-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/04/2014 in all areas
-
Bàn Trà Phong Thủy
Nongdan and 2 others liked a post in a topic by Thiên Đồng
Xét trên quan niệm của Phong thủy Lạc Việt thì ngôi nhà trên phạm phải những cách xấu, nặng, về mặt cấu trúc hình thể. Trong Phong thủy Lạc Việt, đại kỵ nhất là dùng đá ốp tường nhất là loại đá như trên mang âm khí rất nặng. Chỉ một yếu tố này thôi đã tạo nên một tổng quan của ngôi nhà mang nặng nề âm khí. Lại thêm hình thể tạo tác của ngôi nhà tựa như là nhà tù, hoặc lăng mộ nào đó mới vừa hoàn thiện. Đây là yếu tố trọng xấu, yểu tố này mang tính chất có vẻ chủ quan, do quan kiến của thầy Địa Lý cảm nhận và quán sát, nhưng nó là một biểu hiện cho một kênh thông tin nào đó chỉ dẫn đến hệ quả của mối cảm quan tương tác: tốt xấu. Lẽ dĩ nhiên trong trường hợp này là một hệ quả không tốt trên cơ sở hình thể xấu theo nhận định. Cấu trúc từ bên ngoài đến bên trong tạo một không gian cảm quan như hang hốc, đây lại là một trong những yếu tố đại kỵ trong Phong thủy Lạc Việt. Mọi cấu trúc mang dáng vẽ hang hốc đều tạo nên mất cân bằng âm dương, cho nên âm khí quá vượng! Còn nhiều yếu tố khác nữa... Tóm lại nhà này nhìn sơ về mặt tổng thể thì âm khí thái quá và hình thể nặng nề, lại như lao tù, lăng mộ, hang hốc...một công trình quá kém về mặt Phong thủy Thiên Đồng.3 likes -
Quán vắng!
trucgiac and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nhớ lại thời còn làm công nhân cơ khí. Hồi ấy, những thằng như tôi, không có tham vọng lớn lao, có tính vĩ mô là phải trở thành Đại gia. Mà chỉ phấn đấu để trở thành "thợ chỉ". Để làm "thợ chỉ", anh phải có tay nghề cao, khiến cho các lớp đàn em phải "tâm phục, khẩu phục". Khi gặp các sự cố kỹ thuật, phải có phương pháp giải quyết. Thợ chỉ thì chỉ việc chắp tay sau đít, đi lòng vòng trong xưởng, hoặc biến ra quán ngôi uống trà, bàn chuyện thế giới; hay phân tích vẻ đẹp của các cô gái hàng xóm nơi làm việc có "sâu răng, hôi nách" hay không. Hết giờ về, lương cao, bổng lộc nhiều. Tất nhiên, lâu lâu cũng phải thò ra vài bí kíp nhà nghề, hoặc cũng phải làm mẫu, để đám đàn em, đệ tử thấy sự được quan tâm sâu sắc. Lão Gàn hồi đó là một dạng như vậy, ở một xưởng cơ khí trong thị xã. Vào dịp làm vệ sinh xưởng cuối năm, chuẩn bị nghỉ Tết, hơn 20 công nhân xúm vào khiêng một thanh sắt chữ U, dài 10m, ngang 40cm chuyển đi chỗ khác cách đó chừng 20 m. Nặng quá. Họ khiêng không nổi và nhìn bất lực. Lão Gàn liếc qua, thấy thanh sắt hơi cong phần giữa, bèn lớn tiếng thể hiện: "Chúng mày toàn những đứa ăn hại. Ra quán mua vào đây cho tao 5 gói thuốc. Một mình tao chuyển thanh sắt này.". Cả đám trố mắt ngạc nhiên, nhìn sư phụ cứ như người từ trên trời rơi xuống. "Đi mua nhanh đi. Tao chịu trách nhiệm chuyển thanh sắt này." Một thợ chỉ khác thuộc ngành hàn và máy nổ, cha này khá giả vào thời bấy giờ vì có cơ sở sửa chữa riêng ở nhà, thấy thể bèn thể hiện: "Tiền đây! Chúng mày ra quán mua hẳn một cây Somit vào đây, để xem thằng Gàn này nó chuyển thanh sắt thế nào? Không xong thì nhịn thuốc và nghe chửi". Thuốc lá chung đủ. Lão gàn yêu cầu anh em lật thanh sắt U lên cho phần cong tiếp xúc mặt đất. Sau đó, lão Gàn chỉ ấn nhẹ một đầu theo nguyên lý đòn bẩy và xoay thanh sắt nhúc nhích dịch chuyển. Khi biết được phương pháp, anh em ổ lên một tiếng: Thì ra mọi chuyện cũng đơn giản thôi. Vấn đề là nghĩ ra điều đó. Tất nhiên, với tư cách thợ chỉ, lão Gàn gọi một đệ tử tiếp tục công việc, chia thuốc lá cho anh ta và anh em khác. Phần Lão Gàn lấy ba gói. Hì. Sau này, khi tìm hiểu về Lý học phương Đông, rất nhiều yếu tố phức tạp để đạt được mục đích, như: tư liệu, điều kiện làm việc, khả năng tư duy....Nhưng một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu. Đó chính là phương pháp tiếp cận vấn đế. Chuyện lớn, chuyện nhỏ trên thế gian này đều như thế cả. Hiện nay, giới tinh hoa học thuật quốc tế đang ở Việt Nam bàn về "Có hay không sự sống ngoài trái Đất". Từ khi trang web này có mặt trong thế giới các trang web, Lão Gàn luôn xác định: "Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất". Mặc cho hàng đống thông tin của các nhà khoa học sừng sỏ và những cơ quan uy tín như Nasa, xác định về khả năng tồn tại sự sống ngoài trái Đất. Lão Gàn vẫn xác định luận điểm của mình và vẫn đúng đến ngày hôm nay. Lão Gàn đủ tự tin để gửi thư ngỏ cho ngài Obama, xác định "Không có sự sống trện sao Hỏa", trước khi có kết luận của Nasa về việc này. Lão Gàn đúng. "Không có sự sống trên sao Hỏa". Vấn đề ở chỗ: Đó là hai phương pháp tiếp cận khác nhau. Các nhà khoa học hiện đại nhìn từ hiện tại trở về với quá khứ và họ đối chiếu so sánh với những cái họ biết trong hiện tại để kết luận vấn đề. Còn Lão Gàn nhìn từ quá khứ trở về hiện tại, lão Gàn thấy sự sống duy nhất trong vũ trụ chỉ có trên trái Đất này. Ta về giữa cõi vô thường. Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa.3 likes -
Tổ Tiên Việt Thư Tịch & Di Tích 15/04/2014 Hành trình Đi Tìm Tổ Tiên Việt của con cháu Việt ngày nay đã trở nên hùng hậu, đa ngành, đa phương cách, nhiều hy sinh, dâng hiến lặng thầm, tụ hội bốn bể năm châu, rạng ngời hào quang Tổ Tiên Bách Việt. Tổ Tiên trong nguồn Thư tịch cổ Ngày 24- 1- 2014. Trên đường tạ mộ Cha Lạc Long Quân tại Bình Minh- Bình Đà- Thanh Oai- Hà Nội, bác Nguyễn Mạnh Can dẫn chúng tôi thăm nhà TS Hán Nôm Lã Duy Lan ở thôn gần đấy. Lã Duy Lan nghỉ hưu, đóng cửa, tắt điện thoại, im lặng Đi Tìm Tổ Tiên Việt. Chúng tôi đến bất ngờ, ông không có nhà. Vợ và con cháu ông tiếp chúng tôi trong ngôi nhà hai tầng, sân vườn cây, rau hoa, chén trà xanh ấm tình quê. Với người viết chân chính, ta đọc tác phẩm của họ, đủ mến yêu, kính trọng, đồng cảm. Gặp được họ là hạnh phúc. Chưa gặp vì họ ở ẩn lại càng yêu mến. Tôi đọc Bản sắc Văn Hóa Người Việt (NXB Công An Nhân Dân- 2007- Lã Văn Lan) để cùng Đi Tìm Tổ Tiên Việt. TS Lã Duy Lan với tư duy làm sáng tỏ Bản Sắc Văn Hóa Người Việt qua Đất- Nước- Người. Những con người đã sống hàng vạn năm trên Đất- Nước ấy, thể hiện cách trồng cấy lúa nước, cách ăn, chơi, hội hè, tập quán, tín ngưỡng… cổ truyền vẫn con nguyên vẹn nơi đây. Nơi mà các nhà khoa học thế giới gần đây đã khẳng định “Chính Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người. Là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam.”. Cái nôi ấy, địa bàn ấy, theo những bộ sách cổ của nước ta còn để lại, chính là“Bộ tộc Việt Thường, cùng cư dân Bách Việt với nơi phát tích đầu tiên là nền Văn minh lúa nước sông Hồng”. Phần thư tịch Tổ Tiên gửi lại, chúng tôi suy ngẫm mục Từ nguồn Thư tịch cổ (Bản Sắc Văn Hóa Người Việt- Trang 25). TS Lã Duy Lan nghiên cứu thư tịch cổ Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục. Ông cho biết ở hai xã Phú Lãm và Phú Lương đầu huyện Thanh Oai- Hà Nội ngày nay (tức địa bàn chủ yếu của vùng Đại Lôi (tổng Sốm thời Lý) xa xưa đã có các vị tộc trưởng họ Nguyễn truyền đời trông giữ phần mộ, thờ cúng các vị Tổ Tiên gây dựng nên Bách Việt và các vị có công với nước thời Thục- Triệu, Hai Bà Trưng, Tiền Lý. Các vị Tổ Tiên Bách Việt nhiều thời sống ở vùng Thanh Oai, chết ở đây, nên còn phần mộ và đền thờ, lễ hội cúng giỗ, phong tục, lối sống, ở đây. Vùng này xưa có Kinh Đô Nghĩa Lĩnh của Bách Việt và các vua Hùng. Phong Khê thời Thục- Triệu.Mê Linh. Phong Châu thời Hai Bà Trưng. Long Biên thời Tiền- Hậu Lý (Lý Nam Đế). Các vị tộc trưởng họ Nguyễn nối đời sinh ra từ cụ Tổ họ Nguyễn đầu tiên của Bách Việt đã giữ cổ phả bí truyền, và “Giữ mả Tổ”. Họ Nguyễn ở tổng Sốm xưa nay, xứng trách nhiệm dòng trưởng đối với trăm họ, trông nom mộ các vị Tổ Bách Việt, giữ đền miếu, chùa, ngày cúng lễ, thể hiện qua các phong tục, lễ hội, tín ngưỡng vùng tổng Sốm- Thanh Oai. TS Lã Văn Lan viết tổng “Sốm” (là âm từ chữ Sấm tức Đại Lôi thời Lý). Trong suốt gần nghìn năm Bắc thuộc, tộc trưởng Nguyễn vẫn trông mồ mả, cúng lễ Tổ Tiên Bách Việt, dưới hình thức ẩn hiện, không khoa trương nên qua mắt cai trị phương Bắc. Thời Đinh Bộ Lĩnh năm 968, vua Đinh đăng quang, về tận nơi, biết vùng Thanh Oai có mộ, đền miếu thờ Tổ Tiên Bách Việt đã phong trưởng họ Nguyễn là Nguyễn Đức tước vị Quốc công, giao quyền quản lý 2.400 mẫu ruộng trong vùng hai xã Phú Lãm và Phú Lương- Thanh Oai để trồng cấy, lấy tiền xây 72 ngôi đền (gọi là Nam Thiên thất nhị thập từ) hằng năm mở lễ hội, tế lễ, rước đón hội đồng tộc biểu toàn quốc và đồng bào cả nước về lễ Tổ và dự lễ hội. Từ đó về sau, các trưởng tộc Nguyễn (dù không tham gia chiến trận) vẫn được các triều Đinh, Tiền Lê, Lý phong là Quốc công, thời Trần phong Quốc phụ, thời Lê, Nguyễn phong Hương quận công tiếp tục quản lý 2.400 mẫu ruộng thờ và tổ chức lễ hội, cúng giỗ, chăm mộ Tổ Tiên Bách Việt. Vị Hương quận công cuối cùng bị thực dân Pháp bãi chức, nên vua Thành Thái phong Thái tử Thiếu Bảo, tên thật là Nguyễn Vân Ý, mất năm 1951. Ngôi đền thờBách Việt Thiệu Tổ và phả cổ, thư tịch cổ, những ngôi mộ cổ về Tổ Tiên Bách Việt, dòng họ Nguyễn Vân giao cho cụ Nguyễn Vân Tằng tại làng Vân Nội- tổng Sốm. Cụ Tằng mất năm 2013, giao cho con trai Nguyễn Vân Liên. Xưa kia, tổng Sốm lễ hội, cúng giỗ Tổ Tiên suốt ba tháng mười ngày trong một năm. Các Thần tích, Thần phả được biên soạn đều theo truyền thuyết dân gian, nửa hư, nửa thực để giấu kín tung tích thật, chống kẻ thù đào mồ mả. Còn những tung tích thật như tên, niên hiệu, ngày sinh, ngày hóa, nơi an táng, sự tích các vị được thờ, thì các vị tộc trưởng họ Nguyễn ghi vào các bộ sách Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục (ghi từ khởi đầu đến hết thời Bách Việt và các vua Hùng). Cổ Lôi Ngọc phả truyền thư (ghi về thời Thục- Triệu, Hai Bà Trưng, Tiền Lý và thời Bắc thuộc). Phả họ Nguyễn (ghi về thời sau này). Những bộ sách này tuyệt đối không truyền ra ngoài, có thơ dặn lại: “Bất dụng tha nhân biệt ngoại truyền”. Việc tổ chức lễ hội cúng giỗ Tổ Tiên Bách Việt theo nghi thức Quốc gia ở Đại Lôi (tổng Sốm) chấm dứt vào triều Thành Thái (1907). Vua Thành Thái bị đi đày. Giặc Pháp cho lính về tổng Sốm tàn phá cướp bóc. Dân chống lại, cuộc chiến chết 200 người. Cụ Nguyễn Vân Ý đã cùng Hội đồng tộc Nguyễn chia nhỏ 2.400 mẫu ruộng thờ, lấy tiền di chuyển 72 ngôi đền chưa bị phá đi các miền quê khác, xây mới nhiều đền thờ dọc hai bờ sông Nhuệ, sông Tô Lịch… Bốn vạn bản Thần tích, Thần phả được các cụ tổ chức sao chép lại, soạn mới bổ sung truyền con cháu, chia nhau cất giấu. Phần lớn Thần phả, Thần tích đều ghi “Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên, Nguyễn Hiền phụng sao”, đóng dấu thời Lê, Thời Nguyễn. Địa điểm “tu thư” thực hiện tại làng Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai (cách Phú Lãm, Phú Lương khoảng ba cấy số). Bản sao giao cho các làng. Các bản sưu tập đưa lên Đền Hùng (Phú Thọ cất giấu). Sau bị thực dân Pháp thu giữ, nay còn một số bản lưu tại Thư viện Hán- Nôm Hà Nội do Trường Viễn Đông bác cổ bàn giao lại. TS Lã Duy Lan nghiên cứu Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục tìm hành trình Tổ Tiên Bách Việt cách nay khoảng bảy nghìn năm. Tổ Tiên ta là một nhóm Việt Mường bước từ trong rừng ra. Định cư ở vùng đất phía Đông chân núi Ba Vì, kéo dài tới vùng dất chùa Tây Phương nay là huyện Thạch Thất- Hà Nội. Từ đấy sinh sôi, tỏa đi các hướng đồng bằng Bắc bộ, miền núi, miền Trung, ven biển. Thời kỳ ở chân núi Ba Vì, trongBách Việt Triệu Tổ Cổ Lục gọi là thời Cực Lạc, nước