• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/04/2014 in Bài viết

  1. “Chúng tôi chỉ đầu hàng người Việt Nam” Thứ Tư, 30/04/2014 - 14:53 (Dân trí) - Sau 39 năm, nhớ lại những thời khắc lịch sử giải phóng Trường Sa, ông Mai Năng trầm ngâm: “Người Việt Nam dù ở phía bên nào chiến tuyến cũng đầy ắp lòng tự tôn dân tộc”. Chỉ buông súng khi biết là quân giải phóng Việt Nam Năm 1975, cùng với việc triển khai chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Quân ủy Trung ương có một quyết định quan trọng “giải phóng Trường Sa”. Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Hải quân: Tranh thủ thời cơ có lợi đánh chiếm quần đảo Trường Sa, một quần đảo có ý nghĩa chiến lược về chính trị, quân sự và kinh tế, góp phần giải phóng đất nước. Chỉ thị cũng nhấn mạnh: "Kiên quyết không để lực lượng nào khác vào đánh chiếm đảo trước ta". Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Năm 1975, lúc đó tôi đang là Trung đoàn trưởng đặc công hải quân thì nhận lệnh vào Đà Nẵng chỉ huy đơn vị hợp thành gồm lực lượng đặc công hải quân, một bộ phận tiểu đoàn 471 đặc công quân khu 5 và biên đội tàu gồm 3 tàu: 673, 674 và 675 của Đoàn 125 (đoàn tàu không số) ra giải phóng Trường Sa. 4 giờ ngày 11/4/1975, lực lượng giải phóng đảo gồm hơn 200 cán bộ, chiến sĩ được lệnh xuống 3 tàu của Đoàn 125 (đoàn tàu không số). 3 con tàu được cải trang thành tàu đánh cá hướng ra Trường Sa. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ đặc công đều nằm ở hầm tàu, phía trên tàu là lưới, ngư cụ dùng để nghi binh. Tuy nhiên, vừa đi được vài chục hải lý, trên bầu trời bỗng xuất hiện máy bay địch, chúng quần thảo ngay phía trên tàu thăm dò. Để đánh lạc hướng đối phương, chỉ huy truởng Mai Năng hạ lệnh: Tiếp tục hành trình, hướng ra vùng biển quốc tế về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như những tàu đánh cá nước ngoài. Quả thật sau vài lần quần đảo, thăm dò, máy bay địch bỏ đi, đoàn tàu quay lại hướng Trường Sa thẳng tiến. Giải phóng đảo Song Tử Tây (ảnh tư liệu) Nhớ lại chuyến đi, thuyền trưởng tàu không số Phạm Duy Tam kể: Yêu cầu của cấp trên là tắt hết hệ thống thông tin (tránh để địch phát hiện kế hoạch của ta). Trước đây, nhờ những lần vận chuyển vũ khí vào chiến trường, các thủy thủ đoàn tàu không số thường xuyên qua lại vùng biển này. Chính kinh nghiệm đi biển dày dạn đã giúp cho các thủy thủ đoàn tàu không số đến được các đảo. Sau nhiều ngày hành quân trên biển, những chiếc tàu chiến cải trang của quân ta đã áp sát đảo Song Tử Tây. Giả dạng là tàu đánh cá, tàu của ta tiến hành trinh sát đảo để rồi 1 giờ 15 phút ngày 14/4/1975, tàu 673 tiến vào vị trí thả xuồng, một bộ phận bơi vào đảo. Kế hoạch đánh chiếm đảo Song Tử Tây diễn ra theo đúng kế hoạch. Hiệu lệnh từ khẩu súng DKZ phát ra, các mũi tiến công ào lên tấn công dữ dội. Địch bị đánh bất ngờ, chống cự yếu ớt và đầu hàng sau 30 phút, lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được treo lên đỉnh cột cờ phía đông đảo. Thiếu tướng Mai Năng với miên man kí ức về những trận chiến lịch sử. Tới nay, sau mấy chục năm chỉ huy lực lượng giải phóng đảo Trường Sa, thiếu tướng Mai Năng vẫn cho rằng địch đầu hàng nhanh chóng một phần do hỏa lực mạnh của ta, nhưng còn một lý do khác. “Khi toàn bộ quân đồn trú của địch ở đảo Song Tử Tây đầu hàng quân