-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 21/05/2014 in all areas
-
Trung - Nga chưa thể ký thỏa thuận khí đốt Thứ Tư, 21/05/2014 - 05:42 (Dân trí) - Bất chấp những ngôn từ hoa mỹ được tung hứng trong chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc vẫn chưa thể đặt bút ký vào thỏa thuận khí đốt lịch sử như giới phân tích kỳ vọng trước đó. Putin thăm Trung Quốc, giành “cú hích ngoại giao” Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình chưa đạt được đồng thuận trong giá khí đốt. Kết thúc cuộc hội đàm song phương ở Thượng Hải ngày hôm qua, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký Tuyên bố chung cam kết tăng cường hợp tác trên nhiều phương diện. Theo tuyên bố, hai nước đặc biệt chú trọng hợp tác trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Liên minh Á - Âu (sẽ được thành lập ngày 1/1/2015). Hai bên cũng cam kết đi sâu hợp tác, phối hợp quan điểm để đưa ra các đề xuất chung trong khuôn khổ "Hội nghị cấp cao lần thứ 4 về tương tác và giải pháp xây dựng lòng tin ở châu Á" (CICA) diễn ra ở Thượng Hải. Mặc dù đạt được một loạt thỏa thuận, nhưng phần nội dung quan trọng nhất và được trông đợi nhiều nhất là hai bên sẽ ký kết hợp đồng kỷ lục về khí đốt lại không diễn ra. Theo các nguồn tin thân cận, các nhà đàm phán của hai bên đã không thể đi đến nhất trí về mức giá bán khí đốt cho Trung Quốc, khiến hợp đồng trị giá 400 triệu USD phải tạm thời gác lại. Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov, vẫn bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ được ký kết vào hôm nay (21/5) trước khi Tổng thống Putin về nước. “Chuyến thăm vẫn chưa kết thúc. Các cuộc thương lượng sẽ tiếp tục và (kết quả) có thể đạt được bất cứ lúc nào. Chúng tôi chỉ còn phải thảo luận thêm một chút về giá cả”, ông Dmitry Peskov nói. Trong trường hợp hợp đồng vẫn chưa thể ký được trong ngày hôm nay, hai nhà lãnh đạo đặt mục tiêu sẽ đặt bút ký vào cuối tuần này tại Diễn đàn APEC sẽ diễn ra ở St. Petersburg. Theo ước tính, nhu cầu khí đốt của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020. Trong khi đó, Nga cũng đang có nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Á để bù đắp suy giảm từ thị trường châu Âu do các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine. Vũ Anh Theo Xinhua, AFP ================= Trong lớp Phoengshui Lạc Việt cao cấp, Lão Gàn thường nhắc nhở: "Tất cả mọi hiện tượng đều là kết quả của nhiều yếu tố tương tác rất khuých tạp". Đấy là nói cho dễ hiểu. Còn nhà khoa học lừng danh Trịnh Xuân Thuân phát biểu còn ghê hơn: "Để giải thích một sự kiện dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Điềm giống nhau là cả hai đều thừa nhận tính phức tạp để hình thành một hiện tượng. Còn cái khác nhau là ngài Trịnh Xuân Thuận mô tả kết quả bởi hình tướng của hiện tượng (lịch sử hình thành vũ trụ); còn Lão Gàn mô tả nội dung hình thành của hiện tượng (nhiều yếu tố tương tác). Còn cái sự kiện to đùng về mối liên hệ giữa hai siêu cường Nga Trung? Còn tùy thuộc vào "nhiều yếu tố tương tác khuých tạp". Hì! Hãy chờ xem.3 likes
-
5 loại vũ khí của Mỹ khiến Trung Quốc lo sợ nhất Việt Dũng 21/05/14 08:10 (GDVN) - Những vũ khí này gồm tàu sân bay lớp Ford, tàu ngầm lớp Virginia, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35, máy bay ném bom B-2. Bước dạo đầu của tuyên bố Khu nhận dạng phòng không Biển Đông Philippines và Indonesia đạt được thỏa thuận về phân chia vùng biển Báo Nhân Dân của TQ đăng bài xuyên tạc của học giả Vương Hiểu Bằng Báo TQ: Việt Nam và Trung Quốc sẽ có một “cuộc chiến lâu dài” Tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford Mỹ Tờ “Want Daily” Đài Loan ngày 20 tháng 5 dẫn tờ “The National Interest” Mỹ ngày 15 tháng 5 đăng bài viết “5 loại vũ khí chiến tranh của Mỹ có thể làm cho Trung Quốc lo sợ”. Bài viết cho rằng, Mỹ có 5 loại vũ khí, rõ ràng có ưu thế, là thứ khiến cho Trung Quốc lo sợ. Theo bài báo, những vũ khí này lúc ban đầu thiết kế hoàn toàn không lấy Trung Quốc làm đối thủ một cách rõ ràng, rất nhiều vũ khí được thiết kế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trước khi Trung Quốc trỗi dậy về quân sự. Dưới đây là 5 loại vũ khí Mỹ khiến Trung Quốc sợ nhất như đưa tin của tờ “The National Interest”: 1. Tàu sân bay lớp Ford: Bài viết cho rằng, tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford mới nhất của Mỹ (chiếc đầu tiên sẽ đưa vào hoạt động năm 2016), là hệ thống vũ khí đáng sợ nhất của Mỹ. Từ lò phản ứng hạt nhân đến hệ thống phóng điện từ và hệ thống tác chiến phòng không tổng hợp, tàu sân bay lớp Ford có rất nhiều công nghệ mà Trung Quốc vẫn chưa nắm được. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor Mỹ 2. Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor: F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm duy nhất trên thế giới được đưa vào sử dụng hiện nay. Bài viết phân tích cho rằng, Trung Quốc sợ F-22 là do, máy bay chiến đấu hiện có của Trung Quốc đều không phải là máy bay chiến đấu tàng hình, nằm ở thế yếu khi tiến hành tác chiến siêu tầm nhìn. Trung Quốc tuy nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng đến khi đưa vào sử dụng có thể còn phải mất tới 10 năm. Trong thời gian này, Trung Quốc hầu như bất lực với mối đe dọa của F-22. 3. Tàu ngầm lớp Virginia: Bài viết cho rằng, Trung Quốc sợ tàu ngầm lớp Virginia là do kinh nghiệm tác chiến săn ngầm của Trung Quốc “bằng không”, khả năng tác chiến săn ngầm thực sự thiếu thốn. Tàu ngầm Trung Quốc không thể so sánh với tàu ngầm lớp Virginia trên các phương diện như bộ cảm biến, tính tàng hình và vũ khí trang bị, rõ ràng nằm ở thế yếu khi đối đầu dưới nước. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Hải quân Mỹ 4. Máy bay ném bom B-2 Spirit: Trong tình hình không tiến hành tiếp dầu trên không, B-2 có thể bay 6.000 dặm Anh và mang theo bom dẫn đường vệ tinh nặng 40 tấn. Bài viết cho rằng, Bắc Kinh sợ máy bay ném bom B-2 là do loại máy bay ném bom này khó có thể dò tìm, hơn nữa có thể vươn tới bất cứ mục tiêu nào trong lãnh thổ Trung Quốc. 5. Máy bay chiến đấu F-35 Lightning II: Bài viết cho rằng, F-35 sẽ làm trầm trọng vấn đề Trung Quốc phải đối mặt trên phương diện tàng hình. Tất cả hệ thống phòng không của Trung Quốc đều sẽ buộc phải cố gắng tìm cách hoàn thiện để đối phó với máy bay tàng hình. Tuy chi phí chế tạo máy bay chiến đấu F-35 rất đắt đỏ, nhưng một lực lượng tàng hình hoàn toàn sẽ buộc đối thủ phải tiến hành đầu tư rất nhiều cho việc nâng cấp hệ thống phòng không của họ. Máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ Máy bay chiến đấu tấn công liên hợp F-35 Mỹ ===================== Đây là vũ khí "hại điện" của Huê Kỳ, Tung Cóoc có sợ hay không thì cái đó để tự họ bít. Lão Gàn hổng wan tâm. Cái Lão Gàn wan tâm là những vũ khí này sẽ được sử dụng bởi những nguyên nhân nào. Huê Kỳ hiện nay mới chỉ đang gõ phèng phèng trong vấn để bể Đông. Lão Gàn còn đang "bịn" và "úm" wá, chưa đủ tỉnh táo để phân tích cái dở hơi trong chính sách của Huê Kỳ với tình hình bể Đông và cái dốt nát của Tung Cóoc trong việc đặt dàn khoan ở bể của Việt Nam. Nhưng mà Lão gàn nhắc nhở một cách "khách wan" thế này: Chỉ một cặp câu đối hoành phi trên cái tàu "hải dúm" của Tung Cóoc, mà Lão Gàn còn phăng ra đến tổ chấy của sự kiện, thì với cái việc to đùng thế này, Lão Gàn phát biểu còn hay hơn nhiếu.2 likes
-
Trong bộ phim trên có một đề tài cần tìm hiểu chính là con người. Đây là đề tài có từ thời cổ đại. "Con người là gì? Nó từ đâu đến". Triết gia cổ đại Socrates đã đứng hàng giờ trên đường phố Aten để tìm câu trả lời. Trong Lý học Đông phương, một người thày đã xác định với học trò rằng: "Cái học để hiểu mình và biết mình là cái học vô cùng". Bởi vì, cái học để tự biết mình và hiểu mình chính là cái học tìm hiểu bản thể tính nhận biết trong chính con người, tức là cái học để đến với chủ thể nhận biết trong con người, khi tất cả cái tôi chỉ là sự tổng hợp những cái của tôi. Cái tôi đích thực không tồn tại. Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt đã có câu trả lời từ lâu rồi. Đó chính là sự minh triết của chân lý tuyệt đối của Lý thuyết thống nhất.2 likes
-
Quán vắng!
trucgiac liked a post in a topic by Thiên Sứ
Đang buồn, nghe được bản "Hận Đồ Bàn" còn buồn hơn.... Xin chia sẻ với ai cảm nhận được nỗi buồn .... http-~~-//www.youtube.com/watch?v=yQkpRxXOfBo1 like -
SỰ TÍCH "GÕ PHÈNG PHÈNG" Thưa quí vị và chủ topic Túy Lão. Lão Gàn đã hai lần dung thuật ngữ "Gõ phèng phèng" trong topic của quí Túy Lão chủ nhân. Bởi vậy, nếu không mô tả cái nội hàm của cái khái niệm này thì e rằng người ta lại biểu là không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, Lão Gàn phải mô tả cái nội hàm khái niệm này cho rõ ràng, minh bạch. Số là vào cái thời gian từ năm 1952 đên 1954, Tây còn xâm lược nước ta. Hanoi hồi ấy nằm trong vùng tạm chiếm của Pháp. Thời ấy, hay có trộm cắp. Vào ban đêm, mỗi khi nhà nào có trộm, mà phát hiện được thì la lên : "Trộm! Trộm! Ối ông đội xếp, cảnh binh ơi! Trộm! Trộm!" Thế là những nhà hàng xóm đồng loạt thức dậy, vớ được cái gì gõ ra tiếng thì gõ cái đó. Ngoài đường, tiếng chân chạy rầm rập, tiếng còi của cảnh binh, đội xếp rúc inh ỏi. Vâng! Cứ mỗi lần như thế, Dưỡng phụ tôi lại thức dậy, lấy cái mâm đồng với đôi đũa cả (Tiếng miền Nam gọi là đũa bếp. Trong Nam đữa bếp chỉ có một chiếc) gõ phèng phèng. Tất nhiên tôi không thể ngủ được. Ngồi dậy hỏi Dưỡng phụ tôi: "Tại sao phải gõ phèng phèng thế hả ba?". Dưỡng phụ tôi trả lời: "Phải gõ thế để cho kẻ trộm nó biết nhà mình có người thức, nó không dám vào nhà mình!". Cả phố cứ ngồi yên trong nhà như thế, thi nhau gõ loạn cả lên. Bên ngoài tiếng chân người chạy rầm rầm. Còn kẻ trộm chay vào đâu, có ai làm sao không thì không biết. Gõ xong một hồi thấy êm thì mọi người lại lăn ra ngủ. Sáng mai, mọi việc trở lại bình thường. Vài bữa sau, có trộm lại gõ tiếp. Đấy là sự tích "Gõ phèng phèng" còn ghi dấu ấn trong thời thơ ấu của tôi.1 like
-
Mọi chuyện rồi sẽ đâu vào đấy thôi e à.Hãy mạnh mẽ lên e nhé. Đặc biệt là hãy yêu như chưa yêu lần nào e nhé,có vậy e mới quên đi đc con người bội bạc đó eà.......Hi.hi1 like
-
Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động (1) Thiền sư Lê Mạnh Thát Ảnh: Ngọc Hải Thượng tọa Thích Trí Siêu là một nhà tu hành xuất gia từ bé, ông không chỉ là một thiền sư, mà còn là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tư liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước... Là một nhà tu hành xuất gia từ bé, nhưng Thượng tọa Thích Trí Siêu (tức giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát) vẫn để tóc. Thú thật là quá tò mò về chuyện đó, tôi mạnh dạn hỏi ông vì sao như vậy. Ông cười phá lên, chỉ vào bức ảnh Đức Bồ đề Đạt Ma: "Ông ấy có cạo đầu đâu! Tôi còn thua ông ấy một bộ râu". Tôi ngộ ra rất nhiều điều trong tiếng cười của ông. Tôi đã gặp ông nhiều lần, trước hết là để viết bài về Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (VESAK) được tổ chức tại Việt Nam sắp tới mà ông là Chủ tịch Ủy ban quốc tế (IOC) đồng thời là Tổng thư ký Ủy ban điều phối quốc gia Đại lễ này. Tôi cũng đã đọc nhiều sách ông viết. Nhưng với trình độ nông cạn của tôi, hiểu về con người cùng sở học mênh mông vi diệu của vị cao tăng này thật không dễ chút nào. Ông không chỉ là một thiền sư, là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông. Trước khi nói về VESAK, tôi xin ghi lại một vài điều tâm đắc sau khi đọc, sau khi nghe ông nói và hỏi lại thật rõ những khám phá của ông về cội nguồn dân tộc, về nhiều sự thật của lịch sử nước nhà hàng ngàn năm bị che lấp hoặc bị hiểu sai lệch. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá !" Xin chép ở đây hai bài thơ chữ Hán, theo tôi bài nào cũng hay đến "lạnh cả người": Nhị bát giai nhân thích tú trì Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly Khả liên vô hạn thương xuân ý Tận tại đình châm bất ngữ thì (Tạm dịch nghĩa: Người đẹp mười sáu tuổi nhẹ tay thêu trên gấm Dưới khóm hoa tử kinh con chim hoàng ly đang chuyền Thật đáng thương nỗi lòng vô hạn đối với mùa xuân Ngưng đọng nơi mũi kim, lặng lẽ không nói) Đó là bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc. Một bài khác: Nhạn quá trường không Ảnh trầm hàn thủy Nhạn vô di tích chi ý Thủy vô lưu ảnh chi tâm (Tạm dịch nghĩa: Chim nhạn bay dài qua không trung Ảnh chìm dưới dòng sông lạnh Nhạn không có ý để lại dấu tích Sông không có lòng lưu lại bóng hình) Bài thơ này cũng được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục, ghi là của Hương Hải thiền sư thời nhà Lê. Nhưng trong công trình nghiên cứu rất công phu về thiền sư Hương Hải (Toàn tập Minh Châu Hương Hải), giáo sư Lê Mạnh Thát cũng đã “trả" bài thơ này lại cho tác giả thật của nó là thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài bên Trung Quốc thời Tống. Nhưng không chỉ có vậy. Giáo sư Thát còn liệt kê trong số 59 bài thơ được coi là của thiền sư Hương Hải do học trò của thiền sư chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, có đến 47 bài không phải của thiền sư. Từ đó, Lê Quý Đôn đã chép lại 43 bài trong Kiến văn tiểu lục, cả 43 bài đều của các thiền sư Trung Quốc. Ông đã chỉ rõ từng bài, là của ai, ở trong tài liệu nào, tờ số mấy. "Ông Lê Quý Đôn mà cũng lôi thôi quá!", ông cười cười nói với tôi. Là ông nói đùa thôi, chứ ông biết rõ Lê Quý Đôn là người rất cẩn trọng. Ông bảo sở dĩ có sai sót này là do Lê Quý Đôn chắc chắn không biết, tức không có dịp đọc các bộ chính sử thiền tông Trung Quốc. "Hơn nữa, Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá tin tưởng vào bản in Hương Hải thiền sư ngữ lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in, nên đã không tiến hành kiểm tra, tìm hiểu và so sánh", ông viết. Toàn tập Minh Châu Hương Hải là một trong rất nhiều công trình sử học của giáo sư Lê Mạnh Thát. Trong khi sưu tầm, đối chiếu, xác minh và giới thiệu những cống hiến quan trọng về lịch sử tư tưởng, văn học và Phật giáo Việt Nam của vị thiền sư lỗi lạc này, ông đồng thời đã cẩn trọng "trả lại cho người khác" những gì không phải của thiền sư, dù đó là những viên ngọc quý (như bài thơ nói trên). Đối với những nhân vật khác, ông cũng làm tương tự. Ông bảo những nhầm lẫn trong các công trình sử học kiểu đó không những không làm vinh dự thêm cho dân tộc mà còn rất tai hại, nó khiến cho người ta nghi ngờ chính những cống hiến quan trọng của các nhân vật lịch sử nước ta, đặc biệt khi các bậc thức giả nước ngoài tiếp cận những tài liệu này. Dẫn ra chi tiết nhỏ trên đây để thấy sự nghiêm cẩn trong nghiên cứu của giáo sư Lê Mạnh Thát. Nhưng ngoài sự nghiêm cẩn, ông còn có một lợi thế tự nhiên khó có học giả nào có được. Là một thiền sư, ông đã đọc hết những bộ kinh sách đồ sộ như Đại tạng kinh và Tục tạng kinh chữ Hán, ông đọc trước hết là "để thưởng thức". Chính vì vậy mà chẳng hạn như đối với trường hợp hai bài thơ nói trên, ông đã biết đến khi đọc bộ sử thiền tông Trung Quốc (trong Tục tạng kinh), nên khi nghiên cứu về Huyền Quang và Hương Hải ông đã phát hiện ngay sự nhầm lẫn. Lịch sử dân tộc bảo tồn trong kinh Phật Lục độ tập kinh là một tập kinh quan trọng trong Đại tạng kinh của Phật giáo thế giới. Tập kinh này được dịch ra chữ Hán vào thế kỷ thứ 2, truyền bản của nó đến ngày nay gồm 8 quyển, 91 truyện, trình bày sáu hạnh vượt bờ của Bồ tát gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Các vị cao tăng đông tây kim cổ đều biết đến tập kinh này và từ lâu nó đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Nhật. Lần đầu tiên sau gần hai ngàn năm lưu truyền của Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát có những phát hiện cực kỳ quan trọng từ tập kinh này. Ông khẳng định tập kinh đó là của Việt Nam, nó được dịch ra chữ Hán từ một bản tiếng Việt chứ không phải từ bản tiếng Phạn; Tăng Khương Hội, người dịch bản kinh đó, người mà sử sách cổ Trung Quốc coi là "bậc thánh hiền", là một người Việt Nam (ít nhất là sinh ra, lớn lên, học hành, theo đạo Phật, hành đạo và trước tác đều tại Việt Nam). Bằng kiến thức uyên bác về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, ông đã truy tận gốc tất cả những tài liệu cổ xưa nhất có liên quan, tiến hành khảo sát, đối chiếu, giám định và đưa ra một loạt những kết luận với các chứng cứ không thể phản bác. Ông bảo tập kinh đó chứa đựng "một lượng bất bình thường" các tư tưởng, quan điểm và đạo lý mang sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam. Phát hiện đầu tiên là Lục độ tập kinh chứa đựng truyền thuyết khởi nguồn của dân tộc, đó là chuyện một trăm trứng. Điều này hết sức có ý nghĩa, là vì truyền thuyết đó được ghi vào sử sách bắt đầu từ bộ Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Truy lùi lại thì thấy chuyện này được chép trong Lĩnh Nam chích quái. Truy nữa thì "bó tay", không biết nó xuất phát từ đâu, chỉ thấy nó liên quan tới truyện Liễu Nghi đời... Đường bên Trung Quốc. Từ trước tới nay mọi bàn cãi đều tập trung vào việc chấp nhận hay không truyền thuyết đó, mà chấp nhận hay phủ nhận nó không phải là vấn đề của lịch sử. Dân tộc nào cũng có truyền thuyết khởi nguyên, mà đã là truyền thuyết thì ít nhiều đều mang yếu tố hoang đường, nhưng đó là hồn thiêng dân tộc. Với Lục độ tập kinh, chúng ta đã truy ra thời điểm khởi nguồn của hồn thiêng dân tộc của mình. Trong khi phát hiện truyền thuyết trăm trứng nằm trong Lục Độ tập kinh, giáo sư Lê Mạnh Thát còn khám phá một sự thật lịch sử thú vị liên quan đến An Dương Vương và Triệu Đà. Từ truyền thuyết trăm trứng nằm trong truyện 23 của Lục Độ tập kinh, ông đối chiếu với một dị bản bằng tiếng Phạn và lại phát hiện truyền thuyết An Dương Vương giống như câu chuyện về trận đánh quyết định trong anh hùng ca Mahàbhàrata giữa hai anh em Pandu và Duryodhana. Đối chiếu với tất cả những gì được ghi trong Sử Ký của Tư Mã Thiên và các tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc, ông khẳng định truyền thuyết An Dương Vương đánh bại vua Hùng Vương thứ 18 rồi lập nên một triều đại (dưới ngòi bút của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư) là không có thật, nó chẳng qua chỉ là một phiên bản của câu chuyện Mahàbhàrata từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam thời Hùng Vương mà thôi. Ông cũng tiếp tục đối chiếu sử sách và khẳng định không những không có chuyện Triệu Đà đánh An Dương Vương (vì làm gì có An Dương Vương mà đánh!) mà nước ta cũng không bao giờ bị Triệu Đà chiếm. Nước Nam Việt của Triệu Đà chưa bao giờ bao hàm nước ta trong đó cả. Có nghĩa là, cho đến năm 43 (sau dương lịch), trước khi cuộc chiến tranh vệ quốc của Hai Bà Trưng thất bại, nước ta vẫn là một nước độc lập. Đó là triều đại Hùng Vương, là nhà nước Hùng Vương. Nhà nước đó đã được xây dựng trên một nền văn hiến với điển chương riêng của nó, có luật pháp, có chữ viết, có lịch số, có âm nhạc, có văn học... Nhà nước đó, nền văn hiến đó hoàn toàn không do người Trung Quốc đến "khai hóa" mà có. Nó có đủ bản lĩnh, đủ sức mạnh để tiếp thu những gì là tinh hoa và để tự vệ trước âm mưu nô dịch của ngoại bang. Nó có đủ sự nổi trội để đóng góp vào nền văn minh chung của nhân loại mà Lục Độ tập kinh là một trong những dẫn chứng sống động. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tài liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước... (còn tiếp) Hoàng Hải Vân, TNO1 like
-
Ngẫm Nghĩ
Đại Phúc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bác Hồ còn nói về lịch sử Việt: Kể năm hơn 4000 ngàn năm. Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa. Hồng Bàng là tổ nước ta. Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang. Rất tiếc! Từ hàng chục năm nay, chưa thấy một ai đủ can đảm - tức không hèn - khi nhắc lại điều này. Bởi vậy, không nên đặt vấn đề: "Chỉ cần chung ta không hèn". Cá nhân tôi không cần học Tàu dưới bất cứ hình thức nào. Nếu phải học, tôi sẽ học thẳng từ thầy của Tàu. Nhưng cũng rất tiếc! Chẳng ai đủ tư cách để làm thày của một lý thuyết thống nhất vũ trụ nhân danh nền văn hiến Việt.1 like -
Tàu chiến lớn Trung Quốc có thể bị tiêu diệt ở Biển Đông (Vietnam+) lúc : 23/10/12 05:20 Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Tạp chí Affaires Stratégiques (Pháp) số ra mới đây đăng bài trả lời phỏng vấn của ông Eric Frecon, giáo viên Trường Hải quân, về khả năng tạo thế cân bằng giữa các cường quốc ở Biển Đông - một vùng biển giàu tài nguyên và có vai trò địa chiến lược quan trọng - trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ở Biển Đông ngày một gia tăng. Theo ông Eric Frecon, ít có khả năng Trung Quốc đẩy cao xung đột với Nhật Bản và các nước có liên quan vì một thế cân bằng mới đang hình thành trong khu vực. Mặc dù Trung Quốc được cho là một cường quốc hải quân, tự trang bị cho mình nhiều phương tiện, song nước này phải đối mặt với một loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á cũng đang tự trang bị các phương tiện hải quân như tàu cao tốc nhỏ có khả năng chống lại các chiến dịch triển khai hải quân lớn ở trong vùng. Hơn nữa, Biển Đông có những đặc trưng riêng, là một vùng biển hẹp gần như khép kín, có nhiều eo biển khiến các đội tàu chiến lớn không thể xoay xở dễ dàng. Thêm vào đó, các nhóm tàu này có thể bị tiêu diệt bởi tên lửa chống hạm đặt dọc đường bờ biển. Các giàn tên lửa này cộng với các tàu nhỏ cao tốc của hải quân các nước trong vùng là mối đe dọa đối với Trung Quốc nếu họ tiến xuống phía Nam. Can dự vào khu vực này không chỉ có Trung Quốc, ngoài Mỹ và Nhật Bản còn có Ấn Độ cũng bắt đầu quan tâm và can dự vào khu vực. Như vậy đã xuất hiện một thế cân bằng nhất định giống như ở châu Âu trước đây với rất nhiều kênh trao đổi và thảo luận cho phép giữ trạng thái cân bằng đó. [Tàu Trung Quốc lại xuất hiện gần quần đảo Senkaku] Về khả năng Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự trong cuộc xung đột với Nhật Bản ở biển Hoa Đông và hậu quả của nó, chuyên gia Eric Frecon khẳng định Trung Quốc không sẵn sàng đẩy xung đột lên cấp độ cao hơn. Hiện Trung Quốc đang phải đối mặt với hai mặt trận, phía Bắc với Nhật Bản và phía Nam với một số nước Đông Nam Á. Tình hình dường như căng thẳng hơn ở phía Bắc nhưng có vẻ lắng dịu hơn ở phía Nam. Như vậy, Trung Quốc phải cân nhắc xem xung đột với Nhật Bản phải giải quyết như thế nào để tạo được ảnh hưởng với các cuộc thảo luận ở Biển Đông và từ đó có thể gây sức ép với các nước ven biển. Chuyên gia Eric Frecon cho biết ông hoàn toàn tin rằng sáng kiến của Indonesia, Singapore có thể tạo động lực kích hoạt trở lại sự năng động của khu vực trong bối cảnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không tạo được động lực cần thiết. Các nước thứ ba có thể có tác động tới tình hình khu vực thì có thể là Australia, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Theo chuyên gia Eric Frecon, EU có ảnh hưởng đáng kể với tư cách là đối tác thương mại thứ hai của ASEAN. Đặc biệt, EU có kinh nghiệm về kiểm soát xung đột biển, tranh chấp biển, kiểm soát giao thông đường biển, các nước có tranh chấp biển có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các nước EU. Hơn nữa, tất cả các nước châu Âu đều có trong kho lưu trữ của mình những tấm bản đồ, các bản báo cáo có thể giúp ích cho việc giải quyết xung đột biển./. ============== Địa chiến lược thì đúng. Còn giàu tài nguyên là nguyên nhân thì cũng có thể, nhưng không phải yếu tố quyết định. Người Mỹ là quốc gia đầu tiên phát hiện ra các mỏ dầu trên thềm lục địa ở biển Đông và gõ phèng phèng rùm beng về việc này, trước năm 1975. Nhưng sau đó vài năm thì rút khỏi Nam Việt Nam, nơi mà họ cho là giàu tài nguyên đó. Vào thời gian đó, Lão Gàn còn nhớ một tờ báo nhớn ở Hanoi, có đăng tải một thông tin đại ý như sau: "Một số doanh nghiệp dầu khí Ca Na Đa đề nghị bộ trưởng Thương mai của họ giúp đỡ để đầu tư vào các mỏ dầu ở bể Đông. Câu trả lời của vị bộ trường là: "Các anh là những thằng ngu!" . Cái này thì Lão Gàn nhớ nguyên văn. Hì.1 like
-
