "Bát cương" - "Âm Dương, Biểu Lý, Hàn Nhiệt, Hư Thực", người thầy thuốc Đông y còn chú ý đến thời gian và hoàn cảnh phát bệnh, nghĩa là còn luôn luôn tính đến mối quan hệ thống nhất giữa cơ thể con người với hoàn cảnh, môi trường sinh thái chung quanh. Thí dụ, ngay cả khi chữa trị cảm mạo một chứng bệnh rất thường gặp, Đông y cũng luôn luôn căn cứ vào tình hình cụ thể mà áp dụng những biện pháp, vị thuốc chữa trị khác nhau: Mùa đông bị cảm lạnh thì sử dụng những vị thuốc cay nóng để "phát tán phong hàn" như ma hoàng, quế chi, tế tân, kinh giới, tử tô, ... Mùa hè bị cảm nóng thì sử dụng những vị thuốc cay mát để "phát tán phong nhiệt" như trúc diệp (lá tre), cát căn (rễ sắn dây), bạc hà, tang diệp (lá dâu tằm), cúc hoa, ... Một ví dụ khác: Năm 1955 khi ở Thạch Gia Trang (Trung Quốc) bùng phát dịch viêm não B, các thầy thuốc đã sử dụng bài thuốc "Thạch cao thang" chữa trị đạt kết quả tốt. Tới năm 1956 ở Bắc Kinh cũng phát sinh dịch viêm não B, người ta cũng dùng "Thạch cao thang" nhưng không kết quả. Về sau phải cải tiến, dùng các bài thuốc giải trừ thấp nhiệt và phương hương hóa thấp thì mới có kết quả tốt. Lý do: Cùng là một bệnh viêm não B nhưng bệnh dịch phát tác trong các mùa khác nhau (thời gian hoàn cảnh khác nhau). Tại Thạch Gia Trang bệnh dịch phát sinh vào giữa mùa hè, khí hậu viêm nhiệt, tính chất của bệnh thiên về "nhiệt". Còn ở Bắc Kinh phát sinh trong mùa trưởng hạ, trời mưa liên miên, tính chất của bệnh thiên về "thấp", nên phương pháp chữa trị và vị thuốc cũng phải khác đi. Đây cũng là một thí dụ hết sức tiêu biểu thể hiện tính ưu việt của phương pháp chữa bệnh theo quan điểm sinh thái "Thiên nhân hợp nhất" của Đông y học. (Lương y HƯ ĐAN.)2 likes
-
Thông Báo
N.H.G and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ban Kỹ thuật và anh chị em cùng quí vị quan tâm thân mến. Diễn đàn đã mở cửa trở lại, nhưng chỉ giới hạn trong mục "Trao đổi học thuật", nay tôi với tư cách là người chịu trách nhiệm và quản lý diễn đàn, đề nghị anh chị em phụ trách kỹ thuật, cho mở tiếp tất cả các phần còn lại của diễn đàn. Tuy nhiên, chỉ những thành viên đã có trong danh sách viết bài trong chuyên mục "Trao đổi học thuật", trước khi diễn đàn đóng cửa sẽ tiếp tục viết bài trong tất cả các mục của diễn đàn. Ngoài danh sách này thì còn : 1/ Tất cả anh chị em đang tham khảo và học tập ở lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp. 2/ Ban giáp đốc TT. 3/ Những thành viên tích cực của diễn đàn, gồm các nick trực tiếp gửi qua BQT KT bằng email. Diễn đàn vẫn tiếp tục ngưng kết nạp thành viên và chỉ sinh hoạt rất hạn chế. Xin cảm ơn BQT Kỹ thuật và sự cộng tác của quí vị và anh chị em. Nguyễn Vũ Tuấn Anh2 likes -
Thuyết Vận khí của Hải Thượng Lãn Ông xin được sơ lược trình bày qua các điểm dưới đây: – Ngũ vận lục khí được gọi tắt là vận khí, đây là một trong những học thuyết quan trọng của y học cổ truyền phương Đông, học thuyết vận khí, giải thích sự biến hoá khí hậu thiên thời của giới tự nhiên. Người xưa cho rằng, mọi sự biến hoá của khí hậu thiên thời đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là con người. Trên quan điểm chỉnh thể của y học cổ truyền, học thuyết vận khí lấy học thuyết âm dương ngũ hành làm trung tâm “thiên nhân tương ứng”, “nhân thân chi tiểu thiên địa”. Con người là vũ trụ thu nhỏ… Mọi sự biến đổi phức tạp của vũ trụ đều có thể xảy ra những biến đổi trong cơ thể con người. – Ngũ vận: là thuỷ, kim, thổ, mộc, hoả (ngũ hành) phối hợp với thiên can trong quá trình vận động để suy đoán tuế vận của mỗi năm. – Lục khí: là phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn phối hợp với địa chi để suy đoán tuế khí của mỗi năm (tính chất của khí hậu từng năm phụ thuộc vào khí của năm đó). – Vận khí: là kết hợp cả hai “ngũ vận” và “lục khí”. Học thuyết vận khí được vận dụng làm sáng tỏ mọi sự liên quan, ảnh hưởng qua lại trong giới tự nhiên cũng như trong cơ thể con người. – Học thuyết vận khí được vận dụng vào y học người xưa cho rằng: Con người luôn có sự quan hệ rất mật thiết với giới tự nhiên, mọi sự sinh hoạt của con người nhất thiết phải thích ứng với mọi biến hoá của giới tự nhiên, vì vậy các nhà Y học xưa thường lấy con người so sánh đối chiếu với giới tự nhiên để suy đoán. – Nội dung học thuyết vận khí: gồm ba vấn đề lớn luôn chuyển dịch và biến đổi: thiên (trời), địa (đất), nhân (con người). – Mục đích: nghiên cứu học thuyết vận khí (trên phương