-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/05/2014 in Bài viết
-
Báo Trung Quốc khiêu khích Mỹ 15/05/2014 01:31 (GMT + 7) TT - Bất chấp làn sóng phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc lại thực hiện các hành vi khiêu khích trên biển Đông và tiếp tục bẻ cong sự thật trắng trợn. Người phát ngôn Jen Psaki: “Trung Quốc làm tổn hại hòa bình và ổn định khu vực” - Ảnh: AFP Thời báo Hoàn Cầu ngày 14-5 lại có bài xã luận “Ván bài dài hơi của Trung Quốc ở biển Đông” với giọng điệu ngạo mạn cho rằng vấn đề biển Đông là bàn cờ mà Trung Quốc và Mỹ là những kỳ thủ thật sự. Và Trung Quốc sẽ vận dụng “mưu trí ngoại giao” để chơi ván cờ này. Đấu khẩu ngoại giao Tờ báo gọi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là một “kẻ hai mang” vì ông vừa lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đang “khiêu khích” và “gây hấn” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lại vừa khẳng định rằng Washington sẽ không đứng về bên nào trong các vấn đề tranh chấp. Bài báo cho rằng Việt Nam và Philippines đã rất hăng hái khi ông Kerry nói ra hai từ “khiêu khích”. Tờ báo lại bẻ cong sự thật khi viết rằng xuất phát từ thái độ của Ngoại trưởng Kerry mà Việt Nam đã bắt đầu có thái độ làm mọi chuyện hỗn loạn trong những ngày này. Bài báo quy chụp Việt Nam đang cố làm cho vấn đề thêm phức tạp hơn nhằm gây áp lực nhiều hơn đối với Trung Quốc. Bài xã luận cho rằng những phát ngôn của Ngoại trưởng Kerry sẽ gây ra bất đồng sâu sắc trong thế cờ cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. Washington đang tăng cường ảnh hưởng ở biển Đông là vì thấy Trung Quốc đang mạnh hơn. Nhưng bài báo cũng thừa nhận rằng Bắc Kinh đang đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới do Washington sẽ còn dùng nhiều biện pháp đối trọng với nước này. Bài xã luận còn ngụy biện rằng đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa chưa đến mức đứng trên miệng hố chiến tranh như Mỹ nghĩ. Rằng để có lợi ích nhiều nhất ở biển Đông, Mỹ đã sử dụng chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á để cám dỗ Philippines và Việt Nam. Thậm chí hôm qua, theo Reuters, trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn đưa ra thông tin cho biết Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gọi điện cho Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa để nói phía Indonesia “thúc giục Việt Nam hạ nhiệt căng thẳng và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”. Tối 13-5, phía Trung Quốc cố tình diễn giải trở lại thông tin phía Mỹ nêu ra trước đó. Theo Tân Hoa xã, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh tuyên bố trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry không chỉ trích Trung Quốc gây căng thẳng. Theo bà Hoa, ông Kerry chỉ cho biết Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp trên biển Đông và “không có ý định phán xét về vấn đề chủ quyền lãnh thổ”. Đáp trả, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nhấn mạnh rất nhiều quốc gia trên thế giới có cùng quan điểm rằng “hành vi khiêu khích đơn phương của Trung Quốc nằm trong chuỗi hành động chiến lược của nước này nhằm thôn tính các vùng tranh chấp. Theo quan điểm của chúng tôi, Trung Quốc đang làm tổn hại hòa bình và ổn định khu vực”. Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh: “Ngoại trưởng Kerry không nói như thế”! ASEAN cần lập mặt trận chung Tờ báo uy tín Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ phải trả giá vì những hành động hiếu chiến trên biển Đông. Báo này nhận định việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và có thể chiến thắng sẽ hủy hoại nghiêm trọng vị thế quốc tế của Bắc Kinh. Sự tổn hại đó sẽ càng gia tăng nếu các quốc gia Đông Nam Á khác cũng kiện Trung Quốc. “Chắc chắn Trung Quốc không muốn bị dán nhãn là kẻ vi phạm luật pháp quốc tế” - WSJ đánh giá. Trên tạp chí The Diplomat, chuyên gia Zachary Keck nhận định đã đến lúc các nước Đông Nam Á có tranh chấp với Trung Quốc là Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cần đàm phán đa phương để giải quyết các bất đồng và thống nhất quan điểm. Qua đó, các nước này sẽ tạo ra được một mặt trận chung để đối phó với các đòi hỏi chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Đây là cách buộc Trung Quốc phải chấp nhận đàm phán theo cơ chế đa phương. Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ) cho rằng Việt Nam cần huy động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cũng như các nước láng giềng như Philippines, Malaysia, Singapore hay Indonesia, các quốc gia cũng rất quan ngại những hành vi hiếu chiến của Trung Quốc. Việt Nam cũng cần công khai rõ ràng việc đòi chủ quyền trên biển Đông và hợp tác với các nước ASEAN để xác định rõ đâu là vùng tranh chấp, đâu là vùng không tranh chấp trên biển Đông. Đó sẽ là cách tạo sự đồng thuận trong ASEAN để đối phó với Trung Quốc. HIẾU TRUNG - MỸ LOAN ======================== Hề ! Hề. "Đánh cờ"?! Lói cho ló nịch sự vậy thôi. Chứ Lão Gàn từ nâu đã lói thì nà mà rằng, gọi nà "toạc móng nợn": đây nà ""đánh bạc", "Canh bạc cuối cùng" hiểu không? Bi wờ mấy vị gọi là "đánh cờ". Thôi thì "cờ bạc" gì thì cũng là "bác thẳng bần" cả. Ít ra đến cái núc lày, Tung Coóc cũng thừa nhận Lão Gàn lói cứ từ đúng trở nên. Có điều người gọi là "đánh bạc", người gọi là "đánh cờ". Vậy thôi. Hì. Biển Đông cùng lắm chỉ là dây dẫn cho thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Nhưng rất tiếc! Trung Coóc bằng hành vi đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam thì đã châm ngòi cho dây dẫn. Nếu người Trung Quốc đủ khôn ngoan và một tầm nhìn sâu săc thì rút ngay giàn khoan về nước. Còn không thì cứ việc chơi nhau sát ván với Hoa Kỳ. Ma đưa lối. Quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế!3 likes
