-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 02/06/2014 in all areas
-
DỊ NHÂN VÀ MINH TRIẾT VIỆT 12:00 | 02/06/2014 http://ktcatbd.com.v...-viet-1918.html Người ta biết đến ông vì những phát biểu ồn ào trong dịp Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi, khi ông xác định trước hai tháng, rằng: Bảo đảm trong 10 ngày Đại Lễ sẽ không có mưa ở khu vực Hanoi. Mặc dù chung quanh khu vực Hanoi vào thời gian đó, mưa bão ầm ầm, các đài khí tượng thủy văn tầm quốc tế xác định Hanoi sẽ có mưa bão lớn vào những ngày Đại lễ. Nhưng "chẳng may" ông đã đúng với sự xác định của mình: Trong Đại lễ chưa hề phải sử dụng phương án II; tức là phải tổ chức trong nhà nếu gặp trời mưa ở khu vực Hanoi. Mọi người gọi ông là "Dị nhân đuổi mưa". Nhưng có lẽ ít người biết đến ông còn là một nhà nghiên cứu văn hóa cổ Đông phương với hàng chục đầu sách liên quan với những luận điểm nổi tiếng, khi ông xác định rằng: Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành thực chất là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, có tính hệ thống với cội nguồn lịch sử thuộc về nền văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử, mà hậu duệ chính là các dân tộc Việt Nam hiện nay với bộ phận chủ yếu là người Kinh. Luận điểm của ông còn được đẩy lên với những luận cứ xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà những tri thức hàng đầu của nền văn minh nhân loại đang mơ ước. Trong vòng 9 năm nghiên cứu ông cho ra đời gần cả chục đầu sách chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn kinh Dịch với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chưa kể đến hàng vạn bài viết trên các diễn đàn mạng liên quan đến Lý học Đông phương, cùng đề tài này. Những cuốn sách của ông với luận điểm mới lạ, đảo ngược nếp nghĩ trở thành tiềm thức từ hàng ngàn năm qua của con người, khi mặc định rằng cội nguồn Lý học Đông phương thuộc về văn minh Hán. Bởi vậy, đã gây không ít tranh cãi trên các cộng động mạng . Nhưng từ năm 2006, sau khi xuất bản cuốn sách tâm đắc của ông: "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" (Nxb Tổng hợp T/p HCM), không thấy ông viết thêm cuốn sách nào. Và đã tám năm trôi qua, thời gian đủ để tạo ra những thay đổi trong một cuộc đời.... Nhưng đến năm nay, ông lại tiếp tục cho ra mắt cuốn sách mới của ông: "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Những dẫn chứng của ông thì có vẻ như không có gì mới. Vẫn là những di sản văn hóa phi vật thể Việt, được lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt Nam, mà hầu hết ông đã trình bày trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và trong các sách đã xuất bản. Nhưng với sự tập hợp một cách có hệ thống và hướng tới một mục đích chứng minh rất rõ ràng: Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, mà hậu duệ là những dân tộc Việt Nam hiện nay, là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương. Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh Những luận cứ của ông trong cuốn sách này, cũng như tất cả những cuốn sách đã xuất bản của ông hoàn toàn không mơ hồ và mang tính cảm quan. Nó luôn được tự thẩm định một cách chặt chẽ bằng những tiêu chí khoa học là những chuẩn mực trong việc mô tả và minh chứng cho những lập luận của mình. Tính khoa học của những luận điểm của ông chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng . Điểm độc đáo trong nội dung cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" của ông, chính là sự giải mã hoặc mô tả tính minh triết trong nội dung những di sản văn hóa phi vật thể trong văn hóa truyền thống Việt, nhưng trong một hệ thống nhất quán và chặt chẽ trong nội dung mô tả. Từ những giải mã hoặc từ nội dung trực tiếp của những di sản văn hóa truyền thống Việt, dẫn ông đến một giả thuyết xác định kết quả minh chứng về cội nguồn văn minh Đông phương. Những giả thuyết này được thẩm định và cũng là cơ sở để minh chứng qua những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Từ kết quả này lại là mối liên hệ hợp lý trong nội dung xác định những di sản văn hóa truyền thống Việt chính là hệ quả của một hệ thống lý thuyết đã được coi là nền tảng tri thức của nền văn hiến Việt. Do đó, sự nội dung giải mã những di sản văn hóa truyền thống Việt là một trong những sự thú vị bất ngờ trong cuốn sách của ông. Nhưng cần phải xác định rằng: tính hệ thống, nhất quán và sự mô tả hợp lý với những mối liên hệ từ đơn giàn đến phức tạp của sự liên hệ từ những nội dung rời rạc trong từng di sản văn hóa truyền thống Viết với cội nguồn tri thức của cả một nền văn minh Đông phương, được minh chứng với những dẫn chứng và luận cứ sắc xảo một cách rất hoàn chỉnh và xác định rằng: Thuộc về nền văn hiến Việt với 