• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/04/2014 in all areas

  1. Định luật này đã nhận đươc giải Ig Nobel. Hì. Nhưng có một định luật khác tương tự trong lý học Đông phương là "Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai". Trong những nguyên lý tương tác được mô tả phân loại theo thiên can, địa chi và vận khí, không thể có tuyệt đối tốt. Nhưng năm xấu lại đeo đẳng con người: nào là Tứ xung, lục bại, tứ tuyệt, tam tai, Ngũ hành sinh khắc. Đấy là chưa kể còn ngay giờ tốt xấu...vv.... Đức Phật nói: "Trần gian này là một bể khổ. Kẻ sung sướng nhất cũng chỉ lênh đênh trên mặt bể khổ mà thôi".
    6 likes
  2. Cảm ơn Phamhung có lời khen ngợi. Thực tế hiện nay trừ những nhà khoa học đầu bảng, còn phần lớn vẫn là nhận thức trực quan. Có điều những nhận thức đó thông qua phương tiện kỹ thuật, nên họ lầm tưởng đó là tư duy khoa học và tri thức khoa học. Thí dụ: Đưa con tàu Tò Mò lên sao Hỏa, nhìn thấy bề mặt sao Hỏa thì đó cũng chỉ là nhận thức trực quan qua phương tiện kỹ thuật, mà trước đây, bằng mắt thường con người không nhận thức được. Đấy thực chất là nhận thức trực quan được phát triển ra ngoài trái Đất. Vậy thôi. Vấn đề là từ những nhận thức trực quan trải rộng trong vũ trụ đó, con người có thể tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết mô tả những quy luật tương tác, để giải thích mọi hiện tượng với khả năng tiên tri hay không? Nền văn minh hiên nay chưa đủ khả năng làm việc này. Nhưng Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là một lý thuyết tổng hợp tất cả những quy luật phát triển trong lịch sử vũ trụ, giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ đến sự vận động của các thiên hà khổng lồ , cho đến tận các hạt vật chất nhỏ nhất, mô tả thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Chính vì lý thuyết này, nên tôi mới khẳng định: "Không có Hạt của Chúa" (Theo nghĩa một điều kiện duy nhất tạo ra các dạng hạt có khối lượng); "không có sự sống trên sao Hỏa". .... Tôi rất tự tin vào những gì tôi đã biết. Cho nên tôi mới khẳng định những nhận xét của tôi trước công đồng khoa học quốc tế và chờ đợi từ năm 2008 đến khi họ xác định: Hạt tìm được chỉ là một trong 18 hạt cơ bản. Tất nhiên tôi phải biết rất rõ tôi đang sở hữu cái gì, mới có thể tự tin như vậy trước những tri thức mũi nhọn của nền văn minh hiện đại. Nhưng một đám lôm côm, dốt nát cho rằng tôi gặp may. Híc! Tôi có cần họ công nhận đâu mà phải nhận xét kiểu mạt hạng vậy. Đám lôm côm này không đủ tư cách để thẩm định một lý thuyết khoa học loại vớ vẩn , chưa nói đến một lý thuyết thống nhất. Còn Lý thuyết thống nhất - do trình độ vượt trội - nên thẩm định rất nhanh, "nghịch lý Cantor" và thuyết Vonfram, cũng như "Hạt của Chúa" và có hay không sự sống trên sao Hỏa.... Tôi có thể gặp may trong những dự báo. Nhưng tôi không thể gặp may trong việc phục hồi cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa. Bởi vậy, cái đám đầu đất sét đó, cho dù có cố tính xuyên tạc một cách hợm hĩnh và ngạo mạn từ thứ tư duy của những con ếch, cũng không thể phủ nhận được điều này. Đúng là muốn đạt tới sự hiểu biết cần phải tư duy. Nhưng phải là "chính tư duy", như Đức Phật dạy. Như thế nào là "Chính tư duy"?. Nói theo ngôn ngữ khoa học tức là tính khách quan. Như thế nào để xác định tính khách quan? (Vì ai cũng tưởng mình đúng. "Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó"). Cho nên phải có chuẩn mực để thẩm định tính chân lý khách quan. Chuẩn mực đó chính là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Cả cái vũ trụ và thế giới này, cho đến từng hành vi của con người, nếu không có chuẩn mực thì sẽ rối loạn.
    3 likes
  3. PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY. Để thực hiện phong thủy văn phòng, hoặc trụ sở của một Cty, hoặc Tổng Cty, hay ngay cả nhà riêng các công đoạn của Phong thủy Lạc Việt hết sức phức tạp. Hay nói chính xác hơn: Nó là cả một công trình nghiên cứu theo tiêu chí của Phong thủy Lạc Việt. Ngành phong thủy Lạc Việt chính là sự tích hợp các quy luật tương tác của môi trường, gồm: cấu trúc nhà ở, địa từ trường, cảnh quan môi trường và tương tác từ vũ trụ đến từng thành phố, đô thị, khu dân cư, căn hộ và các thành viên trong gia đình sống trong căn hộ đó. Trong khi đó, những tri thức trong kiến trúc và xây dựng của nền văn minh hiện đại - có xuât xứ Tây phương - chỉ đơn giản là giải pháp kỹ thuật và mỹ thuật cho một ngôi gia. Bài viết dưới đây mô tả công đoạn thực hiện phong thủy của Tổng Cty DTT - được sự đồng ý của ban giám đốc Tổng Cty DTT, chúng tôi thực hiện bài viết này - hy vọng sẽ giúp các bạn một khái niệm đích thực về việc tiến hành các công đoạn thực hiện phong thủy của Phong thủy Lạc Việt. Đồng thời bạn đọc sẽ thấy rằng: Phong thủy hoàn toàn rất khoa học và nó chính là ngành kiến trúc xây dựng cổ xưa và là hệ quả của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Phong thủy Lạc Việt có thể tích hợp tất cả các kiến thức kiến trúc xây dựng của nền văn minh hiện đại, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai. Điều này chứng tỏ tính bao quát và vượt trội của tri thức trong ngành phong thủy Lạc Việt. Tôi cần xác định một lần nữa rằng: Chỉ có Phong thủy Lạc Việt mới có thể thực hiện được điều này, trên cơ sở hệ thống lý thuyết của nó. SƠ LƯỢC VỀ TRỤ SỞ CŨ CỦA TỔNG CÔNG TY DTT. Trụ sở cũ của Tổng Cty DTT trước đây tọa lạc tại tòa nhà Hà Thành Plaza, phố Thái Thịnh Hanoi. Đây là một tòa nhà theo nhận xét của tôi không đạt chuẩn theo Phong thủy Lạc Việt. Đã vậy, vào thời gian đó, một thày phoengshui theo kiểu Tàu nào đó, đã tư vấn đặt một hòn núi to đùng trước cổng tòa nhà. Vào thời điểm này - từ 2010 trở về trước - rộ lên một phương pháp rất thịnh hành - tất nhiên là phoengshui Tàu - chuyên đặt núi, hoặc tượng núi trước cổng các tòa nhà. Vinashin cũng bị tương tự. Có thể nói, đến giờ này, hầu hết các trụ sở có đặt núi trước cổng đều...đã viên tịch trong khủng hoảng kinh tế. Phong thủy là một ngành khoa học. Nhưng điều này chỉ duy nhất đúng với phong thủy Lạc Việt với tư cách là một hệ thống lý thuyết ứng dụng. Ngoài ra tất cả di sản phong thủy được mô tả trong các bản văn chữ Hán, chỉ là những mảnh vụn rời rạc, còn sót lại sau khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương Tử từ 2300 năm trước. Tất nhiên nó không đủ tư cách là một hệ thống lý thuyết khoa học. Nhà khoa học nổi tiếng Nguyễn Văn Tuấn cho rằng: "Phong thủy là giả khoa học". Điều này hoàn toàn đúng với những di sản còn lại của ngành phong thủy từ cổ thư chữ Hán. Kiến thức phong thủy từ những di sản qua bản văn chữ Hán chỉ là một đám hỗn độn, rời rạc, chắp vá. Thày nào học được chiêu nào thì ứng dụng theo chiêu đó. Đương nhiên - vì bản chất là di sản của một ngành khoa học; cho nên mặc dù bị thất truyền và sai lệch, vi tam sao thất bản - nên nó không hoàn toàn sai. Nhưng do thiếu tính hệ thống, tính nhất quán và mâu thuẫn giữa các cái gọi là "trường phái", nên người ta cũng không thể chỉ ra nó đúng ở chỗ nào. Ngoài việc "sổ nho" những câu trong sách vở mang tính mặc định. Chính những điều này, xác định tính giả khoa học của ngành phong thủy lưu truyền qua cổ thư chữ Hán. Nếu các bạn xem cuốn "Bí ẩn của Phong thủy" (Nxb VHTT 1996) trong tủ sách được gọi là "văn hóa thần bí" Trung Hoa của Gs Vương Ngọc Đức, sẽ thấy ngay rằng: Chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng không thể lý giải nổi những cái mà họ cho rằng thuộc về nền văn minh Hán. Chẳng bao giờ từ nền tảng trí thức của một nền văn minh lại tạo ra cái mà chính nó chẳng hiểu là cái gì. Tiêu chí khoa học xác định rằng: Một học thuyết được cho là thuộc về nền văn minh nào thì nó phải chứng tỏ được một nền tảng tri thức đã tạo nên học thuyết đó. Nền tảng tri thức của nền văn minh Hán không chứng tỏ được điều này. Bằng chứng là hơn 2000 năm trôi qua, tất cả những tri thức tinh hoa của nền văn minh này không thể phục hồi được học thuyết nền tảng của phong thủy là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chưa nói đến ngành phong thủy - chỉ là hệ thống phương pháp ứng dụng, hệ quả của học thuyết này. Trở lại với trụ sở đầu tiên của tổng Cty DTT, cho thấy toàn bộ tòa nhà này đã được một thày phoengshui theo phongshui Tàu tham gia tư vấn. Bằng chứng chính là hòn núi chính ình trước mặt tiền nhà, mà các thày sổ nho gọi là "Thái Sơn thạch cẩm đường". Tuy nhiên, với tôi thì chính hòn núi này đã là một trong những nguyên nhân làm suy thoái toàn bộ tòa nhà này. Tất nhiên còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Và tôi tư vấn DTT ko nên thuê ở đây. Tuy nhiên vì còn nhiều nguyên nhân khác như: gía cả, vị trí tọa lạc... Nên ban giám đốc DTT đã quyết định thuê VP trong tòa nhà này, sau khi tôi xác định rằng: Có thể khắc phục được và phát triển có giới hạn. Sau đó tính sau với trụ sở mới. Tại đây, Tổng Cty DTT là VP cuối cùng phải dời tòa nhà này, vì sự phát triển tiếp tục và đã đạt được những thành tựu mà các bạn đã thấy qua dịp kỷ niệm 10 năm thành lập tổng Cty DTT. http://diendan.lyhoc...m-tong-cty-dtt/ Qua đó, các bạn cũng thấy rằng: Mặc dù trong một điều kiện rất khó khăn: Cảnh quan - "Loan đầu - gần như không còn khí lực. Nhưng với những yếu tố còn lại, cũng đủ để Phong thủy Lạc Việt phát huy khả năng của mình. Chính vì thành công bước đầu này, chúng tôi tiếp tục được tín nhiệm để tiếp tục làm phong thủy cho trụ sở của DTT hiện nay. Còn tiếp
    3 likes
  4. LỜI TIÊN TRI 2014. Bổ sung ================= Hội nghị cấp cao sông Mekong 2014 Nhà làm phim Tom Fawthrop cảnh báo rủi ro của con đập Don Sahong 02/04/2014 18:55 (TNO) Nhà làm phim người Anh Tom Fawthrop nổi tiếng ở Đông Nam Á với bộ phim tài liệu khoa học Where have all the fish gone? (tạm dịch: Cá đi đâu hết cả?) nói về hàng loạt các con đập đang được xây dựng trên sông Mekong đang gây ra biến động và thảm họa ra sao với nghề cá và hàng triệu cư dân đang sinh sống dựa vào dòng sông này. Đề nghị Lào tiếp tục nghiên cứu tác động của đập thủy điện Xayaburi Ông Tom Fawthrop tại hội nghị sông Mekong TP.HCM 2014 - Ảnh: Khải Đơn Ông có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh sông Mekong lần này tại TP.HCM và dành cho Thanh Niên Online một cuộc trò chuyện ngắn về các quan ngại của ông với những con đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. * Năm nay ông có quay lại Xayaburi không? - Ông Tom Fawthrop: Lần gần nhất tôi ghé là khoảng cuối năm ngoái. Thường mỗi năm đều có đến. * Bây giờ ở đó ra sao rồi thưa ông? - Như một báo cáo tôi đọc, Xayaburi đã xây được 30% rồi. Vào khoảng cuối tháng 12 năm rồi, có một thời điểm việc xây dựng bị ngắt quãng vì nước lụt dâng cao. Lúc đó Xayaburi ngừng xây khoảng 2 - 3 tuần. * Ông có đến thăm những ngôi làng bên cạnh Xayaburi không? - Có, họ dẫn chúng tôi đến một ngôi làng. Một số gia đình đã đi tái định cư, vẫn còn nhiều người chờ tái định cư. * Xayaburi vấp phải sự phản đối nhưng vẫn được xây dựng. Vậy còn với đập Don Sahong, chủ đề nóng đang được nhiều người quan tâm, thì sao rồi thưa ông? - Tôi chưa quay lại đó. Nhưng lần đầu tiên tôi đến Don Sahong vào năm 2007. Đó là lần đầu tiên người ta muốn tung dự án đó ra giới thiệu. Một lý do khiến thời điểm đó họ không tiếp tục với dự án này là vì các chuyên gia hàng đầu của MRC (Mekong River Commission - Ủy hội sông Mekong) đã đưa ra những cảnh báo rất nghiêm trọng. Những công ty đã đề xuất dự án Don Sahong không hề có những đánh giá chi tiết về tác hại. Đến tận bây giờ, hầu hết những nhà nghiên cứu vẫn phản đối việc xây dựng Don Sahong. Nếu Don Sahong được xây, đó sẽ là một "thảm họa"... Thang cá tại thủy điện Pak Mun, Thái Lan, đã không đem lại kết quả như mong đợi - Ảnh: International River * Thưa ông, "thảm hoạ" nghĩa là thế nào, nếu Don Sahong được xây dựng? - Bởi vì dòng Hou Shahong là đường đi duy nhất để hầu hết các loài cá đang sống ở khúc sông đó di cư từ Campuchia lên trên Lào trong mùa sinh nở. Đây là vòng quay sinh sản tự nhiên đã được thành lập có lẽ từ hàng ngàn năm trước và đa số cá ở đây đều chỉ sử dụng quãng sông này để đi lên trên. Những người muốn xây dựng Don Sahong cho rằng họ có thể, bằng cách nào đó, huấn luyện, chỉ vẽ cho đàn cá sử dụng một dòng nước khác thay thế để di cư thay vì đi qua Hou Shahong. Nhưng, như tôi biết, chưa từng có một chứng cứ nhỏ nhất nào cho thấy đàn cá muốn "hợp tác" với phương pháp này. * Về chuyện tạo đường cho cá đi, như một số thủy điện trên sông Mekong từng làm, ông đã từng nghe nói về "thang cá" chưa? - Vâng, tôi biết chứ. Thang cá là một ý tưởng và kỹ thuật, có khi được gọi là thang cá, vài chỗ gọi là "hệ thống đường đi cho cá". Dù có gọi là gì, trong quá trình tôi thực hiện bộ phim tài liệu Where have all the fish gone? và phỏng vấn các chuyên gia về nghề cá, thì hóa ra, tất cả những công nghệ để di chuyển cá đã được áp dụng, đều hầu hết đến từ các quốc gia ở nơi nào khác trên thế giới chứ không phải ở đây. Các chuyên gia đã mang thang cá đến đây đều đến từ Thụy Sĩ, Na Uy, vùng Scadinavia, Bắc Mỹ. Tất cả thí nghiệm trên thang cá đều chỉ thành công với cá hồi. Thang cá có thể có hiệu quả với cá hồi, nhưng cá hồi chỉ là một loài, và là loài rất nổi tiếng vì biết nhảy ngược nguồn nước. Thang cá đã được "đo ni đóng giày" cho cá hồi. Nhưng hầu hết các loại cá khác lại không nhảy, và hầu hết các sông ở Bắc Mỹ hay Bắc Âu không có quá nhiều loài cá, chỉ vài ba loại, hay 10 loài. Trong khi đó, Mekong có hơn 900 loài cá. Đây là chi tiết quan trọng nhất, bởi cho dù Mekong chỉ là dòng sông lớn thứ 12 thế giới, nhưng Mekong, cùng với Amazon, lại là những dòng sông có hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới, từ hàng trăm đến cả ngàn loài. Một ngư dân đánh được loại cá khổng lồ rất hiếm trên biển hồ Tonlé Sap, Campuchia - Ảnh: National Geographic Những nhà đại diện Trung Quốc nói nhiều về nước sạch, nhưng chất lượng nước sạch không phải là thứ các loài cá cần. Cá tìm nguồn nước có phù sa, có thức ăn, dưỡng chất. Nếu ta khiến nước sạch, ta đã lấy đi tất cả những chất dinh dưỡng quý nhất trong nước. * Từ khi ông bắt đầu đi làm phim về Mekong, dòng sông có thay đổi nhiều không? - Rất nhiều thay đổi, đặc biệt là ở khu vực phía bắc của dòng sông. Tất cả những ngư dân sống cạnh dòng sông đều kể với tôi mực nước lên xuống liên tục, thất thường từ khi các con đập được xây. Cả nông nghiệp và nguồn cá đều phải chịu tác động. * Xin cảm ơn ông đã dành cho Thanh Niên Online cuộc trao đổi này! Khải Đơn (thực hiện) ======================== Người ta mới chỉ nhìn thấy sự hủy hoại môi trường của những con đập qua những nhận thức trực quan theo nền tảng trí thức của nền văn minh hiện nay, như: Ngăn dòng chảy làm mất cân bằng hệ sinh thái....vv...Nhưng với cái nhìn từ Phong thủy thì vấn đề tối quan trọng là ngăn dòng khí hình thành từ những dòng sông tới môi trường. Phong thủy cũng như Đông Y đều coi trọng khí. Đông Y thì quan niệm chính các đường Kinh Lạc dẫn khí là một yếu tố quan trọng duy trì sự sống cho cơ thể con người. Do đó, điểm huyệt, bế khí có thể dẫn đến chết người. Việc xậy đập trên sông Mê Kong thực chất sẽ dẫn đến hủy diệt toàn bộ sự sống ở các vùng hạ lưu, cho đến khi thiên nhiên phải tự cân bằng trở lại bằng những thiên tại làm thay đổi bề mặt địa cầu. Do đó, cá nhân tôi không bao giờ ủng hộ việc xây đập thủy điện.
