-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/04/2014 in all areas
-
Sao Mộc kích hoạt sự sống trên Trái đất? 13/04/2014 17:30 (TNO) Nghiên cứu mới cho thấy lực hấp dẫn của sao Mộc có thể đã ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất và từ đó tạo điều kiện cần thiết để sự sống sinh sôi. Sao Mộc được cho là đã ảnh hưởng đến vị trí và độ nghiêng của Trái đất như hiện nay - Ảnh: Astropt.org Sao Mộc cách Trái đất đến 588 triệu km, nhưng bất chấp khoảng cách xa xôi trên, các nhà thiên văn học từ lâu cho rằng lực hấp dẫn của hành tinh khí khổng lồ đã làm chệch hướng đường đi của sao chổi và tiểu hành tinh để tránh làm cho chúng va vào địa cầu. Giờ đây, một nghiên cứu mới đã hé lộ phạm vi tác động của lực hấp dẫn từ sao Mộc đối với sự sống trên hành tinh xanh cách đây hàng tỉ năm, theo trang Space Daily. Cuộc nghiên cứu, do Đại học New South Wales (Úc) và Đại học Hoàng gia Holloway tại London (Anh) thực hiện, cho thấy vị trí và độ nghiêng của Trái đất thay đổi theo vị trí của sao Mộc. Trọng lực của sao Mộc - gấp 2,5 lần so với Trái đất - đủ sức tạo lực kéo lên các hành tinh trong hệ mặt trời, bao gồm địa cầu. Điều này có nghĩa là dựa trên mức độ tương tác với Trái đất, quỹ đạo của địa cầu (và từ đó khí hậu) có thể dao động rất lớn, chẳng hạn như nếu hành tinh của chúng ta bị kéo gần mặt trời hơn, khí hậu sẽ thay đổi. Hạo Nhiên ==================Về vấn đề này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt biết từ lâu rồi. Và đã mô hình hóa chu kỳ của sao Mộc trong sự tương tác phức tạp của sự vận động các hành tinh trong Thái Dương hệ, để dự báo những ảnh hưởng đến khí hậu trái Đất và các sự kiện liên quan đến con người. Đấy chính là sao Thái Tuế, tức sao Mộc theo tìm hiểu của chúng tôi. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.2 likes
-
Ba đặc biệt trong vụ tướng tham nhũng Cốc Tuấn Sơn Thu Thủy 06:30 ngày 13 tháng 04 năm 2014 TP - “Số tiền tham nhũng của Cốc Tuấn Sơn đặc biệt lớn, nhiều số liệu đã đăng tải trên mạng rất gần với sự thực”. Đó là khẳng định của Đại tá Công Phương Bân, Phó chủ nhiệm Cục nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc Viện khoa học xã hội quân đội Trung Quốc. Tướng tham nhũng Cốc Tuấn Sơn Ông đã nêu trong bài viết nhan đề: “Vụ án tham nhũng Cốc Tuấn Sơn chứng minh điều gì?” được đăng trên báo điện tử Tin tức Tài chính. Bài báo đã tiết lộ một phần nội tình của vụ án, tổng kết nguyên nhân sâu xa việc Cốc Tuấn Sơn sa vào con đường tội lỗi. Đây là lần đầu tiên một quan chức quân đội chính thức lên tiếng về mức độ nghiêm trọng của vụ án Cốc Tuấn Sơn. Ba đặc biệt Đại tá Công Phương Bân năm nay 52 tuổi, hiện là Viện phó Viện nghiên cứu công tác chính trị, Phó chủ nhiệm Cục nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc Viện KHXHQSQĐ, một người có thời gian làm công tác chính trị tư tưởng nhiều năm, đã khá quen thuộc với giới báo chí. Ông khẳng định trong bài viết: Vụ án Cốc Tuấn Sơn là vụ việc trong quân đội có vấn đề lớn nhất, tính chất xấu xa nhất kể từ 1949, có thể khái quát là vụ án “Ba đặc biệt”: số lượng đặc biệt lớn, tính chất hủ bại đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xã hội đặc biệt xấu. Phủ Cốc Tướng quân chất đầy vàng ròng Ông Công Phương Bân cho biết: vụ án Cốc Tuấn Sơn tham nhũng tuy đã đi vào giai đoạn thẩm lý (điều tra xử lý), tội danh đã xác định rõ, nhưng sự thực phạm tội hiện chưa được công bố. Tuy nhiên, nhiều số liệu trên mạng đã rất gần với sự thực, bao gồm số lượng về tiền, vàng bạc, nhà cửa, rượu Mao Đài, đồng hồ, ngà voi, da hổ, tranh… Như vậy, ông Công Phương Bân đã xác nhận những thông tin về vụ án Cốc Tuấn Sơn tham nhũng được Tin tức Tài chính đăng tải trong 5 bài báo hồi đầu tháng 1/2014. Trước Cốc Tuấn Sơn, Cục trưởng Xây dựng doanh trại, Trung tướng Vương Thủ Nghiệp (sau đó tấn thăng là Phó Tư lệnh Hải quân) bị lĩnh án tử hình (hoãn thi hành) về tội tham nhũng, nhưng Cốc không lấy đó làm gương, mà còn ngang ngược, càn bậy hơn. “Cơ quan và các đơn vị đều phản ánh, so với Vương Thủ Nghiệp, Cốc Tuấn Sơn to gan, hung hăng, ngông cuồng hơn nhiều. Lãnh đạo Tổng bộ Hậu cần (TBHC) khi nhắc đến Cốc Tuấn Sơn đều nói: nhiều quan tham khác lách quy định, chế độ để kiếm chác, còn Cốc Tuấn Sơn thì ngang nhiên đi ngược kỷ cương pháp luật”. Ba nguyên nhân phạm tội Thứ nhất, Cốc không tin vào lý tưởng, quay sang tin vào quỷ thần, coi một số thày bói, nhà phong thủy là thượng khách, thường xuyên mời họ đến nhà bói toán, cầu cúng. Để mong thần linh bảo hộ, Cốc đã lựa chọn, vung tiền xây ở Bộc Dương khu lăng mộ bố đẻ ở khu đất “phong thủy vượng nhất”. Sau khi bị cách chức, Cốc vẫn tin tưởng vào lời thầy bói “qua năm mới sẽ được phục chức”; khi Cốc bị bắt, trong túi quần vẫn nhét một mảnh bùa hình thanh kiếm bằng gỗ đào với ngụ ý sẽ thoát được sự trừng phạt của pháp luật. Thanh kiếm bằng gỗ đào- bùa thoát tội của Cốc Tuấn Sơn Thứ hai, lạm quyền, chuyên quyền, vượt quyền, hành động bất chấp tất cả. Những người quen biết Cốc Tuấn Sơn đều nói, y tự coi mình là người đặc biệt không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì, dám làm tất cả, bất chấp hình ảnh, hậu quả. Thứ ba, quan hệ dung tục, sinh hoạt bừa bãi, tha hóa, hủ bại. Cốc Tuấn Sơn văn hóa thấp, trình độ chính trị kém, hành vi rất dung tục. Khi hội họp không nói được câu ra hồn, nhưng bên bàn rượu thì ba hoa, bỗ bã suồng sã kiểu giang hồ, “không có tố chất, hình ảnh cần có của một cán bộ lãnh đạo quân đội cấp cao”. Công Phương Bân viết: “Cốc Tuấn Sơn kết bè kéo phái, lập nhóm lợi ích; thích giao du, kết bạn với các ông chủ, nhân vật có lai lịch phức tạp, thường xuyên tụ tập ăn nhậu, chơi bời, chơi trò giao dịch quyền tiền”. Công Phương