-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 14/05/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
hoctronho and 5 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Toàn văn bài báo trên báo in "Người Đưa Tin" số ra hôm qua. Tôi trả lời hơi dài hơn thế này. Nhưng có lẽ khuôn khổ bài báo có hạn, nên chỉ diễn đạt đủ ý.6 likes -
Quán vắng!
ATN and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Văn hóa Việt: Nội kháng và ngoại xâm 14/05/2014 09:04 http://www.thanhnien...-ngoai-xam.aspx Với một đất nước, sự trường tồn văn hóa là tối thượng. Người ta có thể nói rất nhiều, rất khác nhau về văn hóa của một quốc gia, nhưng ai cũng phải công nhận một điều: một quốc gia nếu để mất văn hóa của mình, là một quốc gia chết. Nhiều lồng đèn ngoại vẫn được treo tại nhiều sự kiện trong nước (ảnh minh họa) - Ảnh: Thúy Hằng Hội nghị Trung ương Đảng lần này đã nhận rõ điều đó. 15 năm thực hiện đề cương văn hóa của Đảng, những cái được và không được đã phơi bày ngay trong xã hội. Những nghị quyết, những định hướng văn hóa dân tộc của Đảng là đúng, nhưng để nó có thể phát huy trong cuộc sống, nó trở thành kim chỉ nam về văn hóa cho xã hội và con người thì thật không dễ dàng. Nhiều khi, chính những cơ quan điều hành, quản lý hay thực thi văn hóa trong thực tế lại làm trái những gì đúng đắn mà đề cương văn hóa của Đảng đã chỉ ra. Văn hóa mênh mông mà cụ thể. Chỉ đơn cử một chuyện nhỏ mà không nhỏ. Đó là những con lân hay con sư tử bằng đá được sản xuất hàng loạt và “trang bị” cho các đình chùa miếu mạo, cho cả tư gia những “đại gia” ở Việt Nam. Trong khi điêu khắc đình chùa Việt Nam đã có hình tượng con chó đá rất Việt và rất dễ thương, sau này lại có con nghê đá trông vẫn có những nét riêng rất Việt, thì trong những năm gần đây, hình tượng con lân, đặc biệt là con sư tử hung dữ và xa lạ, đặc trưng cho điêu khắc Trung Quốc lại trở thành “con vật linh” chuyên “trấn giữ” các đình chùa Việt Nam. Nhiều người giàu có, khi muốn cung hiến cho chùa, đã mua hoặc đặt làm những con lân đá hoặc sư tử đá “nguyên gốc Tàu” và hồn nhiên hiến tặng chúng cho những nhà chùa Việt Nam. Các nhà chùa Việt Nam cũng vô tư hân hoan đón nhận những “món quà” này mà không cần băn khoăn tự hỏi chúng được sinh ra từ đâu, chúng có phải là linh vật của người Việt không? Nói văn hóa dân tộc còn hay mất, chỉ cần đưa ra một ví dụ nhỏ như thế đã đủ thấy. Đừng coi thường những chuyện nhỏ. Nhiều khi, văn hóa hay phản văn hóa lại xuất phát từ những điều bình thường như thế. Như chuyện cái đèn lồng. Không biết, đã có nhà văn hóa nào ở Việt Nam cất công tìm hiểu nghiên cứu xem người Việt mình ngày xưa có xài đèn lồng không, và cái đèn lồng thuần Việt nó như thế nào? Nếu có song song cả đèn lồng Việt và đèn lồng Trung Quốc, thì chúng khác nhau thế nào? Làm sao để phân biệt? Và chúng ta nên khuyến khích, thậm chí yêu cầu toàn quốc phải sản xuất và dùng loại đèn lồng nào? Việt hay Tàu? Nếu dùng đèn lồng Việt, thì hình mẫu của nó ra sao? Tất cả những điều ấy đều không được nói tới, mà nó là chuyện văn hóa dân tộc chứ còn là gì? Vậy nên mới có chuyện cả thành phố Lào Cai khi kỷ niệm ngày thành lập đã đồng loạt treo cao đèn lồng…Trung Quốc. Tới khi báo chí