-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 09/05/2014 in all areas
-
Quán vắng!
nguoivosu and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: "Việt Nam cần cứng rắn nếu Trung Quốc lấn tới" Thứ Sáu, 09/05/2014 - 06:42 (Dân trí) - Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng khẳng định: "Việt Nam đủ sức mạnh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng, không ai có quyền xâm phạm" "Sự kiện HD981 đã được Trung Quốc chuẩn bị lâu dài" Ông nhận định như thế nào về hành động Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD – 981 vào vùng thềm lục địa Việt Nam và dùng hàng chục máy bay, tàu của nước này uy hiếp lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam? Giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đặt tại tọa độ 15'29 độ vĩ bắc 111'12 độ kinh đông là nằm hoàn toàn trong vùng biển Hoàng Sa, trong phạm vi quản lý của chính quyền huyện Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng. Hành vi này của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng DOC, UNCLOS 1982 và thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước về giải quyết các vấn đề trên biển. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động gây hấn, khiêu khích chúng ta. Nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tiến hành khoan dầu tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Hành động này theo tôi không chỉ nhằm mục đích khai thác tài nguyên thiên nhiên mà mang tính thăm dò nhiều hơn. Một khi Trung Quốc đã cắm giàn khoan xuống biển, thì sẽ có bước tiếp theo, tịnh tiến dần và hợp thức hóa việc chiếm đóng như một cột mốc mới của Trung Quốc. Sự việc lần này thể hiện sự tính toán, chuẩn bị lâu dài của phía Trung Quốc. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: "Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng" Máy bay, tàu Trung Quốc hung hãn đâm rách tàu kiểm ngư Việt Nam Nhiều chuyên gia nhận định, HD 981 đang được Trung Quốc sử dụng như một lãnh thổ quốc gia di động để từng bước thay đổi hiện trạng, từ đó siết chặt gọng kìm khống chế tại Biển Đông, ông nghĩ sao về điều này? Theo tôi, đó là một khả năng mà chúng ta không thể loại trừ. Với hành động này, rõ ràng Trung Quốc muốn thực hiện chiến lược độc chiếm biển Đông, tranh giành lợi ích sống còn của các nước trong khu vực về kinh tế, dầu khí. Đặc biệt, đây là một bước mới trong việc hiện thực hóa yêu sách vô lý đường lưỡi bò của Trung Quốc, trong tiến trình tham vọng trở thành bá chủ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua hành động này, Trung Quốc một lần nữa muốn ngầm khẳng định chủ quyền biển đảo mà nước này gọi là Tây Sa. Theo tôi, hành động của Trung Quốc còn tiến triển và không chỉ dừng lại ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa mà mở rộng ra cả khu vực đường lưỡi bò mà phía Trung Quốc tự nhận là của mình. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Hành động gây hấn liên tục tái diễn... Trong thời gian ông còn giữ cương vị là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng, những hành động khiêu khích, gây hấn của phía Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông diễn ra như thế nào và ứng xử của chúng ta ra sao, thưa ông? Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động khiêu khích, gây hấn với phía Việt Nam mà nó đã diễn ra cả một quá trình, trong một thời gian dài. Trong thời gian tôi giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng từ năm 1998 đến khi hết nhiệm kỳ, Trung Quốc liên tục có những hành động như: cắt cáp thăm dò của tàu ta trên Biển Đông, bắt tàu cá, xua đuổi thậm chí bắn cháy tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam... Tuy nhiên, về phía ta, chúng ta luôn kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đàm phán hòa bình mà không dùng đến quân sự để giải quyết mâu thuẫn. Sử dụng các con đường ngoại giao, kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam, thực hiện đúng các cam kết, công ước, luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, những hành động gây hấn này chỉ yên lặng được một thời gian và sau đó lại tiếp tục tái diễn. Vậy theo ông, hành động khiêu khích này của Trung Quốc có ảnh hưởng và đe dọa như thế nào đến việc duy trì hòa bình cũng như ổn định trong khu vực? Việc đưa giàn khoan Hd 981 ra Biển Đông theo tôi chính là hành động thăm dò để từ đó thực hiện ý đồ bành trướng của Trung Quốc. Động thái này chắc chắn sẽ gây ra sự bất ổn trong khu vực, ảnh hưởng và đe dọa xấu đến nhiều nước, nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tôi tin rằng, hành động coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc sẽ gây ra làn sóng phẫn nộ, lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới. Chắc chắn, Trung Quốc sẽ không dễ dàng gì thực hiện tham vọng bá chủ biển Đông của mình. Việt Nam đủ sức mạnh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Xét về chính sách đối ngoại, cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả cho những hành động khiêu khích ở Biển Đông này là gì, thưa ông? Hành động của Trung Quốc vi phạm trắng trợn về cách ứng xử các các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã đặt bút ký, điều này cũng trái với tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà chính Trung Quốc đã tham gia. Việc làm này làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc cũng thể hiện sự bất chấp, ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế. Dư luận cho rằng việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam còn là một sự thách thức đối với “Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông” mà tất cả các nước thành viên đã cam kết hồi cuối năm 2012. Chắc chắn với cách hành xử này, Trung Quốc sẽ khó có được sự tin cậy trong vấn đề ngoại giao giữa các nước láng giềng và trong khu vực. Hình ảnh về một quốc gia thân thiện, yêu chuộng hòa bình mà Trung Quốc vẫn tự khẳng định cũng sẽ vì đó mà lung lay. Trước những hành động ngang nhiên và thách thức của Trung Quốc tại Biển Đông, theo ông Việt Nam cần có những động thái như thế nào để giữ vững biên cương Tổ quốc? Từ trước đến nay, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Tuy nhiên, sự việc tới lúc này là cực kỳ nghiêm trọng, không những Trung Quốc đã đặt giàn khoan mà còn đưa cả lực lượng hải quân áp sát bờ biển của chúng ta, nếu Việt Nam không có những hành động quyết liệt hơn nữa thì không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới. Nếu Trung Quốc vẫn cố tình vi phạm các công ước quốc tế, xâm phạm lãnh thổ trái phép, Việt Nam cần phải thể hiện thái độ cứng rắn, kiên quyết và mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta cần đưa vụ việc ra Liên Hợp Quốc, tòa án quốc tế. Đồng thời Việt Nam cần có những động thái ở cấp cao hơn, tương đương với Trung Quốc, đó là Chính phủ Việt Nam. Các hành động này có thể qua nhiều kênh khác nhau như đường dây nóng, công hàm trực tiếp đến Bắc Kinh. Đặc biệt, chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Phải làm sao để nhân dân thế giới hiểu rõ quan điểm của Việt Nam là một nước yêu chuộng hòa bình, tôn trọng vấn đề chủ quyền, thực hiện đúng các công ước quốc tế. Dù Việt Nam có yếu hơn các nước trong khu vực và Trung Quốc nhưng bất cứ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, chúng ta đều sẵn sàng huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Mà cụ thể theo tôi ở đây, là huy động sức mạnh trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, quốc phòng, an ninh, kinh tế, ngoại giao… Trước mắt, chúng ta cần tăng cường sức mạnh biển đảo, hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên biển bằng các lực lượng của Hải quân, Kiểm ngư, Cảnh sát biển; tăng cường hoạt động của dân quân tự vệ trên biển và tăng cường sức mạnh chiến đấu của các đảo trên biển. Với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia là tối thượng. Không ai có quyền xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Và tôi tin chắc rằng, Việt Nam chúng ta đủ sức để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Hà Trang ========================= Từ lâu, Lão Gàn đã phát biểu rằng: Đụng tới Việt Nam Trung Quốc "mất cả chì lẫn chài". Nếu chỉ mình Lão Gàn nói thì mọi người có thể không tin. Nhưng sau này, chính Thủ Tướng Singapo cũng xác định: "Chiếm được biển Đông, Trung Quốc mất cả thế giới". Nhưng liệu người Trung Quốc có chiếm được biển Đông hay không, hay "mất cả chỉ lẫn chài?". Người Trung Quốc tưởng rằng đem giàn khoan vào biển Đông của Việt Nam là bất ngờ lắm sao? Quên nhanh đi nhá. Các người định làm gì, người Việt biết hết. Những tinh hoa của nền văn hiến Việt, do ông cha để lại đã chứng tỏ điều này. Hãy xem đây: Trích "Binh thư yếu lược" của Đức Trần Hưng Đạo. Người Việt vốn yêu chuộng hòa bình. Nhưng đụng tới Việt Nam thật là điều ngu xuẩn.3 likes -
Quán vắng!