    3 likes
  5. Thời Vua Hùng không có "văn hóa đóng khố" Ngày đăng : 14:00 03/04/2014 (GMT+7) (Kienthuc.net.vn) - Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại. Nhiều năm nay không biết người ta nghĩ thế nào mà cho rằng Vua Hùng đóng khố, rồi như một thứ "văn hóa đóng khố" được gán cho thời Hùng Vương, tha hồ vẽ vời, nặn tượng, mặc biểu diễn. Có thể nói họ không hề để tâm tới những kết quả nghiên cứu của giới chuyên môn về vải vóc thời đại Hùng Vương. Về khảo cổ học - Ứng với truyền thuyết bà Âu Cơ dạy dân cấy lúa trồng dâu dệt vải, khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều dọi xe sợi trong các di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.500 năm. GS.TS Hán Văn Khẩn là một nhà khảo cổ học uy tín đưa ra kết luận: "Dọi xe chỉ tìm thấy khá phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Nó được làm bằng đất sét tương đối mịn hoặc tương đối thô... Dọi xe sợi có đường kính trung bình 0,6 - 2cm... Như vậy, nghề dệt vải đã phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Cư dân văn hóa này ít nhất có hai loại vải mặc, đó là vải vỏ cây và vải dệt từ sợi". - Một số mộ táng thời Hùng Vương ở Lâm Thao (Phú Thọ) thuộc giai đoạn văn hóa Gò Mun cách nay 3.000 năm thấy rõ vết vải liệm trên hài cốt. Các mộ Châu Can (Hà Tây cũ), mộ Việt Khê (Hải Phòng) thuộc văn hóa Đông Sơn cách nay 2.800 năm đến thế kỷ II trước công nguyên, đều có vải liệm. - Trên trống đồng Đông Sơn loại I cách nay 2.800 năm, khắc hình vũ công mặc áo dài nhảy múa. - Năm 2005 hai tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Việt và Bùi Văn Liêm hợp tác với hai tiến sĩ khảo cổ học người Úc, khai quật ngôi mộ ở Đông Xá (Hưng Yên) có niên đại 2.100 (+_60 năm). Trong ngôi mộ tìm thấy một tấm vải liệm còn nguyên vẹn, bên trong còn bọc vài lớp vải nữa... Họ kết luận: "Dữ liệu vải sợi của đội khảo cổ Việt Nam - Úc ở Đông Xá khẳng định rằng, nghề dệt vải đã phát triển trong thời đại kim khí ở Bắc Việt Nam (tức thời Hùng Vương - VKB) và rằng vải giữ vai trò trung tâm trong mộ táng Đông Sơn, không chỉ cho trang phục mà còn làm chiếu , vải bọc và vải liệm". Vũ công mặc áo dài nhảy múa khắc trên trống đồng Đông Sơn loại 1 cách đây 2.800 năm. Về sử học - Sách Lịch sử Việt Nam tập I của Nhà Xuất bản Khoa học xã hội in năm 1971 đã viết: "Dấu vải in trên nhiều đồ đồng đồ gốm. Tượng người, hình người chạm khắc trên trống thạp đồng cho ta biết, y phục người đương thời đã rất phong phú. Người Lạc Việt mặc áo chui đầu cài khuy bên trái". - Sách Lịch sử Vĩnh Phú, Ty Văn hóa Vĩnh Phú xuất bản năm 1980 viết: "Ở các di chỉ khảo cổ tìm thấy nhiều dọi xe sợi bằng đất nung. Tại một số ngôi mộ táng ở Tứ Xã thấy có vải in lên hài cốt. Các hình khắc trên trống đồng cùng tượng đồng cho ta thấy thời đó mặc áo chui đầu cài khuy bên trái. Về cuối thời Hùng Vương tầng lớp trên may mặc khá xa hoa. Ở di chỉ Làng Cả (Việt Trì) tìm thấy bộ khóa dây lưng bằng đồng thau, mỗi bên tạc bốn con rùa trang trí đẹp, dự đoán của một vị quan võ". - Sử cũ nói rằng, ở thế kỷ I - II nhà Hán, nhà Ngô đô hộ nước ta, bắt dân cống nộp vải Cát Bá (một loại vải bông trắng mịn), vải tơ chuối, lụa tơ tằm. Đến nhà Đường đô hộ (thế kỷ VII) họ đánh thuế các nghề thủ công nhất loạt thu bằng vải, lụa, sa, the. Điều đó cho thấy, hàng dệt may mặc của xứ ta từ trước công nguyên đã rất phong phú và đẹp, hấp dẫn mạnh với người nước ngoài. Ảnh chụp chi tiết tấm vải liệm Động Xá. Với các bằng chứng khoa học như vậy, ba bốn nghìn năm trước xứ ta đã là quê hương của bông gai tơ tằm vải lụa, thì làm gì có chuyện vua quan đóng khố đi ra ngoài hoặc triều hội. Truyền thuyết kể rằng, Chử Đồng Tử quá nghèo hai cha con phải chung nhau chiếc khố. Đấy là vì Chử Đồng Tử quá nghèo, còn những người khác hẳn là có áo quần. Sự thật là người Việt tộc vẫn quen dùng khố làm đồ lót. Riêng những người làm nghề đánh bắt cá tôm dầm mình dưới đồng chiêm, đầm hồ là thường chỉ đóng khố cho thuận tiện. Bộ y phục cổ của dân tộc ta còn lưu truyền đến trước cách mạng tháng 8/1945: Nữ trong đóng khố ngoài mặc váy, trong mặc yếm ngoài mặc áo; Nam trong đóng khố ngoài mặc quần lá tọa, áo chạy khuy con bọ bên nách trái. Quần lá tọa là loại quần hai ống rất rộng, tựa hồ như cái váy cắt một đường ở giữa lên đến đũng và khâu thành ống, không có cạp luồn dây rút mà dùng ngay phần cạp rộng gọi là lá tọa buộc khít bụng. Dọi xe sợi ở di chỉ Đồi Giám (Việt Trì) thuộc văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.500 năm. Đó là nói về y phục của người dân bình thường, còn đối với vua quan thì dù dưới thời Hùng Vương hay thời nào họ đều may mặc bằng loại vải tốt nhất, sang trọng nhất. Đặc biệt, trên phương diện tín ngưỡng và nghệ thuật, trang phục còn được nâng cao hơn đời sống thực tế rất nhiều. Những vị thần được thờ bao giờ cũng có áo mũ hia bốt chỉnh tề bất kể lúc sống hoàn cảnh thế nào. Những nhân vật đưa lên sân khấu thường ăn mặc sang hơn ngoài xã hội. Chúng ta hãy thử xem, cùng thời với các Vua Hùng, người phương Bắc trừ vùng lưu vực sông Hoàng Hà, còn phần lớn vùng cao trồng trọt nương rẫy đời sống không thể bằng người Lạc Việt cấy lúa nước. Nhưng ngày nay bên Trung Quốc làm phim về thời đại đó, từ vua quan binh tướng đến dân thường đều có áo quần lộng lẫy để tự hào về dân tộc họ. Còn mấy nhà làm nghệ thuật của ta thì cứ kéo tụt tổ tiên xuống lạc hậu hoang sơ cởi trần đóng khố sai sự thật quá lớn, không rõ có động cơ gì. Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại. Vũ Kim Biên
    1 like
  6. Từ gốc là từ Sức, truyền bá sang Tây thành Sức=Sóc, truyền bá lên Bắc thành Sức=Lực (tương tự Sáng=Lượng, Sóng=Lãng, Sắc=Lợi, nhấn mạnh “Lợi Chi!”= Li thành phát âm của Hán ngữ là “Li” khi đọc chữ Lợi). Sức vốn nghĩa đen là cái tế bào đực gọi là “Son Đực”= Sức. Cái ban đầu nhỏ nhất của một cơ thể sống là cái “Sơ Con”= Son, là cái tế bào. Nhiều tế bào tức nhiều Son là “Son Son”= Sòn, 0+0=1, nhấn mạnh ý nhiều nữa là từ lặp Sòn Sòn (biến nghĩa thành dày, như các tế bào xếp chồng chất cạnh nhau, rồi thành thành ngữ “đẻ sòn sòn” nghĩa là đẻ dày). Đáp số khác là “Son Son”= Són, 0+0=1, Són có nghĩa là nhiều tế bào, biến nghĩa thành một lần đẻ ( “mỗi lần Són ra một đứa” đương nhiên một lần đẻ là phải ra rất nhiều tế bào của một cơ thể). Đáp số nữa là “Son Son”= Sỏn, 0+0=1, Sỏn cũng nghĩa là nhiều tế bào, biến nghĩa thành Sỏn mang nghĩa là Đẻ, bởi tế bào thì luôn luôn đẻ để thay thế những tế bào chết do hoạt động, Sỏn nghĩa là đẻ, tức ban cho một mạng sống (gồm rất nhiều tế bào), nên nho viết từ Sỏn bằng chữ “Sỏn Ban”= Sản 產, Sản mang nghĩa là đẻ, nên khoa Đẻ cũng gọi là khoa Sản. Cơ thể nào cũng gồm vô cùng nhiều tế bào, tức “Son rất Đông”= Sống, là một cơ thể sống. “Sản là tiếng Kinh”= Sinh 生, nên Sinh 生 cũng mang nghĩa là Đẻ, nên mới có từ đôi Sinh Sản 生 產. Từ đôi Sinh Sống là để chỉ cuộc đời. Tế bào tự sinh sản là “Son tách Ra”= Sạ = “Sản Ra”= “Sinh Ra”= ”Sinh Hạ 生 下” (đều nghĩa là Đẻ). Đẻ Ra = Sản Ra = Sản Xuất. Dùng cho riêng khái niệm làm ra hàng hóa thì tiếng Việt dùng từ Sản Xuất, Hán ngữ dùng từ Sinh Sản. Cơ thể có Sức thì dẫn đến hệ quả là cơ thể đó mạnh khỏe. Từ Khỏe nho viết bằng chữ Khang. Người xưa quan niệm vạn thể hữu sinh, vạn thể hữu linh, tức chúng đều Khỏe, dù chúng là thực vật , động vật, rừng, sông, núi, biển, tự nó sinh ra đã là Khỏe. Diễn đạt một ”thể khỏe” thì nho viết bằng chữ ”Khang Thể 康 体”, lướt “Khang Thể”= Khỏe, bởi vậy thường chúc nhau “Sức Khỏe”. Hai chữ Khang Thể sau viết theo kiểu “mượn chữ tải từ” là mượn hai chữ Phong Thủy cận âm với Khang Thể để tải từ “Khang Thể”. Vậy nên khi nói đến “Phong Thủy 風 水” thì nó không còn mang ý nghĩa là Gió Nước như thông thường của hai chữ kia nữa, mà nó mang nghĩa hiểu ngầm là “Khang Thể” = = Khỏe = “Khỏe Chi 之!” = Khí. Cái Khỏe có trong vạn vật, nhấn mạnh là “Khỏe Chi 之!”= Khí, là một thứ năng lượng vô hình. Bất cứ con người, con vật, cái cây, cái nhà, dòng sông, cánh rừng, ngọn núi v. v. không làm hỏng cái Khí của nó thì nó cứ vẫn Khỏe dài dài ( “thanh sơn y cựu tại, kỷ độ tịch dương hồng”). Nếu đã lỡ làm hỏng cái Khí của nó thì phải sửa bằng thuật “Phong Thủy” để lấy lại cái Khí cho nó.
