• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/06/2014 in all areas

  1. Điều gì biến 'giấc mơ Trung Hoa' thành 'ác mộng'? (Quan hệ quốc tế) - Quốc tế hóa Biển Đông và sự trỗi dậy của Nhật Bản đã hình thành nên một cấu trúc an ninh mới trên khu vực Châu Á-TBD. Bắt đầu từ năm 2010, khu vực Châu Á-TBD đánh dấu sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng việc GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Cùng với tăng trưởng GDP là sự tăng sức mạnh quân sự với chi tiêu quốc phòng hàng năm 2 con số. Đương nhiên, khi có tiền và sức mạnh là chủ nghĩa dân tộc đại Hán, sô vanh nước lớn, mộng bá quyền trỗi dậy. “Giấc mơ Trung Hoa là ác mộng cho lân bang” luôn là một mệnh đề đúng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Giấc mơ Trung Hoa thực chất là biến Trung Quốc thành một cường quốc biển, hất lực lượng Hải quân Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng Hoa Đông, Biển Đông đến tận Guam, chia sẻ quyền lực với Mỹ trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Trong giấc mơ đó thì thống trị Biển Đông hay chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông như bản đồ đường “lưỡi bò” đã đưa ra là then chốt, là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Trung Quốc và được coi như là “giấc mộng vàng”. Tuy nhiên, có 2 vấn đề mà Trung Quốc không bao giờ muốn nó xảy ra và đang cố hết sức để ngăn cản nó xảy ra, bởi nếu nó xảy ra thì “giấc mơ” không thành và không cẩn thận sẽ biến thành cơn “ác mộng”. Đáng tiếc là câu ngạn ngữ “Nghĩ nhiều đến quỷ thì quỷ sẽ xuất hiện” là không sai đối với Trung Quốc. Vậy 2 vấn đề đó đang xảy ra là gì mà khiến Trung Quốc hoảng sợ? 1-Quốc tế hóa Biển Đông Xung quanh Biển Đông chỉ có 5 quốc gia gồm Việt Nam, Philipines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Trung Quốc nghĩ rằng với sức mạnh về kinh tế, quân sự của mình thì việc biến Biển Đông thành “ao nhà” là không có gì khó khăn nếu như vượt qua được cửa ải duy nhất và đầu tiên là Việt Nam. Vì thế chiến lược, đối sách, trên Biển Đông hiện nay của Trung Quốc và sự căng thẳng leo thang mà Trung Quốc là nguyên nhân đều nhằm vào Việt Nam và với Việt Nam là chủ yếu. Bằng một loạt sách lược để “biến từ không thành có” như biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp, đàm phán song phương, kết hợp các biện pháp khẳng định chủ quyền bằng lệnh cấm đánh bắt, chiến thuật tàu cá…trên cơ sở cậy mạnh, lấy thịt đè người, đe dọa sử dụng vũ lực, áp lực kinh tế… Chiến lược chiếm Biển Đông của Trung Quốc đến giai đoạn hiện nay đã chuyển sách lược tranh chấp bằng đàm phán sang sách lược mới có thể nói là hung hăng, ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế đó là tranh chấp thực địa, thực tế, bằng sức mạnh. Sẵn sàng sử dụng vũ lực đánh chiếm các đảo hoặc quần đảo trong điều kiện có lợi nhất với thời gian nhanh nhất. Rất may cho Việt Nam là thứ nhất, nếu Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc thì các quốc gia có tuyến đường hàng hải quan trọng, sống còn, như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Mỹ…sẽ bị Trung Quốc “bắt làm con tin”. Mỹ sẽ bị hất ra khỏi khu vực ĐNA, một địa bàn then chốt của chiến lược Châu Á-TBD của Mỹ…cho nên, các quốc gia có liên can buộc phải hành động để ngăn cản hoặc chống lại Trung Quốc. Và, thứ hai là không những thế, tuyến hàng hải trên Biển Đông cũng còn là “đường sinh mạng” của Trung Quốc lại luôn trong tầm khống chế của Việt Nam, cho nên, nếu Trung Quốc gây xung đột thì Việt Nam có nhiều phương án tác chiến để buộc Trung Quốc phải trả giá. Vậy, quốc tế hóa Biển Đông là gì? Thực chất là các quốc gia có nguy cơ bị Trung Quốc “bắt làm con tin” sẽ không để yên cho Trung Quốc chiếm hết Biển Đông trong đó có lợi ích quốc gia của họ, thế thôi. Vậy, điều gì xảy ra khi Biển Đông được quốc tế hóa? Trước hết vì Biển Đông có “mối quan tâm chung”, cho nên, tất cả mọi chuyện tranh chấp phải giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Không ai được quyền dùng sức mạnh để chiếm đoạt hay thay đổi hiện trạng. Nếu Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đoạt thì Việt Nam sẽ được Mỹ, Nhật Bản, Úc…ủng hộ bằng quân sự như chia xẻ tin tức tình báo, viện trợ vũ khí trang bị, huấn luyện binh sỹ…hoặc mức độ cao hơn có thể sẽ phải đối đầu với một liên minh quân sự. Quốc tế hóa Biển Đông thì Trung Quốc chỉ là một con rồng trong vũng nước nhỏ hoặc là thành “Ác mộng Trung Hoa” nếu bất chấp sắn sàng đối đầu. Quốc tế hóa Biển Đông đã, đang diễn ra và trở thành một thực tế không thể nghi ngờ khi tại Diến đàn an ninh khu vực Shangri-La vừa rồi, Mỹ tuyên bố: “Biển Đông là “trái tim” của Châu Á-TBD và là giao lộ của nền kinh tế thế giới” đã nói lên tất cả. Tướng Trung Quốc la lối buộc tội Mỹ, Nhật Bản “kết bè phái” thách thức Trung Quốc tại Shingri-La Sự trỗi dậy của Nhật BảnCũng như Việt Nam, mối quan hệ Trung-Nhật mang đậm dấu ấn và sự chi phối của mối thù hận khó phai trong lịch sử. Trước thế chiến thứ 2, Trung Quốc có 2 cơ hội để vươn lên ngang tầm những cường quốc đương thời trên thế giới thì cả 2 lần đều bị Nhật Bản biến thành cơn “ác mộng”. Phong trào Dương Vụ đời nhà Thanh sau 33 năm thu được thành tựu to lớn, riêng về Hải quân họ được coi là mạnh nhất châu Á, nhưng chỉ sau vài tháng đụng độ với Nhật Bản (chiến tranh Giáp ngọ), quân Thanh bị đánh tơi tả khiến cho nền kinh tế, quân sự trở về số không. Lại phải vật vã 30 năm và bắt đầu một thập kỷ (từ năm 1928-1937) xây dựng, đã đưa đến cho Trung Quốc một cơ hội, một tiềm năng rất lớn để hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và Trung Quốc bị ra sao với phát xít Nhật thì ta đã biết. Từ năm 1979 đến nay, thời điểm Trung Quốc mở màn thanh toán món nợ 100 năm với Nhật Bản vào năm 2012 là 33 năm, Trung Quốc đã hiện đại hóa đất nước, tạo ra một nền kinh tế phát triển thần kỳ chiếm ngôi kinh tế của Nhật Bản. Có thể nói Trung Quốc hiện nay có một nền kinh tế có GDP lớn hơn Nhật Bản, đặc biệt nền quân sự hùng hậu hơn nhiều lần. Trong khi đó Nhật Bản nước bị bại trong chiến tranh đang bị trói buộc bởi hiến pháp hòa bình…không có quân đội, không được phòng vệ tập thể, sống nhờ ô hạt nhân và liên minh quân sự với Mỹ. Với tình thế Nhật Bản như vậy thì Trung Quốc có thể rửa hận bất cứ lúc nào và đã bắt đầu bằng hành động cơ bắp gây căng thẳng trên biển Hoa Đông xung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức tuyên chiến với sự bành trướng của Trung Quốc tại Shingri-La Hơn ai hết, Nhật Bản đã nhận thức được sự nguy hiểm đến từ Trung Quốc nên buộc phải trỗi dậy đối phó. Sự trỗi dậy của Nhật Bản thực chất là biến Nhật Bản thành một quốc gia bình thường, nghĩa là Nhật Bản có quân đội, có quyền tấn công, phòng thủ có quyền chế tạo sản xuất vũ khí bán cho các quốc gia không phải là kẻ thù…nói chung là Trung Quốc như thế nào thì Nhật Bản như thế ấy. Đến nay, 2 điểm then chốt nhất là quyền phòng vệ tập thể và quyền xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản đã được phục hồi đã khiến Trung Quốc như ngồi trên đống lửa và lo lắng. Không lo lắng sao được khi thực lực quân sự Trung Quốc chỉ hơn Nhật Bản về lượng. Nhật Bản lại có một nền tảng công nghiệp hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao thuộc diện hàng đầu thế giới, vượt xa Trung Quốc. Khác với Trung Quốc còn phải mua nhiều thiết bị quân sự vì không chế tạo được thì Nhật Bản muốn là có và khi đã có quyền xuất khẩu vũ khí thì các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản sẽ cạnh tranh đáng gờm với cả Mỹ và Nga trên thị trường vũ khí. Nhật Bản không chỉ là cường quốc kinh tế mà thực thụ là một cường quốc quân sự, chính trị trên khu vực Châu Á-TBD, là đối thủ đáng gờm và luôn là “khắc tinh” với Trung Quốc. Khi sức mạnh quân sự-khả năng giải quyết các vấn đề địa chính trị đã cân bằng với Trung Quốc, ít nhất là vũ khí thông thường thì giấc mơ Đại động Á trước đây sẽ quay trở lại với những thị trường rộng lớn nhất mà Nhật Bản có thể phát triển được trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, vũ khí trang bị quốc phòng, truyền thông viễn thám…những lĩnh vực nhạy cảm về địa chính trị mà Mỹ, Nga và Trung Quốc đang làm mưa làm gió, còn Nhật Bản vẫn đứng vị trí nhà thầu thứ cấp. Những tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản tại Shangri-La về vai trò, trách nhiệm của Nhật Bản trước hành động khiêu khích nguy hiểm, gây hấn trên Biển Đông và Hoa Đông, sự ủng hộ giúp đỡ cho các nước trong khu vực chống lại sự bành trướng, thay đổi hiện trạng, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc đã chứng tỏ Nhật Bản đã hiên ngang bước lên tuyến đầu chống Trung Quốc hung hăng, ngang ngược. Quốc tế hóa Biển Đông và sự trỗi dậy của Nhật Bản đã hình thành nên một cấu trúc an ninh mới trên khu vực Châu Á-TBD, một cấu trúc an ninh có lợi cho Việt Nam. Quốc tế hóa Biển Đông và sự trỗi dậy của Nhật Bản là 2 vấn đề mà khiến Trung Quốc nơm nớp lo sợ nhất trong “giấc mơ Trung Hoa”. Đáng tiếc cho Trung Quốc là 2 vấn đề này nó đã hiện hữu ngày một lớn hơn theo sự hung hăng ngang ngược của chính mình. Nếu như Trung Quốc được mệnh danh như một con Rồng lớn thì Quốc tế hóa Biển Đông và sự trỗi dậy của Nhật Bản hoặc là như sợi xích và chiếc khóa định vị con Rồng đó trong một vũng nước, hoặc là cơn “ác mộng Trung Hoa”. Lê Ngọc Thống ============== Lý học luôn luôn nhận xét bản chất của sự việc thông qua hình tướng trực quan. Bởi vậy, mới có phân tích tiếng hót của giống chim miền Bắc ở Nam Dương tử để dự báo : "Nhà Nam Tống sắp mất" của Thiệu Khang Tiết; mới có việc xác định Tào Tháo sẽ rút quân trong cuộc hành quân chiến lược chinh phạt chỉ qua một khẩu lệnh ban đêm phát ra từ trong vô thức: "Kê cân"; hoặc đơn giản hơn, Khổng Minh thu tay cười mát khí Hoàng Cái bị đánh đòn, mà không một lời can ngăn. Vì ông thừa biết đó là khổ nhục kế, trong khi tất cả mưu sĩ và tướng lĩnh Đông Ngô oán ghét Chu Du. Trung Quốc ôm giấc mộng bá chủ thiên hạ từ lâu rồi. Ngay cả từ khi họ vẫn còn nằm trong khối Xã hội Chủ Nghĩa và là một thành viên quan trọng của khối này, do Liên Xô đứng đầu. Vào nửa thập niên 60, những cuộc Đại hội nguyên thủ trong "những nước không liên kết" - còn gọi là "thế giới thứ III" trong chiến tranh Lạnh - thường xuyên tổ chức ở Bắc Kinh. Đây chính là những dấu ấn muốn chia phần thống trị một bộ phận thế giới của họ. Để sau đó, tình báo Hoa Kỳ xác định rằng: Bắc Kinh không có ý thức của chủ nghĩa Cộng sản mà hoàn toàn thể hiện tính dân tộc chủ nghĩa. Kết quả của nhận xét tình báo này đã dẫn đến một cuộc nhậu tại Tử Cấm Thành giữa Chủ tịch Mao Trạch Đông với Tổng Thống Hoa Kỳ Nixson. Hai mươi năm sau, khối Xô Viết do Liên Xô - mà nòng cốt là nước Nga bây giờ đứng đầu - hoàn toàn sụp dổ. Đây là kết quả của sách lược với tầm nhìn xa đầy ma quỷ của lão mưu sĩ Kis Singer. Nhưng sách lược của lão mưu sĩ họ "Hôn" (Kiss) này chỉ giới hạn đến đấy. Do đó, khi nghiễm nhiên trở thành một siêu cường bá chủ thế giới trên thực tế, Hoa Kỳ đã vội quên tham vọng của Bắc Kinh và say sưa ổn định phần còn lại của thế giới. Đây chính là cuộc chinh phạt của Hoa Kỳ ở Trung Đông, Kosovo...Và cũng là lúc Bắc Kinh bộc lộ tham vọng của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên Lão Gàn xác định Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Afganixtan và Iraq, từ nhiều năm trước. Và họ cũng cố gắng tránh một cuộc chiến ở Iran và Xyris... . Có thể nói Tổng thống Obama rất xuất sắc trong vấn đề này. Hoa Kỳ quay lại Tây Thái Bình Dương, không phải để có cá thu kho riềng với mực ống nhồi thịt. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, quân lực Hoa Kỳ tổng kiểm tra toàn bộ kho vũ khí hạt nhân chiến lược, sau hơn 20 năm ngủ quên vì say men chiến thắng, khiến hàng chục sĩ quan bị cho về đuổi gà vì can tội "chểnh mảng nhiệm vụ".... Bề ngoài về hình tướng, Hoa Kỳ chỉ đang gõ phèng phèng về các vấn đề Biển Đông và vẫn "hoan ngênh sự trỗi dậy trong hòa bình của Bắc Kinh". Và rằng: "Bắc Kinh với Hoa Kỳ có sự trao đổi kim ngạch kinh tế góp phần lớn lao trong sự phát triển của hai nước"....vv...và ...vv....Tóm lại, rất nhiều lý do để những thằng ngu thấy rằng: Giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khó có thể xảy ra chiến tranh lớn. Nhưng thực chất, Hoa Kỳ đang ru "giấc mộng Trung Hoa". Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên Lão Gàn khi dự báo "Sẽ có một trận động đất lớn ở Tây Thái Bình Dương", nhưng lại "trừ Việt Nam và Nhật Bản". Dự báo lên mạng lyhocdongphuong.org.vn buổi sáng thì ngay chiều hôm công bố dự báo, trận động đất kinh hoàng đã đánh thẳng vào Nhật Bản đầu năm 2011. Lão Gàn tái mặt, không phải vì đoán sai. Nhưng mà vì siêu cường Nhật Bản bị xuống hạng và Trung Quốc lên ngôi siêu cường thứ hai thế giới. Bắc Kinh càng thêm hung hăng và hậu quả là giàn khoan đưa vào Biển Đông của Việt Nam đúng ngày Tam nương sát: mùng 1 tháng 5. 2014; tức mùng 3. tháng 4 Giáp Ngọ Việt lịch . Khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tầm cỡ quốc tế. Nước Nhật đã phục hồi lại vị trí siêu cường của mình sau ba năm và đang đóng vai trò quan trọng ở Tây Thái Bình Dương. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài dự đoán của Lão Gàn, sau khi động đất gây đau thương cho đất nước này. Đến nay thì ai cũng thấy vị trí của nước Nhật trong mối quan hệ Tây Thái Bình Dương. Do đó, từ lâu Lão Gàn đã cảnh báo Trung Quốc rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm sách lược lớn nhất của Trung Quốc. Nhưng vì yêu chuộng hòa bình, Lão Gàn hy vọng ngài Tập khi lên nắm quyền sẽ sửa chữa sai lầm này. Đó là nguyên nhân giới hạn của thời gian 23. tháng Chạp Nhâm Thìn Việt lịch. Giới hạn thời gian này còn do kết hợp với những kiến thức Lý học phức tạp. Nhưng tiếc thay! Ngài Tập Cận Bình vẫn tiếp tục sai lầm của Bắc Kinh. Giàn khoan là hình tướng cho bản chất những diễn biến sự kiện ngày càng quá đà. Trung Quốc đã châm sợi dây cháy chậm dẫn đến một thùng thuốc nổ ở Hoa Đông trong tương lai gần. Tuy nhiên, ngay bây giờ, nếu có thiện chí thì vẫn kịp ngăn tai họa cho chính Trung Hoa: rút ngay giàn khoan về và xin lỗi Việt Nam. Long trọng thừa nhận Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam. Các người cần hiểu rằng: Dù công nhận hay không công nhận, bởi "cộng đồng khoa học quốc tế" thì Việt sử 5000 năm văn hiến vẫn là một chân lý tồn tại ngoài ý muốn của các người. Nền văn hiến Việt đang sở hữu một sức mạnh ghê gớm. Đó chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đây là cứu cánh cuối cùng để tránh những sự tại họa cho con người. Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. ==================== PS: Cái gì của Việt Nam là của Việt Nam,không việc gì phải quốc tế hóa. Việt Nam sẽ long trọng thừa nhận quyền lưu thông hàng hải quốc tế trong vùng biển của mình.
    2 likes
  2. Vậy là có chứng nhân của nhau. Thiên tai năm nay rất phức tạp. Đặc biệt là Biển Đông và Hoa Đông. Tóm lại là Tây Thái Bình Dương. Bởi vậy, những cái đầu nóng cần phải tính đến điều này. Chú đã tiên tri việc này từ đầu năm. Ngày xưa, quân Nguyên tụ tập tàu chiến nhiều như lá tre để chở hàng chục vạn bộ bình, ngựa chiến định tấn công Nhật Bản. Chỉ một trận bão, tan hoang hết cả. "Nên lo cho cuộc sống dân lành và môi trường trái Đất, dốc sức phòng tránh thiên tai. Cậy bom nguyên tử, tàu chiến lớn chỉ một trận sóng thần là móp hết và bán ve chai".
    2 likes