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ, mới là thành tựu của cuốn sách này. Nhà khoa học tên tuổi ở Việt Nam, giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức đã viết lời nhận xét trong cuốn sách này: “Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao, … trong di sản văn hóa truyền thống Việt cùng với những luận giải sáng sủa, đầy tính thuyết phục, nhằm khai sáng các nội hàm ẩn chứa của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và kinh Dịch. Ngoài ý nghĩa khoa học, cuốn sách còn có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ ý chí phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên” Từ một góc nhìn khác, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đồng ở Orange, California, Hoa Kỳ cũng đặt vấn đề và ông đã viết: Thật là khó hiểu khi thấy kho tàng tri thức vĩ đại này vẫn tồn tại như một sự huyền bí với tiến bộ loài người hàng nghìn năm nay, mặc dầu tiềm năng áp dụng không chỉ giới hạn trong khoa học thuần tuý, mà còn lan đến khoa học nhân văn (xã hội học, tâm lý học, triết học…) và cả những ngành liên quan đến nhân sinh như nghệ thuật hay tâm linh học. Cảm nhận điều này còn dẫn đến một nghi vấn lớn cho khoa học hiện nay: Động lực nào đã thúc đẩy loài người trong giai đoạn bị coi là bán khai từ năm sáu nghìn năm trước đi tìm và giải quyết những vấn đề mà nhân loại hiện nay mới bắt đầu phải đối đầu? Đây cũng là điểm đánh giá cao nhất của tác phẩm "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", vì đã góp phần rất lớn vào việc gây dựng phong trào “duy tân” cho nền văn minh cổ kính vĩ đại này. Xây dựng trên nền tảng một tri thức khách quan và nhất quán về nguồn gốc vũ trụ tiền không gian, tiền thời gian và vô số lượng, nền văn minh này có thể còn trổi vượt trên nền văn minh hiện đại về một số phương diện. Hiện nay khoa học hiện đại vẫn còn tranh cãi sự hiện diện một quyền uy tối cao có quyền thưởng phạt vào thời điểm O, thì tri thức tối cổ này đã minh triết một quy luật khách quan, nhất quán và phổ quát về vận hành của vũ trụ. Hơn thế, tri thức này còn có thể hàm ẩn một giải pháp phổ quát cho những học giả muốn áp dụng những quy luật khách quan này vào việc giải quyết những bế tắc lớn ngày nay của nhân loại. Đe doạ cho sự sống còn của nhân loại ngay trước mắt phải kể hiểm hoạ ô nhiễm môi trường và mất thăng bằng phân bố của cải trong xã hội. Nhà bác học Stephen W. Hawking đã tiên đoán là với trình độ khoa học hiện tại, nhân loại không thể giải quyết kịp những hậu quả do chính khoa học gây ra. Những luận điểm của tác giả có thể còn nhiều tranh cãi học thuật và nhận xét cuối cùng thuộc về bạn đọc. Trân trọng giới thiệu cuốn sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Hoàng Dung5 likes
-
Thông Báo
Thích Đủ Thứ and 4 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
THÔNG BÁO Quản trị diễn đàn. Kính thưa quí vị và anh chị em. Do hoàn cảnh thiếu thốn về kinh phí duy trì diễn đàn, và quan trọng hơn cả là sức khỏe của cá nhân,nên diễn đàn tạm đóng cửa do không có người quản lý thường xuyên Hôm nay, sau một thời gian cân đối thu chi và căn bản là vấn đề sức khỏe tạm hồi phục, chúng tôi đã mở cửa diễn đàn vào 8 giờ sang nay: Giờ Thìn mùng 5. 5 Giáp Ngọ Việt lịch. Nhằm ngày 2. 6. 2014. Nhưng sẽ tạm thời ngưng kết nạp thành viên mới và cũng hạn chế khả năng viết bài, để tiện quản lý diễn đàn và chỉ những thành viên đã hoạt động trong chuyên mục "trao đổi học thuật", học viên lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp mới tiếp tục viết bài được ở tất cả các mục. Diễn đàn Lý học Đông phương đã hoạt động nhiều năm nay, trên quan điểm học thuật minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của văn minh Đông phương, nhân danh khoa học. Chúng tôi kiên trì quan điểm này và chứng minh hoàn toàn có luận cứ khoa học. Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần khoa học trao đổi về vần đề này, trước đây, bây giờ và cả sau này. Chúng tôi rất vinh dự và hân hạnh được sự công tác tiếp tục của quí vị và anh chị em. Xin chân thành cảm ơn quí vị và anh chị em đã ủng hộ diễn đàn. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.5 likes -
Táng Thư
longphibaccai and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thiên nhiên cũng thiếu gì núi "Vũ Khúc" như bài viết này. Tuy nhiên cũng cò tùy thế đất chung quanh mà điểm huyệt. Nếu như hình vẽ này mà chôn ở đình núi thì....đi ăn mày. Hì.3 likes -
Táng Thư
Thiên Đồng and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hai thế đất này, khí bị bế, không thông. Đấy là cách nhìn của tôi. Hình dưới huyệt khí tụ ở đỉnh gò núi ở giữa, nhưng phải khai khẩu phía dưới để thông khí. Trong vũ trụ này chỉ có con Tỳ Hưu theo phoengshui Tàu là ăn mà không ị. Còn phong thủy Lạc Việt thì bất cứ Âm Dương trạch đều phải thông khí. Huyệt tốt mà khí bế là ...chết. Cũng như trong cơ thể người, huyệt vị thì nhiều. Khí tụ ở huyệt. Nhưng bế khí là ...viên tịch.3 likes -
