• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 19/04/2014 in all areas

  1. Thưa các bạn, Là thành viên mới của diễn đàn, tôi mạnh dạn mở topic này với hy vọng có thể giúp các thành viên khác có được những thông tin để tham khảo từ lá số tử vi của mình trước khi đưa ra những quyết định về công danh, sự nghiệp. Những thành viên tham gia topic này xin vui lòng đưa ra các thông tin ngắn gọn, đầy đủ, chính xác và các câu hỏi cũng nên gắn gọn, rõ ràng. Với những kiến thức và kinh nghiệm có được, tôi sẽ cố gắng giải đáp cho các thành viên. Xin cảm ơn sự hưởng ứng tham gia của các thành viên. Xin chúc cho diễn đàn ngày càng phát trỉển mạnh mẽ. Huyencodieuly
    1 like
  2. BINH THƯ YẾU LƯỢC Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn -----o0o----- BINH THƯ YẾU LƯỢC Đề Mục •THIÊN-TƯỢNG •GIẢN-MỘ •TUYỂN TƯỚNG •MỆNH TUỚNG •TƯỚNG-ĐẠO •GIẢN-LUYỆN •QUÂN-LỄ •THUỞNG PHẠT •MẠC-HẠ •BINH-CỤ •HIỆU-LỆNH ---------o0o--------- Lời nói đầu. Việc binh là việc sống chết của nhân-dân, là việc còn mất của quốc-gia nên bất cứ triều-đình nào, chánh-phủ nào, cũng đều phải lưu tâm đến binh-học. Bởi lẽ ấy, các võ-quan thời xưa đều phải thi võ-thuật và chịu khảo-hạch về binh-thư. Nhưng các binh-thư lại có rất nbiều thứ. Phần Nghệ-văn-Chí trong Hán- thư có chép rằng : Nhiệm-hoành chia các binh-thư ra làm 4 loạỉ : 1.Binh Quyền Mưu, 2.Binh Hình-thế. 3.Binh Âm Dương 4.Binh Kỹ-xảo. Nếu điểm qua các binh-thư trứ danh của Trung-quốc trong các đời thì về đời Tam-hoàng có các sách: Huỳnh Đế Binh Pháp Ốc-Kỳ-Kinh của Phong-Hậu Trong đời Chu được soạn các sách: Thái-Công Binh-pháp của Lã-Vọng Lục-Thao của Triều-đình Chu Chu-Công Tư-Mã-Pháp Tư-Mã Binh-pháp của Điền-Nhương-Tư (nuớc Tề) Tôn-Tử Binh-pháp của triều-đình Ngô Ngô-Tử Binh-pháp của triều-đình Ngụy Uất-Liễu-Tử Binh-pháp của Uất-liễu (học trò của Quỉ Cốc Tử) Trong đời Hán có: Tố-thư của Huỳnh-thạch-công Tâm-thư của Khổng-minh Vào đời Đường có: Thái-Bạch Âm-Kinh của Lý Thuyên Lý-Vệ-Công Vấn-Đối của triều-đình Đường,… Nếu chỉ xét riêng các binh-thư còn thấy được ngày nay cũng có tới 53 nhà: -13 nhà về Quyền Mưu -11 nhà về Hình Thế -16 nhà về Âm-duơng -13 nhà về Kỹ Xảo Xem trên thì đủ hiểu rằng binh-học sâu rộng như rừng, như biển, làm sao các võ-quan có thể đọc hềt các binh-thư được. Bởi thế, các đời sau có soạn những bộ binh thư tổng-hợp thường được gọi là Võ Kinh. Trong đời Tống có các bộ: Võ Kinh Tổng-Yếu (40 quyển) của nhóm Tăng-Công-Lượng Hổ Kiềm-Kinh (20 quyển) của Hứa Động Bị-Luận (l quyển) của Hà-Khứ-Phi Mỹ-Cần-Thập-Luận (l quyền) của Tân-Khí-Tật Võ-Kinh Thất-Thư gồm có 7 sách tuyển-định là: 1.Thái-Công Binh-pháp 2.Lục-Thao 3.Tư-Mã pháp 4.Tôn-Tử 5.Ngô-Tử 6.Uất-Liễu-Tử 7.Lý-Vệ-Công Vấn-Đối Trong đời Minh có các bộ : Võ-Kinh Khai-Tông (14 quyển) của Huỳnh-Hiến-Thần Võ-Kinh Tá-Nghị (7 quyển) ; Võ Biên (12 quyển) của Đường-Thuận-Chí Võ-Bị Chí (240 quyển) của Mao-Nguyên-Nghi Võ-Bị Tâm-Lược (7 quyển) của Thi-Vĩnh-Đồ, vân vân. Các binh thư soạn ra thực là nhiều, không kể xiết! Nhưng từ đời Minh trở về sau binh-học của Trung quốc có vẻ suy-đồi nên các binh-thư soạn ra về sau ít được người đời nhắc nhở. Trong dĩ-vãng, nước Việt-nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Các triều đại lớn như Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều được xây-dựng và giữ-gìn bằng chiến-công nên không thể xao-lãng nghề võ. Vì chịu ảnh hưởng của văn-minh Trung-quốc, các võ tướng Việt Nam ắt phải đọc những binh thư của Trung-quốc điều ấy cũng hợp lẽ, vì các binh-thư ấy rất có giá-trị, không phải riêng đối với Á-Đông, mà còn đối với thế giới nữa. Thử hỏi các binh-gia Âu-tây ngày nay, ai mà không biết uy-danh của SUN TZE tức là Tôn-Tử? Ngoài ra, các triều-đình Việt Nam cũng có san-định võ-kinh riêng để cho các tướng sĩ học tập. Nếu chỉ kể những bộ nổi tiếng nhất thì đời Trần có bộ Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền và bộ Binh-Thư Yếu-Lược của Hưng-Đạo Vương Trần-Quốc-Tuấn, đời Nguyễn có bộ Hổ-Trướng Xu-cơ của Lộc-Khê Hầu Đào-Duy-Từ. Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền là một binh-thư rất quí, thuộc loại âm-dương học, không thể phổ-thông ra ngoài dân chúng, vậy ta không thể bàn-luận điều gì. Nhân-Huệ-Vương Trần-khánh-Dư đề tựa sách ấy, viết như sau: “Phàm dùng binh giỏi thì không cần bày trận, bày trận giỏi thì không cần đánh, đánh giỏi thì không thua, khéo thua thì không mất. “…Ngài Quốc công của chúng ta (tức là Vương Hưng-Đạo) xem hoạ đồ của các nhà mà soạn thành một bộ sách, tuy chỉ chọn lấy các chỗ tinh-vi nhưng sao lục đầy-đủ các chỗ cốt-yếu, loại bỏ các chỗ vụn vặt, rút lấy các chỗ thực-dụng, đều lấy năm hành tương ứng chín cung thay nhau, phối-họp cứng mềm, xoay-chuyển tuần-hoàn, lạ-lùng bất ngờ, về thần-sát thất-diêu {trời, trăng và 5 sao kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), hưng-thần ác-tưóng, tam cát ngũ-hung đều chỉ bày rõ ràng…” “Sách ấy dùng đã ba đời trăm đánh trăm thắng, cho nên đương thời có thể làm rúng-động quân Hung-nô (Mông-cổ) ở phía bắc, làm cho nước Lâm-Ấp ở phía tây phải khiếp uy, nên sách này được biên-chép làm của gia~truyền không được phép tiết lộ ra ngoài. “Có lời di-chúc (của Vương Hưng-Đạo) dặn rằng : Về sau con cháu, bồi-thần học được bí thuật nay phải thi hành cho sáng suốt không được bày trận ám-muội hồ đồ. “Lại có di-văn (của Vương) dạy rằng : nếu không tuần lời dạy..thì sẽ chiêu vời tai-ương hoạn-nạn cho tới con cháu, đó là bởi tiết lộ thiên-cơ vậy” Xem lời dặn của Vương, ta đủ hiểu rằng Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền là sách thuộc loại âm-dương-học chỉ dành riêng cho các bậc quân-su để cha truyền con nối mả giữ nước. Thêm nữa, danh-từ Vạn-Kiếp Tông tỏ rõ ý-chí của Vương muốn lập một tông-phái võ học tại Vạn-kiếp và Vạn-Kiếp Tông Bí-Truyền chính là binh-phả biệt-truyền của môn-phái. Trái với bộ sách bí truyền nói trên, bộ Binh-thư Yếu-Lược là một võ-kinh thông thường có thể phổ-biến trong giới tướng-sĩ. Trong bài hịch răn dạy các tỳ-tướng, Vương há chăng nói “Các ngươi nếu chuyên tập sách này, nghe lời dạy bảo của ta, ắl đó là duyên thầy-trò kiếp xưa; còn nếu khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, ắt đó là mối cừu-thù kiếp trước!” hay sao? Tại sao các bộ Võ-kinh của triều Tống rất được thông-dụng mà Vương lại còn soạn ra bộ Binh-Thư Yếu-Lược? Hoặc Vương thấy các võ-kinh của Trung-quốc không được đầy đủ nên Vương muốn thêm vào những kinh-nghiệm của mình chăng? Hoặc Vương muốn người Việt phải có óc tự-lập, tự chủ nên Vương tự soạn ra một bộ binh-thư riêng biệt cho giới võ tướng Việt-nam chăng? Dầu sao, bộ Binh-Thư Yế-Lưọc đánh dấu một giai-đoạn mới cho nền binh-học Việt-nam bắt đầu muốn giữ một bản-sắc độc lập Một điều đáng để ý là bổn Binh-thư Yếu-lược còn lại ngày nay có chứa nhiều sự-kiện lịch-sử liên-quan đến hai triều Lê, Nguyễn: điều ấy chứng tỏ rằng triều Nguyễn cùng dùng sách ấy và đã thêml vào nhiều đoạn mới. Vậy ta có thể kết-luận rằng : •Binh-thư Yếu-Lược là bộ võ-kinh đầu tiên của Việt Nam được thông-dụng trong các triều Trần, Lê, Nguyễn. Về sau, xu-hướng tự-lập, tự-cường của nền binh-học Việt Nam càng được nhận thấy rõ ràng trong cuốn Hổ-Trướng Xu-Cơ mà Lộc-Khê Hầu Đào-Duy-Từ" đã tự soạn ra cho triều Nguyễn khác hẳn các binh-thư xưa, sách này được chia ra 3 phần theo thuyết tam-tài : Thiên-tập, Địa-tập và Nhân-tập. Sau đây xinh trích dẫn một đoạn trong bài tựa của Hầu Tước Lộc-Khê ở đầu cuốn Hổ Trướng Xu-cơ: “Người xưa có nói rằng : - Nếu đùng chiến tranh để ngăn ngừa chiến tranh dầu phải đánh nhau, việc ấy cũng nên làm. - Nếu giết người để yên người, dầu phải giết người, việc ấy cũng nên làm. “Nhưng trong việc chinh-chiến có rất nhiều phép tắc, sát phạt có nhiều phương-sách chứng giống nhau. Có trí thì dùng trí, không trí thì dùng sức. “Việc đánh phá các chỗ vững bền, cầm bắt tinh-binh của địch, cỡi ngựa múa roi, bỏ công-lao ra sống vào chết, nuôi chí thịt nát xương tan, đó chẳng qua là làm kẻ võ dũng, đâu có thể địch lại muôn người? Đó gọi là không dùng trí thì dùng sức vậy! “Nay tôi thà đấu trí hơn là đấu sức, do đó ngẩng mặt tuân theo diệu ý của thánh hiền đời trước, cúi xuống nhờ cậy vào tài năng khéo-léo của các bạn lành, kiếm hết các kinh sách lạ-lùng trong thiên-hạ, tìm xem các phép-tắc khác thường xưa nay, rửa nghiên thấm bút, cúi chép một sách đặt nhan đề là Hổ-Trướng Xu-Cơ Trong sách ấy, bất cứ là hoả-công, thủy-chiến, trận rắn, trận chim, chiến lược, mưu-kế, các việc cơ-mật của binh-gia không chỗ nào mà không hoàn bị. Nếu tướng súy có cơ trí học được sách ấy thì có thể lập được công danh đứng trên muôn người đem lại thái bình trong mới hồi trống ! Vậy nên trân-trọng giữ-gìn sách ấy mà chớ truyền thụ cho người ngoài vận-dụng.” Lý-do chính đã thúc giục Hầu-tước Lộc-Khê soạn ra bộ Hổ-Trướng Xu-Cơ là các binh-thư của Trung-quốc quá rườm-rà và khó hiểu. Ta hãy xem một đoạn trích-dẫn từ bài tựa của ông Cao-Khuê Chiêu-Dương trong bổn chép tay vào đời Đồng-Khánh. “Nếu có ai hỏi tôi rằng : Phàm việc còn mất của xã-tắc, việc mừng lo của nước của Vua đều tùy-thuộc vào một nguời tướng-suý. Cho nên làm tướng mà học binh-pháp thì cốt phải tinh-thông chớ chẳng cần học nhiều, cần phải mạnh-dạn mà phải gom kiêm mưu-trí nhờ đó mà khi ra khỏi cửa thành, tướng-suý có thể nắm vững then chốt phép cầm binh, là nơi treo giữ số-mệnh của ba quân. Nếu nghề võ chẳng được tinh-thông mà tướng-súy lại thiếu mưu-trí thì trong khoảnh-khắc lật nguợc bàn tay, giang-son phải chịu đổi dời, như thể chẳng đáng cẩn-thận hay sao? “Vả lại các sánh đã soạn ra không phải là không hay nhưng lời-lẽ quá rườm rà, rắc rối, nhiều chỗ tinh thô chẳng giống nhau, khiến cho độc-giả như ngồi đáy giếng nhìn lên trời cao, thả một con thuyền lênh-đênh trên biển cả, mờ-mịt không biết nguồn cội ra sao, mênh-mông chẳng dò ra manh-mối, đành phải chịu như thế vậy ! “Cho đến triều ta, có ngài Lộc-khê có chí-khí ngang-nhiên khác thường cứ xem ngài phò-tá Vua Thánh-tổ nhà ta. Để danh tiếng nghĩa-đũng lại ngàn năm mang lại thái-bình trong một ngày như thế trong thâm tâm của ngài thực có chứa muôn ngàn giáp-binh vậy. Đến khi ngài trả ấn về hưu, vui cạnh núi vườn, cứ xem cái xu-hướg ấy cũng đã biết rằng ngài đứng ngang hàng với các bậc Y Doãn, Lữ-Vọng, Tử phòng, Khổng-minh vậy. “Đến khi năm trời sắp hết lại sợ tâm-thuật của ngài không được truyền lại. tài-trí thần-diệu phải bị chôn vùi nhưng may-mắn có ông Triệu-Điền lanh-lợi hơn người được ngài đích-thân truyền dạy, rồi tới hai vị Bửu-Thúc, Cao-Lượng khám-phá các điều sở-học của ngài Lộc-Khê và của ông Triệu-Điền mà người đời chưa từng biết, đem ra truyền dạy cho nhau, thực là của báu của trời đất, há dễ ai mà thâu lượm hết được. “Lại gặp bạn tôi là Hà-Hồ cũng ham-thích môn học bí truyền, nên chẳng tiếc công-lao, rửa nghiên thấm bút, chép ra một pho chia thành ba cuộn gọi là Hổ-Trướng Xu-Cơ, trong đó tỏ bày tất cả then máy huyền-bí của trời-đất, gom hết tinh-hoa của vũ-trụ, nên tôi không thể nén lòng phấn-khởi, vui~-mừng mà cũng viết thêm ít lời như trên đây”. Ta xem trên thì đủ hiểu rằng, sau Binh-Thư Yếu-Lược, bộ Hổ-Trướng Xu-Cơ là Võ Kinh mới nhất của Việt-nam vậy. Như thế đã từ lâu, tổ-tiên của chúng ta muốn sáng-tạo một nền binh-học độc-lập. Óc tự-lập, tự-cường ấy không phải là không chinh-đáng. Đọc lịch-sử, ta thấy rằng ngoài việc bình Chiêm, sáp-nhập Chân-lạp, đánh Xiêm, Lào để mở rộng bờ cõi, nước Việt-Nam nhỏ bé đã lập nhiều chiến-công hiển-hách để giữ-gìn non sông: Đời Ngô phá Hán Đời Lý đánh Tống Đời Trần bình Nguyên Đời Lê đuổi Minh Đời Tây-sơn phá Thanh Và trong khoảng 20 năm gần đây quân Việt mặc dầu ở phe-phái nào cũng đều chứng tỏ khả năng chiến-đấu khác thường khiến cho hoàn-cầu phải mỗi ngày chú ý đến chiến-cuộc ở Việt Nam. Nếu những chiến-công kể trên chỉ là những thắng-lợi lẻ tẻ và tạm thời, do sự may-mắn đem lại thì ta không nên vội tự khen. Thực ra, những chiến thắng ẩy chỉ lầ những đoá hoa tô-điểm cho những chiến-cuộc có thể kéo dài hàng chục năm trời. Chính những chiến cuộc lâu dài này mới chứng tỏ sức chiến-đấu dẻo dai và sức sống mãnh liệt của người dân Việt. Không cần phân-biệt kết-cuộc thành hay bại, ta hãy xét các sự kiện sau đây: - Hai Bà Trưng-Trắc, Trưng-Nhị đánh quân Hán, hạ được 65 thành-trì, tự lập làm Vua, đánh nhau với danh-tướng Mã-Viện gần 3 năm mới chiu tử-tiết. - Bà Triệu-Thị-Chinh cầm đầu l.000 thủ-hạ đánh nhau với quân Hán trong 3 năm mới chịu tử-tiết. - Lý-Nam-Đế rồi tiếp theo là Triệu Việt Vương đánh nhau với quân nhà Lương trong 50 năm mới chịu thua. - Dương-Diên-Nghệ rồi tiếp theo là Ngô-Quyền phải đánh nhau với quân Nam-Hán trong 7 năm mới giành độc-lập - Lý-Thường-Kiệt đánh nhau với quân Tống gần 2 năm. - Trần-Hưng-Đạo phải đánh nhau trong 5 năm với hai đạo quân Mông-cổ mới đuổi chúng về nước. - Lê-Thái-Tổ phải đánh nhau gần 10 năm với quân Minh mới khôi phục giag-sơn. - Nội-chiến Lê-Mạc 60 năm - Nội-chiến Trịnh-Nguyễn : 45 năm - Tây-sơn đuổi Nguyễn, Trịnh : 17 năm - Nguyễn đuổi Tây-Sơn : 24 năm - Chiến-cuộc Việt-Pháp-Mỹ : gần 20 năm. Xem thế, ta thấy rằng hình như Trời bắt-buộc nước Việt phải trãi qua nhiều cuộc chiến-tranh lâu-dài để khiến cho dân Việt có một truyền thống chiến-tranh trong huyết-quản. Do đó, dân Việt có một định mệnh khác thường : Người Việt phải là một nông dân và là một chiến sĩ. Sau bao cuộc chiến tranh tàn-phá, dân Việt lại sinh-sôi nảy-nở, bành-trướng thêm, lại càng làm cho thế-giới biết rõ mình hơn và sắp bước vào giai-đoạn xây-dựng một nền văn-minh lành-mạnh truyền-bá khắp thế giới. Với một định-mệnh khác thường như thế, dân Việt phải rút sức mạnh tự mình, do đó phải có một nền võ-học tự-cường và một nền văn học tự chủ. Ngày nay trong lúc nhân-dân đang tranh-đấu để giang-sơn được độc-lập và thống-nhất, việc binh-học tỏ ra cần-thiết hơn bao giờ hết. Vậy đã đến lúc nên nghĩ tới việc san-định một võ-kinh hợp-thời cho quân-lực Việt-nam, thâu tóm mọi kiến-thức xưa nay. Để dọn đường cho các nhà binh-học tương-lai, tôi nghĩ rằng việc tham-khảo các binh-thư thời trước chưa hẳn là hoàn-toàn