• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/04/2014 in Bài viết

  1. Hán Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng, Viện ngôn ngữ 1991 giải thích Hán 漢 chỉ có hai nghĩa, 1/ dân tộc Hán, 2/ đàn ông. Cái nghĩa “đàn ông” này chỉ là cách “mượn từ gán nghĩa” mà thôi, tức nó có sau từ Hán. (Chẳng lẽ tộc Hán chỉ toàn đàn ông, không có đàn bà?). Còn cái nghĩa “dân tộc Hán” cũng là do mượn, người Hãn (Khan – tộc Mông Cổ) đã mượn từ Hán 漢để đặt tên tộc mình (bắt đầu thành tên tộc từ thời có nước Tây Hán, rồi Đông Hán). Sau đó trên đất Trung Quốc thì , như khẩu ngữ tiếng Trung Quốc gọi, “bắc phương nhân” (chủng có gen Mông Cổ) và “nam phương nhân” (chủng có gen Việt) đều xưng mình là dân tộc Hán. [Thời của Liên bang xô viết chỉ có khái niệm “nhân dân xô viết” chứ không có khái niệm “dân tộc xô viết”]. Các từ điển Hán và các từ điển Hán Việt đều không nêu ra nghĩa gốc của từ Hán 漢. Nghĩa gốc của từ Hán là Giỏi. Nghĩa “giỏi” này là nghĩa nguyên thủy của từ Hán, mà trong Hán ngữ chỉ tìm thấy phảng phất ở cụm từ “anh hùng hảo hán 英 雄 好 漢” còn không thấy thường dùng với nghĩa là giỏi. Nhưng trong các ngôn ngữ khác như Việt, Thái, Nhật thì thấy rõ nghĩa là giỏi và dùng thường xuyên với nghĩa là giỏi trong khẩu ngữ hàng ngày. Hán 漢 nghĩa gốc là “giỏi” còn được “mượn từ gán nghĩa” để chỉ Sông. Vì cổ đại người Việt sống theo các dòng sông, khâm phục dòng nước ấy nó là cái “Khe Nặm” = Khảm và cũng là “Khôn Lắm” = Khảm, quẻ Khảm tượng Nước. Dòng nước nó Giỏi nên nó biết tự Xoi (Xuyên 川), tự Ngoi (Ngòi) để mà tự đi tìm đến hòa hợp với biển lớn. Khâm phục sông giỏi vì nó bồi đắp phù sa cho đồng ruộng và tưới tắm cho hoa màu, bởi vậy mượn từ gán nghĩa cho sông là Hán 漢, cửa sông gọi là Khẩu Hán (Hán văn viết là Hán Khẩu 漢 口). Địa danh Hán Khẩu (nghĩa là cửa sông) ngày nay ở cách bờ biển đến hàng trăm km (vị trí thành phố Vũ Xương – Hán Khẩu hai bờ nam bắc Dương Tử, nhập một thành thành phố Vũ Hán ngày nay). Điều này không lạ, vì quá trình biển rút và sông bồi hàng vạn năm, vùng An Huy còn có những địa danh trên đất liền bằng phẳng lại gọi là Mã Đầu 碼 頭 (bến cảng) mà nay ở trong đất liền cách bờ biển 200 km. Do lấy từ Hán 漢 để gọi sông nên từ Cạn Sông viết bằng chữ Hạn旱 Hán 暵, Sông Ngân viết theo Hán văn là Ngân Hán 銀 漢. Krông = Sông = Dòng = Dương = Giang 江 = Ngáng = Ngòi = Hói (tiếng Nghệ An) = Hà 河 = Hán 漢 ( từ Đò Ngang viết bằng chữ Độ Giang 渡 江). Như Dương ngược Âm thì ngược với Nước là Nỏ (phơi nắng cho nỏ). Nỏ = “Không còn tí nước Mô” = Khô 枯 = Khan = Khản = Can 干 = Cạn = Hạn 旱 = Háo = Ráo. Tiếng Nhật “giỏi” là Rô-Dư, khẩu ngữ thường xuyên khen “Rô-Dư Đếx Nế!” (Giỏi Đấy Nhé!). QT Vo vò rụng mất âm tiết Rô, còn lại đơn âm Dư nghĩa là Giỏi (làm ăn có Dư mới là giỏi, làm ăn mà ăn vay mắc nợ thì đâu giỏi). Giỏi = Lỏi (khôn lỏi, tốt lỏi) = Lỏi = Lớn = Hơn = “Hơn Nhiều Lắm ”= “Hơn Nhặn” = Hẳn = Hản (tiếng Thái) = Hán 漢. Hán 漢 nghĩa gốc là Giỏi. “Hản Ta”= “Hản Tau”= Háu. Người Thái tự xưng cộng đồng là Táy Háu (nghĩa là “tộc giỏi ta”). Văn hóa làng tượng trưng rõ ràng trên cái bánh Chưng. Chưng hàm ý là Chưng bày, là