    1 like
  7. Thời Vua Hùng không có “văn hóa đóng khố“ (Kienthuc.net.vn) - Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại. Nhiều năm nay không biết người ta nghĩ thế nào mà cho rằng Vua Hùng đóng khố, rồi như một thứ "văn hóa đóng khố" được gán cho thời Hùng Vương, tha hồ vẽ vời, nặn tượng, mặc biểu diễn. Có thể nói họ không hề để tâm tới những kết quả nghiên cứu của giới chuyên môn về vải vóc thời đại Hùng Vương. Về khảo cổ học - Ứng với truyền thuyết bà Âu Cơ dạy dân cấy lúa trồng dâu dệt vải, khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều dọi xe sợi trong các di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.500 năm. GS.TS Hán Văn Khẩn là một nhà khảo cổ học uy tín đưa ra kết luận: "Dọi xe chỉ tìm thấy khá phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Nó được làm bằng đất sét tương đối mịn hoặc tương đối thô... Dọi xe sợi có đường kính trung bình 0,6 - 2cm...Như vậy, nghề dệt vải đã phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Cư dân văn hóa này ít nhất có hai loại vải mặc, đó là vải vỏ cây và vải dệt từ sợi". - Một số mộ táng thời Hùng Vương ở Lâm Thao (Phú Thọ) thuộc giai đoạn văn hóa Gò Mun cách nay 3.000 năm thấy rõ vết vải liệm trên hài cốt. Các mộ Châu Can (Hà Tây cũ), mộ Việt Khê (Hải Phòng) thuộc văn hóa Đông Sơn cách nay 2.800 năm đến thế kỷ II trước công nguyên, đều có vải liệm. - Trên trống đồng Đông Sơn loại I cách nay 2.800 năm, khắc hình vũ công mặc áo dài nhảy múa. - Năm 2005 hai tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Việt và Bùi Văn Liêm hợp tác với hai tiến sĩ khảo cổ học người Úc, khai quật ngôi mộ ở Đông Xá (Hưng Yên) có niên đại 2.100 (+_60 năm). Trong ngôi mộ tìm thấy một tấm vải liệm còn nguyên vẹn, bên trong còn bọc vài lớp vải nữa... Họ kết luận: "Dữ liệu vải sợi của đội khảo cổ Việt Nam - Úc ở Đông Xá khẳng định rằng, nghề dệt vải đã phát triển trong thời đại kim khí ở Bắc Việt Nam (tức thời Hùng Vương - VKB) và rằng vải giữ vai trò trung tâm trong mộ táng Đông Sơn, không chỉ cho trang phục mà còn làm chiếu , vải bọc và vải liệm". Vũ công mặc áo dài nhảy múa khắc trên trống đồng Đông Sơn loại 1 cách đây 2.800 năm. Về sử học - Sách Lịch sử Việt Nam tập I của Nhà Xuất bản Khoa học xã hội in năm 1971 đã viết: "Dấu vải in trên nhiều đồ đồng đồ gốm. Tượng người, hình người chạm khắc trên trống thạp đồng cho ta biết, y phục người đương thời đã rất phong phú. Người Lạc Việt mặc áo chui đầu cài khuy bên trái". - Sách Lịch sử Vĩnh Phú, Ty Văn hóa Vĩnh Phú xuất bản năm 1980 viết: "Ở các di chỉ khảo cổ tìm thấy nhiều dọi xe sợi bằng đất nung. Tại một số ngôi mộ táng ở Tứ Xã thấy có vải in lên hài cốt. Các hình khắc trên trống đồng cùng tượng đồng cho ta thấy thời đó mặc áo chui đầu cài khuy bên trái. Về cuối thời Hùng Vương tầng lớp trên may mặc khá xa hoa. Ở di chỉ Làng Cả (Việt Trì) tìm thấy bộ khóa dây lưng bằng đồng thau, mỗi bên tạc bốn con rùa trang trí đẹp, dự đoán của một vị quan võ". - Sử cũ nói rằng, ở thế kỷ I - II nhà Hán, nhà Ngô đô hộ nước ta, bắt dân cống nộp vải Cát Bá (một loại vải bông trắng mịn), vải tơ chuối, lụa tơ tằm. Đến nhà Đường đô hộ (thế kỷ VII) họ đánh thuế các nghề thủ công nhất loạt thu bằng vải, lụa, sa, the. Điều đó cho thấy, hàng dệt may mặc của xứ ta từ trước công nguyên đã rất phong phú và đẹp, hấp dẫn mạnh với người nước ngoài. Ảnh chụp chi tiết tấm vải liệm Động Xá. Với các bằng chứng khoa học như vậy, ba bốn nghìn năm trước xứ ta đã là quê hương của bông gai tơ tằm vải lụa, thì làm gì có chuyện vua quan đóng khố đi ra ngoài hoặc triều hội. Truyền thuyết kể rằng, Chử Đồng Tử quá nghèo hai cha con phải chung nhau chiếc khố. Đấy là vì Chử Đồng Tử quá nghèo, còn những người khác hẳn là có áo quần. Sự thật là người Việt tộc vẫn quen dùng khố làm đồ lót. Riêng những người làm nghề đánh bắt cá tôm dầm mình dưới đồng chiêm, đầm hồ là thường chỉ đóng khố cho thuận tiện. Bộ y phục cổ của dân tộc ta còn lưu truyền đến trước cách mạng tháng 8/1945: Nữ trong đóng khố ngoài mặc váy, trong mặc yếm ngoài mặc áo; Nam trong đóng khố ngoài mặc quần lá tọa, áo chạy khuy con bọ bên nách trái. Quần lá tọa là loại quần hai ống rất rộng, tựa hồ như cái váy cắt một đường ở giữa lên đến đũng và khâu thành ống, không có cạp luồn dây rút mà dùng ngay phần cạp rộng gọi là lá tọa buộc khít bụng. Dọi xe sợi ở di chỉ Đồi Giám (Việt Trì) thuộc văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.500 năm. Đó là nói về y phục của người dân bình thường, còn đối với vua quan thì dù dưới thời Hùng Vương hay thời nào họ đều may mặc bằng loại vải tốt nhất, sang trọng nhất. Đặc biệt, trên phương diện tín ngưỡng và nghệ thuật, trang phục còn được nâng cao hơn đời sống thực tế rất nhiều. Những vị thần được thờ bao giờ cũng có áo mũ hia bốt chỉnh tề bất kể lúc sống hoàn cảnh thế nào. Những nhân vật đưa lên sân khấu thường ăn mặc sang hơn ngoài xã hội. Chúng ta hãy thử xem, cùng thời với các Vua Hùng, người phương Bắc trừ vùng lưu vực sông Hoàng Hà, còn phần lớn vùng cao trồng trọt nương rẫy đời sống không thể bằng người Lạc Việt cấy lúa nước. Nhưng ngày nay bên Trung Quốc làm phim về thời đại đó, từ vua quan binh tướng đến dân thường đều có áo quần lộng lẫy để tự hào về dân tộc họ. Còn mấy nhà làm nghệ thuật của ta thì cứ kéo tụt tổ tiên xuống lạc hậu hoang sơ cởi trần đóng khố sai sự thật quá lớn, không rõ có động cơ gì. Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại. Bên cạnh những thông tin về vải vóc, ta còn thấy người thời Hùng Vương rất yêu thẩm mỹ. Trên bề mặt đồ gốm có tới 35 mẫu hoa văn đẹp, các loại vòng tay, hoa tai, hạt chuỗi đeo cổ làm bằng đá ngọc cực kỳ tinh xảo. Đồ đồng, mà trống đồng Đông Sơn loại I ngày nay tuy đã sao đúc được nhưng chưa thể bằng nguyên bản. Một cư dân như vậy dứt khoát rất hiếm có ai dùng khố làm trang phục chính. Vũ Kim Biên
    1 like
