-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/06/2014 in all areas
-
Hình ảnh mây đen "rợn người" phủ Bắc Kinh 06/06/2014 16:06 GMT+7 Bầu trời tối sầm vì mây đen vần vũ đã khiến các nhà chức trách ở Bắc Kinh phải ban hành cảnh báo xanh về mưa lớn ở thành phố này trong ngày hôm nay (6/6). Thông tin trên vừa được hãng tin Tân Hoa đăng tải, kèm theo những bức ảnh cho thấy thành phố này sẽ hứng chịu một trận mưa như trút nước. Trung Quốc có một hệ thống cảnh báo thời tiết 4 cấp độ, với màu đỏ là nghiêm trọng nhất, theo sau là cam, vàng và xanh. Thanh Hảo ===================== Trước đây, Quảng Ninh của Việt Nam cũng mây đen kéo tối sầm và trải dài đến Ninh Bình. Đức Thánh Trần nói: Đây là điềm địch quốc gây họa và có âm mưu gây biến, nhưng mọi chuyện sẽ qua. Tất nhiên qua về mặt hiện tượng. Còn về lâu dài vẫn phải cẩn trọng. Nhưng Trung Quốc với đám mây này ở ngay Xủ đô Bê Canh. Nội loạn nổi lên đến nơi. Không qúa tháng 9 Việt lịch. Lão Gàn nói thật: Rút giàn khoan về đi quí zdị.6 likes
-
Học giả Trung Quốc: Quá yếu không bảo vệ được lãnh thổ mới phải kiện?! Hồng Thủy 07/06/14 07:28 (GDVN) - Trong cơn mê sảng, giới học giả nước này đã thừa nhận rằng, mặc dù là một thành viên phê chuẩn UNCLOS, nhưng Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ nó vào sọt rác. Khúc Tinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc. China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 6/6 đưa tin, một số học giả Trung Quốc hôm qua đã lên tiếng cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông khó có khả năng leo thang thành xung đột vũ trang thực sự. Sau khi Philippines nộp bản thuyết trình lập luận của mình bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông theo yêu cầu của Tòa án Quốc tế về Luật Biển, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại igao Trung Quốc lại tiếp tục luận điệu Bắc Kinh từ chối tham gia. Khúc Tinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nói với China News Service rằng Philippines không đủ sức mạnh và ảnh hưởng để có thể gây thiệt hại đến cái gọi là "lợi ích quốc gia" của Trung Quốc. Manila đang nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế bằng cách khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc, tuy nhiên ông Tinh cho rằng điều này chỉ chứng minh một mình Philippines quá yếu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?! Các nhà phân tích Trung Quốc cũng nói rằng Manila sẽ không tham gia vào một cuộc xung đột với Bắc Kinh, bởi vì họ sẽ không thể nhận được sự hỗ trợ chính trị nào từ Mỹ. Thật nực cười cho các nhà "học giả" Trung Quốc. Nói như Khúc Tinh, thì cứ trang bị thật nhiều vũ khí hiện đại, tàu chiến máy bay và thậm chí cả giàn khoan "khủng" như Trung Quốc mới có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ? Chỉ mấy hôm trước đây, Trương Minh Lượng, một học giả từ đại học Kỵ Nam, Quảng Châu, Trung Quốc cũng nói với tờ Bưu điện Hoa Nam, Trung Quốc chẳng có gì phải lo về phán quyết của tòa án trong vụ kiện này, có chăng chỉ là mất "chút ít" uy tín quốc tế vì đã không tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)?! Từ những phát biểu của cánh học giả Trung Quốc có thể thấy Bắc Kinh thực sự đang rất sợ bị khởi kiện ra tòa. Trong cơn mê sảng, giới học giả nước này đã thừa nhận rằng, mặc dù là một thành viên phê chuẩn UNCLOS, nhưng Trung Quốc sẵn sàng vứt bỏ nó vào sọt rác để đạt được tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình. Phát biểu của Khúc Tinh một lần nữa chứng minh điều ấy, và nó cũng thể hiện quan điểm hiếu chiến của một bộ phận lãnh đạo Trung Quốc trong vấn đề lãnh thổ, hàng hải với các nước láng giềng, mà thực tế là Bắc Kinh là kẻ đang nhảy vào tranh chấp. Lâu nay các bên liên quan trên Biển Đông, trong đó có Philippines và Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để giải quyết vấn đề thông qua hoạt động đàm phán hòa bình, nhưng Bắc Kinh không những né tránh, mà còn tranh thủ thời gian thay đổi hiện trạng, biến các vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp. Việc khởi kiện các hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ra tòa là biện pháp cực chẳng đã, nhưng rõ ràng là một lựa chọn hòa bình, văn minh, phù hợp với xu thế thời đại và được dư luận đồng tình, ủng hộ - PV. ============= Đúng là học "giả" Tàu. Việt Nam không thể có tiềm lực quân sự bằng Trung Quốc, cái này không cần phải giáo sư tiến sĩ mới nhận ra. Bởi vậy, toàn lý sự cùn. Chính những lý sự cùn này càng thấy Trung Quốc bất chấp chuẩn mực quốc tế: Cho nên mới: Chưa hết! Các chính khách yêu chuộng hòa bình và công lý đều thừa nhận: "Mọi chuyện đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao". Nhưng với con đường này thì chuẩn mực quốc tế phải được thừa nhận. Khi Trung Quốc đã vứt bỏ chuẩn mực quốc tế thì kết quả cuối cùng là phải đối đầu với một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. "Canh bạc cuối cùng" sẽ diễn ra với một tình khúc buồn.5 likes
-
Lý Học & Khoa Học Hiện Đại
hoctronho and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyển dữ liệu thành công bằng công nghệ teleport trong phòng thí nghiệm Cập nhật lúc 15h24' ngày 05/06/2014 Bằng cách khai thác một hiện tượng lượng tử gọi là particle entanglement (rối hạt), nhóm nghiên cứu cho biết họ đã có thể chuyển dữ liệu trong khoảng cách 10m mà không cần bất kỳ kết nối nào. Các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ nano tại đại học TU Delft, Hà Lan mới đây đã tuyên bố thành công bước đầu trong việc chuyển dữ liệu trong phòng thí nghiệm bằng công nghệ teleport. Bằng cách khai thác