Chong (nghĩa là Trong – tiếng Thái, Trong hàm ý sản phẩm nội), là Chiềng (nghĩa là Giữa – tiếng Thái. Giữa là Giao Chỉ ). Bốn sợi Lạc Hồng làm nên “Lạt mềm buộc Chật”= Luật, là lệ làng của cái Nền Nếp. Bốn sợi lạt ấy là dây Chằng, chúng là Luật đồng thời làm nhiệm vụ Chằng Pẳn (tiếng Thái nghĩa là Chia Phần) cái bánh chưng thành 9 cung. Cung “Giữa dành Riêng”= Giếng (ngon nhất, vì toàn là nhân), các cung xung quanh được “Tách cho tám Đinh”= Tỉnh. Chữ nho Tỉnh 井 là hình bốn sợi Lạc Hồng, nhưng mang nghĩa đại diện cái Giếng , là chỗ ngon nước nhất, ở giữa làng, của cả làng dùng. Giới sử học cho rằng gốc tộc Thái là từ vùng Xíp Xoong Ban Na (Vân Nam) rồi di cư dần về phía nam (phải vậy chăng?). Trong khi ở Pú Quai (Núi Trâu, Quai=Vài – tiếng Tày nghĩa là Trâu) xã Chau Căm (nghĩa là Chúa Vàng, Kim 金 = Căm – tiếng Thái và tiếng Quảng Đông) chữ nho viết là xã Châu Kim 州 金h uyện Quế Phong tỉnh Nghệ An, người Thái có Đền (Xển) chín gian (duy nhất trong mọi xứ Thái) là nơi Xổng Phí (tống vong) về trời để phù hộ cho 9 mường hạ giới, theo quan niệm thể là do cha mẹ sinh ra, hồn là từ trời xuống nên khi hồn lìa khỏi xác thì hồn lại về trời, số 9 của người Thái là con số thiêng. Dòng sông Cả (sông Lam) tiếng Thái gọi là Nặm Pao. Nặm Pao tức Sông Pao là tiền thân của từ Đồng Bào, vì sông bao giờ cũng là của chung của mọi tộc, đã xuống sông thì luôn là chung, cá sống chung, người tắm chung, động vật uống nước chung. Tiếng Thái gọi rộng là Quang, người Việt đi rừng vẫn phải cầm dao phát “quang” lối mới đi được. Phát triển từ nam ra bắc đến vùng Lĩnh Nam thì mở Quang sang hai bên, là “Quang Quang” = Quảng, 0+0=1, thành ra đất Lưỡng Quảng, rồi từ đất Quảng Tây mới mở rộng đến vùng Xíp Xoong Bản Nà. Quang = Quảng = Quãng = Trảng= Khoảng = Khoảnh = Lãnh = Lang = Lớn đều có nghĩa là rộng. Đất (Đỉn – tiếng Thái) Lớn, viết theo Hán văn là Lãnh Thổ. Làng nào cũng là “đất có lề, quê có thói”. Làng nào cũng tự hào với văn hóa của làng mình. Ngạn ngữ người Thái ở Nghệ An: “Mướng lớ cờ mí thăm lạn” (Mường nào cũng có hang linh), “Ban lớ cờ mí cốn hản” (Bản nào cũng có người giỏi). Thăm (nghĩa là hang – tiếng Thái), cũng gọi là Thẩm. Ở vùng này có Thẩm Òm là cái hang có di tích người nguyên thủy cách nay chục vạn năm. Có lẽ từ Thăm Viếng trong tiếng Việt bắt nguồn do từ Thăm tiếng Thái nghĩa là cái hang, người nguyên thủy ở hang, đến hang nhau gọi là đến Thăm nhau, Thăm danh từ biến nghĩa thành Thăm = Xem động từ, nho viết từ Thăm bằng chữ Thám 探, vào hang thì phải thăm dò hay xem dò, nho viết bằng chữ Thám Vọng 探 望 . Viếng là “Vô gặp nói chuyện Riêng” = Viếng (Hán ngữ gọi là Phỏng Vấn 訪 問) , nên tiếng Việt có từ ghép Thăm Viếng (nghĩa đen là đến nhà hỏi chuyện riêng), Hán ngữ dùng từ Thám Phỏng 探 訪. Câu ngạn ngữ “văn hóa làng” của người Thái ở Nghệ An: “Mường nào cũng có hang linh. Bản nào cũng có người giỏi” chính là tiền đề của câu sau nho viết ở thủ đô Thăng Long tại đền Ngọc Sơn hồ Gươm: “Sơn bất tại cao hữu tiên tắc thanh. Thủy bất tại thâm hữu long tắc linh” ( Non không cứ cao có tiên thì nổi danh. Nước không cứ sâu có rồng thì linh thiêng).