tuấn dương and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Học để làm gì? Thứ hai, 5/5/2014 | 11:40 GMT+7 Trọng tâm của giáo dục là việc học, chứ không phải là việc dạy hay nội dung chương trình. Vì thế, mọi hoạt động của giáo dục theo tôi đều phải xoay quanh việc học. Với việc học, có ba câu hỏi tối quan trọng cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào” và “Học để làm gì?”. Trong số ba câu hỏi này theo tôi, “Học để làm gì?” là quan trọng nhất, vì nếu trả lời được câu hỏi này thì hai câu còn lại sẽ tự động có đáp án. Hệ thống giáo dục hiện thời đang đặt trọng tâm vào “Học cái gì?”, vì thế sách giáo khoa sẽ chiếm vị trí là trung tâm. Đó là lý do vì sao những cuộc cải cách giáo dục trong suốt mấy chục năm qua chỉ loay hoay vào sách giáo khoa. Ngay cả đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai cũng tập trung vào sách giáo khoa với lượng kinh phí lớn. Sách giáo khoa là chân lý. Ông thầy với cuốn sách giáo khoa trong tay chính là hiện thân của chân lý. Học sinh sẽ không được nói những điều khác sách, không được phản biện, chất vấn thầy cô. Việc học sẽ tiến hành theo kiểu đọc - chép, học thuộc, luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài, theo mẫu hoặc sách tham khảo. Việc lấy “Học cái gì?” làm trọng tâm cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là học để thi vì đó là cách dễ nhất để kiểm tra xem học sinh đã học được cái gì. Mà khi đã học để thi thì bệnh thành tích cũng là hệ quả hiển nhiên, không cách nào khắc phục được. “Học cái gì?” và “Học để thi” cũng là cách tốt nhất để thể hiện quyền uy của người thầy, vì chỉ cần kiểm tra học sinh xem có thuộc như sách hay không là nắm trọn quyền sinh, quyền sát trong tay. Đây là cách tiếp cận yêu thích của các nhà quản lý vì dễ dàng kiểm soát. Chỉ cần nắm chặt sách giáo khoa là kiểm soát được cả hệ thống. Muốn thoát khỏi cách tiếp cận này thì hệ thống giáo dục cần phải thay đổi từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?” và lý tưởng nhất là chuyển hẳn sang “Học để làm gì?”. Càng lên cao thì “Học để làm gì?” càng trở nên quan trọng. Với bậc đại học thì “Học để làm gì?” là câu hỏi chủ chốt mà mỗi sinh viên, và rộng hơn là nhà trường, cần phải trả lời. Với một cá nhân, muốn việc học có hiệu quả thì phải trả lời bằng được câu hỏi “Học để làm gì?”. Với một hệ thống giáo dục, muốn cải cách thành công thì câu hỏi này cũng phải được bàn thảo một cách thấu đáo. Vậy nên, trong hơn một năm qua, tôi thường làm các khảo sát bỏ túi xung quanh câu hỏi “Học để làm gì?” với những bạn học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh mà tôi gặp. Câu trả lời thường rơi vào các nhóm như sau: Học để thi; học vì bố mẹ bảo học; học vì không biết làm gì khác; học mà không biết học để làm gì; học vì tất cả mọi người đều như vậy; học như một quán tính, hết cấp 1 thì lên cấp 2, lên cấp 3, rồi vào đại học. 80% học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, 50% sinh viên trả lời: học để kiếm tiền hoặc học để sau này có công ăn việc làm. Khoảng 40-50% sinh viên đại học và 20-25% học sinh phổ thông trung học nói rằng: học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. 80-90% bậc phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi trả lời: học để mở mang hiểu biết hoặc học để có địa vị trong xã hội. Câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm tỷ lên khoảng 5-10%, tùy theo nhóm là học để tự hoàn thiện mình. Với một số người có tuổi, hoặc giáo viên, thì có thêm câu trả lời: Học để làm người. Như vậy có thể thấy, phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, để có địa vị trong xã hội. Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là học mà không có bất cứ mục tiêu nào. Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến >95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình. Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý. Trung bình một người đang đọc bài viết này chắc hẳn đã đầu tư khoảng 10-20 năm để đi học. Một đầu tư rất lớn về thời gian và tiền bạc như vậy mà mục đích lại không rõ ràng thì thật là kỳ lạ. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: Học để làm gì? Xét rộng hơn cho cả hệ thống thì kết luận cũng tương tự. Khi câu hỏi “Học để làm gì?” không được trả lời thì tính hướng đích của hệ thống sẽ không rõ ràng. Hoạt động của hệ thống sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Cải tiến, cải lùi, rồi lại cải tiến, rồi chạy lại vòng vòng, như mấy chục năm qua, là kết quả có thể dự đoán trước. Trong mớ bòng bong đó, rất may, UNESCO đã đưa ra câu trả lời giúp chúng ta nhân dịp bước sang thiên niên kỷ mới, rằng: Học để biết, Học để làm, Học khẳng định mình và Học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Đây là một nhận định sáng suốt của UNESCO và cần được phổ biến. Nhưng đây không phải là câu trả lời duy nhất. Trong số các câu trả lời mà tôi nhận được thì cá nhân tôi cho rằng, học để làm người là một nhận định xác đáng và sẽ vẫn còn chỗ đứng trong giáo dục. Vấn đề là người như thế nào? Điều đó cho thấy câu trả lời này có nội hàm mập mờ, thậm chí hàm chứa cạm bẫy áp đặt quan niệm, nên cần làm rõ. Chẳng hạn, chỉ cần dấn thêm một bước bằng câu hỏi người là gì, hay làm người theo tiêu chí nào, thì câu trả lời này sẽ rơi vào thế tắc hoặc hỗn loạn vì có quá nhiều đáp án. Thử tự trả lời: Trong ba câu hỏi của việc học, thì đâu là câu hỏi quan trọng nhất? Bạn đã từng đặt câu hỏi “Học để làm gì?” chưa? Nếu có thì câu trả lời của bạn là gì? Bạn hiểu thế nào về học để làm người? Bạn sẽ có đáp án cho việc học của mình. Giáp Văn Dương =============== Hồi còn nhỏ, lên 9, lên 10, tôi là đứa trẻ lười học nhất. Toàn bộ thời gian học cấp I và nửa đầu cấp II, tôi chẳng bao giờ học bài. Tôi mải mê theo bọn trẻ lớn hơn trong phố đi bắt ve, đổ dế.... và vui chơi các trò chơi trẻ con thời ấy...Trong lớp có 60 học sinh thì tôi luôn nằm trong hạng top tính từ dưới lên. Có lần cô giáo gọi lên đọc bài học thuộc lòng, tôi có học đâu mà thuộc. Cô giáo cho tôi mở sách ra đọc đúng cái bài cô cho về học, tôi cũng chẳng biết bài nào mà đọc. Tệ đến mức độ như vậy! Ngày ấy, Dưỡng phụ của tôi năm nào cũng được cô giáo mời lên gặp để thông báo về tình trạng học hành của tôi. Những lúc như vậy, cha tôi thường nói: "Ba cho con đi học, con học thì ấm vào thân con". Cứ mội lần như vậy thì tôi lại chúi mũi vào học và cứ mỗi năm một lớp đều đều... Nhưng có lẽ cần phải thành thật mà nói rằng: Ngày ây tôi chưa hiểu tại sao học lại ấm vào thân? Cái trí tuệ non nớt của tôi thời đó không hiểu học những con toán nhân, chia, cộng trừ để làm gì? Tôi cũng chẳng hiểu tại sao tôi phải "tập làm văn", trong khi tôi vẫn nói chuyện líu lo, kể vanh vách các câu chuyện thần thoại, kiếm hiệp, trinh thám..."Cần gì phải học nhỉ?". Tất cả mọi nhu cầu của tôi đều có cha mẹ lo đầy đủ. Tôi thích truyện có truyện, thích ăn có ăn, thích mặc có mặc, thích đồ chơi có đồ chơi...Có một lần, hồi học lớp 3D, trường Thanh Quan, thằng Vũ Anh Việt, một học sinh giỏi nhất lớp (Sau này là dịch giả bộ truyện tranh "Cuộc phiêu lưu của chú bé Cây Sậy" của tôi) được thưởng học kỳ trong đó có hộp bút chì 12 màu. Tôi về nhà khóc inh ỏi, Dưỡng phụ tôi lập tức mua cho tôi hẳn một hộp bút chì 24 màu thứ xịn và cả hộp màu nước để tôi vẽ. Vâng! Với cái "hiểu biết" của tôi lúc bấy giờ, tôi không thể hiểu được vì sao tôi phải học?! Thằng Việt học giỏi được thưởng thì có hơn gì một thằng chuyên đổ dế, bắt ve như tôi cơ chứ! Ngay bây giờ, ngay cả những lớp cấp III, tôi tin rằng mỗi khi vì lý do gì đó mà thày cô giáo không dạy tiết nào đó, mà học sinh được nghỉ là cả lớp reo hò ầm ĩ. Bọn tôi hồi ấy cũng thế thôi. Sau này phải bỏ học nửa chừng. Điều mà tôi luyến tiếc không phải là không được đi học, mà là nhớ các bạn tôi mà thôi. Bây giờ, có người đặt vấn đề học để làm gì, tôi hồi tường lại quá khứ. Đúng là hồi còn thơ ấu và thiếu niên, tôi cũng chẳng biết học để làm gì thật. Trong Lý học Đông phương, vấn đề học để làm gì cũng đã được đặt ra: Thầy hỏi một học trò là Tử Lộ: - Ngươi học để làm gì? Trò thưa: - Học để người hiểu mình và biết mình. Thày nòi: - Học thế cũng được. Thày hỏi Tử Lộ: - Ngươi học để làm gì? Trò thưa: Học để hiểu người và biết người! Thày nòi: - Học thế cũng được. Cách học này còn cao hơn Tử Cống một bậc. Thày hỏi Nhan Hồi: - Ngươi học để làm gì? Trò thưa: - Học để hiểu mình và biết mình. Thày nói: - Cái học này là vô cùng.... "Cổ học tinh hoa" Qua đó thấy rằng: Không phải bây giờ vấn đề mới được đặt ra. mà từ ngàn xưa ở văn minh Đông phương đã đặt vấn đề này: "Học để làm gì?". Nhưng có thể thấy ngay rằng: Trong bài viết của GS Dương và cả Lý học cổ đều đặt vấn đề "học để làm gì?" từ góc độ cá nhân. Cho dù ngay cả với câu trả lời của Nhan Hồi, vốn được xác định là một cái học "vô cùng". Có thể nói luôn rằng: Ngay cả việc xác định mục đích học của UNESCO cũng chỉ xét từ bình diện cho mục đích học của một cá nhân: Nhưng nếu xét về bình diện việc học cho toàn thể xã hội con người thì vấn đề còn là gìn giữ những trí thức nền tảng của một nền văn minh và sự phát triển của nền văn minh đó. Trong đó bao gồm tri thức khoa học kỹ thuật và văn hóa.2 likes -
Thông Tin Cập Nhật
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
Liên Hợp Quốc họp báo đề cập vấn đề Biển Đông VTV - 09/05/2014 11:54 (VTV Online) - Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu HD 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được báo chí quan tâm tại buổi họp báo. Đêm 8/5, theo giờ Việt Nam, tại Trụ sở LHQ đã diễn ra buổi họp báo về các vấn đề nổi bật diễn ra trong thời gian gần đây. Vấn đề căng thẳng tại Biển Đông[/url] với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu HD 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã được báo chí quan tâm. Tại cuộc họp báo nhanh diễn ra trong vòng chưa đầy nửa giờ đồng hồ, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ đã nêu ra hàng loạt vấn đề nổi cộm hiện nay trên thế giới. Và vấn đề căng thẳng tại Biển Đông và việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trong vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được phóng viên thường trú Đài Truyền hình Việt Nam tại New York đặt ra với Phát ngôn viên của LHQ: Trụ sở Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP Hiện Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến những căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông, nhất là việc gần đây Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu trong vùng bờ biển thuộc thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy quan điểm của LHQ về vấn đề này là như thế nào? Ông Farhan Haq, Người phát ngôn của LHQ: Về cơ bản, LHQ mong muốn và tin tưởng rằng các quốc gia liên quan, cùng chung lợi ích ở Biển Đông sẽ giải quyết vấn đề theo một cách hữu nghị. Không dừng lại ở đó, các phóng viên đã đặt ra câu hỏi, nếu như căng thẳng tiếp tục leo thang như những xung đột vũ trang xảy ra thì LHQ sẽ làm gì để giải quyết căng thẳng?. Ông Farhan Haq: LHQ không muốn bày tỏ quan điểm về những giả định trong tương lai. Song như tôi đã nói, LHQ tin tưởng các bên sẽ có những cách thức giải quyết căng thẳng hiện nay một cách hữu nghị. Mặc dù chưa có một cuộc họp đặc biệt nào của LHQ về căng thẳng với những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng vấn đề mà phóng viên Truyền hình Việt Nam đặt ra tại cuộc họp báo cũng đã được đưa vào thành một trong những nội dung nổi bật trong cuộc họp và được công bố trên trang web của LHQ. Trần Hà1 like -
Quán vắng!
