-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 29/04/2014 in Bài viết
-
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Lâu đài sinh đôi cực độc của đại gia Ninh Bình 29/04/2014 07:32 GMT+7 Tòa lâu đài được Tổng giám đốc công ty Thành Thắng (Ninh Bình) xây dựng dành riêng cho 2 cậu con trai. Nhiều người đi qua Quốc lộ 1A (địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) sẽ không khỏi trầm trồ trước sự nguy nga, tráng lệ của 2 tòa lâu đài "sinh đôi" tại đây. Ảnh phối cảnh công trình. Tòa lâu đài được ông Đỗ Văn Tiến - Tổng giám đốc tổng công ty Thành Thắng xây dựng cho 2 cậu con trai sau này. Ông Tiến nung nấu ý định xây dựng cơ ngơi cho 2 cậu con trai Thành và Thắng đã từ rất lâu. Ông cũng mong muốn, giống như 2 tòa lâu đài này, 2 con trai của ông luôn nương tựa vào nhau và cùng nhau cố gắng tiếp tục xây dựng sự nghiệp của cha. Công trình được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 2.000 m2, trong đó diện tích mặt tiền khoảng 60 m2. Hai tòa lâu đài có những chi tiết thiết kế tương đồng và cân xứng với nhau, nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố phong thủy. Nằm trong cùng một khuôn viên, 2 tòa lâu đài được ngăn cách với nhau bằng một hồ tiểu cảnh và hòn non bộ. Khuôn viên sân rộng được ghép từ hàng nghìn viên đá nhỏ theo hình xoáy trôn ốc cực kỳ công và đậm tính thẩm mỹ. Hệ thống cảnh quan sân vườn trong khuôn viên lâu đài tạo nên một địa thế phong thủy hợp lý, thịnh vượng cho gia chủ Hệ thống cửa gỗ của tòa lâu đài được làm bằng chất liệu gỗ quý, đảm bảo độ bền đẹp, ngốn của gia chủ hàng tỷ đồng. Sự xa hoa tráng lệ của công trình không chỉ đến từ lối kiến trúc cổ điển châu Âu mà còn đến từ các chi tiết tỉ mỉ, cầu kỳ đến tinh xảo trong 2 tòa lâu đài cùng việc dát vàng lấp lánh. Bậc thềm cầu thang được làm bằng đá khối, trong khi tay vịn được làm theo công nghệ nhôm đúc mới Ngoài yếu tố thẩm mỹ, lâu đài cũng đảm bảo độ an toàn cao với hệ thống hoa sắt chống trộm. Cổng chính và hàng rào kiên cố với vật liệu đồng vàng. Mọi chi tiết đều được làm tinh xảo, sắc nét và rất ấn tượng. Theo kiến trúc sư Phạm Văn Chương - Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc AC (đơn vị thiết kế công trình), đây là một công trình đặc biệt không chỉ trong thiết kế mà còn ở ý nghĩa của nó. Hai tòa lâu đài tượng trưng cho sự sát cánh vai kề của 2 cậu con trai tổng giám đốc công ty Thành Thắng. ====================== Nhà xây đẹp, nhưng hơi nặng nề. Tuy nhiên bảo hợp phong thủy trong trường hợp này thì hơi bị khiên cưỡng - cho dù hai nhà giống hệt nhau. Bởi vì nhà này là Bạch hổ của nhà kia và nhà kia là Thanh Long của nhà nọ (Do cùng một khuôn viên). Do đó sẽ có một người thành công và một người thất bại. không biết cái hồ nước giữa nhà bố trí như thê nào?.2 likes -
Ngẫm Nghĩ
Vi Tiểu Bảo liked a post in a topic by Thiên Sứ