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ Lịch có 4 nghĩa: 1/ Qua (kinh lịch. lai lịch) 2/ Đã qua (lịch trình, lịch đại) 3/ Đã xong (lich lãm – xem xong, lịch sổ - đếm xong) 4/ Cách tính thời gian ngày tháng năm và thời tiết Chữ Lịch không có chữ tượng hình, cổ đại biểu thị lịch bằng các hình tượng, chưa phải là chữ, chữ Lich mới chỉ có từ thời Triện văn, là loại chữ biểu ý. Đương nhiên từ ‘Lịch” và cách tính lịch phải có trước chữ viết từ rất lâu, có điều là khi đó được diễn tả bằng hình tượng , ký hiệu v.v. (vẽ trên mai rùa). Âm tiết “Lịch” này đến thời Đường là đã được cố định rồi.《 Đường Vận 》 hướng dẫn đọc là thiết “Lang 郎 Kích 擊” = Lịch, 《 Tập Vận 》 hướng dẫn đọc là thiết “Lang 狼 Địch 狄” = Lịch. Vấn đề là cái âm tiết “Lịch” mà lại mang ý nghĩa là cách tính thời gian thì nó phải có nguồn gốc của nó. Nó phải là sự chuyển dịch của vũ trụ, tức “Blơi Dịch” = “Lời 日 Dịch 易” = Lịch, thời tiết cũng theo đó mà Đi=Di=Dời=Dịch tới lui luân chuyển bốn mùa. Nếu lấy âm nho mà lướt “Nhật 日 Dịch 易” = Nhích thì có ý nghĩa là sự di chuyển chậm chạp (của thời tiết), nhưng chưa nói lên được “cách tính thời gian” là “Làm Nhích” = Lịch. Hán ngữ gọi Trời là “Thien 天”, gọi mặt trời là “Rư 日”, gọi Dịch là “Yi 易”, nếu lướt (thiết) ‘Thien 天 Yi 易” = Thi, “Rư 日 Yi易”= =Ri; đều không ra nổi âm tiết “Li” mà Hán ngữ đọc chữ Lịch 曆( vì tiếng Việt đã nhấn mạnh “Lịch 曆 Chi 之!”= Li, mới có âm tiết “Li” để cho mượn mà đọc chữ nho Lịch, vì Hán ngữ không có âm “ích”).1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Vâng. Chính vì so sánh cách phát âm của tiếng Hán với cùng một chữ Hán với cách phát âm của tiếng Việt - cũng chữ đó - trong từ Hán Việt, là hoàn toàn khác nhau. Như thí dụ của bác Lãn Miên, mới thấy rõ rằng: Từ gọi là Hán Việt không thể bắt nguồn từ ngôn ngữ Hán và chữ Hán, mặc dù nó có thể mô tả bằng chữ Hán.Bởi vì, nếu như từ Hán Việt có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán thì nó phải phát âm tương tự (Như thí dụ trên của bác Lãn Miên). Nhưng chính vì cách phát âm khác hẳn, cho nên nó phải có nguồn gốc tự thân từ tiếng Việt. Cũng qua thí dụ trên của bác Lãn Miên thì chúng ta thấy rất rõ rằng: Chỉ qua cách phát âm của ngôn ngữ Việt, người ta sẽ hiểu được nội dung câu nói. Còn với cách phát âm của tiếng Hán thì người ta sẽ không hiểu gì cả, mà phải mô tả bằng ký tự ngôn ngữ. Điều này chứng minh rằng: Ngôn ngữ Việt rất cao cấp so với ngôn ngữ Hán. nên nó không thể bắt nguồn từ ngôn ngữ Hán cho các từ Hán Việt được. Đấy là chưa nói đến cả một hệ thống từ Hán Việt (Gần 30. 000 từ) thì nó phải là một hệ quả của một công trình nghiên cứu nghiêm túc cấp quốc gia và được chấp thuận của một hệ thống quyền lực hành chính quyết định ứng dụng và phổ biến.Trong khi chỉ với một từ "Giày" và "dày" các bậc trí giả đã cãi nhau như mổ bò.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ Lịch (nghĩa nôm na là cách chia thời gian) mà ta thường nói trong cụm từ Nông Lịch hay Việt Lịch là có từ thời Thần Nông. Nông Lịch là do cư dân Việt của nền văn minh lúa nước làm ra, dùng để coi thiên văn và phục vụ thời vụ gieo trồng. Từ nguyên của Lịch là do ngôn ngữ Việt-Mường Blơi=Lời=Trời mà có “Lời 日 Dịch 易”= Lịch 曆 (tương đương còn có từ “Trời 日 Dịch 易”= Trịch, người cầm Trịch là người căn me thời gian trong trận đấu, còn gọi là trọng tài). Đến thời chữ nho, viết từ Lịch bằng ba “dị thể tự” là: 厤, 暦, 歷, chữ Lịch nào cũng đều có bộ Hòa 禾 là cây lúa. Nghĩ sao viết vậy, đến đây tôi mới tra mạng coi Thuyết Văn Giải Tự giải thích từ Lịch thế nào, thì thấy rất ngắn gọn: chữ thì có từ thời Triện văn; đọc thì thiết “Lang 郎 Kích 擊” = Lịch (là đúng âm đọc ); nghĩa thì là ” 厤 象 也 (lịch 厤 tượng 象 dã 也)”, tức là lịch là lịch, chứ chẳng nêu cái từ Lịch ấy nó có gốc tích từ đâu, tại sao lại phát âm là “Lịch” (?); ví dụ thì nêu 《史記》通用歷 ( Sử 史 Ký 記 thông 通 dụng 用 Lịch 歷 ) – sách “Sử Ký” của Tư Mã Thiên thông thường dùng “dị thể tự” Lịch 歷 này). Đây là giải thích trong quyển 7 của bản 『曆说文解字』清代陈昌治刻本 (Thuyết Văn Giai Tự, bản khắc của Trần Xương Trị thời Thanh). Qua đấy đủ thấy rõ ràng là người Hán đã sử dụng cả cách làm Lịch (âm lịch) cả từ “lịch” viết bằng chữ nho Lịch 厤, 暦, 歷 của người Việt. Từ Sử 史 theo LM nghĩ và giải thích, thì nó là nhiều cái Sự 事 đã qua, vì lướt từ lặp là “Sự 事 Sự 事”= Sử 史, 0+0=1. Tra TVGT thấy hóa ra hơn hai ngàn năm trước cũng đã giải thích đúng như vậy, TVGT: cổ văn Sử là “Ký 記 Sự 事 Giả 者 Dã 也, tức chữ Sử là cổ văn, sử là ghi lại sự" ( Tất nhiên là sự đã xảy ra, mà ghi thì là ghi mọi sự chứ không phải chỉ một sự).Từ Sự 事 lại có nghĩa gốc là Làm, tiếng Việt thường nói Sự Việc, có nghĩa là Làm Việc. Nghĩa đen của từ Sự 事là Làm, do nôi khái niệm: Làm=Sàm=Sản=Can=Cán. Sản Xuất tức là Làm Ra, Can Tội tức là Làm nên Tội. Nhưng nhấn mạnh thì “Sản Chứ!”= Sự, nên Sự 事 có nghĩa là Làm. Nhấn mạnh “Sản Chi!”= Sĩ 士, nên Sĩ 士 có nghĩa là Làm, kẻ Sĩ là kẻ Làm, làm một chuyên môn gì đó, như y sĩ là làm y, nha sĩ là làm răng, nho sĩ là làm nho, giáo sĩ là làm dạy, vốn nghĩa đen Sĩ 士 chỉ có nghĩa là Làm, rồi Sĩ được lấy làm từ đại diện chỉ người mà là người có chuyên môn. ( Chữ Cán 干 với chữ Sĩ 士 chỉ là viết lệch nét đi mà thôi, nội dung chúng hoàn toàn như nhau, giống như trường hợp chữ Vuông 囗 với chữ Văn文). Giải thích theo nôi khái niệm kiểu LM thì thấy Làm=Sàm=Sự=Sĩ=Sản=Can=Cán, tức chữ nho Sự 事v à Sĩ 士 đều có gốc do từ Làm (nhấn mạnh thì ”Sự Chi!”= Sĩ, “Sĩ Chứ!”= Sự), Sự và Sĩ đều có nghĩa nguyên thủy là “làm”. Viết đến đây mới tra TVGT thì thấy hơn hai ngàn năm trước giải thích cũng đúng như vậy, TVGT: “Sự 事, Chức 職 dã 也” ( Sự là Chức); đọc thiết “Sừ 鉏 Sử 史”= Sự, 1+1=0; Chức 職 cổ 古 giả 假 tá 借 vi 為 Sĩ 士 (xưa Chức mượn chữ Sĩ) “. Vậy Sĩ 士 nghĩa là Làm thì Chức 職 cũng có nghĩa là Làm, quả đúng vậy, vì nôi khái niệm Làm = Lực = Sức = Chức= “Chim lấy dây cỏ chằng tổ cho vuông Vức” = Chức 織 = “Dây cỏ bện Tết” = Dết = Dệt. Ở nôi khái niệm “làm” này có hai chữ nho Chức 職,織 đều có nghĩa gốc là Làm: chữ Chức 職 này (sau dùng riêng cho các từ Chức vị, công Chức) còn chữ Chức 織 này dùng cho nghĩa riêng là Dệt (tiếng Thái thì “Dết” có nghĩa là Làm), sau dùng riêng cho từ tổ Chức (do có gốc từ Chim làm tổ, tổ là mạng lưới hàng trăm mối nối liên kết với nhau). Nhấn mạnh thì “Chức Chứ!”= Chư = Trư, nên Hán ngữ đọc chữ nho Chức 職,織 đều là “trư” (pinyin :” zhi”). Nếu so sánh sự đồng âm quá nhiều trong từ vựng Hán (nên cái khó là vẫn chưa thể ký âm hóa văn tự được) với sự đồng âm rất ít trong từ vựng tiếng Việt thì lấy ví dụ bằng câu sau đây: 近 世 進 士 儘 是 近 視 Văn Hán hiện đại: Jin Shi Jin Shi Jin Shi Jin Shi Văn Nho: Cận Thế Tiến Sĩ Tận Thị Cận Thị Văn Việt hiện đại: Gần Nay Tiến Sĩ Thảy Đều Cận Thị1 like -