giải phóng, viên sĩ quan chỉ huy ngụy quân đã nói với tôi: “Chúng tôi đã nhận được lệnh tử thủ bảo vệ đảo và chắc chắn chúng tôi sẽ làm thế nếu là quân nước ngoài chiếm đảo. Tuy vậy, khi nghe thấy tiếng các ông nói, nhìn thấy lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, biết chắc là quân Bắc Việt tôi đã hạ lệnh đầu hàng. Chúng tôi chỉ đầu hàng người ViệtNam, không bao giờ để hòn đảo này rơi vào tay nước ngoài”. Thiếu tướng Mai Năng trầm ngâm: "Về sau chúng tôi tìm hiểu, viên chỉ huy bảo vệ đảo Song Tử Tây lại là cháu của một đồng chí lãnh đạo Quân chủng Hải quân thời đó. Thật trớ trêu, hai chú cháu lại đứng ở hai đầu chiến tuyến. Tuy vậy, câu nói của viên chỉ huy đảo mà chúng tôi bắt làm tù binh vẫn luôn thể hiện khẳng khái tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Họ chỉ buông súng khi biết rằng lực lượng đổ bộ lên đảo là quân giải phóng Việt Nam. Vợ chồng thiếu tướng Mai Năng tại nhà riêng Phát huy thế thắng, sau khi trở về Đà Nẵng rút kinh nghiệm, ông Mai Năng tiếp tục chỉ huy lực lượng đánh chiếm các đảo còn lại gồm Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa. 9 giờ 30 phút ngày 29/4/1975, cờ giải phóng tung bay trên đảo Trường Sa, hòn đảo cuối cùng do quân Việt Nam cộng hòa chiếm đóng được giải phóng. Thiếu tướng Mai Năng tự hào: "Giải phóng Trường Sa là một quyết định lịch sử, chúng tôi - những người lính Hải quân tự hào góp phần làm nên chiến thắng lịch sử này". Thu Hằng
    1 like
  2. Âm dương Lạc Việt trong nền văn minh cổ Tây phương
    1 like
  3. Nam và Nữ Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字 là cuốn từ điển đầu tiên của TQ, gồm 9353 chữ, do Hứa Thận 許 慎 biên soạn thời Đông Hán, in thành sách khoảng năm 100 – 121, bản gốc đã mất, hiện còn là bản thời Tống hoặc bản có kèm chú giải của Đoạn Ngọc Tái 段 玉 裁 thời Thanh. TVGT bảo tồn được hình, âm, nghĩa của chữ, phần giải thích nghĩa của chữ bảo tồn được hàm nghĩa tối cổ của chữ ( www cidianwang/shuowen…). Do chữ nho mỗi chữ đọc là một âm tiết, lại không phải là loại chữ ký âm, nên trong TVGT Hứa Thận không dùng bất kỳ loại chữ cái ký âm nào (như chữ cái Việt cổ - khoa đẩu hoặc chữ cái Latin, hoặc chữ cái do ông tự sáng tác nếu có v.v.) để phiên âm mà đọc cho đúng âm của chữ nho. Mà Hứa Thận dùng cách “thiết” hai âm đã biết đọc đúng của hai chữ nho bất kỳ nào đó để đọc lướt thì thành âm đọc của chữ nho đang xem mà người đọc chưa biết âm đọc của nó thế nào, tức là hướng dẫn đọc như kiểu kiểm chứng, kiểu dùng ví dụ. Do mượn âm tiết đã rõ của hai chữ nho bất kỳ nào đó để “thiết” ra âm đọc khớp đúng âm đọc của chữ nho thứ ba mà người đọc chưa rõ âm đọc, nên ba âm tiết của ba chữ nho sử dụng không hề có logic gì về nghĩa với nhau cả. Cách “thiết” này là do Hứa Thận đã vận dụng Qui Tắc Lướt để tạo ra từ mới , vốn có lâu đời từ xưa trong tiếng Việt, nhưng trong QT Lướt của tiếng Việt thì ba âm tiết của ba từ đang sử dụng đó là có logic về nghĩa với nhau. Nam và Nữ. Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng (Viện ngôn ngữ học, NXB KHXH – Hà Nội 1991) cho rằng Nam 男 (trang 266) và Nữ 女 (trang 295) đều là những “tố gốc Hán”, giải nghĩa Nam 男: 1/ đàn ông, 2/ chức thấp nhất trong năm bậc do triều đình phong kiến phong, nam tước (ở đây ví dụ “nam tước” đưa vào đây là sai, nếu bảo nam là thứ năm thì còn chức “nữ tước” là thứ mấy? ở đây soạn giả của Từ điển đã lầm lẫn giữa Nam 男 là đàn ông với Nam 男 là mượn chữ có âm “nam” để phiên âm đọc con số 5). Tham khảo TVGT thì thấy rõ, cách nay 2000 năm, từ Nữ 女 và từ Nam 男 đã được giải thích âm đọc và nghĩa chữ, mà từ đó thể hiện rất rõ chúng là những tố gốc Việt hoàn toàn. Chữ Nữ 女. TVGT: 1/ TVGT: Nữ 女, người Sở (nước Kinh Sở) đọc thiết “Nô 奴 Giải 解” = Nái (thiết vầy chỉ đúng âm đọc, không có logic ý nghĩa giữa các từ Nô – nô lệ, với Giải – giải phóng, và Nái – đàn bà). Nếu thiết theo âm đọc của Hán ngữ thì lại trật , vì là “Nú 奴 Jie 解”= Nie (âm tiết “Nie” này trong Hán ngữ chỉ có nghĩa là Nặn đất trong nghề gốm chứ không có nghĩa là đàn bà. Nie của Hán ngữ có gốc là từ Nặn của tiếng Việt, Nie=Nặn. Khảo cổ học hiện đại của TQ nhận định, di tích đồ gốm có khắc hoa văn kỷ hà học trên đất TQ cách nay 1 vạn năm là của người Việt cổ). Như vậy là người Việt đã từng gọi đàn bà là Nái (cụ thể là người Kinh ở đất Sở, gọi là nước Kinh Sở, dân Kinh ở đất Sở là nước Kinh Sở, tương tự dân Việt ở đất Nam là nước Việt Nam. Hán văn thì có cấu trúc ngược lại, dân Hán ở đất Tây gọi là nước Tây Hán, dân Hán ở đất Đông gọi là nước Đông Hán). Gọi đàn bà là Nái vì trong cặp đối Â/D = Nòng/ Nọc thì Nọc là con đực, như heo nọc; còn “Nòng là con Cái”= Nái (lướt vầy thì vừa đúng âm đọc, vừa logic ý nghĩa giữa ba từ Nòng=Nái=Cái). Khi đã có từ Nái, người Việt còn nhấn mạnh “Nái Chứ!”= Nữ, và lướt “Người Nữ”= Ngữ. 2/TVGT: Nữ 女, đọc thiết “Ni 尼 Lữ 吕”= Nữ 3/ TVGT: Nữ 女, người Ngô đọc thiết “Ngưu 牛 Cư 居”= Ngữ (thiết vầy chỉ đúng âm đọc, không logic ý nghĩa giữa các từ Ngưu – con trâu, Cư – trú ngụ, và Nữ - -đàn bà). Lướt như tiếng Việt thì vừa đúng âm đọc vừa logic ý nghĩa: “Người Nữ”= Ngữ (Người=Ngữ=Nữ). Như vậy cùng thời với nước Sở thì ở nước Ngô người Ngô gọi đàn bà là Ngữ. Bây giờ hãy thử nghe bà nông dân mù chữ nho ở đồng bằng Bắc Bộ ngày nay bà ấy chửi: “Cái Ngữ ấy thì giỏi giang gì mà cũng đòi đi buôn với đi bán!” (có nghĩa là: “Cái hạng Đàn Bà ấy thì giỏi giang gì…”), ở đây Ngữ đã được dùng như ngôi thứ ba giống cái. Chữ nho Nhi dùng chỉ con trai, chữ nho Nữ dùng chỉ con gái. Từ “Người Nhi”= Nghỉ đã được dùng để chỉ ngôi thứ ba giống đực, thay cho từ Ông Ấy (“Gia cơ Nghỉ cũng thường thường bậc trung” – Kiều). Còn “Người Nữ”= Ngữ được dùng như ngôi thứ ba giống cái, cặp đối Â/D nguyên thủy đại diện nhân xưng ngôi thứ ba là Ngữ/Nghỉ. 4/ TVGT: Nữ 女, người Thanh Châu 青 州 đọc thiết “Ngũ 五 Cố 故”= Ngố. Như vậy tiếng địa phương Thanh Châu 青 州 gọi đàn bà là Ngố. Từ Ngố vốn nghĩa là đàn bà lại bị cái xã hội trọng nam khinh nữ gán cho cái nghĩa là kém cỏi, nông cạn. Tiếng Việt vẫn chửi người kém hiểu biết là “đồ Ngố!” (ca dao: “Đàn ông nông cạn giếng thơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”) Chữ Nam 男. TVGT: TVGT: Nam 男, đọc thiết “Na 那 Hàm 含”= Nam. Xưa thì Nam 男 đồng âm với Nhiệm 任. Chữ Nam 男 là chữ biểu ý “sức đàn ông là để làm ruộng” nên viết biểu ý bằng ghép Lực 力 với Điền 田, đàn ông là “lực điền”. Như vậy Nam 男 là một từ do nho đặt ra, lấy chữ Sức làm đại diện chỉ đàn ông, là lao động chính của gia đình trong công việc đồng áng, từ cái nôi khái niệm Việt: Sức = Lực = Làm = Nàm = Nam = “Nhi Nam”= Nhàm = Nhậm = Nhiệm. TVGT: Nam 男 nghĩa là Phu 夫 (đàn ông). Châu 周 chế 8 Tấc 寸 là