    2 likes
  2. Tiếng Việt hết sức phong phú. Những ngôn từ Việt có thể mô tả từng chi tiết những sự kiện, vấn đề sự vật, sự việc...so với các thứ tiếng khác. Trong tiếng Việt cấu trúc hệ thống và phân loại rất cao cấp, không một ngôn ngữ nào trên thế giới vượt qua được.Bài viết này lấy từ mục "Văn hóa", tôi không có mục đích giới thiệu ảnh đẹp ở "Quán vắng". Không chỉ báo Dân Trí, hầu hết các báo đều có thể đưa các buổi biểu diễn nghệ thuật, nhiếp ảnh. Thậm chí cả những tin giật gân đến giới nghệ thuật, thời trang cũng gom hết vào mục gọi là "văn hóa". Tôi có cảm giác khái niệm "văn hóa" bị lạm dụng. Cuối cùng chả hiểu văn hóa là gì? Thí dụ với nội dung bài viết này, có thể ghi một chủ để tổng quát là "nghệ thuật". Kỹ chút nữa thì ghi "nghệ thuật nhiếp ảnh". Tại sao gọi là "văn hóa" nhỉ? Nhưng nói vậy thôi. Ngay cả cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc cũng bất lực ngồi nhìn khoảng 400 khái niệm về "văn hóa" khác nhau, thì cũng đành vậy. Sáng mai lại ngồi "ngắm cá".
    2 likes
  3. Một thiên tài âm nhạc, một phù thủy âm nhạc của phương tây: Yanni http-~~-//www.youtube.com/watch?v=SF06466MdIc&NR=1
    1 like
  4. Ô nhiễm môi trường , vệ sinh thực phẩm trở thành vấn nạn quốc tế.... ============================== Người dân Trung Quốc hoảng sợ vì nước chứa chất độc hại chết người 12/04/2014 09:20 (TNO) Người dân thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã hoảng sợ, đổ xô đến các siêu thị mua nước uống đóng chai dự trữ, sau khi chính quyền thành phố này thừa nhận nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại đây bị nhiễm một chất độc hại chết người. Người dân thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc đổ xô mua nước đóng chai dự trữ - Ảnh: Reuters Gần 2,5 triệu người dân thành phố Lan Châu đã được lệnh không uống nước máy sau khi chính quyền thành phố phát hiện nguồn cung cấp nước sinh hoạt có chứa một lượng lớn chất độc hại chết người benzene, theo tờ Telegraph (Anh) ngày 12.4. Tân Hoa xã cho biết, người dân thành phố Lan Châu đã hoảng loạn, đổ xô đến các siêu thị mua nước đóng chai trong ngày 11.4. “Gia đình tôi ai cũng sợ. Chồng tôi bảo tôi đến siêu thị mua càng nhiều nước đóng chai càng tốt”, bà Luo nói, trong khi xe đẩy chứa đầy các chai nước trong một siêu thị ở Lan Châu. Cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bức xúc trên trang mạng xã hội Sina Weibo và đặt nghi vấn vì sao chính quyền thành phố Lan Châu lại để mặc cho nước ô nhiễm trầm trọng đến nỗi không dùng được mới thông báo. Họ băn khoăn không biết người dân Lan Châu sẽ sống ra sao nếu không có nước sạch. Chính quyền thành phố Lan Châu phát hiện 200 microgram benzene/lít nước sinh hoạt tại đây, cao cấp 20 lần so với “chuẩn quốc gia”. Benzene là một chất lỏng không màu được dùng trong sản xuất nhựa, chất bôi trơn, nhuộm, bột giặt và thuốc trừ sâu… Tiếp xúc nhiều