diện y học) là nắm chắc quy luật biến hoá của thời khí (khí hậu thiên thời) để suy đoán dự đoán nguyên nhân sinh bệnh của ngoại cảm (tà khí lục dâm). Vì vậy lấy biến hoá khí hậu của các tiết quý trong mỗi năm để suy đoán việc phát sinh bệnh tật trong năm đó, để tham khảo trong chẩn đoán và điều trị các bệnh trên lâm sàng. Khi nghiên cứu học thuyết vận khí cần phải nắm vững hai vấn đề. Một là nắm chắc học thuyết âm dương ngũ hành, chủ yếu là quan hệ ngũ hành sinh khắc. – Hai là nắm vững tên gọi ngũ hành can chi để vận dụng. Can chi là gọi tắt của thiên can và địa chi. Thiên can có 10 (gọi là thập can) là: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý. Địa chi có 12 (gọi là thập nhị chi) là: tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Can chi trong ngũ vận lục khí đều sử dụng tên đại diện để suy đoán. – Thuộc tính âm dương của thiên can: thiên can và địa chi đều có thuộc tính âm dương khác nhau. Giữa can và chi thì can thuộc trời (thuộc dương), chi thuộc đất (thuộc âm), trong chi cũng có chi âm chi dương khác nhau. Theo tuần tự số lẻ là dương, số chẵn là âm (dương là thái quá, âm là bất cập), ta có: (9) Nhâm (7) Canh (5) Mậu (3) Bính (1) Giáp – Dương can: – Âm can: (2) Ất (4) Đinh (6) Kỷ (8) Tân (10) Quý (11) Tuất (9) Tân (7) Ngọ (3) Dần (5) Thìn (1) Tý – Dương chi: (12) Hợi (10) Dậu (8) Mùi (4) Mão (6) Tị (2) Sửu – Âm chi: + Ngũ vận – Lục khí – Can chi – Ngũ hành – Thiên can phối hợp với ngũ vận. 5 – Mậu 4 – Đinh 3 – Bính 2 – Ất 1 – Giáp Đại vận: 6 – Kỷ 7 – Canh 8 – Tân 9 – Nhâm 10 – Quý ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả – Địa chi phối hợp với ngũ hành. Tuế hội: 3 – Dần 6 – Tị 9 – Thân 12 – Hợi 5 – Thìn 2 – Sửu 8 – Mùi 11 – Tuất 1 – Tý 10 – Dậu 7 – Ngọ 4 – Mão ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Thổ Thổ Thuỷ Kim Hoả Mộc – Địa chi phối hợp với tam âm, tam dương và lục khí, khách khí. 6 – Tị 5 – Thìn 4 – Mão 3 – Dần 2 – Sửu 1- Tý 7 – Ngọ 8 – Mùi 9 – Thân 10-Dậu 11-Tuất 12-Hợi ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ Dương Thiếu Quyết Thái Thái Thiếu Âm Dương Âm Dương Âm Minh Hàn Táo Tương Phong Thấp Quân Mộc Thuỷ Kim Hoả Thổ Hoả + Ứng dụng ba phương thức trên – Ứng dụng khi suy đoán đại vận, đại vận chủ soái của một năm dùng để giải thích sự biến đổi khí hậu của cả năm và là cơ sở để suy đoán khách vận. – Ứng dụng để suy đoán tuế hội (trong 60 năm có 8 tuế hội) – Ứng dụng khi suy đoán khách khí – Phương pháp suy đoán được ứng dụng cụ thể: theo y văn y học cổ truyền Trung Quốc, phương pháp ghi năm dựa theo can chi kết hợp có vào khoảng thế kỷ thứ 2 – 3 sau công nguyên, trước thời Đông Hán chỉ được dùng để ghi ngày còn sau đời vua Quang Vũ mới được dùng để ghi ngày, tháng, năm. Phương pháp này hiện nay trong âm lịch vẫn còn dùng. Quý Nhâm Tân Canh Kỷ Mậu Đinh Bính Ất Giáp (1) Dậu Thân Mùi Ngọ Tỵ Thìn Mão Dần Sửu Tý (2) Mùi Ngọ Tỵ Thìn Mão Dần Sửu Tý Hợi Tuất Tỵ Thìn Mão Dần Sửu Tý Hợi Tuất Dậu Thân Mão Dần Sửu Tý Hợi Tuất Dậu Thân Mùi Ngọ Sửu Tý Hợi Tuất Dậu Thân Mùi Ngọ Tị Thìn Hợi Tuất Dậu Thân Mùi Ngọ Tỵ Thìn Mão Dần (1): Thiên can (2): Địa chi Tên mỗi năm đều có cấu tạo một thiên can, một địa chi kết hợp. Ví dụ: Giáp Tý (Giáp là thiên can, Tý là địa chi) Ất Sửu: (Ất là thiên can, Sửu là địa chi) Phương pháp này ngoài ra còn được áp dụng cho ngày, tháng, giờ. * Chuyển dịch của ngũ vận: di chuyển, vận động không ngừng (không dừng lại), ngũ vận được chia ra thành: đại vận, chủ vận, khách vận. – Đại vận: chủ về biến hoá khí hậu của cả năm. Theo thiên can chúng ta có: Giáp, Kỷ đại vận là thổ vận Ất, Canh đại vận là kim vận Bính, Tân đại vạn là thuỷ vận Đinh, Nhâm đại vận là mộc vận Mậu, Quý đại vận là hoả vận Mỗi vận chủ suốt cả năm, chu kỳ của nó là 5 năm. Theo ngũ hành tương sinh thì trong 30 năm mỗi kỷ, mỗi vận chủ 6 năm, trong 60 năm mỗi vận chủ 12 năm (theo ngũ hành, cứ mỗi hành trong vòng giáp tý (60) năm có 12 năm chủ về biến hoá khí hậu của cả năm). Đại vận của cả năm có thái quá và có bất cập. Quy luật chung: năm dương thái quá khí của năm ấy lưu hành. Năm âm bất cập thì khí tương khắc, khí của năm ấy lưu hành. – Chủ vận là chỉ sự biến đổi bình thường của các vận quý (một năm có 5 giai đoạn) trong một năm. Suy đoán chủ vận bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn, mỗi vận quý chiếm khoảng 73 ngày lẻ 5 khắc. Theo ngũ hành tương sinh: Mộc thuộc sơ vận Hoả thuộc nhị vận Thổ thuộc tam vận Kim thuộc tứ vận Thuỷ thuộc cuối vận Khí hậu bình thường của chủ vận lấy thuộc tính ngũ hành của lục khí. Sơ vận: mộc khí chủ phong, nhị vận hoả khí chủ thử nhiệt, tam vận hoả khí chủ thấp, tứ vận kim khí chủ táo, cuối vận thuỷ khí chủ hàn (khí hậu ở các giai đoạn của mỗi năm là giống nhau). – Khách vận: chỉ sự biến đổi khí hậu khác thường trong 5 vận quý của mỗi năm. Suy đoán khách vận dựa theo năm thiên can đại vận là sơ vạn, khách vận kết hợp với 5 tiết quý và 5 bước suy đoán. Cuối vận Tứ vận Tam vận Nhị vận Sơ vận Giáp Kỷ Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ Hoả Mộc Thuỷ Kim Ất Canh Kim Thổ Hoả Mộc Thuỷ Bính Tân Đinh Nhâm Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc Thuỷ Kim Thổ Hoả Mậu Quý Tóm lại: – Đại vận là suy đoán biến hoá khí tượng của các năm, 10 năm một vòng theo thiên can (5 năm thái quá, 5 năm bất cập). – Chủ vận là chủ biến hoá khí hậu bình thường của 5 giai đoạn trong một năm. – Khách vận là suy đoán khí hậu khác thường của năm giai đoạn (tiết quý) của mỗi năm. * Chuyển dịch của lục khí: là sáu khí trong vũ bao gồm: phong, nhiệt, hoả, thấp, táo, hàn. Mỗi năm lục khí được chia làm hai loại: chủ khí và khách khí. – Chủ khí là chỉ biến đổi khí hậu bình thường – Khách khí là chỉ khí hậu biến đổi thất thường Khách chủ gia lãm (khách khí thêm chủ khí) phân tích sâu thêm sự biến hoá phức tạp của khí hậu. – Chủ khí: là khí chủ thời dùng để chỉ rõ quy luật khí hậu bình thường trong mỗi năm, có ý nghĩa giống như vận chủ tứ thời. Lục khí chủ thời cố định hay biến đổi được gọi là chủ khí. – Phương pháp suy đoán chủ khí: chủ khí chủ thời được chia làm sáu giai đoạn. Sáu giai đoạn này lại được chia làm 24 tiết tự. Bắt đầu từ ngày tiết Đại hàn thuộc sơ vận (quyết âm phong mộc) qua bốn tiết khí chuyển dịch một bước. Thứ tự của nó từ sơ khí đến cuối khí. Liên quan 6 giai đoạn 6 khí và 24 tiết khí: Cuối (lục) Ngũ Tứ Tam Nhị Sơ Lục bộ Lục khí Quyết – Âm Thiếu – Âm Thái – Dương Thiếu Dương Thái – Âm Dương minh Hàn – Thuỷ Táo – Kim Thấp – Thổ Tướng – Hoả Quân – Hoả Phong – Mộc Tiểu – tuyết Thu – phân Đại – thử Tiểu – mãn Xuân – phân Tiết tự Đại – hàn Cốc – vũ Hạ – chí Đông – chí Lập – xuân Xử – thử Sương giáng Thanh minh Đại – tuyết Vũ – thuỷ Mang chủng Lập – thu Hàn – lộ Tiểu – hàn Lập – đông Bạch – lộ Tiểu – thử Lập – hạ Kinh – trập Chủ khí nói rõ biến hoá khí hậu bình thường trong một năm, mỗi khí chủ 60 ngày và 78 khắc rưỡi, tuy nhiên cũng như ý nghĩa chủ vận tứ thời, nhưng trong thời gian chủ khí có khác nhau. Ví dụ: khí hậu bốn mùa nói chung: xuân ôn (phong), hạ nhiệt (hoả), thu lương (táo), đông hàn và hạ trưởng chủ thấp (bảng trên là lục khí: phong, thử, thấp, hoả, táo, hàn chia ra 6 bước là chuyển dịch cụ thể). – Khách khí: khách khí để giải thích khí hậu biến hoá khác thường hàng năm có thay đổi, khác với chủ khí cố định. “Khách ở lại là không bình thường” vì (khách là đi qua) nên gọi là khách khí. – Phương pháp suy đoán khách khí: khách khí chuyển dịch là do khí âm dương nhiều hay ít và thứ tự chuyển dịch là: quyết âm (âm), thiếu âm (âm), thái âm (âm), thiếu dương (dương), dương minh (dương), thái dương (dương). Mỗi năm có một khí chủ lĩnh, từng năm chuyển dịch tuần toàn không ngừng đó là khách khí chủ quản một năm. – Những năm khách khí chủ lĩnh suy đoán thế nào? Khí tự nhiên theo địa chi làm cơ sở. Năm Tý Ngọ trên thấy thiếu âm, năm Sửu Mùi trên thấy thái âm, năm Dần Thân thấy thiếu dương, năm Mão Dậu thấy dương minh, năm Thìn Tuất thấy thái dương, năm Tý Hợi thấy quyết âm. Địa chi mỗi năm phàm là trùng Tý Ngọ không chuyển đến thiên can. Tý và Ngọ khách khí đều thuộc thiếu âm tư thiên, Sửu và Mùi khách khí đều thuộc thái âm tư thiên… Mỗi tuần hoàn 6 năm 6 khí, mỗi tuần hoàn của địa chi là 12 năm (6 âm chi và 6 dương chi). Trong 60 năm chuyển dịch 5 vòng, lục khí tuần hoàn 10 vòng. Quy luật năm chi với tư thiên tại tuyền. Năm chi Tư thiên Tại tuyền Tý Ngọ Thiếu âm – Quân hoả Dương minh – Táo kim Thái dương – Hàn thuỷ Thái âm – Thấp thổ Sửu Mùi Dần Thân Thiếu dương – Tướng hoả Quyết âm – Phong mộc Mão Dậu Dương minh – Táo kim Thiếu âm – Quân hoả Thái âm – Thấp thổ Thái dương – Hàn thuỷ Thìn Tuất Tỵ Hợi Quyết âm – Phong mộc Thiếu dương – Tướng hoả + Dựa theo quy luật biến hoá, thắng phục của khách khí; khách chủ gia lâm; chủ khách thuận nghịch; thuận nghịch chủ khách với biến đổi khí hậu. Biểu hiện sự thịnh suy của vận khí được ứng dụng để suy đoán theo thập nhị quái. Tổng