  3. Viển Vông Trích: " Viễn vông" hay " Viển vông" , Hoàng Tuấn Công ,(Tác giả gửi Quê Choa), 24-05-2014 “viễn vông” hay “viển vông” ? -Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) viết: “Viển vông: tính từ, không thiết thực, hết sức xa rời thực tế. mơ ước viển vông; toàn nói những chuyện viển vông. đồng nghĩa: hão huyền”. -Từ điển chính tả (giành cho học sinh)-NXB Từ điển bách khoa-Trung tâm từ điển học: “Viển: viển vông: diễn giả nói những điều viển vông”. -Từ điển chính tả tiếng Việt-Nguyễn Trọng Báu-NXB Giáo dục-2013: “Viển: viển vông (Xa rời thực tế, chẳng thiết thực gì cả: suy nghĩ viển vông) -Từ điển từ láy tiếng Việt-Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện ngôn ngữ học-NXB Khoa học xã hội: “Viển vông tính từ. Không thiết thực và rất xa thực tế. Chuyện viển vông. Mơ ước viển vông”. -Từ điển Việt Hán-GS Đinh Gia Khánh hiệu đính-NXB Giáo dục-2003: “Viển vông: 虚幻的(hư ảo đích). Như thế, rất nhiều sách từ điển tiếng Việt viết là “viển vông” (viển dấu hỏi) chứ không phải “viễn vông” (viễn dấu ngã). Hoá ra mình tư vấn sai cho Bọ Lập hay sao ? Nghĩ vậy đúng mà không đúng. Bởi vì từ “viển vông” (như mình đã giải thích với Bọ Lập) vốn là biến âm của “viễn vọng” nghĩa là trông xa: -Chữ “vọng” 望 nghĩa gốc là nhìn ra nơi xa. Giáp cốt văn: chữ “vọng” giống như một người đang đứng, mắt mở to nhìn ra xa. Kim văn: thêm hình mặt trăng, thể hiện rõ một người đang “viễn vọng”- nhìn xa. -Ngoài nghĩa đen là nhìn xa, trong Hán văn, từ “viễn vọng” có nghĩa bóng là “ảo tưởng”, trông chờ vào cái gì đó quá xa vời, không thực tế. Từ điển Việt-Hán (sách đã dẫn) cho ta biết: “Viễn vọng: nghĩa 1. 遠望 viễn vọng-nhìn xa; kính viễn vọng 遠望鏡 (viễn vọng kính) Nghĩa 2. 幻想 -ảo tưởng”. -Từ “ảo tưởng” được Từ điển tiếng Việt giải thích: “có ý nghĩ viển vông, mơ hồ, thoát li hiện thực: ảo tưởng về một thế giới hoàn mĩ”. -Việt Nam tự điển (Hội khai trí tiến đức-1932): +Viển-vông: Vu vơ, không có bằng cứ gì cả. Câu chuyện viển vông. +“Viễn-vọng: trông xa. Đứng trên lầu viễn-vọng. Nghĩa bóng: mong mỏi chuyện xa xôi: Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông”. Như thế, ta có mối liện hệ: Viễn vọng = Ảo tưởng = viển vông. Đặc biệt, Việt Nam tự điển-cuốn sách xuất bản đầu thế kỷ XX cho ta biết thêm: thời bấy giờ đã có sự biến âm “viễn vọng” thành “viển vông”. Tuy nhiên, người ta chưa quên hẳn từ “viễn vọng” nên còn được Việt Nam tự điển ghi nhận: “Viễn vọng: Nghĩa bóng: mong mỏi chuyện xa xôi”. Đáng chú ý, cái ví dụ có vẻ “trái khoáy” “Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông” của Việt Nam tự điển cho ta thấy “viển vông” bắt đầu Việt hóa: viễn biến âm thành viển; vọng biến âm thành vông, dần dần thay thế hoàn toàn cho từ Hán Việt “viễn vọng” (Đây là hiện tượng dùng một từ Hán Việt cũ để giải thích cho một từ Việt hóa mới, theo kiểu như “ngày sinh nhật”) Để rồi thay vì nói: “Hay viễn-vọng những chuyện viển-vông” người ta sẽ nói: “Chỉ nói toàn những chuyện viển vông”. Và hơn nửa thế kỷ sau, người ta đã quên hẳn từ “viễn vọng” với nghĩa bóng “mong mỏi chuyện xa xôi” của nó và mặc nhiên công nhận duy nhất từ “viển vông”. Đến mức Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học) xếp “viển vông” vào diện “từ láy tiếng Việt”. Qua đó cho rằng trong từ ghép “viển vông” có một từ không có nghĩa. Vậy, bây giờ ta phải theo cách viết nào ? “Viển vông” hay “viễn vông”. Theo tôi, đã đến “nước này” thì đành phải theo số đông vậy. Hơn nữa, một khi chữ “vọng” đã biến âm thành chữ “vông”, thì có lý gì với chữ “viễn” lại không cho nó cái “quyền” biến thành chữ “viển”. Tuy nhiên với các nhà biên soạn từ điển, theo chúng tôi khi giải thích nghĩa từ “viển vông” nên chú thích nguồn gốc của từ và đưa ra lời khuyên dùng thống nhất là “viển vông” hay “viễn vông”, tránh băn khoăn, thắc mắc cho mọi người mỗi khi nói và viết. Giải thích của LM: Viển=Vông (theo QT Tơi-Rỡi), Viển Vông không phải là từ láy mà là từ đôi, dùng từ đôi để nhấn mạnh ý, có nghĩa là “không đúng chuẩn và không đúng như mong ước”. Ý “không chuẩn” là ở từ Viển, còn ý “không đúng như mong ước” là ở từ Vông. Trẻ con vẫn chơi trò đố biết có hay là không có vật gì đang được dấu trong lòng bàn tay nắm chặt, kèm miệng hát câu đồng dao là: “Tập tầm Vông tay nào không, tay nào có? Tập tầm Vó tay nào có tay nào không?”. Vó nghĩa là cái “Vốn Có”= Vó, ở trong lòng bàn tay nắm kín. Vông nghĩa là cái “Vốn Không” = Vông, ở trong lòng bàn tay nắm kín. Từ Vông còn chuyển nghĩa thành một sự thật cay đắng là “Vốn có mà cũng như Không” = Vông, tức là bị “Vỡ Mộng” = Vông, đoán không trúng, cứ tưởng là có mà hóa ra là không, tức là “không đúng như mong ước”. Cái ý “không chuẩn” của từ đôi Viển Vông là ở từ Viển. Viển có nghĩa là không chuẩn, hình thành do lướt “Vô Điển”= =Viển. Điển có nghĩa là “chuẩn”, ví dụ: Từ Điển nghĩa là quyển sách tập hợp những từ chuẩn; Điển Phạm nghĩa là vừa đúng tiêu chuẩn vừa đúng qui phạm. Điển có nghĩa là chuẩn vì nó hình thành do lướt “Đúng Hiển”= Điển; đúng Hiển có nghĩa là đúng Rõ Ràng, tức là chuẩn. Hiển có nghĩa là Rõ Ràng vì nó là do lướt lủn “Hiện Tỏ”= Hiển. Hiện có nghĩa là “lộ ra” do lướt từ cổ “Hỏ Nhiên”= Hiện. (Từ cổ của nôi khái niệm “lửa” là: Tá=Tỏ=Rõ=Ló=Đỏ=Hỏ=”Hỏ Tá”= Hỏa = “Ló Tá”= =Lả = Lửa = Tá Lả = Tá Hỏa; chuyển nghĩa thì có Ló = Lộ, “Tỏ Lộ”= Tô, “Hỏ Lộ”= Hô, Tỏ Hỏ = Tô Hô). Nhiều = “Nhiều Lắm” = Nhặn = Nhiên. “Hỏ Nhiên”= Hiện, nghĩa là Rõ Nhiều Lắm, tức là Rõ và “Rõ Sáng” = Ràng, là Rõ Ràng. Hiện là lộ ra, là rõ ràng, lướt lủn thì thành “Hiện Tỏ”= Hiển, Hiển lại càng là quá rõ ràng nên còn được thậm xưng là chói lọi. Sự thật hiển hiện là sự thật quá rõ ràng chói lọi, ngắn gọn là sự thật rất chuẩn. Không chuẩn là “Vô Điển” = Viển. Vô là từ phủ định, bắt nguồn từ số đếm nhị phân 0/1 = Mô/Một. Mô=Vô=Zero=Nỏ=No (tiếng Anh). Cặp đối Phủ định/ Khẳng định là 0/1 = Mô/Một = Nỏ/Ổn = No/One = 0/1. Cặp đối Nỏ/ Ổn có nghĩa là Không tồn tại = Nỏ (phủ định) ngược nghĩa với Có tồn tại = Ổn (khẳng định). Nỏ và Ổn chỉ là sự đổi ngược sắp xếp thứ tự chữ cái mà thôi, giống y hệt No (0) và One (1) của tiếng Anh. Điều này được thể hiện rất rõ trong “nôi khái niệm” của tiếng Việt: Nói = NÔI (đọc từ trái sang phải, chính là cái “nôi khái niệm”, nó sinh ra mọi khái niệm Âm - Trung tính - Dương, như Mô - Mỗi - Một của ngôn ngữ Mẹ của các ngôn ngữ Bách Việt), NÔI được cấu tạo bằng hai i-ôn Âm và Dương hút dính lấy nhau: NÔI, đọc từ phải sang trái là IÔN, chẳng khác gì cơ thể con người là một sự cân bằng Âm Dương. Cái ý “không đúng như mong ước” trong từ đôi Viển Vông là ở từ Vông, do lướt “Vốn Không”= Vông. Do cái chuyển nghĩa cay đắng là “Vốn có mà cũng như Không”= Vông (cũng tức là “Vỡ Mộng”= Vông) nên Vông nghĩa là không đúng như mong ước, biến nghĩa thành “không đúng chuẩn”, nên tư duy không đúng chuẩn gọi là “Nghĩ Vông”= Ngông, thường ghép thành từ Ngông Cuồng, là ý nghĩ điên rồ. Ý nghĩ là cái có ở trong óc, ý nghĩ điên rồ là cái không chuẩn từ trong óc tức Vông từ bên trong, nên “ý nghĩ điên rồ” thì nho viết bằng chữ “Vông từ bên Trong”= Vọng 妄, Hán ngữ mượn dùng chữ Vọng 妄này, rồi dùng từ Vọng Tưởng 妄 想 để diễn đạt ý “tư duy điên rồ”. Còn từ Viển Vông của tiếng Việt thì Hán ngữ không có từ để diễn đạt nên mượn hai chữ nho cận âm là Viễn Vọng 遠 望 (nghĩa là nhìn xa) để ký âm từ Viển Vông rồi giải thích thành cái nghĩa thứ hai của từ Viễn Vọng 遠 望 gọi là “nghĩa bóng”, mang nghĩa là Aỏ Tưởng (!), ảo tưởng không hoàn toàn đúng nghĩa như Viển Vông của tiếng Việt. Trong tiếng Việt thì từ Nhìn Xa và từ Viển Vông có ý nghĩa khác nhau một trời một vực, chẳng có liên hệ logic gì để mà “biến âm” hay “gọi chệch” Viễn Vọng 遠 望 thành Viển Vông được. [ Vô cùng nhiều những từ láy hoặc từ đôi trong tiếng Việt mà Hán ngữ không có từ để mà diễn đạt đúng ý của nó nên thường mượn chữ nho cận âm để phiên âm nó ra mà thôi, rồi dùng từ điển Hán-Hán chú giải ý nghĩa của nó là gì. Ví dụ 1: từ Rưng Rưng, người Việt hiểu ngay là do nước mắt xúc động, không chảy đi mà chỉ “Rỉ ra và Ngưng” = Rưng trong tròng mắt, nhấn mạnh bằng từ đôi là Rưng Rưng ý là nó ngưng lâu ở trong tròng mắt. Hán ngữ không có âm “rưng” nên không phiên âm chính xác được, phải mượn chữ nho Vương 王 (nghĩa là vua) có âm đọc cận âm với “rưng”, rồi thêm bộ thủ Nước 氵vào bên cạnh (để biểu ý là nước mắt), thành hai chữ đọc phát âm là “wang 汪 wang 汪” thay cho âm “rưng rưng”. Từ Wang Wang 汪 汪 này học sinh TQ phải tra từ điển Hán-Hán có chú giải mới hiểu được nó là cái ý “nhãn hàm lệ thủy” (nước mắt lưng tròng), chứ không thể hiểu theo biếu ý của chữ là Thủy 氵 Vương 王 ( 汪 ), Nước Vua, hay Vua Nước được. Ví dụ 2: từ đôi Hiển Hách 顯 赫. Tách riêng thì Hiển 顯: lộ ra dễ nhìn thấy, hay rõ ràng chói lọi, tức “Hiện Tỏ”= =Hiển (lướt lủn); Hách 赫: chói lọi, hay “Hiển 顯 Trạch 澤” = Hách 赫. Bởi vì “Trong Sạch” = Trạch 澤 (nên Ân Trạch 恩 澤có nghĩa là cái ơn vô tư, cái ơn trong sạch, không đòi hỏi đền đáp, kẻ quân tử là kẻ “thí ân bất cầu hoán”). Do vậy Hiển Trạch là lộ ra dễ nhìn thấy cách trong sạch, tức là chói lọi, mà lướt thì “Hiển 顯 Trạch 澤” = Hách 赫. Do vậy từ Hiển Hách 顯 赫 là một từ đôi, có nghĩa nhấn mạnh cái rõ ràng chói lọi. Những từ kiểu này hay dùng trong văn viết, gọi là từ nho lâm gốc Việt. (Từ có viết bằng chữ nho gọi là từ hàn lâm của tiếng Việt, gọi tắt là từ nho lâm)].
