• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 15/05/2014 in Bài viết

  1. Toàn văn bài báo trên báo in "Người Đưa Tin" số ra hôm qua. Tôi trả lời hơi dài hơn thế này. Nhưng có lẽ khuôn khổ bài báo có hạn, nên chỉ diễn đạt đủ ý.
    3 likes
  2. 1 like
  3. Còn có cách phòng và chống bệnh đó rất hay là Chè Xanh. Dùng chè xanh (Tùy theo nhu cầu, nhưng vừa đủ đặc) rửa sạch, vò ra cho vào ấm hoặc nồi xoong đun sôi lên (đun kỹ một chút) chờ cho chè xanh thôi ra. Pha với nước lã đủ nhiệt độ để tắm cho bé khoảng 1 tuần là khỏi nếu phát hiện sớm (chân, tay, miệng mỗi nơi có vài nốt) thì sẽ khỏi. Nếu nặng hơn thì cứ thế dụng lâu hơn. Chúc may mắn!
    1 like
  4. Vợ chồng này sinh luôn con đầu năm 2015 Ất Mùi, con út năm 2022 Nhâm Dần thì rất tốt
    1 like
  5. Bác Lãn Miên rất thân mến. Tôi nghĩ phương pháp chứng minh của bác cần bổ sung thêm những luận cứ qua vấn đề như sau: Do không ít những học "giả" Việt cho rằng các từ Hán Việt của Việt Nam có xuất xứ Tàu. Thật ra đây là một cái nhìn thiển cận vì tính hình thức của hiện tượng. Bản chất của vấn đề hoàn toàn không như vậy. Điều này thể hiện chính ở cách phát âm cùng một từ Hán Việt theo tiếng Việt và tiếng Tàu hoàn toàn khác nhau. Thí dụ như số đếm của Tàu phát âm như sau: 1/ Tiếng Hán Việt: Nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát. 2/ Tiếng Tàu: Y, Ơ, San, Sư, Ủ, Lưu, Tơ, Ba. Rõ ràng chúng khác hẳn nhau. Trên 30. 000 từ Hán Việt mà nhà nghiên cứu Lê Gia tổng kết có thể nói hầu hết cách phát âm khác nhau, thậm chí có nhiều từ gần như không có mối liên hệ gần gũi. Bởi vậy, theo thiển ý của tôi, bác nên thêm cách phát âm của người Tàu - nhất là Tàu Bê Canh - cho tiếng Hán Việt. Nếu có thể được bác cho hàng loạt từ đồng âm khác nghĩa của Tàu. Từ đó sẽ thấy rõ hơn sự nghèo nàn về ngôn ngữ Tàu so với ngôn ngữ cao cấp nhất hiện nay là ngôn ngữ Việt.
    1 like
  6. Chính xác là hôm Chủ Nhật. Nhưng không sao cả. Mọi việc rồi đâu vào đấy.Trong "Binh Thư yếu lược" của Đức Thánh Trần nói rồi.
    1 like
  7. "nghe bảo" là thế nào? Ai nói ko có căn cứ thì không cần phải tin,2 tuổi này tương quan tốt đấy, chỉ cần sinh con vào năm tốt hợp cha và mẹ là viễn mãn. Bính Thân 2016, Mậu Tuất 2018, Kỷ Hợi 2019 là các năm rất tốt, nên thu xếp sinh con đầu lòng và con út trong các năm này! Thân mến.
    1 like
  8. Năm tốt nhất để anh chị sinh con và có cách cuộc tuổi tốt trong nhà là Nhâm Dần 2022, tuy nhiên lúc đấy thì xa quá rồi, gần hơn chỉ có năm Ất Mùi 2015 sang năm là ổn để sinh con. Thân mến.