Từ khi giáo sư Hoàng Tụy đặt vân đề: "cần một triết lý giáo dục" , có lẽ người đầu tiên ủng hộ ý kiến của giáo sư là tôi, nếu không thì cũng là một trong những người ủng hộ nhiệt liệt nhất.Xem bài viết - nếu đúng như mô tả - thì thấy triết lý giáo dục của Hoa Kỳ không có tính hệ thống và tổng hợp, mà chỉ là gom lại những sự nhận thức cục bộ. .Triết lý giáo dục của UNESCO còn tệ hơn. Nhưng những người mô tả triết lý giáo dục Việt Nam trong bài viết thì có vẻ họ chẳng hiểu gì cả. Bản chất của giáo dục - tức triết lý giáo dục - chỉ sáng tỏ với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thí dụ nhu: bản chất của Lễ không như những gì mô tả trong cổ thư chữ Hán , qua cuốn Kinh Lễ. Với nhận thức cho rằng Lễ của Không giáo chứ không thuộc về Việt sử thì kết quả sẽ như thế này: Đây là nhận xét đúng duy nhất trong bài viết trên.1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Hồng Bàng – Văn Lang “Trải năm hơn bốn ngàn năm. Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa. Hồng Bàng là Tổ nước ta. Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang” (Hồ Chí Minh). Văn Lang là quốc gia văn hiến của người Việt lập cách nay 5000 năm. Cờ hiệu của nước Văn Lang chỉ còn thấy qua ký ức, ở những lá cờ ngũ hành trong các lễ hội dân gian. Và cũng thấy ký ức ấy qua lá cờ Hàn Quốc có Âm Dương và bốn quẻ của Bát Quái. Và cô đọng hơn nữa ký ức ấy là ở lá cờ của Nhật Bản: nền trắng chỉ phương sáng là phương mặt trời mọc phía đông, cùng mặt trời đỏ là biểu trưng Hồng Bàng, dân mặt trời (trống đồng), dân Kẻ Lửa = dân Quẻ Li (nhấn mạnh có phụ từ khẳng định đứng sau: “Kẻ Hè!”= Quẻ, “Lửa Chi!”= Li) Hồng Bàng biểu ý màu sắc là “mặt trời đỏ”, biểu ý lãnh thổ là “rộng lớn”. Biểu ý đỏ là do âm tiết từ “Hồng” (Đỏ = Tỏ = Hỏ = Hỏa = Hồng), cũng còn mang nghĩa ‘Hẳn Rộng”= Hồng, nghĩa là rất rộng lớn; chữ Hồng 鴻 có nghĩa là vừa đỏ vừa rộng. Đồng thời Hồng Bàng biểu ý là “vô cùng rộng lớn” về lãnh thổ vì ‘Bản Làng”= Bang, nhiều Bang là “Bang Bang”= Bàng, 0+0=1, Bàng mang nghĩa là rất lớn, Bàng là Bàng Đại có nghĩa là Đại To, nhưng “Đại To”= Đỏ cũng đồng nghĩa Đỏ = Tỏ = = Hỏ = Hỏa = Hồng; chữ Bàng 龐 có nghĩa là vừa đỏ vừa rộng . Chữ Hồng 鴻 còn biểu ý Hồng Hạc , loài chim nước (bộ Điểu 鳥 và bộ Thủy 氵, cũng tượng trưng nền văn minh lúa nước của những “con cò lặn lội bờ sông”), Hồng Hạc tượng trưng Kinh Dương Vương (theo Hoangnt), là người làm việc (biểu ý bằng bộ Công 工), để dẫn dắt cái xã hội văn minh lúa nước. Chữ Bàng 龐 còn biểu ý Rồng Tiên: Rồng - biểu ý bằng bộ Long 龍, tượng trưng cha – trai gọi là Con, “Con Rồng”= Công公 (nghĩa là Ông) = Quân 君(nghĩa là Vua), tức con Rồng là Ông Vua, là Lạc Long Quân 玀 龍 君; Tiên – biểu ý che chở cho trăm con bằng bộ Am 广 – ôm=ẵm=ấp=ủ, tượng trưng mẹ - gái gọi là Cái , “Cái Chớ!”= Cơ (tiếng Lê, Hải Nam), Cái U = Cơ Âu : Âu Cơ 歐 姬, Âu Cơ là từ đôi, vì Cái cũng là gái và U cũng là gái, nên lướt thì thành “Mẹ Âu”= Mẫu, “Mẹ Cơ”= = Mợ = ”Mợ Hề!” = Mệ = Mế = “Mế Chứ!”= Mự = “Mự Chi! “ = Mị, Mệ Nàng = Mị Nương 媚 娘,hai chữ này đều có bộ Nữ 女 biểu ý (phần còn lại là tá âm) vì “Nái Chứ!”= Nữ 女, TVGT: thời nước Kinh Sở thì chữ Nữ 女 đọc là “Nái” – do có gốc là từ chữ Nõn của cặp sinh thực khí Nõn/Nường tương ứng với cặp Â/D là Nòng/Nọc) . Do người Việt tự coi là dân mặt trời, con cháu của Đế Viêm – Thần Nông. Đến thời Việt nho mới viết ra hai chữ Hồng Bàng vừa khái quát Trời, vừa khái quát xã hội người Việt. Vì quan niệm Trời - Người - Đất chỉ là một thể thống nhất. Sử viết bằng Hán thư về sau thì chỉ có kể lại rằng người Việt là con cháu họ Hồng Bàng chứ không có nói rằng người Hán là con cháu họ Hồng Bàng. Mặc dù hai chữ nho Hồng 鴻 và Bàng 龐 được Từ điển Viện ngôn ngữ VN giải thích rằng đó là hai “tố gốc Hán”(!). Chữ, (dù là khoa đẩu hay nho), chỉ là phương tiện ghi lại cái