hợp bảng thịnh suy của vận khí tương hợp để suy đoán bệnh tật và trạng thái thiên thắng, yếu tố bản tạng (yếu tố cơ địa của từng người bệnh) trên cơ sở đó đề ra phương pháp điều trị và dự phòng (có bảng phụ lục kèm theo). + Ứng dụng bảng lục thập niên vận khí tương hợp. – Thiên văn can chi và tạng phủ. Giáp Kỷ hoá thổ ? Thiên văn ngày nay cho rằng Giáp Kỷ hoá thổ là do lực tương hỗ (lực điện trường trong vũ trụ), khi mặt trời (định tinh trên thiên không) chiếu vào sao thổ ánh sáng khúc xạ lên nền trời xuất hiện quang phổ màu kiềm, cổ nhân gọi “kiềm thiên kiến vận”. Năm mậu quý hoá hoả khi mặt trời chiếu vào sao hoả, khúc xạ có quang phổ mầu đỏ cổ nhân gọi “đan thiên kiến vận” mậu quý hoá hoả. – Khi mặt trời chiếu vào sao Thuỷ cổ nhân gọi: “huyền thiên kiến vận. Bính Tân hoá thuỷ”. – Khi mặt trời chiếu vào sao Mộc, quang phổ màu xanh cổ nhân gọi: “thanh thiên kiến vận, Đinh Nhâm hoá mộc” – Khi mặt trời chiếu vào sao Kim cổ nhân gọi: “bạch thiên kiến vận, Ất Canh hoá kim”. Trong thập Can có âm Can và dương Can (dương Can thuộc số lẻ thường thái quá, âm Can thuộc số chẵn thường bất cập). – Địa chi từng năm liên quan đến tạng phủ kinh lạc. – Như đã nói ở trên (mục địa chi phối hợp lục khí) ta có: → Tý Ngọ thuộc thiếu âm quân hoả → thuộc thái âm thấp thổ Sửu Mùi Thìn Tuất → Dần Thân thuộc thiếu dương tướng hoả → Mão Dậu thuộc dương minh táo kim → Tỵ Hợi thuộc quyết âm phong mộc Chủ khí là đại biểu ngũ tạng Khách khí là đại biểu lục kinh (tam âm tam dương). Khách khí khi thì hoạt động trên vũ trụ (thuộc tư thiên). Khi thì vận động trong khí quyển và sâu trong lòng đất gọi là tại tuyền (tuyền đài). Những năm có tương khắc, khách khí thường gia lâm vào chủ khí tác động vào chủ vận và chủ khí. Vận khí khách hành khác loại thì ít bệnh tật. Vận khí cùng hành cùng loại tai hại vô cùng. Năm Vận hoả, khí tư thiên cũng hỏa thì gọi là thiên phù. Hoả cộng hoả là lưỡng hoả làm theo thời tiết nóng gấp đôi trạng thái thiên thắng thuộc về nhiệt, rêu lưỡi hình lưỡi chất lưỡi đều biểu hiện nhiệt. Năm vận hoả, năm chi cùng là hoả (Tý Ngọ) gọi là tuế hội thời tiết nắng nóng bệnh tật hoả thịnh tăng cao, hình thể lưỡi thon gọn khô, chất lưỡi ráng đỏ rêu vàng, trạng thái thiên nhiệt, thực nhiệt. Năm vận hoả, tư thiên hoả, năm chi cũng hoả gọi là thái ất thiên phù. Tử vong rất cao, hình lưỡi thuộc cực nhiệt. Năm vận hoả tư địa (tại tuyền) hoả gọi là đồng thiên phù. Năm vận hoả năm chi của khí tư thiên là hoả gọi là đồng tuế. – Thiên văn được vận dụng trong y học. Một đêm ngày: quả đất tự quay quanh trục của mình một vòng. Một tháng: mặt trăng quay quanh quả đất một vòng theo hình số tám (bát quái). Một năm: quả đất quay xung quanh mặt trời một vòng 10 thiên can (góc trời) 12 địa chi (cành đất). – Thiên can liên quan đến tạng phủ Giáp (1) Dương mộc Đởm Kỷ (6) Âm thổ Tỳ → → Đại trường Dương kim Canh (7) Can Âm mộc Ất (2) → → Phế Âm kim Tân (8) Tiểu trường Dương hoả Bính (3) → → Đinh (4) Âm hoả Bàng quang Tâm Nhâm (9) Dương thuỷ → → Mậu (5) Dương thổ Vị Quý (10) Âm thuỷ Thận → → * Địa chi liên quan đến ngũ hành (đã giải thích rõ ở phần trên) Địa chỉ: Tý Hợi (Â – D) Thuỷ Thìn Tuất (D) Thổ Sửu Mùi (A) Thổ Dần Mão (D – Â) Mộc Tý Ngọ (Â – D) Hoả Thân Dậu (D – A) Kim Cơ chế sinh bệnh theo ngũ vận lục khí có liên quan đến trạng thái thiên thắng. Chủ yếu là khí hậu khắc cơ quan và tạng phủ. Tuỳ theo bản tạng thiên thắng mà phát ra bệnh khác nhau liên quan đến kinh mạch, lạc mạch. – Do thuộc tính khác nhau của nguyên nhân gây bệnh, và yếu tố thể chất khác nhau của mỗi người mà có sự khác nhau về chứng trạng và cơ quan phát bệnh. Việc phát bệnh phụ thuộc vào biến hoá khí hậu “ngũ vận lục khí”. Ngũ vận thái quá hay bất cập. Lục khí tư thiên hay tại tuyền mà dẫn đến bệnh tật khác nhau. Ví dụ: năm Đinh Nhâm là năm thuộc vận mộc, Đinh là vận mộc bất cập thì Nhâm là vận mộc thái quá, mộc bất cập tức là táo khí lưu hành, Mộc thái quá tức là phong khí lưu hành. Khi táo khí lưu hành: phát sinh kỳ bệnh, da xanh, đau sườn, đau bụng dưới, dễ đi lỏng, bệnh hàn nhiệt khái thấu. Trong đó xuất hiện triệu chứng của ba tạng: tỳ, can, phế tất nhiên trong trạng thái thiên thắng sẽ có biểu hiện ở lưỡi về rêu lưỡi, chất lưỡi, hình thể ở vùng giữa lưỡi, hai bên rìa lưỡi và 1/3 trước lưỡi, các chỉ tiêu lượng hoá pH, nhiệt độ lưỡi, soi mao mạch lưỡi (thiệt chẩn) sẽ bị chi phối nhất là trên cơ thể bình thường mà có trạng thái thiên thắng trùng