Bân tiết lộ, lần đầu tiên khi lãnh đạo TBHC báo cáo vụ việc Cốc Tuấn Sơn lên Chủ tịch Quân ủy Hồ Cẩm Đào, đề nghị điều chuyển Cốc khỏi TBHC, nhưng Hồ Cẩm Đào không đồng ý, cho rằng người như thế đưa đi đâu cũng sẽ gây họa hại, quyết trừng phạt Cốc. Sau khi lên chức, ông Tập Cận Bình rất quan tâm đến vụ việc Cốc Tuấn Sơn, đã hơn 10 lần nhắc đến tên y, đặc biệt chỉ thị phải làm đến cùng vụ việc. Sau Đại hội 18, Quân ủy khóa mới đề ra một loạt biện pháp chống tham nhũng, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng pháp luật, bao gồm các quy định về tiết kiệm, thanh tra cán bộ lãnh đạo về kinh tế, đặc biệt là quy định “Gắn thăng cấp với kết quả thanh tra”, “Quy định về công tác tuần (tra) thị (sát)”. ======================= Phong thủy này đúng là phoengshui dởm của Tàu. Chết là phải. Chưa bước vào nhà chính đã có dấu chữ Thập ngay tại Trung cung. Hi. Lại còn thanh kiếm gỗ đào thế này mà mong thoát tội nữa. Híc! Bởi vậy, chính người Tàu định nghĩa phoengshui - được mạo nhận là của họ - như sau: “tín ngưỡng siêu nhiên ở Trung Quốc cổ đại”. Dù ông Tập Cận Bình thành công, hay thất bại trong cuộc cải tổ lần này thì Cốc Tuấn Sơn vẫn chết. Phoengshui Tàu kiểu này không có cửa cứu ông ta. Hãy chờ xem.1 like
-
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Đất, tiếng Thái gọi là Đỉn, tiếng Việt câu chửi “đồ cục đất!” còn chửi là “đồ cú đỉn!”. Ở tiếng Việt thì động vật nào cũng gọi là con hết, hễ ra đời thì được gọi là con, từ nhỏ bé như con sâu, rồi con người, cho đến to như con voi, ngôn ngữ phát triển phong phú dần lên cho đến có từ đẹp như từ “con dân đất Việt” . Đó là do từ “con” đã đi từ nam ra bắc mà thêm dần lên thành có nhiều từ đồng nghĩa: Coong (tiếng Khơme và tiếng Nam Bộ)= Con = Cốn (tiếng Thái)= Cần (tiếng Tày) = Dân 民 = Mân = Mằn 民 (tiếng Quảng Đông) = Mỉn 民 (tiếng Triết Giang) = Mín 民 (tiếng Sơn Đông). Trong các con động vật thì con Cao cấp nhất thông minh Hơn Hẳn tất cả các con khác, tức con Giỏi = con Người, để có thể thống lĩnh được tất cả, là con biết đứng thẳng, đi bằng hai chân, là con người, gọi là Con Minh, hay viết là “Kon Minh明”= “Kon người văn 文 Minh 明” = Kinh. Bởi vậy từ Kinh ban đầu chỉ có nghĩa đen là “con người” , nên chữ Kinh 京 mới viết hoàn toàn biểu ý (chứ không mượn âm “inh” nào cả, mà lại đọc là “kinh”), gồm Đầu (bộ thủ “đầu 亠 ”) + Mình (“thân mình”,“mảnh thân”; Mình = Minh 明 = Mảnh 文 = Manh 明 = Vành Vạnh = Vuông 囗 = Vuông 文 = Văn 文, có nghĩa là sáng, là văn minh, là hình vuông, mang nghĩa thẳng thắn, sòng phẳng, chính xác “vuông thành sắc cạnh” như lỗ vuông của đồng tiền Việt) ; biểu ý bằng bộ thủ “khẩu 口 ”, ý là biết nói, khác với động vật) + Chân Tay (biểu ý bằng bộ thủ “tiểu 小” gộp chung cả chân và tay là “Túc Nhiều” = Tiểu).[hình Vuông, tiếng Việt nhấn mạnh “Vuông Đấy!”= Vây, nên nho viết hình vuông bằng bộ thủ “vây 囗 ”. TVGT: “chữ Văn 文 là sự vẽ lệch đi của cái hình vuông 囗”, Triều Châu đọc chữ Văn 文 là “vuông”, Quảng Châu đọc chữ Văn 文 là “mảnh”, văn bằng cũng là mảnh bằng, thân mình cũng là mảnh thân] . TVGT: “Kinh 京 nghĩa là cái tuyệt Cao của con người” (thì tức là cái văn minh). Người Thái tự xưng cộng đồng là Táy Háu (nghĩa là “”tộc giỏi ta”) thì người Kinh tự xưng cộng đồng là “Kinh Ta” = Cả, “Kinh Mình” = Kính”, “Kinh Tao” = Cao. Thành ra con người là phải có tính cách: Cao 高 = Cả = Kính 警 = Cứng = Kèn ( Kèn tiếng Thái nghĩa là cứng, tiếng Việt thì còn có từ phủ định là từ “Hết Kèn”= Hèn, hèn mạt là hèn thứ chót) = Kèn = Kiên 坚 = Cương 刚 = Cường 强.1 like -
Chủ đề của topic này trùng với một trao đổi đã lâu trên diễn đàn: (http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/2938-nhung-diem-dac-sac-cua-phat-giao/page__st__-10). Tôi xin pot lại ý kiến của tôi về Đạo Phật Diệt Khổ trong lần trao đổi ấy. Nếu muốn rõ hơn, các bạn có thể xem lại các phản biện theo link trên. ĐẠO PHẬT VÀ DIỆT KHỔ VÔ TRƯỚC I. Đạo Phật là Đạo Diệt khổ Trong các học thuyết mà con người từng nghĩ ra được, theo tôi, Đạo Phật là một học thuyết tuyệt vời nhất còn được lưu truyền cho tới ngày nay. Về cái hay của Đạo Phật về bất cứ phương diện nào cũng mênh mông như bể, sâu sắc vô cùng, khó mà hiểu hết chứ đừng nói là có thể phân tích hết ra được. Nhưng thôi, chúng ta hãy tạm dừng nói về cái hay của Đạo Phật vì đã có không biết bao nhiêu người đã viết về nó mà vẫn chưa hết, ta thử bàn về mặt hạn chế xem sao. Thử hỏi, cái gì đã làm này sinh tâm nguyện của Đức Thích Ca Mâu Ni từ bỏ mọi vinh hoa phú quí khi ngài đang là Thái tử kế vị để bước vào con đường tu hành? Theo kinh sách, là do Ngài thương xót khi nhìn thấy nỗi khổ mênh mông của chúng sinh ngày càng trầm trọng. Đến khi đắc đạo, cũng chính vì thương xót chúng sinh vẫn ngập chìm trong bể Khổ mà Ngài phát tâm hoành dương Phật Pháp phổ độ chúng sinh. Lần đầu tiên khi truyền bá Đạo Phật, tuyên bố về học thuyết của mình, Ngài khẳng định rằng đây là Đạo Diệt khổ và đưa ra Tứ Diệu Đế là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế bàn về: Khổ và nguyên nhân của Khổ, cách diệt Khổ và cái đạt được sau đó, y như một lương y bắt mạch chữa bệnh cho nhân loại vậy. Tựu trung tất cả các luận điểm của Đạo Phật, cho dù cao siêu đến đâu cũng xoay quanh mục tiêu Diệt Khổ này. Diệt khổ cho nhân loại đầu tiên phải xuất phát từ diệt khổ cho mỗi cá nhân. Sau này, các pháp môn Ngài truyền dạy rất phong phú và thâm sâu vô cùng, nhưng chỉ những yếu tố nào phục vụ cho Diệt Khổ mới được Ngài giảng giải kỹ lưỡng nhất, những yếu tố khác, không thiết thực lắm cho Diệt Khổ Ngài đều gác lại hoặc chỉ nói qua. Xét cho cùng, những pháp môn đó được Ngài giảng dạy chỉ nhắm tới mục tiêu Diệt Khổ, do đó, đối với Đạo Phật, đó cũng chỉ là những biện pháp