    1 like
  9. Về mặt luật pháp thì phá hoại là phạm luật. Trong điều kiện hiện nay cần cảnh giác.
    1 like
  10. Bắt giữ 191 đối tượng gây rối, kích động ở Bình Dương 14/05/2014 15:30 (TNO) Chiều 14.5, Công an tỉnh Bình Dương cho biết công an đã bắt giữ 191 đối tượng gây rối, kích động, xúi giục công nhân đập phá nhà xưởng của doanh nghiệp. Hình ảnh về vụ đập phá, đốt nhà xưởng, tài sản của doanh nghiệp ở Bình Dương Theo báo cáo của công an, tính đến 3 giờ sáng ngày 14.5, có 460 công ty ở Bình Dương bị công nhân đập phá nhà xưởng, cửa kính, cổng… Trong đó, TX.Dĩ An có 183 công ty; TX.Thuận An có 140 công ty; TX.Bến Cát 7; TP.Thủ Dầu Một 10; TX.Tân Uyên 107 và huyện Bắc Tân Uyên 13. Có 15 công ty bị đốt phá nhà xưởng. Ghi nhận của PV có trên 10 xe ô tô bị đốt cháy. Báo cáo của Công an cho biết đã có một nhóm đông đối tượng xông vào tòa nhà trung tâm hành chính để gây rối, kích động, đập phá nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời. Một nhóm người khác thì đã xông vào trụ sở UBND phường Hòa Phú (TP.Thủ Dầu Một) để gây rối. Các lực lượng chức năng đã bắt giữ 191 đối tượng gây rối, kích động, nhiều nhất là ở TX,Thuận An với 120 nghi phạm bị bắt. Hiện công an cho biết đã kiểm soát được các địa bàn Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Bến Cát… Riêng địa bàn TX. Thuận An và Dĩ An vẫn còn nhiều tốp đối tượng quá khích lén lút đốt phá nhà xưởng, gây rối. Công an tỉnh Bình Dương đang phối hợp chặt chẽ với Công an TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh và Bộ Công an để trấn áp các đối tượng gây rối. Tin, ảnh: Đỗ Trường
    1 like
  11. Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "Việt Nam cần cứng rắn nếu Trung Quốc lấn tới" Thứ Sáu, 09/05/2014 - 06:42 (Dân trí) - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng khẳng định: "Việt Nam đủ sức mạnh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm" "Sự kiện HD981 đã được Trung Quốc chuẩn bị lâu dài" Ông nhận định như thế nào về hành động Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD – 981 vào vùng thềm lục địa Việt Nam và dùng hàng chục máy bay, tàu của nước này uy hiếp lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam? Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đặt tại tọa độ 15'29 độ vĩ bắc 111'12 độ kinh đông là nằm hoàn toàn trong vùng biển Hoàng Sa, trong phạm vi quản lý của chính quyền huyện Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng. Hành vi này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng DOC, UNCLOS 1982 và thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước về giải quyết các vấn đề trên biển. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động gây hấn, khiêu khích chúng ta. Nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tiến hành khoan dầu tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Hành động này theo tôi không chỉ nhằm mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên mà mang tính thăm dò nhiều hơn. Một khi Trung Quốc đã cắm giàn khoan xuống biển, thì sẽ có bước tiếp theo, tịnh tiến dần và hợp thức hóa việc chiếm đóng như một cột mốc mới của Trung Quốc. Sự việc lần này thể hiện sự tính toán, chuẩn bị lâu dài của phía Trung Quốc. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: "Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng" Máy bay, tàu Trung Quốc hung hãn đâm rách tàu kiểm ngư Việt Nam Nhiều chuyên gia nhận định, HD 981 đang được Trung Quốc sử dụng như một lãnh thổ quốc gia di động để từng bước thay đổi hiện trạng, từ đó siết chặt gọng kìm khống chế tại Biển Đông, ông nghĩ sao về điều này? Theo tôi, đó là một khả năng mà chúng ta không thể loại trừ. Với hành động này, rõ ràng Trung Quốc muốn thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông, tranh giành lợi ích sống còn của các nước trong khu vực về kinh tế, dầu khí. Đặc biệt, đây là một bước mới trong việc hiện thực hóa yêu sách vô lý đường lưỡi bò của Trung Quốc, trong tiến trình tham vọng trở thành bá chủ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua hành động này, Trung Quốc một lần nữa muốn ngầm khẳng định chủ quyền biển đảo mà nước này gọi là Tây Sa. Theo tôi, hành động của Trung Quốc còn tiến triển và không chỉ dừng lại ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa mà mở rộng ra cả khu vực đường lưỡi bò mà phía Trung Quốc tự nhận là của mình. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Hành động gây hấn liên tục tái diễn... Trong thời gian ông còn giữ cương vị là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, những hành động khiêu khích, gây hấn của phía Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông diễn ra như thế nào và ứng xử của chúng ta ra sao, thưa ông? Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động khiêu khích, gây hấn với phía Việt Nam mà nó đã diễn ra cả một quá trình, trong một thời gian dài. Trong thời gian tôi giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng từ năm 1998 đến khi hết nhiệm kỳ, Trung Quốc liên tục có những hành động như: cắt cáp thăm dò của tàu ta trên Biển Đông, bắt tàu cá, xua đuổi thậm chí bắn cháy tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam... Tuy nhiên, về phía ta, chúng ta luôn kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đàm phán hòa bình mà không dùng đến quân sự để giải quyết mâu thuẫn. Sử dụng các con đường ngoại giao, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, thực hiện đúng các cam kết, công ước, luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, những hành động gây hấn này chỉ yên lặng được một thời gian và sau đó lại tiếp tục tái diễn. Vậy theo ông, hành động khiêu khích này của Trung Quốc có ảnh hưởng và đe dọa như thế nào đến việc duy trì hòa bình cũng như ổn định trong khu vực? Việc đưa giàn khoan Hd 981 ra Biển Đông theo tôi chính là hành động thăm dò để từ đó thực hiện ý đồ bành trướng của Trung Quốc. Động thái này chắc chắn sẽ gây ra sự bất ổn trong khu vực, ảnh hưởng và đe dọa xấu đến nhiều nước, nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tôi tin rằng, hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ gây ra làn sóng phẫn nộ, lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì thực hiện tham vọng bá chủ biển Đông của mình. Việt Nam đủ sức mạnh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Xét về chính sách đối ngoại, cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả cho những hành động khiêu khích ở Biển Đông này là gì, thưa ông? Hành động của Trung Quốc vi phạm trắng trợn về cách ứng xử các các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã đặt bút ký, điều này cũng trái với tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà chính Trung Quốc đã tham gia. Việc làm này làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc cũng thể hiện sự bất chấp, ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế. Dư luận cho rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam còn là một sự thách thức đối với “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông” mà tất cả các nước thành viên đã cam kết hồi cuối năm 2012. Chắc chắn với cách hành xử này, Trung Quốc sẽ khó có được sự tin cậy trong vấn đề ngoại giao giữa các nước láng giềng và trong khu vực. Hình ảnh về một quốc gia thân thiện, yêu chuộng hòa bình mà Trung Quốc vẫn tự khẳng định cũng sẽ vì đó mà lung lay. Trước những hành động ngang nhiên và thách thức của Trung Quốc tại Biển Đông, theo ông Việt Nam cần có những động thái như thế nào để giữ vững biên cương Tổ quốc? Từ trước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tuy nhiên, sự việc tới lúc này là cực kỳ nghiêm trọng, không những Trung Quốc đã đặt giàn khoan mà còn đưa cả lực lượng hải quân áp sát bờ biển của chúng ta, nếu Việt Nam không có những hành động quyết liệt hơn nữa thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Nếu Trung Quốc vẫn cố tình vi phạm các công ước quốc tế, xâm phạm lãnh thổ trái phép, Việt Nam cần phải thể hiện thái độ cứng rắn, kiên quyết và mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta cần đưa vụ việc ra Liên Hợp Quốc, tòa án quốc tế. Đồng thời Việt Nam cần có những động thái ở cấp cao hơn, tương đương với Trung Quốc, đó là Chính phủ Việt Nam. Các hành động này có thể qua nhiều kênh khác nhau như đường dây nóng, công hàm trực tiếp đến Bắc Kinh. Đặc biệt, chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Phải làm sao để nhân dân thế giới hiểu rõ quan điểm của Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng vấn đề chủ quyền, thực hiện đúng các công ước quốc tế. Dù Việt Nam có yếu hơn các nước trong khu vực và Trung Quốc nhưng bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đều sẵn sàng huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Mà cụ thể theo tôi ở đây, là huy động sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, quốc phòng, an ninh, kinh tế, ngoại giao… Trước mắt, chúng ta cần tăng cường sức mạnh biển đảo, hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên biển bằng các lực lượng của Hải quân, Kiểm ngư, Cảnh sát biển; tăng cường hoạt động của dân quân tự vệ trên biển và tăng cường sức mạnh chiến đấu của các đảo trên biển. Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng. Không ai có quyền xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Và tôi tin chắc rằng, Việt Nam chúng ta đủ sức để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Hà Trang ========================= Từ lâu, Lão Gàn đã phát biểu rằng: Đụng tới Việt Nam Trung Quốc "mất cả chì lẫn chài". Nếu chỉ mình Lão Gàn nói thì mọi người có thể không tin. Nhưng sau này, chính Thủ Tướng Singapo cũng xác định: "Chiếm được biển Đông, Trung Quốc mất cả thế giới". Nhưng liệu người Trung Quốc có chiếm được biển Đông hay không, hay "mất cả chỉ lẫn chài?". Người Trung Quốc tưởng rằng đem giàn khoan vào biển Đông của Việt Nam là bất ngờ lắm sao? Quên nhanh đi nhá. Các người định làm gì, người Việt biết hết. Những tinh hoa của nền văn hiến Việt, do ông cha để lại đã chứng tỏ điều này. Hãy xem đây: Trích "Binh thư yếu lược" của Đức Trần Hưng Đạo. Người Việt vốn yêu chuộng hòa bình. Nhưng đụng tới Việt Nam thật là điều ngu xuẩn.