nguoivosu liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nga lên kế hoạch "chiếm" Mặt Trăng Thứ Sáu, 09/05/2014 09:46 (NLĐO) – Tờ Russian Izvestia của Nga hôm 8-5 đưa tin Moscow đang soạn thảo chương trình "chiếm" Mặt Trăng và chuẩn bị cho các cuộc thám hiểm đầu tiên để xây dựng căn cứ vĩnh viễn ttại đây vào năm 2030. Báo cáo của Viện Khoa học Nga cho biết: “Mặt Trăng là đối tượng thăm dò không gian của nền văn minh Trái Đất trong tương lai cùng các nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú có thể dẫn đến cuộc cạnh tranh về chính trị ở thế kỷ 21”. Hình minh họa Chương trình của Nga sẽ xây dựng cơ sở trên Mặt Trăng có người ở và sắp đưa vào giai đoạn thử nghiệm, cho phép khai thác khoáng sản trên vùng đất được coi là vệ tinh tự nhiên giàu tiềm năng kể trên. Dự án kêu gọi phát triển một loạt công nghệ không gian nhằm giúp Moscow khai phá Mặt Trăng một cách độc lập, không phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài. Đây có thể coi là một hành động khá táo bạo bởi đề xuất trước đó cho kế hoạch thám hiểm Mặt Trăng là tập trung vào các mối quan hệ hợp tác quốc tế vì không quốc gia nào đủ khả năng và nguồn lực để hành động một mình. Nga sẽ lập dự án bao gồm 3 hoặc 4 giai đoạn trong vòng 16 năm tới. Giai đoạn đầu kéo dài từ 2016 đến 2025, tập trung vào xác định thành phần vật chất và hóa học ở cực Nam Mặt Trăng. Giai đoạn kế tiếp dự kiến thực hiện từ năm 2028 đến 2030. Kể từ năm 2030 tới 2040 sẽ có con người tới định cư để tìm hiểu cặn kẽ hơn. Theo tờ Izvestia, giai đoạn đầu tiên tiêu tốn của Nga khoảng 800 triệu USD. Những chương trình thám hiểm Mặt Trăng trước đây được thực hiện dưới thời Liên bang Xô Viết năm 1959. Sau đó 10 năm, Mỹ là quốc gia tiếp theo có phi hành gia đặt chân lên Mặt Trăng, phát hiện ra vật liệu aluminum, sắt, titanium và các khoáng vật quý hiếm khác. P.Nghĩa (Theo RIA Novosti) ==================== Lão Gàn còn nhớ: Trong cuộc chạy đua lên mặt trăng vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc ấy, hai bên Xô Mỹ chưa biết ai sẽ là nước đưa người lên mặt Trăng trước. Theo luật quốc tế: Vùng đất chưa có sở hữu chủ, nếu người nước nào phát hiện ra đầu tiên thì thuộc về quốc gia đó. Bởi vậy, hai nước Xô Mỹ đã ký một hiệp ước xác định mặt Trăng là tài sản chung của nhân loại. Bởi vậy sau đó Hoa Kỳ đưa người lên mặt Trăng đầu tiên vào năm 1968 thì mặt trăng vẫn là tài sản chung của nhân loại. Tức là về mặt lý thuyết thì một gã ăn mày vẫn có phần trên đó. Bởi vậy, bài báo dùng từ "chiếm mặt Trăng" là không có "cơ sở khoa học".1 like -
Quán vắng!
Lan Anh liked a post in a topic by nguoivosu
Xin cảm ơn phía Trung Quốc vì đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc Việt một lần nữa sau ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 7/5/2014). Đừng để con cháu chúng tôi lại phải tốn kém chi phí để tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày chiến thắng Trung Quốc trên biển 2014-2114. Vào thời điểm nhiều người dân Việt đang hướng về Biển Đông, bài thơ “Tiếng biển” do tài khoản Facebook Lính Biển Việt Nam chia sẻ lại càng gây xúc động. Nội dung bài thơ như sau: (Gửi về đất liền và gia đình yêu thương) Vợ yêu ơi em có nghe tiếng biển. Lúc gầm vang lúc rì rào tha thiết. Những ngày này trong mỗi người dân Việt. Tiếng biển cuộn trào, tiếng biển sục sôi... Hậu phương đất liền yên tâm nhé vợ ơi. Cuối tuần về quê cho anh nhắn đôi lời. Thưa với cha và thắp hương khấn mẹ. Anh vẫn vững vàng nơi biển đảo xa xôi... Em hãy đưa điện thoại kề gần nôi. Để con chúng mình nghe tiếng của biển khơi. Anh không thể ẵm bồng ru con ngủ. Gửi tiếng biển về yên giấc con thôi... Em có nghe tiếng biển trong lòng người. Tiếng của hòa bình tiếng hạnh phúc vui tươi. Nhưng tàu giặc mà tấn công bờ cõi. Tiếng biển hiền hòa sẽ hóa tiếng ngư lôi... Biển xanh yên lành đâu muốn máu đỏ rơi. Đảo nhỏ yêu thương chỉ mong tiếng biển cười. Đón bình minh mỗi ban mai ngày mới. Tiếng biển đêm về như tiếng mẹ à ơi... Anh biết đất liền đang lo lắng khôn nguôi. Đâu riêng vợ yêu mà hàng triệu triệu người. Hướng về phía Đông lặng nghe tiếng biển. Mong bình yên cho tàu cá ra khơi... Vợ yêu ơi, anh phải đi trực rồi. Phút chào nhau nhau tiếng biển bỗng mặn môi. Chiều nay nhé, hết ca anh lại hẹn. Gọi để vợ nghe tiếng biển... tiếng yêu đời...1 like -
Từ lâu tôi đã xác định Hà Đồ chính là nguyên lý căn để của tất cả các phương pháp ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương. Hôm nay, xem kỹ lại bài viết này thì từ lâu Đức Thánh Trần cũng đã xác định điều này. Mọi người có thể thấy ngay câu đầu tiên trong phần 12 của Binh Thư Yếu Lược.1 like
-
Đến bây giờ thi chắc mọi người đã nhận thấy Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến quan trọng như thế nào. Xét về tất cả mọi góc độ thì Việt sử 5000 năm văn hiến vẫn là chân lý hiển nhiên.1 like
-
Biển Đông: "Trung Quốc sẽ không dừng bất chấp phản ứng của Việt Nam"?! Hồng Thủy 08/05/14 07:16 (GDVN)- Ngô Sỹ Tồn cao giọng: "Nếu chúng ta dừng lại công việc của mình ngay sau khi Việt Nam thét lên, Trung Quốc sẽ không thể đạt được điều gì ở Biển Đông"?! Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngông cuồng tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không dừng lại bất chấp mọi phản ứng của Việt Nam, một hành động khiêu khích, thách thức luật pháp quốc tế. Ngày 7/5 Reuters dẫn lời một quan chức ngành dầu khí Trung Quốc tiết lộ, quyết định của giới chức Bắc Kinh triển khai HD 981 (trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam) là một quyết định chính trị chứ không phải thương mại. "Điều này phản ánh ý chí của chính quyền trung ương và cũng liên quan đến chiến lược của Mỹ đối với châu Á. Nó không phải hoạt động thương mại và tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cũng không thiết lập một kế hoạch chi tiết thăm dò (trái phép) quy mô lớn tại khu vực này", quan chức giấu tên cho biết. Tuy nhiên, Ngô Sỹ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của chính phủ Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh "sẽ không chú ý đến phản ứng của Việt Nam". Ngô Sỹ Tồn cao giọng: "Nếu chúng ta dừng lại công việc của mình ngay sau khi Việt Nam thét lên, Trung Quốc sẽ không thể đạt được điều gì ở Biển Đông"?! Trung Quốc kéo dàn khoan khổng lồ HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, làm căng thẳng tình hình. Các cơ quan chức năng Việt Nam đang nỗ lực ngăn chặn hành động phi pháp này của Bắc Kinh. Ông Tồn nói rằng Trung Quốc đã mất đi cái gọi là "cơ hội quý giá" để khoan dầu khí (bất hợp pháp) ở Trường Sa, đồng thời tuyên bố trong thời gian này Trung Quốc đang khoan dầu khí ở Hoàng Sa (vi phạm chủ quyền của Việt Nam) và sẽ tiếp tục tiến lên phía trước, không quan tâm đến những gì Việt Nam nói và làm. Đây là một động thái leo thang công khai, trắng trợn của giới chức Trung Quốc trên Biển Đông, làm leo thang căng thẳng, phức tạp tình hình, thách thức luật pháp quốc tế cũng như DOC và các thỏa thuận cấp cao đã đạt được. Reuters cũng dẫn lời ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia khẳng định Việt Nam không loại trừ khả năng lựa chọn hành động pháp lý quốc tế. "Chúng tôi là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Nếu tình trạng này đi quá xa, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi." Reuters dẫn lời ông Trần Duy Hải cho biết. ====================== Lão Gàn đã nói nhiều lần rằng: Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc là đụng tới Việt Nam; và rằng: Biển Đông cùng lắm là dây dẫn ngòi nổ cho thùng thuốc súng thật sự ở Hoa Đông. Mọi chuyện đã vượt qúa tầm kiểm soát từ rất lâu rôi. Ngay trong topic này, Lão Gàn đã đưa ra một giới hạn thời gian khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc mới lên cầm quyền. Nopoleon cho rằng: Trung Quốc là một con sư tử đang ngủ! Nhưng nếu nó thức dậy vào trước thời Nhật Hoàng Minh Trị, hoặc cuối thể kỷ này thì sẽ hợp thời. Nó thức dậy vào lúc này thì quả là quá trễ so với thời cải cách của Nhật Hoàng Minh Trị và quá sớm so với điều kiện lịch sử giành cho nó.1 like
-