    2 likes
  4. Trung-Mỹ đổi giọng khi bàn hợp tác quân sự, kinh tế DVO (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc họp kín bàn về hợp tác quân sự và thương mại ngay sau màn chỉ trích nhau dữ dội tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Trung Quốc và Mỹ đã có cuộc họp kín bàn về hợp tác quân sự và thương mại ngay sau màn chỉ trích nhau dữ dội tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La. Cuộc họp kín giữa đoàn đại biểu Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel diễn ra ngày 31/5, cùng ngày với màn to tiếng giữa hai nước. Cụ thể, trước khi hai phía họp kín, ông Hagel đã công khai chỉ trích Trung Quốc tiến hành những hành động "đơn phương và gây bất ổn để khẳng định chủ quyền ở biển Đông trong vài tháng gần đây". Ông Hagel cho hay mặc dù Mỹ không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền, nhưng "chúng tôi phản đối mạnh mẽ bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng sự hăm dọa, bắt nạt, đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định các tuyên bố chủ quyền này". "Mỹ sẽ không ngồi yên khi các nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế bị thách thức", ông Hagel nhấn mạnh. Ngay sau đó, truyền thông Bắc Kinh dẫn lời Trung tướng Vương Quán Trung, trưởng đoàn nước này tham dự Đối thoại Shangri-La, kịch liệt lên án bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ông Vương nói rằng phát biểu của ông Hagel “vượt quá sức tưởng tượng, đầy tính bá quyền và đe dọa”. Cùng ngày, trong cuộc họp kéo dài 20 phút với phía Mỹ do chính đoàn Trung Quốc yêu cầu, trưởng đoàn Trung Quốc tiếp tục chỉ trích bình luận của bộ trưởng Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Trung tướng Vương Quán Trung, trưởng đoàn Trung Quốc, tại Shangri-La Tuy nhiên, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết phía Trung Quốc đã thay đổi thái độ ngay khi chuyển sang họp kín, chỉ tập trung bàn về hợp tác quân sự song phương giữa Washington và Bắc Kinh, cũng như về quan hệ giao thương hai nước. “Tôi đã có chút bất ngờ (với động thái của Trung Quốc)”, quan chức này nói với Washington Post, đồng thời cho biết thêm rằng vụ Mỹ truy tố 5 chuyên viên quân sự Trung Quốc vì tội làm gián điệp mạng đã không được nhắc đến. “Đôi khi vẫn có khác biệt giữa những gì được nói trong cuộc họp kín với những gì được tuyên bố công khai”, vị này bình luận. Sự thay đổi thái độ của Trung Quốc và Mỹ có lẽ không có gì bất ngờ khi hai nước có nhiều ràng buộc về lợi ích. Trong ba thập kỷ qua, kim ngạch thương mại song phương Trung-Mỹ tăng vọt, từ mức 4 tỷ USD năm 1983 lên mức 500 tỷ USD trong năm 2013. Đầu tư song phương cũng tăng từ 100 triệu USD lên 100 tỷ USD. Ngoài ra, bất chấp nhiều căng thẳng giữa hai nước, trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 8 năm ngoái của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói rằng, ông và người đồng nhiệm Trung Quốc muốn xây dựng “quan hệ quân sự song phương bền vững và thực chất”, nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. “Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng lòng tin giữa quân đội hai nước thông qua hợp tác”, ông Hagel nói. Tháng 7/2012, Lý Khai Thành, Phó giáo sư Học viện triết học và văn hoá lịch sử, trường Đại học Tương Đàm, Trung Quốc cũng đã có bài phân tích mối quan hệ tương đối mật thiết của một số nước chủ yếu như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, EU và ASEAN với Trung Quốc, từ đó rút ra ai là bạn và ai là kẻ thù của Trung Quốc. Theo đó, tác giả rút ra kết luận, Mỹ không phải là kẻ thù lớn nhất trong ngoại giao Trung Quốc mà là đối thủ cạnh tranh chiến lược chủ yếu nhất của Trung Quốc. Trong ngoại giao của Mỹ có mặt kiềm chế Trung Quốc, nhưng xét về lâu dài, quan hệ hai nước tồn tại không gian có thể thoả hiệp và chuyển sang xu hướng tốt đẹp. Minh Triết (Tổng hợp) ================ Họp kín, họp hở. Cũng vớ vẩn cả. Tử tế mí nhau thì ngài Obama đã tiếp đón long trọng ngài Tập Cận Bình với tư cách thượng khách quốc gia, ở Oa sinh tơn: Bắn 21 phát đại bác, duyệt binh rầm rộ, Quốc ca hai nước tấu lên cho thêm phần nghiêm trọng, quốc yến với món ốc vòi voi..... Nhưng đây lại chỉ tiếp ở một khu nghỉ mát hạng sang tận hốc bà tó. Thâm chí phu nhân hai quí ngài cũng không có dịp gặp gỡ để trao đổi về vấn đề hàng hiệu hãng nào tốt nhất hiện nay. Lão Gàn đi Hoa Kỳ ba lần, ngao du 25 thị trấn tỉnh thành của Hoa Kỳ mà mãi không nhớ ra cái địa danh này. Híc. Sở dĩ họp kín , họp hở vì mắc mấy cái xương chim từ bữa tiệc nhậu Mao Đài với lưỡi chim sẻ ở Tử Cấm Thành năm 71/ 72 gì đó. Thế thôi. Tuy nhiên, đất Việt đang ở thế rất nhậy cảm. cần có những quyết đoán chính xác và thực tế. Đấy là nhìn từ Lý học.
    2 likes
  5. Làm gì mà lâu đến vài tháng? Chúng ta kế thừa từ tổ tiên những long mạch chủ của toàn bộ hình thể đất đai. Chỉ cần lên Google Map xem từ tổng thể đến chi tiết. Phóng to vài chỗ có hình thể tốt lựa chọn vài điểm khả thi cụ thể trong một vùng nào đó. Sau đó lên xe hơi phóng đến kiểm tra cụ thể.Có nhiều chỗ, nhìn bản đồ hình thể thì rất tốt. Đến nơi khí xơ xác như vừa bị hạn hán. Đấy là giả tướng. Trường hợp này gần giống với việc xấy thành Đại La của Cao Biền. Hình tướng rất tốt, nhưng khí mới sinh chưa tụ. Nên đất không đủ để xây thành. Nên ông ta mới trấn yểm. Tuy nhiên sai độ số 7 - 9 ở phương Tây , nên thất bại.
    2 likes
  6. Chuyện người khẳng định văn minh Việt có lịch sử 5.000 năm 02/06/2014 06:25 http://vtc.vn/394-490241/phong-su-kham-pha/chuyen-nguoi-khang-dinh-van-minh-viet-co-lich-su-5000-nam.htm Phóng sự - Khám phá (VTC News) - Nền văn hiến Việt đã trải 5.000, với thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, mà hậu duệ là những dân tộc Việt Nam hiện nay. Bãi đá cổ Sapa là cuốn Kinh Dịch của người Việt? Lời tiên tri của tổ tiên trên bãi đá cổ Sapa? Người giải mã bí ẩn bãi đá cổ Sapa Thời gian gần đây, người Việt rất bức xúc khi có một số nguồn tin nói một cách nhảm nhí rằng: văn hóa và lãnh thổ Việt vốn là của người Hán. Đỉnh điểm của sự phẫn nộ, khi một nhà báo Nga xuyên tạc lịch sử, nói rằng Việt Nam vốn là vùng đất của Trung Quốc, từ 2000 năm trước. Người bức xúc nhất với những quy kết vô lý lẽ ấy là nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Suốt mười mấy năm qua, ông đã nghiên cứu về cổ sử cội nguồn dân tộc Việt và Lý học Đông phương. Thành quả mới nhất trong thời gian nghiên cứu của ông, là sự ra đời của cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”. Toàn bộ cuốn sách dày gần 500 trang, là những luận điểm chặt chẽ, khẳng định một điều duy nhất: Nền văn hiến Việt đã trải 5.000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, mà hậu duệ là những dân tộc Việt Nam hiện nay. Điều đặc biệt là ông khẳng định, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương là từ người Việt, chứ không phải người Hán. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sách nghiên cứu về văn hiến Việt do ông viết Cuốn sách sắp ra mắt của một nhà nghiên cứu nghiệp dư đặc biệt, một “dị nhân” với nhiều phát ngôn gây sốc, sẽ khiến chúng ta tự nhìn nhận lại mình, rằng chúng ta đã biết tôn trọng lịch sử hào hùng của dân tộc mình hay chưa. Tôi đã đọc một số cuốn sách trong số cả chục cuốn sách của ông viết về nền văn minh Lạc Việt và tôi phải công nhận rằng, đó là những tài liệu nghiên cứu rất nghiêm túc, khoa học. Riêng tinh thần yêu nước của ông thì có thể nói là… điên cuồng. Trong khi một số nhà khoa học tìm cách bác bỏ nền văn minh Lạc Việt đã tồn tại 4.000 năm, thì ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại âm thầm đi tìm lời giải đáp cho sự tồn tại của nền văn hiến Lạc Việt những 5.000 năm lịch sử. Ông từng bảo rằng: “Cả đời tôi đã và sẽ dành toàn bộ trí lực để chứng minh luận điểm của mình, cũng như bảo vệ quan điểm cội nguồn văn minh Đông phương, mà nền tảng tri thức là Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của dân tộc Lạc Việt, có nguồn gốc từ nước Bách Việt cổ xưa”. Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, rất nhiều hình khắc trên bãi đá cổ Sapa mô tả sự khởi nguyên của vũ trụ Để chứng minh nền văn hiến Lạc Việt đã tồn tại rất lâu đời và phủ nhận quan điểm của các nhà khoa học khác cho rằng thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh bộ lạc", với những người dân "ở trần đóng khố" hoặc cùng lắm là "một nhà nước sơ khai", ông đã dày công viết cuốn sách đầu tiên về một thời khuyết sử của dân tộc Việt, đó là cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”. Điều đặc biệt, qua những nghiên cứu theo hướng riêng của mình, ông đã khẳng định Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ Hành thực chất là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, có tính hệ thống với cội nguồn lịch sử thuộc về nền văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử, mà hậu duệ chính là các dân tộc Việt Nam hiện nay với bộ phận chủ yếu là người Kinh. Theo ông, tất cả những mật ngữ trong những di sản văn hóa phi vật thể được giải mã đều chỉ thẳng đến điều này. Để tìm ra sự hướng dẫn của các mật ngữ để lại, ông sưu tầm tất cả những cuốn sách về ca dao tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết Việt... Có thời gian cả năm trời ông đóng cửa đọc nghiến ngấu cả ngàn pho sách có nội dung như trên và dừng lại ở nhưng câu ca dao, tục ngữ, những truyện cổ Việt… có vẻ bí ẩn, trái khoáy, lạ lùng để tìm cách giải mã. Hy vọng sẽ có một hướng dẫn nào đó chứng minh điều này. Nhưng có vẻ như vô vọng…. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong một lần lên Sapa nghiên cứu bãi đá cổ Cũng lúc ấy, những bài viết của các nhà nghiên cứu, các học giả thi nhau chiếm lĩnh mặt báo minh chứng về cái “tinh thần khoa học” trong việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống trải 4.000 năm của dân tộc Việt. Có tờ báo đã mở hẳn một chuyên đề: “Nhìn lại lịch sử” để đăng các loại bài như thế. Điều này càng làm ông nóng ruột. “Sẽ không thể phục hồi được những giá trị văn hóa truyền thống, nếu không chứng tỏ được nội dung và giá trị của nó” - Từ sự suy nghĩ đó, ông đã cho ra đời cuốn sách “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” vào năm 2002. Cuốn sách này đã chứng minh nền văn hiến lâu đời qua hệ thống tranh dân gian. Tuy nhiên, khi gửi cuốn sách đi in, họ đọc chưa hết đã quẳng vào sọt rác, vì… cãi lại cả các nhà khoa học lỗi lạc. Trong lúc đang bế tắc trong việc chứng minh cội nguồn Kinh Dịch của dân tộc Lạc Việt thì có một nhà khoa học sau khi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đã cho rằng: “Bãi đá Sapa của người Việt cổ tạo dựng vào khoảng năm 300 trước Công nguyên”. Nhận được thông tin này, ông mừng như vớ được vàng. Đây chính là thời gian sụp đổ của nhà nước Văn Lang theo chính sử (năm 258 trước Công nguyên). Ông chợt nhớ lại một truyền thuyết về cuộc truyền ngôi giữa đời Hùng Vương cuối cùng và Thục Phán. Truyền thuyết nói rằng: “Sau khi nhường ngôi cho Thục Phán, vua Hùng và hoàng tộc đi về vùng Tây Bắc”. Vùng Tây Bắc chính là vị trí của tỉnh Lào Cai - gần với Phong Châu – kinh đô cuối cùng của nhà nước Văn Lang – nơi chứa đựng những ký hiệu bí ẩn trên bãi đá cổ Sapa! Phải chăng, bãi đá cổ Sapa là pho sách ghi lại những bí mật của cha ông ta để đời sau giải mã? Phải chăng đây chính là một nửa cái chìa khóa cần ráp lại để mở kho tàng đầy bí ẩn của phương Đông? Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong một hội thảo về bãi đá cổ Sapa Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố hùng hồn: “Sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa, tôi thấy không cần phải tiếp tục viết sách chứng minh cho nền văn minh Lạc Việt trải gần 5.000 năm văn hiến. Bởi vì, sự kỳ vĩ của trí tuệ tổ tiên cho thấy sớm muộn nền văn minh này sẽ được sáng tỏ. So sánh tri thức của tổ tiên thì tri thức khoa học hiện đại với những phương tiện như vệ tinh nhân tạo, bom nguyên tử chỉ là trò chơi của trẻ con. Chỉ cần một trận động đất, trận sóng thần làm thí dụ thì tất cả những thứ trò chơi trẻ con ấy sẽ móp méo và dùng để bán ve chai”. Sự nhỏ bé của khoa học hiện đại, chính là vì nó chưa khám phá được hết những bí ẩn của vũ trụ. Dù chưa nghiên cứu hết những hình vẽ trên bãi đá cổ, nhưng ông khẳng định rằng: “Một phần những bí ẩn của vũ trụ trong nền văn hóa Đông phương huyền vĩ đang ở trong những đường nét ngoằn ngoèo trên bãi đá cổ Sapa”. Hầu hết những hình khắc trên bãi đá cổ này qua nghiên cứu của ông đều giải thích về sự vận động và tương tác từ vũ trụ. Tất nhiên, mỗi một người đều có cái nhìn riêng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự cho mình là đúng, cũng như các nhà nghiên cứu khi quán xét bãi đá cổ cũng tự cho mình là đúng bởi không hề có tiêu chí cho sự giải mã. Ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì vậy mà hình cái mặt cối đá được vẽ rất chi tiết, có người thì bảo “Đấy là biểu tượng của một xã hội nông nghiệp”, nhưng ông lại bảo rằng đó là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ. Có người sẽ lên giọng chê bai rằng: “Vào thời cổ đại, lạc hậu thì làm sao mà người ta có thể hiểu được rằng tương tác là nguyên nhân sự tồn tại và phát triển của vũ trụ?”. Chính vì thế, trong con mắt một số người, ông trở thành người gàn dở, một siêu tưởng. Tuy nhiên, ông vẫn luôn tự hào là người luôn tìm cách nâng tầm trí tuệ dân tộc, chứ không nhăm nhe đi tìm lý lẽ để bác bỏ trí tuệ của ông cha để lại. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh hài ước: “Rất nhiều người ôm một đống sách Hán và bĩu môi trước những lý thuyết của tôi. Họ khẳng định một cách chắc chắn rằng thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Hoa Hạ. Trong khi đó, hàng ngàn năm trôi qua chính người Trung Quốc lại không lý giải được cội nguồn của nó cũng như không hiểu được rất nhiều chỗ huyền bí của luận thuyết này mà tiêu biểu là họ không tìm thấy căn nguyên của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên từ nền văn minh Hoa Hạ. Còn tôi lại có thể lý giải được cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành dựa trên rất nhiều chứng lý khoa học, mà sự kỳ vĩ trên các hình khắc ở bãi đá cổ Sapa đã nói tất cả thì tôi chẳng thấy xấu hổ gì mà không nhận luận thuyết vĩ đại đó là của người Việt mình. Tôi tin rằng, nếu có người giải mã được toàn bộ bãi đá cổ Sapa thì đó phải là lúc một lý thuyết thống nhất vũ trụ được chứng minh. Nhưng nghe ra điều đó còn xa vời quá”. Và thật bất ngờ, sau bảy năm gần như không ra cuốn sách nào, thì mới đây, ông đã cho ra mắt cuốn sách: "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Ông luôn xác định rằng: Không bao giờ coi sự giải mã những di sản văn hóa là luận cứ khoa học. Nhưng đó là sự định hướng cho ông xác định một giả thuyết khoa học. Và giả thuyết khoa học của ông sẽ chỉ được coi là đúng căn cứ trên chuẩn mực thẩm định là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Một nhà nghiên cứu cho biết: “Nếu đọc kỹ, chiêm nghiệm từng câu chữ, thì sẽ thấy cuốn sách này hoàn toàn không mơ hồ và mang tính cảm quan. Bởi vậy, không phải dễ dàng phủ nhận những luận điểm của ông, dù chưa muốn công nhận. Tính khoa học của những luận điểm của ông chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng”. Là người theo sát từng nghiên cứu của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, GS. Đào Vọng Đức (Viện Vật lý), đánh giá cao cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”. Theo ông, cuốn sách này góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp có tính khoa học. Các kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở để có thể khẳng định rằng dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5.000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. “Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao, … trong di sản văn hóa truyền thống Việt cùng với những luận giải sáng sủa, đầy tính thuyết phục, nhằm khai sáng các nội hàm ẩn chứa của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và kinh Dịch. Ngoài ý nghĩa khoa học, cuốn sách còn có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ ý chí phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên” – GS. Đào Vọng Đức cho biết thêm. » Ngạc nhiên với dòng họ có từ thời Vua Hùng » Chữ Việt cổ đã được giải mã? Phong Duy
    1 like
  7. Xem bản đồ cương vực được Hoàng đế TQ cho xuất bản baodatviet.vn Thêm tài liệu chứng tỏ cương vực của Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam: Về tấm bản đồ Nhà Thanh do Hoàng đế Khang Hi sai vẽ. Cương vực Trung Quốc là nơi hoàng đế Trung Quốc thực sự có chủ quyền và kiểm soát. Cách dễ nhất để coi đâu là cương vực chính thức của Trung Quốc là xem xét chính sử hoặc các bản đồ cương vực được Hoàng đế Trung Quốc cho chính thức xuất bản. Hoàng dư toàn lãm đồ được Hoàng đế Khang Hi sai vẽ và xuất bản vào năm 1717 là một bằng chứng như vậy. Cương vực Trung Quốc là nơi hoàng đế Trung Quốc thực sự có chủ quyền và kiểm soát, như thu thuế, cử quan lại cai trị. Cách dễ nhất để coi đâu là cương vực chính thức của Trung Quốc là xem xét chính sử hoặc các bản đồ cương vực được Hoàng đế Trung Quốc cho chính thức xuất bản. Những sử liệu và bản đồ địa lý này là tài liệu chính thức của quốc gia, có giá trị quốc tế mà Trung Quốc có thể dùng để xác định vùng đất họ có chủ quyền. Bài viết này chỉ nhằm xác định một sự kiện là Hoàng đế Khang Hi (Kangxi) đã sử dụng giáo sĩ dòng Tên phương Tây đi khắp nơi đo đạc địa hình và vẽ bản đồ chính thức cương vực Triều Thanh; công việc này tốn mất gần 10 năm và kết quả là đã xuất bản bản đồ cương vực Trung Quốc có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (Huangyu quan lan tu) vào năm 1717. Bản điện tử chụp từ bản chính được giữ ở Thư viện Anh do Thư viện cung cấp Theo bản đồ này cương vực phía đông nam Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam. Đây là điểm đóng góp mới vì từ trước đến nay khi nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều người, kể cả tác giả bài viết này, đã trưng ra được bản đồ nhà Thanh nhưng đều là bản đồ không rõ xuất xứ và không phải là chính thức. Ngày 28 tháng 3 vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng chính bản sao của tấm bản đồ do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ và được in tại Đức năm 1735 cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Giới thiệu Trước năm 1909 khi phái Lý Chuẩn ra Hoàng Sa, chính quyền vua chúa Trung Quốc đã không coi đảo và biển Đông Nam Á vượt qua phía Nam đảo Hải Nam là thuộc họ. Trong khi đó các chúa Nguyễn và sau này là vua Gia Long, cùng các vua chúa Việt Nam, đã thường xuyên sai lính ra Hoàng Sa. Điều này được ghi lại trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn (viết khoảng giữa 1776-1784) , ghi lại trong chính sử năm 1848, và được người nước ngoài ghi lại tuyên bố của vua Gia Long trong bài viết xuất bản năm 1837, nhưng không thấy có sự phản đối nào từ phía Trung Quốc. Điều đáng chú ý là nhiều học giả Trung Quốc đã không sử dụng chính sử hay bản đồ chính thức của các triều đại Trung Quốc, đặc biệt là triều đại cuối cùng là Nhà Thanh, để xác định đâu là cương vực chính thức của Trung Quốc; họ chỉ sử dụng tài liệu ghi chép của những nhà du lịch, thám hiểm có dịp đi qua và thường chỉ là ghi chép những điều được nghe kể lại. Những bản đồ mà họ dùng làm chứng cứ đều do cá nhân vẽ, không thuộc chính sử. Vậy để xác định việc Trung Quốc trước đây có xem Hoàng Sa và Trường Sa thuộc họ không, cần xem xét sử nhà Minh (1368–1644), nhà Thanh (1644–1912) và bản đồ chính thức của hai triều đại này, vì theo qui định được Tòa án Công lý Quốc tế xác định năm 1933: Ý định, ý chí và hiệu lực thực hiện chủ quyền ít nhất phải được xác định trong sử và tài liệu chính thức. Lịch sử triều Minh và triều Thanh đều cho thấy cương vực Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam; họ đã không màng đến khu vực biển Đông Nam Á vượt ngoài Hải Nam, như vậy thì họ không thể cho rằng đấy là khu vực lịch sử đã lâu đời thuộc về mình được. Các tài liệu do công dân đi qua, nhìn thấy và ghi lại ở những tài liệu du ký ghi chép cá nhân không cho phép quốc gia của công dân đó coi đó là minh chứng cho chủ quyền quốc gia họ ở đó. Vào thời nhà Thanh, đảo Hải Nam gồm Quỳnh Châu (Qiongzhu) và Châu Nhai (Zhuya) sau hợp lại thành tỉnh Quỳnh. Như vậy vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong cương vực Trung Quốc. Trong khi đó đây là thời gian ở Việt Nam, Chúa Nguyễn (1558 – 1777) và triều Nguyễn (1802-1862) đã hành xử chủ quyền liên tục ở đó mà không bị Trung Quốc phản đối. Theo Luật Quốc tế, một yêu sách chủ quyền dựa trên cơ sở sự liên tục hành xử chủ quyền gồm có hai yếu tố, và phải chứng tỏ được từng yếu tố có sự hiện diện: ý định và ý chí hành động như một chủ thể, và một số hành xử và bày tỏ thực tiễn quyền làm chủ đó.” Trong trường hợp Việt Nam, hoạt động của