• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 02/05/2014 in Bài viết

  1. Bại tướng Điện Biên Phủ nói gì? Thục Ninh 07:05 ngày 02 tháng 05 năm 2014 TP - Không một ai trong số các bộ trưởng, nhà ngoại giao, hay tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã định sẵn vì Pháp chọn đóng quân trong một thung lũng lòng chảo, nhưng lại một mực tin rằng sẽ “nghiền nát Việt Minh” tại “Verdun Đông Dương”. De Castries (bìa phải) Ông Jean Pouget, sĩ quan tùy tùng kiêm thư ký riêng của đại tướng Henri Navarre - Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Pháp ở Đông Dương, trong cuốn “Nous étions à Dien Bien Phu”, (chuyển ngữ tiếng Việt: Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ) đã thống kê hàng chục tướng lĩnh, chính khách tới thăm cứ điểm Điện Biên Phủ trước khi Việt Minh bắt đầu mở chiến dịch tiến công. Pouget khẳng định, không một ai trong số các bộ trưởng, nhà ngoại giao, hay tướng lĩnh đã tới thăm Điện Biên Phủ, phát hiện được cái thế thua đã định sẵn vì Pháp chọn đóng quân trong một thung lũng lòng chảo, nhưng lại một mực tin rằng sẽ “nghiền nát Việt Minh” tại “Verdun Đông Dương”. Trong số đó bao gồm Cao ủy Pháp ở Đông Dương Dejean. Quốc vụ khanh phụ trách các nước liên kết Jacquet. Bộ trưởng Quốc phòng Pleven. Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề chiến tranh Chevigné. Chánh văn phòng, trợ lý Bộ trưởng các nước liên kết Griotteray. Tướng Ely, Tổng thanh tra quân đội. Tướng Blanc, Tổng tham mưu trưởng. Đô đốc Auboyneau, Tư lệnh hải quân Viễn Đông. Tướng Fay, Tham mưu trưởng không quân. Tướng Trapnell Trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ. Tướng Spear, Tùy viên quân sự Anh tại Sài Gòn. Tướng O Daniel, Tư lệnh các lực lượng lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Cố vấn Bộ ngoại giao Anh Stewart. Cao ủy Anh ở Đông Nam Á Malcolm Mac Donald. Tư lệnh lực lượng Anh ở Viễn Đông Charles Loewen. Năm 1953, Richard Nixon, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, đã bí mật thăm Hà Nội. Nixon lắng nghe kế hoạch chi tiết do tướng Henri Navarre trình bày. Kế hoạch này được xây dựng công phu với sự tham vấn của Thủ tướng Pháp Joseph Laniel và Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tướng Navarre sinh trưởng trong một gia đình danh giá ở Toulouse, Pháp. Navarre tốt nghiệp trường Võ bị Saint-Cyr, từng tham chiến trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, được phong hàm tướng trong cuộc chiến Algerie. Khi được bổ nhiệm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương ngày 7/5/1953 thay tướng Salan nhằm tìm “một lối thoát danh dự” cho cuộc chiến, Navarre đeo lon tướng 4 sao. Navarre tuyên bố đầy tự tin: “Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy rõ chiến thắng giống như nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm”. Chính Navarre là người quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành “mồi nhử”, dụ Việt Minh vào chiếc “cối xay thịt” của quân Pháp để tiêu diệt. Navarre quả quyết rằng quân đội Việt Minh sẽ không có khả năng vận chuyển các vũ khí hạng nặng cũng như tiếp tế hậu cần cho đội quân lớn tại một chiến trường xa xôi, hiểm trở như vậy. Nhưng đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến lược đánh chắc tiến chắc, sử dụng chiến thuật hầm hào dần dần “siết cổ” quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ. “Rõ ràng là các chỉ huy của chúng ta đã tự tin quá mức về quân đội của mình và sự vượt trội về vũ khí”, Tướng Pháp Georges