một Thước 尺, 10 Thước 尺 là một Trượng 丈. Người (đàn ông) trưởng thành thì cao một Trượng, nên người chồng, là người đàn ông trưởng thành, mới được gọi là Trượng Phu 丈 夫. (Kiều: tả Từ Hải “Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”). Chữ Nam 男 được nho dùng để ký âm từ “năm” của con số 5. Thời Châu 周 chia đất cho các con theo 5 bậc : Công 公 – Hầu 侯 – Bá 伯 – Tử 子 – Nam 男 (các chữ nho trên đều là dùng chỉ với mục đích lợi dụng mượn âm có sẵn của chữ để đem tải từ, biểu ý của các chữ đó không logic gì với 1-2-3-4-5). Nguyên do là khi chia đất cho các con, Vua thường phán: 1.Đất khảnh một này Ta giao cho thằng “Cả Trông”= “Công”. (Việc của sử gia đời sau là mượn âm của chữ nho Công 公 này để tải từ “Công” kia vốn xưa đã viết bằng chữ khoa đẩu). 2.Đất khoảnh hai này Ta giao cho thằng “Hai Đậu”= “Hầu”, (“Được miễn phí dùng Lâu”= Đậu; “Tiền bỏ ra mới được dùng Lâu”= Tậu, tậu ruộng, tậu trâu). (Việc của sử gia đời sau là mượn âm của chữ nho Hầu 侯 này để tải từ “Hầu” kia vốn xưa đã viết bằng chữ khoa đẩu). 3.Đất khoảnh ba này Ta giao cho thằng “Ba Vã”= “Bá”, (“Vớ Cả” = Vã, ăn vã). (Việc của sử gia đời sau là mượn âm của chữ nho Bá 伯 này để tải từ “Bá” kia vốn xưa đã viết bằng chữ khoa đẩu). 4.Đất khoảnh tư này Ta giao cho thằng “Tư Giữ” = “Tử”. (Việc của sử gia đời sau là mượn âm của chữ nho Tử 子 này để tải từ “Tử” kia vốn xưa đã viết bằng chữ khoa đẩu). 5.Đất khoảnh năm này Ta giao cho thằng “Năm Làm” = “Nam”. (Việc của sử gia đời sau là mượn âm của chữ nho Nam 男 này để tải từ “Nam” kia vốn xưa đã viết bằng chữ khoa đẩu). Năm cái tước Công, Hầu, Bá, Tử, Nam do vậy mà có tên gọi, mượn các chữ nho cận âm để ký âm. Thời đó chỉ chia 5 bậc, do còn quán tính hệ đếm ngũ phân Một – Hai – Ba – Bốn – Năm, như hệ đếm ngũ phân Muôi – Tê – Pây – Buôn – – Prăm của tiếng Khơ Me.
    1 like
  4. Trong kinh Thánh, Chúa có hứa sẽ cho cõi trần gian trở thành Thiên Đường. Vậy chắc chắn ông thày tu trong bài báo nói trên nghe nhầm rùi.Năm nay thiên tai quả là có nặng nề so với hầu hết các năm gần đây. Nhưng không đến nỗi trái Đất bị hủy diệt.
    1 like
  5. Bộ Y tế cảnh báo bệnh tay chân miệng NHẤT NGÔN 28/04/14 07:54 (GDVN) - Bệnh chân tay miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm. Ngày 27/4/2014, Bộ Y tế cho biết, Bệnh tay - chân - miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bộ khuyến cáo, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Để phòng bệnh cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau: 1.Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. 2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. 3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 4. Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. 5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. 6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.​ ========================== Năm nay, theo Huyền Không lạc Việt thì Nhị Hắc nhập trung. Đây là sao chủ về bệnh tật, tệ nạn, tai bay vạ gió.....Các nước phía Đông nặng nhất (Tâm là Ai Cập), nhưng các nước khác cũng cần đề phòng thùy theo tháng.....
    1 like
  6. Chính từ bề dày của gần 5000 năm văn hiến Việt, nên dù tan tác với hơn hai ngàn năm thăng trầm của Việt sử, nhưng chỉ những gì còn lại, cũng đủ để thấy sự huy hoàng của tổ tiên xưa như thế nào.
    1 like