• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/04/2014 in Bài viết

  1. Indonesia đổi thái độ về biển Đông Thứ Sáu, 18/04/2014 15:05 (NLĐO) - Tướng Moeldoko, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia Indonesia (TNI), hôm 16-4 khẳng định sẽ theo dõi chặt chẽ tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông. Phát biểu sau khi trở về từ diễn đàn quốc phòng Mỹ - ASEAN ở bang Hawaii, ông Moeldoko cho hay Indonesia đã chuyển đến Trung Quốc những lo ngại về tình hình biển Đông. Vị tướng này cho biết: “Chúng tôi cũng là thành viên của ASEAN nên không muốn tranh chấp khiến khu vực mất ổn định”. Tướng Moeldoko. Ảnh: Antara Theo đài CNA (Singapore), ông Moeldoko lo ngại một cuộc xung đột ở biển Đông, nếu xảy ra, có thể lan đến nước này. “Chúng tôi đang cân nhắc triển khai quân đội tại 2 quần đảo Natuna và Riau nằm gần biển Đông nhất” – ông Moeldoko nói thêm. Các nhà phân tích cho hay dường như Indonesia đã thay đổi thái độ về biển Đông, nguyên nhân là do “đường lưỡi bò” của Trung Quốc “liếm” luôn quần đảo Natuna. Hồi tháng 3 vừa qua, Thiếu tướng Không quân Fahru Zaini công khai phát biểu: “Trung Quốc tuyên bố vùng biển Natuna thuộc lãnh hải của họ. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến an ninh Natuna”. Trước đó, vào tháng 6-2013, Thiếu tướng Hải quân Amarullah Octavian còn thẳng thắn hơn khi cho biết cuộc tập trận Komodo 2014 ngoài mục đích diễn tập cứu hộ thiên tai còn là dịp để Indonesia chú ý đến lập trường gây hấn của chính phủ Trung Quốc đối với khu vực Natuna. Xuân Mai (Theo CNA) ================= Thế đấy! Cái này cũng lói nâu dồi. Từ khi đặt tên bức tranh là "Canh bạc cuối cùng". Sở dĩ Lý học Đông phương tồn tại đến ngày hôm nay - tất nhiên còn tương lai về sau, trên thế giới này - chính vì khả năng tiên tri của nó. Cho dù lý thuyết nguyên nhân của nó hết sức mơ hồ. Hàng thiên niên kỷ tồn tại bởi những phương pháp tiên tri. Không thể có một cuộc chứng nghiệm nào trong lịch sử văn minh nhân loại, có thể vượt thời gian như vậy. Điều này đã chứng tỏ những quy luật vũ trụ mà nó mô tả qua những phương pháp tiên tri Đông phương. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không." . SW Hawking "Mọi lý thuyết đều mầu xám. Chỉ có cây đời mãi mãi mãi xanh tươi". J.W. Goethe Nếu con người có thể không cần đến một lý thuyết nào cả. Vậy khoa học là cái gì? ================= PS: Hình như cũng chưa có định nghĩa rốt ráo về khái niệm "khoa học". Người ta cũng chỉ nói thế thôi. Lý học gọi là thiếu tính "chính danh". .
