• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 30/03/2014 in Bài viết

  1. Đến phó lãnh sự Ấn Độ ở Hoa Kỳ phạm pháp luật Hoa Kỳ cũng chưa được coi là làm nhục quốc thể Ấn Độ. Ai làm người đó chịu với tư cách cá nhân. Nhưng ông này làm rùm beng việc cô tiếp viên lên tầm quốc gia thì chính ông ta đã đặt vấn đề gắn hành vi cá nhân của cô tiếp viên này với quốc thể Việt Nam. Phải chăng chính ông ta đã đặt quốc thể Việt Nam chỉ ngang tầm với hành vi của cô tiếp viên? Trong khi đó, ông ta lại phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt - vậy hành vi nào làm nhục quốc thể?Ngài Hồ Chủ Tịch xác định: "Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa". Nay ông ta mô tả tổ tiên như thế này: Chính ông ta đã làm sai lệch sự xác định của Ngài Hồ Chủ Tịch.
    2 likes
  2. Hẹn hò sao rồi? Tháng 2 rơi vào tháng Đào Hoa mà gần cuối tháng mới dating uổng quá hen, cẩn thẩn 2 tháng sắp tới nhìu gây lộn
    1 like
  3. Cung Phúc của cháu không hẳn là xấu đâu. Dòng họ ( Bên Nội )của cháu đã nhiều người ly tán, và cũng không thật sự đoàn kết lắm giữa chi nọ với chi kia.ngày trước có người mất chưa tìm thấy mộ. Cháu được 2 vợ chồng cụ Tổ 4 đời theo phù hộ . Ngôi mộ được chôn cất gần đường đi.Cháu nên thường xuyên khấn sẽ được phù hộ.
    1 like
  4. Theo nghiên cứu nào mà có các ý kiến nhận xét của các bạn mạng trên một mạng TQ [ club.kdnet/dispbbs…] dưới đây: 2014/1/8 10:19:47 现在基因研究也表明,华夏最重要的一支就是经由缅甸再到青藏高原——河西走廊,黄土高原——中原的。Nghiên cứu gen ngày nay đã chứng minh rằng một chi chủ yếu của Hoa Hạ là từ Miến Điện lên cao nguyên Thanh Tạng, đó là hành lang phía tây, cao nguyên hoàng thổ chính là Trung Nguyên. 2014/1/8 10:39:08 越南是最正宗的华夏,日本算不上,日本只是旁支. Việt Nam là Hoa Hạ chính tông nhất, Nhật Bản không bì được, Nhật Bản chỉ là chi thứ. (Tổng hợp hai ý kiến trên thì có nghĩa là: Hoa Hạ ở Trung Nguyên hoàng thổ là Hoa Hạ lai Việt, còn chính tông Việt thì là ở Việt Nam ?)
    1 like
  5. 1 like
  6. Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế? 3/7/2012 08:00 - Từ năm 2006 – 2010, Việt Nam chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có 1 bằng sáng chế. Trong khi đó, năm 2011, chúng ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký. Không bằng sáng chế là chuyện… bình thường?! Việt Nam không có bất cứ bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ trong năm 2011. Ảnh minh họa. Một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận. Bằng sáng chế là hình thức sở hữu trí tuệ. Nó bao gồm một tập hợp các quyền độc quyền được cấp bởi một nhà nước có chủ quyền cho một nhà phát minh, hoặc nhận chuyển nhượng của họ trong một khoảng thời gian giới hạn để đổi lấy việc công bố công khai một kết quả sáng chế. Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập bằng sáng chế Mỹ (US patent) bởi uy tín của nó. Để bảo đảm tính “khách quan”, người viết không thống kê số bằng sáng chế Mỹ của chính nước Mỹ. Bài viết chỉ đề cập số bằng sáng chế Mỹ trong năm 2011, và được trích lục từ Văn phòng thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ (USPTO). Dữ liệu về dân số và thu nhập được lấy từ BBC. Theo thống kê, Nhật Bản là nước đứng đầu với 46139 bằng sáng chế, kế đến là Hàn Quốc với 12262 bằng sáng chế. Điều đáng lưu ý là Trung Quốc được xếp thứ 8 với 3174 bằng sáng chế; trong