rồi công luận kêu lên, mới từ từ gỡ xuống, cũng không nói như thế là hay hoặc dở. Cứ nói, cái đèn lồng ấy mà, đâu có ảnh hưởng gì tới Đề cương văn hóa dân tộc của Đảng, đâu có ảnh hưởng gì tới văn hóa Việt, nên tôi thấy cái nào đẹp thì tôi treo, cái nào rẻ mà bắt mắt hơn thì tôi dùng. Nói như thế thật dễ, nhưng nó cũng thật dễ để xóa đi những gì mà chúng ta chắt chiu bảo vệ phát huy cho nền văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Văn hóa không hề là chuyện đao to búa lớn, nhiều khi nó rất bình dị thể hiện hằng ngày trong cuộc sống. Người Việt có văn hóa Việt, điều đó đã tồn tại mấy nghìn năm rồi. Nhưng những cái tồn tại mấy nghìn năm đó có thể bị xóa cực nhanh, nếu chúng ta không biết nhận ra, không biết bảo vệ, không biết tạo dấu ấn cho nó sống bền vững trong tâm thức người Việt đương đại và cả người Việt trong tương lai. Văn hóa dân tộc luôn đồng hành với người dân trong cuộc sống hằng ngày. Người Việt mình có câu “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, nhưng từ nhiều năm nay ở Hà Nội, người có văn hóa luôn bức xúc vì cai “danh” chả lấy gì làm hay ho của đất Tràng An: đó là thương hiệu “phở quát” và “cháo chửi”. Nghe rất quái dị, nhưng sự quái dị ấy là có thật, và nó tồn tại một cách bình thường trong một số quán ăn ở Hà Nội. Tìm hiểu sâu hơn nguyên do sinh ra những quán “phở quát” “cháo chửi” này, người ta mới giật mình: thì ra, nó bắt nguồn từ những năm Hà Nội đánh Mỹ. Thời đó, loại hình dịch vụ phổ biến là “phở mậu dịch”, còn các quán phở tư nhân rất ít, và hình thức cũng rất khiêm tốn, rất lèo tèo. Ở những quán phở mậu dịch, chỉ phổ biến loại “phở không người lái” tức là phở không có thịt, dù là thịt bò hay thịt gà. Thay vào đó, chỉ có bánh phở và nước dùng được nêm bột ngọt (mì chính). Thực khách vui lòng chấp nhận, do hoàn cảnh chiến tranh nên thời ấy vô cùng cực khổ, thiếu thốn. Nhưng nhiều khi, thực khách rất dễ thương, còn mấy cô mậu dịch viên, có lẽ do phải phục vụ nhiều quá, rất mệt, nên không được dễ thương lắm. Các cô nói năng hơi nặng tiếng, dù chưa tới mức “quát” hay “chửi” nhưng cũng đã làm phật ý khách hàng. Còn ở những hàng phở tư nhân, có lẽ do phở nấu ngon hơn, “có người lái” hơn, nên khách rất đông. Học được cách đối xử với khách hàng không mấy vui từ một số mậu dịch viên, lại luôn có ý thức mình đang “ban phát” những bát phở ngon cho khách hàng, lại do hoàn cảnh, nên quán sá chật hẹp, khách đông, xếp hàng mịt mù, càng có cơ hội cho những “quát” và “chửi” thi thố bản lĩnh. Có lẽ, “phở quát” hay “cháo chửi” ra đời từ đó. Chỉ có điều lạ, sau khi hòa bình đã quá nhiều năm rồi, Hà Nội đã thành một “thành phố hòa bình” rồi, thì “phở quát” và “cháo chửi” vẫn còn tồn tại như một “đặc sản của Thủ đô”. Cái ấy mới kỳ! Và từ chuyện ứng xử hằng ngày, nó đã chuyển sang câu chuyện của văn hóa, lại là văn hóa dân tộc. Người ta lại ngậm ngùi khi nhắc câu ca dao “Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” và “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ” để nói rằng: văn hóa cũng “nhạy cảm” lắm, cũng dễ bị tổn thương lắm, và cũng dễ “đội nón ra đi” lắm, nếu ta không biết bảo vệ nó, giữ gìn nó, chăm sóc nó. Có một chi tiết rất nhỏ, nhưng thuộc về văn hóa, mà