• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/06/2014 in all areas

  1. 1 like
  2. TƯ LIỆU THAM KHẢO ========================== “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi... rồi mọi chuyện chìm“ (Kienthuc.net.vn) - Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc sợ nhất là giàn khoan Hải Dương 981 trái phép của Trung Quốc… lẳng lặng rút đi và mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ. Sức nóng của giàn khoan Hải Dương 981, mà Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử... chính là chủ đề Cafe đầu tuần của Kiến Thức với nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc. Một cơ hội để không còn phụ thuộc - Tâm tư của người VN đã ít nhiều xáo trộn kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Xin ông chia sẻ những tâm tư của mình với tư cách một tri thức, một công dân của VN? Nói rằng tâm tư người Việt “ít nhiều xáo trộn” vì vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là nói quá nhẹ. Người Việt Nam nói “đất nước” để chỉ cái mà các dân tộc khác gọi là quốc gia. Một tấc đất, một tấc biển bị xâm phạm có thể khiến cả dân tộc này bừng bừng đứng dậy. Trải nghiệm bi tráng hàng nghìn đời cũng đã để lại trong óc và trong máu người Việt ý thức và tình cảm sâu sắc rằng nguy cơ lớn nhất, dai dẳng nhất, thậm chí mãi mãi không bao giờ dứt đối với chủ quyền của đất nước là đến từ phương bắc, từ bành trướng tham lam không đáy và không bao giờ dừng lại của tất cả các triều đại Trung Hoa. Nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyên Ngọc (Ảnh: ST) Chuyện Trung Quốc có những âm mưu xâm lấn biển đảo nước ta là chuyện không mới, tuy nhiên lần này có hai điểm nổi bật: Một: Trong âm mưu lấn chiếm lâu dài đó, đây là một bước chuyển có tính đột phá: Trung Quốc bộc lộ rõ mà không cần che giấu. Đây là lúc, đúng như thời Trần cách đây tám thế kỷ đối mặt với quân Nguyên từng dày đạp cả nửa thế giới văn minh, khi cần chúng ta sẽ cùng cất lên lời khẩn báo“sơn hà nguy biến!”. Hai: Nguy biến, hầu như bao giờ cũng vậy, như một quy luật kỳ lạ và tuyệt diệu của cuộc sống, lại mở ra thời cơ cho dân tộc Việt Nam. Thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, một nước lớn ở ngay cạnh chúng ta mà lại không hề đàng hoàng luôn luôn muốn nhòm ngó đất đai của chúng ta. Hàng nghìn năm trước cha ông ta đã giữ trọn non sông đất nước bằng tư tưởng và hành động sống kiên định, thông minh và anh hùng ấy. - Hiểm nguy sống còn đồng thời lại là cơ hội lớn từng trằn trọc chờ đợi, ông có thể nói rõ hơn? Hiểm nguy chết người thì rõ rồi. Còn thời cơ ư? Số phận đã đặt đất nước ta đứng sát cạnh một đế quốc khổng lồ và là một đế quốc cực kỳ tham lam. Suốt lịch sử lâu dài từng là vậy, ngày nay càng là vậy: ráo riết hơn, hung hăng tàn bạo hơn, hấp tấp nôn nóng hơn. Cách đây hơn thế kỷ trên thế giới người ta đã từng nói đến cái gọi là “họa da vàng” (péril jaune). Không phải chuyện phân biệt chủng tộc đâu. “Da vàng” đây cụ thể là đế quốc Trung Hoa. Nhân loại văn minh đã từng lo lắng về hiểm họa ấy. Hãy tưởng tượng đến một ngày cái đế quốc đó - mà là người Việt, dân tộc dày dạn kinh nghiệm nhất với đối tượng quái đản này, chúng ta càng hiểu thấm thía hơn ai hết – đến một ngày cái đế quốc ấy sẽ làm chủ toàn thế giới! Vậy mà đó chính là ý đồ ngày càng không cần quá che giấu nửa của nó và không phải hoàn toàn không là khả năng hiện thực! Còn sống ngày nào, nhất thiết không được quên điều đó, viễn cảnh kinh hoàng đó. Tôi nghĩ đã đến lúc cần bình tĩnh và sáng suốt nhìn lại: con đường chúng ta đã bắt buộc phải chọn trong chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, éo le một cách tất yếu, đã khiến ta xao