lỗi-thời và vô-ích. Tôi vốn là người tân học nhưng đứng trước sách cũ của tổ tiên, chẳng dám chê-bai và khinh thường bởi nghĩ rằng : Dầu hay dấu dỡ, đây là di-thư của tổ-tiên. Nhờ đó tổ-tiên của chúng ta đã dựng nước và giữ nước, va nhờ đó mới có chúng ta ngày nay. Chúng ta nên trân trọng giữ nó như của báu quốc truyền vậy. ---oOo--- Đối với tôi việc phiên dịch sách Binh Thư Yếu Lược này của Vương Hưng-đạo chẳng những làm sống lại một thời dĩ-vãng xa-xăm, bấy giờ nhân-dân Việt-nam bị lôi-cuốn vào một cuộc tử chiến với quân Mông-cổ, mà còn nhắc lại cho chúng ta nhớ lại một đường lối tu-tập đã bị bỏ quên từ lâu: đó là Thánh đạo. Bởi thế ở đầu sách tôi có viết bài tiểu sử và đức độ của Vương đề cụ-thể-hóa nền thánh-đạo của nho-học Á-đông . Về bài này, tôi không có may-mắn tham-khảo được nhiều sách mà chỉ đọc qua-loa vài đoạn trong ba bộ sách là bộ Đại-Việt Sử-Ký của Ngô-Sĩ-Liên, bộ Khâm Định Việt-Sử Thông Giám Cuơng Mục và bộ Lịch-Triều Hiến-Chương Loại-Chí (phần Nhân-Vật Chí) của Phan-Huy-Chú Nhưng về truyện của Vương, hai bộ sau không chép chi-tiết nào khác bộ trước, thành-thử rốt cuộc tôi chỉ sử-dụng bộ thứ nhất mà thôi. Tôi thành-thực nhận rằng đó là một khuyết-điểm lớn và xin để dành việc thâm cứu cho các sử gia. Để làm bài tựa cho bộ sách này, tôi có chép nguyên-văn bài hịch của Vương và đưa ra một bản dịch tuy không hay bằng các bản dịch văn-hoa đã biết nhưng sát nghĩa hơn để quý vị độc giả xem đối-chiếu với Hán-văn. Bộ sách dịch này sẽ không hoàn thành được nếu không có sự trợ-lực của cựu Thiếu-tướng Mã Nguyên-Lương ở Long Hoa đã kiểm-điểm giùm bổn Hán-văn, và Dật-Sĩ Nguyễn-Phưóc-Hải ở Long-Khánh nhuận-đính giùm bản dịch. Vậy tôi xin ghi nơi đây lời cảm-tạ đối với hai tiên-sinh, vùa là thầy hay vừa là bạn quý. Tôi vốn là người tân-học không thuộc sử kinh, lại không thông binh lược, nên việc phiên-dịch không thể tránh khỏi có nhiều sai-lầm. Vậy tôi xin nhận lỗi trước và thành-thực mong quý vị độc giả bố-thí lời chỉ-giáo. Ấp Tây Nhì, Xã Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Tỉnh Gia Định, Mười Sáu Tháng Giêng Kỷ Dậu. LÊ XUÂN MAI kính đề QUYỂN THỨ NHỨT TƯỢNG TRỜI 1. PHÉP BÍ-MẬT XEM SẮC TRỜI VÀ SẮC MÂY TRONG TIẾT NGUYÊN ĐÁN Tiết Nguyên-đán, đúng tháng giêng, ngày mồng một, giờ tý lên lầu bí mật xem bốn phương. Nếu thấy khi mây màu vàng thi năm ấy thóc lúa trúng mùa lớn. Nếu thấy khí mây màu trắng thì có việc binh-biến xảy ra, nếu chỉ có một vầng mây hiện ra một mình ở hướng nào thì ở hướng ấy có nạn đao-binh. Nếu thìn bốn phương không thấy mây mà chỉ thấy hai màu đỏ trắng liền nhau, thì màu đỏ tượng trưng cho máu, màu trắng tượng-trưng cho chất kim (gươm, đao) hai màu ấy hiện ra ở hướng nào thì ở hướng ấy sẽ dấy loạn. Màu xanh là điềm có nạn gió bão, mầu đen là điềm có nạn mưa lụt ; nước nào có điềm ấy thì phải phòng-bị 2. PHÉP XEM KHÍ HẬU BỐN MÙA : NGÀY LẬP-XUÂN : Vào giờ dần, giờ mão, nếu ở hướng đông có mây trắng hiện ra như là trời thòng binh-khí xuống, xứ nào có điềm ấy thì sẽ sinh loạn lớn. Nếu mây có hình-đạng như thanh kiếm treo ngược, đầu trên bằng, đầu dưới nhọn, thì xứ ấy sẽ chết hết, đó là điềm xấu. Mây ấy ở cao thì nạn còn chậm, mây ấy ở thấp thì nạn chết mau đến. Trong mọi trường-họp đêu phải lấy trăm phép toán thêm vào để biết chính-xác hơn. NGÀY LẬP-HẠ : Vào giờ tý, giờ ngọ, nếu thấy ở hướng nam có mây đỏ như là binh trời bày việc chiến-tranh, hoặc giống như chỉa dáo, có hình dạng như khăn tay màu hồng thì ở hướng ấy có việc đao-binh xảy ra trong năm ấy, không đợi tới năm sau. NGÀY LẬP THU : Vào giờ thân, giờ dậu, nếu thấy ở hướng tây có mây trắng mọc thẳng ngay lên, nếu ở tiết lập-thu thì trong năm ấy về hướng tây có binh dấy loạn. Nếu vào giờ ngọ mà có mây trắng chắn ngang giữa trời như là tiến binh lập trận thì sẽ có binh dấy loạn. NGÀY LẬP ĐÔNG : Vào giờ tý, giờ sửu, nếu ở hướng bắc có mây trắng hình dạng như chim thì ở dưới hướng ấy trong năm tới, vào tháng tư sẽ có việc đao-binh. Nếu mây trắng có hình-dạng giống như Hồ-binh bày trận tiến binh thì năm tới vào thắng bảy xứ ấy sẻ nổi loạn. Hễ nghe có loạn thì phải chuẩn-bị gấp rút việc binh-mã 3. PHÉP XEM MÂY BAY ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI. Mây là khí núi nhân vì gặp đá mà bốc lên, nên gọi là mây. Sách Cấm-thư nói rằng : Ngày Nguyên-đán vào giờ tốt bậc chủ-tướng nên đi lên lầu xem-xét. Bốn phương trong sáng mà chỉ có một đám mây xanh hiện ra giữa. trời thì thiên-hạ sẽ đói kém mất mùa. Nếu lâ mây trắng, sẽ có quốc-tang. Nếu là mây đỏ sẽ có đổ máu, thiên-hạ đều dấy binh, các giống mọi rợ ở hướng đông và ở hướng bắc sẽ xâm-phạm biên-giới. Nếu là mây đen, sẽ có mưa lụt. Nếu là mây vàng đó là điềm lành. Nếu