Nhật khẳng định quyền phòng vệ tập thể 16/05/2014 08:53 (GMT + 7) TTO - Ngày 15-5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe kêu gọi xem xét lại các hạn chế trong hiến pháp cản trở Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) tham gia chiến trận ở nước ngoài. Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định Nhật cần đóng vai trò chủ động hơn về quân sự trong thời điểm khu vực đang có nhiều căng thẳng - Ảnh: Reuters Theo hãng tin AFP, ông Abe tuyên bố ông muốn lực lượng vũ trang nước này có khả năng tham gia chiến trận để bảo vệ các nước đồng minh. Ông Abe cho rằng do môi trường căng thẳng ở Bắc Á và Đông Nam Á, Nhật cần loại bỏ các hạn chế hiến pháp đã ngăn chặn Lực lượng Phòng vệ (SDF) hỗ trợ các nước đồng minh. “Là thủ tướng, tôi có trách nhiệm bảo vệ sinh mạng người dân trong mọi tình huống. Tôi không cho rằng hiến pháp nói chúng ta phải từ bỏ trách nhiệm bảo vệ người dân - ông Abe nhấn mạnh - Nếu chúng ta có thể tăng cường khả năng phòng vệ thì đất nước chúng ta sẽ tránh được nguy cơ dính dáng đến chiến tranh”. Thủ tướng Nhật kêu gọi chính phủ xem xét lại cách giải thích quy định trong hiến pháp cấm Nhật thực hiện quyền phòng vệ tập thể, triển khai quân đội tới hỗ trợ các nước đồng minh bị tấn công. Ông Abe nhấn mạnh Nhật sẽ trung thành với con đường hòa bình và sẽ không trở thành quốc gia gây chiến. “Chúng ta không thể bảo vệ cuộc sống hòa bình chỉ bằng việc nói rằng chúng ta là một quốc gia hòa bình. Cuộc sống hòa bình của chúng ta có thể đối mặt với khủng hoảng. Ai có thể nói rằng điều đó sẽ không xảy ra?”- ông Abe cảnh báo. Thủ tướng Nhật chỉ rõ rằng những xung đột trong khu vực hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến Nhật. “Ngay bây giờ tại biển Đông căng thẳng đang gia tăng do hành vi đơn phương bằng vũ lực. Đó có thể sẽ là vấn đề đau đầu đối với chúng ta” - ông Abe đánh giá. Trước đó Mỹ đã từng kêu gọi Nhật đóng góp phần mình vào quan hệ đồng minh an ninh. Tháng trước khi đến Tokyo Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh đề xuất của ông Abe. Tuy nhiên Trung Quốc chỉ trích đề xuất này. Hôm qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Thủ tướng Abe đã thực hiện một loạt hành động chưa từng có tiền lệ trong lĩnh vực quân sự và an ninh, khiến chúng tôi cho rằng Nhật đã bắt đầu đi vào con đường tiêu cực”. Reuters dẫn lời chuyên gia Benedict Exconde thuộc Trung tâm Yuchengco ở ĐH De La Salle (Philippines) đánh giá quân đội Nhật có thể đem lại sự cân bằng cần thiết cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những hành vi hiếu chiến và khiêu khích của Trung Quốc. “Những nước từng bị Nhật tấn công trong Thế chiến II ở châu Á như Hàn Quốc hay Philippines không cần phải lo ngại về diễn biến mới này vì Nhật đã thoát ra khỏi quá khứ quân phiệt từ lâu và đang trên đường trở thành một cường quốc khu vực chủ động, có quan hệ tốt với các nước bạn bè” - chuyên gia Exconde cho biết. Một số nhà quan sát cũng nhận định việc đảm bảo khả năng phòng thủ tập thể sẽ cho phép Nhật hợp tác chặt chẽ hơn về an ninh với các đồng minh khu vực như Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN. NGUYỆT PHƯƠNG ===================== Từ lâu, Lão Gàn đã phát biểu rằng thì là: Người Nhật sẽ thay đổi Hiến Pháp và sẽ được Hoa Kỳ ủng hộ. Ý kiến có phân tích hẳn hoi. Ngay trong topic này. Bi wờ thấy cứ từ đúng trở lên. Bởi zdậy. Lão Gàn đã phát biểu Tung Coóc mắc sai lầm chiến lược. Sai lầm đến mức mà lúc đầu Lão Gàn cứ tưởng có gián điệp chiến lược chi phối chính sách. Nhưng suy nghĩ lại thì không phải. Mà là họ không phải chủ nhân của Lý học phương Đông, nên tầm nhận thức bị hạn chế.1 like
-
Cám ơn bác Thiên Bồng nguyên soái, vì đã làm em cười vang cả phòng mà chả ai biết em cười về cái gì hehehehehe hahahahaha1 like
-
Thông Tin Cập Nhật
ATN liked a post in a topic by Đại Phúc
Gửi sư phụ tham khảo:64 . BÀI THUỐC TRƯỜNG XUÂN “BÁT VỊ LINH CĂN” Cách đây 22 năm (Vào năm Kỷ tỵ) – Thầy Hải Thượng Lãng Ông về, có cho tôi một bài thuốc quý có tên là “Trường xuân Bát vị Linh căn” – gồm có 8 vị. Theo Thầy thì đây là một bài thuốc trường xuân, làm thay đổi và chuyển hóa toàn bộ cơ thể, đem đến sự tươi nhuận, hồng hào! Thầy bảo: “Đây là bài thuốc quý! Chỉ dùng cho người tâm trí định, không còn tranh đua danh lợi trường đời cũng như không “phóng dục” – Thích hợp với người đạo hạnh, thiền định… ** Bài thuốc gồm 8 vị : = Xuyên bối mẫu : 12 g = Lộc giác giao : 12 g = Xuyên khung : 12 g = Trần bì : 12 g = Trạch tả : 12 g = Nhuyễn phòng phong : 12 g = Liên tâm : 12 g = Tục đoạn : 12 g Thầy còn dạy rành rẽ: “Nước một sắc 4 chén còn lại 1 chén – Nước 2 sắc 3 chén còn lại một! Xong cả rồi mới hòa chung 2 nước, cho Lộc giác giao vào để lên bếp đun sôi lại, đánh cho lộc giác giao tan trong thuốc. Thuốc uống trong hai ngày, mỗi ngày một nửa– uống lúc đêm tối gần đi ngủ. Uống xong thì leo lên giường ngồi thiền định độ chừng nửa tiếng cho thuốc dễ luân chuyển. Trụ thần lắng nghe, sẽ thấy thuốc bốc ngay lên huyệt Bách Hội, rồi đi xuống Đan Điền, trụ lại ở đó, xong ruột sôi lên , trọc khí ợ ra một cái!”… Huynh HC là một người biết nhiều về thuốc – nghe vậy về tìm mua và uống ngay 7 thang. Rồi thôi, cũng chẳng để ý mấy về sự thay đổi trong người!… Mãi đến 10 năm sau – Trong một lần nói chuyện với tôi, ông HC chợt nhớ : “Tôi nghiệm ra rồi – Ngày xưa, từ 10 năm trở về trước tôi sức khỏe kém, bệnh hoạn hoài! Từ ngày uống 7 thang thuốc của Thầy Hải Thượng cho đến nay tôi khỏe mạnh, không có bệnh, thỉnh thoảng cảm ho tí chút, uống thuốc vào là khỏi ngay. Tuổi 70 nhưng tôi làm việc nhiều mà không mệt, có thể chạy xe máy đi xa không có việc gì… Nay tôi vừa mua thuốc và chuẩn bị uống thêm lần nữa đây!” Bạn nào “tâm định trí định” cũng nên mua thuốc về uống thử. Thuốc toàn những vị lành, uống vào nếu chưa thấy tác dụng thì cũng không có gì lạ – Thầy bảo chỉ uống 7 đến 10 thang là thôi, ngưng không uống nữa!1 like -
Về thông tin Trung Quốc báo động chiến đấu cấp 3 ở biên giới Hồng Thủy 15/05/14 10:21 (GDVN)- Nếu thông tin này đúng sự thật thì đây tiếp tục là một động thái khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc, chúng ta cần hết sức cảnh giác. Ông Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc vừa tới biên giới Tây Nam tại tỉnh Vân Nam để "điều tra, nghiên cứu" tình hình. Thông tấn xã Đài Loan ngày 15/5 cho biết, quân đội Trung Quốc đã báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 3 đối với các đơn vị quân đội ở sát biên giới Việt - Trung, tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Dẫn nguồn tin đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông sáng nay, Thông tấn xã Đài Loan cho biết bắt đầu từ sáng sớm hôm nay các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên với Việt Nam bắt đầu chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp độ 3. Theo Wikipedia Trung Quốc, quân đội nước này có 4 cấp độ trạng thái sẵn sàng chiến đấu, trong đó cấp 1 là cấp cao nhất - bước vào trạng thái chiến tranh; cấp 2, trạng thái động viên sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chuẩn