• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/04/2014 in all areas

  1. Hôm nay 29. 4, ngồi xem kỹ lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ, thì ra Hội nghị này đã kết thúc từ 26. 4. Như vậy, không có thông tin về luận cứ chứng minh khả năng tồn tại sự sống ngoài Thái Dương hệ từ Hội nghị này. Bởi vậy, tôi không thể chỉ ra cái sai cụ thể về mặt lý thuyết của những luận cứ cho rằng "Có sự sống ngoài Thái Dương hệ". Tuy nhiên, luận điểm của tôi luôn xác định rằng: "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Hay nói rõ hơn: Với luận điểm của tôi, khả năng tồn tại sự sống trong vũ trụ thu hẹp đến mức chỉ có sự sống duy nhất trên Địa cầu. Ngay trong Thái Dương hệ cũng không thể duy trì sự sống. Căn cứ vào những hiểu biết của cá nhân tôi trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử với lịch sử trải gần 5000 năm - tôi xác định rằng: "Không thể có sự sống trên sao Hỏa". Đó chính là hệ luận của sự xác định "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Nhận định của tôi có trước khi con tàu Tò Mò của Nasa đổ bộ lên đây và tìm kiếm sự sống trên hành tinh này. Chân lý hiển nhiên đã được xác định: Nasa thừa nhận :"Không có sự sống trên sao Hỏa". Một trong những tiêu chí để thẩm định một lý thuyết khoa học là nó phải có khả năng tiên tri. Sự xác định không có sự sống trên sao Hỏa đã chứng tỏ khả năng tiên tri của hệ thống lý thuyết thuộc Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Như tôi đã trình bày: Nếu như từ hai hệ quy chiếu thuộc về hai hệ thống lý thuyết khác nhau - hai phương pháp tiếp cận vấn đề - cùng đi đến một kết luận thì khả năng chúng là chứng nhân của nhau về tính khoa học của cả hai phương pháp. Nhưng nếu chúng có kết luận trái chiều thì chỉ có một phương pháp đúng , hoặc cả hai đều sai. Trong trường hợp cụ thể này - có hay không sự sống ngoài Thái Dương hệ" - thì chỉ có một phương pháp đúng. Phương pháp của các nhà khoa học hiện đại là tổng hợp nhận thức những thực tế tồn tại và những lý thuyết riêng phần được hình thành trong lịch sử của nền văn minh hiện đại, để truy tìm về quá khứ lịch sử vũ trụ và họ xác định có sự sống ngoài Thái Dương hệ. Một trong những sự thể hiện của phương pháp này, chứng tỏ qua một đoạn trích dẫn sau đây, trên báo điện tử Tuổi trẻ: Còn phương pháp của tôi, trên cơ sở sự nhận thức cá nhân về Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt thì quán xét từ quá khứ xa xôi nhất của lịch sử vũ trụ - Giây "0" - cho đến mọi hiện tượng trong lịch sử phát triển của nó. Đây là điều được xác định ngay trong chính văn của kinh Dịch - nhân danh nền văn hiến Việt. Trên cơ sở này tôi đã xác định: "Không có Hạt của Chúa"; "Không có nước trên mặt trăng" (và tất cả các hành tinh trong Thái Dương hệ) và "Không có sự sống ngoài Địa cầu"..... Và ngay cả những vấn đề được đặt ra để tìm kiếm của cả nền văn minh hiện đại: "Hạt của Chúa"; "Sự sống ngoài Thái Dương hệ".....cũng chỉ là những hiện tượng cục bộ trong hàng muôn vàn hiện tượng trong lịch sử tiến hóa của vũ trụ. Không thể thỏa mãn nhu cầu hiểu biết muôn vàn những hiện tượng cục bộ bằng những trải nghiệm trực quan thông qua phương tiện kỹ thuật. Bởi vậy, từ lâu, trên diễn đàn này tôi đã xác định: "Nền khoa học kỹ thuật - tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại - hiện nay đang bế tắc trong sự phát triển của nó". Do đó, nó cần một lý thuyết khoa học tổng hợp tất cả mọi quy luật vận động và tương tác trong lịch sử hình thành vũ trụ, có khả năng giải thích tât cả các vấn đề được đặt ra. Đó chính là Lý thuyết thống nhất. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm, Đó cũng là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại", như nhà tiên tri Vanga đã nói tới. Lý thuyết này với sự hiểu biết của cá nhân tôi cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phương pháp tiếp cận vấn đề, mà từ đó tôi xác định rằng: "Không có sự sống ngoài trái Đất". Rất tiếc! Giới tinh hoa học thuật quốc tế đã đến ngay Việt Nam và tôi không có dịp trao đổi, mặc dù đã đặt câu hỏi với họ. Có người giải thích rằng: Tôi là kẻ vô danh tiểu tốt, nên câu hỏi không được giới học thuật đẳng cấp quốc tế quan tâm. Đây là câu giải thích không hợp lý và thiếu tính chính danh khi nhân danh khoa học. Bởi vì, khi đặt vấn đề câu hỏi trực tuyến, báo điện tử Tuổi Trẻ không có tiêu chí chỉ có những người có tên tuổi mới được phép đặt câu hỏi. Ngoài cách giải thích mang tính quan hệ đẳng cấp xã hội nói trên thì còn cách giải thích của tôi qua câu hỏi tôi đã công khai như sau: Thực tế đây là một câu hỏi không thể trả lời được trong điều kiện nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Bởi vì, để xác định được xác xuất hình thành sự sống trong lịch sử hình thành vũ trụ - tức phương pháp của tôi trong việc tiếp cận các sự kiện - thì phải tổng hợp được tất cả mọi trạng thái tương tác và mô hình hóa toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ. Đây chưa phải là tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại. Sự im lặng của những nhà khoa học tham gia Hội nghị, chứng