năm 2010, Trung Quốc cũng được xếp thứ 8 với 2657 bằng sáng chế. Bảng 1: Nhóm 10 nước dẫn đầu (trừ Mỹ): Hạng=====Nước==========Dân số (triệu)======Số bằng sáng chế 2011 1=======Nhật Bản=========126.9==============46139 2=======Hàn Quốc=========48.9===============12262 3=======Đức==============82.1==============11920 4=======Đài Loan==========23================ 8781 5=======Canada===========34.3============== 5012 6=======Pháp=============62.6===============4531 7=======Vương Quốc Anh===62.4===============4307 8=======Trung Quốc=======1,350==============3174 9=======Israel=============7.3===============1981 10======Úc============== 21.5===============1919 (Trung Quốc: không tính Hồng Kông và Ma Cao) Trong khu vực Đông Nam Á, đất nước nhỏ bé Singapore với 4.8 triệu dân có 647 bằng sáng chế (một đất nước xa xôi ở Bắc Âu với dân số tương đương, Phần Lan với 5.3 triệu dân cũng có 951 bằng sáng chế). Đứng thứ hai là Malaysia với 161 bằng sáng chế. Trong khi đó, Việt Nam không có bằng sáng chế nào đăng kí ở Mỹ trong năm 2011. Bảng 2: Nhóm vài nước Đông Nam Á: Hạng=========Nước======Dân số (triệu)=====Số bằng sáng chế 2011 1==========Singapore=====4.8==============647 2==========Malaysia======27.9=============161 3==========Thái Lan======68.1=============53 4========== Philippines====93.6=============27 5==========Indonesia======232=============7 6==========Brunei========0.407============1 7========== Việt Nam===== 89===============0 Trong bối cảnh Việt Nam phải hội nhập với thế giới bên ngoài về mọi mặt, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, kết quả thống kê trên thật sự đáng ngại cho khoa học Việt Nam. Chia sẽ vấn đề này, PGS. Phạm Đức Chính (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết: “Nghiên cứu cơ bản của Việt Nam chúng ta so sánh trong khu vực, trên cơ sở thống kê công bố quốc tế ISI, thua kém khá xa so với Singapore, Malaysia và Thái Lan. Về mặt công nghệ, ứng dụng thì tình hình còn tệ hơn, như theo một chỉ số quan trọng mà thống kê này cho thấy. Nếu như cứ cho rằng tiềm năng thực của chúng ta không tệ tới mức như vậy, thì năng lực hội nhập của chúng ta lại còn yếu hơn nữa. Mà yếu tố sống còn và đi lên của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh mọi mặt hiện nay, là chúng ta phải hội nhập được với thế giới. Tuy nhiên, một thực tế là vấn đề tác quyền ở Việt Nam chưa được xem trọng một cách đúng mức. GS. Nguyễn Đăng Hưng (nguyên Trưởng khoa Cơ học phá hủy, Đại học Liège, Bỉ) chia sẻ: "Tôi không ngạc nhiên về những con số thống kê mà các tác giả đã có công tra cứu tham khảo. Bằng sáng chế là thước đo đẳng cấp công nghệ kỹ thuật của một nước. Việt Nam kém cỏi về công bố quốc tế về khoa học. Nhưng tụt hậu về khâu công nghệ kỹ thuật, không có bằng sáng chế đăng ký thì quả là trầm trọng hơn”. Nguyên nhân vì đâu? Đã đến lúc các nhà quản lí khoa học ở Việt Nam phải nhìn nhận lại thực tế yếu kém của khoa học Việt Nam, đặc biệt là các khoa học ứng dụng. So với các nước trong khu vực thì Việt Nam có số lượng tiến sĩ rất lớn, nhưng thành tựu khoa học của Việt Nam, cụ thể là số bằng sáng chế đăng ký ở Mỹ, quá yếu kém như thế thì quả là một thực tế khó chấp nhận. Đã đến lúc, Nhà nước và các nhà khoa học phải có một nhận thức chung về nguyên nhân và cách khắc phục sự