Cực Lạc. Đó là thời kỳ con người ở hang động, vách đá, đã biết dùng lửa, săn bắt sinh vật làm thức ăn, quần hôn, mặc vỏ cây, dây quấn. Gọi là Việt Thường Thị tức là người dùng thừng (thường- thừng) để làm nên quần áo Thời Cực Lạc là sự giao thoa dài giữa quần hôn và hôn nhân gia đình cá nhân, giữa Mẫu quyền và Phụ quyền. Quần hôn là Mẫu hệ- Mẫu quyền. Sự tích Trầu Cau chính là bi kịch giữa quần hôn và hôn nhân một vợ một chồng (giai đoạn đầu tiên chấm dứt quần hôn). Cuối thời Cực Lạc cách nay khoảng 6.000 năm, bắt đầu chia họ. Lập gia đình riêng. Có chín họ được lập lúc đó, bao gồm năm họ Việt, bốn họ Việt- Mường. Khi có chữ Việt Nho gọi là Cửu Tộc. Nơi diễn ra cuộc chia họ ấy theo Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục ghi là ở khu vực các làng Hạ Lôi- Bằng Trù huyện Thạch Thất- Hà Nội. Chín họ đầu tiên là Nguyễn, Trần, Dương, Chu, Vũ, Đinh, Quách, Bạch, Hà. Sau khi lập gia đình riêng, chia họ, họ Nguyễn đứng đầu cùng nhiều họ khác xuống vùng So- Sở thuộc Quốc Oai- Chương Mỹ nay là Hà Nội, lập Nhà nước manh nha đầu tiên gọi là thời Viêm Bang, nướcViêm Bang người đứng đầu là Đế Viêm, sau là Thần Nông. Thời giữa Viêm Bang từ 9 họ ban đầu (Tòa Cửu Long ở các chùa thờ chín họ đầu tiên của Bách Việt). Từ 9 họ, lập ra 72 họ. Mỗi họ có một người đứng đầu. Có 72 động chủ, có giếng nước ăn riêng. Sau này các họ mới lập thêm dùng đặc sản địa phương đặt tên cho họ mình: Lê, Lý, Ngô, Đỗ… Họ Lã là kỷ niệm về việc bắt đầu biết đào ao, đào giếng. Cuối thời Viêm Bang từ vùng So- Sở, các họ vượt sông Đáy, xuống định cư ở vùng đầu Thanh Oai, mở ra thời Bách Việt và các vua Hùng, khai phá đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ, đi chinh phục thêm các vùng đất mới xa hơn. Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục ghi “Tiên La tương địa”tức là vùng đất bồi, đất nát Tiên La nay thuộc làng Thanh Lãm xã Phú Lâm có vị vua đầu tiên mở đầu thời kỳ khai phá đồng bằng là Đế Tiết. Đế Tiết sinh ra Đế Thừa, đều đóng đô tại Tiên La. Hại vị dạy dân quan sát khí hậu, thời tiết để ổn định việc gieo trồng các mùa, giống cây. Nếm các vị lá cây, thảo dược làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt cụ Đế Thừa còn gọi là Sở Minh Công, vừa kế nghiệp vua cha, vừa đặt nền móng cho việc đi chinh phục thêm các vùng đất mới. Ngày sinh mồng 1 tháng sáu Âm lịch. Ngày hóa mồng 10 tháng 10 Âm lịch của cụ Đế Thừa được lấy làm ngày quốc lễ, lễ xuống đồng và lễ cúng cơm mới. Đế Thừa sinh ba con trai là Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân, Nguyễn Long Cảnh, đều là những bậc Thánh nhân. Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân là hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc. Hai anh em thường đi đánh cá ở vùng hồ Sương Mù (Hồ Tây- Hà Nội ngày nay) Nguyễn Minh Khiết lấy bà Đỗ Thị Ngoan (Đỗ Quý Thị) ở vùng hồ này. Bà Ngoan hiền lành nết na, phúc hậu, yêu mến cả hai anh em. Khi lấy ông Nguyễn Minh Khiết vẫn hay gọi tên em trai ông Khiết là Nguyễn Nghi Nhân. Ông Khiết bỏ đi, lấy vợ hai ở làng Khương Đình (quận Thanh Xuân- Hà Nội ngày nay). Bà Ngoan bỏ đi tu Đạo Sa Bà đắc đạo được tôn là Hương Vân Cái Bồ Tát. Sau khi anh lấy vợ, Nguyễn Nghi Nhân buồn (họ là ba nhân vật cổ tích Trầu Cau) xin vua cha cấp thuyền bè, lương thực, vũ khí, cùng một số dân chúng và binh lính đi lập nghiệp nơi xa. Nguyễn Nghi Nhân ngược lên hướng Bắc, đến vùng Động Đình Hồ (nay là Trung Quốc) chinh phục các bộ tộc ở đấy, lập ra nước Sở. Đời sau gọi ngài là Đế Nghi. Các hậu duệ của ngài kế tục nhiều đời gọi là Sở Hùng Thông, tham chiến với các nước ở Bắc và Nam sông Dương Tử thời cổ đại. Ở vùng Tiên La nay là Thanh Oai, cụ Đế Thừa qua đời, Nguyễn Minh Khiết được kế ngôi gọi là Đế Minh đóng đô ở Phong Châu cách Tiên La khoảng một cây số, phía ngoài. Bên cạnh sông Hát là một nhánh sông Đáy chảy ra. Phong Châu nguyên gốc là bến nước được xếp bằng đá ong làm bậc lên xuống, được Bắc phương ghi chép lần đầu trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Phong Châu cũng là tên gọi của cả thời Bách Việt và các vua Hùng đóng đô ở đây. Thời Đế Minh trị vì, mở đầu cho thời Bách Việt và các vua Hùng, có biên giới từ phía Bắc đến bờ Nam sông Dương Tử, biên giới phía Nam đến tỉnh Quảng Nam ngày nay. Khi Nguyễn Lộc Tục con trai Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết) và Đỗ Thị Ngoan (Đỗ Quý Thị) trưởng thành thì ở vùng Tử Di Sơn (chân phía Đông dãy Hymalaya là thượng nguồn sông Dương Tử) có giặc Gạc Ma nối dậy. Nguyễn Lộc Tục cùng người chú thứ ba (Nguyễn Long Cảnh) và tám người cậu họ Đỗ, được cử cầm quân dẹp giặc. Đến vùng Hồ Động Đình, Nguyễn Lộc Tục gặp bà Hồng Đăng Ngàn, con gái vị chúa hồ tộc Bách Việt. Dẹp giặc xong, Nguyễn Lộc Tục trở lại, cưới Hồng Đăng Ngàn rồi ở lại cai quản vùng này. Bởi thế đời sau gọi ngài là Kinh Dương Vương, do phần đất ngài cai quản có tên là Kinh Châu- Dương Việt. Khi Đế Minh già yếu qua đời thì mười lăm bộ trong vùng Phong Châu họp lại, cử người đi đón Kinh Dương Vương trở về kế ngôi thay cha làm vua nước Xích Quỷ. Nguyễn Lộc Tục- Kinh Dương Vương và Hồng Đăng Ngàn sinh năm con trai: Hùng Nghiêm, Hùng Quyền, Hùng Hiển, Hùng Quyên, Hùng Tiến. Hùng Tiến con út chết trẻ. Hùng Hiển con thứ ba húy là Sùng Lãm, tên tự là Phúc Thọ, được truyền ngôi vua là Lạc Long Quân (Hùng Hiển Vương). Về Phong Châu, bà Hồng Đăng Ngàn cùng chồng là Kinh Dương Vương (Nguyễn Lộc Tục) đem nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt the về dạy dân. Cung cách ăn mặc của dân thay đổi, váy lụa sồi, áo the, thay lá cọ, sợi dây gai. Kinh Dương Vương đẩy nhanh khai phá đồng bằng, ổn định dân sống ấm no, an vui, bình đẳng. Ngài hóa vào ngày 25 