với benzene có nguy cơ bị bệnh bạch cầu và ung thư máu, Telgraph dẫn nguồn từ Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống có nhiễm lượng lớn benzene có thể gây ra buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn ngủ, co giật, rối loạn nhịp tim và nặng nhất là tử vong. Ông Shi Zifa, giáo sư ngành hóa học tại Đại học Lan Châu, cho biết uống phải nước chứa benzene có thể gây “ngộ độc cấp tính”. Chính quyền Lan Châu cũng đã ngưng cấp nước cho một quận tại thành phố này. Hiện vẫn chưa rõ vì sao nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại Lan Châu bị nhiễm benzene. Trong khi đó, Tân Hoa xã cho rằng một nhà máy hóa chất đã thải chất độc hại không xử lý ra sông, khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Hồi tháng 2.2014, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ chi 2.000 tỉ nhân dân tệ (322 tỉ USD) cho các chương trình chống ô nhiễm nguồn nước. Phúc Duy
    1 like
  5. Phang một chữ "Đạo", có vẻ sâu sắc. nhưng Đạo là gì ...chịu. "Phật tức Tâm". Ai cũng ra rả như ve. Nhưng cái Tâm ở đâu? Hổng bít lun. Bảo đời đang mê. Mê chỗ nào đâu? Thằng nào chẳng từ đúng trở lên. Tỉnh cả đấy chứ. Bởi vậy! Toàn chuyện "lông rùa sừng thỏ". Chưa nhận thức được mình mà cũng đòi tu.
    1 like
  6. LỜI TIÊN TRI 2014 Nhưng tai nạn liên quan đến Hỏa khí như:Cháy nổ, rò rỉ hóa chất độc hại cũng sẽ tăng hơn về tính thảm họa của vụ việc. Tai nạn xe thảm khốc ở Mỹ, hàng chục học sinh thương vong (Dân trí) - Một xe tải cỡ lớn đã đâm trực diện vào một xe buýt chở học sinh trung học ở gần Orland, cách thành phố San Francisco của Mỹ khoảng 250 km về hướng Bắc. Ít nhất 9 người chết tại chỗ và 35 người bị thương. Xe khách và xe tải của hãng Fedex bốc cháy sau khi tông vào nhau. Giới chức ở miền Bắc California cho biết chiếc xe tải đã băng qua dải phân cách bằng xi măng, lao sang phía làn đường chạy ngược chiều và tông thẳng vào xe buýt chở các em học sinh trung học. Cú đâm đã khiến cả hai xe bốc cháy. Một chiếc xe khác đi cùng làn đường với xe buýt cũng bị vạ lây. Theo các thông tin từ hiện trường, trong số những người thiệt mạng có tài xế của hai xe cùng 7 em học sinh trên xe buýt. "Em đột nhiên nghe thấy một tiếng động rất lớn. Sau đó chúng em biết rằng đã xảy ra chuyện không may”, nam sinh 18 tuổi Steven Clavijo đến từ trường West Ranch ở Santa Clarita bàng hoàng kể lại. Steven cũng cho biết chiếc xe đã bị lắc mạnh từ bên trái sang bên phải. Rất nhiều em đã tìm cách thoát ra ngoài qua đường cửa sổ và chạy thật nhanh ra xa trước khi nghe thấy một tiếng nổ lớn phát ra sau đó kèm theo ngọn lửa bốc lên. Bản thân Steven cũng bị dập đầu gối khi cố thoát ra ngoài chiếc xe nhưng em vẫn còn may mắn hơn nhiều so với những bạn không bao giờ còn có thể trở về với gia đình. Steven nhớ lại, sau tiếng nổ lớn trên xe còn phát ra hai tiếng nổ nhỏ hơn. Nhưng cậu và một số bạn chỉ có