Diệt Khổ mà thôi. Vì thế, mục tiêu ban đầu và cuối cùng của Đạo Phật là Diệt Khổ. Theo Đức Phật, khi Khổ đã bị diệt triệt để theo phương pháp của Ngài thì đạt được Giải thoát. Nói cách khác, Giải thoát chính là kết quả của Diệt Khổ. Nếu không còn khổ thì có nghĩa là đã Giải thoát. Vì vậy, khi bàn đến Diệt Khổ cũng chính là bàn đến con đường Giải thoát. Tuy vậy, sau hơn 2500 năm đã qua, dù học thuyết của Phật tổ có hay đến đâu, dù có sự đóng góp của biết bao trí tuệ siêu việt từ nhiều thế hệ phật tử suất sắc nhất, thì đến ngày nay, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng, kết quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh cũng còn rất hạn chế. Có thể nói, về mặt cá nhân, hàng triệu người thực hành theo con đường của Phật tổ cũng không mấy người đạt được thành tựu cuối cùng, không mấy người diệt được khổ. Về mặt xã hội, bao nhiêu thời đại qua đi cũng không thấy xã hội nào hết được khổ đau dù trong thời gian ngắn. Đấy là tôi chưa nói đến những điểm sáng thành công ngày càng ít ỏi dần. II. Suy nghĩ về hiệu quả diệt khổ của Đạo Phật Kính thưa các quí vị quan tâm! Đối với tôi, Đạo Phật luôn là học thuyết mà tôi hằng kính ngưỡng, đánh giá cao nhất trong tất cả các học thuyết mà tôi từng được biết. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là người tôi kính phục nhất trong tất cả các vĩ nhân tự cổ chí kim. Đặc biệt, tôi luôn tâm niệm một lời của Đức Phật: “Hãy kiểm tra giá trị những lời dạy của ta như khi ngươi kiểm tra độ tinh khiết của vàng, chà nó cho sạch bụi đất, dùng búa nện nó, nung chảy nó. Đừng chấp nhận những lời nói của ta chỉ vì kính trọng ta. Hãy tiếp nhận chúng khi các ngươi thấy rằng chúng là thật ” Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc vào một kinh sách nào, một giáo lý nào; Phá trừ kiến chấp, mở rộng tâm hồn, trí não nên có thể thông cảm với tất cả mọi giáo lý khác. Người học Phật phải có tinh thần Vô trước, không nên để mình bị ràng buộc, bị dính mắc vào đâu cả, dù là đối với chân lý … Tinh thần đó chính là tinh thần của người Phật tử chân chính khi học hỏi. Trên tinh thần ấy, không để mình dính mắc vào bất cứ điều gì, kể cả với kinh điển Đạo Phật, tự mình tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng: Đúng như tuyên bố ban đầu của Đức Phật, Đạo Phật trước tiên và cuối cùng là học thuyết diệt khổ. Tất cả những luận điểm chính được Đạo Phật đưa ra như Vô ngã, Vô thường, Luân hồi, Nhân quả, Thập nhị nhân duyên, Nghiệp chung, Nghiệp riêng, Hằng và Chuyển, Duy thức luận, Thực tướng ấn, Bình đẳng quan, Bát chánh Đạo, Niết bàn, cho đến Ngã quỉ, Địa ngục, Ta bà, … đều xoay quanh mục tiêu diệt khổ. Những quan điểm đặc sắc, tinh tế của các lĩnh vực này có thể được khai thác ở nhiều khía cạnh, nhưng Đạo Phật đặc biệt chú ý vào những khía cạch có thể hướng chúng sinh vào mục tiêu diệt khổ, còn các khía cạnh khác Đạo phật không bàn hoặc bàn đến rất ít. Còn những học thuyết khác khai thác được những luận điểm đó của Đạo Phật để phục vụ cho mục tiêu của họ thì lại là chuyện khác. Tuy những luận điểm đó của Đạo Phật rất hay, sâu sắc và tinh tế, nhưng tôi vẫn thấy rằng, nó quá nhấn mạnh đến cái tuyệt đối và do đó có thể chỉ thích hợp với một số ít cá nhân rất suất sắc còn rất khó khăn cho quảng đại chúng sinh. Cái quá ư thâm sâu của Đạo Phật vốn là ưu điểm nhưng ở khía cạnh đối với quảng đại chúng sinh có khi lại là mặt hạn chế. Cái đó gọi là mặt hạn chế của ưu điểm. Chỉ nội ngộ được chữ Không của Đạo Phật, triệu người chưa được một. Ngộ được chữ Không còn khó hơn lên Trời, mà từ chữ Không tới Giác ngộ, giải thoát cũng còn xa thăm thẳm, trong khi cái Khổ cận kề sát bên, ngày càng lan tràn khủng khiếp. Cái tuyệt đối có hay đến mấy cũng chỉ để ngắm nhìn thôi nếu không thể thực hành được. Vẫn biết rằng, Đạo Phật cũng tùy đối tượng mà thuyết pháp, nhưng phần giảng cho chúng sinh bình thường thì, theo tôi, không suất sắc lắm và hiệu quả còn hạn chế vì còn nặng vào hướng tới mức cao, hướng tới cái tuyệt đối, khó tiếp thu, chưa phù hợp với hoàn cảnh riêng của mỗi người. Tất nhiên, hướng tới mức cao là tốt nhưng cần phương pháp hiệu quả hơn. Đó là lý do mà sau hơn 2500 năm ra đời, bằng quá nửa thời gian của văn minh nhân loại, với biết bao đóng góp của các trí tuệ siêu việt nhất của nhiều thế hệ đông đảo Phật tử nối tiếp nhau, cái Khổ trên thế gian này chẳng hề vơi đi, mà ai cũng thấy là ngày càng phổ biến, trầm trọng mà thậm chí còn tiến tới nguy cơ hủy diệt toàn nhân loại. Vì vậy, theo tôi, một trong những hạn chế của Đạo Phật là tính hiệu quả không cao trong mục tiêu của nó là diệt khổ. Con người ngày càng tha hóa, xã hội ngày càng nhiễu nhương, cái khổ không giảm đi mà ngày càng khủng khiếp chẳng nhẽ không phải là những ví dụ cho tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật đối với quảng đại chúng sinh, ít nhất là về mặt phương pháp thực hành, hay sao ? Lý giải về tình trạng thiếu hiệu quả này, các đệ tử nhà Phật cho rằng nguyên nhân là ở chỗ chúng sinh vẫn mê lầm, chịu không kiên tâm theo con đường mà Đức Phật đã chỉ dạy, để cho tham, sân, si, dục vọng … chi phối. Có người lại cho rằng, đó là do Đạo Phật quá thâm sâu mà chúng sinh, với trí năng có hạn, không thể lĩnh hội nổi. Cũng có người, do thấy sự thiếu hiệu quả đó, nghi ngờ tính đúng đắn của Đạo Phật. Hơn nữa, nhiều tôn giáo khác ra đời và phát triển không khỏi ảnh hưởng tới vị trí của Đạo Phật trong xã hội, và tất nhiên ảnh hưởng tới con đường Diệt khổ của chúng sinh mà Đức Phật đã chỉ dạy…. Những lý do trên là có căn cứ. Nhưng dù vì bất cứ một lý do gì đi nữa thì cũng đều dẫn đến một kết luận chung là: Tính hiệu quả của Đạo Phật trong mục tiêu Diệt khổ có vấn đề. Thật vậy. Nếu Đạo