tháng 12 Âm lịch, được dân suy tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngày 23 tháng Chạp tiễn “ông Công” là ông bản cảnh thành hoàng, lên chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế hội họp Thiên đình. Những ngày lễ tiết cổ truyền của người Việt đều là những ngày sinh, ngày hóa của các vị vua, các bà vợ có công với dân Bách Việt được thờ cúng tại các ngôi chùa và điện Mẫu. Các lễ hội đình, đền, chùa hằng năm tại các vùng miền đất Việt đều là sự cúng giỗ các vị Tổ Tiên Bách Việt và nhân Thần nước Việt. Không có lễ hội cổ truyền nào du nhập từ phương Bắc như ta nhầm tưởng. Kinh Dương Vương sinh được năm người con trai, trong đó một người chẳng may lâm bệnh mất sớm. Bốn người còn lại được vua giao trông nom từng phần việc giúp dân mở các nghề mới. Người con thứ tư là Nguyễn Lãm được kế ngôi gọi là Lạc Long Quân- Hùng Hiển Vương. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là cháu nội Đế Nghi (Nguyễn Nghi Nhân), con gái Đế Lai (con của Đế Nghi) khi Âu Cơ cùng vua cha về thăm quê Phong Châu. Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là chắt nội của cụ Đế Thừa (cùng một bọc sinh ra) cùng huyết thống. Từ Kinh Dương Vương đến Lạc Long Quân (Hùng Hiển Vương) lập Nhà nước Văn Lang. Từ Lạc Long Quân chia ra trăm họ, lấy họ Nguyễn là Trưởng tộc Việt. Rồi sinh sôi, bền vững đến một trăm vua Hùng, kéo dài 2.662 năm đều đóng đô ở Phong Châu. Trong đó mười tám đời thống nhất được Bách Việt. Danh sách 100 vua Hùng, 18 đời thống nhất và Bách Việt đều được ghi trong Bách Việt Triệu Tổ Cổ Lục. Truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ một bọc trăm trứng có nguồn gốc sinh thành từ tế bào nhân chủng học họ Nguyễn. Đó là máu huyết thật, không phải huyền thoại do tưởng tượng nghệ thuật, để gắn kết tình đoàn kết các dân tộc Bách Việt. Dân tộc ta, Tổ Tiên ta đi từ máu huyết đến huyền thoại thật thiêng liêng. Đó là hiện tượng Độc nhất vô nhị của loài người. Bởi Tổ Tiên ta phải tránh sự hủy diệt của kẻ thù nội, ngoại xâm, nên ẩn giấu vào Đất, Nước, hồn Người, thành Hồn Thiêng Sông Núi chiến thắng mọi kẻ thù. Kẻ thù truyền kiếp muốn người Việt bơ vơ, không Tổ Tiên, Cha Mẹ, không văn hóa cội nguồn để thôn tính, đồng hóa, cướp Đất Nước, diệt giống nòi. Nhưng họ đã lầm. Tổ Tiên Bách Việt sống dậy cuồn cuộn sóng Đất- Trời- Người. Không kẻ thù nào khuất phục nổi. Đi tìm những di tích thiêng liêng của Tổ Tiên Thư tịch về Tổ Tiên Việt, soi sáng cho chúng ta đi tìm những di tích, dấu tích thiêng liêng của Tổ Tiên hiện hữu trên chính Đất- Nước- Người Việt, tồn tại muôn đời. Việc thờ cúng các vị Thủy tổ Cửu tộc trong đó hai vị đứng đầu là Đế Thiên, Đế Thích và Địa Mẫu. Các vị Đế Viêm, Thần Nông, các vị vua và các bà vợ có công ở thời Bách Việt và các vua Hùng “sinh thành nên trăm họ” đã thành mỹ tục xa xưa truyền các thế hệ đến nay. Thành nếp sống, nếp nghĩ, phong tục tập quán, tín ngưỡng không gì xóa nổi. Cho dù kẻ thù truyền kiếp không ngừng tìm mọi cách xóa, đánh tráo, đốt, hủy diệt, ngăn cấm, đồng hóa, thay màu, đổi sắc, trấn yểm, bạo lực, vây bủa, nắm tóc… Vua Quang Trung “Đánh cho để dài tóc”. Hệ thống tượng các ngôi chùa cổ Việt, điện Mẫu tại các làng quê tận sơn cùng, thủy tận (đậm nét nhất là ở trung du, đồng bằng Bắc bộ, Bắc trung bộ, sang cả các vùng phía Nam sông Dương Tử, nay là Trung Quốc, địa bàn cư trú của người Việt thời Bách Việt) đều thờ cúng Tổ Tiên Bách Việt. Thể hiện bằng những pho tượng Tổ Tiên được nâng lên thành Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng đế, Tiên, Phật, Thánh, Thần. Các ngày sinh, ngày hóa của các vị Tổ Tiên có công được toàn dân đời đời kiếp kiếp tôn thờ, biến thành các lễ hội, cúng lễ quanh năm. Việc trông nom phần mộ các vị Tổ Tiên Bách Việt có công, được các vị tộc trưởng họ Nguyễn ở Đại Lôi (tổng Sốm) truyền đời con cháu, như truyền tế bào máu của mình cho mãi mãi về sau. Đến thời Đinh năm 968 được Nhà nước Đinh Bộ Lĩnh chính thức công nhận, cấp ruộng trồng lúa lấy tiền thờ cúng, mở lễ hội, chăm phần mộ và phong Quốc công cho vị tộc trưởng Nguyễn Đức. Sự kiện này công khai tồn tại cùng các triều đại suốt nghìn năm đến 1907. Thế kỷ XX- XXI giao cho gia đình cụ Nguyễn Vân Tằng thuộc Vân Nội- Thanh Oai (tổng Sốm). Cụ Tằng giữ mả Tổ Tiên và đền thờ, di chỉ, di tích, thư tịch, phả cổ, đến hơi thở cuối cùng. Suốt mấy chục năm cuối đời, cụ Tằng đã cùng Nhóm sưu tập khảo cứu Những khám phá mới, nhận thức mới về Nguồn gốc dân tộc Việt và nền Văn Minh Việt cổ (Sách tư liệu gần 2000 trang) công bố thư tịch, phả cổ, bảo tồn những ngôi mộ Tổ Bách Việt. Các nhà nghiên cứu tiền sử trong nhóm tiên phong: Đỗ Tòng, Tạ Việt Dũng, Đỗ Văn Bình, Đỗ Quang Hòa, Nguyễn Vân Tằng, Nguyễn Mạnh Can đã sử dụng những thành tựu khoa học hiện đại, phương pháp nghiên cứu đa ngành, đi khảo sát, ghi chép, xác định những địa danh, di tích, chứng tích của Tổ Tiên xa xưa qua (đình, đền, chùa, miếu, lăng mộ, thành quách cổ, khảo cổ…) bằng bản đồ, phim ảnh, ghi lời kể của các cụ, các vị hậu duệ trực tiếp phụng thờ, đo năng lượng sinh học, sưu tầm những nghiên cứu của các tác giả trong, ngoài nước… trong hàng chục năm tự bỏ công sức, tiền của đểĐi Tìm Tổ Tiên Việt. Nay Tổ Tiên Bách Việt đã tỏa hào quang rạng rỡ dẫn dắt cháu con tiếp tục Đi Tìm Tổ Tiên Việt. Phần mộ cụ Đế Hòa (Hòa Hy) (cả cụ bà) ở chùa Cực Lạc cách chùa Tây Phương mấy trăm mét thuộc thôn Yên Lạc huyện Thạch Thất- Hà Nội ngày nay. Di vật trong chùa Cực Lạc có tượng người đàn bà choàng áo tơi bằng đồng. Chùa Cực Lạc đã bị hỏng, mới dựng lại. Điện thờ Thần Nông ở phía Nam chùa Cực Lạc. Ban thờ đình Vân Lôi, xã Bình Yên- Thạch Thất có bốn chữ “Lịch đại Đế Vương” thờ Chủ trưởng người Việt