thể bất lực nhìn các bạn còn lại mắc kẹt trên chiếc xe đang bốc cháy dữ dội. Đây là xe buýt chở các em học sinh từ một số trường trung học ở Los Angeles, miền Nam California, đến trường Đại học Humboldt State ở phía Bắc để chuẩn bị cho việc nhập học vào mùa thu này. Có tổng cộng 3 xe chở học sinh cùng đi nhưng hai xe trước đã đến nơi an toàn. Theo một cảnh sát khu vực, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 17h30’ theo giờ địa phương và trên xe buýt chở khoảng 44 – 48 học sinh. Hiện những em bị thương đã được đưa tới bệnh viện điều trị. Vũ Anh Theo AP
    1 like
  7. Bí ẩn “hoa anh đào từ vũ trụ” gây xôn xao ở Nhật Thứ Sáu, 11/04/2014 - 12:04 (Dân trí) - Một bí ẩn vũ trụ đang kết nối giới tu sỹ và khoa học ở Nhật, sau khi một cây hoa anh đào được trồng từ hạt giống từng “ngao du” trên vũ trụ 8 tháng đột ngột nở hoa sớm nhiều năm so với quy luật thông thường của “mẹ” Trái đất. Du hành gia Wakata và túi đựng hạt đào trên ISS. Cây đào 4 năm tuổi, được trồng từ hạt đào từng “ngao du” trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã nở hoa vào 1/4 vừa qua, trước 6 năm so với “lịch” thông thường của “mẹ” Trái đất. Đào nở sớm đã khiến các thầy tu ở một ngôi đền cổ tại miền trung Nhật “bối rối”. “Chúng tôi rất kinh ngạc khi thấy nó phát triển nhanh đến vậy”, Masahiro Kajita, người đúng đầu đền Ganjoji ở Gifu cho biết qua điện thoại với hãng thông tấn AFP. “Hạt từ cây gốc trước đây chưa bao giờ đâm chồi. Chúng tôi rất hạnh phúc bởi nó sẽ tiếp nối cây “mẹ”, được cho là đã 1.250 tuổi”. Hạt đào nằm trong số 265 hạt được lấy từ cây anh đào nổi tiếng “Chujo-hime-seigan-zakura”, trong dự án thu thập hạt từ các loại cây đào ở 14 địa điểm khắp Nhật. Rồi sau đó chúng được đưa lên ISS vào tháng 11/2008 và trở về trái đất vào tháng 7 năm sau cùng với du hành gia người Nhật Koichi Wakata, sau khi quay vòng quanh trái đất 4.100 lần. Một số hạt được đưa đến phòng thí nghiệm, nhưng hầu hết được đưa trở lại địa phương và được lựa chọn trồng tại các nhà dưỡng lão gần đền Ganjoji. Đến tháng 4 năm nay, “cây đào vũ trụ” đã cao khoảng 4m và đột ngộ trổ 9 bông hoa, mỗi bông chỉ 5 cánh. Thông thường cây đào cùng loại phải mất 10 năm mới trổ những bông hoa đầu tiên. Và “cây đào vũ trụ” tại đền Ganjoji không phải là trường hợp đặc biệt duy nhất. Trong số 14 địa điểm “đào vũ trụ” được trồng, hoa đã nở ở 4 địa điểm. 2 năm trước, một cây đào nhỏ đã ra 11 bông tại Hokuto, vùng núi cách tây Tokyo 115km, khoảng 2 năm sau khi được trồng. Và đào loại này thường mất 8 năm mới ra hoa. Sóng vũ trụ Theo Miho Tomioka, phát ngôn viên của dự án “đào vũ trụ” cho biết, hạt đào được gửi lên ISS là một phần “trong dự án giáo dục và văn hóa, hỗ trợ trẻ em thu thập hạt và tìm hiểu xem hạt mọc thành cây và sống như thế nào sau khi trở về trái đất. “Chúng tôi đã dự đoán cây đào Ganjoji sẽ nở hoa khoảng 10 năm sau khi trồng, khi