tỏ họ là những nhà khoa học nghiêm túc và có trách nhiệm với những phát biểu của mình, nếu như họ nhận được câu hỏi của tôi. Trở lại với vấn đề "Có hay không sự sống ngoài Trái Đất?" và hai luận điểm trái chiều. Bây giờ tôi đặt một giả thiết thuận lợi nhất cho luận điểm của các nhà khoa học hiện nay, rằng: Họ hoàn toàn đúng trong việc giả thuyết có sự sống ngoài Thái Dương hệ. Với giả thuyết này thì vấn đề chỉ còn là "Sự sống ngoài Thái Dương hệ ở đâu trong vũ trụ bao là này?!". Đến đây, với một giả thuyết hết sức thuận lợi, cũng đủ để thực hiện một chương trình vô cùng tốn kém, mà tôi tin rằng "Tất cả của cải và năng lượng của nền kinh tế toàn cầu chưa hẳn đã đủ để thỏa mãn chương trình này". Nếu như chương trình đi tìm Hạt của Chúa theo lý thuyết Higg đã ngốn đến ngót 100 tỷ Dollar, mà kết quả cũng không khác sự xác định với thời gian tư duy của cá nhân tôi, trên cơ sở của một hệ thống lý thuyết của Lý học Đông phương với năng lượng của một tô phở - thì chương trình đi tìm kiếm sự sống ngoài trái Đất sẽ tốn kém hơn gấp cả 1000 lần. Một giả thuyết hệ quả tiếp theo cũng hết sức thuận lợi là các nhà khoa học xác định được một hành tinh có những điều kiện tương tự trái Đất và họ tập trung vào xác định sự sống có hay không ở hành tinh này. Kết quả là sự tốn kém giảm được một nửa và thời gian để xác minh giả thuyết của họ. Một giả thuyết hệ quả của hệ quả cũng hết sức thuận lợi là cuối cùng họ xác định được hành tinh mà họ nhắm tới có sự sống. Đến đây, có hai khả năng xảy ra: 1/ Sự sống đang ở giai đoạn sơ khai. 2/ Có một nền văn minh cao cấp mà nền văn minh nhân loại có thể hội nhập để phát triển nền văn minh trên trái Đất này. Khả năng thứ nhất chỉ đơn giản là có sự sống tồn tại ngoài Thái Dương hệ và con người có một hy vọng sẽ có một sự hội nhập toàn vũ trụ trong tương lai tính bằng ....Thiên niên kỷ. Khả năng thứ hai là sự trao đổi và giao lưu giữa hai nền văn minh và những tri thức nền tảng của nền văn minh nhân loại tiếp tục phát triển sang một giai đoạn mới. Cuối cùng vẫn cứ là một cuộc hội nhập toàn vũ trụ. Vấn đề tiếp tục được đặt ra: Nền văn minh toàn vũ trụ ấy sẽ hướng tới mục đích cuối cùng như thế nào? Một giả thuyết qúa xa vời cho một kiếp người. Nhưng về lý thuyết nó sẽ phải xảy ra nếu tất cả mọi chuyện đều thuận lợi. Vì ngay cả khi tìm thấy sự sống ngoài Thái Dương hệ thì tự nó đã không thể là chuyện của một kiếp nhân sinh. Bởi vậy nếu quả thật có một sự hội nhập giữa các nền văn minh trong vũ trụ thì cuối cùng nó vẫn kết thúc bằng một lý thuyết thống nhất. Không thể có hai lý thuyết thống nhất. Không có không gian quy ước trên 4 chiều cho cái vũ trụ này, mặc dù một phần tử có thể bay n chiều trong không gian tính từ điểm xuất phát quy ước. Như vậy, với giả thuyết thuận lợi nhất cho luận điểm của các nhà khoa học hiện đại và xác định được các nền văn minh trong vũ trụ thì cuối cùng tất cả sự phát triển của nền văn minh vẫn là một lý thuyết thống nhất. Lý thuyết ấy phải giải thích từ giây "O" cho đến lịch sử hình thành vũ trụ, tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Xét tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất khoa học thì đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành , nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Không thế có hai lý thuyết thống nhất. Và tiếc thay! Chính thuyết Âm Dương ngũ hành lại xác định rằng: "Không thể có sự sống ngoài Địa cầu". tức là ngay trong Thái Dương hệ với những điều kiện gần gũi trái Đất hơn cả, cũng không thể có sự sống, chưa nói đến ngoài Thái dương hệ. Đức Phật có nói đến sự hình thành nên sự sống với một xác xuất cực nhỏ như sau: Nếu ở biển Đông có một con rùa thần, cứ 4000 năm nó lại nổi lên mặt biển một lần. Trên mặt biển có một miếng ván lênh đênh. Ở giữa miếng ván ấy có một cái lỗ đủ cho đầu con rùa chui lọt. Chừng nào con rùa chui đầu đúng vào cái lỗ đó lúc ấy sự sống mới ra đời. Giáo sư Trịnh Xuân Thuân, trong một cuốn sách của ông có nói. Đại ý: Nếu có một xạ thủ bắn tên và đích ngắm có khoảng cách là hàng triệu năm ánh sáng. Khi mũi tên bắn trúng đích thì lúc đó sự sống xuất hiện. Giáo sự Trịnh Xuân Thuận cũng xác định: Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ. Hoàn toàn chính xác. Lý học Đông phương cũng có luận điểm tương tự (Tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt). Xác xuât cực nhỏ, nhỏ đến mức gần bằng 0, nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Nhưng với sự tương tác phức tạp của toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ thì sự sống vào thời điểm nó xuất hiện trong lịch sử hình thành vũ trụ, thì chỉ duy nhất xuất hiện ở trái Đất này. Đây chính là bí ẩn: "Vì sao chỉ có một con tinh trùng của giống đực được thụ tinh bởi một cái trứng của giống cái". Nếu như tôi được thuyết trình về vấn đề này thì tôi sẽ sử dụng chính nghịch lý Cantor và mô hình Vonfram với thuyết Âm Dương Ngũ hành để lập một mô hinh kết hợp chứng minh luận điểm của tôi: Không thể có sự sống ngoài trái Đất và con người hãy yêu lấy sự sống trên hành tinh này và chính cuộc sống của mình.