Nhật: "Tướng Trung Quốc Vương Quán Trung bôi nhọ đất nước Nhật" 02/06/2014 12:34 (GMT + 7) TTO - Ngày 2-6, chính phủ Nhật đã lên án việc tướng Trung Quốc Vương Quán Trung chỉ trích phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La là “khiêu khích”. Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga Ảnh: Reuters Hôm qua, tướng Vương Quán Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore rằng phát biểu của Thủ tướng Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel là “khiêu khích” và “không thể chấp nhận được”. Theo hãng tin AFP, sáng nay chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết: “Chúng tôi tin rằng quan chức Trung Quốc đưa ra tuyên bố dựa trên những điều sai trái. Ông ta đã bôi nhọ đất nước chúng tôi”. Ông Suga tiết lộ phái đoàn Nhật dự Đối thoại Shangri-La đã phản đối mạnh mẽ những phát biểu của tướng Vương Quán Trung. Hôm 30-5, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La Thủ tướng Nhật Abe kêu gọi các nước khu vực phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây được xem là thông điệp gửi thẳng tới Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan và tàu chiến tới vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một ngày sau đó, Bộ trưởng Hagel chỉ trích Trung Quốc “thực hiện các hành động gây bất ổn” đối với Philippines và Việt Nam. Khi đăng đàn tướng Vương Quán Trung lớn tiếng cho rằng phát biểu của ông Abe và ông Hagel là “khiêu khích Trung Quốc“. NGUYỆT PHƯƠNG ================ Nhớ ngày xưa trong chuyện Tam Quốc chí. Chỉ một câu khẩu lệnh ban đêm, do Tào Tháo buột miệng nói ra trong vô thức: "Kê cân" (Gân gà). Dương Tu phân tích và biết rằng Tào Tháo sẽ phải rút quân. Với tư duy đơn giản và trực quan của tri thức khoa học hiện đại thì thấy có vẻ siêu hình, là không có "cơ sở khoa học". Nhưng với dân Lý học - tất nhiên phải thứ thiệt - thì cũng thường thôi. Cũng tương tự như đôi câu đối tàu Hải Giám huyênh hoang trong dịp Tết năm kia của Trung Quốc, Lão Gàn phăng ra đến tổ chấy quan hệ Nhật - Trung - Đài. Đến bây giờ vẫn từ đúng trở lên. Với dân Lý học cũng thường thôi. Chuyện nhỏ hơn con thỏ mà còn phăng ra đến chuyện lớn. Huống chi bây giờ, quan to, quan nhỏ các nước cãi nhau ỏm tỏi ở Shangri - La. Chuyện lớn thiên hạ chềnh ềnh ra đấy mà không đoán được cái gì xảy ra thì thật là không có "cơ sở Lý học". Nhưng "cầm đèn chạy trước ô tô" lắm lúc cũng phiền. Chẳng phải ngẫu nhiên khi bầu trời Quảng Ninh tối đen, Lão Gàn nhờ Thiên Đồng tìm lại bài "Binh thư yếu lược" của Đức Trần Hưng Đạo để đấy lên. Bởi vì Lão Gàn nhớ Đức Thánh Trần có phân tích "điềm" này. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên, Lão Gàn lấy ngày "Ông Công, Ông Táo" lên giời 23 tháng Chạp Nhâm Thìn làm hạn chót để quyết định "canh bạc cuối cùng" sẽ đi về đâu. Bởi vì Lão Gàn hy vọng ngài Tập lên nắm quyền có thay đổi sách lược sai lầm của Trung Quốc không. Rất tiếc là không! Mặc dù Lão Gàn luôn xác định rằng: Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung Quốc. Tại số nó thế! Người Trung Quôc đã châm ngòi cho dây dẫn nổ của thùng thuốc súng để ở Hoa Đông. ================= PS: Trung Quốc nên rút giàn khoan về. nếu không trong vòng tháng 5 Việt lịch, thiên nhiên ở Biển Đông rất bất lợi cho việc đặt giàn khoan. Hãy chờ xem.3 likes
-
Tiếng Việt
ATN and one other liked a post in a topic by Lãn Miên
Đời và Thời gian Theo QT Tơi-Rỡi mà tìm thì thấy được cái nôi khái niệm là Đời=Thời=Thế=Kế=Kiếp. Những từ này đồng nghĩa, nhưng mỗi từ có sắc thái riêng. Đời, ví dụ vòng Đời của cây lúa là hạt lúa mọc lên thành cây, cây trưởng thành ra bông kết hạt, hạt rụng xuống lại mọc lên vòng đời mới của cây lúa, đó là đúng theo tự nhiên, gọi là “Đúng của Trời”= Đời. Đời của mỗi con người cũng vậy, sống được “hết tuổi trời” là đi, chỉ được hưởng dương một “Đúng của Trời”= Đời. Đời sau gắn tiếp sau đó, nếu có đầu thai ở đâu đó, thì gọi là Gắn = Gần = Cận = Cạnh = Kề = Kế = “Kế Tiếp”= Kiếp, gọi là Kiếp sau; từ Kiếp chỉ dùng khi cần nói sự chuyển đổi sang một cuộc đời khác qua một lần chết, gọi là hóa kiếp; còn nếu đang trong đời mà có cuộc sống khác thì chỉ gọi là đổi đời. Từ Đời dùng cho người thì gọi là Đời Người = Đời Ngài = “Đời Ai” = Đại, nho viết từ Đời bằng chữ Đại 代. Thời lại mang nghĩa là khoảng thời gian rất dài, đương nhiên cũng theo qui luật của tự nhiên, tức là “Theo Trời”= Thời, Thời có thể dài bằng cả “nghìn đời” tức “Thiên Đời”= Thời; ví dụ Thời của các vị vua mang một hiệu chung là Hùng nối tiếp nhau lãnh đạo nước Văn Lang của người Việt, kéo dài tới 2500 năm, trước công nguyên, gọi là Thời Hùng Vương. Nếu Thời chỉ giới hạn ngắn bằng một đời của người thì nói có nhấn mạnh là “Thời của một đại Hề 兮!”