Có thể so sánh như thế này: Tất cả các enzim, sư tương tác lý hóa của các axit amin thông qua các giác quan và đến các tế bào thần kinh vận động tác động trở lại ý thức hoặc sự nhận biết, đều chỉ là sự tương tác vận động của những phương tiện nhận biết. Nó cũng như phương tiện thu hình ảnh một sự kiện là cái máy quay phim, sau đó chuyển tín hiệu ánh sáng thành tìn hiệu số và chuyển thành sóng đến các máy thu. Các máy thu chuyển đến các máy phát và thể hiện trên màn hình tivi những hình ảnh. Tất cả đều là những phương tiện nhận biết. Cuối cùng vẫn phải có một chủ thể nhận biết tất cả các tín hiệu hình ảnh trên tivi nó là cái gì. Thế thì chúng ta cũng thấy rằng: Sự hoạt động hóa lý của những axit amin tác động lên các tế bào thần kinh và chuyển hóa thành những tín hiệu thông tin , cũng chỉ là những phương tiện nhận biết và nó cần một chủ thể nhận biết trong chính con người. Cái "Tôi" chính là sự tổng hợp những cái "của tôi". Cái tôi đích thực không tồn tại. Hì! Cũng như thế này. Có một quả cầu tròn tuyệt đối đặt trên một mặt phẳng tuyệt đối. Về lý thuyết nó phải tiếp xúc với nhau ở 1 điểm. Nhưng trên thực tế điểm không tồn tại. Đây là sự xác định của Lý học Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt. Vậy thì quả cầu tiếp xúc với mặt phẳng như thế nào? Đây là sự xác định về lý thuyết của vấn đề được mô tả trong bộ phim này , khi nó xác định rằng: thực tế không có hai vật thể cham nhau. Tri thức khoa học hiện đại càng phát triển, càng thấy rõ rằng: Nó không nằm ngoài những tri thức của Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, - Tất nhiên phải có bổ đề là: Nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng bên bờ nam sông Dương Tử từ hơn 2300 năm trước.1 like
-
Ngẫm Nghĩ
tuấn dương liked a post in a topic by yeuphunu
NGƯỜI MỸ ĐÃ DẠY TRUYỆN LỌ LEM NHƯ THẾ NÀO? Thầy giáo bắt đầu giờ học văn bằng chuyện Cô bé Lọ lem. Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi. Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện vừa rồi? Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella. Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì? HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm! Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy! HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội. Thầy: Vì sao thế? HS: Vì…vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu. Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi. Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội? HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella. Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không? HS: Đúng ạ! Thầy:Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không? HS: Không ạ! Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không? HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu. Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử? HS: Chính là Cinderella ạ. Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào? HS: Phải biết yêu chính mình ạ! Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không? HS: Đúng ạ, đúng ạ! Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không? HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ. Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không? Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô. (st)1 like -
==============Dạ! Cũng không có gì. Ngày xưa khi còn sinh hoạt bên tuvilyso.com những cao thủ bên đó còn đoán chính xác đến cái ngón chân bên trái của nhà em có tật, Do ngày xưa không mang dày bảo hộ, cái bánh trờn (Bánh đà) của máy diesel lật nghiêng làm rạn xương ngón cái. Hoặc như anh Haithienha xem thật thần sầu. Nói chung "Tử Vi xem số cho người" thiên hình vạn trang biến hóa như chính cuộc đời của một con người. Lão Gàn chưa là cái đinh gì về thuật coi Tử Vi so với các cao thủ. Nên từ lâu nhà em không xem Ti vi - í lộn - Tử Vi cho ai nữa. Chuyện coi Tử Vi cho mấy đại gia và các nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí là bất đắc dĩ. Nhân duyên cũng vì có cô bé - chợt quên mất tên - gọi điện đề nghị giúp: Vì mới ra trường xin được việc làm ở một tờ báo. Muốn viết về giới giải trí và các đại gia , kèm theo lý học dự báo nên nhờ giúp thực hiện đề tài. Đại để thấy cô bé nói cũng dễ thương và cũng muốn giúp cô ấy. Thế là coi lung tung cả với điều kiện cô bé phải chịu trách nhiệm về bài viết của mình. Nhà em coi cũng rất thận trọng, vì người ta không trực tiếp nhờ mình. Hơn nữa cũng chẳng quen biết gì giới giải trí trẻ và đại gia. Đâu cũng cả chục số báo. Cho đến giờ này cũng chưa biết mặt cô bé phóng viên ra làm sao. Hình như trên báo "khám phá" thì phải. Lúc đó đang bận viết cuốn sách - Thực ra lúc nào cũng bận rộn, không chuyện nọ thì chuyện kia - nên cũng từ chối xem từ cuối năm ngoái. Với tôi, chuyện bói toán, tiên tri chỉ là chuyện phải làm, coi như một thứ trang trí hình thức bổ sung cho phương tiện minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến. Thày bói, thày cúng, thày bùa, thày phong thủy, và cả thày Lang cũng chỉ là thợ ứng dụng một lý thuyết mà thôi. Vấn đề là bản thân hệ thống lý thuyết của tất cả những bộ môn ứng dụng đó. Hiểu được lý thuyết đó là làm chủ chính con cá vàng trong chuyện "Ông lão và con cá vàng", còn không hiểu thì trở về cái máng lợn năm xưa. Cả nền khoa học hiện đại đang bế tắc. Nếu không tiếp tục phát triển hệ thống lý thuyết khoa học thì mặt trái của tấm huy chương khoa học hiện nay sẽ phát huy tác dụng. Tất nhiên , thực hiện điều này phải là những người tri thức hàng đầu có trách nhiệm với lương tâm khoa học thực sự trong giới khoa học quan tâm. Chứ không phải là cái đám "chém gió đập ruồi", nghênh ngang bằng cấp. Bằng cấp không chứng tỏ tư duy khoa học.Mặc dù nó chứng tỏ được sức chứa của bộ nhớ. Cho nên các cụ xưa khi khen ngợi người có bằng cấp cao - như ông nghè chẳng hạn - chỉ là "nhiều chữ nhể!".1 like
-