âm tiết của từ, cái âm tiết của từ đương nhiên là nó có trước trong lời nói dân gian, có khi có trước chữ viết cả hàng ngàn năm. Chữ nho Hồng 鴻 sở dĩ mang nghĩa đỏ của lửa mặt trời là do Đỏ = Tỏ = ”Hẳn Tỏ” = Hỏ = ”Hỏ Lả” = Hỏa = ”Hỏa Nung” = Húng = ”Húng Nóng”= = Hồng. Chữ nho Hồng sở dĩ mang nghĩa rộng lớn là do “Hẳn Rộng”= Hồng. Dù trong Hán ngữ vẫn dùng từ đôi Bàng Đại với nghĩa là rất to lớn. Nhưng cái nghĩa là “lớn” của chữ Bàng 龐 lại là do gốc Việt: Xã hội thì ‘Bản Làng”= Bang=Bàng, nên Bàng mang nghĩa là lớn (Hán ngữ không gọi quần cư là Bản hay Làng). Trời thì đương nhiên là lớn, trời lớn là “Blơi Lang”= Bàng (tiếng Mường), nên Bàng mang nghĩa là “lớn”, từ đó mà có Bàng=Bạng=Báng (bụng báng)=Bành (bành trướng). Nôi khái niệm chỉ Trời là: Blơi=Lời=Trời=Tròn=Còn=Càn=Cổn=Bôn=Bàng=Giàng=Dương=Giời=Lời=Blơi. Trong đó Càn là từ của dịch học chỉ Trời, Cổn 衮 là từ của nho chỉ cái áo trời (như là vòm trời), sau thành từ Long Cổn chỉ cái áo của vua, Bôn là “Blơi Cổn”= Bôn (tiếng Tày nghĩa là Trời), Giàng là tiếng Tây Nguyên chỉ Trời, Giời là tiếng Hà Nội chỉ Trời, Dương 陽 là chữ nho chỉ Trời . Trời là từ chỉ chung bầu trời tức vũ trụ, như là cái mái nhà chung, Miên=Mái=Mũ=Mão=Áo=Thao=Thiên=Miên, Mái=Mỏm=Vòm, là cái “Vòm Ủ”= Vũ 宇, nghĩa là không gian (chữ nho Việt nên phải đọc như Việt đã viết là “Miên 宀 = Mái = Mỏm = Vòm + Ư = U = Vu 于 = Ủ”= “Vòm 宀 Ủ 于”= Vũ 宇) và “Trời Du”= Trụ 宙 , nghĩa là thời gian (chữ nho Việt nên phải đọc như Việt đã viết là “Miên 宀 = Mái = Trải = Trời + Do 由 = Du”= “Trời 宀 Du 由” = Trụ 宙). Hai chữ Vũ 宇 Trụ 宙 này đều có bộ Miên 宀 nghĩa là cái mái che. Mái là “Một Cái”= Mái, tức mái che phải là con số Mái=Một. Vũ Trụ (Vòm Trời) bắt đầu là từ Một. Â/D tương ứng 1/0 là Một/Mô thì Một = ”Một Chớ!”= Mở = ”Mở thì Ồn”= Mồn (rõ mồn một) = Ôn (tiếng Anh nghĩa là “mở” tương ứng 1 trong kỹ thuật điện) = One (tiếng Anh là con số 1). Mô = Zero = No (tiếng Anh là không) = Nul (tiếng Nga là zero) = Nỏ (tiếng Nghệ là không)= O (O nghĩa là đóng như từ đôi O Bế, tương đương số 0 trong kỹ thuật điện) = Of (tiếng Anh nghĩa là đóng), công tắc có hai trạng thái Mở/Đóng là 1/0 tức On/Of.1 like -
1 like
-
http://dantri.com.vn/khoa-hoc/tai-sao-1-gio-co-60-phut-868095.htm Thứ Hai, 28/04/2014 - 09:38 Tại sao 1 giờ có 60 phút? (Dân trí) - Tại sao chúng ta chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút thành 60 giây? Những đơn vị thời gian nhỏ sử dụng trong thực tế chỉ khoảng 400 năm, nhưng có vai trò quan trọng với sự ra đời của khoa học hiện đại. Hàng nghìn năm trước, ở nền văn minh cổ đại, người ta nhìn lên bầu trời để nhận biết những đơn vị thời gian lớn. Năm là thời gian cần thiết để Trái đất hoàn thành một vòng quay xung quanh mặt trời; tháng là khoảng thời gian cần thiết mặt trăng quay quanh hết hành tinh chúng ta; tuần là khoảng thời gian của 1 trong 4 giai đoạn Mặt trăng quay quanh Trái đất; và ngày là thời gian trái đất quay một vòng trên chính trục của nó. Chia ngày thật không đơn giản. Giờ và phút có nguồn gốc phải truy ngược trở lại hàng nghìn năm. Di sản của người Sumerian - Hệ thống số Trong nền văn minh cổ người Sumerian cách đây khoảng 5.000 năm trước, con số 60 lần đầu tiên được sử dụng. Họ cũng là người phát minh ra hệ thống đo thời gian mà sau này chúng ta đã chia ngày thành giờ, phút và giây. Thời kỳ đó, người Sumerian đã sáng tạo ra chữ viết và toán học đơn giản, họ sử dụng những hệ thống số học khác nhau. Trong khi chúng ta sử dụng hệ thập phân (10) thì nền văn minh này sử dụng hệ thập nhị phân (12) và hệ lục thập phân (60). Không thể biết lý do chính xác tại sao họ lại chọn những hệ thống số học này, nhưng có một vài lý thuyết: Nhiều nền văn hóa cổ đại, người ta sử dụng 3 đốt của mỗi ngón tay để đếm đến 12 trên một bàn tay, Georges Ifrah đã trong cuốn sách "Lịch sử thế giới số " (Wiley, 2000; dịch bởi David Bello). Trong cuốn sách đưa ra giả thuyết số 60 xuất phát từ việc sử dụng 5 ngón tay của 1 bàn tay với 12 đốt ngón tay trên bàn tay còn lại. 12 là con số quan trọng đối với người Sumerian, và tiếp đến là tới văn minh Ai Cập. Ví dụ, 12 là số lượng chu kỳ mặt trăng trong một năm và là số lượng chòm sao cung hoàng đạo. Ngày và đêm từng được chia thành 12 giai đoạn, và sau là 1 ngày được chia thành 24 giờ. Chúng ta có thể hiểu phân số thập phân 1/3=0,333… nên có thể chia 10 cho 3 nhưng người Sumerian thì lại không có khái niệm như vậy. Với họ hệ lục thập phân (60) mới có thể giải quyết được vấn đề này. Kim phút Kim phút và giây dùng để đọc thời gian hàng ngày cùng với sự ra đời của đồng hồ cơ khí lần đầu tiên xuất hiện tại châu Âu vào cuối thế kỷ 14. Theo David S. Landes, trong “cuộc cách mạng thời gian” ( Belknap, 1983), nhà thiên văn học của thế kỷ 16 bắt đầu cải thiện phút và giây của đồng hồ để đọc thời gian ngày thay vì mặt trời. Tycho Brahe, kỳ tài thiên văn học thế kỷ 16, là người tiên phong sử dụng phút và giây, và có khả năng thực hiện các phép đo chính xác chưa từng có. Năm 1609, Johannes Kepler xuất bản định luật chuyển động của các hành tinh dựa trên những dữ liệu của Brahe. 70 năm sau, Isaac Newton sử dụng các định luật này để phát triển thuyết vạn vật hấp dẫn; cho thấy chuyển động vật thể trên mặt đất và các thiên thể trên bầu trời bị chi phối bởi các định luật toán học giống nhau. Thu Hồng Theo Livescience1 like
-
Đài Loan ngang nhiên tập trận đổ bộ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam 28/04/2014 21:35 (TNO) Đài Loan trong tháng 4.2014 đã ngang nhiên tập trận đổ bộ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tiếp tục vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP AFP dẫn lời nhà làm luật Đài Loan Lin Yu-fang ngày 28.4 cho rằng cuộc tập trận diễn ra tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ông Lin cho biết có 2 đại đội thủy quân lục chiến được trang bị súng cối, rocket chống tăng đi trên 20 xe tác chiến thủy bộ tập trận đổ bộ vào đảo Ba Bình vào ngày 10.4. Ngoài ra, còn có các tàu khu trục nhỏ lớp Lafayette và lớp Perry cùng các tàu đổ bộ tham gia tập trận, theo ông Lin. “Đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất ở Trường Sa kể từ năm 2000”, ông Lin nói trong một cuộc họp kín. Phát ngôn viên Lực lượng phòng vệ Đài Loan David Lo xác nhận thông tin này nhưng không công bố thêm chi tiết. Phúc Duy =========== Khổ thân cô em Đài Loan rùi.1 like
-