    1 like
  12. Nga lên kế hoạch "chiếm" Mặt Trăng Thứ Sáu, 09/05/2014 09:46 (NLĐO) – Tờ Russian Izvestia của Nga hôm 8-5 đưa tin Moscow đang soạn thảo chương trình "chiếm" Mặt Trăng và chuẩn bị cho các cuộc thám hiểm đầu tiên để xây dựng căn cứ vĩnh viễn ttại đây vào năm 2030. Báo cáo của Viện Khoa học Nga cho biết: “Mặt Trăng là đối tượng thăm dò không gian của nền văn minh Trái Đất trong tương lai cùng các nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh về chính trị ở thế kỷ 21”. Hình minh họa Chương trình của Nga sẽ xây dựng cơ sở trên Mặt Trăng có người ở và sắp đưa vào giai đoạn thử nghiệm, cho phép khai thác khoáng sản trên vùng đất được coi là vệ tinh tự nhiên giàu tiềm năng kể trên. Dự án kêu gọi phát triển một loạt công nghệ không gian nhằm giúp Moscow khai phá Mặt Trăng một cách độc lập, không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Đây có thể coi là một hành động khá táo bạo bởi đề xuất trước đó cho kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng là tập trung vào các mối quan hệ hợp tác quốc tế vì không quốc gia nào đủ khả năng và nguồn lực để hành động một mình. Nga sẽ lập dự án bao gồm 3 hoặc 4 giai đoạn trong vòng 16 năm tới. Giai đoạn đầu kéo dài từ 2016 đến 2025, tập trung vào xác định thành phần vật chất và hóa học ở cực Nam Mặt Trăng. Giai đoạn kế tiếp dự kiến thực hiện từ năm 2028 đến 2030. Kể từ năm 2030 tới 2040 sẽ có con người tới định cư để tìm hiểu cặn kẽ hơn. Theo tờ Izvestia, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn của Nga khoảng 800 triệu USD. Những chương trình thám hiểm Mặt Trăng trước đây được thực hiện dưới thời Liên bang Xô Viết năm 1959. Sau đó 10 năm, Mỹ là quốc gia tiếp theo có phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng, phát hiện ra vật liệu aluminum, sắt, titanium và các khoáng vật quý hiếm khác. P.Nghĩa (Theo RIA Novosti) ==================== Lão Gàn còn nhớ: Trong cuộc chạy đua lên mặt trăng vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc ấy, hai bên Xô Mỹ chưa biết ai sẽ là nước đưa người lên mặt Trăng trước. Theo luật quốc tế: Vùng đất chưa có sở hữu chủ, nếu người nước nào phát hiện ra đầu tiên thì thuộc về quốc gia đó. Bởi vậy, hai nước Xô Mỹ đã ký một hiệp ước xác định mặt Trăng là tài sản chung của nhân loại. Bởi vậy sau đó Hoa Kỳ đưa người lên mặt Trăng đầu tiên vào năm 1968 thì mặt trăng vẫn là tài sản chung của nhân loại. Tức là về mặt lý thuyết thì một gã ăn mày vẫn có phần trên đó. Bởi vậy, bài báo dùng từ "chiếm mặt Trăng" là không có "cơ sở khoa học".
    1 like