tôi thấy sau bao nhiêu năm một số người ở Hà Nội (tôi nói “ở Hà Nội” chứ không nói “người Hà Nội”) chưa sửa được. Đó là, sau khi ăn sáng hay ăn trưa ở một quán ăn nào đó, ra đường, người ta cứ ngậm tăm đi ngời ngời giữa phố. Ngậm tăm đúng nghĩa đen, chứ không phải “ngậm tăm” là “không nói”. Làm như họ muốn khoe: ta vừa ăn xong đây! Cái thật nhỏ ấy cũng thuộc về văn hóa dân tộc, mà muốn khắc phục nó, quả không dễ. Bây giờ về nông thôn, người ta hay kêu ca những tệ nạn mang “thương hiệu thành phố” đang đổ dồn tới những nơi vốn thanh bình, thanh sạch như chốn làng quê. Điều đó là có thật. Thậm chí là khá nặng nề. Những chuyện ấy, ban đầu là chuyện văn hóa, nhưng rất nhanh chuyển thành chuyện an ninh trật tự rồi cả chuyện hình sự. Vì sao như vậy ? Căn nguyên là do những giá trị “cũ”, thực ra là những giá trị đạo đức văn hóa truyền thống, đã bị gạt đi, bị xóa bỏ ở nông thôn, trong khi những giá trị gọi là “văn hóa mới” thì chỉ là hình thức, và không có gốc rễ, được áp đặt cho nông thôn nhưng nó thường bị “bật ra” một cách dễ dàng. Thiếu những chuẩn mực về cách sống, về đạo lý, về văn hóa, người thanh niên nông thôn đương đại như bị bật rễ khỏi chính làng quê của mình. Có một “khoảng rỗng văn hóa” tồn tại ngay giữa làng quê, thì lập tức, những làn sóng “xâm lăng văn hóa” từ nước ngoài tràn vào. Và làm mưa làm gió. Không còn bất cứ sự kiềm giữ nào về đạo đức và văn hóa truyền thống, lại không có điều kiện để học cao hơn trình độ phổ thông, người thanh niên nông thôn bây giờ, tuy có vẻ đứng trước nhiều sự lựa chọn văn hóa, nhưng thực ra, họ bị áp đặt một cách vô thức khi chọn lựa một loại văn hóa nào đó. Và thường là văn hóa ngoại lai, thấp kém nhưng có sức “thu hút”. Vì thế, họ rất dễ tiếp thu những “phản văn hóa”, những “ngoại xâm văn hóa” từ thành phố đổ về mà họ cho là thú vị, là hay. Điều ấy không khó hiểu. Nhưng có thứ “văn hóa đích thực” nào để thay cho những thứ “phản văn hóa” ấy không? Hình như chưa thấy. Khi biển Đông căng thẳng do mưu đồ độc chiếm của Trung Quốc, thì đồng thời cũng xuất hiện hình thái “xâm lược mềm”. Chính từ đó, sự bức thiết của văn hóa dân tộc, của nội kháng văn hóa Việt đối đầu với ngoại xâm văn hóa đến từ Trung Quốc lại được đặt ra một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Có thể coi “ngoại xâm văn hóa” cũng là một hình thức “xâm lược mềm”, nó nguy hiểm vì khó nhận ra, khó thấy hơn các hình thức xâm lược khác. Thanh Thảo =================== Cách đặt vấn đề của bài báo thì rất hoành tráng và cực kỳ vĩ đại: "Văn hóa Việt: Nội kháng và ngoại xâm". Nhưng nội dung lại bắt đầu từ "phở quát", cháo chửi", vài cái đèn lồng với con sư tử đá...; không đả động gì đến cội nguồn dân tộc với Việt sử 5000 năm văn hiến?! Còn nhớ, người đàn bà với học vị tiến sĩ tên Đỗ Ngọc Bích phát biểu trên BBC, gây sóng gió trên các trang báo mạng cả lề phải, về việc y thị cho rằng: văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng của Trung Quốc. Khi bị lên án quá, y thị phát biểu khá thẳng thắn: Đó là những kiến thức y học được ở nhà trường. Híc! Bởi vậy, nếu không xác định một cách khoa học, mang tính chân lý và trở thành kiến thức nền tảng : Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương thì thật là một điều buồn.3 likes -