KHÔNG HIỂU KINH DỊCH. Một nữ nhân thuộc hàng nữ lưu tri thức , bằng cấp nghe nói cũng thạc sĩ trở lên và đang làm giám đốc một Cty, hỏi tôi: - Thưa thày! Em cũng cố gắng tìm hiểu về Kinh Dịch mãi mà chẳng hiểu gì cả. Có phải vì em dốt nát qủa không? - Cô nói gì? Xem mãi mới hiểu kinh Dịch à? - Dạ không. Thưa Thày! Em xem mãi mà không hiểu! - À! Chuyện đó bình thường mà. Tôi nói tiếp: - Cũng như chiếc xe hơi trước mặt kia, thí dụ là nội hàm của kinh Dịch, thì bản văn cuốn Kinh Dịch chỉ mô tả chiếc bánh xe. Mà mô tả còn sai. Bởi vậy, người ta không thể tìm một cái đúng từ một cái sai. Tôi cứ tưởng cô nói là hiểu kinh Dịch thì tôi khuyên cô nên đi khám bệnh thần kinh vì có dấu hiệu của bệnh hoang tưởng.1 like
-
Hôm qua, tôi gặp một đại gia bất động sản một thời oanh liệt. Trong câu chuyện vị đại gia này cho biết quen rất nhiều đại gia bất động sản thuộc loại tên tuổi và có hạng cũng đang khiêm tốn "ẩn minh chờ thời", theo kiểu "người quân tử ăn chẳng cầu no, ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch"(Nguyễn Công Trứ). Theo vị đại gia này thì có một vị đại gia tên tuổi một thời kia, lúc đương thời đã mời rất nhiều các thày phoengshui ngoại hạng, loại tầm cỡ đến làm phongshui. Toàn là những thầy đã từng làm phoengshui cho ông A, ông B - ý muốn nói: hẳn ông A, ông B, lãnh đạo hẳn các Tổng Cty "Lờ tờ mờ" (Ltm) tầm cỡ, cũng phải nhờ những bậc thầy này - nghe lùng bùng lỗ tai. Khiến Lão Gàn tôi thấy mình cực kỳ nhỏ bé trong giới phoengshui. Lão Gàn chưa bao giờ được hân hạnh sờ vào ngón chân các Tổng Cty nổi tiếng này để mần phoengshui kiếm cháo vịt hầm sâm. Vần đề không đơn giản chỉ là tài năng Lão Gàn kém cỏi trong ứng dụng phong thủy, nên thiếu cơ duyên. Về vấn đề này, Lão Gàn chưa bao giờ có một câu tự nhận là giỏi về phoengshui. Mà còn là tính ứng dụng thực tế của phong thủy Lạc Việt. Nên Lão Gàn cũng thấy buồn vì sự vô tình của thế gian. Câu chuyên tiếp tục. Vị đại gia trẻ này cho biết vị đại gia bậc thầy kia mời nhiều thày giỏi quá, đến bây giờ loạn chiêu thức, không biết theo ai và cũng đang ....ẩn mình chờ thời với tư cách sinh hoạt của người quân tử "ăn chẳng cầu no". Bởi vậy, phải sống ẩn mình chờ thời cũng phải. À! Thì ra là vậy! Lão Gàn cho rằng chắc các bậc thày phoengshui chuyên mần cho các đại gia kia toàn là chưởng môn phái của các "trường phái phoengshui Tàu". Gặp thời đúng trong hệ quy chiếu của trường phái đó, thế là nổi như cồn. Hết thời, đúng trong hệ này lại sai trong hệ khác. Thế là thân chủ sang tập II. Đây! Hẳn một bài báo mô tả về 4 trường phái này, trên web phụ nữ. Việc 4 trường phái phoengshui của Tàu thì ai cũng biết. Nhưng đây là một trong những xác định công khai có thể trích dẫn. 3. Những vị trí xây nhà theo phong thủy nên tránh Không nên xây nhà ở giữa hoặc gần đường cái Theo thuyết phong thủy, không nên xây nhà ở cuối đường vì ở địa phận này, khả năng xảy ra trộm cắp là khá lớn. Xây nhà ở cuối ngõ cũng không nên vì địa điểm này không thuận tiện, khi xảy ra sự cố không có lối thoát, rất phiền phức và nguy hiểm. Theo cổ nhân, xây nhà ở ngã tư đường sẽ gặp họa sát thương. Hiện nay, nhiều người vẫn tin vào quan niệm này vì nhà ở vị trí này không an toàn, dễ gặp tai nạn giao thông, ảnh hưởng đến sự an toàn của những người trong nhà. Chọn vị trí xây nhà hợp lí là điều dược rất nhiều người chú ý trước khi động thổ. Kiêng xây nhà trên mảnh đất hình tam giác Theo phong thủy, không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác (nơi hai con đường gặp nhau) vì vị trí này dễ khiến người trong nhà không yên ổn, xảy ra nhiều tranh chấp và dễ gây hỏa hoạn. Hơn nữa, xây nhà trên mảnh đất