Catroux thừa nhận trong hồi ký. Navarre cầu cứu Mỹ khi nhận thấy sa lầy. Mỹ đề xuất sử dụng một số vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó kế hoạch này bị dẹp bỏ. Mỹ còn đề xuất không kích để tiêu diệt quân đội tướng Giáp. Nhưng Tổng thống Mỹ khi đó là Dwight D. Eisenhower và Thủ tướng Anh Churchill từ chối can thiệp. Năm 1956, Navarre nghỉ hưu và xuất bản cuốn“Agonie de l’Indochine” (Đông Dương hấp hối) đổ lỗi thất bại ở Đông Dương cho giới chính trị và biện minh cho hành động của mình. “Hân hạnh là kẻ chiến bại của Tướng Giáp” Đại tá Christian de Castries được chọn làm Tư lệnh cứ điểm Điện Biên Phủ chủ yếu nhờ lý lịch tham chiến ấn tượng trong Thế chiến hai. Có người hỏi Navarre vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ cho một viên đại tá thay vì phải là một viên tướng? Navarre trả lời: “Cả tôi lẫn tướng Cogny đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Castries”. Tướng De Castries tại chiến trường Điện Biên Phủ Cũng như Navarre, De Castries hoàn toàn tin tưởng vào một thắng lợi quyết định trước quân đội Việt Nam tại trận chiến Điện Biên Phủ. Castries nói với Guilain, đặc phái viên báo Le Monde: “Việt Minh chịu xuống lòng chảo thì chúng tôi tóm được chúng rồi”. Ngày 3/2/1954, khi pháo Việt Minh trút xuống đường băng Điện Biên Phủ, lập tức trung tá Piroth - tư lệnh pháo binh, chỉ huy phó tập đoàn cứ điểm hạ lệnh đáp trả bằng cả ngàn quả đạn pháo, máy bay B 26 xuất trận ném bom khiến pháo Việt Minh “tịt ngòi” mà không biết đó chỉ là trận địa giả. De Castries huyênh hoang với cha tuyên úy Amornon: “Tôi đội cái mũ ca lô đỏ để chúng thấy rõ hơn”. Khi Điện Biên Phủ bị vây khốn trong thòng lọng của tướng Giáp, thương vong ngày càng nhiều, tinh thần quân Pháp vô cùng suy sụp. Pháp quyết định thăng hàm tướng cho De Castries với hy vọng ông ta sẽ quyết chiến, xoay chuyển cục diện cuộc chiến. Tuy nhiên, tình thế quân Pháp như đã bị nhốt trong rọ nên De Castries chẳng thể làm gì. Sự kiện tướng De Castries bị bắt sống ngay tại căn hầm của mình ngày 7/5/1954 đã đánh dấu sự thảm bại của quân Pháp trong cuộc chiến ở Đông Dương. Tạp chí Paris Match số 268 tháng 5/1954 đã ra số đặc biệt về viên tướng Pháp chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chạy tít lớn Le calvaire et la gloire du general de Castries et de ceux de Dien Bien Phu (tạm dịch: Điện Biên Phủ - Nỗi đau và vinh quang của tướng De Castries). Sau này, khi nhắc tới trận chiến Điện Biên Phủ, tướng De Castries không giấu sự thán phục tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Tướng Giáp là một người thông minh, dũng cảm, một người giỏi chỉ huy du kích. Ông ấy cũng giỏi về chính trị, về chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi đã thấy rõ điều đó. Qua trận Điện Biên Phủ, tôi thấy Tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy đánh du kích, mà còn giỏi cả về chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng, và cả về nghi binh đánh lừa tình báo đối phương”. De Castries phải thốt lên: “Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào”. De Castries thừa nhận: “Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều”. De Castries bộc bạch: “Sự kiện Tướng Giáp thắng chúng tôi ở Điện Biên Phủ làm chúng tôi ngạc nhiên về tài năng của ông ấy. Chúng tôi biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trí thức và là một giáo sư đã từng dạy học ở Hà Nội. Nhưng không phải nguồn kiến thức nào cũng biến thành tri thức quân sự, không phải người trí thức nào cũng biến thành vị tướng giỏi”. De Castries thành thực nói: “Tôi thừa nhận Tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn, tài giỏi hơn tôi đã đành, mà còn hơn cả tướng Cogny và tướng Navarre. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”. Tướng Marcel Bigeard khi đã nghỉ hưu Tướng Marcel Bigeard, một sĩ quan dù dày dạn chinh chiến từng tham gia chỉ huy quân đội Pháp trong trận Điện Biên Phủ, bị bắt làm tù binh và rời Đông Dương tháng 9/1954. Bigeard sau đó tiếp tục chiến đấu trên nhiều chiến trường châu Phi, trở thành anh hùng lập nhiều chiến công và giữ chức bộ trưởng quốc phòng Pháp giai đoạn 1975-1976. Tướng Bigeard cũng phải thừa nhận tài năng của người từng đánh bại mình trên chiến trường. Tướng Bigeard cho rằng thảm bại Điện Biên Phủ là do lỗi của một bộ tổng tham mưu bất tài và những quyết định chính trị xa rời thực tế. Ông thường bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính phục đối thủ là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuốn hồi kí “Pour une parcelle de gloire” (Vì chút đỉnh vinh quang), tướng Bigeard đánh giá: “Giáp đã thua điểm đôi khi, thậm chí đo ván, nhưng ông luôn luôn rút ra bài học, giành lại ưu thế để đến chung cuộc trở thành một tướng lĩnh không ai bì kịp, sau khi đã canh tân, đã chỉ huy trong một phần tư thế kỷ cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ. Xin ngả mũ chào ông Giáp”. Năm 1993, khi sang thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ, tướng Bigeard đã thốt lên: “Hồi ấy nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh”. Trước khi mất, tướng Bigeard còn bày tỏ nguyện vọng được rắc tro cốt của mình tại chiến trường Điện Biên Phủ. ====================== Theo những cuốn sách tôi được đọc hồi trẻ thì vị chỉ huy pháo binh của Pháp ở Điện Biên phủ tự sát ngay sau khi bị pháo của quân đội Việt Nam tấn công. Nếu tôi nhớ không nhầm thì sự kiện này được mô tả trong cuốn "Tấn công chiến lũy thép" của Trung Tướng Lê Liêm. Nhiều cuốn sách khác viết vào thời đó cũng nói về sự kiện này.
    1 like
  2. Phạm cách phong thủy rất nặng. Trong không quá 6 năm nữa rối mù. Năm nay là năm thứ nhất. Chở xem, Trung Quốc: Nổ lớn ở nhà ga Tân Cương Thứ năm 01/05/2014 08:54 ANTĐ - Một vụ nổ đã làm rung chuyển nhà ga xe lửa ở khu vực bất ổn phía tây bắc Trung Quốc ngay sau khi Chủ tịch nước Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm vào hôm thứ tư (30/4). Hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, vụ nổ xảy ra lúc 7h tối, ngày 30/4 tại Thiên Sơn - thủ phủ của khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, xe cứu thương và cảnh sát lập tức được điều động tới hiện trường vụ nổ, tuy nhiên nguyên nhân vụ nổ và chi tiết về con số thương vong vẫn chưa được xác định. Cảnh sát đã sơ tán người dân ở quảng trường phía trước nhà ga, đồng thời phong tỏa lối vào, các chuyến tàu cũng đã bị hoãn. Hình ảnh ban đầu của vụ nổ Trong suốt điểm dừng chân của mình, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của sự “ổn định lâu dài” trong khu vực là “quan trọng để cải cách, phát triển và ổn định đối với cả nước; đối với sự thống nhất quốc gia cũng như sự hồi sinh tuyệt vời của đất nước”. Phát biểu với các quan chức địa phương, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi đoàn kết dân tộc và chống lại chủ nghĩa ly khai. Nạn bùng phát bạo lực thường xuyên đang bao trùm lên Tân Cương, một khu vực giàu tài nguyên. Sự xuất hiện của người Hán ở đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy căng thẳng sắc tộc với người Duy Ngô Nhĩ. Hồi tháng Ba vừa qua, một vụ tấn công đẫm máu bằng dao cũng làm 29 người chết và 140 người khác bị thương. Nguyệt Hằng Theo CNN ====================== Đây là một sự kiện làm ví dụ. Bởi vậy, bài viết khen phong thủy ở Tân Cương chỉ là chém gió về phong thủy.. Cái thành phố Yili này, nên sửa lại phoengshui đi có lẽ sẽ đỡ hơn. Nhưng phải là phong thủy Lạc Việt. Khoảng 15 năm trước, có một phong thủy gia cũng khá tên tuổi ở Hoa Kỳ, có lần viết sách tán toà tháp đôi Hoa Kỳ là một kỳ quan phongshui (Sách ra năm 1998 thì phải. Tôi quên mất tên tác giả. Lúc ấy Phong thủy Lạc Việt chưa xuất hiện): Nào là hai tòa tháp vươn cao thuộc Mộc hình, có dòng Potomac uốn quanh là Thủy dưỡng Mộc, nên kinh tế Hoa Kỳ thịnh vượng. Nhưng chẳng may, đến năm 2000, khủng bố làm cái đùng. Xây tòa khác. Bởi vậy, Phong Thủy thực chất là một ngành ứng dụng rất cao cấp, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngay bản thân thuyết Âm Dương Ngũ hành lại chưa hề có một cuốn "cổ thư chữ Hán" nào mô tả từ hơn 2000 năm nay. Chính người Hán cũng chẳng biết thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời vào lúc nào trong lịch sử văn minh Hán. Nhưng ai cũng tỏ ra hiểu về phong thủy, vốn chỉ là hệ quả ứng dụng của học thuyết này. Thế mới lạ chứ! "Chém gió, đập ruồi" cứ loạn cả lên.
    1 like
  3. Những bí ẩn mà khoa học chưa thể tìm ra lời giải thích (LĐO) Khánh Ngọc 6:16 AM, 02/05/2014 Nền văn minh nhân loại đã ủy thác nhiệm vụ giải mã những bí ẩn cho khoa học. Không phụ sự mong đợi đó, khoa học đã giải mã được hầu hết các hiện tượng từ đơn giản cho đến siêu nhiên trên khắp hành tinh. Nhưng có những bí ẩn vẫn sẽ mãi là một ẩn số. Bởi các nhà khoa học trên khắp thế giới dù có đau đầu lý giải vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. 1. Dấu hiệu dị thường trên biển Baltic Một đoàn thủy thủ gồm các thợ lặn người Thụy Điển đã phát hiện ra một vật thể lạ hình đĩa có bán kính lớn nằm dưới đáy biển Baltic. Nó được miêu tả là hình thành trên một cột trụ, bao gồm các cấu trúc xếp thành hình bậc thang dẫn đến một lỗ đen. Không ai có thể giải thích được nguồn gốc của hiện tượng này đến từ đâu? 2. Pin Baghdad Hay còn gọi là Pin Parthia. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bình đất sét nhỏ, trong đó có chứa một miếng trục đồng, được tạo ra ở vùng Lưỡng Hà, có thể có sắt bên trong có cấu tạo giống với một chiếc pin cơ bản hiện nay. Nhưng mọi giả thuyết đều không được chấp nhận bởi không có sự lý giải hợp lý cho dây dẫn và nguồn. 3. Đầu lâu pha lê Những chiếc đầu lâu được chạm khắc bằng đá thạch anh trắng, trong. Những nhà khảo cổ cho rằng hiện vật được làm từ thời tiền Columbo (nền văn minh Aztec hoặc Maya). Những chiếc đầu lâu này được trạm khắc rất tinh vi, chứ không hề thô sơ nếu so sánh với nền văn minh bấy giờ. Nó được coi là biểu trưng của sự sở hữu quyền lực. 4. Lăng mộ của vua Tần Thủy Hoàng và đội quân đất nung Tại vị trí của lăng mộ này người ta nói rằng đã có một dòng sông thủy ngân. Bởi các nhà khảo cổ đã thấy một lượng lớn thủy ngân trog đất và một thành phố thu nhỏ, đánh dấu ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng- vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc. Ngoài ra điểm khiến các nhà khoa học khó giải thích nhất là đội quân đất nung nổi tiếng xung quanh ngôi mộ, mỗi người đều có một khuôn mặt khác nhau. 5. Máy bay cổ xưa Những mô hình này là những món đồ chơi cổ đại, đã mô phỏng những chiếc