lãng, đến ảo tưởng, về “người hàng xóm hữu nghị” nhưng lại là nguy cơ lâu dài không bao giờ hết đối với tồn vong của dân tộc. Cho đến sự kiện Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới 1979, vụ Trường Sa 1988 và bây giờ là sự kiện giàn khoan Hải Dương 981… đã đủ để đánh thức chúng ta. Giàn khoan của TQ lại đánh thức lòng tự tôn của dân tộc Việt - Nhiều học giả và tri thức trong và ngoài nước thậm chí cho rằng, việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép lần này lại mang đến một cơ hội mới cho người Việt. Ông đánh giá ý nghĩa của “sự hỗn xược” đó thế nào, trong bối cảnh nhìn lại lịch sử về lòng tự tôn của người Việt? Theo tôi, chính họ đã “giúp” ta và là một cú giúp rất căn bản. Sự nôn nóng do tham vọng ngông cuồng đã khiến họ đi một nước cờ sai. Với vụ giàn khoan trái phép, nó đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử. Nó phơi trần mọi sự lừa bịp được công phu bày vẽ lâu nay. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên đã phải nói đến cái thứ “hữu nghị viễn vông” đó. Tất cả những điều đó, diễn ra từ khi có chuyện giàn khoan, do chuyện giàn khoan, theo tôi là khá ngoạn mục. Tôi nói thời cơ vì rõ ràng con đường đã rộng mở. Vấn đề bây giờ là có đủ can đảm dấn bước lên con đường mới đã mở, thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc, tự lập tự cường hay không? Theo NV Nguyên Ngọc, giàn khoan Hải Dương 981 đã dại dột đánh thức lòng tự tôn của người Việt. - Ông có dự kiến cụ thể gì về chuyện giàn khoan sắp tới? Nói thì có thể lạ: tôi sợ nhất là nó … lẳng lặng rút đi, và ở ta mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ. Điều quan trọng nhất lúc này là nhận thức rõ đã diễn ra một bước ngoặt, sự thật đã được bày ra và quyết không quay lại tình trạng bí bức trước nay. - Làm sao để không quay lại? Cho tôi nói điều này: Thủ tướng đã nói một câu rất quan trọng: “Không đánh đổi chủ quyền vì một thứ hữu nghị viển vông và lệ thuộc”. Cho tôi được phép nói thêm: muốn không viển vông và không lệ thuộc nữa (cả hai từ này đều quan trọng) thì theo tôi, Việt Nam và Trung Quốc sống cạnh nhau - tốt nhất vẫn là bạn tốt láng giềng tốt nhưng phải trên cơ sở tôn trọng nhau và như chúng ta thấy rất rõ họ đâu có làm như thế! Kim Sen (thực hiện) ========================== Dương Trung Quốc: “Không mong Điện Biên Phủ trên biển, muốn hòa với Thiên hạ“ (Kienthuc.net.vn) - Chúng ta không mong có thêm một Điện Biên Phủ nào nữa, chỉ muốn hoà hợp với Thiên hạ, nhất là Trung Quốc. Nếu vì hoàn cảnh bắt buộc, chúng ta sẽ làm những gì như Cha Ông đã làm. Ông cũng nhấn mạnh: “Khi nào chúng ta đồng tâm nhất trí đoàn kết thì chúng ta sẽ giữ được nước và ngược lại, nếu chúng ta mất đoàn kết thì sẽ mất nước”. Nhà sử học Dương Trung Quốc. Trung Quốc đang thực hiện "ngoại giao pháo hạm" - Vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương981 (HD981) trái phép trên vùng biển Việt Nam trong những ngày qua đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Trên phương diện của một người nghiên cứu lịch sử, ông đánh giá sự việc này như thế nào? NSH Dương Trung Quốc: Vụ việc phải được xem là nghiêm trọng vì tính trắng trợn của nó. Bằng cách hành xử này, Trung Quốc đã bất chấp mọi luật pháp quốc tế, mọi cam kết với các quốc gia trong khu vực có liên quan đến Biển Đông như ASEAN, trực tiếp là những cam kết với Việt Nam ở các cấp lãnh đạo cao nhất của hai đảng và hai nhà nước. Đánh mất lòng tin trong quan hệ quốc tế sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Hình ảnh một Trung Quốc trỗi dậy hoà bình nay đã thay bằng hình ảnh một quốc gia muốn thực hiên tham vọng bằng mọi cách. Một quốc gia vốn gắn với một nền văn