đầu tiên. Trước sân chùa có giếng đá ong cổ đại. Dòng họ Hòa Hy là nhừng người Việt cổ đầu tiên đến đây. Khu đền đã bị giặc Pháp phá hủy, nay phục dựng lại. Khu điện thờ Đế Viêm và các Anh Linh của Viêm Bang trong khu động Hoàng Xá ở Quốc Oai- Hà Nội ngày nay. Tượng Đế Viêm ở chùa Vàng- Quốc Oai. Khu di tích vua Thần Nông ở Chương Mỹ- Hà Nội ngày nay. Mộ Thần Nông ở cánh đồng trước chùa Trầm- Chương Mỹ. Cụm di tích chùa Trầm có tượng thờ Thần Nông. Các khu mộ và đền miếu thờ Đức Thánh Cả, Đức Thánh Hai ( Đế Thừa- Sở Minh Công) và gia quyến tại vùng di tích ở Quang Lãm, Phú Lâm- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Chùa Liên Hoa- Hồ Tây có tượng thờ ba vị liệt tổNguyễn Minh Khiết (Đế Minh), Nguyễn Nghi Nhân (Đế Nghi), Nguyễn Long Cảnh (gọi là Tam phủ công đồng). Khu di tích mộ và chùa thờ Đế Minh và Đế Nghi ở Định Công- Hà Nội. Mộ miếu thờ Thần Long Đỗ ở số 3- Ngõ Gạch- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Khu gò Thiềm Thừ, khu miếu mộ cụ Đỗ Quý Thị- Hương Vân Cái Bồ Tát tại chùa Văn La và khu Ba La- Hà Đông- Hà Nội ngày nay đã được tôn tạo bảo tồn. Điện thờ trong Động Tiên ở Lạc Thủy- Hòa Bình, nơi cụ Đỗ Thị Ngoan (Đỗ Quý Thị- Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát) tu hành. Tượng cụ Đỗ Quý Thị Hương Vân Cái Bồ Tát và Nguyễn Lộc Tục bé thơ (Kinh Dương Vương) tại chùa Văn La- Hà Đông. Cây bồ đề đại thụ hàng ngàn năm tuổi tại cổng chùa Văn La- Hà Đông. Bộ tượng Bát Bộ Kim Cương hoành tráng, mỗi người một loại vũ khí trấn giữ Đất Nước tại chùa Tây Phương. Đình Nghi Tàm, chùa Kim Liên ở Hồ Tây có bia và bài vị thờ Đế Minh (Nguyễn Minh Khiết, Đế Nghi (Nguyễn Nghi Nhân), Nguyễn Long Cảnh và Hương Vân Cái Bồ Tát, Kinh Dương Vương. Trong bộ ảnh do nhóm sưu tập nghiên cứu thời tiền sử chụp và đo năng lượng, chúng tôi luôn thấy bóng dáng cụ Nguyễn Vân Tằng, trưởng tộc họ Nguyễn thôn Vân Nội (tổng Sốm) vạch cỏ, rẽ cây thắp khói nhang trên các ngôi mộ Tổ Tiên hoang vắng, nhưng phát linh bề thế, cao rộng, vững chãi. Lời cụ Tằng “Ai tàn phá mộ Tổ Tiên đều bị chết”. Mộ Tổ Đức Thánh Tổ Nguyễn Lộc Tục- Kinh Dương Vương được kỹ sư Tạ Việt Dũng đo năng lượng bản chất “Thiên khí, Thái dương”. Đền thờ Kinh Dương Vương ở Thuận Thành- Bắc Ninh theo Thần phả ghi là “Lăng Đền”, không nói là “Lăng Mộ”. Khu mộ Mẫu Thượng Ngàn tại vùng Ba La- Hà Đông năm 2008 còn chụp ảnh được, um tùm cây cổ thụ, có dấu xây bệ thờ, nay vừa bị san phẳng xây dự án chồng lấp. Cụ Tằng chụp ảnh trước ngôi mộ Mẫu Thường Ngàn bị san lấp, ngẩn ngơ, đau đớn và kinh sợ thay cho những ai xóa mộ Tổ Tiên. Theo Nhóm nghiên cứu tiền sử, các vị Tiền Tổ Bách Việt là Tổ của Bách Việt chủ trì cả một cương vực rộng lớn Bách Việt từ phương Bắc xuống phương Nam. Một phần trong các cư dân Bách Việt đó đã bị chinh phục, đồng hóa. Còn một số bộ tộc thuộc dòng dõi Âu Việt, Lạc Việt ở phía Nam Bách Việt tồn tại kiên cưởng, bất khuất, lập nên Nhà nước Quốc hiệu Văn Lang do các thế hệ mang tên là Hùng Vương đương đầu. Thư tịch cũ ghi Kinh Dương Vương là Ốc Tổ Bách Việt là Thánh Tổ bắt đầu mười tám triều đại Hùng mà Hùng Hiển Vương (tức Sùng Lãm- Lạc Long Quân) đứng đầu. Hùng Hiển Vương và Âu Cơ với cái bọc “Một trăm trứng” sinh ra một trăm đời Hùng về sau. Phả cổ ghi: Mở đầu Nam Việt có Kinh Dương Thống nhất non sông mười tám vương Trên một trăm đời truyền ngôi báu Vạn năm hương hỏa, vạn năm thơm Làng cổ Bình Đà- Thanh Oai có Đình Nội thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân. Mộ Lạc Long Quân linh khí phát thiêng, hoành tráng nổi lên giữa một vùng đồng lúa gọi là Ba Gò (Gò Ba Đống) cách Đền Nội vài cây số, đang được UBND thành phố Hà Nội bảo tồn tôn tạo linh tích báu Quốc gia. Kỹ sư Tạ Việt Dũng đo năng lượng “Vận động sóng mạnh, Thiên khí, Thái Dương, vận khí nhân tài, khoa học, quân sự, trí tuệ, tâm hồn”. Tổ Mẫu Âu Cơ vợ Lạc Long Quân là người hiền đức, kế nghiệp mẹ chồng Hồng Đăng Ngàn (cùng ở Động Đình Hồ về Phong Châu) dạy dân nuôi tằm, dệt vải, chăm sóc các gia đình binh lính theo Lạc Long Quân đi dẹp giặc nội, ngoại xâm, nên dân gọi bà là Bà Chúa Lính. Bà mất ngày mồng 5 tháng 5 Âm lịch. Mỗi làng cúng một ngày kéo dài đến 20 tháng 5 gọi là Tiết (Tết) Đoan Ngọ. Mộ Tổ Mẫu Âu Cơ ở chùa Tường Quang Tự thôn Thượng Mạo- Động Lãm- Thanh Oai- Hà Nội ngày nay. Kỹ sư địa chất TạViệt Dũng đo năng lượng“Thái âm, Địa khí, sóng rất mạnh về giáo dục, khoa học”. Liệt Tổ Hùng Quốc Vương và các đời sau đến hết thời nhà Hùng ở vùng tổng Sốm- Thanh Oai còn nhiều dấu tích, đình, đền, miếu chùa, mộ, giếng nước cổ. Câu đối đình Do Lộ xã Yên Nghĩa- Thanh Oai- Hà Nội ghi, Viện Hán Nôm dịch: 1. 1. Đây là một trong 72 ngôi đền ở Trời Nam, lưu lại dấu thiêng của vua Hùng, nhiều đời phong tặng rạng rỡ điển chương. 2. 2. Đây là nơi phân ra ba nhánh sông Hát xưa, đất đẹp kỳ quan, rạng rỡ ngàn năm ghi dấu Hồng Lạc. Hùng Quốc Vương (Nguyễn Lãm) con trưởng Lạc Long Quân thay cha làm vua nước Văn Lang, dạy dân cày cấy, đánh cá, đúc đồng và truyền nối dòng họ Hùng Vương các đời sau. Với những chứng tích phát hiện và sưu tập, nhóm nghiên cứu tiền sử nhận định Trung tâm định đô của các thế hệ Hùng Vương là ở các vùng Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ (thời trước Kinh Dương Vương). Từ Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đến triều cuối nhà Hùng Quốc hiệu Văn Lang phần lớn đều tập trung ở vùng đất Thanh Oai- Hà Nội ngày nay, sau đó lên Phú Thọ và các vùng khác. Vùng đất Thanh Oai là nơi Cao Biền quan tâm trấn yểm nhiều nhất để triệt hạ vùng Đại Long Mạch của nước ta. Thanh Oai, nơi mà dân ta coi là nơi tụ khí thiêng sông núi, nơi phát sinh những hiền tài của Đất Nước, nên Cao Biền đã trấn yểm và viết