ở bốn phương trời có gió bụi màu đỏ bay đầy núi sông thì sẽ có mưa. 4. PHÉP NGHE SẤM SÉT ĐỂ ĐOÁN THỜI TRỜI. Sấrn là trống của trời, nổ ra thì làm cho người ta sợ-hãi tới muôn dặm. Nếu tiếng sấm phát ra hòa nhã khác thuờng thì trong năm ấy ở hướng có tiếng sấm sẽ được an-ổn. Nếu sấm dội kinh-khủng thì bên chủ nên chuẩn-bị việc binh vì sẽ có giặc gây loạn lớn. Nếu sấm động ở hướng chấn (đông), sẽ thấy cây-cối tốt-tươi, năm lành, nhiều sương. Nếu sấm động ở hướng ly (nam), sẽ có đại-hạn (nắng lâu không mưa). Nếu sấm động ở hưóng khôn (tây-nam), sẽ có tai-nạn lớn. Nếu sấm động ở hướng đoài (tây), sắt sẽ trở nên quí-báu, nạn đao binh sẽ xảy ra. Nếu sấm động ở hướng càn (tây-bắc), đó là điềm xấu. Nếu sấm động ở hướng cấn (đông-bắc), sẽ có nhiều bệnh và nạn đao-binh. Nếu sấm động ở hướng khảm (bắc), năm ấy sẽ mưa nhiều. Tại nơi đang hành-binh, nếu quân đang sợ-hãi thì lúc nghe sấm sẽ thua lớn; nếu nghe sấm trước rồi mới sợ hãi sau, quân sẽ bi chấn-động và kiếm chỗ ẩn-núp. 5. PHÉP NGHE SẤM NGÀY NGUYÊN ĐÁN: Tiếng sấm hòa-nhã thì thiên hạ an-ổn và được mùa. Nếu ánh chớp chói mắt, sấm nổ điếc tai thì thiên-hạ sẽ rối-loạn, nên lo gấp việc binh-bị, thấy điều ấy chẳng khá khinh-thường. Sấm-sét là do âm-dương biến-chuyển và cảm-ứng nhau mà sinh ra. Tướng đang hành binh, nếu sấm nổ đằng sau lưng thì binh sẽ gặp nhiều điều tốt lợi ; nếu sấm nổ ở trước mặt thì binh sẽ gặp điều xấu lắm. Nếu sấm nổ trước rồi mới thấy sét đánh thì tiểu nhân thịnh mà quân-tử suy ; nếu thấy sét đánh trước rồi mới nghe sấm thì quân tử thịnh mà tiểu-nhơn suy. Sấm thuộc âm, sét thuộc dương. Tháng giữa xuân (tháng hai) sấm bèn phát, tháng giữa thu (tháng tám) sấm bèn ẩn, nếu nghịch thời sẽ có việc đao binh nổi lên. 6. PHÉP XEM HƯỚNG GIÓ THỔI LÊN TRỜI HAY XUỐNG ĐẤT Gió từ hướng khảm (bắc) – thổi lại gọi là hắc-tuyền-phong (gió suối đen) : năm ấy không có nạn đao-binh, nhân dân bị bệnh-tật và giữa năm chết về bệnh ôn dịch. Gió từ hướng cấn (đông-bắc) thổi lại gọi là huỳnh-tuyền-phong (gió suối vàng) : năm ấy không có việc binh, cọp beo xuống đòng nội làm tổn hại nhân dân. Gió từ hướng chấn (đông) thổi lại gọi là vọng-nữ-phong (gió gái trông chồng) : năm ấy không có việc binh, sinh~mạng của nhân dân bị nguy-khốn. Gió từ hướng đoài (tây) thổi lại gọi là kim-liên-phong (gió sen vàng) : năm ấy không cô việc binh, gái phạm vào tâm tư của trai, dân.chúng bị chết về bệnh ngặt. Gió từ hướng ly (nam) thổi lại gọi là hỏa-huyết-phong (gió máu lửa) : năm ấy nắng lâu không mưa, có nạn đao-binh. Gió từ hướng khôn (tây-nam) thổi lại gọi là thai-bệnh-phong (gió bệnh thai nghén) : năm ấy không có việc binh, đàn-bà nhiều người chết vì sinh-đẻ. Gió từ hướng càn (tây bắc) thổi lại gọi là tang-phục-phong (gió tang-phục) : năm ấy người người chét gấp, có dân nổi loạn. Nếu hành-quân tới trận, gặp năm tuổi của tướng-súy, gió từ hướng sao Thái-tuế thổi lại gọi là đại sát phong (gió giết nhiều) thì tai-hoạ đang đến gấp. nguồn: http://lamhongs.wordpress.com
    1 like
  3. Mật vụ Mỹ đau đầu với con cáo quấy rối Nhà Trắng 19/04/2014 13:39 (TNO) Các nhân viên mật vụ Mỹ, chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống, không thể bắt được một con cáo bất ngờ xuất hiện và quấy rối ở Nhà Trắng tại thủ đô Washington. Các du khách đi ngang Nhà Trắng ở thủ đô Washington, Mỹ - Ảnh: Reuters Truyền thông Mỹ cho hay con cáo này xuất hiện ở Nhà Trắng hồi năm ngoái, giữa lúc chính phủ nước này phải đóng cửa do cuộc khủng hoảng ngân sách, theo Đài tiếng nói nước Nga ngày 19.4. Kể từ đó, con cáo này nhiều lần khiến chuông báo động an ninh Nhà Trắng phải vang lên và trong một đêm nọ, nó đã phá hoại khu vườn của đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama. Các trợ lý của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết ông Obama từng phải ngạc nhiên khi ông nhìn thấy đuôi con cáo xuất hiện bên ngoài cửa sổ phòng bầu dục ở Nhà Trắng. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Joshua Ernest cũng từng nhìn thấy một thứ gì đó chuyển động trong đêm ở bên ngoài Nhà Trắng trong một đêm ông làm việc muộn tại đây. Lúc đầu ông Ernest tưởng đó là một con mèo, nhưng sau đó mới nhận ra nó là con cáo. Khu vực bao quanh Nhà Trắng có diện tích 7,3 hecta. Dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush thì có nhiều con gấu mèo Mỹ xuất hiện trong khu vực này để bắt cá trong hồ nước. Dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, một cặp hươu đã nhảy qua hàng rào Nhà Trắng. Phúc Duy ======================= Đây là "điềm" nước Mỹ đang có kẻ dòm ngó. Hãy cẩn thận bảo mật và các vấn đề nội bộ. Các dự án kinh tế lớn đang có siêu cường muốn thâm nhập với âm mưu xấu.