minh lớn luôn nói đến việc đề cao tính quân tử và trọng chữ tín nay đã hành xử ngược lại với những giá trị ấy. Trong chính giới ASEAN đã có nhà lãnh đạo nhắc đến biểu hiện của “chính sách ngoại giao pháo hạm” trong sự kiện này. - Hiện, Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ hung hăng trên Biển Đông. Ngày 9/5, Trung Quốc đã sử dụng 79 tàu bảo vệ khu vực giàn khoan, trong đó có 3 tàu quân sự, 39 tàu chấp pháp, 14 tàu vận tải, 6 tàu dịch vụ dầu khí... Ngoài ra, TQ còn điều hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Ông đánh giá thế nào về hành động bành trướng của Bắc Kinh? NSH Dương Trung Quốc: Diễn biến trong tương lai chắc sẽ ngày càng phức tạp, vì Trung Quốc luôn muốn tỏ ra rằng mình là nước lớn. Với nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, với tiềm lực đầu tư mạnh cho quân sự chắc không đơn giản Trung Quốc sẽ xuống thang. Nhưng nếu tiếp tục hành xử như thế này, Trung Quốc tự đánh mất mình. Hành xử như đối với Việt Nam, Trung Quốc đã không thể hiện trách nhiệm đối với an ninh ở khu vực, không tuân thủ luật pháp và tập quán văn minh của thế giới hiện đại và hẳn sẽ không ít quốc gia tự đặt câu hỏi: sau Việt Nam sẽ đến nước nào. Rõ ràng trong vụ việc này không chỉ lợi ích của Việt Nam bị xâm hại. Và thế giới sẽ càng bất ổn hơn nếu cách hành xử của Trung Quốc không bị chặn lại. Lo lắng nhưng đoàn kết... sẽ chiến thắng - Lịch sử giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc VN đã chứng tỏ, chúng ta không đứng yên khi tổ quốc lâm nguy. Chúng ta vẫn thường nói về “lòng dân” trong những câu chuyện tương tự. Ông đủ thời gian để lắng nghe tiếng dân trong những ngày qua, ông thấy điều gì thực sự đang bức bách trong trái tim triệu người. Và theo ông, mỗi người VN cần làm gì ở lúc này? NSH Dương Trung Quốc: Đúng là nhìn vào hiện tại chúng ta rất lo lắng, nhưng nhìn về quá khứ chúng ta sẽ an lòng vì hiểu rằng, một khi nền độc lập tự chủ của dân tộc bị đe doạ thì sự đoàn kết dân tộc và sức mạnh của nó sẽ tăng lên. Dân tộc ta đã từng phải đương đầu những thế lực hung hãn, đã từng đánh bại các triều đại và chiếm đóng Trung Hoa, cũng như nhiều đế quốc từ nhiều phương tới xâm lược mà chúng ta vẫn giữ vững được nền tự chủ cho tới ngày nay. Chúng ta cũng thấm thía những thời kỳ dân tộc bị rơi vào thảm cảnh mất nước, bị kẻ xâm lăng đô hộ. Cả hai trạng huống đó đòi hỏi chúng ta phải biết phát huy những bài học lịch sử mà điều sâu sắc nhất đã được đúc kết: khi nào chúng ta đồng tâm nhất trí đoàn kết thì chúng ta sẽ giữ được nước và ngược lại, nếu chúng ta mất đoàn kết thì sẽ mất nước. Đúng là trên bước đường phát triển, chuyển đổi và hội nhập đã có lúc chúng ta đau lòng thấy những rạn nứt, những tiêu cực và sự tha hoá. Nhưng những ngày vừa qua, khi đất nước lâm nguy, chúng ta đã thấy biểu hiện của sự đồng tâm hiệp lực, củng cố khối đoàn kết để cùng hành động một cách tỉnh táo mà điều quan trọng nhất như ông cha ta đã đúc kết từ thực tiễn của sự nghiệp giữ nước là: trên dưới phải đồng lòng vì nghĩa lớn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chắc chẳn sẽ lâu dài mà tất cả mới chỉ là bước đầu. - Nền kinh tế thị trường đã và đang chi phối vào rất nhiều mặt của đời sống người Việt. Theo quan sát của ông, điều đó có làm thay đổi “cục diện tình yêu” đối với dân tộc của người Việt như thế nào? NSH Dương Trung Quốc: Trả lời câu này xin mọi người hãy biết rằng “kinh tế thị trường” đâu phải là cái gì mới mẻ. Ngay trong thời nước ta còn là thuộc địa thì “cơ chế thị trường” đâu có hạn chế người Việt Nam giàu cũng như nghèo thể hiện lòng yêu nước của mình. Rõ ràng nhất là trong Cách mạng giải phóng dân tộc, ngay sau ngày