với sự biến đổi của khí hậu và ngũ vận lục khí. Nếu như năm mộc thái quá phong khí lưu hành kỳ bệnh, ăn uống kém, không ngon miệng, gầy gò, mệt mỏi, thường đau ngực sườn, hay giận dữ, bụng chướng đầy, các triệu chứng tập trung vào tỳ, vị, can trạng thái thiên thắng sẽ biểu hiện bằng biến đổi rêu lưỡi, chất lưỡi và hình thể lưỡi theo sự phân vùng của tạng phủ trên lưỡi, cụ thể là giữa lưỡi và hai bên rìa lưỡi. Năm Tý Ngọ (địa chi) tại tuyền là thiếu âm quân hoả. Tư tiên là dương minh táo kim, khí tư thiên chủ nửa năm đầu, khí tại tuyền chủ nửa năm sau, như vậy thì việc phát bệnh trong năm cũng khác nhau. Thiếu âm quân hoả tư thiên nhiệt (dâm) thiên thắng lại gặp trạng thái thiên thắng về nhiệt lại càng nhiệt thái quá. Kỳ bệnh: trong ngực tức nóng, họng khô, hồi hộp, sườn phải đầy đau, hàn nhiệt, khái nhiệt khái thấu, nôn máu, ỉa máu, đái máu. Bệnh biểu hiện chủ yếu tâm, phế, can, các hình thể lưỡi ở trạng thái thiên thắng biểu hiện biến đổi nhiều ở đầu lưỡi và hai bên rìa lưỡi. Nếu dương minh tại tuyền táo (dâm) thiên thắng, kỳ bệnh hay nôn, miệng đắng, tâm, sườn, ngực đau, bệnh biểu hiện phế và can, biểu hiện hình thể lưỡi và các chỉ tiêu lượng hoá trong các trạng thái thiên thắng sẽ thay đổi. – Vận dụng trong dự phòng và điều trị. Biện pháp không dùng thuốc. + Châm cứu theo cấu trúc thời gian (Tý Ngọ lưu trú và linh quy bát pháp hay linh quy phi đăng) + Bấm huyệt, chích nhể theo cấu trúc thời gian – Khí công xoa bóp trong dưỡng sinh phòng bệnh – Dùng thuốc + Thu hái thuốc uống thuốc theo cấu trúc thời gian (thời dược học). + Dựa vào mối liên quan chặt chẽ giữa biến đổi khí hậu (học thuyết vận khí) với việc phát sinh phát triển và các trạng thái thiên thắng ở người khoẻ, có lợi cho biện chứng dự phòng và điều trị lâm sàng. Cụ thể là việc lập ra các phương thuốc chính xác. Ví dụ: khí phong thiên thắng thì dùng thuốc tân lương để phát tán trừ phong, khi hoả nhiệt thiên thắng thì dùng thuốc tả hoả, khi thấp thiên thắng thì dùng thuốc thông hạ nhuận táo. Hàn thiên thắng thì dùng thuốc ôn nhiệt táo hàn. Vì vậy cần phải dựa vào yếu tố bản tạng trạng thái thiên thắng ở người khoẻ bình thường cũng như mắc bệnh để có hướng dự phòng và điều trị bằng cách sử dụng phương dược để thay đổi bản tạng của người bệnh. – Hải Thượng Lãn Ông cho rằng: “tiên học Dịch hậu học Y” Dịch với Y phải hiểu đúng nghĩa là: thượng tri thiên văn, hạ tri địa lý, trung tri nhân sự. Thượng chi thiên văn nghĩa là phải xem yếu tố bản tạng và trạng thái thiên thắng của người bệnh: thiên hàn, thiên thấp, thiên nhiệt hoặc là thiên thấp nhiệt liên quan đến vận và khí (là bản mệnh – đã nói ở trên) hạ tri địa lý nghĩa là xem xét về khí hậu về thiên thời về môi trường của địa danh mà người bệnh đang sống; trung tri nhân sự nghĩa là phải xem xét nội bộ gia đình mối quan hệ với bè bạn hoàn cảnh và điều kiện sống, nghề nghiệp, buôn bán, lỗ lãi thất thường đều ảnh hưởng đến tính chất nặng nhẹ sự thăng trầm của tất cả trạng thái bệnh lý. Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.75-921 like
-
Trước sự kiện sôi động ở biển Đông, Lão Gàn mới thấy ý kiến của Lão - trong "Quán Vắng" thì phải - cách đây năm ngoái, năm kia gì đó quả là chí lý. Ngày ấy cơ quan Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông làm hồ sơ mô tả cơ sở chủ quyền của mình - Đại ý vậy. Lúc ấy, lề phải , lề trái chẳng thấy ma nào nói năng gì, chỉ mình Lão Gàn đóng góp ý kiến với chánh phủ là nên làm. Và rằng không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, tốn vài gờ dam giấy thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ngân quỹ quốc gia. Sau đó vài tuần, theo thông tin trên báo thì chính phủ đã làm hồ sơ mô tả chủ quyền Việt Nam trên biển. Bi vờ mới thấy các tác dụng của vấn đề. Tôi nghĩ ai đó có số điện thoại , hoặc i meo thì nên gợi ý cho cái cơ quan Liên Hiệp Quốc nào đó có đề nghị này, hãy họp để xem xét về những chứng minh chủ quyền của các quốc gia đã nộp hồ sơ. Trung Quốc chắc chắn chưa nộp. Hoa Kỳ nếu quả là siêu cường số một đang có trách nhiệm với thế giới - để cầm cân Ta, nảy mực Tàu - thì có lẽ cũng không cần phải gợi ý, mà nên tạo điều kiện để Liên Hiệp Quốc xem xét hồ sơ mô tả chủ quyền của những quốc gia liên quan , mà Việt Nam đã nộp lâu rùi. Tất nhiên, các nước có nộp hồ sơ phải có phái đoàn để bảo vệ luận điểm của mình đúng và nước khác sai. Cái này theo ngu ý của Lão Gàn thì cha nội kiện cáo, nhưng chả mât lòng thằng Tây , con đầm nào.1 like