'Dị nhân đuổi mưa' ra tay ngăn các đôi tự tử vì tình 26.12.2013 | 08:36 AM Sau hàng loạt vụ tự tử của các đôi yêu nhau do bị gia đình ngăn cấm chỉ vì không hợp tuổi, “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Ký danh Thiên Sứ, nguyên giám đốc TT nghiên cứu lý học đông phương) đã ra tay ngăn hiện trạng này bằng lý thuyết uyên thâm về con người và cung mệnh. Theo lý học Đông phương, các bạn trẻ yêu chân chính thì hãy kết hôn Trả lời báo Người đưa tin, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho hay, không có tuổi vợ chồng xấu trong tình yêu đích thực. Các bạn trẻ nếu yêu nhau thì hãy tổ chức đám cưới bởi tình yêu là điều quý giá nhất mà thượng đế ban tặng con người. “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn An chia sẻ về chuyện tình yêu và số mệnh. - Thưa ông thời gian gần đây ông có theo dõi báo chí và đọc những bài liên quan tới việc cha mẹ ngăn cấm con trẻ không cho họ yêu hoặc lấy nhau vì lý do các thầy phán họ không hợp tuổi không? - Theo tôi được biết, việc những trường hợp mà báo chí đã đăng chỉ là một phần rất ít câu chuyện có thực xẩy ra trong cuộc sống, bởi đây cũng là một phần công việc của tôi nên tôi biết rất nhiều câu chuyện bi hài xung quanh việc hợp tan của các đôi bạn trẻ vì lý do hợp tuổi, hợp mệnh. Đặc biệt hằng ngày trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương phải trả lời rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh và các bạn trẻ về lĩnh vực này. - Dưới góc độ chuyên môn, theo ông, các bậc phụ huynh có nên hay không nên nhờ các thầy xem tuổi cô dâu chú rể tương lai để lựa chon người bạn đời cho con mình? - Đây là câu hỏi mà từ rất lâu rồi người ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời làm thỏa mãn tất cả mọi người. Bởi thuyết ngũ hành, âm dương, kinh dịch, tử vi phong thủy… đã có từ rất lâu nhưng vẫn không được coi là một kênh khoa học chính thống. Tuy nhiên, nó vẫn âm thầm tồn tại trong đời sống hàng ngàn năm nay . Như anh biết đấy, ngay cả các bà bán hãng xén cũng thuộc vài câu như: Thìn - tuất sửu - mùi, dần - thân - tỵ - hợi là tứ hành xung, hay kim mộc thủy hỏa thổ… Điều này chứng tỏ quan điểm có thờ có thiêng có kiêng có lành trong dân gian như một nét văn hóa của người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Nhưng vấn đề mấu chốt ở đây là sự am hiểu không đến nơi đến chốn dẫn đến những quyết định sai lầm đôi khi dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ví dụ rất đơn giản Thìn - Tuất - Sửu - Mùi tứ hành xung, nhưng không phải chúng xung hết với nhau mà chỉ có Thìn xung với Tuât, Sửu xung với Mùi đơn giản như vậy nhưng các bà nhà ta cứ vơ hết chúng vào với nhau và cho đó là xung. Vậy vấn đề ở đây là sự hiểu biết còn hạn chế dẫn đến những hậu quả đáng tiếc . Còn với quan điểm cá nhân tôi và theo luận điểm của lý học Đông phương thì các bạn trẻ nếu có tình yêu chân chính thì hãy tổ chức đám cưới bình thường và các bậc phụ huynh không nên ngăn cấm để dẫn đến những hậu quả đáng tiêc xảy ra. - Theo ông căn cứ vào đâu để mọi người có thể xác định tuổi tốt xấu trong một gia đình? - Trước khi trả lời câu hỏi này tôi xin nhắc lại quan điểm của cá nhân tôi: “Các bạn trẻ nếu yêu nhau thì hãy tổ chức đám cưới bởi tình yêu là điều quý giá nhất mà thượng đế ban tặng con người”. Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho hay, không có tuổi vợ chồng xấu trong tình yêu đích thực. Các bạn trẻ nếu yêu nhau thì hãy tổ chức đám cưới bởi tình yêu là điều quý giá nhất mà thượng đế ban tặng con người. Còn với chúng tôi, những người làm công tác nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương có riêng một môn được gọi là (Luận tuổi Lạc Việt) chuyên nghiên cứu về sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Thực tế đây là một môn đã có từ rất lâu không phải do tôi nghĩ ra mà tôi có công khôi phục lai môn này sau rất nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu. - Ông có thể giới thiệu một cách khái quát tính ưu việt và sự khác biệt của phương pháp luận tuổi Lạc Việt với các phương pháp chọn tuổi khác? - Phương pháp phổ biến hiện nay các thầy thường áp dụng cung phi (Càn, Đoài , Ly, Chấn,Tốn, Khảm,Cấn, Khôn) 8 cung của nam - 8 cung của nữ kết hợp với nhau thành 64 trường hợp. Như vậy cứ 64 cặp thì có 1 cặp giống nhau. Ngoài ra phương pháp Cao ly đồ hình lấy 10 thiên can theo tuổi nam phối với 12 địa chi theo tuổi nữ sau đó sẽ có bảng phân loại và định tuổi cát hung. Vậy phương pháp này sẽ cứ 120 trường hợp thì sẽ có 1 trường hợp giống nhau. Tỷ lệ như vậy là quá thấp. Ngoài ra còn một số phương pháp nữa nhưng theo tôi tính khoa học ứng dụng không cao. Nhưng với luận tuổi Lạc Việt sẽ lấy cả 3 yếu tố Thiên Can, Địa chi, Thân mạng thông qua mối quan hệ ngũ hành sinh khắc ta có 60 trường hợp tuổi cha phối với 60 trường hợp tuổi người mẹ và 60 trường hợp tuổi người con út sẽ ra 216.000 trường hợp khác nhau. Như vậy xác xuất sẽ cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy ngay từ đầu tôi đã nói với anh, không có tuổi vợ chồng xấu trong tình yêu đích thực, nếu yêu nhau cứ lấy. Sực hợp, xung giữa chồng và vợ không đáng lo ngại - Vậy thì theo ông là không cần thiết phải xem tuổi trươc khi cưới và cũng không có sự xung khắc tuổi giữa 2 con người? - Tôi không phủ nhận sự ảnh hưởng về tuổi giữa những cặp vợ chồng, nhưng với quan điểm và phương pháp trong luận tuổi Lạc Việt của Trung tâm nghiên cứu lý học đông phương thì sự tương tác hợp, xung giữa chồng và vợ chỉ là một yếu tố không đáng lo ngại mà điều quan trọng là tình yêu và chọn năm sinh cho đứa con mới là mấu chốt của vấn đề. Nếu 2 bạn trẻ không hợp tuổi nhau thì viêc chọn năm sinh cho đứa con sẽ hóa giải được hết những xung khắc của bố mẹ và đem lại hạnh phúc, may mắn cho gia đình đó. Và điểm mấu chốt của vấn đề chính là đứa con út. Con út gần như quyết định cục diện của 1 gia đình. Chính vì vậy các cụ mới có câu: “Giầu con út, khó con út”. Đây là kinh nghiệm gần 40 năm của tôi và đã giúp rất nhiều gia đình tránh được cảnh chia ly không đáng có "Dị nhân đuổi mưa" nói về luận tuổi Lạc Việt. - Vậy làm thế nào để biết cần phải sinh em bé vào năm nào nhằm hóa giải tuổi xấu của bố mẹ? - Đây là vấn đề kiến thức không thể nói vài dăm câu ba điều là mọi người có thể hiểu ngay được Nhưng trung tâm nghiên cứu lý học đông phương có mở mục tư vấn miễn phí cho các bậc phụ huynh và các bạn trẻ quan tâm về vấn đề này. Tôi rất vui vì trung tâm đã giúp được rất nhiều bạn trẻ giữ được tình yêu của mình khi họ cần tư vấn, giúp đỡ. - Qua chuyên mục này ông có điều gì chia sẻ và nhắn nhủ đến bạn đọc của báo người đưa tin và đặc biệt là các bạn trẻ đang yêu? - Công việc của những người như chúng tôi đòi hỏi phải có nhiều năm kinh nghiệm và sự hiểu biết rất sâu về học thuật. Ngoài trình độ chuyên môn, người làm nghề phải có tâm mới tránh được những hậu quả đáng tiếc cho mọi người. Tôi khuyên các bạn trẻ, đặc biệt là các bậc phụ huynh trước khi quyết định những việc hệ trọng như cưới xin cần hiểu biết thấu đáo vấn đề không nên vì một lời phán của một ông thầy vườn mà tạo ra cảnh chia ly cho con trẻ để rồi dẫn đến những hậu quả khôn lường. - Cảm ơn ông về buổi nói chuyện rất nhân văn và thú vị này. Trần Ninh - Diệu Nam1 like