yếu kém trên. Là người có nhiều nghiên cứu về khoa học Việt Nam, GS. Nguyễn Văn Tuấn (Viện nghiên cứu Y khoa Garvan và ĐH New South Wales) đã chỉ ra một số lý do mà theo quan điểm của cá nhân ông là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này: "Tôi không ngạc nhiên với số bằng sáng chế của Việt Nam được đăng kí ở Mĩ. Trong một bài trước đây, tôi trích dữ liệu từ báo cáo của UNESCO cho thấy trong thời gian 2000 - 2007, các nhà khoa học Việt Nam chỉ đăng kí được 19 bằng sáng chế, tức mỗi năm trung bình chỉ 2 bằng sáng chế. Có năm (như 2002) không có bằng sáng chế nào được đăng kí. Do đó, năm 2011 không có bằng sáng chế từ Việt Nam được đăng kí cũng có thể xem là chuyện… bình thường. Nhưng một điều không bình thường là với một đội ngũ trên 9.000 giáo sư và phó giáo sư, và hàng trăm ngàn tiến sĩ và thạc sĩ mà không có bằng sáng chế đăng kí. Càng không bình thường khi chúng ta so sánh với Thái Lan (có ít giáo sư và tiến sĩ hơn ta) khi trong cùng thời gian 2000-2007 đã có đến 310 bằng sáng chế. Có thể nói rằng trong các nước Đông Nam Á (ngoại trừ Lào, Kampuchea và Miến Điện) Việt Nam có số bằng sáng chế thấp nhất. Nhưng tôi nghĩ con số bằng sáng chế không có nghĩa là khả năng sáng tạo của người Việt thấp. Tôi nghĩ khả năng sáng tạo của người Việt không kém bất cứ ai; chỉ cần nhìn qua sự thành công của các chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài thì biết nhận xét đó không quá đáng. Tôi nghĩ con số đó phản ảnh khả năng hội nhập khoa học và công nghệ của Việt Nam chưa cao, và thiếu tầm trong quản lí khoa học. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo khoa học ở Việt Nam chưa quan tâm đến vấn đề đăng kí bằng sáng chế, vì họ vẫn còn loay hoay với những thủ tục hành chính. Có người còn chưa biết thủ tục để đăng kí ra sao! Cũng cần nói thêm rằng Việt Nam chưa có một cơ chế để hỗ trợ và phụ trách đăng kí sáng chế. Theo tôi biết, Việt Nam còn thiếu những luật sư có kinh nghiệm trong việc đăng kí bằng sáng chế và sở hữu trí tuệ. Nhà khoa học thì chắc chưa chắc có khả năng tài chính để tự đăng kí, mà dù cho có khả năng tài chính thì không có luật sư cũng khó làm được. Trong khi đó, các đại học còn chưa quan tâm đến nghiên cứu khoa học, thì họ đâu có thì giờ quan tâm đến việc đăng kí bằng sáng chế. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học (tôi chỉ nói trong lĩnh vực y khoa) thường tập trung vào những chủ đề khó có thể đăng kí bằng sáng chế. Nghiên cứu y khoa thường chia thành 3 loại: me too, incremental knowledge, và breakthrough. Nghiên cứu me too (bắt chước) có nghĩa là những nghiên cứu bắt chước người khác ở môi trường Việt Nam, không cho ra một phương pháp hay phát hiện gì mới, chủ yếu là để học nghề. Nghiên cứu mang tính incremental knowledge là những nghiên cứu có đóng góp vào tri thức khoa học, nhưng mức độ đóng góp tương đối khiêm tốn (như phát triển phương pháp mới, phát hiện mới, cách tiếp cận mới,…) Các công trình breakthrough hay đột phá có nghĩa là những nghiên cứu định ra một trường phái mới, định nghĩa một lĩnh vực mới. Hầu hết những nghiên cứu từ Việt Nam là me too nên khó có thể phát triển cái gì mới để có thể đăng kí bằng sáng chế. Những lí do trên có thể giải thích tại sao Việt Nam chúng ta có mặt rất khiêm tốn trong bản đồ sáng tạo tri thức mới và bằng sáng chế". TS. Lê Văn Út - TS. Thái Lâm Toàn ============================= Dễ thế mà cũng phải hỏi. Chỉ cần nhắc lại mấy lời của chính các vị giáo sư, viện sĩ thì nó như thế này: 1/ Cần có cơ sở khoa học". 