Phật tự coi là Đạo Diệt khổ cho chúng sinh thì việc đầu tiên là phải làm sao cho chúng sinh khỏi mê lầm, kiên tâm theo lời chỉ dạy của tôn sư mà dần dần phá trừ chấp ngã, rũ bỏ tham, sân, si, dục vọng, … làm cho nhiều người thành tựu thì mới gọi là hiệu quả. Đằng này, nội một bước sơ đẳng đầu tiên là làm cho chúng sinh tin theo mà thực hiện cũng chưa tốt thì nói gì đến những khó khăn hay thành tựu tiếp theo. Như vậy rõ ràng là tính hiệu quả của Đạo Phật là có vấn đề. Thực ra, rất nhiều chúng sinh đã tin và thực hành theo giáo lý nhà Phật. Nhưng do tính hiệu quả quá thấp, công sức bỏ ra thì nhiều mà kết quả thu được thì ít, dần dần người ta mất kiên nhẫn, xa rời Phật pháp. Nếu nói Đạo Phật quá ư thâm sâu, quảng đại chúng sinh khó bề lãnh hội thì rõ ràng nó không phù hợp với đối tượng chính của nó là quảng đại chúng sinh, và do đó, tính thiếu hiệu quả là cái đương nhiên. Cũng do tính thiếu hiệu quả đó nên mới xuất hiện sự ghi ngờ tính đúng đắn của Đạo Phật trong không ít bộ phận quảng đại chúng sinh, đối tượng mà Đạo Phật nhắm tới. Nếu nói sự xuất hiện và phát triển của nhiều tôn giáo, học thuyết xã hội khác ảnh hưởng tới vị trí của Đạo Phật trong xã hội, ảnh hưởng tới nỗ lực diệt khổ trên con đường chánh đạo, thì đó là vì còn nhiều khoảng trống mà Đạo Phật không bao quát hết được do tính hiệu quả thấp gây nên, để cho các tôn giáo, học thuyết đó có đất phát triển. … III. Thử tìm một phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn Kính thưa các quí vị quan tâm! Theo logic ở phần trên thì thực tế Đạo Phật có hạn chế về mặt hiệu quả trong vấn đề mục tiêu của nó là Diệt khổ. Vậy, xuất hiện một câu hỏi tự nhiên rằng, liệu có tồn tại một học thuyết Diệt khổ khác hiệu quả hơn, hay ít nhất, một phương pháp diệt khổ khác với phương pháp của Đạo Phật mang lại hiệu quả tốt hơn hay không? Rõ ràng là chúng ta không thể kết luận chủ quan rằng, không tồn tại một phương pháp như thế. Quí vị có thể chất vấn tôi rằng, nếu tồn tại phương pháp diệt khổ hiệu quả hơn thì anh hãy chỉ ra đi! Thực ra, trong xã hội đang tồn tại rất nhiều những học thuyết Diệt khổ khác nhau nhưng không tuyên bố cụ thể mục tiêu Diệt khổ như Đạo Phật. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, …, các học thuyết xã hội, … đều có tham vọng mang lại hạnh phúc, tiêu trừ nỗi khổ của chúng sinh. Nhưng cũng giống như Đạo Phật, rõ ràng tính hiệu quả của chúng còn hạn chế vì sự thật hiển nhiên rằng, chúng sinh vẩn ngụp lặn trong bể khổ ngày càng mênh mông hơn, ngày càng sâu thẳm, khốc liệt hơn. Tôi không dám cuồng vọng, nhưng cũng cố theo tinh thần Vô trụ, Vô trước của nhà Phật để trình bày suy nghĩ của mình cho quí vị quan tâm “cười cợt” như sau: Trước tiên, tôi sẽ chưa bàn đến diệt khổ cho xã hội vì sẽ động chạm đến những vấn đề chính trị không thích hợp ở đây trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp tôi sẽ xin trình bày với quí vị quan tâm suy nghĩ của mình về vấn đề này trong một điều kiện khác. Tôi chỉ xin trình bày diệt khổ về phương diện cá nhân mà thôi. Muốn diệt Khổ, trước tiên ta phải biết Khổ là gì. Đây là luận điểm then chốt quyết định sự triển khai tư duy tiếp theo. Vấn đề này Đạo Phật đã trình bày hết sức tinh tế và sâu sắc trong Khổ đế. Thống nhất với những phân tích đó của Đức Phật, nhưng dưới một góc nhìn khác, tổng hợp những nhận thức và kinh nghiệm của bản thân mình, tôi xin đưa ra định nghĩa như sau: Khổ là gì? “ Khổ là trạng thái cảm nhận của con người, nảy sinh khi khả năng không đáp ứng được ý muốn của người đó”. Trong định nghĩa này, “khả năng” và “ý muốn” cần phải được hiểu theo nghĩa rộng và tinh tế chứ không đơn thuần là vật chất, thô thiển. Thật ra, để hiểu rõ hơn định nghĩa này cần phân tích nhiều trường hợp khác nhau của Khổ, nhưng trong giới hạn phạm vi bài viết, tôi mong quí vị tự khảo sát. Như vậy, khi khả năng nhỏ hơn ý muốn, con người sẽ cảm thấy khổ. Ý muốn càng cao, khi khả năng không đáp ứng thì sự khổ não càng lớn. Khi khả năng quá nhỏ so với ý muốn thì ngoài khổ não còn có cảm giác tuyệt vọng xuất hiện. Khi khả năng nhỏ hơn ý muốn không nhiều thì khổ não đi kèm tiếc nuối…. Ngược với khổ là hạnh phúc! “ Hạnh phúc là trạng thái cảm nhận của con người, nảy sinh khi khả năng đáp ứng được ý muốn của người đó”. Như vậy, khi khả năng lớn hơn ý muốn, con người sẽ cả thấy hạnh phúc. Khi khả năng quá lớn so với ý muốn thì ngoài hạnh phúc còn có cảm giác nhàm chán xuất hiện. Khi khả năng lớn hơn một ý muốn mãnh liệt không nhiều thì hạnh phúc thật là to lớn. … Tóm lại, tương quan giữa khả năng và ý muốn là nguyên nhân, nguồn gốc của khổ não và hạnh phúc. Bất cứ một nỗi khổ não nào, một niềm hạnh phúc nào, từ thô thiển, giản đơn cho đến phức tạp tinh tế của con người cũng đều có thể phân tích đi đến nguyên nhân, nguồn gốc của nó là mối tương quan giữa khả năng và ý muốn của người đó. Để đơn giản hóa lý luận, ta thử dùng phương pháp diễn đạt toán học mô tả logic trên về cái Khổ như sau: Giả sử gọi X là đại lượng đặc trưng cho khả năng của một con người, Y là đại lượng đặc trưng cho ý muốn của người đó. Lập hiệu số: Z = X – Y Khi Z>= 0, khả năng đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não không xuất hiện, thay vào đó là trạng thái hạnh phúc. Chất lượng của trạng thái hạnh phúc này phụ thuộc vào độ lớn của Y và Z. Nếu Z quá lớn, kèm với hạnh phúc là sự nhàm chán. Nếu Z không quá lớn thì hạnh phúc sẽ tràn trề khi Y lớn, sẽ nho nhỏ khi Y nhỏ. Khi Z < 0, khả năng không đáp ứng được ý muốn, trạng thái khổ não xuất hiện. Đặc tính của sự khổ não này phụ thuộc vào giá trị của Z và Y. Nếu Z quá âm, đi kèm khổ não là tuyệt vọng. Nếu Z không quá âm, khổ não sẽ lớn lao cùng tiếc nuối khi Y lớn, sẽ chỉ là khó chịu khi Y nhỏ. Tương quan giữa khả năng và ý muốn xác định trạng thái khổ não hay hạnh phúc được mô tả trong bảng sau: Z = X - Y Z < 0: Khổ não Z >= 0: Hạnh phúc Z << 0, Y lớn: Tuyệt vọng Z << 0, Y nhỏ: Tự ty Z >> 0, Y lớn: Tự mãn Z >>0, Y nhỏ: Nhàm chán Z >≈ 0, Y lớn: Rất hạnh phúc Z <≈ 0, Y lớn: Rất khổ não Z >≈ 0, Y nhỏ: niềm vui nho nhỏ Z <≈ 0, Y lớn: Khó chịu Vì vậy, muốn diệt được Khổ chúng ta chỉ cần làm cho Z >= 0 là đủ. Vì Z là một hiệu số: Z = X – Y nên, để điều chỉnh Z chúng ta có 2 phương pháp: Điều chỉnh khả năng X và điều chỉnh ý muốn Y sao cho Z >= 0. Trên cơ sở đó, để diệt khổ, trong cuộc sống chúng ta cần: - Một mặt không ngừng nâng cao năng lực (tăng X) của mình về mọi mặt bằng con đường tu tập, phấn đấu học hỏi, nghiên cứu, lao động, tu dưỡng đạo đức, gúp đỡ mọi người, … - Mặt khác luôn rèn luyện khả năng làm chủ ham muốn (Y) của bản thân, giữ sao cho lòng ham muốn đó không bao giờ vượt quá khả năng cho phép (X) bằng nhiều con đường tu tập, rèn luyện khác nhau. Để diệt Khổ, mỗi người có thể vận dụng tất cả tri kiến phù hợp của mình trong mọi lĩnh vực, từ tín ngưỡng, tâm linh cho tới khoa học kỹ thuật, xã hội, đạo đức, văn hóa,... không phân biệt học thuyết lớn nhỏ nào, dân tộc nào, ... miễn là hiệu quả, vào việc nâng cao năng lực X, điều tiết ham muốn Y sao cho X - Y = Z >= 0, trong hiện tại cũng như vận động tới tương lai để kết quả bền vững cho mình và cho người trong mọi hoàn cảnh. Như vậy, mọi thành quả văn minh của con người đều có thể hữu ích trong phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Trong xã hội, không chỉ có Phật giáo mới quan tâm tới khổ não của con người. Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hin đu, Đạo Thiên chúa, Đạo Hồi, Đạo Cao đài, Đạo Hòa Hảo, … cho tới rất nhiều các học thuyết xã hội khác đều có chung mục tiêu này với những phương pháp và chủ trương khác nhau và mỗi cái đều có cái hay riêng cùa nó. Phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị xử dụng mọi tri kiến có thể được vào mục tiêu Z >= 0, mở ra khả năng tận dụng được cái hay của tất cả những lý thuyết đó trong vấn đề diệt khổ. Nếu chúng ta thực hành được như thế thì chúng ta đã hoàn toàn diệt khổ, trở nên hạnh phúc. Nói thì đơn giản nhưng thực hành được hai điều đó cũng không hề đơn giản. IV. Phương pháp diệt khổ mới và Đạo Phật Kính thưa các quí vị quan tâm! Theo Đạo Phật, nguồn gốc sâu xa của Khổ chính là Vô minh (một khái niệm mà muốn hiểu nó cũng hết sức khó khăn đối với những tư duy bình thường) và Đạo Phật đề ra nhiều luận điểm hết sức tinh tế, cao siêu, nhiều phương pháp tu tập hữu ích để quét sạch Vô minh, mà suy cho cùng, cái chính là tiêu trừ được ham muốn của bản thân, diệt được bản ngã, Vọng tâm. Nói cách khác là làm cho Y = 0. Khi Y = 0 thì đương nhiên Z = X – Y >= 0 và do đó cái Khổ bị tiêu diệt. Như vậy, con đường diệt Khổ của Đạo Phật là con đường làm cho Y = 0. Con đường này quá lý tưởng, và do đó, quá khó khăn đối với quảng đại chúng sinh. Đó là lý do dẫn đến tính thiếu hiệu quả của Đạo Phật trong mục tiêu diệt Khổ. Thực ra, để diệt Khổ không nhất thiết phải làm cho Y = 0 mà chỉ cần sao cho Y <= X là đủ, và đó là con đường mà người viết đề nghị. Rõ ràng con đường này cũng đạt đến mục tiêu Diệt Khổ, tuy không hề đơn giản nhưng mức độ khó khăn đã giảm đi rất nhiều, kết quả là có thể rất nhiều người có khả năng thực hiện được diệt khổ trong chính cuộc đời ngắn ngủi của mình. Do đó, chắc chắn, tính hiệu quả tăng lên rất nhiều trên con đường diệt khổ. Hơn nữa, với góc độ này, chúng ta còn có một ý thức rõ ràng về hạnh phúc (Khi Z >= 0) để mưu cầu nó và khi quan niệm đúng thì đời không chỉ là bể khổ như nhiều Phật tử hay nói mà đời còn là đại dương hạnh phúc. Như vậy, phương pháp diệt khổ ở trên hoàn toàn không mâu thuẫn với Đạo Phật, do đó, những thành tựu của Phật giáo trong lĩnh vực diệt khổ hoàn toàn có thể được áp dụng hiệu quả trong phương pháp này. Việc nâng cao năng lực X bằng tu tập, điều tiết ham muốn Y bằng cách loại bỏ tham, sân, si như Đức Phật chỉ dạy hoàn toàn thích hợp với phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Tuy nhiên, phương pháp này và Phật giáo trong diệt khổ có một số khác biệt, mà bản chất sự khác biệt đó là ở chỗ: mọi tu tập của hành giả Phật giáo luôn nhắm tới diệt trừ cho hết tham, sân, si, hay làm cho Y = 0, còn phương pháp của tôi thì chỉ cần Y <= X là đủ. Đương nhiên, khi tu tập theo phương pháp của Đạo Phật mà đạt được Y = 0 thì cũng đồng thời thỏa mãn mục tiêu của tôi là Y < X và khổ cũng hết. Tuy nhiên, phương pháp đó quá khó khăn, chẳng mấy người làm được. Nhưng nếu mục tiêu Y = 0 được điều chỉnh thành Y <= X thì có nhiều người làm được, và khi đó họ cũng hết khổ và hạnh phúc. Ví dụ như đối với chữ tham, Đạo phật đòi hỏi hành giả phải triệt tiêu nó. Hành giả là những người bình thường, dù có nhận thức được cái mầu nhiệm của diệt chữ tham, nhưng họ cũng không thể diệt hết tham được. Lực bất tòng tâm, họ vẫn khổ khi không làm được điều này, khi thấy mình vẫn còn tham, mặc dù có thể, lòng tham của họ so với người khác đã giảm đi rất nhiều. Nhưng trong phương pháp của tôi, họ không cần phải triệt tiêu chữ tham mới khỏi khổ. Họ chỉ cần tu tập sao cho chữ tham ấy nhỏ hơn năng lực của họ là đủ, hoặc họ chỉ cần rèn luyện sao cho năng lực của họ đáp ứng được chữ tham đó một cách lâu dài. Được như vậy, họ cũng sẽ hết khổ và hạnh phúc. Tôi xin lưu ý rằng, cái cách diệt khổ đó phải sao cho không gây nên khổ cho kẻ khác thì mới lâu dài, nếu không, cái khổ của kẻ khác đó sẽ tác hại đến năng lực (X) của hành giả trong tương lai, phá vỡ cái cân bằng diệt khổ Y <= X đó và sự khổ của hành giả lại xuất hiện. Tức