= Thế 世. Như vậy Thế 世 = =Đại 代 hoàn toàn, nên khi nho muốn nhấn mạnh ý nhiều đời người nối tiếp nhau thì dùng từ đôi Thế Đại 世 代, và còn lặp nhấn mạnh là Thế Thế Đại Đại 世 世 代 代, còn nói ý nhiều đời vua nối tiếp nhau của cùng một chế độ thì dùng từ Thời Đại 世 代. Còn lướt từ đôi “Thế 世 Thế 世”= Thệ 逝, 1+1=0, thì từ Thệ 逝 được đem dùng chuyển nghĩa, chỉ sự trôi đi của thời gian. Cái Thời 時 có giới hạn dài hoặc ngắn gì đó thì dùng chung một từ là Thời 時 Gian 間,có nghĩa là Thời 時 có Giới 界 Hạn 限(vì lướt “Giới 界 Hạn 限”= Gian 間). Hán ngữ dùng nguyên hai chữ nho Thời Gian 時 間, phát âm là “Sứ Chen” [shi Jian 時 間]. Nhật ngữ cũng dùng nguyên hai chữ nho Thời Gian 時 間, phát âm là “Ji Kan” (do Giờ = Gi, Gian = Kan, đúng QT Tơi-Rỡi). Anh ngữ dùng từ Thời Gian, phát âm là “Thai-m” (Time), âm tiết “Giới Hạn” = Gian = Giam đã chỉ còn rớt lại phụ âm “-m”, nên Thời Giam bị phát âm lướt lỏn là “Thai-M" (Time). Con người bị Giam trong một “Giới Hạn”= =Gian = “Gian Hàm” = “Gian Hãm” = Giam, nên Giam = Gian, đúng QT Tơi-Rỡi. Ngậm = Câm = Cầm = Cấm = Hầm = Hàm, nhấn mạnh “Hàm 含 Hàm 含”= Hãm 陷, 1+1=0. Nên còn có từ đôi Giam 監 Hãm 陷, Giam 監 Cấm 禁, Giam Cầm, là bị đặt ngồi trong ngục “Tối U 烏”= Tù 囚. Nên còn có từ đôi Tù 囚 Giam 監, Cầm 禁 Tù 囚. Dụng cụ để Cầm Hãm gọi lướt là “Cầm Hãm” = Cạm, để đánh bẫy thú rừng, nên còn có từ chuyển nghĩa là từ Cạm Bẫy ( “Bắt Lấy”= Bẫy). Câm mà nhấn mạnh sẽ cho hai đáp số là “Câm Câm” = Cấm 禁, 0+0=1 và “Câm Câm”= Cầm 禁, 0+0=1, đương nhiên hai đáp số Cấm và Cầm của cùng một phép tính 0+0 thì nho chỉ cần viết hai đáp số đó bằng một chữ Cấm 禁 ( Cấm Cầm đều là đáp số của Câm, giống như Ngấm Ngầm đều là đáp số của Ngậm). Chữ Cấm 禁 này biểu ý là Thấy 示 Câm 林. Thấy viết bằng chữ Thị 示 vì nhấn mạnh “Thấy Chi 之!”= Thị 示. Câm viết bằng mượn âm của chữ Lâm 林, sở dĩ mượn chính chữ Lâm 林 là để nó vừa có được âm tiết “câm” vừa hợp logic “Là Câm” = Lâm (nếu không thì nho đã có thể mượn nhiều chữ khác có cận âm với “câm”, nhưng chúng lại không logic). Chữ Cấm 禁 nếu đọc dưới lên trên là Thấy 示 Câm 林 (hiểu ngay là Cấm), nếu đọc trên xuống dưới là Câm 林 Thấy 示 (lướt lủn thì “Câm Thấy”= Cấm, tương tự như lướt lủn “Việt Nói” = Viết 曰, đồng thời đáp số khác là “Van như người Việt”= Viết, hay “Và như người Quảng Đông gốc Việt”= Viết, nên Viết 曰, chữ biểu ý là cái miệng 口 ở giữa có lằn ranh cặp môi 曰, có nghĩa là Nói, mà hiểu ngầm là người Việt nói, thường trích “Khổng Tử viết 孔 子 曰…”, đủ thấy Khổng Tử là người Hoa gốc Việt). Bản thân từ Thời Gian được hiểu là một khoảng nào đó hoặc dài hoặc ngắn của Thời chứ không phải là vô hạn. Muốn nói đến sự vô hạn của thời gian thì phải nói là “thời gian kéo dài mãi mãi” hay “thời gian vô hạn”. Nếu Thời Gian dừng tại một điểm có khắc vạch đánh dấu thì gọi là Thời Khắc hay Thời Điểm. Thời Gian chỉ hiểu là một khoảng nào đó của Thời là do chữ Gian được tạo thành bởi lướt “Giới 界 Hạn 限”= Gian 間, nho viết chữ Gian 間 biểu ý bằng ánh sáng mặt Trời 日(chữ Nhật日) bị giới hạn trong một cái Cửa 門 nhỏ (chữ Môn 門), nên không thể “chạy” đi đâu được. Từ Thời hình thành do lướt “Theo Trời”= Thời 時, và còn nhấn mạnh là “Thời Đi!” = “Thời Chi 之!”= Thì 時. Biểu ý của chữ nho Thời 時là: ánh sáng mặt Trời 日 đi trên từng Tấc 寸 Đất 土 . Nhưng khi sử dụng thì từ Thời và từ Thì đã mang sắc thái khác nhau, Thời vốn là vô hạn đã thành mang sắc thái giới hạn dài, còn Thì 時 lại mang sắc thái giới hạn cô đọng ngắn hơn. Cũng giống như từ Gian 間 (“Giới 界 Hạn 限”= Gian 間), khi nhấn mạnh thành “Gian Chớ!”= Giờ thì từ Giờ đã thành cái giới hạn khác, mang sắc thái cô đọng ngắn hơn, chỉ còn là trong khoảng thời gian bằng 60 phút, với ký tên bằng cái thời điểm là dấu mốc “Giữa Chờ” = Giờ của dấu mốc trước nó 60 phút và dấu mốc sau nó 60 phút, ví dụ dấu mốc 2 Giờ là điểm “Giữa Chờ” của dấu mốc 1 giờ và dấu mốc 3 giờ. Bởi vậy từ Giờ có hai nghĩa, một nghĩa là những cái mốc đánh dấu thời gian từ 1 đến 24 giờ (vì nguồn gốc ý nghĩa của nó là mốc “Giữa Chờ”= Giờ), một nghĩa nữa là khoảng thời gian gồm 60 phút (vì nguồn gốc ý nghĩa của nó là cái giới hạn cô đọng của “Gian Chớ!”= Giờ. Tiếng miền Trung lại dùng “Gian Chứ!”= Giừ, nên từ Bây Giờ thì họ nói là Bây Giừ hay Bây Chừ). Do nho đã lướt “Thời Chi 之!”= Thì 時 nên Hán ngữ dùng chữ Thì 時 để chỉ Giờ. Còn người Nhật lại dùng và đọc chữ nho Thì 時 là “Ki” (với ý nghĩa họ dùng là tương đương với từ Khi của tiếng Việt, cũng tương đương chữ nho Kì 期 – nghĩa là một khoảng thời gian ngắn dài nào đó, của tiếng Việt). Từ Giờ của tiếng Việt còn nhấn mạnh là “Giờ Chi 之!”