-
Trung Quốc bất ngờ mềm mỏng với Ấn Độ Thứ hai, 9/6/2014 | 11:13 GMT+7 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm qua bắt đầu chuyến thăm hai ngày đến Ấn Độ với kỳ vọng xoa dịu mối căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ nay và thúc đẩy quan hệ thương mại vốn bị đình trệ giữa hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj trong cuộc gặp hôm qua. Ảnh: Reuters Theo NDTV, ông Vương được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cử làm đặc phái viên trong chuyến thăm Ấn Độ lần này. Đây là chuyến thăm cấp cao đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền cuối tháng trước. Trong cuộc hội đàm kéo dài hơn ba tiếng hôm qua, ông Vương và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã trao đổi về nhiều vấn đề trong quan hệ song phương, bao gồm cả tranh chấp biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ nghi ngờ rằng cuộc tranh chấp ở đường biên giới Himalaya dài 4.000 km sẽ gây ảnh hưởng đến việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ. "Thậm chí nếu chúng tôi không thể giải quyết trong thời gian tới, chúng tôi vẫn có thể kiểm soát nó một cách hiệu quả và không cho phép điều này làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của mối quan hệ", AP dẫn lời ông Vương nói. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với khoảng 90.000 km2 đất ở khu vực bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Trong khi đó, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh chiếm 38.000 km2 lãnh thổ trên cao nguyên ở dãy Himalaya. Hai nước từng có cuộc đụng độ đẫm máu tại đây và đã trải qua 7 vòng đàm phán để giải quyết tranh chấp nhưng đều thất bại. Ấn Độ từ lâu vẫn thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc trước lo ngại về sức mạnh đang lên của nước láng giềng. Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Vương là dấu hiệu cho thấy hai nước có thể xích lại gần nhau. Quyết định cử đặc phái viên sang New Delhi chỉ hai tuần sau khi chính phủ mới nhậm chức cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Ấn Độ trong bối cảnh phải đối mặt với các tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, cũng như chiến lược hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hôm nay, ông Vương dự kiến có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Thủ tướng Modi. Ông ca ngợi chính phủ mới của Ấn Độ "chân thành và nhiệt tình" khi nhanh chóng bắt tay với Trung Quốc và các quốc gia khác. Ông Modi, người đã sang thăm Trung Quốc 4 lần trước khi trở thành thủ tướng, dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại một hội nghị ở Brazil tháng tới. Ông Tập cũng dự kiến sang thăm Ấn Độ vào cuối năm nay theo lời mời của ông Modi. Anh Ngọc ============== Lần trước, Tổng tham mưu trưởng Tung cóoc sang Huê Kỳ, Lão Gàn phán rằng thì là sẽ được nghe chửi rất văn chương. Quả đúng thế thật. Lần này thấy ông Nghi Vượng bắt tay bà Sờ Vai Dai (Lão Gàn không biết tiếng Ấn Độ nên phiên âm vậy. Híc) thấy cứ như là hai đấu sĩ lên võ đài, trước khi đấm đá thì bắt tay nhau rất lịch sự. Hãy chờ xem.1 like
-
Tuần báo Bắc Kinh: Phải buộc Việt Nam lệ thuộc về kinh tế, văn hóa?! Hồng Thủy 10/06/14 07:05 Thảo luận (1) (GDVN) - Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ "quan hệ hữu nghị viển vông" giả cầy nào đó. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: tienphong.com.vn Tuần báo Bắc Kinh ngày 9/6 tiếp tục có bài xuyên tạc, vu cáo trắng trợn Việt Nam trong vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bằng việc bóp méo nội dung công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958. Tờ báo Trung Quốc vu cáo rằng căng thẳng trên Biển Đông xuất phát từ...những vấn đề trong nước của Việt Nam?! Thật nực cười, "do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với áp lực giảm phát, tỉ lệ thất nghiệp cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng", đây là lý do, đúng hơn là cái cớ để Trung Quốc kéo giàn khoan 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam? Ngoài việc đổ tội cho "khủng hoảng kinh tế", Tuần báo Bắc Kinh còn vu cáo "các nhóm nhân quyền ủng hộ dân chủ trong và ngoài Việt Nam thông đồng, kích động bạo loạn chống Trung Quốc bằng cách lợi dụng lòng yêu nước của Việt Nam"?! Người Việt đủ tỉnh táo để biết ai là bạn ai là thù, một kẻ láng giềng to xác kéo giàn khoan án ngữ ngay trước cửa nhà mình lẽ nào