một hiện tượng lượng tử gọi là particle entanglement (rối hạt), nhóm nghiên cứu cho biết họ đã có thể chuyển dữ liệu trong khoảng cách 10m mà không cần bất kỳ kết nối nào. Giáo sư Ronald Hanson, người đứng đầu dự án nghiên cứu cho biết: “rối hạt là một hệ quả thú vị nhất của các định luật cơ học lượng tử. Khi hai hạt trở nên bị “rối”, chúng mất đi tính chất riêng của mình và trở nên giống nhau như một, ngay cả khi khoảng cách giữa hai hạt là rất lớn”. Khi một electron quay quanh hạt nhân, chính electron đó cũng quay quanh trục của mình (giống như Trái Đất quay quanh trục của mình). Khi 2 electron bị rối, tức là chúng tương tác với nhau và sau đó bị tách ra, thì chúng sẽ quay theo chiều giống hệt nhau. Về cơ bản, một electron sẽ là hình ảnh phản chiếu của electron còn lại. Nếu một trong số hai electron đó bị làm thay đổi chiều quay bằng một phương pháp nào đó, lập tức electron còn lại cũng sẽ đổi chiều quay tương tự. Khoảng cách giữa hai electron trong thử nghiệm của nhóm nghiên cứu là 3m, tuy nhiên về mặt lý thuyết khoảng cách này có thể tăng lên tới hàng trăm năm ánh sáng. Trong thử nghiệm của mình, các nhà khoa học đã di chuyển thông tin trong một bit lượng tử (qubit – tương tự một bit tiêu chuẩn trong máy tính) sang một bit lượng tử khác, sử dụng một chip máy tính thiết kế đặc biệt. Mỗi con chip này sử dụng một viên kim cương tổng hợp để chứa các electron rối và một số nguyên tử nitơ. Giáo sư Hanson giải thích thêm: “những con chip này sử dụng kim cương làm trung tâm vì đây là môi trường tốt nhất để giữ chân các electron tự do khi một nguyên tử nitơ chiếm vị trí của một trong các nguyên tử carbon. Chúng tôi có thể dễ dàng quan sát và nghiên cứu hoạt động của các electron và cả hạt nhân nguyên tử trong môi trường này. Đồng thời có thể điều khiển chiều quay của các electron và đọc dữ liệu”. Các electron sau khi tách ra, sẽ trở thành các cặp electron rối và được chuyển đến một con chip khác. Sau đó, với mỗi dữ liệu được mã hóa vào một con chip, các cặp electron rối sẽ phản chiếu chính xác và chuyển dữ liệu đến con chip còn lại một cách hoàn nguyên vẹn mà không cần bất kỳ kết nối nào. Với kết quả này, các nhà khoa học hy vọng sẽ tạo nên một mạng lưới lượng tử để liên lạc cũng như kết nối internet giữa các máy tính lượng tử. Điều này sẽ giúp truyền dữ liệu với tốc độ cực cao và đảm bảo an toàn, việc lấy trộm dữ liệu là hoàn toàn không thể xảy ra. Trong dự án tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm với khoảng cách lớn hơn, có thể lên đến 1.300m với các chip lượng tử đặt trong tòa nhà khác nhau của trường đại học TU Delft. Và trong tương lai, có thể chúng ta sẽ chế tạo được những cỗ máy có khả năng di chuyển cả vật chất. Biến công nghệ teleport trong các bộ phim khoa học viễn tưởng trở thành