bị cho chiến tranh; cấp 3 toàn đơn vị cấm trại 100% quân số, chuẩn bị vật tư, bố phòng trận địa công sự; cấp 4 là duy trì trực ban, canh gác, tuần tra tăng cường. Nếu thông tin này đúng sự thật thì đây tiếp tục là một động thái khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc, cần hết sức cảnh giác. Ngoài ra, Tân Hoa Xã hôm 12/5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn gần đây đã tới "điều tra nghiên cứu" tại các huyện Đức Hoằng, Bảo Sơn, Nộ Giang của tỉnh Vân Nam. Trong thời gian Biển Đông đang hết sức căng thẳng, ông Toàn nhấn mạnh các đơn vị chủ lực tại Vân Nam cần phải nhận thức rõ "tính phức tạp và nghiêm trọng của tình hình an ninh quốc gia, tăng cường nỗ lực làm tốt công tác biên phòng ở Vân Nam", củng cố ổn định biên giới. Động thái này của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các trang báo người Hoa hải ngoại như Đa chiều (Duowei News) ở Mỹ, IASK tại Canada trong đó cho rằng việc này có liên quan đến căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông (vụ giàn khoan 981). Trong lúc tình hình Biển Đông hết sức căng thẳng và nhà cầm quyền Trung Quốc chưa có dấu hiệu xuống thang trong vụ giàn khoan 981, những thông tin chưa rõ thực hư như trên từ các kênh truyền thông của Trung Quốc cũng như Hoa kiều ở nước ngoài đưa ra cần đề cao cảnh giác, tỉnh táo, theo dõi chặt chẽ tình hình, tránh mắc mưu của họ - PV. >> Nhận định về thông tin Trung Quốc báo động chiến đấu các đơn vị giáp biên, xem tại ĐÂY =========================== Cảnh giác trước tin động thái quân sự của TQ ở biên giới Trường Sa 15/05/14 11:33 (GDVN) - Dù thông tin này chưa được Trung Quốc chính thức công bố nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác Ảnh tư liệu về một cuộc tập trận binh chủng hợp thành của quân khu Quảng Châu, TQ Ngày 15/5/2014, xuất hiện thông tin quân đội Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu ở cấp độ 3 đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam giáp biên với Việt Nam. Thông tin này được Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn từ nguồn tin của đài truyền hình Thương nghiệp Hồng Kông. >> xem chi tiết tại ĐÂY Theo đó tất cả sĩ quan binh sĩ 100% trực chiến trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông (sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam). Dù thông tin này chưa được Trung Quốc chính thức công bố nhưng chúng ta cần hết sức cảnh giác bởi động thái này bởi Trung Quốc vốn là "bậc thầy" của những toan tính và thủ đoạn nham hiểm và chúng ta đã có những bài học trong quá khứ. Từ xưa đến nay Trung Quốc luôn sử dụng chiến thuật dương đông kích tây, chỉ hành động vào lúc, vào thế khi đối phương hoàn toàn bị bất ngờ. Một nhà quan sát ở Hà Nội cho biết dù thế nào đi nữa các thông tin như vậy cần phải hết sức cảnh giác, đề phòng cao độ trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang có đối đầu trên Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc đưa lực lượng và phương tiện của mình xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu đây là động thái thật từ Bắc Kinh, có thể nhận định đây là một trong những động thái gia tăng áp lực, tăng cường đe dọa từ phía Trung Quốc hòng buộc láng giềng phải xuống thang, nhượng bộ. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ trút giàn khoan 981 và đội hình tàu hải quân, hải giám của mình ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Chiến tranh biên giới 1979 chống quân xâm lược Trung Quốc là một bài học chưa thể nào quên Về lý thuyết quốc phòng, khi một quốc gia có chung đường biên giới trên bộ thì khi xảy ra mâu thuẫn, các bên sẽ có phương án phòng thủ của riêng mình nên thông tin Trung Quốc báo động sẵn sàng chiến đấu đối với các lực lượng giáp biên với Việt Nam là hoàn toàn có thể. Tình hình Ucraine, Syria vẫn đang có những diễn biến phức tạp, dư luận thế giới bị phân tán và đây là thời điểm chúng ta cần hết sức cảnh giác, phải luôn sẵn sàng chủ động giải quyết, đối phó với tất cả các nguy cơ có thể xảy ra.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Toàn văn bài báo trên báo in "Người Đưa Tin" số ra hôm qua. Tôi trả lời hơi dài hơn thế này. Nhưng có lẽ khuôn khổ bài báo có hạn, nên chỉ diễn đạt đủ ý.1 like -
Có lẽ tôi phải nói rõ thêm rằng: Ngay cả việc các nhà khoa học ở Nasa cho rằng: "Vì sao Hỏa qúa lạnh, nên không thể duy trì sự sống cũng là sai". Nó giống như với một cái xác chết rồi thì người ta có thể đưa ra nhiều cách giải thích. Tất nhiên chỉ có một cách giải thích đúng, hoặc tất cả đều sai. Tuy nhiên, với một dự báo nhân danh một lý thuyết thì kết quả chính là bằng chứng chứng minh. Lý học Đông phương sở dĩ tồn tại qua các phương pháp ứng dụng, trải hàng ngàn năm trong nền văn minh Đông phương, chính vì khả năng của các phương pháp tiện tri của nó. Dự báo có thể gặp may. Nhưng với một lý thuyết là nguyên nhân của dự báo - thì..." cả làng Vũ Đại - cũng không thể bảo rằng do gặp may được. Cái ấy là của cụ Chí Phèo nói.1 like
-
Can: Thân cây-Trời Chi: Cành cây-Đất Mạng: Trái cây-Người Người sinh ra trong Trời Đất.1 like
-
- Lá số này thân vượng và là cách chuyên vượng nên dụng thần chính là thân. Những đại vận, lưu niên sinh thân hoặc cùng hành với thân thì tốt và ngược lại. - Lá số này cha ông có thời quý hiển nhưng bản thân không được nhờ. - Có tài lãnh đạo, có năng lực nhưng tính nóng. - Gương mặt dễ nhìn nhưng không vui, thích chỗ yên tĩnh, thích nghiên cứu các vấn đề thần bí. - Không thích hợp kinh doanh nên làm công tác nghiên cứu.1 like
-