máy bay theo kích thước nhỏ và được làm thủ công. Tuy nhiên, những chiếc máy bay thực sự bay lên bầu trời được thực hiện vào năm 1780. Vậy, làm thế nào mà nền văn minh cổ khi không có đầy đủ về những liên tưởng về chiếc máy bay lại có thể thực hiện những mô hình này và phác họa giống với bề ngoài của chiếc máy bay bây giờ? 6. Sự đồng hiện hữu giữa khủng long và dấu chân loài người Mặc dù đã có rất nhiều những hóa thạch được chứng minh là làm giả. Bên cạnh đó, cũng có một số mẫu dấu chân hóa thạch của con người và khủng long được tìm thấy trong lớp đá cổ, mà các nhà khảo cổ không thể chứng minh chúng là giả. Đó vẫn được coi là một bí ẩn, và nếu điều này là sự thật thì nó sẽ phá vỡ học thuyết tiến hóa. 7. Hài cốt phóng xạ được tìm thấy trong thành phố cổ xưa Tại 2 di chỉ Harrapa và Mohenjo-Daro các nhà khoa học đã do được mức độ phóng xạ rất cao trong đống đổ nát và được mọi người đưa ra giả thuyết rằng đây là một vụ nổ bom nguyên tử khoảng 1500 TCN. Nhưng các nhà khoa học cũng có đầy đủ giả thuyết để phản biện lại điều này. Và cho đến ngày hôm nay người ta vẫn tranh luận về nó. 8. Khóa đá liên động ở Puma Punku Tại Bolivia, có một quần thể ngôi chùa lớn với kiến trúc phức tạp, bao gồm các tảng đá được lồng vào nhau từ nền văn minh Inca. Công trình đá này được lồng vào nhau chính xác đến mức kinh ngạc, các nhà khoa học cũng không thể giải thích được nó được xây dựng bằng cách nào từ thời gian xa xưa như vậy? 9. Bản thảo Voynich Là một minh họa code được xác thực từ thời Trung cổ, nhưng không ai có thể giải mã chính xác được nó. Đây được coi là một cuốn sách về y học. Bản thảo này trở thành một trong những trường hợp nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành mật mã. 10. Cỗ máy Antikythera Cơ chế này có từ thời Hy Lạp cổ đại - tương tư như chiếc”máy tính” cổ đại được thiết kế để dự đoán vị trí thiên văn và nhật thực. Không có gì phức tạp nếu cỗ máy được làm từ những những thế kỷ sau này. Nhưng vào khoảng thời đại này, chuyện gì đã xảy ra với những bí mật của cỗ máy này? 11. Dư lượng ma túy và thuốc lá trong Xác ướp Ai Cập Những nguyên liệu còn sót lại của những loại thuốc này đã được tìm thấy trong xác ướp Ai Cập. Lịch sử đã chứng minh rằng giữa Châu Phi và Nam Mỹ không có bất kỳ liện hệ nào trong thời kỳ cổ đại. Vậy làm thế nào họ có những loại thuốc này là điều bí ẩn? 12. Đường ống Baigong Những đường ống là bằng chứng về đường ống dẫn nước Trung Quốc cổ đại. Các đường ống được liên kết với ba hang động trong núi Baigong. Đây là bằng chứng về những đường ống khác nhau trên toàn thế giới. Nhiều người đưa ra giả thuyết rằng những tiến bộ công nghệ này là dấu vết của những vị khách ngoài hành tinh đến thăm trái đất. 13. Quả cầu đá ở Costa Rica Có hơn 300 viên đá ở đây. Tọa lạc trên vùng đồng bằng sông Diquís và Isla del Caño. Những quả bóng này được gọi là Las Bolas. Có rất nhiều huyền thoại xung quang những viên đá. Một số người cho rằng chúng đến từ Atlantis hoặc được hóa thành từ một người đã mất. Theo news.distractify.com ====================== Với cách nhìn thứ nhất về lịch sử nền văn minh hiện đại là nền văn minh duy nhất hình thành trên trái Đất này và bắt đầu từ khoảng 10. 000 năm trở lại đây với thời đại đồ đá. Cách nhìn thứ hai là đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ trên trái Đất này và lịch sử của nền văn minh này từ hàng 100. 000 năm trước đó. Nhưng nền văn minh này đã bị hủy diệt. Với cách nhìn thứ hai sẽ giải thích được phần lớn những điều bí ẩn.
