-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/04/2014 in all areas
-
Quán vắng!
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Festival Huế…cần một nhịp dừng? VOV.VN Cập nhật lúc: 11:20, 20/04/2014 -Festival Huế cần một nhịp dừng, xem xét lại tổng thế, bài bản hơn, để bắt đầu từ kỳ sau sẽ đúng Huế, như mong muốn, như tiêu chí, như kỳ vọng... Bắt đầu lần thứ 1 vào năm 2000, Festival Huế đã tổ chức đến lần thứ 8 và tối (20/4), Festival Huế bế mạc với một thành công về số lượng đoàn nước ngoài tham gia (60 đoàn), 100 chương trình biểu diễn, trình diễn suốt trong một tuần lễ vừa qua, việc đầu tư cũng lớn hơn, hoành tráng hơn các năm, thu hút được lượng khách du lịch đổ về Huế lớn hơn các kỳ trước…. Nhưng tất cả những thành tích đó hình như vẫn không làm thỏa lòng những nhà nghiên cứu văn hóa có trách nhiệm, các nhà quản lý, khách du lịch và đặc biệt là người dân xứ Huế, người ta vẫn phải treo vào nhau câu hỏi, có phải Festival Huế là thế không, như rứa không và đa phần đều chung một băn khoăn dù ở cấp độ khác nhau: Festival Huế…hình như không phải thế. Màn pháo hoa trong lễ khai mạc hoành tráng của Festival Huế 2014 Huế là thành phố duy nhất tại Việt Nam được chọn là thành phố Festival từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ ký vào năm 2007. Cứ 2 năm một lần, Huế lại tổ chức Lễ hội Festival. Trong cuộc Tọa đàm xây dựng Thừa Thiên - Huế thành trung tâm văn hóa đặc sắc gắn với phát triển du lịch tổ chức hôm 13/4 vừa qua, đã dấy lên nhiều ý kiến lo ngại về Festival Huế vì nhiều lẽ, cả về công tác tổ chức, nghiên cứu văn hóa, chất lượng các chương trình nghệ thuật, cả về những nhìn nhận, quan điểm về cách thức tổ chức một Festival Huế. Hiện nay, các tiêu chí căn bản cho Huế đang xa rời dần, thay vào đó mỗi kỳ Festival dù được đầu tư lớn hơn, hoành tráng hơn nhưng chất lượng đang đi xuống, thấy rõ nhất theo các đại biểu dự tọa đàm là Chương trình Lễ khai mạc Festival Huế vừa rồi đã làm người xem, trong đó có các nhà nghiên cứu văn hóa và dân Huế thấy “Trẽn” ( ý là thấy xấu hổ)- chữ dùng của Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân. Festival Huế…vì sao không phải thế? Vì sao không như mong muốn? Vì sao không…Huế? Không phải thế… vì Huế chỉ đúng là Huế khi Huế chậm, Huế tĩnh, Huế huyền ảo, mộng mơ, e ấp và kín đáo qua đền đài lăng tẩm, qua các phố các ngõ, qua các vườn cây, bến đò, qua cách sống, cách nói, các sinh hoạt…chầm chậm thế, sâu lắng thế, tĩnh tại thế…Nhưng các kỳ Festival đã xoay tròn Huế, trấn áp Huế bằng đủ thứ chương trình tạp kỹ, đủ thứ màu sắc lòe loẹt của không gian văn hóa điện tử, làm loãng Huế bằng nhiều cấp độ âm nhạc tiết tấu mạnh, phô diễn, khoa trương, nó làm cho không gian thơ mông của Huế bị náo loạn, bị tổn thương, bị vò xoắn và bi ép duyên văn hóa, ép duyên hội nhập…Kiểu như không thể đưa một cô gái Huế với tà áo tím yểu điệu, dịu dàng với chiếc nón bài thơ nghiêng nghiêng e ấp ấy… lên sàn nhảy. Bỏ ra 2 triệu,, thực khách được ăn 6 món cung đình với các nguyên liệu Việt Nam Thay vì mỗi kỳ Festival Huế là mỗi kỳ nhấn sâu hơn, mê dụ hơn, đằm thắm hơn, đắm đuối với những gì là Huế nhất, chất Huế nhất, thì các nhà tổ chức Festival lại không làm thế, lại bị lôi kéo bởi những cám dỗ của “hiện đại”, “hoành tráng”, “hội nhập”, khiến cho người ta bắt đầu ngờ ngợ nhận ra điều gì không phải Huế ở đây. Các Festival đang dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi…Đến kỳ Festival thứ 8 này