hình tam giác không kinh tế vì lãng phí nhiều đất và gây khó khăn trong việc thiết kế các phòng. Kiêng xây nhà ở chân núi và đầu hẻm núi Không nên chọn vị trí dưới núi đá, nơi chân núi nối liền với mặt đất, hay giữa hai đầu hẻm núi làm địa điểm xây nhà vì nguy cơ núi lở hoặc nước lũ là rất lớn. Những nơi này phong cảnh khá đẹp, nhưng do hai ngọn núi hình thành hẻm núi hình dẻ quạt, qua nhiều năm mưa gió, đáy sông lắng đọng nhiều cát, khu vực nền móng yếu và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao. Kiêng trồng cây to trước cửa nhà Cổ nhân nói trước cửa có cây to hay cột điện là điềm dữ vì cây cổ thụ gây khó khăn trong việc đi lại, chắn khí dương vào nhà, để âm khí tích tụ khó thoát ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng sự che chắn của cành lá, dễ quan sá và trèo vào nhà, gây phiền toái cho gia đình. Không nên xây nhà quá cao Nhà quá cao bốn bề không được che chắn, thiếu kín đáo, tạo tâm lý bất ổn cho người trong nhà đồng thời tạo sự cách biệt với xung quanh. Kiểu nhà này cũng không có điều kiện được che nắng, dương thịnh âm yếu, âm dương không điều hòa cũng ảnh hưởng đến sức khỏe những người trong gia đình. Tường bao quanh nhà không xây quá cao Tường bao quanh nhà xây quá cao không những làm hỏng bố cục nhà mà còn khiến cho người trong nhà có cảm giác như bị nhốt, sẽ dẫn đến nghèo túng. Việc xây tường cao để chống trộm cắp nhưng nếu xây cao quá sẽ che tầm nhìn từ bên trong nhà và tạo cơ hội cho kẻ trộm “làm ăn”. Về thẩm mỹ, tường xây quá cao còn che mất cửa sổ, mái nhà và nóc nhà, tạo cảm giác bức bách, khó khăn trong việc lấy ánh sáng và thông gió. Vì vậy, khi xây nhà, không nên để tường bao quanh nhà cao quá 1,5m và cách nhà khoảng 50cm trở lên. Không xây nhà gần đền chùa Nên kiêng xây nhà ở những khu vực đền chùa vì linh khí sẽ bị chùa hút hết, không có lợi cho con người. Trong thực tế, gần đền chùa có nhiều người đến cúng bái, thắp hương, bầu không khí bị ô nhiễm, không có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế, khi chọn vị trí xây nhà ở, nên tránh xa khu vực đền chùa, miếu… Theo Webphunu.net Thực tế đã xác định một cách trực quan rằng: Hệ thống phương pháp luận ứng dụng của phong thủy nói chung là hệ quả của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, không thể từ một hệ thống lý thuyết căn bản lại đẻ ra những bộ phận chuyên ngành mâu thuẫn và không tích hợp được với nhau, quen gọi là "trường phái" trong phoengshui Tàu. Đây cũng có thể chính là nguyên nhân chủ yếu để nhà khoa học nổi tiếng Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: "Phong thủy là giả khoa học" (Tôi đã biện minh trước ý kiến này của ông Nguyễn Văn Tuần, bảo vệ quan điểm của tôi, khi xác định "Phong thủy là ngành khoa học". Tất nhiên nhân danh nền văn hiến Việt với nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" (Xin xem chuyên mục "Hội thảo Phong thủy là khoa học"). Ra Hanoi, Lão Gàn mới biết thêm rằng: Có rất nhiều cao thủ, tự nhận mình là "không màng danh lợi"; "không háo danh" (Lão Gàn bị chê là háo danh, muốn lổi tiếng), sống ẩn dật và tự nhận mình chính là người đuổi mưa trong Đại Lễ ngàn năm Thăng Long Hanoi. Thì ra thế! Bây giờ sao lém dị nhân thế! Việc tự khoe mình trong bóng tối là hoàn toàn không chính danh. Đã "ẩn" thì "ẩn" mẹ nó hẳn đi. Còn bầy đặt khoe khaong với mấy con mẹ hàng xóm làm gì cho nó mệt ra. Nhưng không sao cả! Năm nay Lão Gàn cũng bệnh tật ốm đau nhiều, công lực mất hết cả. Già rùi, thấy người đẹp cúi mình thấp quá gẫy cả xương sống do thiếu canxi. Ấy là cũng xin "cáo phó" với thiên hạ vậy. Bởi vậy, năm nay nếu có chiện gì liên quan đến thời tiết, thiên tai xin nhường lại vinh quang và danh tiếng cho các cao thủ dự báo. Ngoại trừ thiên tai qua nặng nề liên quan đến những gía trị nhân đạo. Thế cho nó đỡ láo nháo.1 like