sách báo về vua Trung Quốc như sau: Thứ nhất Đất Thanh Oai: “Trong ấp Thanh Oai hình thế rất lạ/ Thủy vượng bốn phương, án phát tam quy/ Mạch kết bên hữu, khí dụng phía tả/ Thần đồng đứng trước, quỷ sứ nối sau/ Bảng vàng sớm chiếm, phúc lộc dồi dào/ Nên phòng mạch tận, không con nối dòng”. Thứ hai Đất Cao Xá: “Thanh Oai Cáo Xá, thật có quý địa/ Nước khe theo mạch về nơi đất bằng/ Hoa nở bên Bạch Hổ, sao hiện bên Thanh Long/ Sơn thủy dồi dào, khí thế sung mãn/ Cần gì hợp biểu, ngưu giác loan cung/ Chủ khách đều tốt, tả hữu một lòng/ Lòng hoa rộng mở, thế phát anh hùng/ Văn chiếm đầu bảng, võ chiếm nguyên nhung/ Sống lâu phú quý, lập nhiều kỳ công”. Càng Đi Tìm Tổ Tiên Việt chúng ta càng phát hiện những tri thức, tài năng lớn của Tổ Tiên Bách Việt đã khai mở và xây dựng nền Văn Minh Lúa Nước Sông Hồng đầu tiên của Nhân loại là huyết mạch nối tiếp các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau để bảo tồn nòi giống, bảo vệ và giữ gìn Đất Nước Giống Nòi trường tồn. Mong Nhà nước Việt Nam kịp thời khoanh vùng, bảo tồn các dấu tích linh thiêng của Tổ Tiên ta đã và đang được phát hiện, trước tình hình xây dựng, khai phá núi sông, đồng đất như vũ bão hiện nay. Kẻ thù truyền kiếp mấy ngàn năm nay không hủy diệt nổi Đất Nước mà Tổ Tiên đổ máu xương trao lại cho chúng ta. Lẽ nào chính ta lại tàn hại Đất- Nước- Người cùng sinh ra từ huyết thống Mẹ Âu Cơ? Hồ Gươm Xuân 2014. MAI THỤC (Nguồn: http://hodovietnam.vn)1 like
-
Thủ tướng Nhật và Tổng thống Mỹ uống rượu sake bàn quốc sự Hồng Thủy 24/04/14 10:12 (GDVN) - Trong hơn 1 tiếng ăn tối, 2 nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng. Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực tạo bầu không khí thân thiện để phát triển quan hệ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Obama uống sake bàn quốc sự. Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/4 đưa tin, chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp đãi Tổng thống Mỹ Barak Obama đặc biệt trọng thị khi ông bắt đầu tới Tokyo trong chuyến công du 3 ngày 2 đêm. Đài TBS Nhật Bản đưa tin, chuyến công du này ông Obama mang theo hơn 100 chiếc xe với đội quân hộ tống đông đảo như thường lệ. Nước chủ nhà điều động 1/3 số cảnh sát ở Tokyo tuần tra 24/24, lắp đặt hơn 10 ngàn camera an ninh, tất cả thùng rác trên các tuyến phố trọng điểm đều bị đóng. Tối qua ông Shinzo Abe đã mời Tổng thống Obama tới một nhà hàng sushi nổi tiếng ở Tokyo thưởng thức món ăn đặc trưng này cùng với rượu sake để cùng bàn quốc sự. Bữa tiệc được Thủ tướng Nhật Bản mời với tư cách cá nhân. Dẫn nguồn tin từ các tờ báo lớn Nhật Bản, Hoàn Cầu cho biết trong hơn 1 tiếng ăn tối, 2 nhà lãnh đạo đã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng. Thủ tướng Nhật Bản đã nỗ lực tạo bầu không khí thân thiện để phát triển quan hệ cá nhân với ông chủ Nhà Trắng. Ông Shinzo Abe nâng ly mời khách quý. Tuy nhiên Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật lần này hai bên đồng sàng dị mộng, ai cũng có tính toán của mình nên mặc dù là hội đàm giữa Obama với Shinzo Abe, nhưng vẫn có "bóng dáng của Tập Cận Bình và Putin trong đó". Theo tường thuật của đài CNN, phụ trách bữa tiệc này là một đầu bếp nổi tiếng của Nhật Bản, Ono, người sẽ bước sang tuổi 90 vào năm tới và là đầu bếp sushi đầu tiên trên thế giới nhận được danh hiệu Michelin 3 sao. Hàng trăm phóng viên vây quanh hàng rào cảnh sát trên đường phố dẫn vòa nhà hàng Sukiyabashi Jiro, Obama và Shinzo Abe không đeo cà vạt, bắt tay và bước vào bên trong nhà hàng. Tân Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Caroline Kennedy cũng tham dự buổi chiêu đãi kéo dài 1 tiếng rưỡi. "Tổng thống Obama nói với tôi rằng, ông sinh ra ở Hawaii và ăn rất nhiều món sushi, nhưng đây là bữa sushi ngon nhất mà ông từng được ăn", Thủ tướng Nhật Bản nói với đài NHK News. ======================= Vấn đề còn lại sẽ chờ xem.1 like
-
Nhiệt tình thì có thừa. Nhưng phương pháp và cách nhìn sai. Với lập luận kiểu này dễ bị đám tư duy "Ở trần đóng khố" lợi dụng để chứng minh cho luận điểm phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của họ. Cụ Can nên thận trọng. Vài lời nhắn gửi đến cụ. PS: Khi có dịp gặp cụ và tác giả, tôi sẽ chỉ ra sai lầm này về mặt học thuật.1 like
-
MỘT VÍ DỤ VỀ PHOENGSHUI TÀU Anh chị em lớp cao cấp, chắc nhận ra sai lầm về tổng thể phong thủy (Loan đầu) của công trình này. ======================= Khó tin khu biệt thự siêu sang 6 năm không có người ở tại TQ Lâm Giang 23/04/14 15:03 (GDVN) - Mỗi căn biệt thự tại đây có giá hơn 3 triệu tệ (khoảng hơn 9,149 tỷ đồng) - một khoản đầu tư rất lớn đối với nhiều gia đình Trung Quốc. Thoạt nhìn những bức ảnh này, chắc hẳn ai cũng trầm trồ thích thú và khao khát được sống ở đây. Nhưng trên thực tế, khu đô thị vô cùng sang trọng này tuyệt nhiên chẳng có lấy một người đến ở và người dân địa phương gọi nó là "Thành phố chết". Những căn biệt thự sang trọng nhưng vẫn bị bỏ hoang 6 năm qua. "Thành phố chết" gồm 100 biệt thự sang trọng, rộng rãi được thiết kế theo phong cách hiện đại và xung quanh là những con đường ngập cây xanh, trải nhựa phẳng lì sạch sẽ và hệ thống kênh dẫn nước tuyệt mỹ. Nó được xây dựng cách đây 6 năm ở thành phố Bắc Hải, thuộc khu tự trị Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Một khu đô thị hoàn chỉnh nhưng không có lấy một cư dân. Do người Trung Quốc bị hạn chế đầu tư ra nước ngoài, nên thị trường bất động sản trong nước đã bùng nổ trong những năm gần đây khi giới giàu có xem nó là một cách lưu trữ tài sản an toàn. Để thu hút những người giàu đầu tư vào bất động sản, thành phố này đã được dựng lên với quy mô lớn và độ sang trọng cao. Nó giống