= Gi = Ji, nhưng tiếng Việt không dùng từ Gi này, mà để lại miễn phí cho người Nhật dùng với “Ji” nghĩa là Giờ. Người Nhật hỏi: “ Y Ma Nan Ji Đếx Ka ?” ( “Ấy Mốc Nào Giờ Đấy Cà?” – nghĩa là: ấy mốc giờ nào đó hả? tức muốn hỏi: bây giờ là mấy giờ?). Từ Thời của tiếng Việt là từ “Thai-m” của tiếng Anh (Time). Nhưng trong tiếng Việt có từ Thời Gian và từ Thì Giờ, chúng cùng nôi khái niệm, nhưng sắc thái của chúng hoàn toàn không như nhau. Thời Gian là Thời nhưng là Thời có giới hạn rất lớn (Thời của các vua Hùng kéo dài 2500 năm), Thời có giới hạn gần như là vô biên, giới hạn thuộc đẳng cấp vũ trụ. Còn Thì Giờ là Thời nhưng có giới hạn cô đọng rất ngắn, có thể cân đong đo đếm được. Do vậy tiếng Việt có câu thành ngữ “Thì Giờ là vàng bạc” để ví là nó quí từng khoảnh khắc rất ngắn, dùng vàng bạc để ví, vì vàng bạc cũng là những thứ có thể cân đong đo đếm được nhưng rất quí hiếm. Do từ Thời của tiếng Việt mới có từ Thời Gian 時 間 (cho Hán ngữ dùng, phát âm lơ lớ là “Shi Jian 時 間”), và mới có từ Time (cho Anh ngữ dùng, phát âm lơ lớ là “Thai-m”). Còn tại sao lại gọi là Thời ?là vì người Ta quan niệm cái chuyển động của “Tạo Hóa” = “Tất Cả” = Ta là phải “thuận thiên” tức là phải “Theo Trời”= Thời, tức là theo qui luật của vũ trụ. Mà theo Từ Điển giải thích thì Vũ nghĩa là không gian (tức cái “Vòm 宀 Ủ 于”= Vũ 宇, rõ ràng chữ nho này là nho Việt), còn Trụ nghĩa là thời gian (tức cái “Trời 宀 Du 由”= Trụ 宙, rõ ràng chữ nho này là nho Việt). Từ Blơi=Lời=Trời đã được dùng từ thời văn hóa Hòa Bình cách nay hai vạn năm. Trời = Lời = Lọi = Chói = Chiếu = =Chậu = Chúa = Vua, nên nho còn viết Trời là Thiên Vương. Trời = Lời = Ló = Tỏ = Rõ = “Rõ Bức”= Rực = “Rực Chớ!”= Rỡ = “Rực Chứ!”= Rư = Rực = Nhức = Nhật 日 (chói mắt cũng là nhức mắt; những từ đôi Tỏ Rõ, Rực Rỡ, Chói Lọi; “Rõ Sáng”= Rạng, từ đôi Rạng Rỡ). “Rực Chứ!”= Rư, tiếng Việt không dùng từ Rư này, mà để lại miễn phí cho Hán ngữ dùng, để họ đọc chữ nho Nhật 日là “Rư 日”. Chữ nho Nhật 日thì tiếng Việt còn đọc là Trời, nên tiếng Việt có từ “Theo Trời”= Thời. Chữ nho Nhật 日thì Hán ngữ đọc là “Rư 日” nên Hán ngữ có âm tiết “Sứ 時” để đọc chữ “Thời Chi!”= Thì 時. Nhưng cái chữ nho Nhật 日 và đọc phát âm là “Nhật” ấy lại là của tiếng Việt, mà Hán ngữ hiện đại gọi nó là “cổ văn” thuộc về chữ tượng hình khắc trên mai rùa. TVGT: “Nhật 日, thái 太 dương 陽chi 之 tinh 精 bất 不 khú 虧” (Nhật là cái tinh của mặt trời không bao giờ hao mòn). Đúng như LM giải thích: Nhật chỉ có nghĩa là cái ánh sáng của mặt trời, chính là “cái tinh không bao giờ mòn” của nó. Cho nên từ Nhật Thực 日 食 có nghĩa là ánh sáng mặt trời bị ăn mất, do bị hành tinh khác che khuất. TVGT: đọc thiết “Nhân 人 Chất 質”= Nhật 日 . TVGT: Nhật 日, cố 故 văn 文 viết 曰 Thật 實( văn xưa nói Nhật 日 bằng chữ Thật實). TVGT: Thật 實 ,đọc thiết “Thần 神 Chất質” = Thật 實. TVGT: “Thật 實, phú 富 dã 也” (Thật có nghĩa là Giàu). Đến đây thì rõ: chữ nho Thật 實(sự thật) có nghĩa là Phú, là Giàu, lại đại diện (như văn xưa nói) cho Nhật 日 là cái ánh sáng mặt trời, do chữ Thật 實 hình thành bởi lướt từ gốc Việt là “Thiên 天 Nhật 日”= Thật 實. Thiên Nhật có nghĩa là Trời (Thiên) và ánh sáng của nó (Nhật). Phát âm của Hán ngữ tương đương Thiên 天 – Nhật 日 – Thật 實 là Tian 天 – Ri 日 – Shi 實. Nên nếu thiết thì có “Tian 天 Ri 日” = =Ti, không thể thành Shi 實 được, trật qui tắc thiết, vì từ của Hán ngữ không phải là từ gốc, chỉ có từ của tiếng Việt mới là từ gốc. Đúng, thiên nhật là trời và ánh sáng mặt trời, là cái quí nhất, kết tinh bằng chữ Thật, lại là sự thật (thành ngữ “sáng tỏ như ban ngày” hoặc viết bằng chữ nho là “thanh thiên bạch nhật”), đó mới là cái giàu, là phú (thành ngữ Việt “khôn ngoan chẳng lọ thật thà”). Còn nếu phát triển bằng mọi mánh khóe gian dối nhằm kiếm tiền đầy túi tham như ngày nay, đến mức để cho bầu trời như bầu trời Bắc Kinh, một năm chẳng có được mấy ngày nhìn thấy mặt trời và ánh nắng, chỉ thấy bão cát Gô-Bi, bụi và khói, đến nỗi khí để thở còn phải đóng lon đem bán cho người đi đường, thì còn gì đáng gọi là Phú nữa. Ví dụ Nga xây quảng trường đỏ ở Mos-cơ-va (do lát toàn bằng đá màu đỏ chở từ Erevan thuộc Armenia về), hàng dăm trăm năm nay rồi mà không hề vỡ hay bong một viên đá lát nào, dù năm nào cũng có duyệt binh xe tăng xích sắt chạy rầm rầm qua quảng trường. Xây dựng như vậy mới gọi là Thật). “Theo Trời”= Thời. Nhấn mạnh “Thời Hề 兮!”= Thế 世 (nghĩa là một Đời người). Nhấn mạnh “Thế 世 Thế 世”= Thệ 逝, 1+1=0, Thệ 逝 (nghĩa là sự trôi đi). Thời gian cứ thế trôi đi, như trong câu “Cổn 滚 cổn 滚 Trường 長 Giang 江 đông 東 thệ 逝 du 游 thủy 水” (nước sông Trường Giang vẫn cuồn cuộn trôi đi về phía đông), như sự thật lịch sử Việt 5000 năm văn hiến một thời rực rỡ ở miền nam Dương Tử.2 likes -
Thông Báo
tuấn dương liked a post in a topic by Thiên Sứ