-
Chùm ảnh biệt thự xa hoa của đại gia Việt 7/10/2012 16:02 Những căn biệt thự của đại gia Việt thường hiếm khi xuất hiện trên báo chí cũng như chủ nhân của nó. Nhưng mỗi khi những hình ảnh này được đăng tải thì ngay lập tức sẽ gây kinh ngạc cho công chúng bởi độ hoành tráng, xa hoa. Căn biệt thự khủng của đại gia Trầm Bê (Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank) tại quê nhà ở xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh khiến nhiều người phải kinh ngạc. Ông Trầm Bê là một đại gia khá im tiếng đối với báo chí. Ông không xuất hiện nhiều nhưng danh tiếng của ông không vì thế mà giảm sút. Thời gian gần đây, khi căn biệt thự của ông xuất hiện trên báo chí... một lần nữa lại chứng tỏ sự giàu có, sành chơi của vị đại gia này. Phía bên hông ngôi biệt thự của đại gia Trầm Bê. Biệt thự này có thể coi như một tòa lâu đài lộng lẫy với 5 tháp trên mái. Tòa lâu đài này nằm trên khu đất rộng hơn 30ha. Cổng chính đi vào lâu đài của ông Trầm Bê Đồ đạc trong tòa lâu đài của ông Trầm Bê đều rất sang trọng, và có xuất xứ ở khắp thế giới. Chiếc đèn chùm trị giá nhiều tỷ đồng có đường kính rộng gần 10m được làm từ châu Âu, các thanh giằng dát vàng được đặt tại gian chính của tòa nhà. Trong khuôn viên có rất nhiều cây cảnh đẹp và lạ. Theo như lời đồn đại, vườn cây này trị giá nhiều tỷ đồng. Bầu Kiên được giới mộ điệu bóng đá biết đến khá nhiều. Sự giàu có của ông được dư luận quan tâm bởi ông sở hữu những siêu xe tiền tỷ. Khi ông bầu này bị khởi tố thì nhiều người mới được "mục sở thị" khu biệt thự của ông. Biệt thực này nằm trên một khu đất đắt giá ven Hồ Tây. Nhiều người cho rằng khi nhìn biệt thự này từ trên cao cũng giống như một tòa lâu đài. Với diện tích 500m2, ngôi biệt thự của bầu Kiên có 3 mặt tiền, hồ bơi, tường rào cao 3m, xây dựng rất cầu kỳ. Mọi lối đi quanh nhà đều được lát đá rất sang trọng. Và ở góc nào của khu biệt thự đều có cây xanh. Bể bơi với diện tích khoảng 100m2 làm cho ngôi nhà trở nên sang trọng hơn... giống như một khách sạn. Đại gia Diệu Hiền được biết đến là một đại gia trong ngành thủy sản. Mặc dù thời gian gần đây bà dính vào chuyện nợ nần nhưng không thể phủ nhận khu biệt thự của bà cũng được liệt vào danh sách những biệt thự đẹp ở Việt Nam. Đồ dùng trong nhà hoặc những vật dụng trang trí trong ngôi biệt thự của đại gia Diệu Hiền đều sử dụng rất nhiều các loại gỗ quý. Từ đồ trang trí nội thất đến trần nhà... tất cả đều toát lên sự sang trọng, quý phái. Thời gian gần đây, Chủ tịch tập đoàn Khải silk gây chú ý với tòa lâu đài trắng siêu sang trọng. Tòa lâu đài mang tên Tamasago. Khi trả lời phỏng vấn về tòa lâu đài này, Chủ tịch Khải Silk chia sẻ: "Tôi đã xây rất nhiều nhà hàng, khách sạn, resort, nhưng đây là công trình đầu tiên tôi có thể tự hào. Lâu đài này tôi làm ra không phải cho mình, mà để cho mọi người cùng