độc lập, Chủ tịch hồ Chí Minh trong lời kêu gọi yêu nước đã nhắc đến mọi tầng lớp, thành phần xã hội đều có thể biểu thị lòng yêu nước phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tuần Lễ Vàng là một ví dụ... Vấn đề là đừng để những truyền thống ấy bị thui chột vì những toan tính của một bộ phận bị tha hoá bởi những lợi ích ích kỷ, mà nay ta hay gọi là “lợi ích nhóm” mà thời nào cũng có thể có, không cứ chỉ có với “kinh tế thị trường”. - Vài ngày sau diễn biến trên Biển Đông, thị trường chứng khoán rớt thê thảm so với hơn chục năm qua. Ngay cả những công ty có chỉ số tài chính tốt cũng chứng kiến giá chứng khoán sặc màu đỏ chạm tới sàn. Diễn tiến đó cho thấy, chúng ta ít nhiều thiếu sự bình tĩnh, nhiều người đang bị “ảnh hưởng mạnh” từ sự việc này. Trong khi đó, trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy, kinh tế là một mặt trận sinh tử. Ông có suy nghĩ gì về thực trạng này? Trung Quốc và Việt Nam đấu vòi rồng trên biển Đông ngày 12/5. Việt Nam giữ vững ý chí và đã bắt Trung Quốc khuất phục. (Ảnh Tuổi Trẻ) NSH Dương Trung Quốc: Đây là tình huống hình như chưa có tiền lệ trong lịch sử nước ta, vả lại “chứng khoán” là một lĩnh vực cần có một sự phân tích thấu đáo hơn, cũng đừng nên vội quy chụp. Chỉ có điều là vận mệnh quốc gia không chỉ bị đe doạ ngoài Biển Đông. Vì sức mạnh bền vững, quyết định chính là trong đất liền. Để kinh tế yếu kém, nhất là bị phụ thuộc vào nước ngoài là một mối nguy cơ tiềm tàng và đáng để chúng ta lo lắng. Cần sớm có sự điều chỉnh để bảo đảm sự an ninh về kinh tế quan trọng không kém an ninh về quân sự và chính trị. Chúng ta không mong có thêm một Điện Biên Phủ nào nữa - VN vừa tổ chức kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và chúng ta lại nhớ về những chiến thắng lẫy lừng trên đất liền một thuở. Chúng ta cũng từng có một Điện Biên Phủ trên không. Nhiều người đặt vấn đề về một chiến thắng Điện Biên Phủ trên biển, ông nghĩ thế nào về giả thuyết này? NSH Dương Trung Quốc: Ý chí Điện Biên Phủ không chỉ có trong chiến tranh mà cần có ngay cả trong xây dựng hoà bình. Tôi cho bài học lớn nhất của Điện Biên Phủ là ý chí tự chủ, tự quyết định vận mệnh của mình nhưng vẫn biết huy động những nguồn lực của thời đại, nói cách khác là sự ủng hộ của bè bạn trên thế giới khi mục tiêu của chúng ta là chính nghĩa, hợp với lẽ phải. Và nói cho cùng thì mọi cuộc chiến tranh mà chúng ta đã trải qua chỉ nhằm hướng tới mục tiêu chúng ta mong ước, dám đánh đổi bằng máu là được hoà bình trong độc lập và toàn vẹn lãnh thổ để hoà hiếu với mọi quốc gia. Nói đến Điện Biên Phủ (1954) đừng quên những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam độc lập đã làm hết sức mình để vận động hòa bình, tránh đổ máu (1945-1946). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tới hơn 4 tháng sang Pháp để vận động hoà bình và khi buộc phải cầm súng, ta đều nhớ tới câu mở đầu của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (20-12-1946): “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng...”. Chắc chắn hơn ai hết chúng ta không mong có thêm một Điện Biên Phủ nào nữa trong trận chiến dù trên biển hay trên cạn. Giống như Tổ tiên, chúng ta luôn mong hoà hợp với Thiên hạ nói chung, nhất là với Trung Quốc “núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển”. Nhưng nếu vì hoàn cảnh bắt buộc, chúng ta cũng sẽ làm những gì như Cha Ông ta đã làm. Hiện, có rất nhiều đoàn thể, cá nhân đã lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Nhưng theo ông, điều chúng ta đang cần nhất là gì? NSH Dương Trung Quốc: Cần nhất là đoàn kết nhất trí. Vẫn là bài học của lịch sử cần được nhắc lại: Khi nào chúng ta