  8. Như phía trên chị đã nói năm nay nhị hạn trùng phụ mẫu bị lục sát hội nên chuyện xảy ra nhiều liên quan đến bố mẹ, đã bước qua tháng mới mấy ngày, như chị nói tháng vừa qua là tháng Đào Hoa, you got him just in several days. 2 tháng sắp tới mệt mỏi, nên tập trung lo chuyện trướsc mắt là học để qua được kỳ thi, bây giờ có lo lắng cho nhà ầm ĩ skype cũng chẳng giúp thêm được gì mà lại càng làm nhà thêm rối, việc nào tay với không tới thì tạm thời thôi. Lớn rồi nên biết cân nhắc việc nào nặng nhẹ, việc nào nên làm trước và việc nào nên làm sau, khi đã làm thì tập trung vào việc, không để việc khác distract mình.
    1 like
  9. 1 like
  10. Cảng Cam Ranh sẽ sửa chữa tàu biển quốc tế03/04/2014 06:45 (GMT + 7) TT - Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa hôm 2-4. Thủ tướng Chính phủ trao đổi với lãnh đạo Quân chủng Hải quân trong chuyến thăm quân cảng Cam Ranh chiều 2-4 - Ảnh: Thành Nhân Thủ tướng nêu rõ quân cảng Cam Ranh sẽ dùng cho hải quân Việt Nam, gắn với đó là xây dựng cơ sở hậu cần kỹ thuật cho tàu biển của tất cả các nước, không có sự phân biệt. “Tàu các nước, kể cả tàu ngầm, nếu có nhu cầu vào đây thì chúng ta cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, tương tự một số nơi khác đã làm như Singapore, Hong Kong...” - Thủ tướng nói. “Trên trời nhìn xuống còn rõ hơn dưới đất” "Vừa rồi chúng ta cho thử xí nghiệp đóng tàu của Vinashin sửa chữa một số tàu cho hạm đội 7 của Mỹ. Việc này chúng ta công khai, đây là công khai quốc tế. Thật ra bây giờ từ trên trời nhìn xuống có khi còn rõ hơn mình ở dưới này nhìn, thấy rõ dưới lòng biển" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong cuộc làm việc tại UBND tỉnh Khánh Hòa sáng 2-4 Theo Thủ tướng Chính phủ, vừa rồi Việt Nam đã thử nghiệm cho một xí nghiệp đóng tàu dân sự trong nước tham gia sửa chữa một số tàu cho hạm đội nước ngoài, có hợp đồng kinh tế thu tiền dịch vụ sửa chữa. Thủ tướng nhấn mạnh đây là những vấn đề mà Việt Nam công khai với quốc tế, “thật ra hiện nay ở trên trời nhìn xuống còn rõ hơn ở dưới đất, nhìn thấu xuống lòng biển”. Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh giá cao việc thời gian qua tỉnh Khánh Hòa đã gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh. Thượng tướng Lịch nói Khánh Hòa đã phối hợp tốt với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giải quyết triệt để hiện tượng người nước ngoài ở khu vực Cam Ranh. Đồng thời đề nghị tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng quy chế quản lý việc ra vào, neo đậu tàu thuyều ở khu vực vịnh Cam Ranh đảm bảo theo yêu cầu. Về cảng quân sự Nha Trang (TP Nha Trang), tỉnh Khánh Hòa muốn đưa cảng này tham gia phục vụ tham quan, du lịch, tuy nhiên ông Lịch cho biết hiện nay Quân chủng Hải quân giao cho Học viện Hải quân quản lý cảng này, bao gồm việc đào tạo cán bộ hải quân cả chỉ huy và kỹ thuật, số lượng học viên hằng năm nhiều. Do vậy, Bộ Quốc phòng đề nghị tỉnh nghiên cứu có thể lồng ghép vào chương trình du lịch của tỉnh, nhưng vẫn để Học viện Hải quân quản lý cảng, trong thời gian tới khu vực này có thể trở thành một trong những điểm nhấn du lịch của Khánh Hòa. Đối với cảng hàng hóa Nha Trang (hiện thuộc Vinalines), tỉnh Khánh Hòa đề nghị chuyển đổi thành bến khách đầu mối du lịch biển vì nếu vẫn để là cảng hàng hóa thì gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan du lịch. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong quá trình tái cơ cấu của Vinalines đã có chủ trương bán cổ phần một số cảng như cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng, cảng Nha Trang..., do vậy khi thực hiện theo đề nghị của Khánh Hòa thì phải tính đến khó khăn hiện nay của Vinalines. Khánh Hòa đưa ra phương án trường hợp Vinalines gặp nhiều khó khăn về vốn, cho phép tỉnh Khánh Hòa được đứng ra kêu gọi vốn đầu tư để thực hiện việc chuyển đổi công năng cảng Nha Trang. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đồng ý đề nghị của Khánh Hòa về đầu tư cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, cụ thể là xây dựng đường băng số 2 và nâng cấp nhà ga hành khách. Tuy nhiên hiện nay ngân sách khó khăn, tỉnh cần tính toán thêm cách làm. Đề nghị không bêtông hóa vịnh Nha Trang Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Chiến Thắng nói vừa qua tỉnh triển khai tám dự án liên quan đến khu vực vịnh Nha Trang, hiện Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch đã đồng ý sáu dự án, còn lại hai dự án gồm: dự án Indochina Nha Trang - Peacock Marina Complex diện tích khoảng 38,6ha và dự án phát triển phía đông đường Trần Phú (có xây dựng khu vực ngầm dưới mặt đất). Hai dự án này có phần diện tích thuộc phạm vi mặt nước danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang nên phải thực hiện thủ tục lấy ý kiến Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, hiện tỉnh đang chờ ý kiến thỏa thuận của bộ. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch Đặng Thị Bích Liên cho rằng đây đều là hai dự án có quy mô lớn, có những hạng mục công trình cao tầng xây dựng hoàn toàn trên mặt biển thuộc phạm vi khoanh vùng của khu vực bảo vệ 1 của danh lam. “Nội dung của các dự án chưa phù hợp với quy định của Luật di sản văn hóa. Các công trình xây dựng chia cắt dải bờ biển thành những đoạn ngắn, manh mún, ngăn cản tầm nhìn từ trong vịnh ra và ngược lại, làm cảnh quan thiên nhiên khu vực này bị ảnh hưởng, dẫn đến xu hướng bêtông hóa” - bà Liên nói. Lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch nói để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh cần nghiên cứu các vấn đề như phát triển công trình ngầm để dành nhiều diện tích phía trên làm công viên, không xây dựng công trình trên mặt biển và các công trình nhỏ lẻ thuộc phạm vi dải bờ cát trên biển, điều chỉnh giảm số lượng quy mô và chiều cao các công trình (có công trình dự kiến 40 tầng)... Ngay sau đó, đại diện tỉnh Khánh Hòa đã giải trình thêm một số vấn đề để bảo vệ quan điểm của tỉnh liên quan đến việc đầu tư các dự án phù hợp với đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025. Vị đại diện tỉnh Khánh Hòa nói một mặt cần bảo vệ nghiêm ngặt đối với các khu vực cần thiết, mặt khác vị trí phát huy được thì cần phát huy có kiểm soát, bản thân những người địa phương không nhẫn tâm phá nát dải bờ cát ven biển mà chỉ bổ sung vào công viên bằng các khu vui chơi giải trí, thể thao, “nếu nói như Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tất cả những gì liên quan đến vịnh cứ để như vậy thì không nên”. Xin Thủ tướng cho phát biểu tiếp, Thứ trưởng Liên cho rằng ý kiến của bộ liên quan đến vấn đề nêu trên chưa được Khánh Hòa đánh giá đúng mức. Cụ thể là Khánh Hòa đưa tám dự án thì bộ đã ủng hộ sáu dự án, còn hai dự án tỉnh cần làm việc tiếp để hoàn tất hồ sơ. Trong kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia sớm làm việc lại với nhau, thảo luận với tinh thần xây dựng, trách nhiệm, tìm phương án có lợi nhất, vừa bảo tồn vừa phát triển theo tinh thần “mục tiêu kép”. VÕ VĂN THÀNH XUÂN LONG =========================Hì! Tất nhiên làm sao nó có thể sửa chữa cả tàu sân bay luôn thì chứng tỏ khoa học kỹ thuật phát triển và có lợi nhuận về kinh tế. Thí dụ như tàu ngầm hạt nhân của Hoa Kỳ và cả tàu Liêu Ninh vào sửa tuốt với gía cả hợp lý.