Hồ sơ mang tên Chu Vĩnh Khang 14/04/2014 11:21 (GMT + 7) TT - Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, với số tài sản tịch thu được và số lượng người bị bắt, thẩm vấn liên quan đến Chu Vĩnh Khang đã khiến đây trở thành cuộc điều tra lớn chưa từng có kể từ năm 1949. Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, nguyên bộ trưởng công an Trung Quốc, hiện đang bị quản thúc sau khi nhà chức trách Trung Quốc chính thức điều tra ông này từ cuối năm ngoái. Kỳ 1: Một đám tang nhà họ Chu Hai ngày sau tết nguyên tiêu năm nay, tuyết bắt đầu rơi trắng xóa khắp vùng Giang Nam. Trong cái lạnh tê buốt, hơn 160 người lững thững bước đi bên cạnh cỗ quan tài màu đỏ, nét mặt không lộ chút cảm xúc. Nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang khi còn đương nhiệm - Ảnh: Reuters Đám tang của Chu Nguyên Hưng, 70 tuổi - một trong những người có thế lực nhất thành phố Vô Tích (tỉnh Giang Tô) - diễn ra một cách lặng lẽ, khác xa với thời ông còn sống. Con cháu, anh em, họ hàng của ông đều bị bắt giữ để điều tra. Theo báo điện tử Tài Tân, Chu Nguyên Hưng là con thứ hai trong gia đình có ba anh em trai: Chu Nguyên Căn, Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh. Anh cả Chu Nguyên Căn là người đưa họ Chu trở thành một gia tộc quyền thế nhất tỉnh Giang Tô. Trên chính trường, người ta biết đến người anh cả quyền lực này với một tên gọi khác: Chu Vĩnh Khang, nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, nguyên bộ trưởng công an, trước đó từng đứng đầu ngành dầu khí Trung Quốc. Gia tộc quyền thế Đoàn đưa tang hướng thẳng về đường Hậu Đông - con đường từng tượng trưng cho thế lực của nhà họ Chu giờ như sân khấu đã hạ màn. Chu Nguyên Hưng qua đời trong một ngôi nhà nhỏ ở Vô Tích do bệnh ung thư xương. Hai lần khám xét nhà khiến gia đình Chu Nguyên Hưng hết sức bàng hoàng. Ngoài người vợ khóc lóc không ngớt, nét mặt của tất cả những người còn lại hầu như không lộ chút cảm xúc. Người con lớn Chu Hiểu Hoa tay bưng bát hương, bước đi như người vô hồn. “Gia đình Chu Nguyên Hưng phất lên quá nhanh. Khi anh cả (Chu Vĩnh Khang) trở thành sếp tại Tập đoàn Dầu khí nhà nước CNPC, gia đình này bắt đầu có của ra của vào. Khi Chu Vĩnh Khang được điều đến Tứ Xuyên, tiền bạc đổ vào nhà này càng nhiều” - một người sống ở thôn Tây Tiền Đầu lâu năm cho biết. Theo nhiều người dân, nhà của Chu Nguyên Hưng chất đầy rượu Ngũ Lương Dịch, Mao Đài, thuốc lá hạng sang và nhiều vàng miếng. Ngoài ra, còn có ba miếng ngọc phỉ thúy, mỗi miếng nặng 5kg. Theo Tài Tân, tài sản cha con Chu Nguyên Hưng có được là nhờ vào việc kinh doanh rượu Ngũ Lương Dịch. Nguyên Hưng còn phát tài nhanh chóng nhờ vào các phi vụ chạy trường, mua quan bán chức. “Nếu có người nào đó tìm việc làm hay công ty nào đang gặp khó khăn, họ có thể tìm đến Chu Nguyên Hưng” - một nguồn tin ở Tây Tiền Đầu cho biết. Khi quyền lực của Chu Vĩnh Khang ngày càng mở rộng, cha con Chu Nguyên Hưng còn thầu cả chạy án. Theo nguồn tin của Tài Tân, bí thư một thị trấn ở Vô Tích đã chi đến 150.000 NDT để nhờ gia đình họ Chu giúp đỡ. Chu Nguyên Hưng từng tự đắc rằng: “Một lần tôi bước ra khỏi cửa là có thể kiếm được ít nhất 400.000 NDT”. Do thường lái chiếc xe có biển số 001, Chu Hiểu Hoa, con trai Chu Nguyên Hưng, hay được nhiều người dân Tây Tiền Đầu gọi là “bộ trưởng”. “Bộ trưởng” tuy trình độ không cao nhưng có gan tày trời. Người trong vùng ai cũng biết Hiểu Hoa từng bạt tai cả cảnh sát. Một lần bị cảnh sát giao thông chặn xe, Hiểu Hoa tiện tay tát cho cảnh sát hai bạt tai và hét lớn “gọi cục trưởng tụi mày ra đây!”. Thế là chẳng những không bị phạt vì “chống người thi hành công vụ”, cảnh sát còn phải xin lỗi và bồi thường bộ quần áo mà Hiểu Hoa làm dơ trong lúc ẩu đả. Từ đó trở về sau, ngoài việc làm nhiệm vụ, cảnh sát giao thông còn phải hết mực cẩn trọng khi bắt nhầm xe của người mang họ Chu. Thôn Tây Tiền Đầu, quê hương của gia tộc quyền thế họ Chu - Ảnh: China.com.cn Bành trướng đế chế kinh doanh Trong khi cha con Chu Nguyên Hưng tung hoành ở quê nhà thì cả gia đình em út Chu Nguyên Thanh lại lập thành một đế chế kinh doanh hùng mạnh tại Bắc Kinh. Báo Tân Kinh - tờ báo do hai tờ báo đảng Quang Minh Nhật Báo và Nam Phương Nhật Báo hợp tác - cho biết Chu Nguyên Thanh phất lên nhờ cưới được cô vợ Chu Linh Anh - con gái của bí thư thị trấn Phường Tiền, kiêm cục trưởng Cục Doanh nghiệp huyện Vô Tích (Vô Tích nay đã lên thành phố). Khi thế lực của anh cả Chu Vĩnh Khang lớn dần, Chu Nguyên Thanh bắt đầu vươn vòi đến chốn quan trường. Từ một người chỉ vừa mới học hết cấp II, Chu Nguyên Thanh được giữ chức vụ cục phó Cục Tài nguyên đất quận Huệ Sơn, thành phố Tích Sơn. Từ đó, Nguyên Thanh cùng vợ Linh Anh và con trai Chu Phong đầu tư vào mọi lĩnh vực có thể hái ra tiền: khai khoáng, mua bán dụng cụ phòng cháy chữa cháy, cho đến mua thiết bị khai thác dầu khí... Tuy nhiên, người ta ít biết rằng gia đình Chu Nguyên Thanh còn mở đại lý Audi - xe của các quan chức Trung Quốc - và hợp tác với CNPC để buôn bán khí đốt hóa lỏng. Chu Nguyên Thanh còn làm cầu nối giữa quan chức địa phương với “trung ương”. Hầu hết những cuộc “thăm viếng” Chu Vĩnh Khang đều do Nguyên Thanh sắp xếp. Theo Tài Tân, kể từ khi anh cả nhà họ Chu thăng tiến lên chức bí thư tỉnh Tứ Xuyên, hàng loạt xe biển số nhà nước, trong số đó có cả xe cảnh sát, ồ ạt đổ về lăng mộ gia tộc họ Chu thăm viếng, cúng bái. Mỗi tết thanh minh, số người tảo mộ về thôn Tây Tiền Đầu đếm không xuể. Các cán bộ này không chỉ đến từ Vô Tích, Giang Tô, mà còn đến từ khắp nơi ở Trung Quốc. Trước khi ra về, họ thường nhắn nhủ: “Làm ơn nói với bác cả một tiếng nhé!”. Do lượng người đến tảo mộ quá đông, năm 2009, chính quyền địa phương còn xây một bãi đậu xe nhỏ ở phía bắc thôn Tây Tiền Đầu, đồng thời lát gạch một con đường nhỏ dẫn đến mộ phần của nhà họ Chu. Một đêm mùa thu năm 2009, có người chơi khăm khoét một lỗ trên phần mộ tổ tiên. Sự việc không chỉ khiến công an Vô Tích sốt vó mà cả công an Giang Tô, công an Thượng Hải, thậm chí Bộ Công an cũng đứng ngồi không yên. Hiện tại, hàng lớp người vẫn kéo về thôn Tây Tiền Đầu nhưng không phải để cúng bái nhằm lấy lòng cấp trên, mà đến chụp ảnh vì hiếu kỳ trước gia tộc từng làm mưa làm gió ở Giang Tô. Ngày 1-12-2013, hơn 10 nhân viên của cơ quan kiểm tra kỷ luật đã đến nhà của Chu Nguyên Thanh và tịch thu rất nhiều vàng, bạc, đá quý, thuốc lá, rượu đắt và siêu xe. Hai vợ chồng Chu Linh Anh bị đưa đi lúc 11g đêm. Nguồn tin của báo Tân Kinh cho biết việc bắt giữ này có liên quan đến thương nhân Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang. Tờ báo này dẫn lời các quan chức Vô Tích cho biết gia đình Chu Nguyên Thanh có liên quan đến Tập đoàn năng lượng Côn Lôn, công ty con của CNPC và hàng loạt dự án kinh doanh mờ ám khác. Bản thân chủ tịch hội đồng quản trị Côn Lôn, phó tổng giám đốc CNPC Lý Hoa Lâm cũng bị bắt giữ vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. ĐÔNG PHƯƠNG ====================== Hồ sơ mang tên Chu Vĩnh Khang - Kỳ 2: Con lươn và mỏ dầu 15/04/2014 08:20 (GMT + 7) TT - Chu Vĩnh Khang xuất thân trong một gia đình nông dân ở thôn Tây Tiền Đầu, thị trấn Hậu Kiều, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Từ cậu học trò nghèo nổi tiếng hiếu học trong thôn, Chu trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc trước khi nghỉ hưu vào năm 2012. Ông Chu Vĩnh Khang (giữa) đi kiểm tra tình hình an ninh ở ngoại ô Bắc Kinh vào cuối năm 2012. Và sau đó sóng gió bắt đầu ập đến... - Ảnh: AP Báo Đông Phương Buổi Sáng (Thượng Hải) hôm 28-2 đăng tải bài viết hiếm hoi về xuất thân của Chu Vĩnh Khang: “Những chuyện trước đây của Chu Nguyên Căn - cha của Chu Bân”.Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, đây là bài báo đầu tiên của Trung Quốc đại lục hé lộ quá khứ ít được biết đến của nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực. Cậu học trò nghèo Chu Vĩnh Khang quê ở thôn Tây Tiền Đầu, nơi có hơn 500 năm lịch sử, cách Vô Tích khoảng 18km. Ngót 400 người trong thôn đều mang họ Chu. Tương truyền rằng người dân nơi đây là hậu duệ của nhà triết học nổi tiếng thời Bắc Tống Chu Đôn Di. Nhà nho Chu Đôn Di nổi tiếng với “Ái liên thuyết” (thuyết yêu hoa sen) ca ngợi sự thanh bạch, trong sáng của loài hoa xuất thân từ bùn đất Theo báo Đông Phương Buổi Sáng, cha Chu Vĩnh Khang là ông Chu Nghĩa Sinh, người thôn Tung Sơn, thị trấn Hậu Kiều. Ngày ngày Chu Nghĩa Sinh thường làm công tại thôn Tây Tiền Đầu.Thấy Nghĩa Sinh vạm vỡ lại siêng năng, ông Chu A Học, một nông dân ở thôn Tây Tiền Đầu, tác hợp chàng trai này với con gái mình là Chu Tú Kim. Năm 1942, Chu Nghĩa Sinh và Chu Tú Kim sinh con trai đầu lòng đặt tên Chu Nguyên Căn. Năm 7 tuổi, Chu Nguyên Căn vào tiểu học, do trùng tên với bạn nên đổi tên thành Chu Vĩnh Khang. Cha mẹ Vĩnh Khang tiếp tục sinh thêm hai con trai nữa là Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh. Vốn nghèo lại đông con, cuộc sống gia đình càng thêm chật vật. “Lúc ấy gia đình họ gần như là hộ nghèo nhất trong thôn. Vì khó khăn, quần áo của ba anh em họ Chu đứa lớn mặc không vừa lại nhường cho đứa nhỏ hơn” - Đông Phương Buổi Sáng dẫn lời một bạn học thuở nhỏ của Chu Vĩnh Khang cho biết. Người trong thôn kể lại rằng Chu Vĩnh Khang có thể học hành đến nơi đến chốn là nhờ vào “tuyệt chiêu” câu lươn của cha. Mỗi ngày sau khi giúp vợ làm công việc đồng áng, Chu Nghĩa Sinh đem theo lương khô, dụng cụ câu lươn và chiếc giỏ trúc lên đường. Mỗi lần như vậy, ông đem về cả một giỏ lươn nặng khoảng 5kg. Số lươn trên có thể bán được đến vài nhân dân tệ.Vào thời điểm đó, vài nhân dân tệ cũng đủ cho cả gia đình trang trải qua ngày. Từ nhỏ Chu Vĩnh Khang rất kiệm lời, hiếm khi chơi với các bạn cùng trang lứa nhưng lại rất siêng năng nhanh nhẹn, hiểu lễ nghĩa. Vĩnh Khang thường giúp cha mẹ làm nông mỗi khi tan lớp. Khi học xa nhà, Vĩnh Khang lúc về quê đều đến thăm hỏi họ hàng vào mỗi dịp nghỉ hè hoặc nghỉ đông. Lúc chuẩn bị trở lại trường nhập học, Chu cũng luôn đến chào họ hàng. Sau sáu năm học tập tại thị trấn Hậu Kiều, năm 1955 Chu Vĩnh Khang (lúc ấy 13 tuổi) thi đậu vào Trường trung học thị trấn Đãng Khẩu và trở thành một trong những học sinh giỏi nhất trường. Năm 1958, Chu là một trong ba học sinh của Đãng Khẩu giành được suất vào Trường trung học Tô Châu. Hai em trai Chu Nguyên Hưng và Chu Nguyên Thanh nghỉ học khi vừa hết cấp II. Nguyên Hưng sống tại thôn Tây Tiền Đầu, lo việc hương hỏa cho gia tộc. Năm 1961, Chu Vĩnh Khang lại một lần nữa làm rạng danh thôn Tây Tiền Đầu khi đỗ vào Học viện Dầu khí Bắc Kinh - một trong tám trường lớn nhất Trung Quốc (nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc). Tại đây, ông quen biết và kết hôn với người vợ đầu tiên Vương Thục Hoa. Khi hai cậu con trai Chu Bân và Chu Hàm ra đời, Chu còn miệt mài làm việc tại mỏ dầu. Gia cảnh của Chu lúc đó vẫn nghèo. “Lúc ấy ông ta tuy làm việc tại mỏ dầu nhưng gia đình vẫn thiếu thốn, mua sữa cho con cũng là chuyện khó khăn” - bạn học thời thơ ấu của Chu Vĩnh Khang cho biết. Nhưng dù sao cậu học trò nghèo lớn lên bằng những con lươn của cha nay đã lọt vào mỏ dầu. Và điều ít ai ngờ tới đã diễn ra... Bành trướng thế lực Trong suốt 31 năm hoạt động trong ngành dầu khí, Chu Vĩnh Khang dần gầy dựng một thế lực lớn mạnh, bám rễ vào từng ngóc ngách trong ngành. Năm 1996, Chu trở thành tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí CNPC. Bắt đầu từ đó con đường thăng tiến của Chu Vĩnh Khang rộng mở thênh thang. Cậu học trò nghèo ngày nào không thể tưởng tượng rằng mình có chân trong ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc - vị trí nắm giữ vận mệnh của hơn 1,3 tỉ người. Theo Tân Hoa xã, Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, tốt nghiệp Học viện Dầu khí Bắc Kinh. Ông lãnh đạo công ty dầu khí quốc gia từ năm 1996-1998 rồi chuyển sang làm bộ trưởng đất đai và tài nguyên đến năm 1999. Sau đó ông trở thành bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên từ năm 1999-2002. Chu Vĩnh Khang vào Bộ Chính trị và giữ chức bộ trưởng công an đến năm 2007. Ông trở thành ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 đến khi nghỉ hưu vào năm 2012. Khi nấc thang quyền lực ngày càng cao, thế lực của Chu Vĩnh Khang ngày càng bành trướng. Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, mạng lưới của Chu bắt rễ sâu vào các lĩnh vực ông từng giữ vai trò lãnh đạo. Từ Tập đoàn Dầu khí CNPC, Bộ Tài nguyên đất đai, Tỉnh ủy Tứ Xuyên, Bộ Công an hay Ủy ban Chính pháp trung ương, mọi thuộc cấp thân cận đều là những mắt xích trong hệ thống quyền lực do Chu Vĩnh Khang thiết lập. Do an ninh và ổn định đóng vai trò trọng yếu trong chính sách của Bắc Kinh, quyền lực của bí thư Ủy ban Chính pháp trung ương thời Chu Vĩnh Khang cao hơn phần lớn các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác. Trước khi về hưu, Chu là người nắm giữ các chức vụ trọng yếu nhất trong ban lãnh đạo Trung Quốc. Quyền lực của Chu bao trùm từ cơ quan giám sát cơ quan tư pháp, công an đến các cơ quan an ninh quốc gia. Nhờ thế lực của Chu Vĩnh Khang, con trai Chu Bân, em trai Chu Nguyên Hưng, Chu Nguyên Thanh, các thuộc cấp Lý Hoa Lâm, Ký Văn Lâm, Quách Vĩnh Tường... đã tạo dựng được một đế chế kinh doanh đầy thế lực. Trong đó, “thái tử” Chu Bân là một mắt xích quan trọng trong “nhóm lợi ích” đó. ĐÔNG PHƯƠNG ______________ Kỳ tới: Bí ẩn “hậu cung” ====================== Hồ sơ mang tên Chu Vĩnh Khang - Kỳ 3: Bí ẩn “hậu cung” 16/04/2014 11:39 (GMT + 7) TT - Nếu như tiểu sử của ông Chu Vĩnh Khang được công khai rộng rãi trên các mặt báo Trung Quốc thì ngược lại các thông tin về gốc gác, gia đình, cuộc sống riêng tư của nguyên ủy viên thường vụ Bộ Chính trị này là một bí ẩn lớn đối với công chúng. Ông Chu Vĩnh Khang trong lần đến thăm một đơn vị cảnh sát CHDCND Triều Tiên năm 2010 - Ảnh: Tân Hoa xã Khi vòng vây đối với Chu Vĩnh Khang đang ngày càng siết chặt, mối quan tâm của người dân không chỉ đổ dồn về các cáo buộc tham nhũng của Chu mà còn tập trung vào cái chết bí ẩn của người vợ đầu, lý do vì sao con trai thứ Chu Hàm cắt đứt quan hệ với cha và về người vợ trẻ tuổi từng làm phát thanh viên ở Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Cái chết bất ngờ Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, kể từ khi rộ lên thông tin Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra, nhiều giả thuyết về cái chết bí ẩn của Vương Thục Hoa - người vợ đầu của Chu Vĩnh Khang - lan truyền trên các tờ báo mạng của đại lục, Hong Kong. Dù vậy đến nay ngoài vài dòng viết về bà Vương Thục Hoa do báo điện tử Tài Tân công bố, tất cả thông tin còn lại về cuộc sống riêng tư của Chu Vĩnh Khang đều nằm trong vòng bí mật. Theo Tài Tân, hơn 10 năm trước người dân thôn Tây Tiền Đầu, tỉnh Giang Tô (quê hương của Chu Vĩnh Khang) từng nhìn thấy bà Vương Thục Hoa khóc lóc thảm thiết trước lăng mộ tổ tiên nhà họ Chu. Người họ Chu mời bà về nhà ăn cơm nhưng bị bà từ chối. Sau đó không lâu, bà Vương chết một cách bí ẩn trong một vụ tai nạn giao thông. Hai tài xế (đều là cảnh sát) gây ra vụ tai nạn bị xử 10 năm tù. Tuy nhiên, cả hai được thả sau ba năm thụ án và được cất nhắc lên chức vụ quan trọng trong các công ty dầu khí nhà nước. Theo nguồn tin được Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lại, con trai thứ Chu Hàm chưa bao giờ tin rằng mẹ mình chết vì tai nạn giao thông. Sau khi mẹ mất, Chu Hàm đoạn tuyệt quan hệ với cha. Hiện tại đây là người thân duy nhất của Chu Vĩnh Khang không xuất hiện trong danh sách những người bị điều tra hoặc bắt giữ do có dính líu đến Chu Vĩnh Khang. Trong khi đó con trai lớn là Chu Bân vẫn giữ quan hệ tốt với cha. Nhờ mối quan hệ này, Chu Bân và gia đình vợ không ngừng bành trướng mạng lưới kinh doanh nhằm thâu tóm ngành dầu khí Trung Quốc. Cũng theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, trước khi vợ mất, ông Chu Vĩnh Khang lúc đó muốn cưới cho bằng được cô tình nhân Giả Hiểu Diệp, nhỏ hơn mình 28 tuổi, phát thanh viên của kênh truyền hình CCTV2. Theo Nhật Báo Bình Quả, Giả Hiểu Diệp chỉ là một thực tập sinh tại kênh truyền hình CCTV2 khi gặp Chu Vĩnh Khang vào những năm 1990. Lúc đầu cô tập sự họ Diệp luôn dẫn theo một phóng viên quay phim đi kèm khi thực hiện các cuộc phỏng vấn Chu Vĩnh Khang. Về sau, người quay phim xuất hiện thưa thớt dần rồi biến mất. Các cuộc “phỏng vấn riêng” chỉ còn lại Giả Hiểu Diệp và Chu Vĩnh Khang. Năm 2001 Chu Vĩnh Khang và Giả Hiểu Diệp kết hôn. Vào thời điểm ấy, Giả Hiểu Diệp chỉ là một phóng viên bình thường tốt nghiệp Trường ĐH Bắc Kinh, trong khi Chu Vĩnh Khang đã làm đến chức bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Con trai lớn Chu Bân tuy không hài lòng về mối quan hệ giữa cha và mẹ kế (chỉ hơn Chu Bân hai tuổi) nhưng vẫn lẳng lặng bỏ qua mọi việc. Do khoảng cách tuổi tác quá xa, có lần cùng Chu Vĩnh Khang đi khảo sát ở địa phương, Giả Hiểu Diệp còn bị nhận nhầm là con dâu ông này. Tuy trở thành vợ của quan chức nhưng cuộc sống của Giả Hiểu Diệp lại khá đơn điệu. Một phần là do Chu Vĩnh Khang quản giáo rất nghiêm. Sau khi cưới, Hiểu Diệp theo Chu Vĩnh Khang đến Tứ Xuyên và làm việc tại một đài truyền hình địa phương. Khi Chu trở thành bộ trưởng Bộ Công an kiêm ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Giả lại quay về làm việc tại CCTV. Cách đây vài năm, Hiểu Diệp nghỉ việc và từ đó không còn xuất hiện ở CCTV. Theo Nhật Báo Bình Quả, Giả không phải là một người sắc nước hương trời, cũng không phải người có tài năng xuất chúng. Khi còn là tình nhân của Chu Vĩnh Khang có lần Giả suýt bị giảm biên chế. Đến khi nhận được một cú điện thoại của Chu Vĩnh Khang, lãnh đạo CCTV mới biết chỗ dựa của Giả lớn đến thế nào. Lại CCTV! Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn nguồn tin từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh chính là người đã tiến cử cô thực tập sinh Giả Hiểu Diệp cho Chu Vĩnh Khang. Từ đó, mối quan hệ giữa Lý và Chu không ngừng thắt chặt. Giới quan sát đồn đoán rằng đó chính là nguyên do vì sao lại có việc bổ nhiệm kỳ lạ ở Bộ Công an. Trước khi trở thành thứ trưởng Bộ Công an, Lý Đông Sinh là một nhà báo có tiếng trong ngành truyền thông Trung Quốc. Lý có 22 năm kinh nghiệm làm việc tại Đài truyền hình CCTV. Tuy nhiên, cựu phó giám đốc Đài truyền hình CCTV lại không có bất kỳ kinh nghiệm nào trong ngành an ninh. Quyết định bổ nhiệm Lý Đông Sinh lên chức thứ trưởng Bộ Công an gây không ít bất bình trong dư luận. Lý Đông Sinh xuất hiện lần cuối cùng tại Bộ Công an hôm 16-12-2013, từ đó Lý bặt vô âm tín. Tân Hoa xã cho biết hiện cựu thứ trưởng này bị miễn toàn bộ chức vụ trong Bộ Công an và bị điều tra vì vi phạm pháp luật và kỷ luật nghiêm trọng. “Chúng ta có thể thấy rằng động thái trên nhằm nhắm vào cấp cao hơn. Điều này nhằm đẩy cuộc chiến từ ngoài rìa vào đến trung tâm quyền lực” - báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời Tiêu Tân, giáo sư chính trị học ĐH Trung Sơn, nhận định. Hiện có rất nhiều thông tin từ các diễn đàn trên khắp đại lục và Hong Kong cho rằng ngoài Giả Hiểu Diệp, Chu Vĩnh Khang còn có quan hệ “trên mức tình cảm” với nhiều nữ phát thanh viên khác của CCTV. Tuy nhiên cho đến hiện tại, các tờ báo chính thống của Trung Quốc đều chưa xác nhận thông tin này. Tân Hoa xã từng công khai việc đồng minh chính trị thân cận của Chu Vĩnh Khang là Bạc Hy Lai có quan hệ ngoài hôn nhân với nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, danh sách những phụ nữ trên tình trường của Bạc cho đến hiện tại vẫn là một bí mật. . ĐÔNG PHƯƠNG ====================== Bởi zdậy! Ngay từ khi chưa xử Bạc Hy Lai, Lão Gàn đã phát biểu: Câu chuyện không hề đơn giản.1 like
-
1 like
-
Quán vắng!
Thích Đủ Thứ liked a post in a topic by Thiên Sứ
Về một người hùng của nước Mỹ (LĐ) - Số 96-97-98 Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - 2:20 PM, 01/05/2014 Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu binh John Baca. Lần thứ ba sang Mỹ thì tôi không gặp được John Baca nữa. Tôi gọi điện, nhưng số điện thoại ấy đã không còn ai sử dụng. John Baca lại lang thang đâu đó trên nước Mỹ. Lòng tôi dâng lên một nỗi buồn và lo lắng. Đấy là một người Mỹ mà tôi đã giành cho anh những lo lắng của tôi. Anh đã hơn năm mươi tuổi. Nhưng với tôi, nhiều lúc anh như một đứa trẻ. Lần này đến Mỹ, một người bạn của tôi hứa sẽ tìm John giúp tôi. Tôi gặp John Baca năm 1990. Ngày ấy, anh cùng nhóm cựu binh Mỹ sang huyện Gia Lâm (Hà Nội) để xây một trạm xá cho xã Yên Viên. Họ là những cựu binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trở về Mỹ, cũng như bao cựu binh khác, họ mang trong mình hội chứng chiến tranh Việt Nam. Và thế là, họ quyên góp tiền của các cựu binh khác để sang Yên Viên xây trạm xá. Họ biết Yên Viên là một nơi bị bom Mỹ tàn phá khốc liệt trong những năm chiến tranh. Mười cựu binh Mỹ mang 30.000 USD tiền mặt sang Việt Nam. Tôi đã chứng kiến lễ trao tiền mặt tại UBND huyện Gia Lâm. John Baca là một người hùng của nước Mỹ. Vào một buổi chiều của năm 1968 tại chiến trường Việt Nam, một tiểu đội lính Mỹ đang ngồi trong một boongke cát thì bị một quả lựu đạn của những người du kích Việt Nam ném vào. Tất cả những lính Mỹ ở đó không còn đường nào chạy thoát. Nhưng ngay lúc đó, John đã lấy mũ sắt của mình chụp quả lựu đạn và nằm đè lên chiếc mũ. Lựu đạn nổ. Bụng John bị xé nát. Quân đội Mỹ đã chở John ra hạm đội bảy và từ đó đưa anh đến Nhật để cứu chữa. John đã được cứu sống. Những người lính trong tiểu đội của anh không nghĩ rằng John có thể sống. John tin rằng anh sống được là do sự ban phước của Chúa. Sau chiến tích đó, anh trở về Mỹ và trở thành một người hùng. Quốc hội Mỹ đã tặng anh mề đay cao quí nhất của nước Mỹ. Và vì thế mà hầu hết những cựu binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam đều biết tên anh. Nhưng sau đó, anh cũng nhận ra cuộc chiến tranh do chính phủ Mỹ tiến hành ở Việt Nam thật vô nghĩa. Anh đã vứt mề đay vào một góc nhà và xuống đường đi đầu các cuộc biểu tình chống chiến tranh. Rồi anh dành dụm số tiền trợ cấp của chính phủ Mỹ cho anh để sang Việt Nam. John đã sang Việt Nam. Không ai bắt những cựu binh Mỹ phải làm việc này ngoài lương tâm của họ. Họ đã trung thực với lương tâm họ. Tôi đã gặp John ở Yên Viên. Một tháng ở đó, John đã gánh vôi vữa cùng những công nhân Việt Nam để xây trạm xá. Và anh đã yêu một phụ nữ Việt Nam trên công trường. Người phụ nữ ấy tên là Hải. Họ yêu nhau, dù cả hai không hề biết ngôn ngữ của nhau. Ngày ấy, John và Art James đã bỏ tiền của mình để mua máy may cho những nữ công nhân xây trạm xá Yên Viên. Anh nói với tôi rằng đó là những người phụ nữ nghèo khó. Họ cần có một chiếc máy may để may vá quần áo cho con cái họ. Một chiều mưa ở Gia Lâm, từ cửa sổ nhà trọ, tôi nhìn thấy John và Hải. John đèo Hải trên một chiếc xe đạp cũ của Hải. Hai người đi trên chiếc xe đạp mỏng manh trong mưa gió. Tình yêu của họ cũng giống như vậy. John lấy hết sức mình đạp xe. Nhưng gió quá to và mưa như trút. Chiếc xe đạp chao đảo trên đường. Đi được một đoạn thì họ phải xuống dắt xe. Tình yêu của họ cũng giống như thế. Hải không dám đi tiếp đoạn đường trong tình yêu của họ. Hải sợ. Chị sợ hãi nhiều điều. Đã có người nhắc nhở chị về mối quan hệ với một lính Mỹ. Chị đã cứng tuổi, nhưng chưa có chồng. Chị có thể mất việc làm. Chị có thể trở thành nạn nhân của những lời xì xào nguy hiểm. Và họ phải chia tay nhau. Cũng trong một buổi chiều ở thị trấn Gia Lâm. Họ đứng với nhau rất lâu. Hôm sau, John trở về Mỹ. Tôi không biết họ nói gì với nhau. Và chắc họ cũng chỉ có thể hiểu nhau qua ánh mắt. Một người không biết nói tiếng Anh và một người không biết nói tiếng Việt. Trước đó, John đã nhờ tôi dạy cho anh một câu tiếng Việt: Em đẹp lắm, anh yêu em. Tôi biết John học câu đó chỉ để nói với Hải. John đã tập nói câu đó. Và lúc nào nói, anh cũng xúc động. Hải đã nghe được câu nói đó. Tôi tin chị đã khóc. Buổi chiều ấy, bên hè phố trước một khách sạn tư nhân John ở, hai người đứng mãi với nhau. Bóng tối dần dần buông xuống. Rồi họ chia tay nhau. Tôi nhìn thấy Hải cúi người đạp xe khuất dần vào bóng tối trên đường. Họ sẽ không bao giờ gặp nhau được nữa. Tôi biết là như vậy. Khi chia tay John. Tôi nghĩ chẳng bao giờ gặp lại anh. Một nỗi buồn dâng lên trong lòng tôi. Đã một thời anh là kẻ thù của chúng ta. Nhưng chiến tranh đã qua đi. Tôi mong đừng ai còn giữ trong lòng mình sự thù hận, dẫu chúng ta mất mát quá nhiều, đau đớn quá nhiều. Thù hận mãi để làm gì ? Chúng ta chỉ một lần sinh ra và sống một cuộc đời thật là ngắn ngủi, nhưng đầy đói khát, bệnh tật, đầy sợ hãi và bất trắc. Lẽ nào chúng ta mãi mãi hận thù nhau cho đến khi giã từ thế gian. Hơn thế, John là một kiếp buồn. Hình như lúc nào anh cũng