-
Mình là đứa ko có não mà... mình cứ sai , hết sai lầm này tới sai lầm khác...1 like
-
Mãng cầu xiêm - Thần dược trị ung thư? > Thực hư mãng cầu diệt ung thư gấp vạn lần hóa trị > Mãng cầu gai ngừa bệnh ung thư, tim mạch TP - Việc một trường đại học ở Hàn Quốc công khai nghiên cứu mới đây về mãng cầu xiêm khiến cả thế giới giật mình. Theo nghiên cứu này, mãng cầu xiêm có thể trị ung thư. Đây là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam. Tính mạng của chúng ta lâu nay được phó thác cho các biện pháp chữa trị hiện đại. Trong ảnh: Chăm sóc bệnh nhân bị ung thư tại BV Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Ngọc Châu. Khi phóng viên Tiền Phong đặt câu hỏi với một số chuyên gia về ung thư có tiếng và nhà hóa học nhiều năm nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên ở Việt Nam, họ đều có chung câu trả lời: Có nghe nói, nhưng chưa có bất kỳ quan tâm riêng nào về học thuật đến mãng cầu xiêm. Đăng ký làm việc với Cục Khoa học Công nghệ&Đào tạo của Bộ Y tế, lãnh đạo cục cũng tỏ ra thận trọng và đề nghị gửi bộ câu hỏi để nghiên cứu trước. Trước làn sóng của các tiến bộ y khoa, loài người gần như dần trở nên lãng quên các phương thức và sản phẩm chữa bệnh truyền thống. Thế nhưng, tại Mỹ - một trong những trung tâm tây y lớn nhất thế giới, mấy chục năm qua đang âm thầm tìm hiểu giá trị chữa bệnh thần kỳ của các sản phẩm thiên nhiên. Một trong những minh chứng điển hình là họ lao vào khám phá khả năng chữa bệnh ung thư của một loại hoa quả rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, cây và quả mãng cầu xiêm. Mãng cầu xiêm là một loại cây thấp, chiếm rất ít diện tích đất. Tại Brazil, nó được gọi với tên graviola. Vùng châu Mỹ La Tinh gọi nó là soursop và các nước nói tiếng Anh cũng lấy tên soursop để gọi quả nhiệt đới thần kỳ này. Theo chị Huyền, người từng chuyên bán mãng cầu xiêm ở Dịch Vọng, Từ Liêm (Hà Nội), thứ quả to này có thịt màu trắng, vị chua lẫn ngọt, có hột tách ăn dễ dàng, có thể ép ra làm đồ uống hoặc ăn trực tiếp. Giá bán hiện thời ở Hà Nội dao động ở mức 25.000-30.000 đồng/kg. Khám phá Từ lâu, mãng cầu xiêm được lưu truyền trong dân gian như là một thứ quả chữa được nhiều bệnh, trong đó có khả năng làm tiêu tan các khối u. Nhưng cơ sở khoa học của nó thì hầu như chưa ai có, dù nhiều người biết nó có thể là tác nhân kháng khuẩn hữu hiệu, chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm, điều hòa cao huyết áp, dùng để tẩy giun và chống các ký sinh trùng đường ruột. Thậm chí, nó còn được cho là có khả năng chống suy nhược, mệt mỏi, và rối loạn thần kinh. Chiết xuất từ các thành phần cây mãng cầu xiêm cho thấy, chúng không gây buồn nôn, giảm cân hay rụng tóc; chúng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch, phục hồi nhanh các nhiễm khuẩn nặng. Đáng chú ý, tất cả các thành phần của mãng cầu xiêm đều được cho là hữu ích, từ lá, rễ, cùi trong quả, và hạt. Từ hàng thế kỷ nay ở Nam Mỹ, chúng được sử dụng để chữa hàng loạt chứng bệnh nói trên, trong đó có cả các bệnh liên quan tim, hen, và viêm khớp. Nghiên cứu đầu tiên thuộc về Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và được thực hiện từ năm 1976. Kết quả cho thấy, cả lá và cọng mãng cầu xiêm đều chứa các hoạt chất có khả năng tấn công hiệu quả và tiêu diệt các tế bào ác tính. Vì lý do nào đó, các kết quả thu được cũng bị ém nhẹm và không thấy công bố rộng rãi. Từ đó, mãng cầu xiêm liên tục được thử nghiệm tại nhiều phòng thí nghiệm khác nhau. Con số được báo chí xác định đến nay là 20 cơ sở nghiên cứu độc lập đã can dự vào hoài nghi bí ẩn và hấp dẫn này. Kết quả thật bất ngờ, hầu như tất cả các nghiên cứu độc lập ấy đều khẳng định tác dụng chống ung thư rõ rệt. Mặc dù chưa có các nghiên cứu đối chứng, chưa thực hiện các phép kiểm tra chuyên môn gọi là kiểm tra mù (hay mù đôi). Các nhà nghiên cứu đều nhận định thành phần tự nhiên trong mãng cầu xiêm có thể tiêu diệt tới 12 loại tế bào ung thư, trong đó có ung thư đường ruột, vú, tiền liệt tuyến, phổi, và tuyến tụy. Một nghiên cứu tại Đại học Purdue gần đây nhất cũng đưa ra kết luận tương tự Giấu kín Câu hỏi đặt ra là khi các nghiên cứu về đặc tính chống ung thư của mãng cầu xiêm được tiến hành dồn dập, tại sao nhiều người lại không hay biết? Tại sao các chuyên gia ung thư, các bệnh viện không khuyến cáo bệnh nhân sử dụng sản phẩm này? Từ lâu mãng cầu xiêm được lưu truyền trong dân gian như là một thứ quả chữa được nhiều bệnh, trong đó có khả năng làm tiêu tan các khối u. “Câu trả lời đơn giản là tính mạng của chúng ta lâu nay được phó thác cho các biện pháp chữa trị hiện đại”, lương y Vũ Quốc Trung nói. Cũng theo ông Trung, người ta ngày càng bị lệ thuộc vào các liệu pháp tây y, trong khi các giá trị chữa bệnh truyền thống vừa ít được quan tâm hơn vừa bị không ít người hành nghề y học cổ truyền làm mất uy tín lĩnh vực thực sự còn nhiều huyền bí này. Ông Trung từng là chuyên gia công tác trong ngành sinh học hiện đại thuộc Bộ Lương thực trước đây. Khoảng chục năm trở lại đây, nhiều công ty dược âm thầm cố gắng tổng hợp hai thành phần có tác dụng chống ung thư hiệu quả trong cây mãng cầu xiêm. Nếu hai thành phần ấy được phân lập, sẽ là cơ hội kiếm hàng tỷ đô-la Mỹ lợi nhuận. Tuy nhiên, có một bức tường vô hình hầu như không cơ sở nghiên cứu nào có thể vượt qua. Kết quả là, không ai bảo ai, tất cả đều mặc định ém nhẹm toàn bộ nghiên cứu của mình. Thành phần chống ung thư trong mãng cầu xiêm là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không phải qua quá trình điều chế hay tổng hợp nào cả. Theo luật liên bang ở Mỹ, các sản phẩm thiên nhiên như thế không được cấp bằng sáng chế. Như vậy, hầu như không công ty nào được bảo vệ khi nghiên cứu của họ được công bố, nếu họ không có bằng độc quyền. Đột phá Vì lý do đó, các nghiên cứu đều bị các công ty ém nhẹm. May