    2 likes
  2. Indonesia: Thuyền lật, 7 người chết, hàng chục người mất tích Thứ Sáu, 18/04/2014 20:33 (NLĐO) – Cảnh sát Indonesia hôm 18-4 cho biết một chiếc thuyền tham gia đám rước Tuần Thánh đã bị lật úp ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này. Vụ tai nạn khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và hàng chục người hiện vẫn mất tích. Theo phát ngôn viên lực lượng cảnh sát địa phương, trung tá Okto Riwu, 30 nạn nhân vụ thuyền lật được nhân viên cứu hộ và ngư dân có mặt tại hiện trường cứu sống, đồng thời chuyển tới bệnh viện trong khu vực. Được biết, vào thời điểm bị lật, trên thuyền có tới 70 người. Một vụ thuyền lật ở Indonesia năm 2013 khiến 4 người thiệt mạng. Ảnh: CNN Vụ tai nạn xảy ra trong đám rước tượng Đức Trinh Nữ Maria trên biển tại buổi lễ Tuần Thánh tổ chức hôm 18-4, trước khi thủy thủ đoàn cập bến thị trấn Larantuka ở tỉnh East Nusatenggara để tham gia cầu nguyện. Khi đang trên hải trình ngang qua đảo Flores, sóng lớn cùng dòng chảy mạnh xô đẩy con thuyền và sau một hồi bám trụ, nó bị ngọn sóng cao 2 m đánh lật úp. Nhiều thủy thủ trên tàu hoảng sợ nhưng đành bất lực đứng nhìn. Vụ tai nạn xảy ra gần bờ trước sự chứng kiến của đông đảo người dân tham dự lễ Tuần Thánh. 7 thi thể được lực lượng cứu hộ tìm thấy, trong đó có 3 trẻ em và một nữ tu. Những người còn lại vẫn mất tích. Ở Indonesia, thuyền và phà là các phương tiện giao thông phổ biến của người dân. Các vụ tai nạn tàu thuyền do chở quá tải trọng hoặc tiêu chuẩn thiết kế không đạt mức an toàn xảy ra hầu như phổ biến hằng năm. P.Nghĩa (Theo AP) =================== Buồn nhỉ! Rơi máy bay, đắm tàu, chìm phà, cháy nổ liên tiếp....Nếu như hai nền văn minh Đông Tây tích hợp được với nhau, Hy vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn....
    1 like
  3. Chào bạn, Xem chừng áp lực cũng lớn đây, việc sinh con là do quyết định của 2 vợ chồng bạn, thành viên trong diễn đàn chỉ tư vấn, góp ý thôi, việc lựa chọn và sinh như thế nào thì vẫn ở vợ chồng bạn thôi. Mình xin được đưa ra 1 vài tư vấn như thế này về năm 2015 Ất Mùi. Cha mẹ sinh năm 1985 Ất Sửu mệnh âm Kim, năm 2015 Ất Mùi cũng là mệnh âm Kim. Trong nhà nhiều âm khí quá thì nghe thôi cũng đã thấy âm u rùi. Nếu được 2014 Giáp Ngọ thì tốt hơn, vì đây là năm dương Kim, âm dương hoà hợp thì sẽ tốt. Tuy nhiên chắc năm 2014 thì đúng là k kịp rồi. Nói tiếp về năm 2015 về mệnh cả cha, mẹ, con đều là âm Kim, xét về địa chi thì cũng rất xấu, vì cha mẹ Sửu, con Mùi nằm trực xung. Sửu - Mùi rất xung nhau...về Thiên can cha con đều là Ất, cũng k tốt lắm. Vì vậy nhìn chung năm 2015 cũng k phải là 1 năm tốt. Mình chỉ đưa ra 1 vài lời tư vấn về năm 2015 như vậy, tuy nhiên như trên mình đã nói, đó chỉ là tư vấn, còn việc sinh nở là do vợ chồng bạn quyết....