các em nhỏ đến tuổi tìm hiểu”, bà cho biết thêm. Kaori Tomita-Yokotani, nhà nghiên cứu tại Đại học Tsukuba, thành viên của dự án, cho biết bà ngạc nhiên trước bí ẩn vũ trụ này. “Chúng tôi không loại trừ khả năng cây đã bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với môi trường vũ trụ”. Tomita-Yokotani, nhà sinh lý học cây trồng, cho biết rất khó giải thích vì sao đào ở đền Ganjoji lại phát triển nhanh đến vậy, do không có nhóm nào theo dõi, so sánh sự phát triển của cây với những cây khác. Bà cho rằng sự thụ phấn chéo giữa các loài không thể loại trừ. Nhưng do thiếu dữ liệu nên việc giải thích hiện tượng trở nên khó khăn. “Dĩ nhiên, có khả năng việc tiếp xúc với các sóng vũ trụ mạnh hơn đã tăng tốc quá trình nở hoa và phát triển tổng thể của cây”, bà nói. “Từ góc độ khoa học, chúng tôi có thể nói chúng tôi không biết tại sao”. Du hành gia Wakata đã trở lại ISS và làm chỉ huy trạm vũ trụ quốc tế này. Hôm qua, nhà du hành đã tham gia vào link video cùng với Thủ tướng Nhật Abe và đại sứ Mỹ tại Nhật Caroline Kennedy, để trò chuyện về cuộc sống hàng ngày của nhà du hành từ nơi cách trái đất hàng trăm km. Trung Anh Theo AFP =============== Mới đọc cái tựa bài và câu giới thiệu nội dung bài viết, Thiên Sứ tui giật mình cứ tưởng lý thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt sai, khi xác định" Không có sự sống ngoài trái Đất".. May quá! Bài viết xác định rằng: Cây hoa "Anh Đào vũ trụ" của Nhật Bản nở hoa trên trái Đất, sớm hơn các cây khác từ 4 đến 6 năm. Hiện tượng này củng cố thêm cho thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt: Những quy luật tương tác từ vũ trụ ảnh hưởng đến sự sống trên Địa cầu. Có thể nói đây là một trường hợp xử lý hạt giống trong điều kiện môi trường vũ trụ.
    1 like
  8. Điển hình cho cách thức truyền bá Pháp luân công của các học viên Pháp luân công là nhắc lại lời của Phật Thích Ca: Phật Thích Ca nói rằng khi Hoa Ưu Đàm xuất hiện trên thế gian thì đó là lúc Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện, loài hoa này 3000 năm mới nở một lần. Điển hình tiếp theo cho cách thức truyền bá Pháp luân công của các học viên Pháp luân công là: Pháp tu luyện của Lý Hồng Chí (có vợ con, đang tị nạn ở Mỹ) cao hơn cả Giáo Chủ Cõi Ta Bà Thích Ca Mầu Ni Phật.Hai nét điển này mâu thuẫn, một thì muốn bám vào Kim Khẩu của Phật Thích Ca, một thì muốn lời nói của Lý Hồng Chí ngang với Phật, mà ý của Lý Hồng Chí thì luôn luôn đề cao Pháp luân công trên cả Phật pháp. Muốn Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc, là vị Phật mà Phật Thích Ca đã thọ ký, rồi lại muốn đạp đổ giáo Pháp của Phật Thích Ca, để cao Pháp Luân Công. Nếu thích phân tích thì phải như thế này: Phật Thích Ca và Phật Di Lặc ở tiền kiếp cùng nhau tu hành, đến nay Phật Thích Ca thành Phật trước, Phật Di Lặc thành Phật sau vậy thì Phật Thích Ca chắc hẳn có ưu điểm.