    1 like
  4. CHÚC MỪNG SINH NHẬT ANH PHAMHUNG. CHÚC ANH SỨC KHỎE, THÀNH CÔNG. happy birthday
    1 like
  5. CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHẠM HÙNG CHÚC ZUI ZẺ, TƯƠI TRẺ, PHẺ
    1 like
  6. HÉP PI BỚT ĐÊ... TU ZÚ... PHAMHUNG...!
    1 like
  7. CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHAMHUNG. CHÚC MỘT CUỘC ĐỜI HẠNH PHUC VÀ AN LÀNH
    1 like
  8. Indonesia đổi thái độ về biển Đông Thứ Sáu, 18/04/2014 15:05 (NLĐO) - Tướng Moeldoko, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia Indonesia (TNI), hôm 16-4 khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Phát biểu sau khi trở về từ diễn đàn quốc phòng Mỹ - ASEAN ở bang Hawaii, ông Moeldoko cho hay Indonesia đã chuyển đến Trung Quốc những lo ngại về tình hình biển Đông. Vị tướng này cho biết: “Chúng tôi cũng là thành viên của ASEAN nên không muốn tranh chấp khiến khu vực mất ổn định”. Tướng Moeldoko. Ảnh: Antara Theo đài CNA (Singapore), ông Moeldoko lo ngại một cuộc xung đột ở biển Đông, nếu xảy ra, có thể lan đến nước này. “Chúng tôi đang cân nhắc triển khai quân đội tại 2 quần đảo Natuna và Riau nằm gần biển Đông nhất” – ông Moeldoko nói thêm. Các nhà phân tích cho hay dường như Indonesia đã thay đổi thái độ về biển Đông, nguyên nhân là do “đường lưỡi bò” của Trung Quốc “liếm” luôn quần đảo Natuna. Hồi tháng 3 vừa qua, Thiếu tướng Không quân Fahru Zaini công khai phát biểu: “Trung Quốc tuyên bố vùng biển Natuna thuộc lãnh hải của họ. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến an ninh Natuna”. Trước đó, vào tháng 6-2013, Thiếu tướng Hải quân Amarullah Octavian còn thẳng thắn hơn khi cho biết cuộc tập trận Komodo 2014 ngoài mục đích diễn tập cứu hộ thiên tai còn là dịp để Indonesia chú ý đến lập trường gây hấn của chính phủ Trung Quốc đối với khu vực Natuna. Xuân Mai (Theo CNA) ================= Thế đấy! Cái này cũng lói nâu dồi. Từ khi đặt tên bức tranh là "Canh bạc cuối cùng". Sở dĩ Lý học Đông phương tồn tại đến ngày hôm nay - tất nhiên còn tương lai về sau, trên thế giới này - chính vì khả năng tiên tri của nó. Cho dù lý thuyết nguyên nhân của nó hết sức mơ hồ. Hàng thiên niên kỷ tồn tại bởi những phương pháp tiên tri. Không thể có một cuộc chứng nghiệm nào trong lịch sử văn minh nhân loại, có thể vượt thời gian như vậy. Điều này đã chứng tỏ những quy luật vũ trụ mà nó mô tả qua những phương pháp tiên tri Đông phương. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không." . SW Hawking "Mọi lý thuyết đều mầu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi mãi xanh tươi". J.W. Goethe Nếu con người có thể không cần đến một lý thuyết nào cả. Vậy khoa học là cái gì? ================= PS: Hình như cũng chưa có định nghĩa rốt ráo về khái niệm "khoa học". Người ta cũng chỉ nói thế thôi. Lý học gọi là thiếu tính "chính danh". .
