Phụ từ khẳng định đứng sau từ hoặc câu
Phụ từ khẳng định này gồm nhiều từ cùng một nôi khái niệm: Của = Có = Cứ = Chứ = Chớ = Cơ = Co ( Co 的 – tiếng Việt Đông)= Đó = Đấy = Đích 的 = (= Đếx – tiếng Nhật dùng). [Hán ngữ đọc chữ Đích 的 là “Tơ” và cũng dùng làm phụ từ khẳng định đứng sau để nhấn mạnh, [ mà từ điển giải thích là: dùng giữa từ trung tâm và định ngữ như “của”]. Ví dụ câu “Hai cộng hai bằng bốn!”, để nhấn mạnh (khẳng định) thì nói “Hai cộng hai bằng bốn chứ!”. Nhấn mạnh nữa là “Hai cộng hai bằng bốn chứ gì!”. Nho đã lướt (thiết) phụ từ khẳng định “Chứ Gì!” thành một âm tiết “Chứ Gì!”= Chi để viết ra chữ Chi 之 để “dùng giữa từ trung tâm và định ngữ như của”. Câu ví dụ trên có thể nói “Hai cộng hai Vị Chi bốn” (nghĩa đen là “hai cộng hai nói bốn”, Vị 謂 nghĩa là nói, Chi 之 đứng sau Vị là để khẳng định nhấn mạnh cho Vị. Nhưng bản thân Vị 謂 hình thành lại là do đã lướt “Van Chi 之!”= “Viết Chi 之!”= Vị 謂. Van nghĩa là nói, nho viết bằng chữ Vân 云; Viết 曰 nghĩa là nói, do lướt lủn “Việt Nói”= Viết 曰, tương tự như lướt lủn “Giết Sạch” = Diệt 滅. Từ điển Ta giải thích ngô nghê là: Diệt 滅 có nghĩa là “giết sạch” nhưng Giết là “từ thuần Việt” còn Diệt 滅 là “từ Hán Việt, là cái tố gốc Hán” (!) .
[ Hán ngữ thì từ Giết là “Sa”, từ Diệt là “Mia”]. Đã thấy nghĩa của Diệt là “giết sạch” lại không nhìn ra qui tắc lướt lủn đã tạo nên nó là “Giết Sạch” = Diệt. Trong khi Tây ngày xưa học tiếng Việt đã nhìn thấy: “từ Chết là hệ quả của từ Giết”. Đó là do bởi chúng cùng “rỡi” Ết. Nhắc lại, âm vận gọi là “Ruột Lời” = Rỡi, là cái phần Trong của từ, thuộc Âm; phụ âm đầu hay vắng phụ âm đầu gọi là “Tay Lời” = Tơi, là cái phần Ngoài của từ, thuộc Dương. QT Tơi-Rỡi để tìm ra những từ cùng nôi khái niệm còn thấy rõ ở cả ngôn ngữ của dân tộc Lê hậu duệ Lạc Việt, dân bản địa của đảo Hải Nam (xem phần dưới). Phụ từ khẳng định “Chứ Cơ!” = Chớ! thường dùng trong văn nói, thì “Chứ Gì!” = Chi 之! thường dùng trong văn viết chữ nho. Phụ từ khẳng định Chi 之đứng sau từ đã lướt với ngôn từ dân gian của văn nói để tạo ra nhiều từ chữ nho khác (ngôn từ hàn lâm) của văn viết, dùng song hành với từ đồng nghĩa của văn nói, do nhà nho khi đặt chữ đã cân nhắc nhấn mạnh khẳng định trước, rồi mới hạ bút đặt từ. Ví dụ:
1. Chĩa nghĩa là hướng cái mũi Nhọn như Ngón tay về phía người khác, nho viết “Chĩa Chi 之!”= Chỉ 指, nên có câu cầm tay chỉ việc, chi đạo;
2. Chống đỡ hay chống lưng thì nho viết “Chống Chi 之!”= Chi 支, sau dùng cho từ chi tiền ngân hàng;
3. Chạc (cành=nhánh) cây thì nho viết “Chạc Chi 之!”= Chi 枝, sau thành từ chi nhánh ngân hàng;
4. Động vật thì chúng không có tay như người mà có nhiều Chân, nho viết “Chân Chi 之!”= Chi 肢, sau thành từ tứ chi (dùng trong động vật học);