sống lạnh lẽo trong cô đơn. Chúa sẽ mượn một ai đó trong chúng ta để trở thành một ngôi nhà tinh thần cho John trú ngụ. Anh chẳng còn cha mẹ. Anh yêu một cô gái da màu trước khi đến chiến trường Việt Nam. Khi trở về Mỹ, anh không gặp được cô gái ấy. Thế là anh đi tìm cô. Nhưng mãi sau này, anh vẫn chẳng có một mẩu tin về cô. Dẫu anh có gặp cô thì tôi tin hai người cũng sẽ chia tay nhau. Tôi nghĩ, Chúa lại ban phước cho anh một lần nữa. Người đã không cho anh gặp lại cô gái ấy. Để anh mãi mãi mang theo hình ảnh cô. Để anh có thể nhớ cô trong những đêm tuyết đầu mùa rơi xuống. Để chính nỗi nhớ như thế lại trở thành niềm hạnh phúc và an ủi anh. Năm 1993, tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi Mỹ tham gia hội thảo văn học do Trung tâm William Joiner tài trợ. Một lần ngồi nói chuyện về các cựu binh Mỹ đang càng ngày càng nhiều trở lại Việt Nam, tôi đã kể câu chuyện về John Baca. Và thật không ngờ, Kevin đã biết anh. Ngay hôm sau, Kevin đã tìm được điện thoại của Art James - bạn John. Tôi gọi điện cho John. Khi nhận ra giọng nói của tôi, John kêu lên và sau đó nghẹn lại. Trong chuyến đi Washington, tôi đã đến thăm John. John và Art James lái xe từ Maryland đến ga tàu hoả đón tôi. Mỗi người che mặt bằng một tờ báo và chạy về phía tôi. Nhưng làm sao tôi lại không nhận ra họ. Chỉ nhìn đôi chân của Art James, tôi cũng có thể nhận ra họ. Art James có đôi chân bị gãy và được nối lại. Art James chính là một trong những lính Mỹ trong tiểu đội John nằm gần John khi lựu đạn nổ. Có lẽ vì ơn cứu mạng, khi trở về Mỹ, Art James đã không bao giờ rời bỏ John. Chuyển nhà đến đâu, Art James cũng mang John đi theo. Art James nói với tôi: John trông coi bọn trẻ, nhưng chúng tôi lại phải trông coi anh ấy như một đứa trẻ nhiều tuổi. John đưa tôi về thăm nhà anh ở Maryland, nhưng rất gần thủ đô Washington. Trên xe, anh nói với tôi rằng anh đã tiết kiệm được mười ngàn đô la và tôi đừng nói cho ai biết. Anh sẽ cố gắng tiết kiệm để có đủ tiền xây một ngôi nhà bên bờ biển Việt Nam cho các bà mẹ Việt Nam và Mỹ mất con trong chiến tranh có thể đến đó gặp nhau và nhớ về những đứa con yêu dấu của mình. Mười ngàn đô la, một số tiền quá nhỏ đối với những người Mỹ bình thường. Nhưng ước mơ của anh thật xúc động và thật lớn lao. Ngôi nhà John ở trên quả đồi một cánh rừng ở Maryland, cạnh nhà của Art James. Một ngôi nhà mà chúng ta khó thấy trên đất Mỹ. Ngôi nhà này do Art James giúp anh dựng lên. Ngôi nhà chừng tám đến mười mét vuông. Trong nhà không có giường. John ngủ trên ghế sopha. Sống cùng John là một con chó. John kể, trong những đêm đau ốm bởi vết thương cũ, con chó như hiểu được sự đau đớn của anh, nó liếm dịu dàng lên ngực anh. Cái lưỡi ấm nóng và đầy tình nghĩa ấy đã xoa dịu một phần đau ốm và cô đơn của anh. Và sự dịu dàng của con chó đã nhiều lần làm anh bật khóc. John cùng Art James trồng dâu tây trên những quả đồi quanh nhà. Khi dâu tây chín, họ hái và để vào những chiếc thùng gỗ tự đóng mang ra chợ bán. Đêm ấy, một đêm mùa hạ năm 1993, tôi ngồi với John trong ngôi nhà ấy. Quanh ngôi nhà đầy đom đóm bay. Tôi hỏi John về Hải. John im lặng rất lâu và nói rằng đã ba năm nay kể từ khi xây xong trạm xá Yên Viên trở về, anh viết thư cho Hải nhiều lần, nhưng không thấy trả lời. Anh không hiểu vì sao. Nhưng tôi hiểu. Hải mong thư anh. Hải mong một điều gì đó lớn hơn nữa. Nhưng chị không biết tiếng Anh. Ngày đó thật khó để chị nhờ một ai đó dịch những lá thư cho chị. Chị xấu hổ. Chị sợ. Và chị không bao giờ hy vọng một chút gì vào tương lai của họ. Hai người ở hai đầu trái đất cùng với bao khác biệt. Làm sao họ có thể gặp lại nhau. Chị là một người phụ nữ muộn chồng, khắc khổ và nhẫn nại và chị chỉ là một công nhân xây dựng. Chị không biết làm gì với những lá thư ấy. Chị không biết. Có lẽ thỉnh thoảng chị chỉ biết đem những lá thư ấy ra vụng trộm ngắm nhìn và nhớ về một chiều mưa trên thị trấn Gia Lâm. Và đến một ngày nào đó, chị sẽ đốt những lá thư ấy đi. Chị không biết được rằng, trong ngôi nhà của một người Mỹ mà chị đã yêu, tôi - người phiên dịch cho những cựu binh Mỹ xây dựng trạm xá Yên Viên ngày ấy - đang ngồi cùng John và nói về chị. Từng đàn đom đóm vẫn bay quanh nhà. Gió đang thổi qua những rừng cây ven đồi. Tôi nghĩ, lẽ ra người ngồi trong ngôi nhà ấy trước John phải là chị, chứ không phải là tôi. Nhưng số phận lại luôn luôn đùa bỡn và đày đoạ chúng ta như vậy. Mấy năm trước tôi có viết một bài báo về John Baca. Sau đó tôi nhận được một số thư của những người phụ nữ Việt Nam. Trong đó có một lá thư tôi rất quan tâm. Đó là thư của một phụ nữ ở một thành phố phía nam. Chị bày tỏ tình cảm của mình với John và tha thiết nhờ tôi viết thư cho John giới thiệu chị với John. Chị xin tôi địa chỉ của John. Chị muốn an ủi John. Tôi đã cho chị địa chỉ của John. Chị đã viết thư cho John nhiều lần. Sau này, John viết thư cho tôi và nói rằng người phụ nữ ấy muốn cưới John. Chị giục John hãy nhanh chóng cưới chị và đưa chị sang Mỹ. John đã tế nhị từ chối người đàn bà ấy. John đã đúng. John cô đơn và rất cô đơn. Nhưng anh không thể và không bao giờ cưới một người đàn bà như vậy. Sao người đàn bà ấy không phải là Hải? Vẫn là số phận phải không John? Phải không Hải? Sau này, tôi có nhận được một lá thư của một số chị em là giáo viên một trường phổ thông cơ sở ở Gia Lâm. Các chị viết cho tôi và bảo tôi khuyên John hãy sang Việt Nam. Các chị sẽ tìm Hải hoặc một người phụ nữ Việt Nam nhân ái nào đó cho John. Tôi đã đọc lá thư ấy nhiều lần. Và không lần nào mắt tôi không nhoè ướt. Không chỉ mình tôi thương John mà bao nhiêu tấm lòng nhân ái thương anh. Chúng ta thương cho một kiếp người. Nước Mỹ có thể không để cho John chết đói, chết rét, nhưng nước Mỹ có thể để John chết vì cô đơn và trống rỗng. Khi chia tay nhau, John lục trong mắc áo lấy một chiếc áo cũ còn mới nhất tặng tôi cùng một tấm biển mà John vẫn thường đeo trên ngực. Tấm biển nhỏ ghi một dòng chữ: Tôi có thể làm thuê. Và trong chuyến đi Mỹ lần ấy, tôi đã mang về Việt Nam rất nhiều kẹo cho các con tôi, những tập thơ và những thứ John tặng tôi. Và bây giờ, chiếc áo cũ của một kiếp cô đơn cùng tấm biển tìm việc làm thay vào tấm mề đay của John vẫn để trong ngăn tủ nhà tôi - nơi tôi lưu giữ những kỷ vật của mình.1 like -
Năm nay ( Giáp Ngọ ) cháu đạt được mơ ước rồi. Nhanh thì tháng 5 chậm thì tháng 8 Âm.1 like
-
Quá khứ là như vậy, hậu quả là truyền thống văn hóa sử Việt đang tiếp tục bị phủ nhận.. Thế giới này có thể không có chuẩn mực. Nhưng cá nhân Thiên Sứ tôi lấy Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến làm chuẩn mực để đối chiếu từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Quốc gia nào tỏ thiện chí với dân tộc Việt Nam thì nó phải được thể hiện bằng long trong công nhận - một cách khách quan, sòng phẳng và chính danh - một chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Nếu không có điều kiện này thì cá nhân tôi luôn nghi ngờ thiên chí thật sự của bất cứ quốc gia nào, có tham gia vào cái gọi là "Cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt từ 40 năm trước (Tức là sau tiệc nhậu ở Tử Cấm Thành và tiệc nhậu này lại sau cái dự án được mô tả trong bài báo trên). Chống lại nền văn hóa sử Việt tức là phủ nhận một lý thuyết thống nhất vũ trụ - một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại (Vanga).Lý thuyết thống nhất vũ trụ - Ấy là nói theo khoa học đấy! PS: Cảm ơn báo Dân Trí - đăng một thông tin khá thuyết phục - cho dù họ không có mục đích giúp Lão Gàn. Vấn đề còn lại chỉ là chở các cơ quan tình báo của các quốc gia có "Cộng đồng khoa học ủng hộ quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt" giải mật. Về mặt "lý thuyết" - tức là tính "danh nghĩa" của vấn đề thì sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt nhân danh khoa học. Và cái gọi là "khoa học"này thực ra chỉ là một giải pháp để thực hiện một âm mưu - mà bài báo trên đã gián tiếp vạch ra.Nhưng tính chính danh của danh nghĩa khoa học phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt hoàn toàn không có.Không hề có sự biện minh của cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" cho quan điểm của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng - kể cả quốc tế - khi có những luận cứ phản biện công khai.Cụ thể cá nhân tôi có bài phản biện ông Trần Quốc Vương trên tuvilyso.com. Đó là bài viết phản biện bài "Từ Hoa Lư đến Thăng Long" của ông này,ngoài ra còn nhiều bài khác. Một sinh viên của trường có ông Vương giảng dạy (Lúc ông ta còn sống) đã coppi về web của trường và đề nghị các thày và bạn học có ý kiến. Topic của anh sinh viên này không có comment cho đến khi ông Vượng "viên tịch"...vài năm sau đó. Bài viết đã được đưa về trang web lyhocdongphuong.org.vn (*). Tóm lại là im lặng tuyệt đối đến mức phi lý và không hề có một biểu hiện tính khoa học nào - thể hiện sự biện minh nhân danh khoa học để bảo vệ luận điểm công khai,minh bạch theo tình thần khoa học - từ phía "hầu hết các nhà khoa học" trong nước về vấn đề cội nguồn Việt Sử. Ngược lại - trong việc chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến Nam Dương tử - của cá nhân tôi, hoàn toàn công khai,minh bạch với những luận cứ có thể phản bác, theo đúng tinh thần khoa học,mang tính chính danh của hành vi. Bài báo trên đã xác định trực tiếp âm mưu chính trị nhằm đánh quỵ ý chí của Bắc Việt Nam - một trong những chính thể đã coi truyền thống Việt sử gần 5000 năm văn hiến , như một thành tố quan trọng trong chiến tranh với Hoa Kỳ. Chính tôi cùng một số thợ vẽ đi kẻ khẩu hiệu "4000 năm cùng chúng ta ra trận" - trích thơ Tố Hữu - ở phía Bở hồ đối diện CA Hàng Trống bây giờ vào những năm chiến tranh. Trong chiến tranh - giữa lằn ranh của sự sống và cái chết - người ta có thể dùng mọi thủ đoạn để dành chiến thắng cuối cùng. Nhưng lịch sử đã lùi vào qúa khứ gần nửa thế kỷ, nếu tính từ năm 1975. Nếu tính từ mục đích đã đạt được - từ khi Liên Xô sụp đổ cũng 20 năm đã trôi qua. Những đồng minh tạm thời trước đây - Trung Quốc & Hoa Kỳ - nay đổi thành đối thủ chiến lược. Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược trong "canh bạc cuối cùng" này. Nhưng cá nhân tôi và nhân danh cá nhân - tôi chỉ có thể coi là một quốc gia thiên chí khi thể hiện tính khách quan khoa học trong việc công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, công khai, minh bạch, khách quan, khoa học. Còn nếu không phải như vậy - các người khăng khăng phủ nhận chân lý khách quan - Việt sử 5000 năm văn hiến,một thời huy hoàng ở miến nam Dương tử - thì "Thiên Địa còn tù mù" . Các người cứ vào ngồi chiếu bạc để sát phạt. Hậu quả thế nào, hãy xem lại lời tiên tri của bà Vanga . ===============Chú thích: * http://diendan.lyhoc...yen-thong-viet/1 like
-
Phong thủy chánh tông sẽ không bị vướng bởi câu hỏi trên của bác Hà Uyên. Một người bất luận sanh ra năm nào nhảy vào đống lửa thì sẽ bị cháy tới chết, tương tự như vậy, một người bất luận là tuổi gì nhảy vào thùn nước thì sẽ bị ngộp tới tắt thở. Tất cả không thể ra khỏi chử lý, hình lý, khí lý nên mới có địa lý, thiên lý và nhân lý1 like
-
Hình như chú đang hỏi chữ Thổ trong Nữ Thổ Đức, Vị Thổ Trĩ, Liễu Thổ Chương, Đê Thổ Lạc Chữ Thổ nầy không phải là chữ Thổ trong ngũ hành mà nói về sự thay đổi thời tiết trong năm. Nữ Thổ Đức => Đông Chí => cung Tý Vị Thổ Trĩ => Xuân Phân => cung Mão Liễu Thổ Chương => Hạ Chí => cung Ngọ Đê Thổ Lạc => Thu Phân => cung Dậu Tứ Thổ nầy là tứ chính cung (Tý, Mão, Ngọ, Dậu) trong Tử Vi.1 like
-
Thí dụ bên phía đông thì có những sao: Trong tháng 8, 9 và 10 Âm Lịch, khi bé đứng trên trái đất nhìn về hướng Đông bé thấy mặt trời nằm chung với các chùm sao: Cang Kim Long (cung Thìn) Vĩ Hỏa Hổ (cung Dần) Phòng Nhật Thỏ (cung Mão) Chữ Long có nghiã là Thìn nhưng vì nhị hợp cung của cung Thìn là cung Dậu cho nên tháng Dậu hay tháng 8 thì mới thấy sao Cang Kim Long.1 like
-
Cảm ơn LinhNhi, Đành phải đợi anh chị em khác giải thích giúp cho: "Như thế nào là không phải" ?1 like
-
Không phải. Nhị hợp có liên hệ với mặt trời quay vòng chung quay nhị thập bát tú.1 like
-
Quán vắng!
nguoivosu liked a post in a topic by Thiên Sứ
Lang thang tứ xứ mần phoengxui, bây giờ về lại vào quán vắng viết tiếp. Quán vắng ngoe. Không sao, Thiên Sứ vốn không thích ồn ào khi suy tư. Phong Thủy Tàu không bao giờ có thể trở thành một hệ thống hoàn chính để có thể trở thành một môn khoa học chính thống để có thể giảng dạy. Điều này thì chỉ cần chứng minh một cách rất đơn giản cho những ai không cần trí thông minh xuất sắc: Nhờ các cao thủ phong thủy Tàu chọn cho phương pháp đúng nhất trong các trường phái phong thủy Tàu. Tất cả đều đúng nhất, nếu nó là trường phái mà quí vị cao thủ đó ứng dụng, còn trường phái của người khác là ...dở hơi :P :P :P . Tôi có những tài liệu của các cao thủ Dương trạch chê bát trạch như hát hay. Bát trạch là trường phái ứng dụng phổ biến nhất, nhưng bị các phái khác là tầm thường, không cao siêu. Đấy là về mặt gọi là "lý thuyết", "phương pháp luận". Còn ứng dụng thực tế thì chắc ít nhất những ai quan tâm đến Phoengxui Tàu đều ít nhất một vài lần thấy cái bếp quay như chong chóng mà vẫn không hiệu quả. Nhưng trên thực tế thì Phong Thủy vẫn tồn tại từ hàng ngàn năm nay, tức là nó phải có hiệu quả nhất định để thiên hạ từ hàng ngàn năm bàn ra tán vào. Người bảo đúng người bảo sai. Bởi vì, Phoengxui Tàu không sai hoàn toàn. Nó chỉ sai khi rơi vào trường hợp sai cụ thể. Đó cũng chính là lý do để không ít nhà pha học bảo rằng: Phong Thủy là do kinh nghiệm, chính bởi hiệu quả tương đối của nó với phương pháp luận mơ hồ. Nhưng nếu chi do kinh nghiệm thì sao nó lại có một hệ thống phương pháp luận liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tóm lại, suy luận, phân tích kiểu gì, nhân danh khoa học hay tôn giáo ...vvv...đều thành nói ngọng cả. Híc! Tại sao lại như vậy? Bởi vì họ quên một điều rất căn bản là: Phương pháp luận ứng dụng phong thủy với những khái niệm mơ hồ của nó phản ánh một thực tại nào? Nếu đó là những thực tại mà con người chưa biết đến thì ...đành nói cà lăm vậy. Tri thức khoa học hiện đại phản ánh nhu cầu thực tại của con người hiện đại và nó hoàn chỉnh với cuộc sống của chính nó. Nhưng nó lại không phải là tất cả thực tại khách quan còn bí ẩn với con người. Nên sẽ không thể nhận thức được những khái niệm trong thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phoengxui - phản ánh thực tại mà con người chưa biết. Đó là lý do mà mọi suy luận đều sai dù nhân danh bất cứ một trí thức nào hiện nay. Nhưng nếu chúng ta nhân danh một tri thức cao cấp đã tồn tại trên Trái Đất này và đã lập nên lý thuyết thống nhất vũ trụ - tức là vượt trội hơn tri thức mà nhân loại hiện đại đang có, thì mọi việc sẽ rất hợp lý, khi giải thích về những bí ẩn của Phong Thủy. Khoa học là hợp lý mà! Phải không nhỉ? Rất tiếc! Phong thủy chỉ là một phương tiện để tôi minh chứng làm thí dụ cho khả năng giải thích hợp lý những vấn đề liên quan của một lý thuyết thống nhất đã tồn tại. Nó sẽ chỉ giới hạn ở Dương trạch vì Thiên Sứ tôi dốt - cái gì dốt thì nhận là dốt - không dám bàn về Âm trạch với các cao thủ. Về Âm trạch, mới chỉ thí nghiệm một trận mưa rất to trong phạm vi 2 km giữa mùa khô tại một nghĩa trang thôi. Cái này Dienbatn chắc còn nhớ, để anh ấy rảnh sẽ tường thuật lại với ai thích nghe. Còn Thiên Sứ tôi quên rùi. Đúng ra thì tôi cũng không phải là người đưa chuyện này lên diễn đàn trước. Tôi định lờ đi luôn. Nhưng tại Dienbantn khoe. Hôm nay, Thiên Sứ tôi nghiêm trọng tuyên bố: Đó là do công của Dienbatn, tôi chỉ có mỗi việc là khảo sát và chỉ Dienbatn trấn vào đâu thôi. Vậy bản chất của Phong thủy là gì? Cái này nói rồi: Đó là qui luật tương tác của môi trường từ cấu trúc nhà, môi trường chung quanh, thiên nhiên, trái đất và cả vũ trụ. Lạy Thánh Ala toàn năng. Mênh mông quá. Có vẻ như Thiên Sứ tôi thay thế sự bí ẩn này bằng một bí ẩn khác. Nhưng không mê tín dị đoan. Sẽ không ai tìm ra được bí mật này nếu không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời oanh liệt ở miền nam sông Dương Tử. Làm quái gì có một lý thuyết ra đời lại không có lịch sử phát triển và tồn tại của nó. Điều này thật sự phi lý và không khoa học. Phú ông xin đổi nắm xôi bờm cười! Cái gì cũng phải chắc ăn đã. Ăn xôi là chắc nhất. Thôi tạm biệt những ai vào quán vắng của Thiên Sứ. Hãy cho cái topic này lùi vào dĩ vãng. Nhưng đừng xóa nó. Xin cảm ơn.1 like