Ông già và bàn cờ toán 1 triệu USD Cuối cùng, sản phẩm mang tên cờ toán của ông Vũ Bẩy ở khu Suối Hoa (P.Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) cũng đã được Bộ VH-TT công nhận bản quyền tác giả. Món cờ toán này kỳ thú tới mức ngay sau đó, có một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã lặn lội tìm tới gặp ông để đòi mua lại bản quyền với cái giá 1 triệu USD. Cách đây hơn 20 năm, ông Bẩy lóc cóc đạp xe từ Bắc Ninh về Ủy ban Khoa học nhà nước ở Hà Nội để trình làng một sản phẩm rất mới lạ gọi là “cờ toán”. Thay vì tìm hiểu xem cái sản phẩm của ông như thế nào, nhiều cán bộ của ủy ban này lại xét nét hỏi ông rằng: “Ông có biết tiếng nước ngoài hay không? Đã đi nước ngoài lần nào chưa?”. Ông Bảy thản nhiên bảo: “Tôi chỉ được học hết lớp 7, chẳng biết nước ngoài thế nào”. Hóa ra, họ nghi ông “cuỗm” trí tuệ của người khác, của nước khác rồi về “cải biên” thành cờ toán. “Đứa con” không được thừa nhận Họ nghi hoặc ông cũng có lý. Bởi vì theo tính toán, tổng số nước đi của cờ toán là lũy thừa của 87. Đó là một con số khổng lồ mà người chơi cờ không bao giờ có thể chơi hết những nước đi khác nhau như vậy. Ủy ban Khoa học nhà nước lúc ấy phải nhờ các chuyên gia của Liên Xô (cũ) tính toán, nhưng họ cũng không tính được kết quả lũy thừa của 87 là bao nhiêu. Do không tính được số nước cờ, người ta không công nhận sản phẩm của ông. Lòng ông Bẩy nặng trĩu. Ông mang sản phẩm trí tuệ của mình đến một tờ báo dành cho trẻ em, đề nghị báo đăng để học sinh cả nước biết. Báo lên khuôn rồi, chẳng may giáo sư Trần Quốc Vượng (đã quá cố) tình cờ thấy được, liền hỏi biên tập viên là thứ cờ này đã đăng ký bản quyền chưa, nếu chưa thì đừng cho đăng. Bởi ông sợ nếu đăng thì chất xám của ông Bẩy sẽ bị đánh cắp ngay lập tức. Báo lại bóc ra. Năm 1988, con trai ông Bẩy đi Liên Xô. Ông bảo anh ta mang sang đó dịch ra tiếng Nga để mọi người chơi cho khỏi phí. Nhưng khi đến Cục Xuất cảnh trình bày, anh công an bảo: “Nếu có vấn đề gì thì bác sẽ phạm tội bán tài sản trí tuệ quốc gia”. Ông hoảng quá, lại thôi. Đi bao nhiêu cơ quan, cơ quan nào cũng từ chối mà ông cũng không biết phải đem trình cơ quan nào. Món cờ của ông đành phải cất vào ngăn tủ, cho đến khi nghe Nhà nước thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm về bản quyền, ông Bẩy lại hớn hở đem cờ toán đi trình làng, định là lần cuối, không được thì thôi. Thật bất ngờ, tháng 5-2005, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật (Bộ VH-TT) chính thức công nhận sản phẩm trí tuệ do ông nghĩ ra. Ông Bẩy vui như đào được vàng ròng, hóm hỉnh bảo: “Sau 20 năm, “con” tôi mới được “cấp giấy khai sinh”. Thế là cờ toán đã có bản quyền, không sợ bị ai đánh cắp”. Ông Vũ Bẩy, một người làm nghề nặn tượng nhưng do ham vui nên đã trở thành cha đẻ của món cờ toán Ngay sau khi món cờ toán của ông được cấp bản quyền, một tờ báo ở Hà Nội đã đặt vấn đề bán đấu giá sở hữu trí tuệ với giá khởi điểm là 1 triệu USD. Biết tin này, một chuyên gia về cờ ở Trung Quốc đã thuê phiên dịch viên tìm đến tận nhà ông ở Bắc Ninh, đề nghị trả 1 triệu USD để mua lại bản quyền và nói rằng sẵn sàng trả hơn nếu có người khác trả nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Bẩy không chấp nhận bởi điều kiện của chuyên gia người Trung Quốc đưa ra là phải thay các dấu chấm tròn trên mặt quân cờ bằng các chữ: nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, cửu. Đồng thời, phải thay tên “cờ toán VN” bằng cờ toán quốc tế. “Tôi không muốn để người ta thay tên gọi vì khi sáng tạo món cờ này, điều thôi thúc tôi là phải sáng tạo ra một thứ cờ của VN, mang nguồn gốc VN. Tôi cũng không bán bởi họ mua nó với ý định thương mại hóa. Nếu họ mua để phổ biến thì tốt, còn ngược lại tôi cũng chẳng cần. Bao năm nay tôi vẫn sống bằng nghề nặn tượng và vẫn đủ sống” - ông Bẩy bộc lộ quan điểm. Ông nói thêm: “Cái mà tôi cần bây giờ là bằng cách nào, phương tiện ra sao để phổ biến cho nhiều người chơi cờ toán một cách hiệu quả, để tôi khỏi tốn tiền photo các bài hướng dẫn”. Chuyện là, từ khi món cờ toán của ông được công khai thì mỗi ngày có hàng chục, hàng trăm người ở quanh TP Bắc Ninh và khắp các tỉnh trong cả nước gửi thư, gọi điện cho ông xin được gửi bản photo hướng dẫn cách chơi, luật chơi cờ toán. Ông đã tốn cả bạc triệu để gửi các hướng dẫn cho người hâm mộ nhưng vẫn không xuể. Mới đây, Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh có kế hoạch trình Bộ GD-ĐT đưa món cờ toán của ông vào thành môn học cho học sinh ở Bắc Ninh. Trong tháng bảy này, UBND tỉnh Bắc Ninh dự định mở một hội thảo về cờ toán của ông Vũ Bẩy. Các chuyên gia của Ủy ban Thể dục thế thao VN cũng đã gặp ông và hứa sẽ phát triển môn cờ toán ra cả nước. Ván cờ và triết lý xã hội “Người Việt từ xưa đến nay vẫn chơi cờ tướng. Nhưng cờ tướng là của người Trung Quốc. Rồi người ta chơi cờ vua. Cờ vua cũng là môn cờ du nhập. Chẳng lẽ chúng ta không có một loại cờ của riêng ta? Lúc đó tôi nghĩ có thể dùng các con số để tính toán cho một ván cờ được không? Thế là tôi bắt đầu bỏ thời gian để nghiên cứu về một thứ cờ gọi là cờ toán, để làm sao khi chơi cờ, người chơi phải vận dụng các kiến thức về toán học, đồng thời nó còn giúp khả năng toán học của người chơi được tốt lên” - ông Bẩy tâm sự. Nung nấu từ những năm 1970, đến tận những năm 1980 ông mới hoàn thành được luật chơi cờ toán. Từ vị trí xếp quân cho tới giá trị mỗi quân hay cách bắt quân... ông đều phải sửa đi sửa lại hàng chục lần. Theo ông, để đi một nước cờ toán thì phải vận dụng một trong bốn phép tính: cộng, trừ, nhân, chia. Do phải sử dụng cách chơi phối hợp cả bốn phép tính, nên tổng số nước đi của một ván cờ toán là lũy thừa của 87 (87^87). Trong khi đó, tổng số nước đi của cờ tướng chỉ là lũy thừa của 32, còn cờ vua là lũy thừa của 16). Lũy thừa của 87 là một con số mà “không biết bao nhiêu đời người mới có thể đi hết từng ấy nước đi” - ông khẳng định. Cờ toán vừa dân dã, vừa bác học là vì thế. Bàn cờ toán do Vũ Bẩy thiết kế, sáng tạo đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả sau 20 năm chờ đợi Ông Bẩy còn gửi vào cờ toán một triết lý nhân sinh: “Khi chơi cờ toán, nó không chỉ giúp người ta tính toán mà còn dạy cho người ta phải biết lẽ sống. Tính cách từng người sẽ được thể hiện qua ván cờ toán. Người tham lam thì chỉ thích cộng, thích nhân. Nhưng cứ nhân, cứ cộng mãi cũng thất bại (thua). Cái đó cũng giống như ở đời: lá lành phải biết đùm lá rách, phải biết chia sẻ cho người khác”. Đặc biệt, theo ông, cái này mới là độc đáo: quân số 0 (đứng yên một chỗ, không được di chuyển). Tất cả các quân còn lại 1-9 đều có nhiệm vụ công thủ ngang nhau và có một trách nhiệm chung là bảo vệ quân số 0. Trong cờ vua và cờ tướng, khi mất vua hoặc tướng là bị thua. Tuy nhiên, cờ toán lại khác cờ tướng, cờ vua ở chỗ: quân số 0 là dân chứ không phải tướng hay vua, và khi để dân bị đối phương bắt, người chơi sẽ bị thua tuyệt đối.1 like
-