Bài thuốc này đã viết nhiều lần ở mục Y học và sức khỏe, ngay trong diễn đàn. Chỉ lấy lá , cây phơi khô, xay thành bột pha một muỗng canh Bạch Hoa xà trong một cốc uống nước chanh với nước sôi, để nguội uống thany nước khi khát. Với người lớn thì phơi khô, ngâm rượu, uống hàng ngày, mội này một ly (cốc). Hy vọng sẽ chữa được.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Từ Lịch 歷 mang nghĩa là trải qua, cũng có gốc là từ Làm nhưng sắc thái là cái việc làm đã dịch (Đi = Di移 = ”Di 移 Đích 的!” = Dịch 易) qua rồi, tức “Làm 力 Dịch 易 ”= Lịch 歷. Chữ Lịch 歷 (历) này được viết biểu ý là cái Sức 力 con người (Sức=Lực=Làm, bộ thủ Lực 力) đã bỏ ra từ thời nguyên thủy đã qua, khi con người còn ở trong Hang 厂(Hang = Hãn, bộ thủ Hãn 厂). Do đó mà có từ Lịch Sử (nghĩa là Sử đã qua, viết theo Hán văn). Do vậy khi giải thích từ Lịch 歷 Sử 史 thì không thể ngang nhiên công bố như các vị hàn lâm rằng: “Lịch Sử là một từ gốc Hán được dùng trong tiếng Việt gọi là từ Hán-Việt” (?!). Mà phải giải thích cho con nít VN tuổi mẫu giáo như hai lúa LM giải thích đây này, rằng: “Lịch Sử là một từ hàn lâm của tiếng Việt, có gốc do từ dân gian của tiếng Việt là từ Sử Lịch, có nghĩa là Sử đã Làm qua, mà nghĩa đen cụ thể là nhiều Sự việc (“Sự 事 Sự 事”= Sử 史, 0+0=1) đã Làm qua (“Làm 力 Dịch 易”= Lịch) !”. Lữ 履 Lịch 歷 (lý lịch) là từ đôi, có nghĩa là nhiều (Lữ=Lịch) những cái làm đã qua. Hành động của một cá nhân thể hiện xứng đáng Làm Người phải là hành động có Lễ Nghì (có ý thức, có ý tứ) thì nhấn mạnh chữ Lễ là “Lễ 禮 Đích 的!”= Lịch, từ Lịch này được mượn chữ Lịch 歷 đồng âm để biểu đạt, nên hành động ấy gọi là Lịch Sự, gốc của nó viết theo Việt văn là Sự Lịch, nghĩa đen là cái Sự việc có “Lễ 禮 nghĩa 義 Đích 的!”= Lịch. Còn từ Lịch 曆 là cách chia thời gian, mà người tự do hay người ở tù vẫn phải hàng ngày bóc Lịch 曆, lại càng là một từ hoàn toàn có gốc do ngôn ngữ Việt-Mường, đó là từ “Lời Dịch”= Lịch 曆 (Blơi=Lời=Trời, kinh thánh: “sáng danh Chúa ở côi Lời”, côi Lời = trên Trời, cấp trên = cấp côi ). Không có quan sát mặt trời tức cái Blơi = Lời nó Ló (mọc) và Lặn (mất) hàng ngày thì không thể có khái niệm “Lơi 日Dịch 易”= Lịch 曆. Nhấn mạnh thì là “Lịch 曆 Chi 之!”= Li, nên Hán ngữ đọc chữ nho Lịch 曆 là “Li”.Blơi=Lời=Trời nên từ “Lời Dịch”= Lịch 曆(cách chia thời gian) cũng giống như từ “Trời Dịch”= Trịch (cách căn me thời gian), người trọng tài căn me thời gian cho cuộc đấu hay cuộc chạy thi gọi là người cầm Trịch Một chữ Sử 使 khác có nghĩa là Sai Khiến, là do nhấn mạnh “Sai khiến Chứ!”= Sử 使, 0+0=1; và “Sai khiến Chứ!”= Sứ 使, 0+0=1. Nên từ Sử 使được dùng với nghĩa là Sai Khiến hay Khiến Cho; còn từ Sứ 使 được dùng chỉ người được chính phủ sai khiến đi làm công việc ngoại giao, xưa gọi là Sứ thần 使 臣, nay gọi là đại Sứ 大 使. Người bị sai khiến đi làm việc tức phải sai khiến đi làm việc là “Phải Sai”= Phái 派 đi làm việc thì gọi là Phái Viên 派 員. Viên là từ chỉ một Người, do con Voọc = con Vượn = con Viên 猿 (động vật chủng voọc ) và Viên 員 (con người). Nhấn mạnh thì “Viên 員 Chi 之!”= Vị 位, nên từ Vị 位cũng để chỉ một con Người, nhiều người là “Các Vị” = Qúi, nên các vị khách gọi tắt là Qúi Khách.1 like -
Quán vắng!