5. Cái Chỗ ở thì nho viết “Chỗ Chi 之!”= Chỉ 址,阯, nghĩa là chỗ ở;
6. Một mình tôi tức là Chắc mình tôi thì nho viết “Chắc Chi 之!”= Chỉ 只, nên mỗi mình tôi biết có thể nói là Chỉ mình tôi biết;
7. Ghép chữ (thời cổ còn dùng chữ ký âm khoa đẩu) thì khẳng định “Ghép Chi 之”= Ghi, “Có Ghi”= Ký, nho viết chữ Ký 記, sau Hán văn có từ ký giả;
8. Cái nền để mà ghép chữ tức cái “Chỗ Ghép” = Chép, gọi là cái Chép (Chép danh từ, sau biến thành Chép động từ, tương đương Ghi), Chép thì nho viết “Chép Chi 之!”= Chỉ 紙, mang nghĩa là giấy, tức cái nền để mà ghép chữ;
9. Đang chạy bỗng Chựng lại, nho viết “Chựng Chi 之!”= Chỉ 止, nghĩa là dừng=đứng, “Đứng tiếng Kinh” = Đình 停, nên có từ Đình 停 Chỉ 止 công tác;
10. Dốc=Rốc=Rót=Ruộc=Chuốc=”Chuốc Chứ!”= Chú , nho viết chữ Chú 注 nghĩa là rót, rót hay dốc mọi tâm ý vào một việc gọi là Chú Ý, nho viết “Chú ý Chi 之!”= Chí 志, nghĩa là “ý muốn bền bỉ theo đuổi một việc gì tốt đẹp” là ý chí;
11. Việc gì cũng làm cho đến Chót, nho viết “Chót Chi 之!”= Chí 至, nên có thành ngữ từ đầu chí cuối;
12. Làm việc gì cũng phải dốc lòng tức Chắt cạn tâm sức, nên nho viết “Chắt Chi 之!”= Chí 摯, nên có từ Chí 摯 Tình 情.
13. Đứng mỏi thì kiếm ghế dựa cho đã: Ghế = Kê = Kỷ 椅 = Kề = Cậy = Khẩy = Kháo 靠 = “Kháo Ạ!” = Khả 可 = Đã = Đáng = =Đăng 凳 = Dằng = Dựa = “Dựa Chi!”= Dĩ 以, nên nho viết từ Khả 可 Dĩ 以 có nghĩa là đáng dựa, là có thể, gốc của từ Khả Dĩ (rất hàn lâm) đó chỉ là từ cái ghế. Cười khẩy là cười tự tin vì có điểm dựa. Nghe người ta kháo chuyện là nghe người ta dựa thông tin của nhau mà đồn thổi câu chuyện.
[Thêm: Người Lê gọi cha là Bạc 帕 (Bạc=Bố), gọi mẹ là Bái 拜 (Bái=Bu), mất cha gọi là Cống 贡 Bạc 帕,“Có Xổng” = Cống = =Xổng, con sáo “Sổ Lồng”= Sổng = Xổng (tiếng Thái) = Tống = ”Của Tống” = Cống (cống phẩm); mất mẹ gọi là Vấn 闻 Bái 拜, (Vấn=Vắng). Gọi tên người chết khi cúng đều phải thêm từ Cống 贡 (xổng) hay Vấn 闻(vắng) trước tên. Đầu tên con trai khi gọi có kèm từ Đức 德 (Đức=Đực), đầu tên con gái khi gọi có kèm từ Cơ 的 (Cơ=Cái, Âu Cơ = Cơ Âu = Cái U = Cái Bu = Cái Mẹ). Lễ đặt tên phải cúng trước ban thờ gia tiên, tên con trai phải đặt cùng “tơi” với tên của cụ Tổ ông (vì “tơi” là Ngoài của từ, thuộc Dương. Thuở xưa người Lê còn có tục ở rể ,giống người Tày, tức coi bên gái là Trong, bên trai là Ngoài, tên con trai phải cùng "tơi" với tên cha ông). Có con đầu lòng thì cha, mẹ được gọi là Bạc 帕 , Bái拜 kèm tên của con đầu lòng. Người Việt thì có con đầu lòng là trai sẽ được dân làng gọi là ông Cò…, bà Cò… kèm tên con trai đầu lòng (ở Thanh Hóa), hay ông Cu…, bà Cu…; ông Chắt…, bà Chắt… (ở Nghệ An). Có con đầu lòng là gái thì được dân làng gọi là ông Hĩm…, bà Hĩm… kèm tên con gái đầu lòng (ở Thanh Hóa), hay ông Hoe…, bà Hoe…; ông Đĩ…, bà Đĩ… (ở Nghệ An)]