có thể ngồi yên? Hơn ai hết, Trung Quốc thừa hiểu lòng yêu nước của người Việt như thế nào qua các bài học lịch sử. Hoạt động gây rối của một số đối tượng lợi dụng các cuộc tuần hành yêu nước, phản đối Trung Quốc bành trướng Biển Đông, xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam để gây tổn hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài đã bị nhà nước Việt Nam nghiêm trị, đồng thời động viên và giúp đỡ kịp thời các doanh nghiệp ổn định sản xuất. Đây đâu phải chỗ để tờ báo Trung Quốc nói lời ly gián, chia rẽ người Việt. Kéo giàn khoan, tàu chiến sang vùng biển nước khác ngang nhiên, trắng trợn là hành động của kẻ cướp. Không những tìm cách ly gián người Việt với nhau, người dân với chính phủ Việt Nam mà Tuần báo Bắc Kinh còn tiếp tục chiêu bài kích động, tạo hiểu nhầm trong dư luận về cái gọi là "sự chia rẽ trong ban lãnh đạo Việt Nam" trong quan hệ với Trung Quốc, bất chấp thực tế các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã lên tiếng phản đối các hành vi gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông. "Những gì làm phức tạp vấn đề là quan điểm về quan hệ Việt - Trung khác nhau rất nhiều giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam", Tuần báo Bắc Kinh kích động. Với luận điệu xuyên tạc, đâm bị thóc chọc bị gạo hòng chia rẽ người Việt, tờ báo Trung Quốc vu cáo trắng trợn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt - Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bám vào giáo điều, đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi"?! Đúng! Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết, quan trọng hơn rất nhiều một thứ "quan hệ hữu nghị viển vông" giả cầy nào đó. Đây là bài học người Việt đã rút ra sau rất nhiều biến cố, mà trong số đó có phần "đóng góp không nhỏ" của gã láng giềng lớn xác nhưng chơi bẩn, thường tìm cách đâm sau lưng đồng chí, bạn bè. Và không chỉ Việt Nam, trong quan hệ quốc tế ngày nay, quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên. Điều khác nhau ở chỗ, những nước văn minh thì bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp, trong khi những kẻ ngụy quân tử thì chỉ thích vơ vào, biến của người khác thành của mình và bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả đâm bạn sau lưng. Bất chấp thực tế những nỗ lực không ngừng của chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để ổn định tình hình, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục chỉ đạo mặt trận đối phó với dã tâm, thủ đoạn bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, Tuần báo Bắc Kinh tiếp tục vu cáo Thủ tướng Việt Nam "chỉ đạo, xử lý không hiệu quả" cái gọi là "bạo loạn chống Trung Quốc"?! Vu cáo Việt Nam xong, tờ báo quay ra buộc tội Hoa Kỳ. Nó cho rằng sự "trỗi dậy" của Trung Quốc đã khơi dậy nỗi sợ hãi đối với rất nhiều người Mỹ, những người cảm nhận thấy sức mạnh đang lên của Bắc Kinh như một mối đe dọa. Washington đã tuyên bố sẵn sàng giải quyết sự khiêu khích của Trung Quốc với chiến lược trục châu Á của mình. Hoa Kỳ đã san bằng những chỉ trích của Trung Quốc về tranh chấp của họ với các nước láng giềng ở Biển Đông, Hoa Đông. Chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày đêm chắc tay súng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Tuần báo Bắc Kinh lý luận rằng, mặc dù Việt Nam không phải là đồng minh của Mỹ, nhưng sự hỗ trợ của Washington cho Nhật Bản và Philippines đã khuyến khích người Việt, áp dụng lập trường "ngày càng khó khăn và khiêu khích với Trung Quốc"?! Theo ý kiến của Mỹ, Trung Quốc nên tập trung lo đổi mới đất nước và không dùng vũ lực để chống lại Việt Nam ở Biển Đông, do đó Việt Nam cảm thấy bị thôi thúc tận dụng tối đa khoảng thời gian này để củng cố lợi ích của mình trong khu vực, tờ báo Trung Quốc nói. Tờ báo này lật lọng rằng, việc chính phủ Việt Nam nhanh chóng xử lý một số đối tượng gây rối, ổn định tình hình là do "áp lực từ Trung Quốc", trắng trợn hơn, nó vu cáo Việt Nam tiếp tục "quấy rối giàn khoan Trung Quốc". Trong khi các tàu Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục đương đầu nhau ngoài Biển Đông, Tuần báo Bắc Kinh cho rằng "ít có khả năng leo thang xung đột vì Việt Nam sẽ không thể chiến thắng trong cuộc chiến bất đối xứng, cũng không đủ khả năng để kéo dài nó". Tuần báo Bắc Kinh đúng ở chỗ, về sức mạnh cơ bắp trên biển đúng là bất đối xứng khi Trung Quốc liên tục huy động hơn 100 tàu lớn, gồm