các chúa Nguyễn ở Hoàng Sa đã được Lê Quý Đôn ghi trong Phủ Biên Tạp Lục và việc Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền ở Hoàng Sa được Taberd ghi lại và xuất bản năm 1837, các hoạt động của các đời vua sau Gia Long đều được ghi trong chính sử. Xem xét bản đồ chính thức thời nhà Thanh Như đã nói, có rất nhiều bản đồ cổ của Trung Quốc được xuất bản ở Trung Quốc cho đến cuối đời nhà Thanh đều không có ghi nhận Hoàng Sa hay Trường Sa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Còn bản đồ được trình bày dưới đây là bản đồ do chính Hoàng đế Khang Hi thời nhà Thanh (1644-1912) thuê các giáo sĩ phương Tây đo đạc, vẽ và mất 10 năm mới hoàn thành. Chính vì thế, mục đích của bài viết này là nhằm xem xét cụ thể tấm bản đồ này. Có thể nói đây là lần đầu tiên tấm bản đồ này được xem xét với mục đích xác định cương vực của Trung Quốc. Theo bài viết Traditional Chinese Cartoghraphy and the Myth of Westernization (Kỹ thuật vẽ bản đồ theo truyền thống Trung Hoa và huyền thoại về Tây phương hóa) của Cordell D.K. Yee, thì trước khi giáo sĩ dòng Tên (Jesuit) Matteo Ricci (1552-1610) và Michelle Ruggieri (1543-1607) đến Quảng Đông năm 1583 truyền đạo, người Trung Quốc đã biết dùng cách kẻ ô để vẽ thể hiện khoảng cách trên bản đồ, nhưng vẫn chưa biết trái đất không phẳng mà là hình cầu, và chưa biết dùng hệ thống Ptolemaic để diễn đạt. Giáo sĩ Metteo Ricci là người giới thiệu kỹ thuật vẽ chính xác của phương Tây vào Trung Quốc và coi đó là phương cách truyền đạo. Ricci đã vẽ lại bản đồ Trung Quốc dựa vào thông tin của Trung Quốc nhưng dùng nguyên tắc vẽ của phương Tây. Những tấm bản đồ này chỉ là chép lại thông tin đã có, chứ không dựa vào đo đạc địa hình. Một số người ở Trung Quốc thích thú đã cho khắc in lại, nhưng lại sửa theo cách nhìn nghệ thuật của họ vì giới trí thức coi bản đồ là một vật phẩm nghệ thuật như tranh vẽ và thư họa chứ không coi là khoa học chính xác. Khang Hi toàn lãm đồ (Hoàng dư toàn lãm đồ) Ngay cả Ricci cũng sửa lại địa thế để đặt Trung Quốc nằm ở giữa bản đồ thế giới, có lẽ nhằm làm người Trung Quốc hài lòng. Khang Hi mới là vị vua để ý đến khoa học phương Tây, như toán học, thiên văn học, cho xây đài thiên văn năm 1644, và quyết định chính thức dùng lịch phương Tây từ ngày 19/10/1644 vì nó chính xác hơn. Chỉ đến năm 1698 các giáo sĩ dòng Tên mới đề nghị Khang Hi cho đo đạc địa hình Trung Quốc để vẽ bản đồ, vì cho rằng các bản đồ cũ không chính xác và thậm chí sai lạc. Như thế, có thể nói bản đồ theo phương pháp phương Tây được nhà vua sai vẽ chỉ thực sự ra đời do lệnh của Khang Hi. Cũng theo Cordell D.K. Yee, năm 1698, vào thời vua Khang Hi nhà Thanh, sau khi nghe linh mục dòng Tên (Jesuit) Dominique Parenin (1665-1759) đề nghị điều tra, đo đạc để vẽ lại bản đồ Trung Hoa vì bản đồ châu, huyện, thị lúc đó có nhiều sai sót, Khang Hi đã yêu cầu Joachim Bouvet (1656-1730) về Pháp kiếm những người hiểu biết về thiên văn, toán, địa lý và đo đạc địa hình đem sang Trung Quốc để giúp vẽ lại bản đồ. Ông này trở về Trung Quốc mang theo 10 người. Sau đó, vua sai vẽ: Năm 1705 vẽ Thiên Tân, hoàn thành trong 70 ngày. Năm 1707 vẽ vùng chung quanh Bắc Kinh hoàn thành trong 6 tháng. Năm 1708 vẽ Vạn lý trường thành, hoàn thành vào năm 1709. Vua nhà Thanh sau khi thử nghiệm thấy rằng cách vẽ của Tây phương hơn hẳn cách vẽ bản đồ truyền thống của TQ nên đã tin cậy giao cho giáo sĩ dòng Tên vẽ bản đồ cả nước. Bản đồ cả nước này hoàn thành năm 1717 có tên là Hoàng dư toàn lãm đồ (Huangyu quan lan tu). Hoàng dư toàn lãm đồ này được nhắc đến trong Thanh sử cảo (Qing shi gao) như sau: “Vào năm Khang Hi thứ 58, toàn đồ được hoàn thành. Đây là bản đồ toàn diện, gồm 32 tờ. Có riêng bản đồ từng tỉnh, mỗi tỉnh một tờ.” Thanh sử cảo mặc dù không hoàn toàn là chính sử vì nó được hoàn thành vào năm 1927 sau khi nhà Thanh đã đổ, nhưng nó được vua nhà Thanh chính thức sai soạn thảo nên có thể coi là chính thức. Bản in bằng khắc gỗ năm 1721 theo tỷ lệ 1:1.200.000, cũng có tất cả 32 tờ, mỗi tỉnh một tờ, giống như bản năm 1719. Bản in gỗ này được mấy linh mục dòng Tên gửi về châu Âu và được dùng làm cơ sở cho quyển sách Description, géographique, historique, chronologique, politique, et physique de l'empire de la Chine (1735) của Du Halde và quyển Nouvel atlas de la chine của J.B. Bourguignon. Năm 1726, hoàn thành Cổ kim đồ thư tập thành có 216 bản đồ khu vực hành chính nhưng không có Mông Cổ và Tây Tạng. Các bản đồ này giống như bản đồ được giáo sĩ dòng Tên hoàn thành, nhưng bỏ đi đường vĩ tuyến và kinh tuyến, và nói chung là kết hợp cách vẽ đơn giản của truyền thống Trung Quốc và nguyên tắc vẽ khoa học của phương Tây. Cổ kim đồ thư tập thành được chính quyền nhà Thanh in năm 1728 là sách bách khoa 5.020 tập, gồm các minh họa và trước tác từ thời sớm nhất đến thời cận đại, được soạn dưới thời Khang Hi và Ung Chính (Yongzheng). Sách bách khoa này gồm 800.000 trang và chứa 100 triệu chữ. Số bản in chỉ có 60. Bản đồ cả nước được in lại trong Traditional Chinese Cartoghraphy and the Myth of Westernization của Cordell D.K. Yee như đã nói ở trên (xem ảnh). Hình này cũng cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chấm dứt về phía đông nam bằng đảo Hải Nam. Cũng có thể thấy bản đồ này được viết nhiều trên mạng bằng tiếng Trung. Bản đồ Hoàng dư toàn lãm đồ này là cơ sở cho những bản đồ khác được xuất bản sau đó ở Trung Quốc mà nguồn gốc tác giả và có khi cả nhà xuất bản cũng không rõ. Dưới đây là một số bản đồ được giữ ở các thư viện phương Tây có thể tham khảo qua mạng, tất cả đều cho thấy Trung Quốc hay tỉnh Quảng Đông không có Hoàng Sa hay Trường Sa: 1. Hoàng dư toàn lãm phân tỉnh đồ (Huang yu quan lan fen sheng tu) được lưu giữ ở Thư viện Quốc hội Mỹ (US Libary of Congress): Bản đồ này có thể coi trên mạng. Tập bản đồ này có bản đồ tỉnh Quảng Đông nhưng tỉnh Quảng Đông chỉ có đảo Hải Nam và không có đất đai nào khác ở phía đông nam. Bản đồ này chứa trong một túi riêng, được tặng cho Thư viện Quốc hội Mỹ vào năm 1884, và ghi năm xuất bản là 1693. Cách vẽ rõ ràng theo nguyên tắc Tây phương, không thể có trước khi Khang Hi yêu cầu giáo sĩ vẽ từ năm 1705. Năm xuất bản ghi 1693 chắc là lầm lẫn. Bản đồ phải được vẽ sau 1717, sau khi Hoàng dư toàn lãm đồ ra đời và có vẻ là bản copy. 2. Đại Thanh nhất thống toàn đồ (Da qing yi tong quan tu), hiện đang lưu giữ ở Thư viện Quốc gia Úc mà tác giả bài viết này tìm ra trên mạng và đã đưa cho nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo nghiên cứu thêm. Bản đồ này, dựa theo phân tích của Cordell D.K Yee (đã nhắc đến ở trên) cũng như bản đồ trong Cổ kim đồ thư tập thành chỉ là bản sao chép của bản đồ chính thức Hoàng Dư toàn lãm đồ nói trên, không có hai tỉnh Tân Cương và Tây Tạng, nhưng được vẽ theo lối kết hợp giữa Tây phương và Trung Hoa. Bản đồ này gồm 12 phần riêng, phần 1 là vẽ toàn Trung Hoa được in lại ở dưới. Phần 12 về Quảng Đông chấm dứt ở đảo Hải Nam như phần 1. Đại Thanh nhất thống toàn đồ ở Thư viện Quốc gia Úc được in ở dưới. 3. Hoàng dư toàn đồ (Huangyu Quantu) là bản đồ chính thức cuối thời nhà Thanh. Vào năm 1890 chính quyền nhà Thanh muốn chuẩn hóa việc vẽ bản đồ các địa phương và vùng hành chính nên cho lập Hội điển quán (huidianquan) và ra lệnh cho vẽ bản đồ địa phương để lập thành bản đồ cả nước theo phương pháp Tây phương, nhưng nhiều địa phương chỉ dựa vào bản đồ của các linh mục dòng Tên đã vẽ để vẽ lại, vì họ không thể hiểu nguyên tắc. Đại Thanh nhất thống toàn đồ Kết quả là Hoàng dư toàn đồ (1899, trong Khâm định đại Thanh hội điển (Qinding Da Qing huidian ), gồm 24 bộ (Beijing Huidianguan, 1899) là bản đồ mang tính chính thức vì được Huidianguan in. Kết luận Như vậy có thể kết luận là có bản đồ do Khang Hy sai giáo sĩ dòng Tên vẽ, tức là Trung Quốc đã từng có một bản đồ chính thức có giá trị trên cơ sở luật pháp quốc tế. Theo bản đồ này, cương vực Trung Quốc chấm dứt ở đảo Hải Nam và không có gì thay đổi sau đó. Điều này cũng phù hợp với chính sử của Trung Quốc thời nhà Minh (Minh Sử) và thời nhà Thanh (Thanh Sử cảo). Hồ Bạch Thảo, một nhà nghiên cứu Việt Nam đã xem xét Thanh Sử Cảo và cho thấy rõ rằng Thanh Sử Cảo cũng không đả động đến Hoàng Sa và Trường Sa và cũng cho thấy nước “tầu” chấm dứt với đảo Hải Nam. Hồ Bạch Thảo cũng xem xét Minh Sử là sử chính thức của nhà Minh, trước nhà Thanh, cũng cho thấy là địa dư Trung Quốc chấm dứt ở Hải Nam. Bản đồ Trung Quốc có đường chữ U 9-đoạn gãy ra đời vào năm 1947 là do Bai Meichu, một viên chức của Cộng hòa Dân quốc Trung Hoa (bây giờ là Đài Loan) tự vẽ ra năm 1947. Bản đồ tự chế không phản ánh lịch sử thật sự về cương vực Trung Quốc này đã được Nhà nước Trung Quốc sử dụng, ngược với truyền thống Luật quốc tế, để tuyên bố chủ quyền trên khu vực đảo và biển rộng lớn trong đường chữ U, chiếm tới 85% biển Đông Nam Á. Họ đã dùng những tài liệu phi chính thống ghi chép mơ hồ về vùng biển người Hán đã đi qua để cho rằng chúng thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Hán (206 BC–220 AD). Điều xác quyết này ngược hoàn toàn với chính sử hai triều đại Minh, Thanh và bản đồ do chính Vua Khang Hi nhà Thanh ra lệnh biên soạn. Các giáo sĩ dòng Tên đã mất 10 năm mới đo đạc và vẽ xong. Không có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông không thể là điều sơ suất với công trình 10 năm này. Mãi đến 1909 Trung Quốc, và cũng chỉ là chính quyền tỉnh Quảng Đông, mới gửi người ra tìm hiểu Hoàng Sa và mãi đến năm 1952, Chu Ân Lai mới lần đầu tiên đưa ra yêu sách Trường Sa. Cho rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại là chuyện bịa đặt, không đúng sự thật. Vũ Quang Việt
    1 like
  8. Thiên nhiên cũng thiếu gì núi "Vũ Khúc" như bài viết này. Tuy nhiên cũng cò tùy thế đất chung quanh mà điểm huyệt. Nếu như hình vẽ này mà chôn ở đình núi thì....đi ăn mày. Hì.
    1 like
  9. Tọa sơn, hướng thủy là một cách tốt của phong thủy. Đặc biệt phong thủy Lạc Việt rất coi trọng cách này. Tuy nhiên, nhà gần núi quá là cách Âm thịnh Dương suy. Tùy thế núi mà sui xẻo đến khác nhau. Việc đặt mồ mả cũng vậy thôi. Tuy nhiên để kiếm một thế đất đẹp bây giờ cũng khó lắm. Thời gian đâu mà vác tay nải, cơm nắm đi lang thang tìm huyệt kết như các thày Địa Lý ngày xưa. Bởi vậy nên dùng Google Map xem bản đồ vệ tinh, như Cao Biền ngồi diều giấy xem từ trên xuống vậy. Chọn những điểm khà thi trên bản đồ vệ tinh rồi đến quan sát trực tiếp bằng....xe hơi.