sự thật. Theo Genk ========================= Thuyết Tương đối của Eistein cho rằng: Giới hạn tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng. Lý học Đông phương cho rằng: Đây là sai lầm duy nhất của học thuyết này. Bởi vì - về lý thuyết - nếu tốc độ vũ trụ bằng tốc độ ánh sáng thì chúng ta sẽ không thể nhận thấy bất kỳ vật nào di chuyển bằng tốc độ ánh sáng. Bài báo khoa học trên với thí nghiệm Lượng tử trên hai hạt electron, cho thấy: Phải có một môi trường truyền hiệu ứng tương tác rất nhanh, để tác động gần như tức thời cho hai hạt electron với khoảng cách hàng trăm năm ánh sáng chịu tác động của nhau. Môi trường này đã chứng tỏ trên thực tế kết luận của Lý học cho rằng: Giá trị tuyệt đối - Thái cực - chính là giới hạn tốc độ của vũ trụ. Đây cũng chính là "cõi tuyệt đối".4 likes -
Hợp hóa giữa các CAN Giáp - Kỷ hóa Thổ Ất - Canh hóa Kim Bính - Tân hóa Thủy Đinh - Nhâm hóa Mộc Mậu - Quý hóa Hỏa Những trường hợp trên có khi hóa thật, có lúc hóa giả, tùy theo Chi. Nếu Can được thông gốc thì hóa thật, ngoài ra là hóa giả. Khi 2 can được yểm trợ đúng từ gốc thì sự hợp hóa hữu tình, thuận lý; hóa giả là chỉ có bề ngoài. Khi can đại vận hợp hóa với 1 can trong tứ trụ mà hóa giả, nên cẩn thận trong quan hệ với nhau, vì hình thức bề ngoài sẽ không phản ánh đúng bản chất đối xử. Mức độ nặng nhẹ tùy theo tứ trụ, tùy theo hóa ra dụng thần hay kỵ thần, hóa ra Quan hay Tài. Cụ thể hóa hợp thật và giả như sau: 1- Giáp Kỷ Giáp phải có chi thuộc Thổ hay Hỏa. Quan hệ được sinh ra là hành Thổ, thuộc tính trung chính, tiến triển vững mạnh. Thí dụ: Giáp Tuất và Kỷ Mùi: hóa thật Nếu Giáp có chi thuộc thủy, mộc hay kim thì Giáp sẽ chú ý đến các quan hệ của cha mẹ, bạn bè hoặc sự nhọc nhằn của công việc và mối quan hệ với Kỷ sẽ lỏng lẻo gượng ép. Thí dụ: Giáp Tí với Kỷ Tỵ: hóa giả 2- Ất Canh Ất cần có gốc là Thổ hay Kim để hỗ trợ hành hóa là Kim. Nếu hóa thật, Ất sẽ hết lòng phụ trợ cho Canh, gọi là có nhân có nghĩa thật sự. Thí dụ: Ất Sửu và Canh Thìn. Hóa giả là khi Ất có chi thuộc mộc hay thủy. Thí dụ như Ất Mão và Canh Tí. Đấy là "giả nhân giả nghĩa". 3- Bính Tân Bính và Tân đều phải có cùng chi thuộc thủy, kim hoặc Thìn. Nếu hóa thật thì hành thủy sẽ được tận dụng khả quan. Đây là hóa uy lực, vào vận cần có Quan hay Sát thì quyền uy vào bậc nhất. Thí dụ Bính Thìn và Tân Hợi. Bính mà gặp chi thuộc hỏa sẽ khắc Tân kim. Tân mà không có thủy hoặc kim làm gốc thì Tân sẽ phản lại Bính. Thí dụ Bính Ngọ và Tân Sửu. Khi gặp vận này hoặc ngay chính tứ trụ thì làm việc tầm thường, kém thế, phận mỏng. 4- Đinh Nhâm Đinh và Nhâm cả hai đều phải có mộc hay thủy trợ lực cho hành hóa là Mộc. Quan hệ sẽ rất sâu đậm. Thí dụ như Đinh Hợi và Nhâm Dần. Hóa giả tạo là khi Nhâm gặp chi thủy và Đinh gặp chi hỏa. Cả hai ngược lại sẽ đấu