    1 like
  11. ================== Xem bài này mới thấy toàn là "chém gió, đập ruồi". Hướng Tây bắc - Đông nam là hướng Phúc đức trạch của người Tây Trạch theo Phong thủy Lạc Việt. Hiểu không? Mộ Ngài Võ Nguyên Giáp cũng theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Gia đình Ngài xác định theo hướng truyền thống của các triều dại Việt cổ. Mộ vua Lê Lợi cũng theo hướng này. Dù lăng của Ngài theo trục Bắc Nam. Riêng mộ vua Lê, một giảng viên Đại học kiến trúc giải thích là do khoa học kỹ thuật thời xưa còn lạc hậu, nên la bàn sai. Vì theo Tầu thì người Tây trạch phải Đông Bắc - Tây Nam mới tốt. Híc!
    1 like
  12. ThanhTrang sưu tầm được bài viết này đăng lên để mọi người cùng tham khảo. Tác giả Moclan, nguồn: nhantrachoc -------------------------------------------------------------------------------- Việc chọn dụng thần ở bước sơ khởi tính từ những điều kiện kể ở các bài về âm dương ngũ hành sinh khắc. Bạn sẽ hỏi rằng như vậy có đến hàng vạn người có tứ trụ giống bạn, nhưng cuộc đời thì không ai giống ai? Quả đúng như vậy; vì Hình và Khí là 2 phạm trù hoàn toàn độc lập với nhau, vạn vật từ đấy sinh ra muôn hình muôn trạng do cách biệt về không gian và thời gian. Vậy cho dù là một cặp sinh đôi cùng giới tính, cùng cha cùng mẹ, ra đời cùng ngày tháng năm, nhưng giờ khắc vẫn là dị biệt dù là 1 tích tắc, nên vẫn sẽ có những cuộc đời trái ngược nhau. Đi sâu vào vấn đề này đồng thời với Tử bình có các môn như Nhân tướng học, Phong Thủy học và hiện nay là vấn đề của Xã hội và Tâm lý. Bởi vậy từng bát tự có một hình ảnh riêng cho người đó mà thôi. Ở giới hạn này chỉ có thể đưa ra một nguyên lý căn bản của môn học để người quan tâm từ đó hiểu mình là chính và có thái độ với người chung quanh tương ứng với trạng thái khả quan nhất. Đã đề cập đến rằng Tử bình lấy Ngày làm Chủ, Tháng làm Lệnh, Can là Khí Trời, Chi là Đất, Gốc nằm ở Can tàng trong chi, tức là tìm hiểu xem con người thụ khí có hài hòa với Trời Đấy hay không. Đủ khí âm dương, ngũ hành, sinh khắc thuận lợi là sức khỏe tốt. Có đủ sức khỏe là tâm trí phát triển tốt. Nếu nằm trong một môi trường có thể thúc đẩy được sức mạnh của bản thân thì mọi việc hài hòa. Nhưng dĩ nhiên chẳng có ai hoàn toàn được như thế cả. Mà cũng không cần thiết phải „hoàn toàn“, vì sự vận động của thiên nhiên và môi trường có bao giờ ngừng lại? Nếu chúng ta đòi hỏi phải hoàn toàn mỹ mãn ở một thời khắc nào đó, dĩ nhiên là đến khoảng khắc sau đã thành bất toàn ngay rồi. Về Hình Khí tựu chung nhắc lại điểm chính: Nhật chủ là Can ngày (âm và dương khác nhau về chất) Thí dụ tứ trụ: Bính Tý - Tân Sửu - Ất Mão - Canh Thìn Ất là can của trụ ngày, là nhật chủ, có tính cách quyết định đầu tiên trong tứ trụ. Sau đây là nhận định đối với thập can qua hình ảnh của thiên nhiên và sự hình thành tính khí tương đối của con người. 1. MỘC nhật chủ thường có tính nghiêm nghị nhưng lại dễ cảm. Khi đã chọn được địa bàn họat động, họ chỉ hướng về sự thành công và thường thích tự đối phó vấn đề. Giống như ta ít khi quan sát cây cối hàng ngày như thế nào; hình thì như tĩnh, nhưng khí chất của chúng vẫn luôn phát triển. Trong điều kiện tốt thì sự lớn mạnh và thịnh vượng là kết quả mỹ mãn nhất. - GIÁP (dương mộc): cây cao, to, nhánh lớn, vững, dai sức, cứng rắn, cố chấp, vấn đề gay go không làm cản trở họ. Vì thể nên họ có khi bảo thủ và miễn cưỡng khi phải thay đổi. - ẤT (âm mộc): hoa, nhánh nhỏ, lá, cỏ, dễ uốn, dễ sai khiến, thuyết phục được, linh hoạt, mềm mỏng, luồn cúi, thuận theo. Hình ảnh này cho thấy là 1 sự đối nghịch với Giáp, nhưng cùng là mộc nên tính khí vươn lên vẫn lộ rõ tuy với một cách kín đáo hơn. Khác với Giáp, Ất mộc chấp nhận thay đổi và thường tránh đụng chạm vấn đề. Ất mộc vì thế sống bền bĩ hơn trong thiên nhiên vì vậy. 2. HỎA nhật chủ là người luôn sôi nổi, nồng nhiệt, thân thiện, cởi mở, nếu thái quá thì dễ cáu, dễ giận, nhưng họ là những nhân vật mang lại không khí tràn đầy sức sống và dễ khiến cho người bộc lộ tình cảm. Trong điều kiện tứ trụ không thuận lợi, những cá tính trên đây sẽ lại là một chướng ngại cho chính họ và thường là những người tự mâu thuẫn nhất. Hỏa dương khác Hỏa âm và ít khi thành cộng sự tốt được. - BÍNH (dương hỏa): mặt trời, ấm áp, nuôi nấng, giáo dục, nóng bức, đốt cháy, xung nộ. Thường là những người có niềm tin vững nhất và hay chia xẻ kiến thức của mình. Là hình ảnh của mặt trời, họ không thích yên ổn một nơi và giống như khi chan hòa được ánh sáng của mình lên đồng cỏ rộng mênh mông, họ sẽ buông thả hết công việc và hưởng thụ. - ĐINH (âm hỏa): lửa nhỏ, âm ỉ, than hồng, ấm áp, chiếu sáng trong bóng tối, khai trí, thường là những người lãnh đạo tốt và có niềm kiêu hãnh riêng. Như lửa đèn cầy, có người hay chao động vì gió tức là không có lập trường, nhưng họ lại có khả năng làm được những việc kinh thiên động địa. Ở trạng thái bi quan, họ lại không thể tự vực mình lên được. 3. THỔ nhật chủ là người có lòng tín nhiệm cao, trách nhiệm nặng, kỳ vọng lớn. Giống như núi đã hiện diện từ bao lâu đời và sẽ còn ngự trị cho đến thời khắc cuối cùng của nhân loại, đấy là những người đi trước về sau trong công việc, lặng yên nhưng vận động tâm trí nhiều, và thường là giữ bí mật không bao giờ thố lộ. MẬU (dương thổ): đá tảng, đập nước, núi lớn, vững vàng, kiên quyết, ổn định, không chịu nhượng bộ, trung thành tuyệt đối. Đó là mẫu người „cảnh vệ“, một người bạn mà ta dựa dẫm vào. Tuy nhiên, họ cũng rất bảo lưu ý kiến và ngoan cố trong nhiều tình huống nên đôi khi phải trả giá rất đắt cho cuộc đời. KỶ (âm thổ): đất đồng bằng, ẩm, màu mở, khả năng sinh sản cao, thuộc tính của núi lửa nên nóng nảy, sục sôi, nổi lên bất ngờ, đất