THÔNG BÁO Quản trị diễn đàn. Kính thưa quí vị và anh chị em. Diễn đàn Lý học Đông phương đã hoạt động nhiều năm nay, trên quan điểm học thuật minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Chúng tôi kiên trì quan điểm này và chứng minh hoàn toàn có luận cứ khoa học. Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần khoa học trao đổi về vần đề này, trước đây, bây giờ và cả sau này. Tuy nhiên, hiện nay do vấn đề kinh phí và sức khỏe , cũng như chúng tôi cũng cần có thời gian củng cố và ổn định những hướng hoạt động trên diễn đàn trong tương lai. Do đó, chúng tôi tạm thời đóng cửa diễn đàn Lý Học Đông phương và mọi hoạt động trên trang chủ , để có thời gian ổn định. Diễn đàn vẫn có thể vào truy cập để xem các bài viết như trước khi đóng cửa diễn đàn. Có những vấn đề còn tồn đọng là: - Lớp Phong thủy Lạc Việt: Các giảng viên là Thiên Đồng, Thiên Luân có thể tiếp tục giảng qua việc gửi bài qua email, sau khi diễn đàn đóng cửa. Trong điều kiện này, bắt đầu từ tháng sau, tiền học phí thu được qua lớp Phong Thủy đang diễn tiến trên diễn đàn sẽ do hai giảng viên trên thu trọn. Sau khóa này dù có mở lại thì diễn đàn Lý học Đông phương cũng không mở lớp phong thủy online nữa. Có thể ngoại trừ lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp. Anh chị em nào không muốn học tiếp có thể liên lạc qua Dt với các giảng viên và lấy lại tiền học phí tháng sau. Khi nào diễn đàn mở lại, chúng tôi rất vinh dự và hân hạnh được sự công tác của quí vị và anh chị em. Xin chân thành cảm ơn quí vị và anh chị em đã ủng hộ diễn đàn trong thời gian qua. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.1 like -
Chuyện người khẳng định văn minh Việt có lịch sử 5.000 năm 02/06/2014 06:25 http://vtc.vn/394-490241/phong-su-kham-pha/chuyen-nguoi-khang-dinh-van-minh-viet-co-lich-su-5000-nam.htm Phóng sự - Khám phá (VTC News) - Nền văn hiến Việt đã trải 5.000, với thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, mà hậu duệ là những dân tộc Việt Nam hiện nay. Bãi đá cổ Sapa là cuốn Kinh Dịch của người Việt? Lời tiên tri của tổ tiên trên bãi đá cổ Sapa? Người giải mã bí ẩn bãi đá cổ Sapa Thời gian gần đây, người Việt rất bức xúc khi có một số nguồn tin nói một cách nhảm nhí rằng: văn hóa và lãnh thổ Việt vốn là của người Hán. Đỉnh điểm của sự phẫn nộ, khi một nhà báo Nga xuyên tạc lịch sử, nói rằng Việt Nam vốn là vùng đất của Trung Quốc, từ 2000 năm trước. Người bức xúc nhất với những quy kết vô lý lẽ ấy là nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Suốt mười mấy năm qua, ông đã nghiên cứu về cổ sử cội nguồn dân tộc Việt và Lý học Đông phương. Thành quả mới nhất trong thời gian nghiên cứu của ông, là sự ra đời của cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”. Toàn bộ cuốn sách dày gần 500 trang, là những luận điểm chặt chẽ, khẳng định một điều duy nhất: Nền văn hiến Việt đã trải 5.000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử, mà hậu duệ là những dân tộc Việt Nam hiện nay. Điều đặc biệt là ông khẳng định, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương là từ người Việt, chứ không phải người Hán. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sách nghiên cứu về văn hiến Việt do ông viết Cuốn sách sắp ra mắt của một nhà nghiên cứu nghiệp dư đặc biệt, một “dị nhân” với nhiều phát ngôn gây sốc, sẽ khiến chúng ta tự nhìn nhận lại mình, rằng chúng ta đã biết tôn trọng lịch sử hào hùng của dân tộc mình hay chưa. Tôi đã đọc một số cuốn sách trong số cả chục cuốn sách của ông viết về nền văn minh Lạc Việt và tôi phải công nhận rằng, đó là những tài liệu nghiên cứu rất nghiêm túc, khoa học. Riêng tinh thần yêu nước của ông thì có thể nói là… điên cuồng. Trong khi một số nhà khoa học tìm cách bác bỏ nền văn minh Lạc Việt đã tồn tại 4.000 năm, thì ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại âm thầm đi tìm lời giải đáp cho sự tồn tại của nền văn hiến Lạc Việt những 5.000 năm lịch sử. Ông từng bảo rằng: “Cả đời tôi đã và sẽ dành toàn bộ trí lực để chứng minh luận điểm của mình, cũng như bảo vệ quan điểm cội nguồn văn minh Đông phương, mà nền tảng tri thức là Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của dân tộc Lạc Việt, có nguồn gốc từ nước Bách Việt cổ xưa”. Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, rất nhiều hình khắc trên bãi đá cổ Sapa mô tả sự khởi nguyên của vũ trụ Để chứng minh nền văn hiến Lạc Việt đã tồn tại rất lâu đời và phủ nhận quan điểm của các nhà khoa học khác cho rằng thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh bộ lạc", với những người dân "ở trần đóng khố" hoặc cùng lắm là "một nhà nước sơ khai", ông đã dày công viết cuốn sách đầu tiên về một thời khuyết sử của dân tộc Việt, đó là cuốn “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”. Điều đặc biệt, qua những nghiên cứu theo hướng riêng của mình, ông đã khẳng định Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ Hành thực chất là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, có tính hệ thống với cội nguồn lịch sử thuộc về nền văn minh Bách Việt ở Nam Dương tử, mà hậu duệ chính là các dân tộc Việt Nam hiện nay với bộ phận chủ yếu là người Kinh. Theo ông, tất cả những mật ngữ trong những di sản văn hóa phi vật thể được giải mã đều chỉ thẳng đến điều này. Để tìm ra sự hướng dẫn của các mật ngữ để lại, ông sưu tầm tất cả những cuốn sách về ca dao tục ngữ, truyện cổ, truyền thuyết Việt... Có thời gian cả năm trời ông đóng cửa đọc nghiến ngấu cả ngàn pho sách có nội dung như trên và dừng lại ở nhưng câu ca dao, tục ngữ, những truyện cổ Việt… có vẻ bí ẩn, trái khoáy, lạ lùng để tìm cách giải mã. Hy vọng sẽ có một hướng dẫn nào đó chứng minh điều này. Nhưng có vẻ như vô vọng…. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong một lần lên Sapa nghiên cứu bãi đá cổ Cũng lúc ấy, những bài viết của các nhà nghiên cứu, các học giả thi nhau chiếm lĩnh mặt báo minh chứng về cái “tinh thần khoa học” trong việc phủ nhận những giá trị văn hóa truyền thống trải 4.000 năm của dân tộc Việt. Có tờ báo đã mở hẳn một chuyên đề: “Nhìn lại lịch sử” để đăng các loại bài như thế. Điều này càng làm ông nóng ruột. “Sẽ không thể phục hồi được những giá trị văn hóa truyền thống, nếu không chứng tỏ được nội dung và giá trị của nó” - Từ sự suy nghĩ đó, ông đã cho ra đời cuốn sách “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam” vào năm 2002. Cuốn sách này đã chứng minh nền văn hiến lâu đời qua hệ thống tranh dân gian. Tuy nhiên, khi gửi cuốn sách đi in, họ đọc chưa hết đã quẳng vào sọt rác, vì… cãi lại cả các nhà khoa học lỗi lạc. Trong lúc đang bế tắc trong việc chứng minh cội nguồn Kinh Dịch của dân tộc Lạc Việt thì có một nhà khoa học sau khi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đã cho rằng: “Bãi đá Sapa của người Việt cổ tạo dựng vào khoảng năm 300 trước Công nguyên”. Nhận được thông tin này, ông mừng như vớ được vàng. Đây chính là thời gian sụp đổ của nhà nước Văn Lang theo chính sử (năm 258 trước Công nguyên). Ông chợt nhớ lại một truyền thuyết về cuộc truyền ngôi giữa đời Hùng Vương cuối cùng và Thục Phán. Truyền thuyết nói rằng: “Sau khi nhường ngôi cho Thục Phán, vua Hùng và hoàng tộc đi về vùng Tây Bắc”. Vùng Tây Bắc chính là vị trí của tỉnh Lào Cai - gần với Phong Châu – kinh đô cuối cùng của nhà nước Văn Lang – nơi chứa đựng những ký hiệu bí ẩn trên bãi đá cổ Sapa! Phải chăng, bãi đá cổ Sapa là pho sách ghi lại những bí mật của cha ông ta để đời sau giải mã? Phải chăng đây chính là một nửa cái chìa khóa cần ráp lại để mở kho tàng đầy bí ẩn của phương Đông? Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh trong một hội thảo về bãi đá cổ Sapa Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố hùng hồn: “Sau khi quán xét bãi đá cổ Sapa, tôi thấy không cần phải tiếp tục viết sách chứng minh cho nền văn minh Lạc Việt trải gần 5.000 năm văn hiến. Bởi vì, sự kỳ vĩ của trí tuệ tổ tiên cho thấy sớm muộn nền văn minh này sẽ được sáng tỏ. So sánh tri thức của tổ tiên thì tri thức khoa học hiện đại với những phương tiện như vệ tinh nhân tạo, bom nguyên tử chỉ là trò chơi của trẻ con. Chỉ cần một trận động đất, trận sóng thần làm thí dụ thì tất cả những thứ trò chơi trẻ con ấy sẽ móp méo và dùng để bán ve chai”. Sự nhỏ bé của khoa học hiện đại, chính là vì nó chưa khám phá được hết những bí ẩn của vũ trụ. Dù chưa nghiên cứu hết những hình vẽ trên bãi đá cổ, nhưng ông khẳng định rằng: “Một phần những bí ẩn của vũ trụ trong nền văn hóa Đông phương huyền vĩ đang ở trong những đường nét ngoằn ngoèo trên bãi đá cổ Sapa”. Hầu hết những hình khắc trên bãi đá cổ này qua nghiên cứu của ông đều giải thích về sự vận động và tương tác từ vũ trụ. Tất nhiên, mỗi một người đều có cái nhìn riêng. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tự cho mình là đúng, cũng như các nhà nghiên cứu khi quán xét bãi đá cổ cũng tự cho mình là đúng bởi không hề có tiêu chí cho sự giải mã. Ai muốn hiểu thế nào cũng được. Chính vì vậy mà hình cái mặt cối đá được vẽ rất chi tiết, có người thì bảo “Đấy là biểu tượng của một xã hội nông nghiệp”, nhưng ông lại bảo rằng đó là biểu tượng cho sự tương tác của vũ trụ. Có người sẽ lên giọng chê bai rằng: “Vào thời cổ đại, lạc hậu thì làm sao mà người ta có thể hiểu được rằng tương tác là nguyên nhân sự tồn tại và phát triển của vũ trụ?”. Chính vì thế, trong con mắt một số người, ông trở thành người gàn dở, một siêu tưởng. Tuy nhiên, ông vẫn luôn tự hào là người luôn tìm cách nâng tầm trí tuệ dân tộc, chứ không nhăm nhe đi tìm lý lẽ để bác bỏ trí tuệ của ông cha để lại. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh hài ước: “Rất nhiều người ôm một đống sách Hán và bĩu môi trước những lý thuyết của tôi. Họ khẳng định một cách chắc chắn rằng thuyết Âm Dương Ngũ Hành là của người Hoa Hạ. Trong khi đó, hàng ngàn năm trôi qua chính người Trung Quốc lại không lý giải được cội nguồn của nó cũng như không hiểu được rất nhiều chỗ huyền bí của luận thuyết này mà tiêu biểu là họ không tìm thấy căn nguyên của thuận tự 64 quẻ Hậu Thiên từ nền văn minh Hoa Hạ. Còn tôi lại có thể lý giải được cội nguồn của thuyết Âm Dương Ngũ Hành dựa trên rất nhiều chứng lý khoa học, mà sự kỳ vĩ trên các hình khắc ở bãi đá cổ Sapa đã nói tất cả thì tôi chẳng thấy xấu hổ gì mà không nhận luận thuyết vĩ đại đó là của người Việt mình. Tôi tin rằng, nếu có người giải mã được toàn bộ bãi đá cổ Sapa thì đó phải là lúc một lý thuyết thống nhất vũ trụ được chứng minh. Nhưng nghe ra điều đó còn xa vời quá”. Và thật bất ngờ, sau bảy năm gần như không ra cuốn sách nào, thì mới đây, ông đã cho ra mắt cuốn sách: "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Ông luôn xác định rằng: Không bao giờ coi sự giải mã những di sản văn hóa là luận cứ khoa học. Nhưng đó là sự định hướng cho ông xác định một giả thuyết khoa học. Và giả thuyết khoa học của ông sẽ chỉ được coi là đúng căn cứ trên chuẩn mực thẩm định là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Một nhà nghiên cứu cho biết: “Nếu đọc kỹ, chiêm nghiệm từng câu chữ, thì sẽ thấy cuốn sách này hoàn toàn không mơ hồ và mang tính cảm quan. Bởi vậy, không phải dễ dàng phủ nhận những luận điểm của ông, dù chưa muốn công nhận. Tính khoa học của những luận điểm của ông chính là những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng”. Là người theo sát từng nghiên cứu của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, GS. Đào Vọng Đức (Viện Vật lý), đánh giá cao cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”. Theo ông, cuốn sách này góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp có tính khoa học. Các kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở để có thể khẳng định rằng dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5.000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. “Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao, … trong di sản văn hóa truyền thống Việt cùng với những luận giải sáng sủa, đầy tính thuyết phục, nhằm khai sáng các nội hàm ẩn chứa của thuyết Âm Dương Ngũ Hành và kinh Dịch. Ngoài ý nghĩa khoa học, cuốn sách còn có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ ý chí phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên” – GS. Đào Vọng Đức cho biết thêm. » Ngạc nhiên với dòng họ có từ thời Vua Hùng » Chữ Việt cổ đã được giải mã? Phong Duy1 like
-
Táng Thư
Thiên Đồng liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tọa sơn, hướng thủy là một cách tốt của phong thủy. Đặc biệt phong thủy Lạc Việt rất coi trọng cách này. Tuy nhiên, nhà gần núi quá là cách Âm thịnh Dương suy. Tùy thế núi mà sui xẻo đến khác nhau. Việc đặt mồ mả cũng vậy thôi. Tuy nhiên để kiếm một thế đất đẹp bây giờ cũng khó lắm. Thời gian đâu mà vác tay nải, cơm nắm đi lang thang tìm huyệt kết như các thày Địa Lý ngày xưa. Bởi vậy nên dùng Google Map xem bản đồ vệ tinh, như Cao Biền ngồi diều giấy xem từ trên xuống vậy. Chọn những điểm khà thi trên bản đồ vệ tinh rồi đến quan sát trực tiếp bằng....xe hơi.1 like -
Thông Báo
Thích Đủ Thứ liked a post in a topic by Thiên Sứ
THÔNG BÁO Quản trị diễn đàn. Kính thưa quí vị và anh chị em. Do hoàn cảnh thiếu thốn về kinh phí duy trì diễn đàn, và quan trọng hơn cả là sức khỏe của cá nhân,nên diễn đàn tạm đóng cửa do không có người quản lý thường xuyên. Chúng tôi sẽ mở lại diễn đàn Lý học Đông phương trong nay mai, nhưng sẽ tạm thời ngưng kết nạp thành viên mới và cũng hạn chế khả năng viết bài, để tiện quản lý diễn đàn. Tạm thời chỉ những thành viên đã hoạt động trong chuyên mục "trao đổi học thuật", học viên lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp mới tiếp tục viết bài được ở tất cả các mục. Diễn đàn Lý học Đông phương đã hoạt động nhiều năm nay, trên quan điểm học thuật minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của văn minh Đông phương, nhân danh khoa học. Chúng tôi kiên trì quan điểm này và chứng minh hoàn toàn có luận cứ khoa học. Chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần khoa học trao đổi về vần đề này, trước đây, bây giờ và cả sau này. Chúng tôi rất vinh dự và hân hạnh được sự công tác tiếp tục của quí vị và anh chị em. Xin chân thành cảm ơn quí vị và anh chị em đã ủng hộ diễn đàn. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.1 like