mắn thay, một nhà khoa học tham gia nghiên cứu quyết định tiết lộ bí mật này vì lý do đạo đức nghề nghiệp. Trước tiên, ông tiếp cận với các công ty nghiên cứu độc quyền về quả thần kỳ ở vùng Amazon Nắm được thông tin này, các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Y tế Mỹ bắt tay ngay vào tìm hiểu nguồn cơn. Họ đã ngạc nhiên về những gì được phát hiện trong phòng thí nghiệm. Nhưng kết quả nghiên cứu cũng lại bị giấu nhẹm và đã gây cơn giận dữ trong công chúng Mỹ. Chỉ cho đến thời gian gần đây, khi Tạp chí các Sản phẩm Thiên nhiên công bố nghiên cứu của Trường Đại học Cơ đốc giáo của Hàn Quốc, bí mật của các nghiên cứu mới dần được làm sáng tỏ. Kết quả ở Hàn Quốc còn bất ngờ hơn khi các nhà nghiên cứu nhận định, bằng việc làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, thành phần trong mãng cầu xiêm có tác dụng ức chế tế bào ung thư rất mạnh. Hiệu quả của nó cao gấp 10.000 lần so với adriamycin, sản phẩm hóa trị liệu đang được dùng phổ biến trên thế giới hiện nay. Quốc Dũng1 like
-
Bài viết đăng báo Thế giới Gia Đình số 17, ngày 09/5/2012 ============================================== Tuổi nào hợp hướng nào? Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn - Thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương Tuổi nào nên chọn hướng nào là phù hợp theo quan niệm phong thủy, đó là vấn đề thường quan tâm đối với mọi người. Dân gian Việt Nam có câu ca dao: “Anh tới nơi đây nhắm hướng đắp nền Lập vườn trồng đậu, giả đò quên không về.” Hay “Lấy vợ hiền hòa, xây nhà hướng Nam” Cho thấy việc chọn hướng là vấn đề quan tâm hàng đầu cho những công việc nhà cửa và đất đai. Bát trạch Lạc Việt Trong quan niệm Học thuật cổ đông phương, tuổi của con người dùng trong việc quán xét phong thủy được chia là hai nhóm tuổi, gọi là nhóm thuổi Đông trạch và nhóm tuổi Tây trạch. Mỗi một nhóm tuổi có bốn hướng tốt và bốn hướng xấu riêng cho từng nhóm. Phong thủy Lạc Việt xác định nhóm thuộc Đông trạch có các tên là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, ứng với bốn hướng tốt là Nam, Bắc, Đông và Tây Nam, còn lại nhóm Tây trạch có các tên Càn, Khôn, Cấn và Đoài ứng với các hướng tốt là Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây. Tám hướng tốt xấu phân chia cho hai nhóm như thế được gọi là Bát trạch Lạc Việt. Xem đồ hình thể hiện. Bát trạch là phương pháp quán xét sự tương tác của hệ từ trường quả đất, hay là gọi phân môn nghiên cứu về quy luật tác động của địa khí từ địa cầu. Mỗi một hướng gồm 45 độ, được tính theo phân độ trên la bàn. Chính hướng của Nam, Bắc, Đông và tây là 0 độ, 180 độ, 90 độ và 270 độ, còn lại Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam là 315 độ, 45 độ, 135 độ và 225 độ. Đồ hình Bát trạch Lạc Việt Làm thế nào để biết hợp hướng nào? Từ đồ hình Bát trạch Lạc Việt trên, một phép toán để tính tuổi được đặt ra như sau: Đối với tuổi sinh vào những năm 19xx…thì “dùng hai số cuối của năm dương lịch cộng lại cho đến khi còn một số gọi là A, tiếp theo lấy 10 – A, nếu là tuổi nam, còn lại lấy 5 + A, nếu là tuổi nữ” Ví dụ: tính tuổi sinh năm 1965. Bài tính như sau: Lấy 6 + 5 = 11, lại cộng tiếp 1 + 1 = 2 Nếu là nam: 10 – 2 = 8. Nhìn đồ hình bên ta thấy 8 ứng với ô có tên là Cấn, vậy thuộc nhóm Tây trạch nên hướng tốt là Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây. Nếu là nữ: 5 + 2 = 7. Nhìn đồ hình bên ta thấy 8 ứng với ô có tên là Ly, vậy thuộc nhóm Đông trạch nên hướng tốt là Nam, Bắc, Đông và Tây Nam Đối với tuổi sinh vào những năm 20xx…thì “dùng hai số cuối của năm dương lịch cộng lại cho đến khi còn một số gọi là A, tiếp theo lấy 9 – A, nếu là tuổi nam, còn lại lấy 6 + A, nếu là tuổi nữ” Ví dụ: tính tuổi sinh năm 2023 Bài tính như sau: Lấy 2 + 3 = 5 Nếu là nam: 9 – 5 = 4. Nhìn đồ hình bên ta thấy 4 ứng với ô có tên là Tốn, vậy thuộc nhóm Đông trạch nên hướng tốt là Nam, Bắc, Đông và Tây Nam Nếu là nữ: 6 + 5 = 11, lại thực hiện tiếp 1 + 1 = 2 Nhìn đồ hình bên ta thấy 2 ứng với ô có tên là Khôn, vậy thuộc nhóm Tây trạch nên hướng tốt là Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây. Cần ghi nhớ: Đối với kết quả cuối cùng là 5, thuộc ô giữa thì phân biệt tên gọi bằng câu sau “nam Khôn nữ Cấn”, tức nam thuộc Khôn, còn nữ thuộc Cấn, nhìn chung cả hai đều thuộc nhóm Tây trạch. Ví dụ: tính tuổi người nữ sinh năm 1954 Bài tính: Là nữ: 5 + 4 = 9, lấy 5 + 9 = 14, lại lấy 1 + 4 = 5. Theo nguyên tắc trên thì 5 ứng với người nữ là Cấn, thuộc nhóm Tây trạch, nên hướng tốt là Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc và Tây. Đây là toàn bộ cách tính được gọi là tính Phi cung mệnh tuổi theo Bát trạch Lạc Việt (*). Bát trạch là một trong bốn yếu tố của phong thủy Lạc Việt gồm Loan đầu (nghiên cứu về cảnh quan môi trường), Dương tạch Lạc Việt (cấu trúc hình thể công trình xây dựng), Huyền Không lạc Việt (Hiệu ứng tương tác từ vũ trụ) và Bát trạch Lạc Việt (địa từ trường của tám hướng). Tuy nhiên hướng Bát trạch cũng chỉ là một yếu tố quán chiếu mà chưa phải là yếu tố duy nhất quyết định tốt xấu của một ngôi nhà hay một công trình kiến trúc, ít nhất nó phải là sự tổng hợp của các yếu tố còn lại. Kết: Sự chọn lựa nhà theo hướng tốt hay xấu chỉ là điều kiện cần và do là hiện tượng phổ biến trong đời sống dân gian, có sức ảnh hưởng lâu dài cho nên sự lầm tưởng hướng là yếu duy nhất, hay xem hướng nhà mới là phong thủy thì đó là một sai lầm căn bản. Một ví dụ cụ thể được nêu ra như sau: Một ngôi nhà được thiết kế hoàn chỉnh hợp hướng và hợp tuổi của gia chủ hoàn toàn, tuy nhiên ngôi nhà ấy được đặt ngay tại sa mạc, câu hỏi được đặt ra, rằng con người ấy trong ngôi nhà ấy có tồn tại và phát triển được không? Vì vậy, Bát trạch hay là hướng nhà chỉ là điều kiện tham khảo đối với đối tượng phong thủy. (*) Tham khảo “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” hay “ Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.1 like
-
Đây là hình ảnh bìa trước và bìa sau của tư liệu tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự hội nghị. Nội dung của nó quí vị và anh chị em có thể tham khảo tại đây: http://diendan.lyhoc...-cho-tuong-lai/1 like