>> Bài này có thể kiểm chứng tính hợp lý bởi các chuyên gia về lý hoc, với thuyêt Âm - Dương ngũ hành.+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ http://nguyentandung...e-viet-nam.html Tiến sĩ Alan Phan nói về hai ngành tương lai của kinh tế Việt Nam Thứ sáu, 07/06/2013, 12:46 (GMT+7) Ban biên tập xin giới thiệu với bạn đọc tham khảo một góc nhìn về tương lai của kinh tế Việt Nam. Tiến sĩ Alan Phan cho rằng hai ngành cần phát triển mạnh ở Việt Nam trong tương lai đó là “Công nghệ thông tin và nông nghiệp”. Vì sao Tiến sĩ này lại nói vậy? mời các bạn xem phân tích của vị Tiến sĩ này sau đây. >> Thực hư Nhaccuatui lừa người dùng cài mã độc Trung Quốc >> Steve Jobs của Trung Quốc: Tài năng hay kẻ "chém gió"?“ Bây giờ có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp” – Tiến sĩ Alan Phan – doanh nhân có hơn 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, hiện được biết tới nhiều trong nước với tư cách một chuyên gia kinh tế, chia sẻ quan điểm về định hướng phát triển kinh tế Việt Nam. Tiến sĩ Alan Phan Dồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ Tại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào. Ngành IT là tương lai của kinh tế Việt Nam Cái thứ hai của IT là việc học không tuỳ thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc. Một câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết. Tôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. (Đoạn này Bác này phát biểu hơi cảm tính, nhỡ là tin tặc cuả Trung quốc dùng địa chỉ IP của Việt nam để hacked thì sao, vì mình vốn quản lý mạng kém...). Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng. Nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin của Việt Nam rất lớn Đó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới. Quan trọng là biết nắm bắt cơ hội Cái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc. Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh. Trồng rau trong nhà lưới khu NNCNC TPHCM Công nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu … thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao. Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải xem các cây được nuôi cấy mô tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM. Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù “ông chủ” cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy. Trồng rau sạch trong nhà kính tại Israel. Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước… Một góc Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được. Tiến sĩ Alan Phan (Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)1 like
-
hì.. con rảnh rỗi sinh nông nổi mà Bác Thiên Sứ Mong ngày Bác ra Hà Nội lắm ạ.1 like
-
Cha đẻ ATM- ông là ai ? Chắc bạn cũng thấy rằng ATM (Automated Teller Machine - máy giao dịch tự động) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam? Vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào có ATM, người dùng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần đến Ngân hàng. Nhưng có khi nào đó giao dịch trên ATM bạn băn khoăn rằng ATM có từ bao giờ không? Để phần nào giải đáp những băn khoăn này, chúng tôi xin góp với các bạn vài câu chuyện lượm lặt trên Internet về việc ATM đã ra đời như thế nào. Giải mã ẩn số “Tôi không tin” – đó là câu trả lời của đa số mọi người khi được hỏi “Bạn có tin cha đẻ ATM là người Việt Nam không?”. Ai cũng nghĩ đó có thể là người Anh, người Pháp, người Mỹ hay một người nước nào đó nhưng không ai nghĩ đó là người Việt Nam. Sự thật là phát minh đó mang tên một người Việt Nam – Ông Đỗ Đức Cường. Cảm nhận đầu tiên khi được nói chuyện với ông là gần gũi, nhiệt tình và thông thái. Ông luôn trân trọng khi nói chuyện với bất kỳ ai, từ một người nông dân, anh xe ôm đến người tri thức. Bạn có thể nhìn thấy ông say sưa giải thích về các phát minh với một người tri thức mặc com lê, và bạn cũng có thể nhìn thấy một sự say sưa tương tự khi ông nói chuyện với một người nông dân chân đất. Thích làm việc ở chân cầu thang để được gặp gỡ mọi người. Trong ví lúc nào cũng có hàng chục thẻ ATM. Là tác giả của trên 50 phát minh và sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Hoa Kỳ, là Đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc. Trở về Việt Nam năm 2003, hiện ông là cố vấn cao cấp cho ngân hàng Đông Á. Chết đói và may mắn của số phận Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Đức Phổ, Quảng Ngãi. Những năm tuổi thơ nghèo khó. Các anh chị em lần lượt chết vì đói. 6 tuổi ông cũng đã chết hụt một lần và sống lại ngay kề miệng huyệt. Sau này ông luôn tự nhủ: “Phải làm giàu, không chỉ bản thân mình giàu có mà mọi người cũng phải giàu có, vì khi mình nghèo thấy số phận hẩm hiu quá!” Có lẽ đó chính là một dấu ấn góp phần tạo nên ý trí vươn lên mạnh mẽ của ông. Từ sinh viên Y khoa thành cha đẻ ATM Khởi đầu sự nghiệp học hành tại trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Sau đó chuyển sang học ngành Kỹ cơ khí tại Đại học Phú Thọ (Đại học tổng hợp). 1963, trong kỳ kiểm tra của một phái đoàn của Nhật nghiên cứu về trí thông minh người Việt Nam ông là người có chỉ số thông minh cao nhất. Ông được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka. Ông vừa đi học vừa làm thêm tại công ty Toshiba. Một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến Mỹ. Gặp Giám đốc ngân hàng Citibank (Mỹ) trong một buổi ca nhạc do ông tổ chức. Ngay lúc đó ông nhận được một lời mời đến Citibank cùng đề nghị: “Dùng kĩ thuật để kiếm cho ngân hàng 1 tỉ khách hàng”. Ông đưa ra 20 câu hỏi buộc ông chủ của Citibank phải thừa nhận 20 cái sai của ngân hàng và từ chối lời mời làm việc. Sự nhiệt tình, thẳng thắn cùng lời cam kết sẽ ủng hộ ông “lội ngược dòng” của Tổng giám đốc đã thuyết phục ông gia nhập Citibank. Mục tiêu của ông là “bình dân hoá dịch vụ ngân hàng”.Trong thời gian này, ông đồng phát minh ra máy ATM. Đó chính là một bước tiến lớn của nhân loại trong lĩnh vực ngân hàng. Trở về Việt Nam Tháng 6/2003 trở về Việt Nam sau 40 năm để tham gia phiên họp đầu tiên về WTO ở Việt Nam, trợ giúp Seagames 22 và giúp WB làm bản báo cáo về viễn cảnh tốt đẹp của Việt Nam. Người đầu tiên tìm gặp lại là mẹ. Nỗi buồn sau 40 năm gặp lại mẹ lâm bệnh nặng. Chợt thấy mọi thứ trở nên vô nghĩa, ông biết rằng “Mẹ chỉ có một trên đời”. Từ bỏ mức lương cả triệu USD/năm, chấp nhận mất hết cổ phiếu chưa đáo hạn, ông rời Mỹ về Việt Nam để chăm sóc mẹ. Lời khuyên cho ngành ngân hàng Việt Nam Trở về Việt Nam cùng mong muốn góp công sức cho việc phát triển ngành ngân hàng, đưa ngân hàng đến từng người dân. Ông đã nhận lời làm tư vấn cho nhiều ngân hàng Việt Nam. Theo ông “ngân hàng Việt Nam nói chung có rất nhiều khiếm khuyết: không minh bạch và khó khăn về vốn và nguồn nhân lực”. Tuy vậy theo đánh giá của ông thì chúng ta cũng có nhiều lợi thế “người Việt, đất Việt, ngân hàng Việt. 83 triệu dân, 47 ngân hàng, 5 triệu tài khoản, 2,5 triệu thẻ”. Ông Đỗ Đức Cường đã tư vấn và đưa ra 4 lời khuyên cho dịch vụ ngân hàng: 1. Quần chúng hoá dịch vụ ngân hàng, biến ngân hàng thành dịch vụ của cả xã hội