dễ bị ủng nên thường kỵ thủy. Tính tình tốt bụng của nhật chủ Kỷ thổ làm cho nhiều người có thể lợi dụng; vì họ chậm nhận ra những xấu xa của người khác. Nếu thái quá hay bất cập, nhật chủ này cũng có khi phạm phải nhiều thói xấu về cách cư xử như ngược đãi và lạm dụng quyền hành. 4. KIM nhật chủ có tính ưa bảo vệ kẻ yếu hơn mình, chịu đựng được những thách thức và cố gắng thuyết phục, dũng cảm trước tai ương, nhưng điều quan trọng đối với họ phải là sự công bằng và thẳng thắn. Lật ngược lại vấn đề là những trường hợp mất tự chủ không có gì ngăn cản được. CANH(dương kim): kim lọai nặng, thô, thanh kiếm lớn, rìu bự, không chịu dưới quyền ai, cứng cỏi, phản ứng nhanh. Thường không phải là người thích vuốt ve hay nịnh bợ. Họ sẽ không ngần ngại khi muốn làm việc gì, đôi khi phải nhận lấy hậu quả xấu cho dù cảm thấy trước. Bạn bè và anh em đối với họ rất nặng tình nghĩa. Nếu bất cập thì sự yếu nhất của nhật chủ Canh là thiếu suy nghĩ chín chắn hoặc do dự thái quá trước một vấn đề. TÂN(âm kim): vàng, bạc, kim loại trang sức nói chung, thanh tao, mảnh khảnh, dễ vỡ, tinh vi, lịch thiệp. Tân nhật chủ xuất hiện lôi cuốn thường dưới 2 dạng: vì dễ nhìn (người đẹp) hoặc sự thông minh lịch lãm. Đó là những người thích làm „trung tâm điểm“ của tất cả mọi nơi, mọi trường hợp. Nếu không phải là tứ trụ mạnh thì họ sẽ làm cho tình hình không khí trở nên tàn tệ. Muốn hòa hợp với Tân kim phải biết cách thuyết phục, tỉ mỉ và đôi khi rất huyền ảo là nên chuyện. 5. THỦY nhật chủ thường chứng tỏ sự thông minh tài trí của mình. Có hành nào mà thay đổi được vô số trạng thái của mình như thủy? Nước có thể sắc bén như dao, mềm mại như lụa, trong sáng như gương và trầm đục không nhìn thấy đáy, ở đại dương không thể nhận ra bến bờ. Giống như Mộc, đôi khi hình thì tĩnh, nhưng thực ra các tinh thể của nước đang chuyển động không ngừng, bốc lên thành hơi và đổ xuống thành mưa. NHÂM(dương thủy): biển, đại dương, thác gầm lớn, luôn chuyển động, vồn vã. Nhâm nhật chủ không bao giờ ngồi yên và tinh thần hướng ngoại. Lúc nào họ cũng có vấn đề nào đó để giải quyết, đôi khi mạo hiểm, liều lĩnh và mất phương hướng. Nhưng họ là những người đi đầu, khi đã nhận nhiệm vụ thì không có sức mạnh nào ngăn trở được. Nếu thái quá hoặc bất cập, đây là những người bất tuân luật pháp, hành động không tính trước được. QÚY(âm thủy): sương mù, màn che ánh sáng, mây đen, mưa nhẹ, dịu dàng, tế nhị, tinh vi, xảo quyệt. Giống như tính chất trên, Quý thủy không ngừng làm việc và học hỏi đào sâu về kiến thức. Các thầy cô giáo gương mẫu thường có Quý nhật chủ mạnh trong trụ. Tuy nhiên họ là mẫu người hướng nội nhiều hơn, thích mơ mộng, thích sáng tạo, nhưng đặc cách là không ra khỏi quy tắc. Họ luôn nghĩ đến điều gì tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống. Thế bất lợi nhất của Quý nhật chủ trong trường hợp ngược lại là thiếu nỗ lực và sự gắng sức. Sau đây có một thí dụ về tứ trụ của một nam đang bị vận xấu định tự kết liễu đời mình, nhìn lại trụ ngày gặp chữ Đinh: - ĐINH (âm hỏa): lửa nhỏ, âm ỉ, than hồng, ấm áp, chiếu sáng trong bóng tối, khai trí, thường là những người lãnh đạo tốt và có niềm kiêu hãnh riêng. Như lửa đèn cầy, có người hay chao động vì gió tức là không có lập trường, nhưng họ lại có khả năng làm được những việc kinh thiên động địa. Ở trạng thái bi quan, họ lại không thể tự vực mình lên được. Tứ trụ càn tạo: Canh Thân...Đinh Hợi...Đinh Mùi....Ất Tỵ Tài.............Tỷ.................Thực...Ki� �u Vận 3.....13......23......33...43.......53.....63 Thương.. Thực...Tài.....Tài...Quan...Sát....Ấn Mậu.......Kỷ......Canh..Tân..Nhâm...Quý..Gi áp Tý.........Sửu.....Dần...Mão..Thìn.....Tỵ....Ngọ Những điểm tô mầu để dễ nhận ra khi vào vận, các tụ hội trên sẽ có sức công phá hoặc giúp sức cho thân chủ như thế nào dựa trên bản tính của can Ngày. Nam Đinh âm hỏa sinh tiết Lập đông, Nhâm làm chủ, gốc ở Hợi, có Tỷ nhiều và mạnh, nằm dưới 2 trụ tháng và trụ ngày có Hợi Mùi bán tam hợp Mộc là ấn sinh thân, nên Đinh hỏa này được trợ giúp khả dĩ đúng mực. Tỷ Kiếp là anh em, họ hàng. Nói "khả dĩ" là vì có những tiêu chí khắc hại như sau. Hỏa tử mùa đông nên không khắc nổi Kim, trong trụ là Tài. Kim tuy hưu tù nhưng lại có tượng tranh hợp và tiêu chí tam hình chờ sẵn: - Canh Ất cùng trụ giờ hợp, Ất bị hợp là Mộc bị mất lực ở Mão nên tam hợp mộc bị đỗ vỡ, đây là tượng hợp mất lực. Nên nhớ Canh Ất hợp hóa Kim. Trong trụ này, Kim là kỵ thần. - Thân Tỵ là 2 chi trong tam hình Dần Tỵ Thân nằm sẵn, chỉ chờ khi gặp Dần là sinh chuyện. Thủy mùa đông vượng, trụ chỉ có Quan, không Sát, có nghĩa là Quan rất mạnh vì không bị hỗn tạp, nhưng nó tiết khí Canh rất nhiều và chính thủy vượng dập tan hỏa yếu ớt gặp ấn thụ "nửa chừng", nên thân Đinh đúng là như lửa đèn cầy lung linh mà thôi. Nói về các thần sát thì để ý trụ này gặp sống dê ở trụ giờ là Kiêu thần. Loại thần sát này rất kỵ Tài, trong trụ Tài lộ tam hình nên thân nhược lại bị yếu hơn. Chưa nói đến dụng thần mà kỵ thần đã gặp, đấy là vận Canh Dần 23-32. Dần Tỵ Thân có đủ, lại lộ Canh dẫn, sống dê gặp Tài là sát thần có môi trường hoạt động. Việc học bỏ dỡ, năm Mậu Tý, tháng Kỷ Mùi, tinh thần suy nhược, chán đời nên đã tự tử. Năm Mậu Tý là tượng thủy thổ tương tranh, Tý hại Mùi là chi ngày và tháng của năm 2008 (Kỷ mùi). May là trong Dần (chi đại vận) có Giáp bản khí là Ấn, Bính là Kiếp nên được gia đình bạn bè cứu chữa thoát nạn chết đúng lúc. 2 tháng tiếp theo trong năm nay là Canh Thân, Tân Dậu còn rất phải thận trọng sức khỏe vì hậu quả vừa qua. Phải vượt qua đại hạn này thì Đinh thân chủ mới hồi sức được phần nào, nhưng trụ này rất cần tình cảm anh em bạn bè làm điểm tựa.