    1 like
  9. Mỹ nhức đầu vì ngựa hoang Thứ Năm, 10/04/2014 22:35 Mười bang miền Tây nước Mỹ đang “nuôi” hơn 40.000 con ngựa hoang với chi phí lên tới 77 triệu USD/năm Năm 1971, nhà hoạt động vì quyền động vật Velma Johnston thuyết phục được quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật trả tự do cho ngựa hoang dã và lừa nhằm bảo vệ biểu tượng của miền Tây nước Mỹ vốn bị giết hại, đánh thuốc độc, lạm dụng tràn lan. Gia tăng chóng mặt Thế nhưng, hơn 4 thập kỷ sau, người phụ nữ được biết đến với tên gọi “Annie Ngựa hoang” chắc chắn không khỏi sốc khi nhận thấy kết quả của đạo luật trên. Số lượng ngựa hoang gia tăng chóng mặt đến mức các nhà chức trách bó tay không biết xử trí thế nào. Ngựa hoang bị thương và không được điều trị đàng hoàng sau các cuộc càn quét Ảnh: AP Theo đạo luật nêu trên, chính phủ liên bang có trách nhiệm với hơn 40.000 con ngựa tại 10 bang phía Tây. Những con vật này phải đấu tranh sinh tồn với gia súc và nhiều loài động vật hoang dã khác trong khi nước uống và thức ăn ngày càng khan hiếm. Mọi nỗ lực giúp chúng tránh thai phần lớn đều thất bại. Hiện Cục Quản lý đất đai liên bang (BLM), đơn vị quản lý ngựa hoang và lừa, đành để chúng rong ruổi trên các đồng cỏ vì bãi quây súc vật đang cạn dần. Một nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu quốc gia ước tính số lượng ngựa và lừa sẽ tăng đến 145.000 con vào năm 2020. Con số hiện thời, theo BLM, là khoảng 40.605 con. Theo tờ The Washington Post, BLM đang chăm sóc 33.608 con ngựa trên đồng cỏ với chi phí 1,3 USD/con/ngày. Ngoài ra, 16.160 con ngựa và lừa khác được cho vào trong các bãi chăn thả có hàng rào bao quanh với chi phí cao gấp 4 lần. Quan chức Joan Guilfoyle thuộc BLM dự đoán rằng việc nhốt ngựa và lừa trong các bãi chăn thả sẽ ngốn 64% khoản tiền 77 triệu USD mà quốc hội thông qua cho chương trình trong năm tài khóa 2014. “Mục tiêu dài hạn của chúng tôi là giảm chi phí này. Chúng tôi không có nhiều lựa chọn” - ông Joan Guilfoyle nói. Chỉ trích chính phủ BLM đang mời gọi bất cứ ai có ý tưởng kiềm chế sự gia tăng số lượng ngựa hoang và lừa. Trợ lý giám đốc phụ trách về kế hoạch và các nguồn lực thuộc BLM Ed Roberson kêu gọi: “Chúng tôi cần đến mọi sự trợ giúp”. Tuy nhiên, những nhà hoạt động lại có suy nghĩ khác. Giám đốc điều hành của Tổ chức Bảo vệ ngựa hoang Anne Novak nói: “Thực tế, không hề có chuyện quá tải về số lượng ngựa hoang. Đó là vì bãi chăn thả bị giới hạn mà thôi”. Hơn một nửa số ngựa hoang dã sinh sống ở bang Nevada. Ông Zach Allen, Giám đốc truyền thông của Cục Trang trại Nevada, cho rằng số lượng ngựa hoang quá nhiều cùng với hạn hán hoành hành phía Tây Nam bang đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu đất chăn thả. BLM thỉnh thoảng lại bắt ngựa hoang đem đi “gửi” tại các đồng cỏ tư nhân hoặc các bãi chăn thả nếu nhận thấy chúng đe dọa nguồn thức ăn, nước hoặc môi trường tại một khu vực nào đó. Tuy nhiên, hành động này thường tạo ra cảnh tượng không hay là ngựa hoang tháo chạy hoảng loạn để trốn trực thăng. Các nhà hoạt động tố cáo không ít con ngựa bị thương hoặc bị đối xử tệ trong các cuộc “bố ráp” nói trên. Trong khi đó, bà Novak dẫn nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trường ĐH Princeton cho thấy rằng việc chăn thả động vật hoang dã bên cạnh gia súc sẽ khiến gia súc khỏe mạnh hơn, ngược với tuyên bố của ông Allen. Ông Bruce Wagman - một luật sư ở bang California, đại diện cho nhiều nhóm bảo vệ động vật khắp nước Mỹ - cho rằng cách giải quyết của chính phủ vi phạm tinh thần của đạo luật năm 1971. Theo luật sư này, “thay vì bảo vệ ngựa hoang, các nhà chức trách đang làm điều ngược lại”. GIA HÒA ==================== Ở Hoa Kỳ, những sinh vật hoang dã béo núc ních và thân thiện với người. Khắp các xa lộ đều có những biển báo cẩn thận hươu nai và động vật hoang dã chạy ngang đường. Chúng được pháp luật bảo vệ. Săn bắt một con vịt giời có thể bị phạt tới hàng ngàn dollar, chưa kể bị hành, vì phải chạy tới chạy lui hầu tòa. Trong khi để mua một con vật nuôi tương tự và béo như vậy chỉ khoảng 10 dollar. Sự thân thiện với môi trường thể hiện ở luật pháp của Hoa Kỳ và của những siêu cường khác, khiến họ trở thành những nước có môi trường sạch nhất hành tinh và phát triển vì sự hài hòa cân đối. Lý học gọi là "cân bằng Âm Dương". Khái niệm "Cân bằng Âm Dương" trong Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt (Các di sản thê hiện qua bản văn chữ Hán không có cửa để hiểu điều này) - không chỉ giới hạn ở quan hệ xã hội giữa con người với con người, mà còn là giữa con người với môi trường.
