-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 06/05/2014 in Bài viết
-
Câu chuyện trong topic này xảy ra từ 2009. Đến nay thì "Dịch" đã nhiều biến đổi. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Hệ thống Dịch chắc chắn của người Việt với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam Dương tử. Tóm tắt vấn đề là thế này: 1/ Nền văn minh Hán suốt lịch sử văn minh của họ chưa hề có một cuốn sách nào viết về nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những học giả người Hán cũng không thể xác định được thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào thời điểm nào trong lịch sử văn minh Hán. 2/ Những ký hiệu Dịch học không phải là những ký tự ngôn ngữ. Bởi vậy nó phải được tích hợp với một mô hình biểu kiến nào đó để thể hiện nội dung của nó.2 likes
-
Quán vắng!
tuấn dương and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Học để làm gì? Thứ hai, 5/5/2014 | 11:40 GMT+7 Trọng tâm của giáo dục là việc học, chứ không phải là việc dạy hay nội dung chương trình. Vì thế, mọi hoạt động của giáo dục theo tôi đều phải xoay quanh việc học. Với việc học, có ba câu hỏi tối quan trọng cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào” và “Học để làm gì?”. Trong số ba câu hỏi này theo tôi, “Học để làm gì?” là quan trọng nhất, vì nếu trả lời được câu hỏi này thì hai câu còn lại sẽ tự động có đáp án. Hệ thống giáo dục hiện thời đang đặt trọng tâm vào “Học cái gì?”, vì thế sách giáo khoa sẽ chiếm vị trí là trung tâm. Đó là lý do vì sao những cuộc cải cách giáo dục trong suốt mấy chục năm qua chỉ loay hoay vào sách giáo khoa. Ngay cả đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được triển khai cũng tập trung vào sách giáo khoa với lượng kinh phí lớn. Sách giáo khoa là chân lý. Ông thầy với cuốn sách giáo khoa trong tay chính là hiện thân của chân lý. Học sinh sẽ không được nói những điều khác sách, không được phản biện, chất vấn thầy cô. Việc học sẽ tiến hành theo kiểu đọc - chép, học thuộc, luyện tập nhuần nhuyễn các dạng bài, theo mẫu hoặc sách tham khảo. Việc lấy “Học cái gì?” làm trọng tâm cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là học để thi vì đó là cách dễ nhất để kiểm tra xem học sinh đã học được cái gì. Mà khi đã học để thi thì bệnh thành tích cũng là hệ quả hiển nhiên, không cách nào khắc phục được. “Học cái gì?” và “Học để thi” cũng là cách tốt nhất để thể hiện quyền uy của người thầy, vì chỉ cần kiểm tra học sinh xem có thuộc như sách hay không là nắm trọn quyền sinh, quyền sát trong tay. Đây là cách tiếp cận yêu thích của các nhà quản lý vì dễ dàng kiểm soát. Chỉ cần nắm chặt sách giáo khoa là kiểm soát được cả hệ thống. Muốn thoát khỏi cách tiếp cận này thì hệ thống giáo dục cần phải thay đổi từ “Học cái gì?” sang “Học thế nào?” và lý tưởng nhất là chuyển hẳn sang “Học để làm gì?”. Càng lên cao thì “Học để làm gì?” càng trở nên quan trọng. Với bậc đại học thì “Học để làm gì?” là câu hỏi chủ chốt mà mỗi sinh viên, và rộng hơn là nhà trường, cần phải trả lời. Với một cá nhân, muốn việc học có hiệu quả thì phải trả lời bằng được câu hỏi “Học để làm gì?”. Với một hệ thống giáo dục, muốn cải cách thành công thì câu hỏi này cũng phải được bàn thảo một cách thấu đáo. Vậy nên, trong hơn một năm qua, tôi thường làm các khảo sát bỏ túi xung quanh câu hỏi “Học để làm gì?” với những bạn học sinh, sinh viên hoặc phụ huynh mà tôi gặp. Câu trả lời thường rơi vào các nhóm như sau: Học để thi; học vì bố mẹ bảo học; học vì không biết làm gì khác; học mà không biết học để làm gì; học vì tất cả mọi người đều như vậy; học như một quán tính, hết cấp 1 thì lên cấp 2, lên cấp 3, rồi vào đại học. 80% học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, 50% sinh viên trả lời: học để kiếm tiền hoặc