như một thành phố thu nhỏ hoàn chỉnh với những tòa biệt thự lộng lẫy, trung tâm mua sắm, đường cao tốc, công viên, trường học. Nhiều chủ sở hữu hy vọng rằng giá bất động sản sẽ tăng giúp cho khoản đầu tư của họ trở nên giá trị hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đổ vỡ vì sáu năm trôi qua mà tuyệt nhiên chẳng có một người chuyển tới sống, do nó nằm quá xa các trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực. Mỗi căn biệt thự tại đây có giá hơn 3 triệu tệ (khoảng hơn 9,149 tỷ đồng) - một khoản đầu tư rất lớn đối với nhiều gia đình Trung Quốc. Không đến ở nhưng các nhà đầu tư vẫn phải chi tiền để duy trì sự tồn tại của chúng suốt thời gian qua. Một số người dân của "Thành phố chết" chỉ là những người lao động bình thường có thu nhập dưới 2 USD/ngày. Họ đã đổ hết tiền tiết kiệm của cả ba thế hệ trong gia đình để mua một căn nhà tại đây làm chốn sinh sống. Tuy nhiên, sau đó họ lại không thể sử dụng nó vì nhà nằm cách quá xa trung tâm thành phố, nơi hàng ngày họ phải làm việc để kiếm sống. Số khác đầu tư vào đây với hy vọng một thời gian sau nó lên giá và họ có thể bán lấy lời. Tuy nhiên, với tình trạng bong bóng bất động sản hiện nay ở Trung Quốc, kế hoạch này của họ không còn tính khả thi. Nhiều biệt thự có dấu hiệu xuống cấp và cần thêm tiền tu sửa. 6 năm đã trôi qua, nhà vẫn không thể đến ở, nhưng các chủ sở hữu vẫn phải trả tiền để duy trì sự tồn tại của chúng. Trong khi đó, để xây dựng lên thành phố đẹp đẽ bị bỏ hoang này, hàng trăm ngàn người khác đã buộc phải rời khỏi mảnh đất và nhà của họ. "Đúng là điên rồ. Họ xây nhà lên rồi chỉ để bỏ không", một người địa phương đang sống trong một căn lều gỗ bên ngoài "Thành phố chết" nhận xét. Một số biệt thự vẫn chưa hoàn thiện bên trong do chủ đầu tư chờ để bán khi có giá. Khu đô thị hoàn chỉnh nhưng không có một bóng người. Mỗi căn biệt thự tại đây là một khoản đầu tư lớn đối với nhiều gia đình Trung Quốc Một số công trình bị bỏ dở vì xây lên chẳng có ai đến ở. Theo Daily Mail1 like
-
Khi tìm hiểu về Lý học phương Đông, rất nhiều yếu tố phức tạp để đạt được mục đích, như: tư liệu, điều kiện làm việc, khả năng tư duy....Nhưng một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu. Đó chính là phương pháp tiếp cận vấn đế. Chuyện lớn, chuyện nhỏ trên thế gian này đều như thế cả. Hiện nay, giới tinh hoa học thuật quốc tế đang ở Việt Nam bàn về "Có hay không sự sống ngoài trái Đất". Từ khi trang web này có mặt trong thế giới các trang web, tôi luôn xác định: "Không bao giờ có sự sống ngoài trái Đất". Mặc dù có rất nhiều thông tin của các nhà khoa học đầu bảng và những cơ quan uy tín như Nasa, xác định về khả năng tồn tại sự sống ngoài trái Đất. Tôi vẫn xác định luận điểm của mình và vẫn đúng đến ngày hôm nay. Tôi đủ tự tin để gửi thư ngỏ cho ngài Obama, xác định "Không có sự sống trện sao Hỏa", trước khi có kết luận của Nasa về việc này. Thực tế đã được chính cơ quan Nasa thừa nhận:Không có sự sống trên sao Hỏa. Vấn đề ở chỗ: Đó là hai phương pháp tiếp cận khác nhau. Các nhà khoa học hiện đại nhìn từ hiện tại trở về với quá khứ và họ đối chiếu so sánh với những cái họ biết trong hiện tại để kết luận vấn đề. Còn tôi nhìn từ quá khứ trở về hiện tại và thấy sự sống duy nhất trong vũ trụ chỉ có trên trái Đất này. Ta về giữa cõi vô thường. Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa. Sự khác biệt về phương pháp tiếp cận là một trong những yếu tố để tôi đủ tự tin khi xác định rằng:1 like
-
Mệnh của cháu gập Triệt, Cuộc đời hồi tiền vận còn lắm thăng trầm. Cung Phúc của cháu gập sao Tham Lang hãm địa nên cháu không được hưởng Phúc,dòng họ của cháu không thực sự đoàn kết, hay có sự ganh , tranh chấp , cái may mắn ít đến, cháu phải tự thân tác nghiệp , mọi nỗ lực từ bản thân mới thành công. Cho nên muốn thành công cháu nên ly Tổ lập thân sẽ tốt đẹp. Sau 32 tuổi cháu tương đối mãn nguyện. Cháu cũng nên lấy vợ trễ thì tốt.1 like
-
Chuyển mình Thứ Tư, 23/04/2014 - 14:40 (Dân trí) - Trước một Trung Quốc ngày càng cao ngạo và liên tục đẩy mạnh tham vọng bá quyền, chính phủ Nhật Bản đã quyết định đi nước cờ rắn. Đó là việc phá vỡ trật tự thế giới được thiết lập ở khu vực kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II. Tokyo ngày càng thể hiện rõ quyết tâm đối phó với đối thủ gây nhiều bất đồng ở khu vực. Ngày1/4 đã đi vào lịch sử Nhật Bản khi nội các nước này quyết định hủy bỏ hoàn toàn chính sách cấm xuất khẩu vũ khí để thay vào đó bằng 3 nguyên tắc chuyển giao trang thiết bị quốc phòng hoàn toàn mới. Chính sách này được Nhật Bản đưa ra trong Hiến pháp hòa bình sau chiến tranh nhằm đảm bảo sẽ chỉ tập trung vào việc phòng vệ và vĩnh viễn từ bỏ quân đội cũng như quyền giao chiến. Chính sách được thể hiện rõ trên 3 nguyên tắc:“Không xuất khẩu vũ khí cho các nước theo chủ nghĩa cộng sản”; “Không xuất khẩu vũ khí sang các nước bị Liên hợp quốc cấm vận vũ khí”; “Không xuất khẩu vũ khí sang các quốc gia liên quan hoặc có liên quan tới các cuộc xung đột quốc tế”. Hàng chục năm qua, Nhật Bản luôn chịu sự ràng buộc của 3 nguyên tắc này và ngành công nghiệp quốc phòng từng lừng lẫy một thời cũng vì thế mà mất đi thị trường quốc tế. Các đơn hàng vũ khí chỉ giới hạn ở thị trường nhỏ bé trong nước, đủ để phục vụ khoảng 200.000 người. Nhưng bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, cùng với xu hướng hữu khuynh trong tổng thể chính sách đối nội - đối ngoại và đặc biệt là những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trong khu vực, nhu cầu sửa đổi các nguyên tắc xuất khẩu vũ khí xuất hiện càng nhiều ở Nhật Bản. Những hạn chế xuất khẩu vũ khí từng bước được nới lỏng. Lệnh cấm dần bị phá vỡ để thay bằng 3 