chứ không chỉ là câu lạc bộ của người giàu. 2. Bình dân hoá dịch vụ để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng. 3. Chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ. Để phục vụ tốt thì lúc nào cũng phải mỉm cười và coi người sử dụng dịch vụ là người tiêu dùng. 4. Hiện đại hoá đi từ dân dụng đến chuyên dụng. Đừng cạnh tranh kỹ thuật mà phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng. Khi được hỏi cái gì là khởi đầu cho những phát minh của ông, ông Cường trả lời: “Lúc nào tôi cũng nghĩ rằng khởi đầu của mọi tìm tòi khám phá của mình đều xuất phát từ cuộc sống. Cuộc sống khó khăn quá, cần cải thiện nó tốt hơn. Tôi tìm ra nguyên lý sống của mình là đừng xa xôi mà hãy nhìn, hãy yêu, hãy chăm sóc cuộc sống trước mắt cho thật tốt cái đã. Như thế tự nhiên thành công sẽ đến với mình”. Câu chuyện về ông Đỗ Đức Cường là câu chuyện về một con người chân chất, mộc mạc, gần gũi như chính mong muốn của ông: “Để cô bán cà phê, anh lái xe ôm cũng có thể giao dịch với ngân hàng”.1 like
-
TL dùng Google Chrome thấy bình thường, ko có vấn đề chi hết !!!1 like
-
Đã xem nhưng chỉ có vài emotions mới chưa nhiều cần cần lắm! và nhiều hình ảnh phong phú lắm!1 like
-
1 like
-
Mấy hình ảnh trong bài của anh PhucTuan thì đúng là rất giống với Hệ Mặt Trời: Liên kết tài liệu ảnh động flash về sự chuyển động của Hệ Mặt Trời-Link Ghi chú: -Sau khi mở tài liệu trên thì có thể dùng Chuột trái để thực hiện các lệnh. -Đặt Chuột vào nền Hệ Mặt Trời, nhấn giữ Chuột trái sau rồi: +di chuyển toàn bộ chuột theo chiều ngang để phóng to hay thu nhỏ Hệ Mặt Trời. +di chuyển toàn bộ chuột theo chiều dọc để lật Hệ Mặt Trời sấp ngửa. -Có 4 nút lênh: +Kích nút chỉ bên trái để xem Hệ Mặt Trời chạy ngược. +Kích nút vuông để dừng sự chuyển động của Hệ Mặt Trời. +Kích nút chỉ bên phải để xem Hệ Măt Trời chạy xuôi. +Kích nút dấu thập để hiển thị tên các Hành Tinh.1 like
-
Bằng chứng về lục địa Atlantis "Có thể chúng tôi đã tìm ra bằng chứng chứng minh sự tồn tại của một nền văn minh truyền thuyết và huyền bí: Atlantis" Đó là lời nói của giáo sư Winwood, nhà nghiên cứu người Anh, người đã công bố rằng ông đã khai quật được một chiếc huy chương tại một địa điểm khảo cổ không được công bố ở Ai Cập. Chiếc huy chương này có kích cỡ như một chiếc la bàn. Giáo sư tin rằng nó có thể chứng minh cho sự tồn tại của một nền văn minh huyền bí Atlantis. Giáo sư rất dè dặt và không đưa ra nhiềù chi tiết và sẽ không công bố những bằng chứng đầy đủ và địa điểm nơi mà ông đã tìm thấy chiếc huy chương, bởi vì giáo sư tin rằng chính phủ Ai Cập sẽ yêu cầu ông trả lại di sản đó ngay lập tức. Khi nhìn vào ảnh chúng ta nghĩ phần trên của chiếc huy chương trông như "vòm thủy tinh", giáo sư đã kết luận rằnǵ chắc chắn đó không phải là thủy tinh, nó được làm từ một loại tinh thể rắn nào đó. Trên vành của chiếc huy chương, xung quanh chiếc vòm "kính" là 8 kí hiệu riêng biệt. Giáo sư Winwood nói rằng chúng không thuộc về bất kì một nền văn minh nào mà chúng ta từng biết. Ông là một người chuyên nghiên cứu về cổ tự học và ông kết luận rằng những kí tự này còn có trước cả chữ Vedic cổ nhất (Kinh Vệ Đà): hình cây, hình đinh ba được phát hiện trên một mảnh gốm ở Harappa, Pakistan, vào năm 1999, có niên đại hơn 5500 năm. Bởi vì chiếc huy chương này được trang trí bởi những chữ thập nổi trên những đường kẻ xoắn ốc bằng vàng bên phía trong chiếc huy chương, nên ban đầu giáo sư Winwood nghĩ rằng nó thuộc về thời kì sớm của đạo Cơ Đốc. Tuy nhiên khi nghiên cứu sâu hơn, ông nhận thấy rằng chiếc huy chương này chứa đựng nhiều điều hơn là một thông điệp. Ông nói:"Hiển nhiên là nó liên quan đến thiên đường ở trên cao, nhưng không phải bằng con đường tôn giáo". Tôi tin chắc rằng những kí hiệu này liên quan đến sự vận động của những thiên thể. Có rất nhiều những nên văn minh cổ đại đã sử dụng dấu thập như là một kí hiệu để chỉ mặt trời. Giáo sư Winwood nghĩ rằng khả năng chữ thập màu xanh da trời ở trung tâm, trong nền lõm, ở giữa trung tâm có một viên đá quí trông như đá sapphire mô tả hệ mặt trời của chúng ta. Có một số hành tinh mất tích, giáo sư kết luận rằng nó giống một bản đồ thiên thể mô tả một kiểu Galactic alignment (hệ mặt trời của chúng ta lại chuyển dịch đến vị trí cắt ngang Dãi Ngân Hà (Milky way galaxy), nghĩa là nằm cùng một mặt phẳng với dãi Ngân Hà). Ông nói:" Nếu nhìn kĩ vào viên đá màu xanh, bạn có thể thấy rằng hình dạng của nó giống như một kim tự tháp Ai Cập. Có nhiều mũi tên tại mỗi điểm hình chữ thập, chia vòng tròn thành 4 phần. Giáo sư Winwood tin rằng niên đại của chiếc huy chương phải hơn 13,000 năm. Giáo sư phát hiện ra nó bên trong một chiếc hộp đen granite bịt kín. Giáo sư nói rằng ông vẫn chưa biết được hợp kim của chiếc huy chương là loại gì. Niên đại carbon của những vật liệu tìm thấy cùng chiếc huy chương này rơi vào khoảng 11,000 đến 11,500 TCN. Tại địa điểm khai quật giáo sư có tìm thấy kí tự khác, giáo sư cho rằng chiếc huy chương có thể liên quan đến niên đại của Atlantis. Nhà triết học cổ đại Plato cũng đã viết nhiều đến Atlantis trong ghi chép của mình. Niên đại của chiếc huy chương cùng niên đại với thời gian lục địa Atlantis được cho là tồn tại. Giáo sư tin rằng những thông điệp bên trong chiếc huy chương là một lời cảnh báo có liên quan đến sự kết thúc của một chu ky củà thiên hà. Những chữ thập nổi trên những sợi dây vàng là biểu tượng cho các ngôi sao chuyển động theò một quỹ đạo xoắn ốc quay xung quanh một ngôi sao khổng lồ màu xanh (Sirius?) Có thể nhận thấy một điều rằng, chúng chuyển động theo chiều kim đồng hồ. Trong trường hợp nàỳ có vẻ như ngôi sao thứ 2 tính từ ngôi sao trung tâm và ngôi sao thứ 7 ở trên đỉnh của dấu thập có mang một trường năng lượng. Nếu 1 trong số những ngôi sao này biểu trưng cho mặt trời, thì thông điệp của chiếc huy chương này đang cảnh báo cho chúng ta về cái gì đó đang ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta và toàn bộ hệ mặt trời trong một tương lai không xa. Giáo sư Winwood nói rằng trong chiếc huy chương và mặt sau của nó cũng có kí hiệu và chữ mà giáo sư tin rằng nó như là một hệ thống lịch. Đây là ví dụ: Giáo sư Winwood chắc chắn rằng những biểu tượng và chữ khắc đằng sau chiếc huy chương sẽ hé mở đầy đủ những bí mật của nó. Tuy nhiên nó cũng không làm giáo sư ngạc nhiên nếu sự kết thúc của chu kỳ của chiếc huy chương này trùng khớp với sự kết thúc lịch của người Maya vào ngày 22 tháng 12 năm 2012. Sau đó sẽ có sự chuyển đổi của một số loại. Tôi chắc chắn rằng bí mật