là, anh diệt khổ cho mình nhưng không được gây cái khổ cho người khác. Hơn nữa, khi diệt khổ cho mình anh cũng cần giúp người khác diệt khổ cho họ. Mặt khác, phải luôn luôn tu tập, trau dồi bản lĩnh, năng lực, đạo đức để giữ vững được cái cân bằng diệt khổ X – Y = Z <= 0, có thể thích ứng với mọi biến động sẽ sảy ra gây phương hại cho cái thế cân bằng ấy. Như vậy, cái năng lực (X) của anh mới bền vững, tránh được việc, cái khổ của người khác gây tồn hại cho năng lực của mình sau này. Ví dụ thô thiển thế này: Khi anh làm ra nhiều tiền để thỏa mãn nhu cầu của mình, để khỏi khổ về vật chất trong cuộc sống, thì cần đảm bảo rằng, đồng tiền đó được làm ra bằng chính năng lực của mình, anh không được chiếm đoạt, chèn ép, bóc lột kẻ khác, không tước đi cơ hội kiếm tiền của họ, phải luôn khiêm tốn, không chọc giận tự ái, khêu gợi lòng ham muốn đố kỵ của họ, thương yêu, giúp đỡ, an ủi họ khi họ khó khăn, … phải luôn trau dồi năng lực, tu dưỡng đạo đức, khả năng làm chủ ham muốn của mình ngày càng tốt hơn để đề phòng khi cái cân bằng diệt khổ Y <= X hiện tại của mình bị phá vỡ thì phải thiết lập và thích ứng ngay với sự cân bằng mới, … Được như vậy, cái hết khổ của anh mới bền vững, lâu dài, thì đó có khác gì được giải thoát khỏi khổ về mặt tiền bạc. Cầu mà không được thì khổ. Yêu mà phải xa nhau là khổ. Ghét mà phải đối diện là khổ. Ba cái khổ não này rõ ràng là cái khổ do ý muốn (Y - cầu mong, muốn gần, muốn xa) không được khả năng thực hiện (X - đạt được, gần nhau, xa nhau) đáp ứng, tức là Y < X hay Z < 0. Nếu muốn tránh 3 cái khổ này thì chỉ cần: Hoặc nâng cao khả năng (thực hiện được mình cầu, có thể gần nhau, có thể xa nhau) hoặc từ bỏ, điều chỉnh ý muốn ( giảm cầu cho phù hớp với điều kiện, không mong gần nữa, không sợ gần nữa) là đủ. Không nhất thiết thực hiện con đường quá chông gai theo Đạo Phật là tu hành để cho không có nhu cầu nữa, không yêu nữa, không ghét nữa. Sinh, bệnh, già mà chết là khổ do người đời có mong muốn trường sinh, bất lão, không bệnh. Mong muốn đó quá lớn so với năng lực của họ vì họ vẫn phải già bệnh và chết (Z < 0). Muốn diệt nỗi khổ này, người ta cần đều chỉnh ý muốn: Không sợ chết nữa, coi chết như về, coi đó như là qui luật tất yếu, bình thường của chúng sinh, hoàn thành mỹ mãn những trách nhiệm trong cuộc sống, coi cái chết như là bắt đầu một giai đoạn mới có thể có rất nhiều thú vị ...; Giữ gìn sức khỏe, sống thật dưỡng sinh, học hành y thuật, coi bệnh là điều tất yếu, bình thường, thấy rằng còn nhiều người khác bệnh hơn, ...; Vui thú tuổi già, giữ gìn sức khỏe, nuôi dạy con cái nên người, ...; Không nhất thiết phải theo con đường quá khó khăn của Đạo Phật là phải tu hành để đạt được Giải thoát. Vể ngũ dục, muốn khỏi khổ chỉ cần điều chỉnh cái dục ấy cho phù hợp với điều kiện, khả năng hiện tại là đủ. Không nhất thiết phải từ bỏ gia tài vào núi tu hành. Nói chung, mọi nỗi khổ khác đều có thể phân tích tương tự, là tương quan giữa khả năng và ý muốn làm cho Z < 0 mà thôi. … Tóm lại, qua những ví dụ thô thiển cho dể hiểu đó, chắc quí vị cũng hình dung phần nào phương pháp diệt khổ mà tôi đề nghị. Nó tuy không huyền bí thâm sâu, rốt ráo như Phật giáo nhưng đưa đến cùng một kết quả là diệt khổ, đạt được hạnh phúc và quan trọng là hiệu quả hơn do nhiều người (nhưng không phải là tất cả) có thể làm được. Đó là những bước đi thực tế trên con đường xa thẳm tiến tới giải thoát cuối cùng. Rõ ràng những phương thức và kiến thức tu tập của Phật giáo sẽ rất hữu ích cho phương pháp diệt khổ này, tuy rằng không hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là khả năng chế ngự ham muốn (Y). Một hành giả Phật giáo, tuy chưa thành tựu chứng quả diệt khổ, nhưng sau bao năm tu hành cho Y về 0 mà vẫn chưa được, thì với công phu cố điều tiết Y về 0 ấy, chỉ còn phải điều tiết cho Y nhỏ hơn X thì thật dễ dàng. Như vậy, hành giả đó tuy chưa thể thoát khổ bằng phương pháp Phật giáo, nhưng dễ dàng thoát khổ bằng phương pháp mà tôi đề nghị. Để dễ hình dung, tôi xin đưa ra ví dụ so sánh như sau: Một ngày kia có người hỏi bạn: Có bao nhiêu hạt cát trong đống cát bạn vừa xe về chuẩn bị xây nhà. Để trả lời câu hỏi đó bạn có hai phương pháp: - Phương pháp 1: Bạn ngồi đếm từng hạt cát cho đến khi hết đống cát. Rõ ràng phựơng pháp này chắc chắn thàng công và bạn có thể đưa ra kết quả chính xác nhất về số lượng hạt cát trong đống cát đó. - Phương pháp 2: Bạn lấy 1cm3 cát và ngồi đếm số hạt cát trong 1cm3 đó. Sau đó bạn tính xem thể tích đống cát đó là bao nhiêu cm3 rồi nhân với số hạt cát bạn vừa đếm được thì ra số hạt cát trong đống cát. Rõ ràng phương pháp 2 cho kết quả chỉ là gần đúng, không chính xác bằng phương pháp 1 nhưng khả thi hơn. Phương pháp 1 chắc chắn được và cho kết quả chính xác tuyệt đối nhưng không khả thi và hầu như chẳng ai làm được. Nếu Diệt khổ cũng khó khăn như việc xác định số hạt cát trong đống cát thì Đạo Phật đã đề nghị với bạn phương pháp 1 còn người viết đề nghị với bạn phương pháp 2. Kính thưa các quí vị quan tâm! Trên đây là trình bày của tôi về phương pháp diệt khổ trên phương diện cá nhân. Diệt khổ trên phương diện xã hội tôi xin được trình bày với quí vị vào dịp khác thích hợp hơn. Chỉ khi nào hai lĩnh vực diệt khổ này (cá nhân và xã hội) đi vào cuộc sống thì, theo tôi, bể khổ vô bờ mà chúng sinh đang ngàn đời ngụp lặn, rên xiết trong đó mới cạn dần dần và từ từ mất hẳn (hay ít nhất, cũng gần như mất hẳn). Thay vào đó là đại dương hạnh phúc ngọt ngào.1 like
-
1 like
-
Lời Tiên Tri 2014
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