    1 like
  10. Hai thế đất này, khí bị bế, không thông. Đấy là cách nhìn của tôi. Hình dưới huyệt khí tụ ở đỉnh gò núi ở giữa, nhưng phải khai khẩu phía dưới để thông khí. Trong vũ trụ này chỉ có con Tỳ Hưu theo phoengshui Tàu là ăn mà không ị. Còn phong thủy Lạc Việt thì bất cứ Âm Dương trạch đều phải thông khí. Huyệt tốt mà khí bế là ...chết. Cũng như trong cơ thể người, huyệt vị thì nhiều. Khí tụ ở huyệt. Nhưng bế khí là ...viên tịch.
    1 like
  11. Đời và Thời gian Theo QT Tơi-Rỡi mà tìm thì thấy được cái nôi khái niệm là Đời=Thời=Thế=Kế=Kiếp. Những từ này đồng nghĩa, nhưng mỗi từ có sắc thái riêng. Đời, ví dụ vòng Đời của cây lúa là hạt lúa mọc lên thành cây, cây trưởng thành ra bông kết hạt, hạt rụng xuống lại mọc lên vòng đời mới của cây lúa, đó là đúng theo tự nhiên, gọi là “Đúng của Trời”= Đời. Đời của mỗi con người cũng vậy, sống được “hết tuổi trời” là đi, chỉ được hưởng dương một “Đúng của Trời”= Đời. Đời sau gắn tiếp sau đó, nếu có đầu thai ở đâu đó, thì gọi là Gắn = Gần = Cận = Cạnh = Kề = Kế = “Kế Tiếp”= Kiếp, gọi là Kiếp sau; từ Kiếp chỉ dùng khi cần nói sự chuyển đổi sang một cuộc đời khác qua một lần chết, gọi là hóa kiếp; còn nếu đang trong đời mà có cuộc sống khác thì chỉ gọi là đổi đời. Từ Đời dùng cho người thì gọi là Đời Người = Đời Ngài = “Đời Ai” = Đại, nho viết từ Đời bằng chữ Đại 代. Thời lại mang nghĩa là khoảng thời gian rất dài, đương nhiên cũng theo qui luật của tự nhiên, tức là “Theo Trời”= Thời, Thời có thể dài bằng cả “nghìn đời” tức “Thiên Đời”= Thời; ví dụ Thời của các vị vua mang một hiệu chung là Hùng nối tiếp nhau lãnh đạo nước Văn Lang của người Việt, kéo dài tới 2500 năm, trước công nguyên, gọi là Thời Hùng Vương. Nếu Thời chỉ giới hạn ngắn bằng một đời của người thì nói có nhấn mạnh là “Thời của một đại Hề 兮!”= Thế 世. Như vậy Thế 世 = =Đại 代 hoàn toàn, nên khi nho muốn nhấn mạnh ý nhiều đời người nối tiếp nhau thì dùng từ đôi Thế Đại 世 代, và còn lặp nhấn mạnh là Thế Thế Đại Đại 世 世 代 代, còn nói ý nhiều đời vua nối tiếp nhau của cùng một chế độ thì dùng từ Thời Đại 世 代. Còn lướt từ đôi “Thế 世 Thế 世”= Thệ 逝, 1+1=0, thì từ Thệ 逝 được đem dùng chuyển nghĩa, chỉ sự trôi đi của thời gian. Cái Thời 時 có giới hạn dài hoặc ngắn gì đó thì dùng chung một từ là Thời 時 Gian 間,có nghĩa là Thời 時 có Giới 界 Hạn 限(vì lướt “Giới 界 Hạn 限”= Gian 間). Hán ngữ dùng nguyên hai chữ nho Thời Gian 時 間, phát âm là “Sứ Chen” [shi Jian 時 間]. Nhật ngữ cũng dùng nguyên hai chữ nho Thời Gian 時 間, phát âm là “Ji Kan” (do Giờ = Gi, Gian = Kan, đúng QT Tơi-Rỡi). Anh ngữ dùng từ Thời Gian, phát âm là “Thai-m” (Time), âm tiết “Giới Hạn” = Gian = Giam đã chỉ còn rớt lại phụ âm “-m”, nên Thời Giam bị phát âm lướt lỏn là “Thai-M" (Time). Con người bị Giam trong một “Giới Hạn”= =Gian = “Gian Hàm” = “Gian Hãm” = Giam, nên Giam = Gian, đúng QT Tơi-Rỡi. Ngậm = Câm = Cầm = Cấm = Hầm = Hàm, nhấn mạnh “Hàm 含 Hàm 含”= Hãm 陷, 1+1=0. Nên còn có từ đôi Giam 監 Hãm 陷, Giam 監 Cấm 禁, Giam Cầm, là bị đặt ngồi trong ngục “Tối U 烏”= Tù 囚. Nên còn có từ đôi Tù 囚 Giam 監, Cầm 禁 Tù 囚. Dụng cụ để Cầm Hãm gọi lướt là “Cầm Hãm” = Cạm, để đánh bẫy thú rừng, nên còn có từ chuyển nghĩa là từ Cạm Bẫy ( “Bắt Lấy”= Bẫy). Câm mà nhấn mạnh sẽ cho hai đáp số là “Câm Câm” = Cấm 禁, 0+0=1 và “Câm Câm”= Cầm 禁, 0+0=1, đương nhiên hai đáp số Cấm và Cầm của cùng một phép tính 0+0 thì nho chỉ cần viết hai đáp số đó bằng một chữ Cấm 禁 ( Cấm Cầm đều là đáp số của Câm, giống như Ngấm Ngầm đều là đáp số của Ngậm). Chữ Cấm 禁 này biểu ý là Thấy 示 Câm 林. Thấy viết bằng chữ Thị 示 vì nhấn mạnh “Thấy Chi 之!”= Thị 示. Câm viết bằng mượn âm của chữ Lâm 林, sở dĩ mượn chính chữ Lâm 林 là để nó vừa có được âm tiết “câm” vừa hợp logic “Là Câm” = Lâm (nếu không thì nho đã có thể mượn nhiều chữ khác có cận âm với “câm”, nhưng chúng lại không logic). Chữ Cấm 禁 nếu đọc dưới lên trên là Thấy 示 Câm 林 (hiểu ngay là Cấm), nếu đọc trên xuống dưới là Câm 林 Thấy 示 (lướt lủn thì “Câm Thấy”= Cấm, tương tự như lướt lủn “Việt Nói” = Viết 曰, đồng thời đáp số khác là “Van như người Việt”= Viết, hay “Và như người Quảng Đông gốc Việt”= Viết, nên Viết 曰, chữ biểu ý là cái miệng 口 ở giữa có lằn ranh cặp môi 曰, có nghĩa là Nói, mà hiểu ngầm là người Việt nói, thường trích “Khổng Tử viết 孔 子 曰…”, đủ thấy Khổng Tử là người Hoa gốc Việt). Bản thân từ Thời Gian được hiểu là một khoảng nào đó hoặc dài hoặc ngắn của Thời chứ không phải là vô hạn. Muốn nói đến sự vô hạn của thời gian thì phải nói là “thời gian kéo dài mãi mãi” hay “thời gian vô hạn”. Nếu Thời Gian dừng tại một điểm có khắc vạch đánh dấu thì gọi là Thời Khắc hay Thời Điểm. Thời Gian chỉ hiểu là một khoảng nào đó của Thời là do chữ Gian được tạo thành bởi lướt “Giới 界 Hạn 限”= Gian 間, nho viết chữ Gian 間 biểu ý bằng ánh sáng mặt Trời 日(chữ Nhật日) bị giới hạn trong một cái Cửa 門 nhỏ (chữ Môn 門), nên không thể “chạy” đi đâu được. Từ Thời hình thành do lướt “Theo Trời”= Thời 時, và còn nhấn mạnh là “Thời Đi!” = “Thời Chi 之!”= Thì 時. Biểu ý của chữ nho Thời 時là: ánh sáng mặt Trời 日 đi trên từng Tấc 寸 Đất 土 . Nhưng khi sử dụng thì từ Thời và từ Thì đã mang sắc thái khác nhau, Thời vốn là vô hạn đã thành mang sắc thái giới hạn dài, còn Thì 時 lại mang sắc thái giới hạn cô đọng ngắn hơn. Cũng giống như từ Gian 間 (“Giới 界 Hạn 限”= Gian 間), khi nhấn mạnh thành “Gian Chớ!”= Giờ thì từ Giờ đã thành cái giới hạn khác, mang sắc thái cô đọng ngắn hơn, chỉ còn là trong khoảng thời gian bằng 60 phút, với ký tên bằng cái thời điểm là dấu mốc “Giữa Chờ” = Giờ của dấu mốc trước nó 60 phút và dấu mốc sau nó 60 phút, ví dụ dấu mốc 2 Giờ là điểm “Giữa Chờ” của dấu mốc 1 giờ và dấu mốc 3 giờ. Bởi vậy từ Giờ có hai nghĩa, một nghĩa là những cái mốc đánh dấu thời gian từ 1 đến 24 giờ (vì nguồn gốc ý nghĩa của nó là mốc “Giữa Chờ”= Giờ), một nghĩa nữa là khoảng thời gian gồm 60 phút (vì nguồn gốc ý nghĩa của nó là cái giới hạn cô đọng của “Gian Chớ!”= Giờ. Tiếng miền Trung lại dùng “Gian Chứ!”= Giừ, nên từ Bây Giờ thì họ nói là Bây Giừ hay Bây Chừ). Do nho đã lướt “Thời Chi 之!”= Thì 時 nên Hán ngữ dùng chữ Thì 時 để chỉ Giờ. Còn người Nhật lại dùng và đọc chữ nho Thì 時 là “Ki” (với ý nghĩa họ dùng là tương đương với từ Khi của tiếng Việt, cũng tương đương chữ nho Kì 期 – nghĩa là một khoảng thời gian ngắn dài nào đó, của tiếng Việt). Từ Giờ của tiếng Việt còn nhấn mạnh là “Giờ Chi 之!”= Gi = Ji, nhưng tiếng Việt không dùng từ Gi này, mà để lại miễn phí cho người Nhật dùng với “Ji” nghĩa là Giờ. Người Nhật hỏi: “ Y Ma Nan Ji Đếx Ka ?” ( “Ấy Mốc Nào Giờ Đấy Cà?” – nghĩa là: ấy mốc giờ nào đó hả? tức muốn hỏi: bây giờ là mấy giờ?). Từ Thời của tiếng Việt là từ “Thai-m” của tiếng Anh (Time). Nhưng trong tiếng Việt có từ Thời Gian và từ Thì Giờ, chúng cùng nôi khái niệm, nhưng sắc thái của chúng hoàn toàn không như nhau. Thời Gian là Thời nhưng là Thời có giới hạn rất lớn (Thời của các vua Hùng kéo dài 2500 năm), Thời có giới hạn gần như là vô biên, giới hạn thuộc đẳng cấp vũ trụ. Còn Thì Giờ là Thời nhưng có giới hạn cô đọng rất ngắn, có thể cân đong đo đếm được. Do vậy tiếng Việt có câu thành ngữ “Thì Giờ là vàng bạc” để ví là nó quí từng khoảnh khắc rất ngắn, dùng vàng bạc để ví, vì vàng bạc cũng là những thứ có thể cân đong đo đếm được nhưng rất quí hiếm. Do từ Thời của tiếng Việt mới có từ Thời Gian 時 間 (cho Hán ngữ dùng, phát âm lơ lớ là “Shi Jian 時 間”), và mới có từ Time (cho Anh ngữ dùng, phát âm lơ lớ là “Thai-m”). Còn tại sao lại gọi là Thời ?là vì người Ta quan niệm cái chuyển động của “Tạo Hóa” = “Tất Cả” = Ta là phải “thuận thiên” tức là phải “Theo Trời”= Thời, tức là theo qui luật của vũ trụ. Mà theo Từ Điển giải thích thì Vũ nghĩa là không gian (tức cái “Vòm 宀 Ủ 于”= Vũ 宇, rõ ràng chữ nho này là nho Việt), còn Trụ nghĩa là thời gian (tức cái “Trời 宀 Du 由”= Trụ 宙, rõ ràng chữ nho này là nho Việt). Từ Blơi=Lời=Trời đã được dùng từ thời văn hóa Hòa Bình cách nay hai vạn năm. Trời = Lời = Lọi = Chói = Chiếu = =Chậu = Chúa = Vua, nên nho còn viết Trời là Thiên Vương. Trời = Lời = Ló = Tỏ = Rõ = “Rõ Bức”= Rực = “Rực Chớ!”