của chiếc huy chương sẽ sớm được phơi bày. Mặt sau của chiếc huy chương được chia thành 3 dải và mỗi dải có 12 phần. Tôi cảm thấy nó liên quan đến một loại hệ thống lịch nào đó. Tôi tin rằng có 12 nhóm người đã rời khỏi Atlantis trước khi nó bị hủy diệt, với ý định sẽ truyền bá những hiểu biết của họ ra khắp thế giới. Có thể đó là lí do tại sao họ lại đến nhiều nơi khác nhau như vậy, để đảm bảo rằng những kiến thức của họ được bảo tồn. Tôi tin rằng khi mở được phần vòm của chiếc huy chương, chúng ta sẽ kích hoạt được một loại công nghệ ẩn chứa bên trong. Giáo sư Winwood tin rằng hệ thống các ngôi sao trong chiếc huy chương có bao gồm mặt trời của chúng ta. Có rất nhiều tranh luận trong vài năm gần đây về trên thực tế một số nhà nghiên cứu tin rằng hệ mặt trời đang trong một quá trình đi vào một vùng đặc biệt gọi là Photon Band (Photon Belt). Nó được đề xuất rằng đây là một vành đai của ánh sáng photon tăng cường, xuất phát từ trung tâm dải ngân hà của chúng ta. Liệu nó có phải là cái dải vàng phía dưới chiếc vòm của chiếc huy chương không? 2 lần trong 1 chu kì 26,000 năm hệ mặt trời của chúng ta sẽ chuyển qua vành đai ánh sáng này, mỗi lần quá trình này mất khoảng 2000 năm. Tần số của ánh sáng này sẽ tạo nên một sự đảo cực của hành tinh vì thế tất cả những thiết bị điện sẽ ngừng hoạt động, và thậm chí nó còn ảnh hưởng đến chức năng não của chúng ta. Làm sao để hiểu được chiếc huy chương này, tôi cũng không biết rõ, nhưng tôi nghĩ rằng nó sẽ ra vào ngày 22 tháng 12 năm 2012 khi kết thúc bộ lịch của người Maya. Giáo sư Winwood tin rằng viên đá hình kim tự tháp bên trong dải vàng có thể chứa đựng rất nhiều thông tin. Nó không khác mấy so với cách lưu trữ thông tin như là lưu trữ trong micro chip ngày này. Giáo sư nói viên đá đó có khả năng giữ được điện tích. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng có một trường điện từ xung quanh chiếc huy chương này. Nếu nhìn qua cái lỗ phía sau chiếc huy chương, bạn có thể nhìn thấy cái đường kẻ của khối kim tự tháp. Giáo sư Winwood hi vọng rằng sẽ sử dụng một loại mạch điện nào đó có thể kích hoạt được chiếc huy chương này và có thể mở được nó. Trong khoảng thời gian này ̀ các nhà nghiên cứu khác cũng đã công bố họ tìm được những chiếc huy chương khác ở Châu Âu, Nam Mỹ, Trung Quốc. Họ không công bố cho công chúng với cái mà họ đã tìm được bởi vì họ đang nghiên cứu và đang cố gắng giải mã những biểu tượng và đoạn văn phức tạp ở mặt trên và sau chiếc huy chương. Không ai trong số họ mở được phần mái vòm. Giáo sư đang cố gắng tìm cách để mở phần vòm của chiếc huy chương đó. Có một khớp nối ở phía trên chiếc huy chương, vậy thì chắc nó phải mở được. Đơn giản là phải có sự kiên nhẫn. Cái nút ở dưới chiếc huy chương có vẻ không phải là cái chốt để mở. Vì̀ giáo sư Winwood đã công bố chiếc huy chương nên các nhà nghiên cứu khác đã quyết định cùng nhau nghiên cứu về vấn đề này để có thể giải mã được đầy đủ ý nghĩa của chiếc huy chương này. Giáo sư Winwood tin rằng tất cả có 12 chiếc huy chương nằm rải rác trên khắp thế giới. Ông khẳng định rằng tất cả chúng đều có nguồn gốc từ Atlantis. Giáo sư tin rằng khi mà chúng ta giải mã đầy đủ những bí mật của chiếc huy chương này, chúng sẽ nói cho chúng ta biết khi mà thiên hà thẳng hàng với các ngôi sao sẽ gây nên sự chuyển biến của hành tinh xảy ra hơn 13,000 năm trước. Khi đó các nhóm người Atlantis đã di cư ra khắp thế giới để chạy trốn khỏi sự phá hủy vô cùng lớn đối với lục địa của họ. PhucTuan thấy rằng chiếc huy chương này cứ như một chiếc la kinh vậy :( Cũng có 4 trục chính, vòng tròn chia đều thành 8 ô cứ như 8 quẻ vậy. Nếu đúng là nó đến từ lục địa Atlantis thì phải gọi cái này là chiếc siêu la kinh mới đúng :mellow: Nó định vị cả thiên hà mà sử dụng nguồn năng lượng chưa từng được biết đến. Nếu các nhà khoa học mà khám phá được bí mật của nó thì không biết điều gì sẽ xảy ra?1 like
-
Ok. Không sao đâu, vì sau Hội thảo, tất cả các bài tham luận sẽ công khai phổ biến trên diễn đàn. Các chi tiết về hội thảo sẽ quay phim, chụp ảnh và đưa lên đây. Những anh chị em ở xa tham gia qua mạng vậy.1 like
-
1 like
-
1 like
-
Tôi nghĩ khi viết đoạn này anh Anmay đã nhầm lẫn. Tôi chưa bao giờ cực đoạn mà chỉ nhân danh khoa học. Nếu những luận cứ phản biện đủ sắc sảo, hợp lý thì tôi chấp nhận sai.Tuy nhiên - xin được thành thật mà nói rằng: Các lập luận phản biện tôi chưa hề có luận cứ và bằng chứng thuyết phục. Ngược lại, tôi đã chỉ rõ sự mâu thuẫn và tính bất hợp lý trong lịch sử hình thành Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành trong văn minh Hán. Không đủ khả năng phản biện vì thiếu tính thuyết phục , tất người ta không thể nghe thì đổ thừa là cực đoạn..vv...Điều này cũng giống như trước đây đổ thừa tôi độc tài, xóa bài, bịt miệng...vv...Nhưng chân lý đâu chỉ thể hiện ở một cái blog hoặc website. Tôi thành thật khuyên những ai có ý định phản biện tôi với tinh thần khách quan, khoa học thật sự, hãy suy ngẫm thật kỹ đã. Bởi vì khi tôi minh chứng Việt Sử, tôi đã suy ngẫm rất kỹ, lật đi lật lại v/d, khi nhận thấy tính hợp lý toàn diện , lúc ấy mới công bố. Bởi vậy, nếu chứng minh Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt sử với gần 5000 văn hiến là một việc vô cùng khó khăn. Đó không phải việc trả giá mua hàng, hoặc vĩ mô hơn như giải quyết một vấn nạn xã hội. Mà điều này - nếu đúng - thì thay đổi tư duy của cả nhân loại. Khó lắm! Nhưng phản biện Thiên Sứ còn khó hơn nhiều. Tôi thành thật mà nói điều này, không hề có ý ngạo mạn. Vừa rồi anh Minh Xuân có ý đề nghị anh thể hiện quan điểm chính trị, tôi không tán thành điều này. Nhưng anh Anmay lưu ý rằng: Một quan điểm chính trị của một chính khách khôn ngoan và thông minh của một dân tộc nào đó, sẽ không phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc đó. Nhưng việc chứng minh cho một giá trị truyền thống văn hóa sử, khác xa việc thể hiện một quan điểm chính trị ủng hộ giá trị truyền thống văn hóa sử. Anh Anmay và những người đồng quan điểm với anh hãy suy ngẫm.1 like
-
Chị laviedt đã sâu sắc khi trao đổi đièu này với Anh Thiên Sứ ! nhưng đôi lúc ta thấy rằng không dễ ai cũng nhận thức được phải thực Thiện Tâm trong hoàn cảnh khó mà hy sinh cho cái khó hơn để được nhận cái Lộc trời cho sắp tới. Vì điều này mà Anh Thiên Sứ đã phải lộ Thiên Cơ để mong người ta NGỘ mà nhận Duyên lành.1 like
-
Chào Thân ái
Huy Cuong27 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mùng 7 / 4 là đúng rùi. Hôm nay mùng 8. S/p viết hôm qua, Thiên Sứ1 like