2/ Cần có căn cứ khoa học. 3/. Phải được khoa học chứng minh. 4/. Phải được "Hầu hết các nhà khoa học trong nước" và sự "công nhận của cộng đồng khoa học quốc tế". .... Thiên Sứ tui chỉ nhớ đến đấy, Nhưng tôi nghĩ cũng quá đủ để giải thích vì sao trên 9000 giáo sư mà chẳng có lấy 1 phát minh. Bởi vì chắc nó thiếu một trong những yếu tố trên. Nhưng không biết tại sao tác giả bài báo này lại lấy căn cứ vào phát minh đăng ký tại Hoa Kỳ nhỉ? Biết đâu người ta đăng ký phát minh ở Mali, hoặc Ghi nê Xích đạo thì sao? Như vậy là bài viết này cũng chưa có "cơ sở khoa học"
    1 like
  7. Theo tôi thì cũng chưa cần phải súng sinh trong lúc này. Chỉ cần mở một xường sửa chữa tàu quy mô lớn, có thể chữa được cả tàu sân bay ở quân cảng Cam Ranh với người Mỹ 51% cổ phần. Lúc ấy tàu sân bay của Hoa Kỳ và các tàu hộ tống có thể vào đây sửa chữa là được. Tất nhiên xường quân cụ này để bao đảm tính khách quan vì mục đích kinh doanh thuần túy, có thể cho bất cứ nước nào có tàu cũng vào sửa chữa được -. Nhưng với điều kiện nó phải đi đúng hải trình của Việt Nam. Như vậy về lý thì Trung Quốc chẳng làm gì được Việt Nam. Nhưng họ sẽ hiểu ra vấn đề.
    1 like
  8. Vì tôi cũng đi làm con nuôi từ nhỏ như cô này.
    1 like
  9. Đằng sau cọ xát Mỹ - Trung về Viện Khổng tử Thứ Tư, 30/05/2012 - 21:43 Có lẽ sự "cọ xát" giữa hai cường quốc Mỹ-Trung đã đụng chạm đến điều thuộc về bản chất: văn hóa. Trong một động thái có liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ vừa yêu cầu hàng chục giảng viên thuộc Viện Khổng tử Trung Quốc tại Mỹ phải về nước không muộn hơn ngày 30/6 năm nay. Chưa được "thẩm định chất lượng" Bộ Ngoại giao Mỹ đã chuyển đề nghị này đến các trường đại học Mỹ nơi có Viện Khổng tử hoạt động. Theo tường thuật của tờ China Daily, phía Mỹ cho rằng những giảng viên Trung Quốc đến Mỹ dưới dạng thị thực trao đổi học thuật (J-1) để dạy cho học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở đã vi phạm quy định của luật di trú Mỹ. Nếu các giáo viên này muốn tiếp tục dạy học tại Mỹ họ phải về nước và nộp đơn xin một loại thị thực khác. Theo đề nghị có phần bất ngờ này, 51 trong số khoảng 600 giảng viên Trung Quốc đang làm việc cho nhiều Viện Khổng tử tại Mỹ phải về nước trong tháng 6. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết hai bên Mỹ-Trung đang trao đổi và tham vấn với nhau về vấn đề này. Hội sở của Viện Khổng tử tại Trung Quốc cho rằng những giáo viên này đều được lựa chọn kỹ lưỡng bởi cả hai bên và họ đều đã trải qua quá trình đào tạo "đặc biệt". Một đại diện của Hội sở Viện bày tỏ cảm giác bị sốc bởi quy định mới của phía Mỹ. Người này cho rằng những giảng viên Trung Quốc đã đến Mỹ với "tình cảm hữu nghị" nhưng giờ đây họ đang cảm thấy "không được hoan nghênh", và điều này chắc chắn sẽ gây tổn hại đến tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ. Điều thực sự "khó hiểu", theo nhiều người Trung Quốc, là chính Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý cấp những thị thực này nhưng rồi đột ngột thay đổi chính sách. Trong khi đó, phía Mỹ cho rằng cần có sự "thẩm định" trước đối với chất lượng của các Viện Khồng tử và giáo viên Trung Quốc và do vậy cần phải có điều chỉnh. "Xung đột văn minh" hay "lợi ích"? Có lẽ nhận định của Samuel Huntington trên một phương diện nào đó đã ám ảnh các nhà hoạch định chính sách đối ngoại trên thế giới. Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đại diện cho các nền văn hóa tiêu biểu của phương Tây và phương Đông, giữa Thiên Chúa-Do Thái giáo với Khổng giáo. Giờ đây hai quốc gia này còn là nền kinh tế số 1 và số 2 trên thế giới với sức mạnh tổng hợp khổng lồ. Mối quan hệ giữa họ vẫn thường xuyên tiềm ẩn những xung đột lớn song hành với những nỗ lực hợp tác. Khoảng 5 năm lại đây, Trung Quốc thúc đẩy phổ biến văn hóa và ngôn ngữ Hán một cách mạnh mẽ ra toàn thế giới. Thông qua hàng trăm Viện Khổng tử toàn cầu, trong đó có 81 Viện tại Mỹ, Trung Quốc muốn sự hiện diện về văn hóa và ngôn ngữ cần phải tương xứng với sức mạnh chính trị và kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Nhà nghiên cứu Joshua Kurlanzick gọi hiện tượng này là sự "tấn công duyên dáng" của sức mạnh mềm Trung Quốc. Tuy nhiên một số nước đã xem xét ý tưởng của Trung Quốc với sự thận trọng nhất định, trong đó có Mỹ. Một số bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc và điều này có thể đã chi phối nhiều quyết định tại các thủ đô. Thành thật mà nói, văn hóa và ngôn ngữ của Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn đối với một bộ phận không nhỏ cư dân toàn cầu. Người ta không ngạc nhiên khi thấy học sinh tiểu học ở Mỹ đang học tiếng Hán ngày càng nhiều. Có lẽ mhằm giảm thiểu sự lo ngại này, tờ China Daily đã đưa ra những con số để chứng minh hành động của Mỹ là "tự thua": số sinh viên Trung Quốc sang Mỹ du học gấp 10 lần số sinh viên Mỹ sang Trung Quốc và số lượng sinh viên Trung Quốc học tiếng Anh là gấp 600 lần số sinh viên Mỹ học tiếng Hán. Tuy nhiên trong cùng một số báo của tờ China Daily, con số lại không được thống nhất, giữa một bài cho rằng có 81 Viện Khổng tử ở Mỹ và một bài cho rằng chỉ có 64 Viện. Theo nhiều nhà quan sát, sự lớn mạnh của Trung Quốc và đi xuống tương đối của Mỹ sẽ còn dẫn tới nhiều chính sách có tính chất "va chạm" tương tự. Xét cho cùng, lập luận xung đột văn hóa của Huntington cũng khó tránh khỏi sự tham chiếu tới sự xung đột lợi ích giữa hai cường quốc. Trên thực tế Mỹ chưa từng bày tỏ sự lo ngại về ảnh hưởng văn hóa của các quốc gia nhỏ và yếu hơn tại Mỹ và trước khi bùng nổ về kinh tế, Trung Quốc có lẽ cũng chưa thể đưa ra được một đề án Viện Khồng tử quy mô đến thế. Dĩ nhiên, ngày nay sự phụ thuộc giữa hai bên đã lớn đến mức sự va chạm này khó có thể phá vỡ cục diện vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa hai nước. Theo Thạch Linh Tuanvietnam =================================== Lại một nhận định xuất phát từ chỉ số Bo cao! Hoa Kỳ là một quốc gia Đa văn hóa. Tất cả mọi dân tộc của các nền văn minh tiêu biểu đều có mặt trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Bởi vậy bảo xung đột văn hóa là vớ vẩn!Khổng tử là một nhân vật truyền thuyết với những sản phẩm được gán cho ông ta. Truyền thuyết thì không có cơ sở khoa học, nó cần được "khoa học chứng minh" và cần được "khoa học công nhận" - Chính các đại gia khoa học đã sử dụng luận điểm này để phủ nhận