đá nhau sau một thời gian có hấp lực ngắn ban đầu. Thí dụ Đinh Tỵ và Nhâm Tí. 5- Mậu Quý Mậu thổ và Quý thủy phải có chi mộc hoặc hỏa làm gốc. Như vậy hành hóa là Hỏa sẽ được mạnh mẽ. Thí dụ Mậu Ngọ với Quý Tỵ. Cả Mậu lẫn Quý đều gặp chi thủy thì ngược lại, hành thủy quá nhiều, quá hàn lạnh nên hành hóa là hành Hỏa sẽ sớm nguội tan. Vì thế mới nói rằng quan hệ hóa giả này là quan hệ vô tình. Qua các thí dụ và kiểm nghiệm thực tế sẽ hiểu được tính chất thật của quan hệ hợp hóa; không giống như trong sách chỉ viết ngắn gọn và không giải thích tại sao. Tóm lại, quan trọng là có Chi trợ đúng lực nên Can mới vững. Sự hợp hóa nào cũng thành, tức là có xảy ra, nhưng chỉ khác nhau ở sự phân biệt hóa hữu tình hay hóa vô tình mà thôi. Đồ hình Thiên Can phối Hà Đồ: Lý thuyết căn bản Âm và Dương là 2 cực khác nhau, như Sáng và Tối... 10 thiên can, 12 địa chi chia ra thành nửa phần đối đãi nhau. Can và Chi được giải thích là những giai đoạn sinh trưởng có trật tự cố định trong trời đất, từ lúc nẩy mầm, vươn lên, trưởng thành, thuần thục, kết hoa trái, thành quả, sinh hạt, suy tàn và chết. - Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm (+) - Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quí (-) - Chi dương: Dần, Ngọ, Thìn, Tuất, Thân, Tí (+) - Chi âm: Mão, Tỵ, Sửu, Mùi, Dậu, Hợi (-) Ngũ hành là 5 khí tương tác lẫn nhau làm cho sự vật ra đời: Thổ, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Ngũ hành cũng chia 2 loại Dương và Âm. - Giáp= Can Dương Mộc - Ất = Can Âm Mộc - Bính = Can Dương Hỏa - Đinh = Can Âm Hỏa - Mậu = Can Dương Thổ - Kỷ = Can Âm Thổ - Canh = Can Dương Kim - Tân = Can Âm Kim - Nhâm = Can Dương Thủy - Quý = Can Âm Thủy - Thìn, Tuất = Chi Dương Thổ - Sửu, Mùi = Chi Âm Thổ - Thân = Chi Dương Kim - Dậu = Chi Âm Kim - Tí = Chi Dương Thủy - Hợi = Chi Âm Thủy - Dần = Chi Dương Mộc - Mão = Chi Âm Mộc - Ngọ = Chi Dương Hỏa - Tỵ = Chi Âm Hỏa Tính chất của các Can và Chi cùng khí chất kể trên có quan hệ với nhau theo nguyên lý của Dịch, chúng ta chỉ cần nắm vững các nguyên tắc này: 1. Đồng hành, đồng cực thì đẩy nhau (kỵ nhau nhưng không hại nhau): - Thìn Tuất (cùng là +Thổ); Sửu Mùi (cùng là -Thổ) 2. Đồng hành mà khác cực thì hút nhau (tương trợ cho mạnh lên): - Giáp Ất (+ - Mộc) - Bính Đinh (+ - Hỏa) - Mậu Kỷ (+ - Thổ) - Canh Tân (+ - Kim) - Nhâm Quý (+ - Thủy) - và các Chi: Tý Hợi, Tỵ Ngọ, Dần Mão, Thân Dậu 3. Khác hành mà nghịch nhau (hành này hủy diệt hành kia): - Thủy khắc Hỏa - Hỏa # Kim - Kim # Mộc - Mộc # Thổ - Thổ # Thủy 4. Khác hành mà tương sinh (hành này sinh lợi cho hành kia): - Thủy sinh cho Mộc - Mộc > Hỏa - Hỏa > Thổ - Thổ > Kim - Kim > Thủy 5. Khác hành mà đồng cực thì càng sinh hoặc khắc mạnh hơn! Nếu là tương sinh thì hành đi sinh lợi sẽ bị hao tổn khí lực, hành được sinh