học để sau này có công ăn việc làm. Khoảng 40-50% sinh viên đại học và 20-25% học sinh phổ thông trung học nói rằng: học để có thể tự lo cho cuộc sống của mình, kiếm được công việc phù hợp, sau này đỡ khổ và giúp đỡ gia đình. 80-90% bậc phụ huynh trong kỳ thi đại học vừa rồi trả lời: học để mở mang hiểu biết hoặc học để có địa vị trong xã hội. Câu trả lời chung trong các nhóm khác nhau, chiếm tỷ lên khoảng 5-10%, tùy theo nhóm là học để tự hoàn thiện mình. Với một số người có tuổi, hoặc giáo viên, thì có thêm câu trả lời: Học để làm người. Như vậy có thể thấy, phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, để có địa vị trong xã hội. Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là học mà không có bất cứ mục tiêu nào. Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến >95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình. Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý. Trung bình một người đang đọc bài viết này chắc hẳn đã đầu tư khoảng 10-20 năm để đi học. Một đầu tư rất lớn về thời gian và tiền bạc như vậy mà mục đích lại không rõ ràng thì thật là kỳ lạ. Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: Học để làm gì? Xét rộng hơn cho cả hệ thống thì kết luận cũng tương tự. Khi câu hỏi “Học để làm gì?” không được trả lời thì tính hướng đích của hệ thống sẽ không rõ ràng. Hoạt động của hệ thống sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn. Cải tiến, cải lùi, rồi lại cải tiến, rồi chạy lại vòng vòng, như mấy chục năm qua, là kết quả có thể dự đoán trước. Trong mớ bòng bong đó, rất may, UNESCO đã đưa ra câu trả lời giúp chúng ta nhân dịp bước sang thiên niên kỷ mới, rằng: Học để biết, Học để làm, Học khẳng định mình và Học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Đây là một nhận định sáng suốt của UNESCO và cần được phổ biến. Nhưng đây không phải là câu trả lời duy nhất. Trong số các câu trả lời mà tôi nhận được thì cá nhân tôi cho rằng, học để làm người là một nhận định xác đáng và sẽ vẫn còn chỗ đứng trong giáo dục. Vấn đề là người như thế nào? Điều đó cho thấy câu trả lời này có nội hàm mập mờ, thậm chí hàm chứa cạm bẫy áp đặt quan niệm, nên cần làm rõ. Chẳng hạn, chỉ cần dấn thêm một bước bằng câu hỏi người là gì, hay làm người theo tiêu chí nào, thì câu trả lời này sẽ rơi vào thế tắc hoặc hỗn loạn vì có quá nhiều đáp án. Thử tự trả lời: Trong ba câu hỏi của việc học, thì đâu là câu hỏi quan trọng nhất? Bạn đã từng đặt câu hỏi “Học để làm gì?” chưa? Nếu có thì câu trả lời của bạn là gì? Bạn hiểu thế nào về học để làm người? Bạn sẽ có đáp án cho việc học của mình. Giáp Văn Dương =============== Hồi còn nhỏ, lên 9, lên 10, tôi là đứa trẻ lười học nhất. Toàn bộ thời gian học cấp I và nửa đầu cấp II, tôi chẳng bao giờ học bài. Tôi mải mê theo bọn trẻ lớn hơn trong phố đi bắt ve, đổ dế.... và vui chơi các trò chơi trẻ con thời ấy...Trong lớp có 60 học sinh thì tôi luôn nằm trong hạng top tính từ dưới lên. Có lần cô giáo gọi lên đọc bài học thuộc lòng, tôi có học đâu mà thuộc. Cô giáo cho tôi mở sách ra đọc đúng cái bài cô cho về học, tôi cũng chẳng biết bài nào mà đọc. Tệ đến mức độ như vậy! Ngày ấy, Dưỡng phụ của tôi năm nào cũng được cô giáo mời lên gặp để thông báo về tình trạng học hành của tôi. Những lúc như vậy, cha tôi thường nói: "Ba cho con đi học, con học thì ấm vào thân con". Cứ mội lần như vậy thì tôi lại chúi mũi vào học và cứ mỗi năm một lớp đều đều... Nhưng có lẽ cần phải thành thật mà nói rằng: Ngày ây tôi chưa hiểu tại sao học lại ấm vào thân? Cái trí tuệ non nớt của tôi thời đó không hiểu học những con toán nhân, chia, cộng trừ để làm gì? Tôi cũng chẳng hiểu tại sao tôi phải "tập làm văn", trong khi tôi vẫn nói chuyện líu lo, kể vanh vách các câu chuyện thần thoại, kiếm hiệp, trinh