nguoivosu liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "Việt Nam cần cứng rắn nếu Trung Quốc lấn tới" Thứ Sáu, 09/05/2014 - 06:42 (Dân trí) - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng khẳng định: "Việt Nam đủ sức mạnh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm" "Sự kiện HD981 đã được Trung Quốc chuẩn bị lâu dài" Ông nhận định như thế nào về hành động Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD – 981 vào vùng thềm lục địa Việt Nam và dùng hàng chục máy bay, tàu của nước này uy hiếp lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam? Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đặt tại tọa độ 15'29 độ vĩ bắc 111'12 độ kinh đông là nằm hoàn toàn trong vùng biển Hoàng Sa, trong phạm vi quản lý của chính quyền huyện Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng. Hành vi này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng DOC, UNCLOS 1982 và thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước về giải quyết các vấn đề trên biển. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động gây hấn, khiêu khích chúng ta. Nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tiến hành khoan dầu tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Hành động này theo tôi không chỉ nhằm mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên mà mang tính thăm dò nhiều hơn. Một khi Trung Quốc đã cắm giàn khoan xuống biển, thì sẽ có bước tiếp theo, tịnh tiến dần và hợp thức hóa việc chiếm đóng như một cột mốc mới của Trung Quốc. Sự việc lần này thể hiện sự tính toán, chuẩn bị lâu dài của phía Trung Quốc. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: "Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng" Máy bay, tàu Trung Quốc hung hãn đâm rách tàu kiểm ngư Việt Nam Nhiều chuyên gia nhận định, HD 981 đang được Trung Quốc sử dụng như một lãnh thổ quốc gia di động để từng bước thay đổi hiện trạng, từ đó siết chặt gọng kìm khống chế tại Biển Đông, ông nghĩ sao về điều này? Theo tôi, đó là một khả năng mà chúng ta không thể loại trừ. Với hành động này, rõ ràng Trung Quốc muốn thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông, tranh giành lợi ích sống còn của các nước trong khu vực về kinh tế, dầu khí. Đặc biệt, đây là một bước mới trong việc hiện thực hóa yêu sách vô lý đường lưỡi bò của Trung Quốc, trong tiến trình tham vọng trở thành bá chủ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua hành động này, Trung Quốc một lần nữa muốn ngầm khẳng định chủ quyền biển đảo mà nước này gọi là Tây Sa. Theo tôi, hành động của Trung Quốc còn tiến triển và không chỉ dừng lại ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa mà mở rộng ra cả khu vực đường lưỡi bò mà phía Trung Quốc tự nhận là của mình. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Hành động gây hấn liên tục tái diễn... Trong thời gian ông còn giữ cương vị là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, những hành động khiêu khích, gây hấn của phía Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông diễn ra như thế nào và ứng xử của chúng ta ra sao, thưa ông? Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động khiêu khích, gây hấn với phía Việt Nam mà nó đã diễn ra cả một quá trình, trong một thời gian dài. Trong thời gian tôi giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng từ năm 1998 đến khi hết nhiệm kỳ, Trung Quốc liên tục có những hành động như: cắt cáp thăm dò của tàu ta trên Biển Đông, bắt tàu cá, xua đuổi thậm chí bắn cháy tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam... Tuy nhiên, về phía ta, chúng ta luôn kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đàm phán hòa bình mà không dùng đến quân sự để giải quyết mâu thuẫn. Sử dụng các con đường ngoại giao, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, thực hiện đúng các cam kết, công ước, luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, những hành động gây hấn này chỉ yên lặng được một thời gian và sau đó lại tiếp tục tái diễn. Vậy theo ông, hành động khiêu khích này của Trung Quốc có ảnh hưởng và đe dọa như thế nào đến việc duy trì hòa bình cũng như ổn định trong khu vực? Việc đưa giàn khoan Hd 981 ra Biển Đông theo tôi chính là hành động thăm dò để từ đó thực hiện ý đồ bành trướng của Trung Quốc. Động thái này chắc chắn sẽ gây ra sự bất ổn trong khu vực, ảnh hưởng và đe dọa xấu đến nhiều nước, nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tôi tin rằng, hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ gây ra làn sóng phẫn nộ, lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì thực hiện tham vọng bá chủ biển Đông của mình. Việt Nam đủ sức mạnh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Xét