    1 like
  4. Phụ từ khẳng định đứng sau từ hoặc câu Phụ từ khẳng định này gồm nhiều từ cùng một nôi khái niệm: Của = Có = Cứ = Chứ = Chớ = Cơ = Co ( Co 的 – tiếng Việt Đông)= Đó = Đấy = Đích 的 = (= Đếx – tiếng Nhật dùng). [Hán ngữ đọc chữ Đích 的 là “Tơ” và cũng dùng làm phụ từ khẳng định đứng sau để nhấn mạnh, [ mà từ điển giải thích là: dùng giữa từ trung tâm và định ngữ như “của”]. Ví dụ câu “Hai cộng hai bằng bốn!”, để nhấn mạnh (khẳng định) thì nói “Hai cộng hai bằng bốn chứ!”. Nhấn mạnh nữa là “Hai cộng hai bằng bốn chứ gì!”. Nho đã lướt (thiết) phụ từ khẳng định “Chứ Gì!” thành một âm tiết “Chứ Gì!”= Chi để viết ra chữ Chi 之 để “dùng giữa từ trung tâm và định ngữ như của”. Câu ví dụ trên có thể nói “Hai cộng hai Vị Chi bốn” (nghĩa đen là “hai cộng hai nói bốn”, Vị 謂 nghĩa là nói, Chi 之 đứng sau Vị là để khẳng định nhấn mạnh cho Vị. Nhưng bản thân Vị 謂 hình thành lại là do đã lướt “Van Chi 之!”= “Viết Chi 之!”= Vị 謂. Van nghĩa là nói, nho viết bằng chữ Vân 云; Viết 曰 nghĩa là nói, do lướt lủn “Việt Nói”= Viết 曰, tương tự như lướt lủn “Giết Sạch” = Diệt 滅. Từ điển Ta giải thích ngô nghê là: Diệt 滅 có nghĩa là “giết sạch” nhưng Giết là “từ thuần Việt” còn Diệt 滅 là “từ Hán Việt, là cái tố gốc Hán” (!) . [ Hán ngữ thì từ Giết là “Sa”, từ Diệt là “Mia”]. Đã thấy nghĩa của Diệt là “giết sạch” lại không nhìn ra qui tắc lướt lủn đã tạo nên nó là “Giết Sạch” = Diệt. Trong khi Tây ngày xưa học tiếng Việt đã nhìn thấy: “từ Chết là hệ quả của từ Giết”. Đó là do bởi chúng cùng “rỡi” Ết. Nhắc lại, âm vận gọi là “Ruột Lời” = Rỡi, là cái phần Trong của từ, thuộc Âm; phụ âm đầu hay vắng phụ âm đầu gọi là “Tay Lời” = Tơi, là cái phần Ngoài của từ, thuộc Dương. QT Tơi-Rỡi để tìm ra những từ cùng nôi khái niệm còn thấy rõ ở cả ngôn ngữ của dân tộc Lê hậu duệ Lạc Việt, dân bản địa của đảo Hải Nam (xem phần dưới). Phụ từ khẳng định “Chứ Cơ!” = Chớ! thường dùng trong văn nói, thì “Chứ Gì!” = Chi 之! thường dùng trong văn viết chữ nho. Phụ từ khẳng định Chi 之đứng sau từ đã lướt với ngôn từ dân gian của văn nói để tạo ra nhiều từ chữ nho khác (ngôn từ hàn lâm) của văn viết, dùng song hành với từ đồng nghĩa của văn nói, do nhà nho khi đặt chữ đã cân nhắc nhấn mạnh khẳng định trước, rồi mới hạ bút đặt từ. Ví dụ: 1. Chĩa nghĩa là hướng cái mũi Nhọn như Ngón tay về phía người khác, nho viết “Chĩa Chi 之!”= Chỉ 指, nên có câu cầm tay chỉ việc, chi đạo; 2. Chống đỡ hay chống lưng thì nho viết “Chống Chi 之!”= Chi 支, sau dùng cho từ chi tiền ngân hàng; 3. Chạc (cành=nhánh) cây thì nho viết “Chạc Chi 之!”= Chi 枝, sau thành từ chi nhánh ngân hàng; 4. Động vật thì chúng không có tay như người mà có nhiều Chân, nho viết “Chân Chi 之!”= Chi 肢, sau thành từ tứ chi (dùng trong động vật học); 5. Cái Chỗ ở thì nho viết “Chỗ Chi 之!”= Chỉ 址,阯, nghĩa là chỗ ở; 6. Một mình tôi tức là Chắc mình tôi thì nho viết “Chắc Chi 之!”