đoàn kết chúng ta giữ được nước, khi nào chúng ta mất đoàn kết, chúng ta sẽ mất nước. Đương nhiên đoàn kết không chỉ là lời nói mà phải là hành động, nhân dân sẽ là nguồn lực mạnh mẽ nhất, nhưng sự gương mẫu và tài năng của những người lãnh đạo là quyết định, là lực lượng chịu trách nhiệm trứơc lịch sử. Xin ông chia sẻ thêm những quan điểm của mình về sự kiện thời sự đặc biệt này! NSH Dương Trung Quốc: Nếu dám nhìn thẳng vào hiện tại thì đáng lo lắng, nhưng nếu biết nhìn vào lịch sử thì chúng ta tin tưởng... Xin cảm ơn NSH Dương Trung Quốc! Kim Sen (thực hiện) ================ Lão Gàn luôn lấy cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử làm chuẩn mực để xem xét tất cả mọi thứ tư duy, cảm xúc của mọi sự kiện và vấn đề. Kể cả những gì đang xảy ra và mô tả trong topic này. Không thể có một tư duy đúng mực khi không đặt vấn đề cội nguồn dân tộc. Bởi vì, gía trị cốt lõi và làm nên sức mạnh của một dân tộc chính là dân tộc đó phải hiểu rõ cội nguồn văn hóa, lịch sử của mình. Lão Gàn không chỉ trích ai sai. Nhưng rất cần một tư duy hoàn chỉnh.
    1 like
  3. "Trung Quốc cấm đấu thầu tại Việt Nam, gây áp lực kinh tế" Hồng Thủy 09/06/14 09:31 Thảo luận (0) (GDVN) - Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ. Hình minh họa. Bưu điện Hoa Nam ngày 9/6 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu các hợp đồng mới tại Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước tăng cao (kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, gây hấn với lực lượng chức năng và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam - PV). Một quan chức doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc yêu cầu giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam, các doanh nghiệp nhà nước đã được Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo về việc này. 3 nhà thầu Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã được thông báo. Theo một nhân viên làm việc tại bộ phận cấp phép của Bộ Thương mại Trung Quốc, việc đình chỉ hoạt động đấu thầu là có thật và cho biết thêm, không biết lệnh cấm này sẽ kéo dài bao lâu. Hứa Lợi Bình, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á từ viện Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng gây áp lực kinh tế đối với chính phủ Việt Nam. "Bất kỳ biện pháp nào để tăng cường đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đều không phù hợp với sự căng thẳng chính trị hiện nay. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ", Hứa Lợi Bình cho biết. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004, nhưng họ chỉ đứng thứ 11 về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2012. Có khoảng 113 doanh nghiệp Trung Quốc bao gồm cả các công ty về kỹ thuật công nghệ điện lực, hóa học đang hoạt động tại Việt Nam, theo hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc. Trương Kiệt, một chuyên gia về quan hệ đối ngoại tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, tác động lệnh cấm đấu thầu của Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ chỉ có ảnh hưởng giới hạn. "Trung Quốc không có khả năng đe dọa sự phát triển kinh tế của Việt Nam bởi số lượng công việc phát triển của chúng tôi là quá nhỏ", Trương Kiệt cho biết. Theo học giả này, ngay cả khi doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam trong điều kiện hiện nay cũng khó có thể giành phần thắng. ================== . Hừm!Cấm chưa? Hay mới chỉ dọa vậy? Ngày xưa, trong chiến tranh Việt Nam Hoa Kỳ, một nhà chiến lược Hoa Kỳ phát biểu - Đại ý: "Thật khó làm tan nát nền kinh tế Việt, khi tất cả tài sản của người Việt có thể chất lên cái xe đạp và di chuyển đến nơi sơ tán".