thám..."Cần gì phải học nhỉ?". Tất cả mọi nhu cầu của tôi đều có cha mẹ lo đầy đủ. Tôi thích truyện có truyện, thích ăn có ăn, thích mặc có mặc, thích đồ chơi có đồ chơi...Có một lần, hồi học lớp 3D, trường Thanh Quan, thằng Vũ Anh Việt, một học sinh giỏi nhất lớp (Sau này là dịch giả bộ truyện tranh "Cuộc phiêu lưu của chú bé Cây Sậy" của tôi) được thưởng học kỳ trong đó có hộp bút chì 12 màu. Tôi về nhà khóc inh ỏi, Dưỡng phụ tôi lập tức mua cho tôi hẳn một hộp bút chì 24 màu thứ xịn và cả hộp màu nước để tôi vẽ. Vâng! Với cái "hiểu biết" của tôi lúc bấy giờ, tôi không thể hiểu được vì sao tôi phải học?! Thằng Việt học giỏi được thưởng thì có hơn gì một thằng chuyên đổ dế, bắt ve như tôi cơ chứ! Ngay bây giờ, ngay cả những lớp cấp III, tôi tin rằng mỗi khi vì lý do gì đó mà thày cô giáo không dạy tiết nào đó, mà học sinh được nghỉ là cả lớp reo hò ầm ĩ. Bọn tôi hồi ấy cũng thế thôi. Sau này phải bỏ học nửa chừng. Điều mà tôi luyến tiếc không phải là không được đi học, mà là nhớ các bạn tôi mà thôi. Bây giờ, có người đặt vấn đề học để làm gì, tôi hồi tường lại quá khứ. Đúng là hồi còn thơ ấu và thiếu niên, tôi cũng chẳng biết học để làm gì thật. Trong Lý học Đông phương, vấn đề học để làm gì cũng đã được đặt ra: Thầy hỏi một học trò là Tử Lộ: - Ngươi học để làm gì? Trò thưa: - Học để người hiểu mình và biết mình. Thày nòi: - Học thế cũng được. Thày hỏi Tử Lộ: - Ngươi học để làm gì? Trò thưa: Học để hiểu người và biết người! Thày nòi: - Học thế cũng được. Cách học này còn cao hơn Tử Cống một bậc. Thày hỏi Nhan Hồi: - Ngươi học để làm gì? Trò thưa: - Học để hiểu mình và biết mình. Thày nói: - Cái học này là vô cùng.... "Cổ học tinh hoa" Qua đó thấy rằng: Không phải bây giờ vấn đề mới được đặt ra. mà từ ngàn xưa ở văn minh Đông phương đã đặt vấn đề này: "Học để làm gì?". Nhưng có thể thấy ngay rằng: Trong bài viết của GS Dương và cả Lý học cổ đều đặt vấn đề "học để làm gì?" từ góc độ cá nhân. Cho dù ngay cả với câu trả lời của Nhan Hồi, vốn được xác định là một cái học "vô cùng". Có thể nói luôn rằng: Ngay cả việc xác định mục đích học của UNESCO cũng chỉ xét từ bình diện cho mục đích học của một cá nhân: Nhưng nếu xét về bình diện việc học cho toàn thể xã hội con người thì vấn đề còn là gìn giữ những trí thức nền tảng của một nền văn minh và sự phát triển của nền văn minh đó. Trong đó bao gồm tri thức khoa học kỹ thuật và văn hóa.2 likes -
Sức khỏe Vua Thái xấu đi vào thời điểm nhạy cảm 13/07/2012 16:45 GMT+7 Nhà vua được sùng kính của Thái Lan, người nắm quyền lâu nhất thế giới, hiện được chữa trị chảy máu não tại bệnh viện nơi ông lưu trú từ 2009, hoàng gia Thái hôm nay (13/6) cho biết. Nhịp tim và huyết áp của Vua Bhumibol Adulyadej đã trở lại bình thường sau sự kiện trên song các bác sĩ vẫn khuyên ông tạm dừng các hoạt động công cộng vào thời điểm này, cục quản gia của hoàng gia cho biết trong một thông báo. Một nhóm bác sĩ hoàng gia đã điều trị cho nhà vua 84 tuổi này vào tối qua sau khi ông bị co thắt tay phải và tim đập hơi nhanh. "Các bác sĩ đã dùng tia x để kiểm tra não của nhà vua và thấy một lượng máu nhỏ tràn qua phía trái của màng não", thông báo cho hay. Nhà vua được chữa trị bằng thuốc dùng cho tĩnh mạch sau khi ngừng co thắt. Sức khỏe vua Thái xấu đi vào đúng thời điểm nhạy cảm tại Thái Lan - quốc gia đang có nhiều bất ổn chính trị, sau khi tòa án Hiến pháp ra phán quyết, vốn đe dọa làm bùng phát sự chia rẽ tại nước này. Tòa án Hiến pháp Thái Lan, được lực lượng an ninh bảo vệ chặt chẽ, chiều nay đã bác bỏ khiếu nại của phe đối lập chống đảng cầm quyền. Tại Thái Lan, bất cứ thảo luận nào về hoàng gia đều cực kỳ nhạy cảm. Hoàng gia hiện vẫn yên lặng đối với việc nối ngôi. Nhà vua Bhumibol Adulyadej vào viện từ tháng 9/2009 để chữa