    3 likes
  2. Bí mật của những biệt thự, lâu đài dát vàng ở VN (Kienthuc.net.vn) - Nhiều người hoa mắt trước sự tráng lệ của những biệt thự, lâu đài dát vàng nhưng ít ai biết rằng sự lấp lánh đó đến từ vàng công nghiệp. Sự xa hoa đến từ... vàng công nghiệp Việc dát vàng cho các công trình xây dựng không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã có ở Việt Nam hàng trăm năm trước đây. Trong các đền chùa xưa, người ta thường sơn son, thếp vàng cho các chi tiết trong chùa hoặc hoành phi câu đối trong các ban thờ gia đình. Ở Việt Nam, làng nghề Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng với việc làm vàng quỳ, bạc quỳ, phục vụ cho việc thếp vàng này. Ở châu Âu, việc dát vàng cho các công trình nhà ở, các công trình nghệ thuật, kiến trúc lớn cũng xuất hiện cách đây hàng trăm năm. Tuy nhiên, xu hướng này mới mon men hình thành ở Việt Nam khoảng 5 năm trở lại đây. Gần đây, thông tin về việc một đại gia buôn sắt thép ở đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dát vàng cho lâu đài của mình khiến dư luận được phen choáng váng. Bởi lẽ, việc xây dựng công trình nguy nga này đã ngốn của gia chủ hơn 70 tỷ đồng, trong đó chi phí cho việc dát vàng 6 con gà trên chóp lâu đài cũng tiêu tốn tới hơn 4 tỷ đồng. Biệt thự dát vàng gây xôn xao dư luận ở Hà Nội. Cách đây không lâu, nhiều người cũng xôn xao về một vị đại gia ở đường Văn Cao, TP Hải Phòng đầu tư hẳn một bức tượng hình con ngựa mạ vàng đặt trên hệ thống tiền sảnh của biệt thự. Lâu đài Linh Nga (Hải Phòng) với ngựa dát vàng. Nhiều người cho rằng 2 vị đại gia trên quá khoe mẽ, thích phô trương tiền bạc để thể hiện sự giàu có, xa hoa của mình. Tuy nhiên, theo quan điểm của kiến trúc sư Phạm Văn Chương - Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn kiến trúc AC, việc dát vàng cho biệt thự, lâu đài của các đại gia không hẳn chỉ là khoe mẽ sự giàu có. Trao đổi với Kiến Thức, ông Phạm Văn Chương cho biết, việc dát vàng, mạ vàng cho công trình không đơn thuần chỉ là sự khoe mẽ của gia chủ mà nó còn chứa đựng những ý nghĩa thâm thúy khác. Đó có thể là sự tôn vinh tuổi tác, cũng có thể là quan niệm phong thủy về cung mệnh của gia chủ. Hai trường hợp như trên là ví dụ. Rất có thể, đại gia buôn sắt thép ở đường Hoàng Quốc Việt cầm tinh con gà nên muốn tôn vinh tuổi tác của mình bằng việc dát vàng cho 6 con gà trên lâu đài. Tương tự, đại gia ở đường Văn Cao, TP Hải Phòng mang tuổi Ngựa nên cũng muốn tạo dựng nên ngựa vàng cho công trình tâm huyết. Còn về mặt cung mệnh, tùy theo mệnh của mỗi người mà họ có thể lựa chọn cho mình những tiêu chí về thiết kế hoặc dát vàng cho công trình. Vì theo quan niệm của nhiều người, việc mang vàng bên người hay việc dát vàng cho ngôi nhà có thể đem lại sự may mắn, thuận lợi cho việc làm ăn của họ. Cũng theo kiến trúc sư Phạm Văn Chương, việc dát vàng cho biệt thự, lâu đài thường được thực hiện trên những điểm nhấn bên ngoài của công trình như: phần chóp biệt thự, các hoa văn, các chi tiết ấn tượng. Còn bên trong công trình, các chi tiết như: trần nhà, mảng tường và các đồ gỗ cao cấp cũng có thể dát vàng lên đó. Thông thường, việc dát vàng trên những mặt phẳng lớn như tường nhà thường khó khăn hơn cả, bởi lẽ nó đòi hỏi những người thợ phải rất công phu và tập trung mới thực hiện được. Nhiều người thường hoa mắt bởi sự xa hoa, lộng lẫy của các tòa lâu đài hay các biệt thự "khủng" của nhiều đại gia nhưng ít ai biết rằng, để làm nên sự xa hoa ấy, người ta không hẳn sử dụng chất liệu vàng thật, vàng nguyên chất. Nói về điều này, kiến trúc sư Phạm Văn Chương bật mí: Đa phần các công trình nói là mạ vàng, dát vàng nhưng thực ra vàng đó là vàng công nghiệp, vàng quỳ hoặc vàng lá được nhập khẩu từ nước ngoài như Ý, Hong Kong, Trung Quốc. Trên thực tế, việc dát vàng cho công trình bằng vàng 24K rất ít ỏi. Ở Việt Nam cũng vậy. Chỉ có vàng thật mới có thể chịu được mưa nắng, sự mài mòn của thời gian và giữ sự sáng đẹp, vĩnh cửu cho công trình. Kiến trúc sư Phạm Văn Chương. Mạ vàng rẻ hơn lát đá quý Khi đứng trước một công trình lộng lẫy, sang trọng, lấp lánh ánh vàng, nhiều người vẫn trầm trồ về mức độ chịu chơi của gia chủ. Chẳng phải đại gia lắm tiền mới dám làm việc này. Theo người đứng đầu Công ty cổ phần Tư vấn kiến trúc AC, thực ra việc mạ vàng còn rẻ hơn việc lát đá quý cho công trình. Nếu mạ bằng vàng thật thì một chỉ vàng có thể mạ được từ 2 - 4 m2. Trong khi đó việc lát các loại đá quý có thể ngốn của gia chủ hàng nghìn đô. Tùy vào từng loại công trình khác nhau mà người ta lựa chọn mạ vàng cho phù hợp. Thông thường, công đoạn mạ vàng tuần tự theo các bước: các thếp vàng, lá vàng trước khi được gắn vào các chi tiết của công trình đều được làm sạch bề mặt, sau đó được quét lên đó một lớp kết dính, người thợ sẽ dùng nhiệt độ để lá vàng bám chặt vào bề mặt công trình. Để tạo nên một công trình mạ vàng đẹp, những người thợ cần hết sức tập trung và tỉ mỉ khi thực hiện công đoạn dát vàng. Kiến trúc sư Phạm Văn Chương nhận định, việc dát vàng cho công trình có thể hình thành nên một xu hướng kiến trúc mới trong việc xây dựng hiện nay. Nó có thể trở thành trào lưu, biểu tượng cho sự thành đạt, chứng minh đẳng cấp của những người giàu có. Tuy nhiên, để thực hiện việc này, trước hết, gia chủ cần có không gian rộng để thỏa mãn diện tích xây biệt thự. "Hiện nay, các biệt thự xây dựng theo phong cách châu Âu cổ điển, cả bên ngoài và bên trong đều thỏa mãn sự sang trọng, rất thích hợp cho việc dát vàng nếu như gia chủ thực sự đam mê và có sẵn nguồn tiền", ông Chương nói. Hải Sơn ============================ Hoàn toàn chính xác! Tôi cũng được gặp một đại gia. Nhà vị này nguyên cái tường bếp dài 10m, cao 4 m toàn lát bằng đá hoa cương được lấy từ Brazin và ở tận ...đáy núi lửa. Riêng chuyển về tới Việt Nam giá thành là .....6000 USD (Sáu ngàn Dollar) / M vuông. Chưa tính tiền công lắp ráp. Chưa hết, cái bể cá rẻ tiền hơn một chút, Bằng đá hoa cương cao cấp của Trung Quốc giá có 600. 000/m vuông. cực đẹp bởi vân đỏ như son và vạch như rễ cây trên nền trắng bạch ngọc. Bức tường bể cá cũng có chiều dài và chiều cao khiêm tốn hơn một tý. Kể thêm một tý. Tôi nói có lần được thưởng thức nhạc từ một dàn máy của một thân chủ tôi giá 500. 000. 000 VND . Nghe nói vậy, vị đại gia này mời tôi nghe nhạc thính phòng với dàn máy....4.500. 000. 000 VND. Tất nhiên là khỏi chê. Ấy vậy mà vị đại gia này còn phát biểu: "Vì lúc mua dàn máy này, chưa được dư dả cho lắm. Còn dàn máy của ông hàng xóm giá trên ....9.000. 000. 000 VNĐ". "Lạy Chúa phù hộ cho con không sa vào chước cám dỗ!". Tôi không đủ trình độ thưởng thức âm nhạc trên dàn máy cao cấp ấy. Vị đại gia mà tôi gặp có bức tường bếp ngót 6 tỷ VND, tuy phong thủy cấu trúc nhà có vài điểm chưa hợp, nhưng loan đầu thì cực quý.