nguyên tắc mới về chuyển giao trang thiết bị quốc phòng. Dựa trên các nguyên tắc mới, Nhật Bản đã bán 10 tàu tuần tra cho Philippines, thương lượng bán xe lội nước và cứu nạn cho Ấn Độ, đồng thời đẩy mạnh hợp tác an ninh với các nước ven Biển Đông. Mặc dù ba nguyên tắc mới chỉ cho phép Nhật Bản phát triển và sản xuất vũ khí với phương Tây, nhưng nước này vẫn có thể xuất khẩu trang thiết bị quân sự vì mục đích hòa bình và nhân đạo. Vì thế, chúng sẽ giúp Nhật Bản tiến một bước lớn trên con đường phục hưng ngành công nghiệp quốc phòng và nâng cao năng lực tấn công mạnh mẽ. Theo đánh giá của giới chuyên gia, với tiềm năng công nghiệp quốc phòng đứng đầu châu Á và thuộc hàng “máu mặt” trên thế giới, Nhật Bản sẽ chẳng khác nào “hổ thả về rừng” và quốc gia đầu tiên phải lo ngại chính là Trung Quốc sau một thời gian dài gây quan ngại trong khu vực bằng những chính sách phát triển gây tranh cãi mà điển hình là việc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông và thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông. Trong phản ứng mới nhất, Bắc Kinh cho rằng chính Washington là động lực cho Tokyo chuyển mình mạnh mẽ. Mỹ đã chuyển đổi lực lượng phòng vệ Nhật Bản thành quân đội chính quy; hỗ trợ Tokyo phát triển nhiều loại vũ khí hiện đại, kể cả vũ khí có năng lực tấn công; và thúc đẩy “sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt” Nhật Bản. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, Mỹ không chỉ theo đuổi chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, mà còn xây dựng cấu trúc khu vực mới với Mỹ và Nhật Bản là trung tâm. Trong cấu trúc này, Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược xoay trục của Mỹ, đồng thời trở thành đối tác ngang hàng (chứ không phải chỉ là đồng minh thụ động) trong việc cản trở sự nổi lên của Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu này, cách thức duy nhất là Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản sửa đổi Hiến pháp hòa bình như đã được đề cập ở trên nhằm biến Tokyo thành một cường quốc độc lập trong trật tự an ninh mới ở châu Á. Tuy nhiên, đấy là cách nhìn của Trung Quốc. Còn với Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực, sự chuyển mình của Tokyo có cả nguyên do chủ quan và khách quan, nhưng khách quan vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Hiện quan hệ của Trung Quốc với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực đã xuống đến mức thấp nhất và không ngừng nảy sinh căng thẳng. Tham vọng của Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông, kiểm soát vùng ADIZ ở Hoa Đông, đẩy mạnh phát triển quân sự và áp đặt chính sách kẻ cả nước lớn trong các quan hệ song phương không khỏi khiến nhiều quốc gia lo ngại. Trong bối cảnh chỉ Nhật Bản có đủ khả năng đối trọng với Trung Quốc thì việc nước này phải gánh vác trọng trách lớn hơn là điều khó tránh khỏi. Đức Vũ ================= Tất cả những sự kiện này đều đã được tiên lượng trước ở ngay topic này và trên một vài chủ đề trong diễn đàn. ....1 like
-
Anh chị em nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt - ngoài những bài giảng căn bản trong lớp học - nên tiếp tục sưu tầm những chiêu thức còn lưu truyền trong dân gian, để làm phong phú cho kiến thức của mình. Chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới có thể tích hợp được tất cả những tri thức phong thủy trong các bản văn và cả nhưng tri thức liên quan còn lưu truyền trong dân gian vả cả tri thức kiến trúc, xây dựng hiện đại trong hệ thống của nó. Còn phong thủy được mô tả trong các bản văn chữ Hán thì không thể thực hiện được điều này. Bởi vì, tri kiến trong phong thủy Tàu cũng mâu thuẫn lẫn nhau và thiếu tính hệ thống, tính nhất quán, tình hoàn chỉnh. Anh chị em không nên nhầm lẫn giữa những phương pháp ứng dụng và một hệ thống lý thuyết mô tả những phương pháp ứng dụng. ==================== KỲ CHÂM BÁT PHÁP Nguồn sưu tầm. Tuan Duong LaiDo La bàn, có nhiều vòng khác nhau, có vòng thì phối bát quái, âm dương, ngũ hành, đối với khí trường thì cảm ứng chỉ bắc đối nam rất nhạy, Thánh Hiền xưa chiếu theo thiên trì mà làm việc, lấy đó mà suy luận sự phát sinh biến hóa của khí trường, tức là Kỳ Châm Bát Pháp. 1. Đường Châm: Khi kim cứ lay động không yên, không quy về trung tuyến. Đoán rằng nơi đó có quái thạch sâu bên dưới, ở đó tất có họa, nếu kim tại Tốn Tỵ Bính vị mà bồng bềnh, thì rất dễ phía dưới 9 thước có vật dụng xưa, ở đó dễ xuất người nam nữ tửu sắc, thầy bà, cô quả bần hàn . 2. Đoái Châm: Đầu châm bỗng ngóc lên, cũng gọi là phù châm, đó là vì âm khí giới nhập, nếu chẳng phải tổ tiên nhà đó cũng là, phúc thần hộ pháp. 3. Trầm Châm : Đầu châm bỗng hạ xuống. Đó là do âm khí giới nhập, đó là âm mà không ác âm, cũng là oan hồn uổng tử, hoặc chết không bình thường, là do họ cảm mà ra như vậy. 4. Chuyển Châm : Chỉ châm chuyển mà không dừng. Ác âm giới nhập, đó là khí oán hận liên tục không dừng, ở đó tất gặp tai họa. 5. Đầu Châm : Chỉ châm nửa nổi nửa chìm, hoặc nửa nổi mà không đến đỉnh, chìm cũng không đến đáy. Dưới đất có mộ phần, ở đó tất hay khóc nhiều, nên đề phòng quan tư khẩu thiệt. 6. Nghịch Châm : Châm quy trung tuyến nhưng không thuận, hoặc châm tà phi. Đất đó tất xuất hiện người ngỗ nghịch, bại cả người lẫn tiền bạc, phong thủy nói không được. 7. Trắc Châm : Châm mà dừng yên tĩnh, nhưng không quy về trung tuyến. Đất đó vốn là Thần Đàn Cổ Tháp, nhà ở không được. 8. Chính Châm : Không dị dạng, không nghiêng không lệch, đất đó là đất chính thường, đất đó có thể đắn đo châm chước mà dùng. Kỳ Châm Bát Pháp là giải thích rõ ràng các lực khí quái dị, nên Phong Thủy Địa Sư khi thăm khám đất không thể không biết.1 like
-
1 like