bệnh về hô hấp. Lần xuất hiện trước công chúng gần đây nhất của nhà vua là ngày 7/7 khi ông đi dạo trên sông Chao Phraya trên một con thuyền hải quân. Ông dự định đi tới tỉnh Ratchaburi vào chủ nhật song lại hoãn. Hoài Linh (Theo CNA, Yahoo News) ============================= Quốc vương Thái Lan bất ngờ xuất hiện 05/05/2014 15:54 GMT+7 Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej hôm nay (5/5) đã có sự xuất hiện công khai hiếm có, khi nước này bước vào giai đoạn quyết định, Nation đưa tin. Vua Bhumibol trở lại với công chúng để đánh dấu lễ kỷ niệm 64 năm đăng quang, trong bối cảnh đất nước đang chìm trong bất ổn chính trị này sắp bước vào một giai đoạn có tính quyết định. Nhà vua xuất hiện giữa lúc Thủ tướng Yingluck phải đối mặt với hai thách thức pháp lý chủ chốt, có thể khiến bà phải rời ghế trong vài ngày tới và lãnh đạo đối lập Abhisit Vejjajiva từ chối cuộc bầu cử tiến hành vào tháng 7 tới. Vua Bhumibol, người nắm giữ ngai vàng lâu nhất thế giới, đồng thời là cha già của mọi người dân Thái, đăng quang vào 5/5/1950, dù thực sự nắm ngai vàng vào tháng 6/1946 sau cái chết của anh trai ông. Nhà vua 86 tuổi này được coi là người nắm quyền về mặt đạo đức ở Thái Lan. Các bài phát biểu công khai của ông luôn được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt trong thời điểm khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên, vào dịp này, ông không có bài phát biểu nào. Các con phố gần cung điện ven biển của ông giống như "một biển vàng". Hàng nghìn người vẫy cờ và hô vang "Quốc vương vạn tuế!", khi xe của ông đi qua thành phố duyên hải Hua Hin, nơi ông đang sống kể từ khi rời bệnh viện ở Bangkok hồi tháng 8 năm ngoái. Một buổi lễ ngắn được tổ chức trong một căn phòng của cung điện, chật cứng các quan chức chính trị và quân sự Thái. Các nhà sư tiến hành lễ cầu nguyện ngắn trước sự chứng kiến của nhà vua ngồi trên xe lăn. Thủ tướng Yingluck Shinawatra cũng có mặt. Ngày mai, bà Yingluck sẽ có mặt tại tòa án Hiến pháp để đương đầu với các cáo buộc lạm dụng quyền lực. Bà Yingluck có thể bị buộc tội lơ là nghĩa vụ. Hiện chưa rõ có phán quyết nào sẽ được đưa ra vào ngày mai hay không, nhưng giới quan sát dự đoán là trong 10 ngày tới sẽ có. "Đó là những tuần lễ quan trọng đối với tương lai của Thái Lan", cố vấn pháp lý của cựu Thủ tướng Thaksin Noppodon Pattama nói. Hoài Linh ============================= Lại trùng ngày Tam nương - mùng 7 (5/5/2014)1 like
-
Người ta chỉ mô tả về tính sáng tạo kiến trúc thôi. Nên đưa những công trình có phân tích về phong thủy để bình luận.1 like
-
Xét trên quan niệm của Phong thủy Lạc Việt thì ngôi nhà trên phạm phải những cách xấu, nặng, về mặt cấu trúc hình thể. Trong Phong thủy Lạc Việt, đại kỵ nhất là dùng đá ốp tường nhất là loại đá như trên mang âm khí rất nặng. Chỉ một yếu tố này thôi đã tạo nên một tổng quan của ngôi nhà mang nặng nề âm khí. Lại thêm hình thể tạo tác của ngôi nhà tựa như là nhà tù, hoặc lăng mộ nào đó mới vừa hoàn thiện. Đây là yếu tố trọng xấu, yểu tố này mang tính chất có vẻ chủ quan, do quan kiến của thầy Địa Lý cảm nhận và quán sát, nhưng nó là một biểu hiện cho một kênh thông tin nào đó chỉ dẫn đến hệ quả của mối cảm quan tương tác: tốt xấu. Lẽ dĩ nhiên trong trường hợp này là một hệ quả không tốt trên cơ sở hình thể xấu theo nhận định. Cấu trúc từ bên ngoài đến bên trong tạo một không gian cảm quan như hang hốc, đây lại là một trong những yếu tố đại kỵ trong Phong thủy Lạc Việt. Mọi cấu trúc mang dáng vẽ hang hốc đều tạo nên mất cân bằng âm dương, cho nên âm khí quá vượng! Còn nhiều yếu tố khác nữa... Tóm lại nhà này nhìn sơ về mặt tổng thể thì âm khí thái quá và hình thể nặng nề, lại như lao tù, lăng mộ, hang hốc...một công trình quá kém về mặt Phong thủy Thiên Đồng.1 like