    2 likes
  3. Bộ Y tế cảnh báo bệnh tay chân miệng NHẤT NGÔN 28/04/14 07:54 (GDVN) - Bệnh chân tay miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm. Ngày 27/4/2014, Bộ Y tế cho biết, Bệnh tay - chân - miệng là một bệnh do vi rút gây nên, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng; loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bộ khuyến cáo, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Để phòng bệnh cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau: 1.Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. 2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. 3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 4. Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. 5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. 6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.​ ========================== Năm nay, theo Huyền Không lạc Việt thì Nhị Hắc nhập trung. Đây là sao chủ về bệnh tật, tệ nạn, tai bay vạ gió.....Các nước phía Đông nặng nhất (Tâm là Ai Cập), nhưng các nước khác cũng cần đề phòng thùy theo tháng.....
    1 like
  4. Vợ không phải người gầy, có chiều hướng muốn lấn lướt chồng. Cưới vợ được rồi.
    1 like
  5. 'Không cần phải sợ Trung Quốc vì chúng tôi hiền như voi ăn cỏ' 27/04/2014 18:45 (TNO) Đó là phát biểu của vị tướng hưu trí Trung Quốc Từ Quang Dư khi được phóng viên của BBC hỏi về sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Tướng Từ năm nay 80 tuổi và đã phục vụ cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ năm 16 tuổi. Ông hiện đang là cố vấn cho Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí và Giải trừ Quân bị Trung Quốc. “Tất nhiên là con voi không thể tự biến thành con thỏ được nữa như cái cách mà con thỏ biến thành con voi. Nhưng voi thì không ăn thịt các chú thỏ. Nguy cơ duy nhất có thể xảy ra đó là nó giẫm lên thỏ”, ông Từ nói khi cùng trò chuyện với BBC tại một quán cà phê ở Bắc Kinh, Trung Quốc. BBC bình luận đây là một thông điệp mà tướng Trung Quốc muốn nhắn gửi cho Philippines nhằm ám chỉ đến việc Bắc Kinh và Manila đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo tại biển Đông. Nhưng đối với tướng Từ, tranh chấp đáng báo động hơn hết đối với Trung Quốc đó tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Ông cho rằng Tokyo nên xem xét về thực tế mật độ dân số 2 nước. “Dân số Trung Quốc gấp 10 lần Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản nên nghĩ rằng Trung Quốc mạnh gấp 10 lần nước này”, tướng Trung Quốc cảnh báo. Được biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết với các đồng minh trong khu vực sẽ giữ vững chiến lược “xoay trục về châu Á”, vốn là các điều khoản an ninh quy định về việc thay đổi cán cân lực lượng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Thay vì chia lực lượng theo tỷ lệ 50-50 đồng đều cho Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, thì mục tiêu của chiến lược nói trên là 60-40 nghiêng về châu Á - Thái Bình Dương, theo BBC. “Họ sẽ thấy sao nếu chúng tôi đem 60% quân lực lên thuyền rồi cho tàu đi qua đi lại trước cửa nhà họ?”, tướng Từ đặt vấn đề. “Chúng tôi muốn có được sự bình đẳng vì chúng tôi không muốn bị bắt nạt. Chúng tôi cần thêm 30 năm nữa”, ông cho hay. Giới phân tích cho biết điều trớ trêu là kể từ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông gặp gỡ Tổng thống Mỹ Richard Nixon hồi năm 1972, sự thống trị về quân sự của Mỹ tại châu Á đã mở đường cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, giúp đảm bảo về mặt an ninh để quốc gia châu Á này giàu mạnh lên. Đó là lúc trước còn thời thế bây giờ đã đổi thay, theo BBC. Với mức ngân sách dành cho chi tiêu quốc phòng khổng lồ và giọng điệu khẳng định chủ quyền hùng hổ từ Chủ tịch Tập Cận Bình cho đến các thuộc cấp trở xuống, Bắc Kinh đang cho thấy họ muốn thay đổi luật lệ và vẽ lại bản đồ thế giới, hãng tin Anh bình luận. Trung Quốc đã “bừng tỉnh”? Tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc tham dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở cảng Thanh Đảo - Ảnh: Reuters “Giống như lời Napoleon từng nói: Khi Trung Quốc thức tỉnh, họ sẽ làm rung chuyển cả thế giới. Và người Mỹ sẽ không thể đánh bại họ. Chúng tôi đã tỉnh giấc và chúng tôi đang lấy lại sức mạnh của mình”, tướng Từ nói. Đi một chiếc ủng lội nước và đội nón bóng chày, ông Ôn Dư Chuẩn, một người Trung Quốc cũng trạc tuổi tướng Từ, cố đẩy mô hình tàu sân bay dài khoảng 12 m trôi ra biển Đông. “Tôi đã làm cái tàu này cho cháu trai của tôi”, ông Ôn giải thích khi đang sửa một mô hình máy bay chiến đấu trên mô hình tàu sân bay. “Thanh Đảo là nhà của chiếc tàu sân bay của Trung Quốc (Liêu Ninh) nhưng chúng tôi không được tới gần để ngắm nó”, ông lão hưu trí này nói. Ở tuổi 80, ông Ôn cho biết ông sẽ không sống đủ lâu để được thấy Trung Quốc trở thành một cường quốc trên đại dương, nhưng ông hi vọng cháu mình sẽ được chứng kiến điều đó. Cùng với chính quyền Trung Quốc và nhiều đồng hương khác, 2 ông lão, tướng Từ và ông Ôn, đều đang mơ về ngày Trung Quốc trở nên đủ hùng mạnh để có thể đảm bảo những tuyên bố chủ quyền, trong đó có những tuyên bố chủ quyền phi lý, của mình. Hoàng Uy ==================== Những người tử tế chẳng ai ghen tỵ với sự giàu có của người hàng xóm. Nhưng nếu người hàng xóm của họ khi trở nên giàu có bắt đầu trở mặt thâu tóm quyền lợi của láng giềng thì tất yếu họ phải phản ứng. Người Trung Quôc đông thật so với Nhật Bản. Nhưng so với cả thế giới họ chỉ chiếm 1/ 5. Sự phi lý của họ, khiến cả thế giới phải cảnh giác. Từ lâu, trong topic này Lão Gàn đã phát biểu: Trung Quốc đã lựa chọn một sách lược phát triển sai lầm. Sai lầm này được tăng nặng khi họ đụng tới Việt Nam. Có lẽ tôi cũng không còn gìđể bình luận thêm trong topic này. Mọi chuyện phân tích đã quá đủ đến chi tiết. Vấn đề là chờ xem cái gì sẽ xảy ra. Nó có đúng như những gì tôi dã "còm men" ở đây không. Thời gian cũng không tính bằng thập niên đâu. Chỉ vài năm nữa thôi.