    1 like
  4. Lặng ngắm tàn tích của vương quốc Mân Việt Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. Vương quốc Mân Việt là một vương quốc cổ tồn tại từ năm 334 TCN đến năm 110TCN ở khu vực nơi mà ngày nay là tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Cư dân Mân Việt là một tộc người Việt cổ thuộc nhóm dân tộc Bách Việt mà người Việt Nam hiện nay là hậu duệ. Ảnh: Mô hình cung điện và kinh thành của người Mân Việt ở Phúc Kiến. Thành phố cổ Đông Dã được xây dựng bằng đá trên những dãy núi ở Phúc Kiến được cho là thủ đô của nước Mân Việt. Ảnh: Hiện trường khảo cổ ở Đông Dã. Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phố này chính là trung tâm của nước Mân Việt xưa. Ảnh: Một nền móng cung điện của người Mân Việt ở Đông Dã. Mân Việt bị nhà Hán xâm chiếm vào cuối thế kỷ thứ 2 TCN. Tuy nhiên, do địa hình được bao bọc bởi núi non, nhà Hán không thể hoàn toàn kiểm soát được vùng này. Ảnh: Mộ cổ của người Mân Việt được khai quật ở Phúc Kiến. Mân Việt được sáp nhập vào Nam Việt dưới thời đại Triệu Đà từ năm 183 đến 135 TCN và cuối cùng bị nhà Hán thôn tính năm 110 TCN. Ảnh: Khai quật các di tích của người Mân Việt ở Phúc Kiến. Hiện trường khảo cổ ở Phúc Kiến. Đồ gốm cổ của người Mân Việt. Tượng gốm của người Mân Việt. Bình gốm Mân Việt. Những di tích của người Mân Việt được tìm thấy trong quá trình thi công đường tàu điện ngầm ở Phúc Kiến. Ảnh: Internet. http://www.vnhotnews...et_2381937.html
    1 like
  5. IV. LỜI CUỐI SÁCH. Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, chính là ứng cử viên duy nhất của "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - mà nhà tiên tri vĩ đại Vanga, người Bungari đã nói tới. Nếu như bạn đọc cho rằng: lời tiên tri của bà Vanga là mơ hồ thì người viết cũng chia sẻ với ý tưởng của bạn và chỉ coi lời tiên tri của bà Vanga như là một hiện tượng khách quan đã phổ biến và tồn tại trên thực tế, làm đoạn dẫn cho lời cuối sách. Do giới hạn của cuốn sách, người viết chỉ có thể trình bày được những nội dung căn bản. 1/ Qua việc xác định cấu trúc và nội hàm đích thực câu trong Hệ từ Thượng truyện: "Thị cố dịch hữu Thái cực. Thị sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng biến hóa vô cùng". Mô tả một thực tại diễn biến lịch sử và những qui luật vũ trụ, từ khởi nguyên của thuyết Âm Dương Ngũ hành, từ những di sản văn hóa truyền thống Việt. 2/ Mô tả nguyên lý căn để của học thuyết Âm Dương ngũ hành: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt", cùng với những nguyên lý và những khái niệm căn bản những nguyên lý, danh từ căn bản và những khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. 3/ Từ những hệ thống luận cứ trên - chứng minh sự phù hợp với tiêu chí khoa học của một lý thuyết nhân danh khoa học của thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi từ nền văn hiến Việt - trong việc liên hệ với mọi vấn đề liên quan đến nó thuộc nội hàm học thuyết này. Người viết hy vọng rằng: Mặc dù đó chỉ là những giá trị nền tảng ban đầu, nhưng có tính định hướng cho việc phục hồi toàn diện hệ thống học thuyết này, trong mọi lĩnh vực bao trùm của nó. Tuy nhiên, để phục hồi một cách toàn diện, còn là cả một công việc đồ sộ, cần sự đóng góp của rất nhiều bậc trí giả tâm huyết. Mặc dù vậy, với tất cả nhiệt tình của mình, chúng tôi hy vọng góp phần làm sáng tỏ chân lý đích thực về