= Chỉ 只, nên mỗi mình tôi biết có thể nói là Chỉ mình tôi biết; 7. Ghép chữ (thời cổ còn dùng chữ ký âm khoa đẩu) thì khẳng định “Ghép Chi 之”= Ghi, “Có Ghi”= Ký, nho viết chữ Ký 記, sau Hán văn có từ ký giả; 8. Cái nền để mà ghép chữ tức cái “Chỗ Ghép” = Chép, gọi là cái Chép (Chép danh từ, sau biến thành Chép động từ, tương đương Ghi), Chép thì nho viết “Chép Chi 之!”= Chỉ 紙, mang nghĩa là giấy, tức cái nền để mà ghép chữ; 9. Đang chạy bỗng Chựng lại, nho viết “Chựng Chi 之!”= Chỉ 止, nghĩa là dừng=đứng, “Đứng tiếng Kinh” = Đình 停, nên có từ Đình 停 Chỉ 止 công tác; 10. Dốc=Rốc=Rót=Ruộc=Chuốc=”Chuốc Chứ!”= Chú , nho viết chữ Chú 注 nghĩa là rót, rót hay dốc mọi tâm ý vào một việc gọi là Chú Ý, nho viết “Chú ý Chi 之!”= Chí 志, nghĩa là “ý muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì tốt đẹp” là ý chí; 11. Việc gì cũng làm cho đến Chót, nho viết “Chót Chi 之!”= Chí 至, nên có thành ngữ từ đầu chí cuối; 12. Làm việc gì cũng phải dốc lòng tức Chắt cạn tâm sức, nên nho viết “Chắt Chi 之!”= Chí 摯, nên có từ Chí 摯 Tình 情. 13. Đứng mỏi thì kiếm ghế dựa cho đã: Ghế = Kê = Kỷ 椅 = Kề = Cậy = Khẩy = Kháo 靠 = “Kháo Ạ!” = Khả 可 = Đã = Đáng = =Đăng 凳 = Dằng = Dựa = “Dựa Chi!”= Dĩ 以, nên nho viết từ Khả 可 Dĩ 以 có nghĩa là đáng dựa, là có thể, gốc của từ Khả Dĩ (rất hàn lâm) đó chỉ là từ cái ghế. Cười khẩy là cười tự tin vì có điểm dựa. Nghe người ta kháo chuyện là nghe người ta dựa thông tin của nhau mà đồn thổi câu chuyện. [Thêm: Người Lê gọi cha là Bạc 帕 (Bạc=Bố), gọi mẹ là Bái 拜 (Bái=Bu), mất cha gọi là Cống 贡 Bạc 帕,“Có Xổng” = Cống = =Xổng, con sáo “Sổ Lồng”= Sổng = Xổng (tiếng Thái) = Tống = ”Của Tống” = Cống (cống phẩm); mất mẹ gọi là Vấn 闻 Bái 拜, (Vấn=Vắng). Gọi tên người chết khi cúng đều phải thêm từ Cống 贡 (xổng) hay Vấn 闻(vắng) trước tên. Đầu tên con trai khi gọi có kèm từ Đức 德 (Đức=Đực), đầu tên con gái khi gọi có kèm từ Cơ 的 (Cơ=Cái, Âu Cơ = Cơ Âu = Cái U = Cái Bu = Cái Mẹ). Lễ đặt tên phải cúng trước ban thờ gia tiên, tên con trai phải đặt cùng “tơi” với tên của cụ Tổ ông (vì “tơi” là Ngoài của từ, thuộc Dương. Thuở xưa người Lê còn có tục ở rể ,giống người Tày, tức coi bên gái là Trong, bên trai là Ngoài, tên con trai phải cùng "tơi" với tên cha ông). Có con đầu lòng thì cha, mẹ được gọi là Bạc 帕 , Bái拜 kèm tên của con đầu lòng. Người Việt thì có con đầu lòng là trai sẽ được dân làng gọi là ông Cò…, bà Cò… kèm tên con trai đầu lòng (ở Thanh Hóa), hay ông Cu…, bà Cu…; ông Chắt…, bà Chắt… (ở Nghệ An). Có con đầu lòng là gái thì được dân làng gọi là ông Hĩm…, bà Hĩm… kèm tên con gái đầu lòng (ở Thanh Hóa), hay ông Hoe…, bà Hoe…; ông Đĩ…, bà Đĩ… (ở Nghệ An)]
    1 like
  5. Tất cả đều do ở ý chí và nghị lực của con người, nếu con người cố gắng và nỗ lực vượt lên chính mình thì đến cả tử vi cũng có thể thay đổi được chứ đừng nói đến chỉ tay. Thân mến
    1 like