TƯ LIỆU THAM KHẢO ĐẶC BIỆT: ====================================== Bà Vanga tiên đoán khủng hoảng Ukraine Vũ Việt TP - “Những gì đã hợp nhất lại thì nay sẽ tan ra thành từng mảnh. Chuyện này sẽ xảy ra ở ngay bên cạnh nước Nga”, lời của nhà tiên tri Vanga. Bốn năm trước người ta nghĩ câu nói này là nhằm vào Cộng đồng châu Âu EU. Nhưng giờ đây mới thấy rõ đó là lời tiên tri về Ukraine. Bà lão mù Vanga người Bulgaria (1911 – 1996) nổi tiếng khắp thế giới nhờ tài tiên tri có một không hai. Nhiều điều bà tiên tri đã khiến thiên hạ phải sửng sốt, trong đó có lời tiên tri mà mà giờ đây mới được chứng thực về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine. Nhà nữ tiên tri huyền thoại Vanga Thật vậy, Ukraine ngay từ đầu đã không phải một chỉnh thể mà là kết quả của một quá trình hợp nhất phức tạp. Cuộc khủng hoảng trầm trọng mà Ukraine hiện lâm vào khiến nước này đang “tan ra thành từng mảnh”, ít nhất cũng thành 4 khu vực: khu vực phía tây hướng sang châu Âu, các khu vực phía đông và phía nam hướng sang Nga và khu vực Crimea thì mới đây đã tách khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga. Ba lời tiên tri chuẩn xác Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, ít nhất cũng có 3 lời tiên tri của bà Vanga được thực tế xác nhận là chính xác. Thứ nhất là về nước Nga. Vào năm 1979, bà nói: “Hiện nay nước Nga được gọi là Liên Xô. Nhưng rồi nước Nga trước đây sẽ trở lại và sẽ mang tên như dưới thời Thánh Sergi. Và mọi người sẽ thừa nhận sự ưu việt về tinh thần của nước Nga”. Thứ hai là về nước Mỹ. Vài chục năm trước bà đã tiên đoán Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ sẽ là một người da đen. Lời tiên đoán này đã tỏ ra hoàn toàn chính xác vào năm 2009, khi ông Barack Obama được bầu làm Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Thứ ba là về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bà Vanga đã thấy trước toàn thế giới sẽ có lúc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ khi nói: “Rất nhiều người khốn khổ. Cảnh bất hạnh lan tràn khắp nơi, động chạm đến tất cả các dân tộc. Nhiều người không có giầy dép để đi, không có quần áo để mặc, không có đồ ăn, năng lượng và ánh sáng để sống”. Những lời tiên đoán gây tranh luận Riêng về nước Nga, bà Vanga còn nói vào năm 1979 như sau: “Mọi thứ đều tan biến như băng tan, chỉ có một thứ còn đọng lại – đó là vinh quang của Vladimir, vinh quang của nước Nga. Quá nhiều thứ phải hy sinh nhưng không một ai có thể ngăn chặn nổi nước Nga. Nước Nga sẽ quét sạch mọi trở ngại trên đường đi của mình và không những được duy trì mà còn sẽ trở thành một đất nước hùng mạnh hàng đầu trên thế giới”. Crimea mới đây đã tách khỏi Ukraine để sáp nhập vào Nga Gây tranh luận ở đây không phải đoạn nói về nước Nga mà là đoạn nói về “vinh quang của Vladimir”. Bà Vanga không nói rõ, đó là Vladimir nào mặc dù ở Nga có không ít danh nhân mang tên Vladimir. Một số người cho rằng đó là Vladimir Lenin, người lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại và sáng lập nên Nhà nước Xô Viết. Một số khác lại cho rằng đó là Công tước Vladimir Svjatoslavovich sống vào thế kỷ XI, người được mệnh danh là “Mặt Trời Đỏ” trong lịch sử Nga. Nhưng giờ đây, đa phần ý kiến cho rằng bà Vanga muốn nói đến đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo Komsomolskaja pravda ========================== Giá như một tờ của Đan Mạch chẳng hạn đăng thì khách quan hơn. Sao bà Vanga lại "bói " giống nữ tiên tri Ai Cập vậy? Vậy ai là người gieo quẻ bói đầu tiên? Cuộc khủng hoảng này sẽ phải chấm dứt cuối năm nay. Đấy là Lời Tiên Tri từ lâu trên Lý học Đông phương. Nhưng nay nó phải chấm dứt nhanh hơn. Không quá tháng 6 Việt lịch.1 like -
Trung Quốc bạo chi cho quốc phòng nhưng vẫn lộ nhiều điểm yếu? Thứ Bẩy, 12/04/2014 - 10:40 (Dân trí) - Với lực lượng quân đội lớn nhất thế giới, Trung Quốc vượt xa Nhật Bản về số lượng binh sỹ, tàu chiến, máy bay cũng như chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên những hạn chế, yếu kém về huấn luyện, kinh nghiệm tác chiến khiến họ bị đánh giá thấp hơn Nhật. Thời gian qua, hai cường quốc châu Á này đã có nhiều tranh cãi qua lại liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và các bất đồng lịch sử, với những căng thẳng tiếp tục lộ rõ trong những chuyến thăm liên tiếp của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tới hai nước vừa qua. Trung Quốc đã không ngừng tăng mạnh đầu tư hiện đại hóa quân đội Việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số như công bố hồi tháng trước sẽ chỉ giúp họ tăng ưu thế về mặt số lượng, nhưng Nhật Bản lại có lợi thế về mặt công nghệ, huấn luyện, cùng những khí tài chủ chốt nằm trong “chiếc ô an ninh” của Mỹ. Ông Hagel đã tái khẳng định sự ủng hộ của Washington dành cho Tokyo trong khi chỉ trích Bắc Kinh trong các cuộc trao đổi gai góc với các tướng lĩnh hàng đầu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Trung Quốc, về phần mình, khẳng định với ông Hagel rằng chủ quyền đối với quần đảo trên biển Hoa Đông, vốn là trung tâm tranh chấp với Nhật, là không thể đàm phán, và họ sẽ “không nhượng bộ”. Dù có những tuyên bố cứng rắn như vậy, các nhà phân tích cho rằng những nhà chiến lược cấp cao nhất của Trung Quốc hiểu rằng xung đột vũ trang, dù vô tình hay hữu ý, không phải điều có lợi cho họ, và có thể làm chệch hướng chiến dịch mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới trong dài hạn. “Những chỉ huy cấp cao của Trung Quốc phải rất thận trọng và kỹ lưỡng khi triển khai bất kỳ chiến dịch quân sự nào”, Arthur Ding, một chuyên gia về PLA tại đại học quốc gia Chengchi Đài Loan khẳng định. Ngay cả khi không được hưởng lợi từ liên minh an ninh với Mỹ, Nhật hiện cũng có những cơ sở huấn luyện và trang thiết bị tốt hơn, ông Ding nói, cho dù tình hình trong dài hạn có