    1 like
  10. Chị thường không có ý kiến về lời giải của người khác (Đạo bất đồng bất tương di ngôn)
    1 like
  11. Nghi lạm dụng trẻ em, Philippines bắt nhà ngoại giao Ý Thứ Hai, 07/04/2014 19:54 (NLĐO) – Cảnh sát Philippines hôm 7-4 cho biết đã bắt giữ một nhà ngoại giao Ý về tội buôn người và lạm dụng trẻ em sau khi nhìn thấy ông này đang ở cùng với 3 thiếu niên trong một khu nghỉ mát. Sĩ quan cảnh sát Romulo Sapitula cho biết người đàn ông bị bắt giữ là đại sứ Ý tại Turkmenistan, tên Daniele Bosio. Các thành viên của nhóm quyền trẻ em Bahay Tuluyan khi đang đi du lịch ở khu nghỉ mát ở tỉnh Laguna, phía nam thủ đô Manila thì bắt gặp ông đang ở cùng 3 bé trai nên tỏ ý nghi ngờ và thông báo cho cơ quan chức năng. Catherine Scerri, thành viên nhóm Bahay Tuluyan, cho hay cô đang cùng các đồng nghiệp nhìn thấy một người đàn ông ngoại quốc với 3 đứa trẻ tuổi từ 9-12 rõ ràng không có mối quan hệ gì với nhau. Cảnh sát Philippines thông báo về trường hợp bắt giữ nhà ngoại giao Ý về tội lạm dụng trẻ em. Ảnh: AP Theo một thông cáo báo chí từ nhà chức trách, đại sứ Ý ở Philippines, ông Massimo Roscigno, đã tới đồn cảnh sát Binan ở tỉnh Laguna để hỗ trợ pháp lý cho ông Daniele Bosio. Khai với cảnh sát, ông Daniele Bosio cho biết 3 đứa trẻ ông ta gặp ở Manila và đưa tới khu nghỉ mát, đồng thời cho biết chúng đã thông báo với cha mẹ về chuyến đi. Trong khi đó, 3 đứa trẻ khai với cảnh sát chúng được nhà ngoại giao “tắm và cọ rửa trong tình trạng khỏa thân rồi được cho tiền bạc và thực phẩm”. Luật pháp Philippines quy định tội buôn bán trẻ em có thể chịu án phạt tù chung thân và phạt tiền ít nhất 44.500 USD, tội lạm dụng trẻ em bị phạt tù đến 40 năm. P. Nghĩa (Theo AP) ========================= Nước Ý Đại lợi không coi hành vi lạm dụng tình dục trẻ em của nhà ngoại giao đại diện cho nước Ý ở Phi Luật Tân là làm nhục quốc thể. Bởi vì luật pháp nước Ý sẽ không dung túng cho hành vi này. Hay nói rõ hơn: Hình thái ý thức của nước Ý chống lại hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Chính vì vậy, hành vi của ông đại diện ngoại giao Ý trở thành hành vi cá nhân. Vì nó không đại diện cho hình thái ý thức xã hội của nước Ý. Hành vi này chỉ bị coi là đại diện cho quốc thể của nước Ý, nếu nước Ý dưới hình thức này, hay hình thức khác tìm cách bao che cho ông ta, Hoặc trực tiếp, hay gián tiếp thừa nhận hành vi của ông ta là tiêu biểu cho nước Ý. Tương tự như vậy, hành vi của cô Thị Mẹt nào đó bị Nhật Bản bắt truy tố về tội ăn cắp, ít nhất không đại diện cho tôi. Còn ai nhận thấy là ảnh hưởng đến thể diện quốc gia thì đó là chuyện của họ.
    1 like