    1 like
  9. "Đổi mới sách thì cần thoát khỏi tình trạng duy ý chí" Ngọc Quang 17/04/14 11:05 (GDVN) - GS Nguyễn Minh Thuyết chỉ rõ những điểm "cốt tử" Bộ Giáo dục phải làm, nếu không muốn đề án đổi mới SGK phổ thông... "chết yểu". Đại học chưa là trọng tâm GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, tư duy hoạch định chính sách kinh tế - xã hội vẫn chưa thoát khỏi tình trạng duy ý chí. Ví dụ điển hình là dự thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông (SGK) sau năm 2015 mà Bộ GD & ĐT vừa trình ra UB Thường vụ Quốc hội. “Đề án này cho thấy dường như Bộ GD&ĐT vẫn xác định trọng tâm đổi mới là giáo dục phổ thông, chứ không phải đại học. Trong khi đó, chính giáo dục đại học mới trực tiếp quyết định chất lượng nguồn nhân lực và đang có nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết", ông Thuyết phân tích. Theo ông, việc thực hiện cả hai sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và sáng tạo khoa học - công nghệ đang là chỗ yếu cốt tử của các trường ĐH Việt Nam. "Với giáo dục phổ thông, vấn đề đáng phải giải quyết trước chương trình, SGK là hệ thống cũng không nằm trong mối quan tâm của đề án đổi mới, mặc dù việc áp dụng đồng loạt chương trình 12 năm với tất cả các đối tượng đang gây lãng phí thời gian, tiền bạc và là một nguyên nhân khiến chủ trương phân luồng học sinh không thực hiện được”, GS Thuyết bày tỏ quan điểm. GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ủng hộ quan điểm xây dựng chương trình giáo dục sau năm 2015 theo định hướng hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực của học sinh, nhưng GS Nguyễn Minh Thuyết cũng chỉ ra điểm yếu “cốt tử”, nếu không sửa chữa thì đề án khó có thể thành công. Đó là, đề án chỉ tập trung vào một định hướng là thay đổi đồng loạt chương trình, SGK toàn bộ các cấp học, các môn học. Định hướng này cho thấy đề án chưa dựa trên sự đánh giá đầy đủ thực trạng, nguyên nhân và điều kiện thực hiện để có giải pháp phù hợp, hiệu quả. Có thể do thiếu công cụ đánh giá hoặc để tránh va chạm, phần đánh giá bất cập, hạn chế trong Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 chỉ đưa ra những nhận định chung chung. Theo GS Thuyết, đề án cần đánh giá một cách cụ thể từng môn học, cấp học, từng bộ SGK để tìm câu trả lời: Chương trình và SGK cấp học, môn học nào chỉ cần điều chỉnh nhỏ? Chương trình và SGK cấp học, môn học nào cần thay thế? Thay thế bằng cách nào? Những chương trình, SGK nào cần được biên soạn mới theo quy trình 10 bước (biên soạn chương trình thử nghiệm - thẩm định chương trình thử nghiệm - biên soạn SGK thử nghiệm - thẩm định SGK thử nghiệm - dạy thử nghiệm - đánh giá kết quả thử nghiệm - biên soạn chương trình chính thức - thẩm định chương trình chính thức - biên soạn SGK chính thức - thẩm định SGK chính thức) và đến năm 2023 mới hoàn thành? Những chương trình, SGK nào không cần mất thời gian biên soạn và thử nghiệm kéo dài như thế mà có thể vận dụng ngay chương trình, SGK sẵn có của nước ngoài? 4 vấn đề Bộ Giáo dục phải giải quyết Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 sẽ phải tìm cách giải quyết 4 vấn đề: Thứ nhất, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chưa theo kịp đổi mới về chương trình, SGK. Giải pháp chắc chắn phải là đổi mới công tác đào tạo của các trường sư phạm (đặc biệt là về chương trình, phương thức đào tạo) và đổi mới công tác bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên. Thứ hai, cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Giải pháp chắc chắn phải là chuẩn hóa cơ sở vật chất trường lớp. Đề án của Bộ GDĐT chủ trương, chỉ những trường đã có đủ điều kiện mới triển khai chương trình, SGK mới; các trường chưa đủ điều kiện thì tích cực chuẩn bị đủ điều kiện để được triển khai, áp dụng. GS Thuyết bình luận: “Định hướng như vậy thì không biết có bao nhiêu địa bàn, bao nhiêu cơ sở sẽ nằm ngoài công cuộc đổi mới". Ngoài ra, theo ông Thuyết, định hướng này cũng mâu thuẫn với quan điểm được nêu trong chính đề án này là “quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh” và “nội dung giáo dục phải phù hợp với thời lượng dạy học: Ở cấp Tiểu học là cả ngày nhưng có hướng dẫn vận dụng cho những cơ sở giáo dục chỉ có điều kiện dạy học một buổi trong ngày. Ảnh minh họa GS Thuyết cho rằng, trong lần đổi mới này, chỉ nên tập trung xây dựng chương trình, SGK các môn khoa học xã hội; còn các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ thì áp dụng chương trình, SGK của một số nước tiên tiến. Đó cũng là một cách vừa để đẩy nhanh quá trình hội nhập giáo dục, vừa đỡ tốn kém thời gian, kinh phí”. Thứ ba, chương trình thiếu tính mở để thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ. Đề án cho biết: “Do tốc độ phát triển quá nhanh của khoa học, kỹ thuật (trong đó có khoa học giáo dục) và sự biến đổi mau lẹ của đời sống, thời gian tồn tại của một chương trình GDPT ngày càng được rút ngắn, từ 10 năm cuối thế kỷ XX nay chỉ còn 5 – 6 năm, thậm chí ngắn hơn”. Thông tin này chính xác đến đâu còn phải kiểm tra, nhưng chắc chắn sẽ làm nhiều người lo lắng, vì một đề án được chuẩn bị trong vòng 9 năm (từ nay đến 2023) với rất nhiều công sức và chi phí như đề án này mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian 5 – 6 năm thì rất lãng phí. Một nước còn nghèo như Việt Nam khó có thể liên tục thay đổi chương trình, SGK như vậy. Vì thế, đề án cần đưa ra được giải pháp thiết kế chương trình, SGK thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện nay (ví dụ, thiết kế với phần cứng, phần mềm và độ mở linh hoạt, cho phép tiếp nhận những yếu tố mới mà không phải thay đổi nhiều). Thứ tư, thiếu lực lượng chuyên trách, đội ngũ chuyên gia hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực chương trình, SGK và có điều kiện tiếp thu một cách hệ thống kinh nghiệm quốc tế. Đọc đề án, có thể thấy toàn bộ công việc “xây dựng chương trình, biên soạn SGK phổ thông” chỉ do Bộ GD&ĐT hoặc các Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK cấp quốc gia và cấp tỉnh thực hiện; không thấy có sự tham gia của xã hội ngoài việc trưng cầu ý kiến các chuyên gia, các cơ sở GD&ĐT. Thậm chí, đề án còn sử dụng thuật ngữ “ban hành” SGK mới, như ban hành một văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản chỉ đạo. Theo đề án, không rõ trong tương lai sẽ có một hay nhiều bộ SGK. Và nếu có nhiều bộ SGK như yêu cầu của xã hội thì ngoài SGK do Bộ GD&ĐT trực tiếp tổ chức biên soạn, những bộ SGK do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn sẽ được trình cho ai duyệt, thẩm định và dạy thử nghiệm vào lúc nào? Dù vậy GS Thuyết cũng chia sẻ với Bộ GD&ĐT: “Trong giai đoạn hiện nay, ngoài các chuyên gia ở Bộ GDĐT, còn có nhiều chuyên gia Việt Nam ở trong nước và nước ngoài có hiểu biết sâu sắc về chương trình GDPT có thể đề xuất những chương trình hợp lý. Nếu vậy, chắc Bộ phải hướng vào giải pháp xây dựng bộ khung cán bộ chuyên nghiệp ở Ban Chỉ đạo, còn lại thì phát huy sự đóng góp tích cực từ các lực lượng xã hội theo khả năng và chất lượng sản phẩm của họ”. ===================== Sau khi Liên Xô sụp đổ 1991, Lời nói đầu Hiến pháp 1992 sửa lại là Việt Nam "trải mấy ngàn năm lịch sử....". "Mấy" là bao nhiêu - trong tiếng Việt khi sử dụng từ "mấy" là một từ trừu tượng, một thể loại hình dung từ. Sau đó luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt đã từng được ghi nhận trong Hiến pháp trước 1992 lên ngôi. Trong tất cả các sách giáo khoa từ ngày ấy và các các cấp học liên quan thì người ta dạy rằng: thời Hùng Vương chỉ còn là một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố", "ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII BC" và "địa bàn hoạt động chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ". Từ đó đến nay liên tục cải cách giáo dục. Đến bây giờ vẫn đang tiếp tục cải cách. Ngay từ 2006 tôi xác định rằng: Không thể có một cuộc cải cách giáo dục thành công, nếu vẫn tiếp tục phủ nhận một chân lý là "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương". 34. 000 tỷ đồng để sửa sách giáo khoa - Tôi không phải chuyên viên kinh tế để bàn về việc này. Nhưng nếu chân lý không rõ ràng , tôi nghĩ thêm 100. 