một nền văn hiến Việt khởi nguồn từ miền nam sông Dương tử với gần 5000 năm lịch sử - chủ nhân đích thực của những gía trị nền tảng của nền văn minh Đông phương. Chúng tôi hy vọng và tin tưởng điều này. Chúng tôi cho rằng: chính sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại cho đến ngày hôm nay là điều kiện cần và đủ để minh chứng cho một chân lý bị khuất lấp hàng thiên niên kỷ trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Một trong những câu truyện kể dân gian Việt Nam đã mô tả có tính tiên tri cho sự phục hồi những giá trị của nền văn hiến Việt, hoàn toàn phủ hợp với kết quả tiên tri của bà Vanga: đó chính là câu truyện "Trê Cóc" nổi tiếng trong nền văn hiến Việt. Câu chuyện kể rằng: Cóc mẹ xuống đầm đẻ trứng và nở ra một đàn nòng nọc. Vợ chồng nhà Trê, không có con, thấy đàn nòng nọc giống mình bèn bắt đem về nuôi. Cóc mẹ trở lại đầm thì không thấy con đâu. Biết Trê lấy cắp con mình, bèn đâm đơn đi kiện quan Cá Chép. Nhưng quan Cá Chép xử thắng cho vợ chồng nhà Trê, vì thấy nòng nọc giống Trê hơn giống Cóc. Mẹ Cóc buồn bã thì cụ đồ Nhái khuyên mẹ Cóc không cần phải lo nghĩ nhiều. "Sự phát triển của tự nhiên, đến một lúc một thời điểm thích hợp thì nòng nọc sẽ phát triển thành cóc và trở về với Mẹ Cóc. Quả nhiên, sau này, khi đàn nòng nọc lớn lên lại trở thành cóc và về với mẹ Cóc. "Trê Cóc" .Tranh dân gian Đông Hồ trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Đây là một câu chuyện mang tính minh triết Việt: Nền văn minh Hán đã Hán hóa những di sản của nền văn hiến Việt tử hơn 2000 năm trước. Bởi vậy, những di sản ấy mang một hình thức bằng văn tự Hán, làm mọi người cứ tưởng nó thuộc về nền văn hóa Hán. Điều này được mô tả trong câu chuyện bằng hình thức giống Trê của đàn nòng nọc. Đã hơn hai ngàn năm trôi qua, chính sự phát triển tự nhiên - theo quy luật tiến hóa của nền văn minh nhân loại - là điều kiện cần và đủ để thẩm định một chân lý cổ xưa sẽ quay trở lại với con người. Đây chính là nội dung của thầy Nhái Bén khuyên mẹ Cóc cứ yên tâm; quy luật phát triển của tự nhiên sẽ làm đàn nòng nọc tiến hóa thành Cóc và trở về với nguồn cội. Chỉ đến ngày hôm nay - đã hơn 2000 năm trôi qua - nền văn minh nhân loại đã phát triển và hình thành những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học, mới đủ cơ sở để chứng minh cho nền văn minh Việt chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Đàn nòng nọc - biểu tượng của nền văn minh Khoa Đẩu - trở về với nguồn cội. Sự mở đầu và nội dung của toàn bộ cuốn tiểu luận này, mô tả những giá trị minh triết Việt, chứng minh cho toàn bộ những giá trị của nền văn minh Đông phương thuộc về Việt tộc, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, mà hậu duệ chính là các dân tộc ở đất nước Việt Nam hiện nay. Cho nên, khi kết thúc cuốn tiểu luận này, chúng tôi cũng xin mô tả một nội dung minh triết của một câu truyện nổi tiếng trong di sản văn hóa truyền thống Việt - truyện "Trê Cóc" - để chia sẻ với bạn đọc một thông điệp của tổ tiên về sự phục hồi những giá trị văn hiến Việt, như là một quy luật tất yếu của sự phát triển trong tương lai của nền văn minh hiện tại. Chân thành cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ và đóng góp của bạn đọc. Viết xong tại T/p HCM Giờ Tý. Ngày 28. Tháng 10. Năm Quý Tỵ Việt lịch. Nhằm ngày 30. 11. 2013 Nguyễn Vũ Tuấn Anh
    1 like