về chính sách đối ngoại, cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả cho những hành động khiêu khích ở Biển Đông này là gì, thưa ông? Hành động của Trung Quốc vi phạm trắng trợn về cách ứng xử các các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã đặt bút ký, điều này cũng trái với tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà chính Trung Quốc đã tham gia. Việc làm này làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc cũng thể hiện sự bất chấp, ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế. Dư luận cho rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam còn là một sự thách thức đối với “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông” mà tất cả các nước thành viên đã cam kết hồi cuối năm 2012. Chắc chắn với cách hành xử này, Trung Quốc sẽ khó có được sự tin cậy trong vấn đề ngoại giao giữa các nước láng giềng và trong khu vực. Hình ảnh về một quốc gia thân thiện, yêu chuộng hòa bình mà Trung Quốc vẫn tự khẳng định cũng sẽ vì đó mà lung lay. Trước những hành động ngang nhiên và thách thức của Trung Quốc tại Biển Đông, theo ông Việt Nam cần có những động thái như thế nào để giữ vững biên cương Tổ quốc? Từ trước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tuy nhiên, sự việc tới lúc này là cực kỳ nghiêm trọng, không những Trung Quốc đã đặt giàn khoan mà còn đưa cả lực lượng hải quân áp sát bờ biển của chúng ta, nếu Việt Nam không có những hành động quyết liệt hơn nữa thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Nếu Trung Quốc vẫn cố tình vi phạm các công ước quốc tế, xâm phạm lãnh thổ trái phép, Việt Nam cần phải thể hiện thái độ cứng rắn, kiên quyết và mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta cần đưa vụ việc ra Liên Hợp Quốc, tòa án quốc tế. Đồng thời Việt Nam cần có những động thái ở cấp cao hơn, tương đương với Trung Quốc, đó là Chính phủ Việt Nam. Các hành động này có thể qua nhiều kênh khác nhau như đường dây nóng, công hàm trực tiếp đến Bắc Kinh. Đặc biệt, chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Phải làm sao để nhân dân thế giới hiểu rõ quan điểm của Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng vấn đề chủ quyền, thực hiện đúng các công ước quốc tế. Dù Việt Nam có yếu hơn các nước trong khu vực và Trung Quốc nhưng bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đều sẵn sàng huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Mà cụ thể theo tôi ở đây, là huy động sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, quốc phòng, an ninh, kinh tế, ngoại giao… Trước mắt, chúng ta cần tăng cường sức mạnh biển đảo, hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên biển bằng các lực lượng của Hải quân, Kiểm ngư, Cảnh sát biển; tăng cường hoạt động của dân quân tự vệ trên biển và tăng cường sức mạnh chiến đấu của các đảo trên biển. Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng. Không ai có quyền xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Và tôi tin chắc rằng, Việt Nam chúng ta đủ sức để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Hà Trang ========================= Từ lâu, Lão Gàn đã phát biểu rằng: Đụng tới Việt Nam Trung Quốc "mất cả chì lẫn chài". Nếu chỉ mình Lão Gàn nói thì mọi người có thể không tin. Nhưng sau này, chính Thủ Tướng Singapo cũng xác định: "Chiếm được biển Đông, Trung Quốc mất cả thế giới". Nhưng liệu người Trung Quốc có chiếm được biển Đông hay không, hay "mất cả chỉ lẫn chài?". Người Trung Quốc tưởng rằng đem giàn khoan vào biển Đông của Việt Nam là bất ngờ lắm sao? Quên nhanh đi nhá. Các người định làm gì, người Việt biết hết. Những tinh hoa của nền văn hiến Việt, do ông cha để lại đã chứng tỏ điều này. Hãy xem đây: Trích "Binh thư yếu lược" của Đức Trần Hưng Đạo. Người Việt vốn yêu chuộng hòa bình. Nhưng đụng tới Việt Nam thật là điều ngu xuẩn.1 like -
Đến bây giờ thi chắc mọi người đã nhận thấy Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào. Xét về tất cả mọi góc độ thì Việt sử 5000 năm văn hiến vẫn là chân lý hiển nhiên.1 like
-
Câu chuyện trong topic này xảy ra từ 2009. Đến nay thì "Dịch" đã nhiều biến đổi. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Hệ thống Dịch chắc chắn của người Việt với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử. Tóm tắt vấn đề là thế này: 1/ Nền văn minh Hán suốt lịch sử văn minh của họ chưa hề có một cuốn sách nào viết về nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những học giả người Hán cũng không thể xác định được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử văn minh Hán. 2/ Những ký hiệu Dịch học không phải là những ký tự ngôn ngữ. Bởi vậy nó phải được tích hợp với một mô hình biểu kiến nào đó để thể hiện nội dung của nó.1 like