    1 like
  6. Cụ Nguyễn Du viết: "vầng trăng ai sẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường".Từ "chiếc" là một từ cổ mô tả một vật nào đó, như: chiếc gối, chiếc bút, chiếc bàn....(Từ phổ biến gọi là "cái". Thí dụ: "cái gối'...)....Vì tính mô tả "một" vật thể, nên nó còn hàm nghĩa sự cô đơn. Do đó, trong tiếng Việt còn dùng từ "chiếc" miêu tả sự cô đơn, thí dụ: "gia đình đơn chiếc". Cho nên, chẳng ai hiểu rằng "gối chiếc" mà cụ Nguyên Du mô tả là "chiếc gối". Mà là cụ mô tả sự cô đơn. Nay tác giả đổi thành "Nửa in gối "lẻ"..."?!. "Lẻ" là mấy cái gối thưa ông nhà thơ? Ba cái gối trên một cái giường chăng? (Thế lày nà thế lào?) Bởi vậy, bánh dày bị gọi là bánh "giầy" là vậy. Thế rồi cứ tiếng lào ra tiếng ý. Mọi chuyện cứ noạn cào cào cả nên. Hic!Cũng toàn vớ vẩn cả.
    1 like
  7. Theo tuổi Âm thì cháu được 4 tuổi. Theo tuổi Dương , tháng 9 này mới sinh nhật lần 3. Tôi đã xem kỹ, cháu không phạm giờ xấu nào. Chắc là do bệnh tật, có thể chữa bằng Phong Thủy.
    1 like
  8. UNG THƯ VÀ PHONG THỦY LẠC VIỆT Ca ung thư phổi do xây nhà phạm phong thủy đã được hóa giải bởi phong thủy Lạc Việt. Có thể nói gia đình này rất yêu quí con cái. Ông ta không tiếc tiền và bằng mọi cách để chữa cho con gái. Đi Singapo chữa bệnh nhiều lần và kết hợp với Phong thủy Lạc Việt. Ông ta tuân thủ gần như tuyệt đối sự sửa chữa phong thủy của tôi. Câu chuyện cũng khá ly kỳ. Vì riêng cái bể fot (Hầm cầu), ông ta hiểu nhầm là bể chứa nước. Cho nên gia đình chỉ nhầm cái bể nước ngầm và tôi cho rằng với vị trí của bể này thì không nguy hiểm. Bởi vậy, bệnh tuy giảm, nhưng có nguy cơ tái lại. Cuối cùng do tình cờ, gia đình phát hiện ra đến hai vị trí hầm cầu cũ. Tôi cho lấp ngay và xây mới tại chỗ khác. Lúc này gia đình thân chủ cũng kiệt về tài chính. Vì hàng tỷ đồng đưa con đi chữa bệnh ở Sinh. Tôi cố gắng khuyến khích gia đình vay mượn để sửa chữa. Tốn thêm đâu khoảng 50 triệu. Đây là lần sửa phong thủy cuối cùng của căn nhà này, cách đây vài tháng. Hôm qua, người nhà cô bé gọi điện thông báo: Sau tái khám tại Singapo lần này, các bác sĩ xác định: Bệnh hoàn toàn khỏi hẳn. Không còn dấu vết của ung thư. Tất nhiên đối với nhiều kẻ thì tôi lại một lần nữa được coi là "gặp may". Nhưng với tôi thì cái may mắn chỉ đơn giản là: Tôi cam kết nếu không khỏi tôi trả lại tiền. Tôi không phải trả lại tiền. Cũng ít thôi, nhưng với tôi là lớn. Đó là điều may mắn của tôi. Vì nhà người này ở cũng hơi xa. Nhưng nếu có dịp, tôi sẽ cố gắng để đưa những tư liệu liên quan đến căn bệnh này và kết luận của các bác sĩ bên Sing lên đây.