= Rỡ = “Rực Chứ!”= Rư = Rực = Nhức = Nhật 日 (chói mắt cũng là nhức mắt; những từ đôi Tỏ Rõ, Rực Rỡ, Chói Lọi; “Rõ Sáng”= Rạng, từ đôi Rạng Rỡ). “Rực Chứ!”= Rư, tiếng Việt không dùng từ Rư này, mà để lại miễn phí cho Hán ngữ dùng, để họ đọc chữ nho Nhật 日là “Rư 日”. Chữ nho Nhật 日thì tiếng Việt còn đọc là Trời, nên tiếng Việt có từ “Theo Trời”= Thời. Chữ nho Nhật 日thì Hán ngữ đọc là “Rư 日” nên Hán ngữ có âm tiết “Sứ 時” để đọc chữ “Thời Chi!”= Thì 時. Nhưng cái chữ nho Nhật 日 và đọc phát âm là “Nhật” ấy lại là của tiếng Việt, mà Hán ngữ hiện đại gọi nó là “cổ văn” thuộc về chữ tượng hình khắc trên mai rùa. TVGT: “Nhật 日, thái 太 dương 陽chi 之 tinh 精 bất 不 khú 虧” (Nhật là cái tinh của mặt trời không bao giờ hao mòn). Đúng như LM giải thích: Nhật chỉ có nghĩa là cái ánh sáng của mặt trời, chính là “cái tinh không bao giờ mòn” của nó. Cho nên từ Nhật Thực 日 食 có nghĩa là ánh sáng mặt trời bị ăn mất, do bị hành tinh khác che khuất. TVGT: đọc thiết “Nhân 人 Chất 質”= Nhật 日 . TVGT: Nhật 日, cố 故 văn 文 viết 曰 Thật 實( văn xưa nói Nhật 日 bằng chữ Thật實). TVGT: Thật 實 ,đọc thiết “Thần 神 Chất質” = Thật 實. TVGT: “Thật 實, phú 富 dã 也” (Thật có nghĩa là Giàu). Đến đây thì rõ: chữ nho Thật 實(sự thật) có nghĩa là Phú, là Giàu, lại đại diện (như văn xưa nói) cho Nhật 日 là cái ánh sáng mặt trời, do chữ Thật 實 hình thành bởi lướt từ gốc Việt là “Thiên 天 Nhật 日”= Thật 實. Thiên Nhật có nghĩa là Trời (Thiên) và ánh sáng của nó (Nhật). Phát âm của Hán ngữ tương đương Thiên 天 – Nhật 日 – Thật 實 là Tian 天 – Ri 日 – Shi 實. Nên nếu thiết thì có “Tian 天 Ri 日” = =Ti, không thể thành Shi 實 được, trật qui tắc thiết, vì từ của Hán ngữ không phải là từ gốc, chỉ có từ của tiếng Việt mới là từ gốc. Đúng, thiên nhật là trời và ánh sáng mặt trời, là cái quí nhất, kết tinh bằng chữ Thật, lại là sự thật (thành ngữ “sáng tỏ như ban ngày” hoặc viết bằng chữ nho là “thanh thiên bạch nhật”), đó mới là cái giàu, là phú (thành ngữ Việt “khôn ngoan chẳng lọ thật thà”). Còn nếu phát triển bằng mọi mánh khóe gian dối nhằm kiếm tiền đầy túi tham như ngày nay, đến mức để cho bầu trời như bầu trời Bắc Kinh, một năm chẳng có được mấy ngày nhìn thấy mặt trời và ánh nắng, chỉ thấy bão cát Gô-Bi, bụi và khói, đến nỗi khí để thở còn phải đóng lon đem bán cho người đi đường, thì còn gì đáng gọi là Phú nữa. Ví dụ Nga xây quảng trường đỏ ở Mos-cơ-va (do lát toàn bằng đá màu đỏ chở từ Erevan thuộc Armenia về), hàng dăm trăm năm nay rồi mà không hề vỡ hay bong một viên đá lát nào, dù năm nào cũng có duyệt binh xe tăng xích sắt chạy rầm rầm qua quảng trường. Xây dựng như vậy mới gọi là Thật). “Theo Trời”= Thời. Nhấn mạnh “Thời Hề 兮!”= Thế 世 (nghĩa là một Đời người). Nhấn mạnh “Thế 世 Thế 世”= Thệ 逝, 1+1=0, Thệ 逝 (nghĩa là sự trôi đi). Thời gian cứ thế trôi đi, như trong câu “Cổn 滚 cổn 滚 Trường 長 Giang 江 đông 東 thệ 逝 du 游 thủy 水” (nước sông Trường Giang vẫn cuồn cuộn trôi đi về phía đông), như sự thật lịch sử Việt 5000 năm văn hiến một thời rực rỡ ở miền nam Dương Tử.
    1 like
  12. Hãng tin Nga gỡ bỏ bài viết vu khống Việt Nam Thứ Hai, 02/06/2014 - 10:36 (Dân trí) - Hãng tin Nga Ria Novosti đã gỡ bỏ bài viết của tác giả Dmitri Kosyrev với nội dung vu khống Việt Nam, sau khi bài viết vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của độc giả. Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ Tổng Giám đốc Hãng tin Nga Trước đó, bài viết mang tựa đề “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi tuyên cáo” của tác giả Dmitry Kosyrev đã được đăng tải trên trang điện tử http://ria.ru ngày 19/5/2014. Bài viết xuyên tạc sự thật của tác giả Dmitry Kosyrev được đăng tải trên trang ria.ru ngày 19/5. Bài viết đã gây sự bức xúc trong dư luận, đặc biệt là những người gắn bó với nước Nga, vì đưa ra những phân tích chủ quan, xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Nhưng kết quả tìm kiếm mới nhất trên trang ria.ru cho thấy bài viết đã bị gỡ bỏ và thay vào đó là dòng thông báo “Không có nội dung này trên trang ria.ru”. Trong bài viết ngày 19/5, tác giả Dmitry Kosyrev đã có những ý kiến và lập luận phiến dịch, sai lệch về chủ quyền, lịch sử vủa Việt Nam và các diễn biến trên Biển Đông. Một trong những thông tin sai lệch nghiêm trọng trong bài viết là ông Kosyrev nói rằng giàn khoan dầu Hải Dương-981 của Trung Quốc chỉ cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển của Việt Nam 241 km. Đến nay, bài báo đã bị gỡ bỏ. Trên thực tế, giàn khoan Hải Dương-981 được hạ đặt trái phép hoàn toàn trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và chỉ cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Sau khi bài viết gây phẫn nộ đối với bạn đọc, nhà báo Trần Đăng Tuấn, người từng có những năm tháng học tập tại Nga, đã gửi một lá thư ngỏ tới tổng giám đốc hãng tin RIA Novosti. Trong thư ngỏ, nhà báo Trần Đăng Tuấn viết: “Mỗi dòng, mỗi chữ liên quan đến Việt Nam có trong bài báo của Kosyrev đều khiến độc giả Việt Nam bị tổn thương sâu sắc - đặc biệt là với những ai gần gũi với gắn bó với nước Nga - trong đó có tôi”. Ở cuối thư, ông Trần Đăng Tuấn viết: “Tôi muốn ông chuyển đến ngài Kosyrep lời mời hãy cùng chúng tôi có cuộc thảo luận công khai, thẳng thắn, rõ ràng và bình tĩnh về những luận điểm liên quan đến Việt Nam có trong bài viết nói trên của ông ấy. Thảo luận đó có thể ở hình thức thuận tiện, rộng rãi trong khuôn khổ các khả năng to lớn của phương tiện thông tin đại chúng hiện nay”. An Bình ===================== Tốt lắm. Ít ra cũng phải như vậy. đưa một bài viết từ cái đầu đất sét với thứ tư duy "Ở trần đóng khố" khoác áo học giả ấy là ảnh hưởng uy tín của hãng thông tấn và cả nước Nga. Chân lý chỉ có một thôi : Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử , cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương , mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch - chính là lý thuyết thống nhất - là chân lý tuyệt đối. Chính vì người Việt lập quốc từ 5000 năm trước, nên không có việc dân tộc Việt thuộc Trung Quốc từ 2000 năm trước. Mà chỉ là bị đô hộ từ 2000 năm trước. Đến thế kỷ thứ X, người Việt hưng quốc chứ không phải ly khai từ Đế chế Hán. Do đó, những gì mà người Việt giành lại được - gồm cả biển Đông là của người Việt. Hiểu chưa? Ngài Putin nên xem xét lại sách lược của ngài. Bắt tay với Trung Quốc lúc này là một sai lầm của ngài. Ngược lại đi với Nato và Hoa Kỳ , nhanh thì 20 năm sau, chậm không quá 30 năm. Cái gì của nước Nga vẫn thuộc về nước Nga. Vì cảm tình với nước Nga, nên tôi nói điều này. Tôi không ưa cái lão bộ trường ngoại giao Hoa Kỳ Kiss Singer, nhưng thừa nhận ông ta đúng là thiên tài. Tầm nhìn của ông ta quả là táo bạo và sâu sắc. Tuy nhiên bây giờ già cũng lẩm cẩm rồi.
    1 like
  13. THÔNG BÁO Quản trị diễn đàn. Kính thưa quí vị và anh chị em. Do hoàn cảnh thiếu thốn về kinh phí duy trì diễn đàn, và quan trọng hơn cả là sức khỏe của cá nhân,nên diễn đàn tạm đóng cửa do không có người quản lý thường xuyên Hôm nay, sau một thời gian cân đối thu chi và căn bản là vấn đề sức khỏe tạm hồi phục, chúng tôi đã mở cửa diễn đàn vào 8 giờ sang nay: Giờ Thìn mùng 5. 5 Giáp Ngọ Việt lịch. Nhằm ngày 2. 6. 2014. Nhưng sẽ tạm thời ngưng kết nạp thành viên mới và cũng hạn chế khả năng viết bài, để tiện quản lý diễn đàn và chỉ những thành viên đã hoạt động trong chuyên mục "trao đổi học thuật", học viên lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp mới tiếp tục viết bài được ở tất cả các mục. Diễn đàn Lý học Đông phương đã hoạt động nhiều năm nay, trên quan điểm học thuật minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của văn minh Đông phương, nhân danh khoa học. Chúng tôi kiên trì quan điểm này và chứng minh hoàn toàn có luận cứ khoa học. Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần khoa học trao đổi về vần đề này, trước đây, bây giờ và cả sau này. Chúng tôi rất vinh dự và hân hạnh được sự công tác tiếp tục của quí vị và anh chị em. Xin chân thành cảm ơn quí vị và anh chị em đã ủng hộ diễn đàn. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
    1 like