sẽ vững mạnh. Nếu là tương khắc thì hành đi khắc cũng hao mòn rất nhiều và hành bị khắc đã yếu lại còn yếu hơn, mau chóng lụi tàn! 6. Khác hành mà khác cực: Tốt hay Xấu thì tùy theo tính âm dương của 2 đối tượng. - Nếu chủ thể là dương mà bị thể là âm thì sự sinh hay khắc bình thường, thuận lý âm dương. - Nếu chủ thể là âm, bị thể là dương thì sinh/khắc yếu đuối. Đôi khi chủ thể âm trường hợp này còn đau đầu xứt trán là khác nếu không có cứu giúp! Các thí dụ thì phải tìm trong các bảng Can/Chi hợp/xung/hình/hại Chủ yếu biết đó là những trường hợp cần chú ý nhất khi chọn dụng thần sau này. Trong tử bình có nhiều từ ngữ riêng, thí dụ như "chế"; "hóa"..., nhưng đơn giản để hiểu là như Hỏa mà yếu thì không chế được Kim mạnh (lửa của cây đèn cầy làm sao đúc được một thanh kiếm?); Mộc âm thì sinh thế nào cho Hỏa dương (gỗ ướt nhẹm làm sao đốt thành lửa?)... 6 trường hợp trên sẽ gặp phải trong những cách xung, hợp, khắc, hại của Can và Chi như sau: * CAN hợp nhau: - Giáp +mộc hợp Kỷ -thổ (hóa Thổ) - Ất -mộc hợp Canh -kim (hóa Kim) - Bính +hỏa hợp Tân -kim (hóa Thủy) - Đinh -hỏa hợp Nhâm +thủy (hóa Mộc) - Mậu +thổ hợp Quý -thủy (hóa Hỏa) Những cặp trên gặp nhau có HỢP nhưng không phải lúc nào cũng HÓA được (tức là 2 hành hợp lại chỉ còn 1 hành và rất mạnh). Cũng vậy, khi Chi gặp nhau mà tương hợp cũng sẽ có khi hóa được nếu gặp điều kiện đúng: * CHI hợp nhau - Có 2 trường hợp khác biệt cần chú ý vì hay nhầm lẫn: 1)- Lục hợp âm dương (1 âm và 1 dương khác hành, hợp nhau gặp đúng điều kiện sẽ hóa chung lại thành 1 hành): - Tí +thủy hợp Sửu -thổ (hóa Thổ) - Hợi -thủy hợp Dần +mộc (hóa Mộc) - Mão -mộc hợp Tuất +thổ (hóa Hỏa) - Thìn +thổ hợp Dậu -kim (hóa Kim) - Tỵ -hỏa hợp Thân +kim (hóa Thủy) - Riêng Ngọ +hỏa là Thái Dương và Mùi -thổ là Thái Âm có hợp mà không bao giờ hóa. 2)- Nhị hợp âm dương (1 âm và 1 dương cùng hành): - Tý Hợi (+ - thủy) - Dần Mão (+ - mộc) - Tỵ Ngọ (+ - hỏa) - Thân Dậu (+ - kim) - Cặp Thìn Tuất và cặp Sửu Mùi (+ - thổ) * CAN xung khắc (theo cơ chế đồng cực mà khác hành): - Giáp Mậu (+mộc +thổ) - Ất Kỷ (-mộc -thổ) - Bính Canh (+hỏa +kim) - Đinh Tân (-hỏa -kim) - Mậu Nhâm (+thổ +thủy) - Kỷ Quý (-thổ -thủy) - Canh Giáp (+kim +mộc) - Tân Ất (-kim -mộc) - Nhâm Bính (+thủy +hỏa) - Quý Đinh (-thủy -hỏa) Khi Can xung khắc nhau mà ở giữa có Can hóa giải theo lý "tham sinh kỵ khắc" thì không còn xảy ra xung khắc nữa. Thí dụ: Giáp can năm khắc Mậu can ngày, nhưng có can tháng là Bính hỏa thì Giáp sinh cho Bính, không khắc Mậu nữa. Để ý là Bính dương hỏa mới tốt, chứ Đinh âm hỏa lại không cứu giải được trường hợp này. * CHI xung nhau là các chi trên biểu đồ đối nghịch nhau và có hành tương phản tạo thành "lục xung" rất mạnh: 1)- Tứ Xung (đồng cực khác hành) - Tý Ngọ (cùng là dương, thủy khắc hỏa) - Tỵ Hợi (cùng là âm, thủy khắc hỏa) - Mão Dậu (cùng là âm, kim khắc mộc) - Dần Thân (cùng là dương, kim khắc mộc) 2)- Nhị xung (đồng cực đồng hành; chỉ có Thổ; nhưng xung mà không có khắc): - Thìn Tuất - Sửu Mùi Ngoài ra còn có loại HẠI nhau, như ỷ mạnh hiếp yếu vậy, cho dù là tương sinh như Ngọ hỏa sinh cho Sửu thổ; Ngọ là dương, Sửu là âm, nhưng Ngọ và Sửu đứng đối nhau trên đồ hình tính theo cực âm-dương nên hại nhau chứ không sinh cho nữa. Điều này không theo cơ chế Khác Hành Sinh Khắc (điểm 4 bài đầu tiên), nên chú ý, loại tương hại này chỉ để tham khảo thêm mà thôi: - Tí Mùi - Sửu Ngọ - Dần Tỵ - Mão Thìn - Thân Hợi - Dậu Tuất Trong lý luận: Thiên còn được hiểu là "Trước, Can, dương, cao, tĩnh..." và Địa là "Sau, Chi, âm, thấp, động...". So sánh giữa Thiên - Địa còn có các trạng thái: Thiên - Địa - Nhân - Nhân con... hoặc Thiên 1 - (Thiên 2 - (Địa 1 - (Địa 2 - (Nhân 1 - Nhân 2...))))1 like
-
Trích từ bài viết của VinhL: Sau nhiều năm truy tìm nguyên lý tại sao: Giáp Kỷ hóa Thổ Ất Canh hóa Kim Bính Tân hóa Thủy Đinh Nhâm hóa Mộc Mậu Quý hóa Hỏa Nay tình cờ đã thấu hiểu được nguyên nhân, xin chia sẻ cùng các bạn. Thiên Can ngũ hợp cũng chính là Ngũ Vận Hóa Khí trong thuyết Ngũ Vận Lục Khí. Xem ra vấn đề này quá đơn giản có lẽ vì vậy mà lâu nay cứ đào bới mấy kho kinh thư cổ để truy nguyên, vẫn không thấy dấu vết!!! Những năm Giáp Kỷ thì: tháng 01 Bính Dần, 02 Đinh Mão tháng 03 Mậu Thìn, 04 Kỷ Tỵ tháng 05 Canh Ngo, 06 Tân Mùi tháng 07 Nhâm Thân, 08 Quý Dậu tháng 09 Giáp Tuất, 10 Ất Hợi tháng 11 Bính Tý, 12 Đinh Sửu trong 12 tháng có 2 can Bính, 2 can Đinh, tức 4 can Hỏa, tức 1/3 là Hỏa Can Hỏa vượng nên sinh Thổ. Vì vậy Năm Giáp Kỷ hóa Thổ Vận. Củng tương tự như vậy Những năm Ất Canh, tháng 01 là Mậu Dần, 02 Kỷ Mão, 11 Mậu Tý, 12 Kỷ Sửu 4 Can Thổ, Thổ Vượng nên sinh Kim. Vì vậy năm Ất Canh hóa Kim Những năm Bính Tân, tháng 01 là Canh Dần, 02 Tân Mão, 11 Canh Tý, 12 Tân Sửu, 4 Can Kim, Kim Vượng nên sinh Thủy. Vì vậy năm Bính Tân hóa Thủỵ Những năm Đinh Nhâm, tháng 01 là Nhâm Dần, 02 Quý Mão, 11 Nhâm Tý, Quý Sửu, 4 Can Thủy, Thủy Vượng nên sinh Mộc. Vì vậy năm Đinh Nhâm hóa Mộc. Những năm Mậu Quý, tháng 01 là Giáp Dần, 02 Ất Mão, 11 Giáp Tý, 12 Ất Sửu, 4 Can Mộc, Mộc Vượng nên sinh Hỏa. Vì vậy năm Mậu Quý hóa Hỏa. Nếu có sai sót, mong các tiền bối chỉ giáo! Người xưa đã "số hóa" học thuyết ADNH, "Thiên can phối Hà đồ" chỉ ra cái lý "Giáp hợp Kỷ hóa Thổ" trên như Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, tuy nhiên bản chất chính cho tới nay, mặc dù nhìn vào thuyết Ngũ vận lục khí thực sự vẫn chưa thấy rõ về mặt bản chất của nó - chúng ta có câu hỏi: "Hóa cho cái gì hay đối tượng bị hóa" tức khách thể và chủ thể được xác định như thế nào và miền xác định của nó ra sao! Bảng vận khí theo Đông y:1 like