    1 like
  9. Nhớ lại một thời đã qua.... =======================
    1 like
  10. năm nay chưa thể lấy chồng được, nhưng chắc có tình cảm tốt đẹp hay có người yêu, năm Ngọ mới đính hôn năm Mùi mới cưới, trong năm nay khoảng tháng 06 al sẽ gặp người đó, cung phu rất tốt ,chồng giàu có của đẹp trai và rất hào hoa, cưới nhau dễ dàng ,nhưng sau đó chồng sẽ có tình ngoại hay có vợ lẽ/ thân cư quan không có nghĩa là có 2 đời chồng , mà Thân có đào -hồng mới là ...
    1 like
  11. Lễ cúng giao thừa (Lễ trừ tịch) Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ Trừ tịch được cử hành đúng vào lúc giao thừa(hết giờ hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày Mồng một Tết). Theo phong tục của người Việt Nam từ cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà. A. LỄ CÚNG GIAO THỪA NGOÀI TRỜI Ý nghĩa: Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là: Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. Năm Dần: Nguy Vương Hành khiển, mộc tinh hành binh chi thần, tiêu tào phán quan. Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, thạch tinh hành binh chi thần, liễu tào phán quan. Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, biểu tào phán quan. Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, hứa tào phán quan. Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thiên mao hành binh chi thần, ngọc tào phán quan. Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, ngũ đạo hành binh chi thần, lâm tào phán quan. Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, ngũ miếu hành binh chi thần, tống tào phán quan. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, cự tào phán quan. Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, thiên bá hành binh chi thần, thành tào phán quan. Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, ngũ ôn hành binh chi thần, nguyễn tào phán quan. Chú ý là trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy. Sắm lễ: Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: hương, hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ thần linh và mâm lê mặn. với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng. . . tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính. Vào đúng thời điểm giao thừa,' người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấn vái trước án. Văn khấn có thể viết vào giấy để đọc, sau khi hết 3 tuần hương thì hoá tờ giấy viết văn khấn cùng vàng mã dâng cúng. VĂN KHẤN GIAO THỪA NGOÀI TRỜI Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương - Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật - Con kính lạy HoàngTthiên, Hậu Thổ, chư vịTtôn thần. - Con kính lạy Ngày Cựu niên Đương cai Hành khiển. - Con kính lạy Đương niên Thiên quan (năm nào khấn danh vị của vị Hành khiển năm ấy) năm………… các Ngài NGũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần. Nay là phút giao thừa năm…………… Tín chủ (chúng) con là:………… Ngụ tại:………… Giao thừa chuyển năm Năm cũ qua đi Năm mới đã đến Tam dương khai thái Vạn tượng canh thân. Ngài Thái Tuê Tôn thần trên vâng lệnh thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc nhân ngày đầu xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sắm sửa hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng phật thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén hương thơm, thành tâm bái thỉnh. Chúng con kính mời: ngài cưu niên đương cai Ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; ngài bản cảnh thành hoàng chư vị dại vương, ngài bản xử thần linh thổ địa, phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương, ngũ thổ, long mạch tài thần, các bản gia táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, làm ăn phát đạt. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám, Phù hộ độ trì. Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà phật! GIAO THỪA LÀ GÌ? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch. + Lễ trừ tịch Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa. + Cúng ai trong lễ giao thừa Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà. + Sửa lễ giao thừa Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà. + Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ. Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.. + Lễ cúng Thổ Công Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa. + Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch - Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện. - Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm. - Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm. - Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô. - Hương lộc: Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm. - Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi. VĂN KHẤN GIAO THỪA 1- Văn khấn gia tiên: ( Cúng giao thừa trong nhà trước, nếu có thờ Ông bà ) - Kính nghe: Tổ đức vĩnh thùy thiên tải thịnh Gia phong hàm lạc tứ thời xuân. Nhân tiết giao thừa năm Tân Mão, tử tôn chúng con là: 1.