    1 like
  4. Chuyện con khỉ ở chùa Long Hải Đăng Bởi Nguyễn Hữu Liêm motthegioi.vn 07:45 01-05-2014 Ảnh: TL (Minh họa) Mỗi năm về Việt Nam, tôi lại tới một ngôi chùa bên bờ biển Long Hải xin sư trụ trì cho một cái cốc nhỏ ngồi thiền và đọc sách. Ngôi chùa nằm giữa rừng, trên sườn núi cao, nhìn xuống biển Thái Bình xanh ngát tôi cảm thấy mọi thứ của trần gian chỉ còn như là tiếng gió xào xạc. Quanh tôi có một bầy khỉ trong đó có một con khỉ lông trắng rất già cứ mò tới ngồi bên hiên khi tôi đọc sách. Tối hôm sau, có chú tiểu lên cốc nhắn rằng các thầy mời tôi xuống ăn cơm tối và tụng kinh chiều. Tôi đi theo dốc đá, bám theo các thân cây đi xuống núi. Chú khỉ già cũng lần mò đi theo. Nó cứ nhảy một vài nhánh cây, dẫn đường, đến một gốc cây, hay mõm đá, ngồi gãi đầu, gãi tai, chờ tôi. Khi đến chánh điện của chùa, thì các thầy đã chờ sẵn. Chú khỉ chạy tới nắm tay thầy trụ trì. Thầy gọi nó là “Ngộ Không” – tên của nhà sư giống con khỉ trong truyện Tây Du Ký. Thầy cho biết là Ngộ Không rất là thân thiện, thích làm quen với người lạ đến chùa. May là nó được sinh ra gần một khu rừng có chùa, có tăng, có Phật. Nếu ở một nơi nào khác, thì Ngộ Không có lẽ đã bị bắt đi làm thịt hay là làm xiếc rồi. Ảnh: TL (chỉ mang tính minh họa) May là nó được sinh ra gần một khu rừng có chùa, có tăng, có Phật. Nếu ở một nơi nào khác, thì Ngộ Không có lẽ đã bị bắt đi làm thịt hay là làm xiếc rồi. Tội nghiệp cho muông thú ở vùng đất nghèo khổ, khi mà tình yêu cho thú vật nhiều khi chỉ đến từ các tu sĩ ẩn dật. Ở đất này, con người còn mang quá nhiều cái chất linh hồn của thú tính khi cái tàn nhẫn, vô nhân đạo vẫn tràn đầy. Khi mà giữa người với người mà còn đối xử tàn nhẫn, bất nhân như thế thì huống gì con người đối với muông thú. Thiên nhiên trả thù con người khi hắn không biết tôn trọng luật chơi, khi hắn bất công với thú vật, với cỏ cây. Sự sa đọa của con người ở Việt Nam là hệ quả đương nhiên từ sự kéo xuống cõi linh hồn thú vật khi mà phía trên họ thần linh đã không còn nâng đỡ con người. Trên đất Việt, có một thưở nào đó, vốn đã có nhiều, rất nhiều, thần linh. Trời đất hiện thân ra bằng cái đẹp và giản dị trong thiên nhiên, qua cây cỏ, núi rừng, qua con người, qua tín ngưỡng. Hành vi con người vốn là lễ nghi, từ lò củi, đến vựa lúa, đến ông Táo ba kiềng để nấu cơm. Trong trực giác linh thiêng với thiên nhiên và cuộc sống, cá nhân tự mình hòa với cảnh quan và tha nhân, biến mỗi lời ăn, tiếng nói, suy nghĩ, hành vi thành ra một nghi thức của khung cảnh. Khi ta coi trọng thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ coi trọng ta. Trong thái độ ân cần và trang trọng với khung cảnh, thiên nhiên trở nên linh thiêng, và chính ta, cái linh thiêng của nội tâm cũng sẽ trỗi dậy nhằm tiếp nhận cái linh thiêng của bên ngoài. Con người khi biết thờ phượng thiên nhiên, họ trở nên thần linh cho chính mình. Nhưng bây giờ, thần linh biến mất, con người không còn tin vào thánh vào thần, vào cõi linh thiêng. Họ không còn tin vào chính mình là thần linh, không còn thấy thần linh trong thiên nhiên, nơi tha nhân, nơi khung cảnh. Khi thần linh đã chết, cuộc sống không còn là nghi lễ. Mọi chuyện trở nên tầm thường, dung tục, và trống rỗng. Khi lý trí chưa có khả năng cai quản chính mình và xã hội, thì sự vắng bóng của thần linh là nguồn gốc của mọi thảm họa cho thiên nhiên và cho con người. Cái được điền vào chỗ trống là những tâm hồn đầy thú tính, của bạo hành, của dục lạc, của ngã mạn, của bất nhân. Khi đó, cây đa đầu làng không còn là chỗ ở của cõi âm, mà chỉ là một khúc gỗ, của nhánh củi; cái giếng nước làng không có con ma nằm dưới đáy để bọn trẻ con không nhổ nước miếng xuống; con sông không còn con ma rào, con trấn nước để người ta không ô nhiễm nó; cái miếu sau góc vườn không còn là chỗ để cúng vái ông thổ thần; con rắn mai trong bụi cây không là một con vật cần thiết để giữ cân bằng sinh thái mà chỉ là con rắn độc phải giết vì sợ hay là bắt để nhậu nhẹt, thuốc thang. Khi ta coi trọng thiên nhiên, thì thiên nhiên sẽ coi trọng ta... Thiên nhiên trả thù con người khi hắn không biết tôn trọng luật chơi, khi hắn bất công với thú vật, với cỏ cây. Sự sa đọa của con người là hệ quả đương nhiên từ sự kéo xuống cõi linh hồn thú vật khi mà phía trên họ thần linh đã không còn nâng đỡ con người. May rằng ở khu rừng bên trên bãi biển Thùy Dương, Long Hải, bên cạnh biển xanh mênh mông, thiên nhiên ít nhiều vẫn còn sót lại như là một ân huệ. Nửa đêm khuya, tôi đứng ra trên triền núi, thấy một chân trời đèn đuốc của ngư dân trong các tàu đánh cá ngoài khơi kết thành một chuỗi dài bất tận. Đời sống liên tục không ngừng nghỉ. Bên cạnh tôi, thế giới của muôn loài, muôn cõi cũng tranh sống từng góc núi, trong từng phút giây. Năm ngày sau, tôi từ giã núi rừng, biển cả, chùa chiền, của tĩnh cốc để về lại Sài Gòn - về trong vòng nước xoáy nhân sinh, để lại tung thân vào cuộc mệnh quen thuộc, trống rỗng, quay cuồng và nhàm chán. Trước khi đi về, thầy trụ trì cho tin là con khỉ già Ngộ Không đã bị kẻ nào đó bắt trộm rồi. Thầy lắc đầu, “Nó tin người