hưởng thụ". Khải Silk là người được biết đến nhiều bởi vô số những công trình đẹp lộng lẫy, sang trọng. Có thể kể đến như: Khai’s Brothers, Au Manoir, nhà hàng ChamCharm, nhà hàng Agapestro. Mỗi một tòa nhà được đại gia Khải Silk xây dựng đều gây được sự chú ý bởi sự công phu và những ý tưởng độc đáo. Riêng công trình mới nhất của Khải Silk mang dấu ấn Ấn Độ rất đậm. Như Khải Silk nói, ông muốn mang màu sắc, không khí của Ấn Độ đến giữa Sài Gòn. Mọi chi tiết trong tòa lâu đài trắng đều được chú ý, không có sự trùng lặp nào. Ngay cả mùi hương trong tòa lâu đài cũng rất khác biệt. (Theo Giaoduc.net.vn) =================== Nhìn những khu biệt thự của các đại gia trong ảnh thì có thể nói rằng về Phong Thủy xấu nhất là của bà Diệu Hiền và Bầu Kiên. Nghe nói ông ta còn phạm cách "Hướng sơn tọa thủy". Với cách này thì phá sản là cái chắc. Riêng với bà Diệu Hiền thì anh em đã phân tích ở trong lớp học rồi, nên không bàn. Trong những đại gia được nhắc đến ở trên thì chỉ có một nhà hàng của Khải Silk là tôi đã vào hai lần. Nhà hàng này thiết kế theo lối cung đình Á Đông. Nếu nói về sự sang trọng và vẻ đẹp nội thất thì cực kỳ hoành tráng. Nhưng về phong thủy - theo cái nhìn của Phong thủy Lạc Việt - thì xấu quá. Bế khí đến từng phòng. Tôi có nói với thân chủ chiêu đãi tôi ở nhà hàng Khải Silk - rằng: Tôi không thể hiểu được vì sao cái nhà hàng này phong thủy xấu như vậy mà chủ nhân vẫn giàu thì chịu. Lúc ấy tôi cứ tưởng ông Khải Silk chỉ có một cái nhà hàng đó. Hôm nay mới biết ông ta có cả một tập đoàn kinh tế. Có lần Doivui mời tôi đến một nhà hàng cũng rất sang trọng của một người cũng thuộc hàng đại gia ở Hanoi. Tôi có nói với Doivui: "Phong thủy xấu hoắc, chủ nhà hàng này sao vẫn phát thế nhỉ? Đáng nhẽ ra phải phá sản mới đúng!". Doivui nói với tôi: "Ông chủ này có hàng ngàn tỷ". Vì không có mục đích xem phong thủy, nên tôi nghĩ chắc có yếu tố nào đó gỡ lại mà mình không biết, nên ngồi im. Tuy nhiên quan sát mãi cũng chẳng thấy có yếu tố nào gỡ được. Hơn một năm sau, Doivui cho biết ông chủ nhà hàng ấy đã....đi tù.1 like
-
Tôi sẽ rất hân hạnh nếu được trao đổi với bác sỹ Hoàng Xuân Ba về bản chất của Đông Y và Phong thủy. Từ lâu, tôi có ước mơ xây dựng những bệnh viện Đông Y miễn phí cho người nghèo và làm dịch vụ chữa Đông Y cho người giàu. Rất tiếc! Môn Đông Y cũng như các bộ môn ứng dụng của Lý học Đông phương khác đã thất truyền phần lý thuyết. Nếu bác sỹ Hoàng Xuân Ba quan tâm, chúng tôi sẵn sàng cùng cộng tác. Tuy nhiên, tôi không có chuyên môn sâu về Đông Y (Mặc dù là con nhà nòi về Đông Y. Bác tôi Nguyễn Văn Nghị là Phó chủ tịch Hội Đông Y quốc tế - tôi hy vọng Bs Hoàng Xuân Ba sẽ biết bác tôi. Cha tôi Nguyễn Văn Thành - Tức Trần Quang Hy là người trực tiếp cầm quyết định của Hồ Chủ Tịch thành lập Viện nghiên cứu Đông Y Việt Nam - Hanoi). Đông Y có thể tác động trực tiếp đến Ung Thư, còn Phong thủy chỉ tác động gián tiếp. Nhưng nếu phối hợp thì có thể chắc chắn đến 90%. Người Trung Quốc vốn tự nhận là cái nôi của Đông Y. Nhưng chính họ đã có những ý kiến đề xuất dẹp bỏ Đông Y. Vì họ cho rằng không có cơ sở khoa học. Nhưng với sự phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt về những nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành thì tôi hy vọng khoa Đông Y có thể phục hồi một cách hoàn chỉnh.1 like