000 tỷ cũng chưa thể cái cách, hay sửa sách giáo khoa gì đó sẽ thành công. Tôi cần xác định một cách rõ ràng và công khai rằng: "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một chân lý". Tôi cũng cần công khai rằng: Ông Dương Trung Quốc- trước khi bầu Quốc Hội nhiệm kỳ này (Tức khoảng năm 2011) đã hứa với tôi rằng: Sẽ tổ chức một cuộc hội thảo mini khoảng 20 học giả để trao đổi không chính thức về vấn đề này (Tất nhiên là không công khai). Tuy nhiên, cho đến hôm nay, chưa hề có một cuộc tọa đàm nào, dù là mini được tổ chức. Ngoài trừ việc Nxb Kim Đồng 2012, in cuốn "Lược sử Việt Nam bằng tranh' do ông Dương Trung Quốc chủ biên - mà tôi may mắn mua được cách dây hơn 10 ngày - mới thấy ông ủng hộ quan điểm của "hầu hết những nhà khoa học trong nước", mà tôi đã nói ở trên. Bởi vậy, cá nhân tôi bây giờ không cần ông đứng ra tổ chức cuộc hội thảo mini mà ông đã hứa. Vì ông không phải là người khách quan trong vấn đề này. Hôm nay, tôi xác định điều này. Tuy nhiên, nếu có một cuộc hội thảo khoa học về cội nguồn dân tộc Việt - Vâng - nếu có - mà tôi là một thành phần, hoặc phần tử tham gia thì tôi sẽ đề nghi công khai và hân hạnh mời ông với ông Phan Huy Lê. Tôi sẽ cảm ơn sự có mặt của các ông. Tất nhiên, tôi cũng khuyên các ông là : Nếu - lại nếu - có một cuộc hội thảo về cội nguồn dân tộc Việt - thời Hùng Vương - các ông có thể để nghị mời thêm vài vị học giả trong cái gọi là "cộng đồng khoa học quốc tế" ủng hộ quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống tham gia để cùng chứng minh và thẩm định chân lý. Với tôi tất cả đều công khai và rất rõ ràng. Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thậtBìa cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đông. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật Resized to 73% (was 1024 x 768) - Bấm vào hình dể xem theo kích thước thật ============ PS: Khi tôi xác định rằng: Còn tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì không có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công. Hệ quả của sự xác định này là: "Nếu chân lý được sáng tỏ với tất cả những khái niệm người ta có thể hiểu được khi thể hiện bằng từ "khoa học" thì tất nhiên cái cách giáo dục sẽ phải thành công. Khoa học chứ không phải thủ đoạn. Tôi không làm chính trị và không tham gia bất cứ một nhóm lợi ích nào. Tin hay không là quyền của các ông. * Hôm nay là ngày Tam Nương sát. Một ngày tối kỵ trong Lý học Đông phương. Tôi sử dụng ngày này , như một động thái dứt điểm.
    1 like
  10. Tôi đã tìm một người Thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà nhữngngười ác lại vẫn sống tốt như vậy Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời: - Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đónói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu mộtngười trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảmgiác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩalà nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiệnthật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sựác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõngười này không phải là người ác thật sự. Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liềnnói: -Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm conrất lương thiện mà! Thầy trả lời: -Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đãcảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗikhổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con. Tôi nói: -Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấytiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giácthua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọngmau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bảnkhông có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một tríthức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là khôngcông bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấykhông thoải mái… Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với Thầy những nỗithống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đônhậu, Người từ tốn nói với tôi: Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính convà gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơiđầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể khôngphải chịu những khổ tâm ấy. -Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối vớitiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm,nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổnữa. Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lạiphát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kịcũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thunhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng cóvăn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa khôngphải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhâncho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm! Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảmthấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưnghọ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởngvà quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹphòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm. Sư phụ tiếp tục mỉm cười: - Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi,đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nênnhững thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó,những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.” Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiềnthu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói vàchết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chếtcóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàucó bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từnggiây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thếlòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thayđổi để thanh thản và bình an hơn. -Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưnglại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn,càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đóchính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậymới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lạithiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất khôngtốt, phải kiên quyết tiêu trừ!” Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi.Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đứcthủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt)người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như cómắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm,sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửachặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mấtmát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêmtốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầyvà an vui. -Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhâncho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà ngườithường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lạimuốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học PhậtPháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luậttuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Đểtừ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phùhợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vuihướng đến yên vui.” -Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vôbiên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống,vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xemthường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nênmang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiệngiúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì. -Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời màbao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây? Vị Thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tụcnhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng. Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình làmột người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biếtđược trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm củatôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâmcủa tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ? Xin cảm tạ Thầy, nếu không được Người khai thị dạybảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trongcon! Huynh Thi Thanh Tam's Suu tam.
    1 like