thể khó đoán định. “Hiện tại Nhật Bản đang mạnh hơn”, ông Ding phát biểu với AFP Ngay cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc quân đội - vốn đang đối mặt với nạn tham nhũng và nhiều quan chức cấp cao bị điều tra - nâng cao năng lực “chiến thắng trên mặt trận”. Khoảng cách xa vời vợi Những tranh cãi xoay quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật đang quản lý còn Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, đã nóng lên kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa nhóm đảo này năm 2012. Các tàu và máy bay phi quân sự của hai nước thường tuần tra khu vực này. Tương quan lực lượng quân sự Trung - Nhật Nhưng trong một vụ căng thẳng hồi đầu năm ngoái, Nhật đã cáo buộc một tàu khu trục Trung Quốc chĩa radar điều khiển hỏa lực vào các tàu hải quân Nhật, làm dấy lên lo ngại về xung đột. Theo bản báo cáo cán cân quân sự 2014 của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, xuất bản hồi tháng 2, Trung Quốc đang vượt xa Nhật về quân số ở mọi lực lượng. Năm ngoái, họ có xấp xỉ 2,3 triệu binh sỹ thường trực, so với con số 247.150 của Nhật. Trung Quốc cũng dẫn trước với khoảng cách xa vời vợi về số máy bay chiến đấu, với tương quan 2.525 chiếc so với 630 chiếc của Nhật. Số lượng xe tăng chiến trường của Trung Quốc là 6840 chiếc so với 777 chiếc của Nhật, trong khi tương quan về tàu ngầm chiến thuật là 66 so với 18. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm ngoái là 112,2 tỷ USD, trong khi Nhật chỉ phân bổ 51 tỷ USD, bản báo cáo viết. “PLA đã triển khai một chương trình hiện đại hóa nhờ sự phát triển nhanh về kinh tế của nước này, và đã vượt qua các lực lượng vũ trang của những nước ít phát triển hơn ở châu Á”, báo cáo khẳng định. Dù vậy, viện này khẳng định Trung Quốc có những hạn chế, bao gồm thiếu kinh nghiệm chiến đấu, hoài nghi về công tác huấn luyện và tinh thần chiến đấu, cùng điểm yếu trong công tác chỉ huy và kiểm soát, tác chiến chống tàu ngầm và nhiều mặt khác. Binh pháp Tôn Tử Tokyo và Washington, từng là kẻ thù trong thời chiến, đã phát triển mối quan hệ quân sự chặt chẽ kể từ sau thất bại của Nhật trong Thế chiến II, và Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ đồng minh của mình nếu Tokyo bị tấn công. Nhật có lợi thế lớn khi được Mỹ hậu thuẫn Quân đội Mỹ hiện duy trì gần 50.000 binh sỹ tại Nhật, trên những căn cứ chiến lược, bao gồm căn cứ trên phía Nam đảo Okinawa, chỉ cách khu vực quần đảo tranh chấp một đoạn bay ngắn. Kazuhisa Ogawa, một nhà phân tích quân sự có tiếng của Nhật cho rằng năng lực của Nhật không thể được nhìn nhận tách rời khỏi Mỹ. “Quân đội Nhật không được tổ chức để đứng một mình”, Ogawa nói. “Nhật đang đối diện với quân đội Trung Quốc cùng với các lực lượng Mỹ, do đó, sẽ thật không hợp lý khi so sánh năng lực của quân đội Nhật và Trung Quốc mà không có sự hiện diện của Mỹ”, chuyên gia này khẳng định với hãng tin AFP. Cho dù đảng Cộng Sản Trung Quốc và truyền thông nhà nước nước này thường công kích Nhật trong tranh chấp chủ quyền, và cáo buộc Tokyo về chủ nghĩa quân sự mới cũng như sự phủ nhận các tội ác thời chiến tại Trung Quốc, những tuyên bố từ các quan chức hàng đầu vẫn tỏ ra thận trọng. Trong cuộc trao đổi với ông Hagel, Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đề xuất Trung Quốc sẽ không có hành động tấn công phủ đầu tại đảo tranh chấp. Nhưng ông Ogawa cho rằng Bắc Kinh đã có một chiến lược rõ ràng dù họ không muốn khơi mào một cuộc xung đột vũ trang. “Trung Quốc đang điều các tàu phi quân sự tới khu vực đó”, để khẳng định các tuyên bố chủ quyền, đánh giá phản ứng của Nhật và Mỹ, cũng cho như các yếu tố dân tộc chủ nghĩa trong nước thấy họ đang phô trương sức mạnh, chuyên gia này khẳng định. “Chính sách của Trung Quốc là chiến thắng một cuộc chiến mà không cần chiến trường, đi theo đường lối của Binh pháp Tôn Tử”. Thanh Tùng Theo AFP ===================== Lại thế nữa cơ à! Này Tôn Tử là người Việt đấy! Ba mươi sáu kế trong "Binh pháp Tôn Tử" có nguồn gốc từ những nền tảng tri thức Việt. Tôn Tử gốc người Cô Tô thuộc Tô Châu ngày nay. Hơn 1000 năm BC thuộc Văn Lang. Từ nhiều đời trước, nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn quy phục nhà Chu, thành chư hầu nhà Chu. Nhưng khi hùng mạnh làm bá chủ Trung Nguyên, có sai sứ giả sang diện kiến Hùng Vương đề xuất liên minh tấn công lấy lại Trung Nguyên, nhưng vua Hùng từ chối (Việt sử lược). Trong "Binh pháp Tôn Tử" thì: "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". Thôi vặn nhỏ volum đi quý vị. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của quí vị. Nếu chỉ đụng tới Nhật Bản - mặc dù đã đủ quá khó - Nhưng chí ít nếu khéo che dấu thì người ta có thể coi là tranh chấp lãnh thổ thông thường. Nhưng cùng lúc đụng tới Việt Nam nữa , nên thành một sách lược tràn ngập lãnh thổ. Các vị sẽ phải chống lại cả thế giới đang hội nhập. Đấy mới chỉ là phân tích trực quan cho dễ hiểu. Ui zda! Mệt mỏi quá! Khó thuyết phục khi tầm nhìn ở những tập hợp khác nhau..1 like
-
Ngay trong phong thủy Lạc Việt cũng rất kiêng cữ sử dụng sư tử đá. Do thiếu hiểu biết về các vật trấn yểm trong phong thủy, nên người nọ cứ bắt chước người kia - Đại gia thì để sư tử đá cho nó "oai", vì cho rằng nó phù trợ tài lộc, hưng vượng. Nhưng thực ra với khí xung sát của sư tử đá, chỉ có thể đặt được ở những cơ quan có tính võ nghiệp mà phải là cấp cao. Còn bình thường, ngay cả cơ quan cấp cao , nhưng mang tính kinh tế, hành chính....vv...cũng không nên đặt sư tử đá. Huống chi đình chùa ,miếu mạo lại đặt sư tử đá thì thật không hiểu. Đã có nhiều doanh nghiệp đặt sư tử đá trước cửa hầu hết đều thất bại.Nhà tôi trước cửa và cổng chỉ có 4 ông "Cóc".1 like