thì Huế Festival đang đi xa quá rồi một Huế có thực của cuộc sống. Festival Huế phải đúng nghĩa với Festival Huế, tức là nó phải…Huế, nó dẫn dụ khách du lịch vào các ngóc ngách của đời sống văn hóa, đời sống tâm linh Huế, nó ẩn trong các hoạt động của người dân Huế- khác chăng là các đạo diễn, các nhà tổ chức khéo léo cài đặt giữa thực và trình diễn, nhưng vẫn giữ được hồn vía, cốt cách, bản sắc của riêng Huế. Festival Huế trước hết là thuộc về người dân Huế, họ chính là nhân chứng, họ chính là diễn viên, họ chính là cốt cách, họ chính là người chủ của Festival bằng cách riêng của họ, tài năng của họ, cá tính của họ, lối sống của họ, chính đó mới thực sự tạo ra nét hấp dẫn Huế. Một trong những lý do làm cho các kỳ Festival Huế tuột khỏi sự kiểm soát văn hóa vùng miền, bị tha hóa dần bởi văn hóa hỗn hợp, bị đẩy quá xa với tiêu chí ban đầu là vì những nhà tổ chức đang hướng ngoại nhiều hơn hướng nội, đang bỏ đi một tài nguyên Huế quý giá là các nhà nghiên cứu Huế, nghệ nhân, nghệ sĩ, mà hăm hở đi lôi kéo, mời mọc, tìm kiếm văn hóa vùng miền khác, tưởng thế là xôm tụ, tưởng thế là Festival, nhưng chính nó đã làm vỡ trận những vành đai văn hóa có vẻ như “bảo thủ”, có vẻ như” hoài niệm” nhưng đó mới là Huế, mới là thứ mà khách thập phương cần để tìm về. Huế vẫn phải hội tụ mời gọi nhiều vùng miền văn hóa khác cùng về trong dịp Festival, cái đó rất đáng khuyến khích, nhưng các hoạt động đó phải được cài đặt đúng chỗ, đúng nơi trong không gian Festival Huế để làm phong phú thêm chương trình tuần lễ hội chứ nó không thể quyết định chương trình lễ hội. Đó là chưa nói tới việc lựa chọn các đoàn, nhóm nghệ nhân, nghệ sĩ trong nước và quốc tế cần tinh luyện hơn, chuyên nghiệp hơn, chứ không phải là những tiết mục tầm tầm, tham gia như tham gia văn nghệ quần chúng. Kho tàng, nhịp sống văn hóa, cách thức các lễ, dấu tích lịch sử Huế đủ sức để các nhà tổ chức, các ekip thực hiện khai thác 100 năm nữa vẫn không hết, vẫn mới mẻ, tại sao lại cứ phải quanh quẩn mãi với cái khung ca nhạc tạp kỹ nhàm chán đến như thế? Còn nhiều nữa những băn khoăn, những lo lắng, những tâm sự về Festival Huế, chỉ mong Huế giữ được Huế, Huế mãi là thế, như câu ban tặng của Tổ chức văn hóa thế giới: LUÔN LUÔN MỚI. Mới chắc chắn phải được hiểu là luôn cho khách thập phương và cả người Huế nữa luôn mới về cảm xúc với Huế, cảm xúc vì một Huế nguyên vẹn, trầm mặc và sâu thẳm như câu hò trên sông Hương Giang…. Festival Huế cần một nhịp dừng, xem xét lại tổng thế, chậm hơn, kỹ hơn, bài bản hơn, với sự tư vấn hỗ trợ mạnh mẽ của các nhà văn hóa, các các nghệ sĩ tài năng và tâm huyết, để bắt đầu từ Festival Huế lần thứ 9 hai năm tới đây, sẽ bắt đầu một Festival đúng Huế, như mong muốn, như tiêu chí, như kỳ vọng…. Lại nhớ câu thơ của Thu Bồn:” Nón rất Huế mà đời không phải thế/Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng…”./. >> Festival Huế 2014: Nhiều hoạt động "có đầu, mất đuôi" Nguyễn Quang Vinh =============== Cả thế giới này tỏ ra rất tôn trọng văn hóa. Có cả một cơ quan văn hóa Liên hiệp Quốc UNSCO, để hoạt động văn hóa cho cả cái cõi trần gian này. Nhưng lại chưa có một định nghĩa rốt ráo về khái niệm "văn hóa" làm chuẩn mực, để từ đó thẩm định những gía trị được gọi là "văn hóa". Ở đâu cũng thấy nói về văn hóa, trên đất Việt Nam và cả thế giới này. Nhưng khái niệm về "văn hóa" lại chỉ từ cảm nhận mơ hồ của mỗi người trong sự tổng hợp những nhận thức về khái niệm "văn hóa" mà họ thu nhập được trong cuộc sống, thể hiện trong từng ngữ cảnh cụ thể của từ này. Trên 400 khái niệm về "văn hóa" được giới thiệu trên internet - trong đó có định nghĩa về "văn hóa" của Lão Gàn - chưa được "khoa học công nhận". Triết lý mãi nó căng thẳng quá. Vậy xin hài một tý. Qua làng Vũ Đại chắc ở đấy nổi bật là "văn hóa chửi" theo cụ Trần Ngọc Thêm, mà Lão Đại tiền bối Chí Phèo là một nhân vật điển hình. Qua làng thịt chó Nhật Tân thì nổi bật là "văn hóa ẩm thực" theo Trần Quốc Vượng. Còn ở các phòng khách sạn cho mướn theo giờ thì đầy rãy những hành vi văn hóa theo luận điểm "văn hóa là sinh hoạt" của cụ Đào Duy Anh. Do đó, xem bài viết trên thì thấy tác giả có vốn kiến thức khá sâu sắc, ông đặt vấn đề về những cái chưa đạt. Nhưng lại không thể xác định và chỉ ra như thế nào mới là "bản sắc văn hóa Huế". Bởi vì, khi chưa có một định nghĩa làm chuẩn mực của khái niệm "văn hóa" thì đúng sai trong lĩnh vực này rất "Thiên địa mang mang". Hì. Do đó, nên mở một cuộc hội thảo về "Bản chất của Văn Hóa". Nếu cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đứng ra đăng cai thì tốt. Ít nhất qua cuộc hội thảo này, con người cũng tìm thấy gía trị đích thực của "văn hóa" . Còn lý tưởng hơn nữa thì sau cuộc hội thảo này, có một định nghĩa rốt ráo về văn hóa. Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt gọi là "tính chính danh". Trong cổ thư chữ Hán, có đoạn của "Tử viết" về tính chính danh , như sau: "Nếu thày ra làm quan thì thày làm điều gì trước?". Tử viết: "Trước hết ta phải chính danh!". "Thưa thày! Chính danh là gì?". "Chính danh là gọi tên đúng sự vật và sự việc". Nhưng "tử viết" (Vốn được gán cho Khổng tử), chỉ là một thí dụ đơn giản về tính chính danh, vốn coppi lại những gì còn lại của nền văn hiến Việt, sau khi sụp đổ ở Nam Dương tử từ hàng ngàn năm trước., nhưng không trả tiền tác quyền, Khái niệm "chính danh" đâu có đơn giản như vậy với cội nguồn văn hiến Việt.2 likes -
Cán bộ Trung Quốc đánh dân, hàng ngàn người biểu tình Chủ Nhật, 20/04/2014 20:49 (NLĐO) - Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình ở thị trấn Lingxi, thuộc tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc hôm 19-4 sau khi xuất hiện các tin đồn cán bộ Trung Quốc đánh dân đến chết Theo nhà chức trách địa phương, vụ việc xảy ra khi một số cán bộ của lực lượng quản lý đô thị địa phương yêu cầu một người dân chấm dứt việc bán hàng vì cho rằng hoạt động này là trái phép và lấn chiếm lòng lề đường. Tranh cãi và xô xát giữa hai bên đã nổ ra. Khi đó, một người tình cờ đi qua và chụp ảnh vụ xô xát. Sau khi người này không chịu chấm dứt chụp hình theo đòi hỏi của các cán bộ quản lý đô thị, hai bên đã ẩu đả với nhau. Người qua đường họ Huang này đã bị thương và được đưa đi cấp cứu. Cuộc biểu tình tại Lingxi. Ảnh: China Daily Theo chính quyền thị trấn Lingxi, đã xuất hiện những tin đồn trên mạng về việc "cán bộ Trung Quốc đánh dân đến chết”, dẫn đến việc người dân đổ ra đường phản đối. Đã có 5 thành viên lực lượng quản lý đô thị bị thương sau khi bị người biểu tình bao vây và đánh đập. Báo Southern Metropolis Daily hôm 20-4 dẫn lời một số nhân chứng cho biết người bán hàng dẫn đến vụ xô xát là một phụ nữ trẻ và người này chỉ bày hàng hóa trước cửa hàng chứ không lấn chiếm lòng lề đường. Trong khi đó, Huang (36 tuổi) bị hơn 10 cán bộ, cả mặc đồng phục và thường phục, vây đánh sau khi ông này từ chối giao nộp điện thoại đã quay cảnh xô xát cho họ. Họ đã đấm ông ta