ta quá, gặp ai cũng mò tới làm quen, gãi tóc. Nhưng có người chuyên bắt khỉ để nấu cao, thấy khỉ già là mừng lắm, bắt nó đi rồi”. Thầy nói tiếp, “Thôi thì ít nhất là xương cốt của nó cũng có thể cứu khổ cho một ai”. Thầy cũng cho tin rằng có công ty của Singapore muốn xây dựng một khu nghỉ mát và giải trí lớn ở vùng núi và biển này, và tất cả sẽ phải di dời cho dự án, và chùa chắc cũng sẽ phải dọn đi. Thầy sẽ cố gắng tồn tại, nhưng chắc là phải cầu xin Trời Phật thôi. Tôi cũng không hy vọng gì. Tất cả mọi chuyện rồi cũng phải thay đổi thôi. Đừng chấp cảnh, chấp tình. Tôi thầm tự nhủ để an ủi chính mình. Nguyễn Hữu Liêm
    1 like
  5. Dấu hỏi (?) Dấu hỏi (?) có nghĩa là Không , thể hiện sự không biết của người hỏi, từ ”Hỏi” là thể hiện cái không biết và đang muốn biết ấy thành lời: “Hả Nói”= Hỏi (đó là do khi nghe người khác nói gì mình chỉ “Hả” có nghĩa biểu ý là tôi không hiểu, không biết anh nói gì, bởi vậy tôi phải “Hỏi anh rằng…”, Hỏi đã thành một lời, là một động từ, như động từ Ask (của tiếng Anh), A-sk xuất hiện do cái “h-Ả” của tiếng Việt (giữ nguyên cái rỡi A). Âm tiết “Hả” nho nhấn mạnh thì là “Hả Hề!”= Hà (do lướt lủn) để viết ra chữ nho Hà 何 biểu đạt cho cái lời “Hả Nói”= Hỏi. Nôi khái niệm Việt của từ Hỏi là bắt đầu từ con số không, là 0 = Mô = Nỏ = Nào = Nầu (tiếng Thanh Hóa) = Đâu = Nầu = Nan (“Nan” là tiếng Nhật, đọc chữ nho Hà 何)= Ná 哪 = Nả ( “Nả” là tiếng Hán đọc chữ nho Ná 哪)= Hả = ”Hả Nói”= Hỏi = ”Hỏi Ạ!”= Hà 何 = ”Hỏi Nữa!”= =Hứa (“Hứa” là tiếng Hán đọc chữ nho Hà 何)= Hả = A-sk (tiếng Anh). Trong nôi khái niệm này sẽ có các từ đôi Đâu Nầu, Đâu Nào, “Mô Nào”= Mồ (lướt lủn) nên có từ đôi Mô Mồ (tiếng Trung Bộ) tương đương Đâu Nào (tiếng Bắc Bộ), “Hả Nan”= =Han nên lại có từ đôi Hỏi Han cùng nghĩa là Hỏi nhưng mà là hỏi nhiều. Nói để mà hỏi nhiều là “Nói hỏi Han”= ”Viết Han” = Vấn , (Viết 曰 nghĩa là Nói do lướt lủn “Việt 越 Nói” = Viết 曰), nên nho lại có chữ Vấn 問 nghĩa là Hỏi. Đưa câu Hỏi tức là Đưa Hỏi = Đưa Vấn, nhấn mạnh Đưa thì là “Đưa Hề!”= Đề 題 (danh từ) và Đề 提 (động từ) . Đưa Hỏi = Đưa Vấn = Đề Vấn 題 問 (Hán ngữ gọi ngược là Vấn Đề 問 題). Tiếng Việt dùng cấu trúc của Hán ngữ là Vấn Đề 問 題 (lõi Việt mà cấu trúc sửa lại kiểu Hán) nên câu dùng có câu Đưa Ra Vấn Đề (thừa béng nó một chữ hoặc Đưa hoặc Đề, đáng lý chỉ cần nói Ra Vấn Đề hoặc Đưa Ra Vấn hay Đưa Ra Hỏi), cũng nói thành là Đề Xuất Vấn Đề 提 出 問 題 , nghe cho nó văn vẻ hơn, nhưng Xuất thì cũng có gốc do Ra (Ra = Xả = ”Xả Thảy”= Xảy = ”Xảy Thật = Xuất 出).
    1 like
  6. 1 like