nhiều chiến hạm hiện đại nhất của hải quân và máy bay quân sự, nhưng nó quên mất rằng Việt Nam mới là bên có chính nghĩa còn những kẻ kéo tàu chiến giàn khoan sang vùng biển nước khác lộng hành là những kẻ cướp. Thế giới văn minh sẽ không để cho bọn kẻ cướp thích làm gì thì làm. Tuần báo Bắc Kinh còn lo sợ Việt Nam sẽ làm gương cho Philippines chống lại tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông và việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong đó bao gồm biện pháp pháp lý đã khiến tờ báo này lo sợ sẽ "ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt - Trung", thật nực cười! Nguy hiểm hơn, tờ báo này cho rằng về lâu dài Trung Quốc cần tăng cường "sự lệ thuộc của Việt Nam về kinh tế và văn hóa" mới là giải pháp khả thi nhất?! Tuần báo Bắc Kinh cho rằng, thực tế mặc dù giao lưu thanh niên 2 nước diễn ra thường xuyên, hợp tác gần gũi về văn hóa "nhưng Việt Nam không chỉ cho phép hùng biện chống (sự bành trướng, xâm lược của) Trung Quốc chiếm ưu thế, mà còn cố tình miêu tả Trung Quốc như kẻ mạnh ức hiếp người yếu dẫn đến kết quả hầu hết người trể tuổi ở Việt Nam không muốn chơi với Trung Quốc"?! Một thái độ trịch thượng, kẻ cả muốn đồng hóa cả các nước láng giềng thành "chư hầu" của Trung Quốc, điều này sẽ không bao giờ xảy ra. Mời quý độc giả theo dõi tình hình Biển Đông, các hoạt động gây hấn của Trung Quốc và phân tích, bình luận TẠI ĐÂY. ========================= Qua đó mới thấy rất rõ rằng: Một dân tộc tồn tại, độc lập và tự cường thì cội nguồn văn hóa dân tộc là điều quan yếu đặc biệt cần thiết. Việt sử 5000 năm văn hiến đúng trong mọi hệ quy chiếu và trong cả những sự kiện từ vi mô đến vĩ mô. Kẻ nào còn mơ hồ chuyện này thì thật là ngu xuẩn.1 like
-
"Trung Quốc cấm đấu thầu tại Việt Nam, gây áp lực kinh tế" Hồng Thủy 09/06/14 09:31 Thảo luận (0) (GDVN) - Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ. Hình minh họa. Bưu điện Hoa Nam ngày 9/6 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu các hợp đồng mới tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước tăng cao (kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, gây hấn với lực lượng chức năng và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam - PV). Một quan chức doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc yêu cầu giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam, các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo về việc này. 3 nhà thầu Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã được thông báo. Theo một nhân viên làm việc tại bộ phận cấp phép của Bộ Thương mại Trung Quốc, việc đình chỉ hoạt động đấu thầu là có thật và cho biết thêm, không biết lệnh cấm này sẽ kéo dài bao lâu. Hứa Lợi Bình, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á từ viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng gây áp lực kinh tế đối với chính phủ Việt Nam. "Bất kỳ biện pháp nào để tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đều không phù hợp với sự căng thẳng chính trị hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ", Hứa Lợi Bình cho biết. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004, nhưng họ chỉ đứng thứ 11 về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2012. Có khoảng 113 doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm cả các công ty về kỹ thuật công nghệ điện lực, hóa học đang hoạt động tại Việt Nam, theo hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc. Trương Kiệt, một chuyên gia về quan hệ đối ngoại tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, tác động lệnh cấm đấu thầu của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ chỉ có ảnh hưởng giới hạn. "Trung Quốc không có khả năng đe dọa sự phát triển kinh tế của Việt Nam bởi số lượng công việc phát triển của chúng tôi là quá nhỏ", Trương Kiệt cho biết. Theo học giả này, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng khó có thể giành phần thắng. ================== . Hừm!Cấm chưa? Hay mới chỉ dọa vậy? Ngày xưa, trong chiến tranh Việt Nam Hoa Kỳ, một nhà chiến lược Hoa Kỳ phát biểu - Đại ý: "Thật khó làm tan nát nền kinh tế Việt, khi tất cả tài sản của người Việt có thể chất lên cái xe đạp và di chuyển đến nơi sơ tán".1 like
-
Dạo vừa rồi em không vào diễn đàn thường xuyên được. Hôm nay vào, vô Trang cá nhân thì bị báo lỗi: Kể cả vào các trang cá nhân của các member khác cũng ko được . Mong BQT giúp đỡ.1 like