ngã xuống đất rồi đá ông ta trong hơn một phút cho đến khi người này nôn ra máu. Những người mặc thường phục sau đó bỏ đi trong lúc những người mặc đồng phục leo lên một chiếc xe để rời khỏi hiện trường. Dù vậy, nhiều người chứng kiến vụ việc đã nổi giận và bao vây chiếc xe. Một số người còn đốt cả bánh xe để ngăn họ bỏ đi. Những người khác đập cửa sổ chiếc xe, rồi lật ngược cả xe cấp cứu. Cuộc biểu tình tại thị trấn Lingxi là lần mới nhất người dân Trung Quốc bày tỏ sự bất bình đối với lực lượng quản lý đô thị thường bị chỉ trích là sử dụng bạo lực thái quá. Trước đó, vào đầu tháng này, các cán bộ quản lý đô thị tỉnh Phúc Kiến cũng đã đánh chết một cụ ông 70 tuổi, dẫn đến làn sóng chỉ trích mạnh mẽ trên mạng. ========================= Đâu phải chỉ là sự kiện thể hiện hiện tượng cá biệt. Xã hội Trung Quốc đã xảy ra nhiều hiện tượng tương tự. Điều này chứng tỏ những sự lạm dung quyền lực vượt khỏi tầm kiểm soát. Vấn đề nó ở chỗ này và nó phản ánh một thực trạng xã hội rối loạn, khó kiểm soát. Tất nhiên nó còn là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng tràn lan. Bởi vậy, chẳng phải ngẫu nhiên, gần đây ngài Tập Cận Bình thừa nhận: "Trung Quốc đang ở thời kỳ khó khăn trong lịch sử". Cái này Lão Gàn nói lâu rồi.2 likes
-
Quán vắng!
phúc khải liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nghĩ từ vụ án “bầu” Kiên Nguyễn Quang A 7/04/2014 11:18 Dân Việt - Phiên tòa xử “bầu” Kiên và đồng phạm hôm qua đã hoãn, một mặt do sự vắng mặt của ông Trần Xuân Giá còn có nhiều lý do cho thấy sự phức tạp của nó. Đằng sau phiên toà “điểm” này còn nhiều khía cạnh rất đáng suy nghĩ... Hai cán bộ của Công ty Đầu tư ACB Hà Nội và “bầu” Kiên bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 7 cán bộ cấp cao của Ngân hàng ACB (có cả ông Kiên) bị truy tố về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Riêng bầu Kiên, người được cho là chủ mưu, ngoài 2 tội danh trên còn bị truy tố thêm 2 tội nữa: “kinh doanh trái phép”; và “trốn thuế”. Lưu ý rằng Công ty Đầu tư ACB Hà Nội không phải là công ty con của Ngân hàng ACB, mà chủ yếu là của ông Kiên. Công ty này đã phát hành trái phiếu (tức là vay tiền của người mua trái phiếu, chính là Ngân hàng ACB) để có tiền mua cổ phần của công ty khác (Thép Hòa Phát). Ông Kiên và 2 cán bộ bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vì đã mang bán 20 triệu cổ phiếu của Hòa Phát trong số 22 triệu cổ phiếu đã được thế chấp ở Ngân hàng ACB nhằm chiếm đoạt 264 tỷ đồng. Nếu ông Kiên không xù nợ và ACB không khiếu nại, thì việc này khó có thể coi là lừa đảo. Hậu quả của những việc kinh doanh lòng vòng, nhất là mua cổ phần của các ngân hàng, đã tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sở hữu chéo, nợ xấu và đạo đức hành nghề ngân hàng. Những hậu quả là có thực và hệ thống ngân hàng đang phải khắc phục. Tuy nhiên, việc đánh giá các hành vi kinh doanh như vậy có cấu thành tội hình sự hay không, thì lại là chuyện khác. Tại Việt Nam người ta thường hay lên án những người “lách luật,” tức là tận dụng những kẽ hở của luật để kiếm lợi cho mình. Chúng ta có thể lên án những người đó về mặt đạo đức, nhưng tuyệt nhiên họ không phạm bất cứ tội nào vì họ đã làm đúng theo quy định của luật, thậm chí họ còn giúp Nhà nước phát hiện ra những lỗ hổng pháp lý để sửa và hoàn thiện luật (tức là có công phản ánh sự yếu kém của luật). Trong trường hợp như vậy lỗi là ở những người làm luật, làm chính sách, chứ không