…… 2 3 4 5 cung nghinh tiên tổ hồi giáng gia đường, chứng giám lòng thành, thụ kỳ lễ vật, khuôn phù gia nội đắc bình an. Con nhất tâm bái thỉnh: Bản cảnh Thành hoàng đại vương, Truy hồn sứ giả, thiếp phách quan quân, trì phan đồng tử, dẫn lộ tướng quân, bản gia thổ địa, bản xứ long thần tiếp dẫn vong linh chư vị gia tiên … (đọc tên những người thờ phụng) lai đáo gia đường, chúng minh công đức. Duy nguyện, chư tôn hiền thánh, khứ tự xuy phong, lai như xiết điện, bảo hộ tiên tổ giang phó gia đường, duy nguyện: tổ tiên giám cách, nguyện than phục chỉ, hiếu phụng xuân thu, giáng phó gia đường, chứng minh công đức. Con nhất tâm bái thỉnh: Cao cao chi tổ, viễn viễn chi tông, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội, bà cô ông mãnh; Hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng đẳng sảnh linh, trùng trùng quyến thuộc, phục hồi gia nội, tả hữu phân ban, thượng hạ trung bàn, chứng minh công đức. Con nhất tâm bái thỉnh. Gia tiên bản phái, nội ngoại túc thanh, hương kỳ phần đại anh hiền, hoặc văn thư lễ, hoặc lược điền viên, pong thanh thụ lập, văn vọng lưu truyền, dư thanh đồng cảm, thức lễ mặc khiên, khí số chung linh, tài năng tế mỹ.Nguyện giáng gia đường, chứng minh công đức. Con nhất tâm bái thỉnh: Gia trung phụng tự, tứ thời bát tiết, liệt vị tôn linh: Cung thỉnh: (thờ ai thì đọc tên người đó kèm theo chữ :chân linh vị tiền). Duy nguyện: tử tôn bất thác, bảo hộ tử tôn, giang phó gia đường thụ tử cúng dàng. Khất cầu: Tiên tổ phù trì, tôn linh bảo hộ chúng tôn, xuân lai cát khánh, hạ đáo bình an, thu miễn tam tai, đông nghinh bách phúc, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.( hết ) 2-KHẤN GIAO THỪA NGOÀI TRỜI : ( Văn khấn cúng giao thừa ) Nam mô A Di Đà Phật (3 lần) - Kính nghe: Năm cũ đã hết kính cẩn tiễn đi Năm mới vừa sang hân hoan rước đến! Vào thời giao thừa, giờ Tý, mồng Một tháng Giêng năm Tân Mão, khánh đản Đức Di Lặc Tôn Phật. Nay đệ tử chúng con: .................................................. ............................ .................................................. ................................................. Tại (địa chỉ): .................................................. .................................. Kính mừng tiết Nguyên Đán đã đến, làm lễ trừ tịch, sửa soạn hương, hoa, đăng, trà, quả, thực hiến cúng giao thừa. Nam mô Đương Lai Giáo Chủ Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật. Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Nam mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Hộ Pháp Thiện Thần Chư Thiên Bồ Tát. Cung tống cựu niên: Canh Dần niên, Ngụy Vương hành khiển. Tam thập lục phương chi thần, Khúc Tào phán Quan. Cung nghinh tân niên: Tân Mão niên, Trịnh Vương hành khiển Mộc tinh chi thần, Khúc Tào phán quan. - Cẩn cáo: Tôn thần bản gia, Thổ công địa chủ, Ngũ phương vạn phúc phu nhân. Bản gia Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân. Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần. Ngũ phương long mạch, Tiền hậu địa chủ tiếp dẫn Tài thần, Hỷ thần các vị tôn thần cùng chân linh gia tiên nội ngoại, lai lâm án toạ, chứng giám lòng thành, thụ tư cúng dàng. - Khấn nguyện: Gia hộ toàn gia an lạc, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo, tám tiết hưởng vinh quang phúc thọ, hoạ đi phúc đến, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. - Kính mong: Chứng giám lòng thành ân chiêm vạn vọng. Đệ tử đồng gia kính lễ. VĂN KHẤN GIAO THỪA TRONG NHÀ ( Trong nhà) Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật. - Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. - Con kính lạy Long Mạch, Táo Quân, Chư vị tôn thần. - Con kính lạy Tỗ Tiên nội ngoại, Chư vị Tiên linh Nay phút giao thừa năm Tân Mão. Tín chủ chúng con tên là: Ngụ tại: Phút giao thừa vừa tới, giờ tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh, Dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đất nén tâm hương, thành tâm kính lễ. Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ thần linh Thỗ địa, Phúc đức chính thần, các ngài ngũ phương ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân, và các chư vị thần linh cai quản ở xứ này. Cúi xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ Tiên linh cao tằng tỗ khảo, Cao tằng tổ tỷ Thúc Bá Huynh đệ, Cô Dì, Tỷ Muội, nội ngoại Gia tộc, Chư vị Hương linh, các vong linh hữu vị vô danh cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo thụ mộc, ngụ tại đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn gia chủ chúng con năm mới tốt lành, sức khỏe dồi dào, tấn tài tân lộc, vạn sự tốt lành, vạn điều như ý. Cầu cho mưa thuận gió hòa Quanh năm tươi tốt trái hoa ngợp trời Con tàu vượt biến xa khơi Một miền thông thoáng bầu trời bình yên. Đất nước sinh nhũng tài hiền Một thời trỗi dậy lên tiên, thành rồng. Cầu xin: Con cháu Lạc Hồng Thiên tài xuất chúng rạng bung đất trời Ở giữa thiên hạ ngời ngời Tâm phục khẩu phục nhiều đời vang xa. Đi ra không thua người ta Ở nhà yên ấm hợp hòa tinh thương Bước lên ở trốn chính trường Ngửng nhìn thiên hạ, thẳng đường tiến ra. Cầu xin sức khỏe ông bà Quanh năm vui vẻ cửa nhà ấm êm Mọi người đi sớm về đêm Dù đi hải ngoại, dù lên bầu trời Dù ra biển cả xa vời Dù trèo rừng núi, dù bơi dưới hầm Nắng mưa lao lực dãi dầm Bình yên vô sự, trong tầm chở che. Mùa đông cho tới mùa hè Kinh thương phát đạt mua ghe bán tàu Anh em gắn kết cùng nhau Chung lưng gánh vác xây cầu đắp sông. Kính xin Thượng Đế vui lòng Ban cho thỏa nguyên như trong lời cầu! Cầu xin Bồ Tát trên đầu Ở bên che chắn nhiệm mầu hiển linh Cầu xin Thần Thánh anh minh Ra tay cứu giúp chúng sinh lỡ lầm. Câu xin vong vị lai lâm Mọi nơi nâng đỡ, thành tâm cứu người Cầu xin Tiên Tổ muôn nơi Phù trì bảo hộ suốt đời cháu con! Thay lời ước nguyện nước non ? Con xin kính cẩn lòng son kính ngài! Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! (Sưu tầm)
    1 like
  12. Mấy tiêu chuẩn này sao mà xem xét???
    1 like