    1 like
  13. Dưới đây là bài viết của một người nghiên cứu về Tử Bình mà Phoenix sưu tầm. Bài viết trình bày liền một mạch hơi khó xem nên mạn phép tác giả Phoenix đã chỉnh sơ về ngắt đoạn để dễ theo dõi. Mời ACE tham khảo! Luận về danh nghĩa Ấn, Thực, Tài, Quan của người xưa lập nên Từ Tử Bình luận cách cục độc chỉ có lấy 4 vị là: tài, ấn, quan, thực làm đề cương để lập danh nghĩa. Nói rằng: Tạo hoá lưu hành trong trời đất chẳng qua chỉ là âm dương ngũ hành mà thôi. Âm dương ngũ hành tương giao làm dụng chẳng qua chỉ là sinh khắc chế hoá. Nay lấy Giáp Ất là ví dụ, lấy can ngày để luận. Giáp Ất tại ngũ hành thuộc mộc, Giáp là dương mà Ất là âm, như mệnh người sinh được Giáp Ất là nhật chủ thuộc về bản thân vậy. Sinh ta là Nhâm Quí, ta sinh ra là Bính Đinh hoả, khắc ta là Canh Tân kim, ta khắc là Mậu Kỷ thổ thế là tròn vòng 10 can. Sinh ra ta có nghĩa cha mẹ cho nên lập danh là ấn thụ, ấn là ấm mà thụ là được cho vậy, ví như cha mẹ có ân đức thụ ấm cho con cháu, con cháu được hưởng thụ cái ấm phúc đó. Triều đình phân chia quan chức lấy ấn thụ để quản về quan chức. Quan mà không có ấn thì lấy gì làm bằng cứ? Người không cha mẹ thì dựa vào đâu? Lý này chỉ một mà không có hai cho nên gọi là ấn thụ. Ta sinh ra có nghĩa con cháu cho nên lập danh là thực thần, thực là như côn trùng ăn thực vật, ăn thực vật mà no, được ăn thì ích mà bị ăn thì tổn, tạo hoá thành con cháu thì phải nuôi dưỡng, tức nuôi dưỡng là cái đạo làm cha mẹ vậy, cho nên gọi là thực thần. Khắc ta tức là ta bị người chế phục cho nên lập danh là quan sát. Quan là quản mà sát là hại vậy. Ta khắc là người khác bị ta chế phục nên gọi là tài, như người thành gia lập sản cần có thê thất nội trợ nên gọi là thê tài. Bốn cái đó các thuật gia lập danh nghĩa đại lược,sát thì gần ở thân mà khắc cách ở vị, tạo hoá ưa sinh mà ghét sát ấy là lý tự nhiên, trong khoảng âm dương theo loại âm dương phối hợp mà mọi cái đều có cái lý để tồn tại. Sinh ta, ta sinh như Nhâm sinh Giáp Quí sinh Ất, Giáp thực Bính mà Ất thực Đinh là âm sinh âm dương sinh dương, âm thực âm, dương thực dương là âm dương mỗi cái theo loài của nó, cho nên Giáp ưa Nhâm sinh tử mộc vì tử mộc nuôi trong nước thì qua nhiều năm cũng không bị hoại mà không ưa Quí sinh tử mộc vì tử mộc bị nước mưa dầm nát không qua nổi một năm thì mục nát, Giáp ưa thực Bính, lấy Bính chế Canh thì Giáp được yên thân, không ưa thực Đinh vì Đinh hay làm thương quan làm cho Giáp không thể thành tài, nghĩa của nó là như vậy. Khắc ta, ta khắc như Tân khắc Giáp, Canh khắc Ất, Giáp khắc Kỷ, Ất khắc Mậu là âm khắc dương, dương khắc âm, âm phối dương, dương phối âm là cái lý của âm dương phối hợp, cho nên Giáp lấy Tân là Chính quan, thấy Canh là Thiên quan. Quan thì thích chính mà không thích lệch (ngày nay gọi là làm cấp phó). Chưởng ấn trợ giúp chức vị cũng có cái bất đồng. Giáp thấy Kỷ làm chính thê thấy Mậu là Thiên thê. Vợ thì quí ở chính chứ không quí ở thiên (lẽ) đó là cái lý để phân biệt vậy (người xưa đã rất coi trọng quan điểm một vợ nhưng để đạt cái oai danh trong xã hội là cần thiết có thiên- vợ lẽ, đó là cái rắc rối của loài người vậy). Quan thì sợ bị thương, bị thương ắt là hoạ; tài sợ bị cướp (kiếp), bị kiếp ắt là phân tán; ấn thì sợ tài, tham tài thì phải hại ấn. Thực thần sợ Kiêu (thiên ấn), gặp Kiêu ắt bị đoạt mất (mẹ ghẻ có ưa gì con chồng từ xưa nay), lý này đối với con người thì chỉ có một mà thôi, kẻ học có hiểu được việc đời thì mới nói chuyện được với Tạo hóa vậy. Ngũ hành vận động sinh khắc thì con cái có cái nghĩa báo thù cho cha mẹ, cho nên Giáp Ất sinh Bính Đinh làm con, Giáp Ất sợ Canh Tân nên dựa vào Bính Đinh để khắc chế lại, 10 can và 12 chi lý cũng như thế, tuy động tĩnh khác nhau mà sinh khắc chỉ là một mà thôi, rằng Bắc phương Hợi Tý thủy sinh cho Đông phương Dần Mão mộc, Đông phương Dần Mão mộc sinh cho Nam phương Tị Ngọ hoả. Thổ nhờ sinh vượng ở hoả mà sinh Tây phương Thân Dậu kim, Tây phương Thân Dậu kim lại sinh cho Bắc phương Hợi Tý thủy. Tuy nhiên giữa Hợi Tý có một vị Sửu sau mới tiếp đến Dần Mão, giữa Dần Mão lại có một vị Thìn mới đến Tị Ngọ, giữa Tị Ngọ lại có một vị Mùi mới đến Thân Dậu, giữa Thân Dậu có một vị Tuất thì mới đến Hợi Tý, thổ ở tứ duy mà mà ngũ hành cân bằng là như vậy. Tị Dậu hợp Sửu mà thành Kim cục, Thân Tý hợp Thìn mà thành Thủy cục, Hợi Mão hợp Mùi thành Mộc cục, Dần Ngọ hợp Tuất thành Hỏa cục. Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ lại sinh Kim cứ thế tương sinh mà không dứt. Sửu là Kim kho sinh Hợi Tý mà khắc Dần Mão, Thìn là Thủy kho mà khắc Tị Ngọ mà sinh Dần Mão, Mùi là Mộc kho sinh Tị Ngọ mà bị kim khắc , Tuất là Hoả kho khắc Thân Dậu mà bị Thủy chế. Đông Nam chủ sinh, Tây Bắc chủ Sát đó là then chốt của tạo hóa vậy. Thìn Tuất Sửu Mùi an ở Tứ duy thì kim thủy hoả mộc còn dựa vào mà sinh tàng, Kinh Dịch nói : Thành ngôn hồ Cấn, chung ngôn hồ Khôn đó là công dụng của thổ đối với ngũ hành là lớn lắm vậy. Tổng hợp cả can chi lại mà nói thì Giáp sinh ở Hợi tử ở Ngọ, Ất sinh ở Ngọ tử ở Hợi, tựu lộc ở Dần Mão là Giáp Ất đồng ở Dần Mão vậy.Bính sinh ở dần tử ở Dậu, Đinh sinh ở Dậu tử ở Dần tựu lộc ở Tị Ngọ cho nên Bính Đinh đồng ở Tị Ngọ. Canh sinh ở Tị tử ở Tý, Tân sinh ở Tý tử ở Tị tự lộc ở Thân Dậu nên Canh Tân đồng ở Thân Dậu. Nhâm sinh ở Thân tử ở Mão, Quí sinh ở mão tử ở Thân tựu lộc ở Hợi Tý nên Nhâm Quí Hợi Tý đồng vậy. Mậu sinh ở Dần tử ở Dậu, Kỷ sinh ở dậu tử ở dần tựu lộc ở Tị Ngọ cùng với Hoả đồng vị. Đó là nghĩa con theo mẹ mà vượng mà Thìn Tuất Sửu Mùi đều chính vị của nó do là Thiên can Địa chi tương hợp phối ngẫu sinh khắc chế hoá vượng tướng hưu tù mà có tên là ấn là kiêu là thực là thương là quan là sát là tài là kiếp, hình xung phá bại hư du ám hợp mà biến hóa vô cùng. Từ Tử Bình biết khai phá được lý này nên chỉ luân về tài quan ấn thực, phân chia làm sáu cách mà cái phú quí bần tiện thọ yểu cùng thông của một mệnh người không thể ngoài nó được. Các cách khác cũng không quá thế mà suy ra. Nguyễn Công Nguyên
    1 like