phải những người bị cho là “lách luật”. Tội “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của bầu Kiên cũng đáng bàn. Nếu quy định của Nhà nước là cấm mà làm trái, thì rõ ràng có tội. Nếu quy định của Nhà nước không cấm, nhưng cũng chẳng cho phép, thì họ cũng chẳng phạm tội. Nếu họ làm trước và sau đó Nhà nước mới cấm thì họ cũng vô tội. Cái tội ở đây là ở sự mập mờ của luật pháp. Tội “kinh doanh trái phép” cũng có thể bị tranh cãi nếu pháp luật không cấm một cách tường minh. Như thế, vụ án này không phức tạp như người ta nghĩ và cũng đã chẳng gây ra hậu quả lớn đến vậy giá như luật pháp tốt hơn. ================ Lão Gàn chẳng quan tâm đến những chuyện mà Lão Gàn cho rằng "chuyện vớ vẩn". Nhưng wan tâm đến những vấn đề Lý học và các phần tử con nằm trong cái tập hợp Lý học Đông phương. Cụ thể là phong thủy. Phong thủy là một tập hợp con trong Lý học và hàm chứa những phần tử của nó. Một trong những phần tử con, đó là cái mà Tầu gọi là "trường phái Dương trạch tam yếu" và một mớ kiến thức liên quan, còn lưu truyền trong dân gian - không nằm trong "trường phái" nào, gọi là "Hình lý khí". PTLV gom chung, chỉnh sửa, tìm nguyên lý....gom lại thành yếu tố tương tác gọi chung là hình lý khí. Với "Hình lý khí" theo phong thủy Lạc Việt thì nhà ông Bầu Kiên ở Hồ Tây quá tệ về mặt phong thủy. Nếu không sửa phong thủy lại cái nhà này - theo tôi ông Bầu Kiên khó thoát án. Đây là nhận định của tôi, đã lâu rồi. Nhưng gần đây, theo nguồn tin "vỉa hè", gia đình ông Bầu Kiên đã không sửa phong thủy cái nhà, nhưng chọn giải pháp không ở trong cái nhà quá xấu về phong thủy ở gần Hồ Tây. Đây là giải pháp tránh được tương tác trực tiếp rất xấu của ngôi nhà này lên số phận của ông ta. Nhưng dù sao, nó cũng chỉ là giải pháp nửa chừng. Tuy nhiên đã phát huy tác dụng. Nhưng cũng chính vì tính "nửa chừng" đó, câu chuyện còn lùng bùng. Chờ xem. =============== PS: Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, không nằm ngoài những quy luật của vũ trụ. Mựa! Ngay cả Ucraine - Crimea, chỉ một trận động đất là sang phim. Năm nay sẽ có một trận động đất rất lớn động trên đất liền. Nói ra để "nhân dân toàn thế giới cảnh giác". Lão Gàn bói động đất cứ từ đúng trở lên, so với khả năng của tri thức khoa học hiện đại. Lão bảo năm đó Việt Nam không thể có động đất trên 4 richter, Lão Gàn đúng. Nhưng có nhà khoa học bảo Lão làm "nhân dân mất cảnh giác". Khoa học thì léo nói chuyện khoa học, không đi tìm luận cứ khoa học, mà sang mựa nó chuyện chính tri. Thế là thế léo nào? Bởi vậy. Lão Gàn dep topic chuyên khảo sát về động đất của Lý học Đông phương. Xong! Không dây dưa đến việc "làm nhân dân mất cảnh giác". Đến như cái tàu ngầm của ông Yên . Ló lổi nên, ló nặn xuống, chềnh ềnh ra đấy. Vậy mà những nhà khoa học vẫn cố đấm ăn xôi cho rằng nó "không có cơ sở khoa học". Viết bài phân tích phân teo. Thiên Sứ chửi thề thì chỉ còn cách đóng cửa diễn đàn. Vì người sáng lập vi phạm nội quy.1 like -
Để thuận tiện nhất cho các "thầy" Tử Vi có thể tư vấn, các bạn chú ý những điểm sau khi đặt câu hỏi . Nêu cụ thể giờ, ngày tháng năm sinh, ghi rõ là Dương Lịch hay Âm Lịch. Cụ thể giới tính Nam hay Nữ Bạn là người nhờ tư vấn, yêu cầu link sẵn lá số Tử Vi thông qua trình Tử Vi Lạc Việt của diễn đàn tại: Lấy lá số Tử Vi Bạn nêu cụ thể thông tin các sự kiện qua trọng trong đời để người xem kiểm chứng giờ sinh. Nêu vấn đề bạn quan tâm, muốn xin tư vấn. Bạn có thể tham khảo một ví dụ sau:1 like