giá trị 5000 năm văn hiến Việt mà! Đã vậy khoa học có những "đòi hỏi khắt khe, cần những học giả có chuyên môn sâu mới hiểu được". Phải thế không nhỉ! Trở lại vấn đề Khổng Tử - Chỉ nội một chi tiết sau đây đủ hiểu vấn đề: Cổ thư viết: Khổng tử trên 50 tuổi mới đọc Kinh Dịch, đọc đến đứt dây buộc sách và ngửa mặt lên trời than rằng: "Giá như ta biết đến Kinh Dịch sớm hơn thì không mắc phải những sai lầm". Truyền thuyết này tất cả những ai nghiên cứu Lý học ở mức thường thường bậc trung đều biết. Trong khi đó Kinh Dịch được coi là của Chu Văn Vương vốn là vị vua được coi là sáng lập nhà Chu. Tất nhiên Kinh Dịch - cứ theo thuyết này thì phải rất phổ biến trong xã hội nhà Chu; chí ít cũng phải phổ biến trong giới trí thức. Đằng này, người được coi là bậc sĩ phu thông thái nhất thời đại bấy giờ lại mãi đến 50 tuổi mới biết thì đầy mâu thuẫn. Ấy là mới chỉ đơn cử cái ví dụ. Có thể nói toàn bộ cội nguồn nền văn minh cổ Đông phương không thuộc về lịch sử văn minh Trung Hoa là sự tổng hợp nhiều hiện tượng và vấn đề mang tính hệ thống. Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành cùng toàn bộ cơ sở nền văn minh Đông phương là của Việt Nam với Việt sử 5000 năm văn hiến. Hiểu chưa?! Đề nghị các nhà khoa học Hoa Kỳ mở cuộc tranh luận giữa cá nhân tôi với tất cả các học giả tiêu biểu trên thế giới về cội nguồn văn minh Đông phương. Nếu tôi không chứng minh được cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về người Lạc Việt và chỉ ra tính phi lý của sự mạo nhận của những giá trị này thì Hoa Kỳ hãy cho Viện Khổng tử hoạt động.
    1 like
  10. Đại gia mua dâm chân dài: “Óc ngắn” cả thôi 30/05/2012 10:34:50 (Kienthuc.net.vn) - “Nhìn lại các “đại gia” ở Việt Nam, có mấy “đại gia” đi lên từ sản xuất đâu, toàn từ buôn bán bất động sản, tài nguyên thiên nhiên… do thời cơ mà chộp giật, móc tiền từ túi người nghèo. Có tiền rồi thì chỉ nghĩ đến chuyện hưởng lạc, tưởng rằng mình có quyền… Cũng là “óc ngắn” cả thôi”, ThS Đỗ Văn Quân, Viện Xã hội học chia sẻ. Chưa bị lộ thì “đẳng cấp” lắm Hàng loạt các người mẫu, diễn viên bị “tố” bán dâm trong thời gian qua, là người từng có nghiên cứu về đề tài mại dâm, ông có suy nghĩ gì về đối tượng bán dâm này? Họ như mại dâm bình thường nhưng được trả giá cao, được quyền lựa chọn khách hàng và ít gặp rủi ro hơn. Tôi nghĩ nếu họ có cơ hội tốt hơn để kiếm tiền thì họ sẽ không lựa chọn công việc đó. Nhưng nói thật là ở nước ta hiện nay kiếm tiền bằng trí tuệ hoặc nghề chân chính thì rất khó để một ngày, thậm chí chốc lát mà được cả ngàn đô la. Có vẻ như ông đang bênh họ? Thì như mọi người vẫn nói rằng họ “chân dài, óc ngắn”. Muốn có thật nhiều tiền nhưng trí tuệ, học vấn có hạn thì phải sử dụng thế mạnh trời phú của mình là nhan sắc. Chẳng lẽ vì tiền có thể bất chấp tất cả? Nhiều người có hoàn cảnh giống họ nhưng đâu có lựa chọn cách này. Rõ ràng do ham muốn vật chất, tham vọng của họ đấy chứ? Cái này do hạn chế về nhận thức và định hướng giá trị lệch lạc. Họ đâu có được học hành đến nơi đến chốn. Giờ thấy mình có chút sắc đẹp, kiếm đồng tiền từ đây dễ quá nên lóa mắt. Sắc đẹp là quyền lực, nhưng không thể dùng quyền lực của sắc đẹp để mua, chi phối các giá trị khác. (Ảnh Nguyên Thủy) Vậy lẽ nào họ không có gì đáng trách? Ít nhiều họ cũng là người nổi tiếng, sẽ ra sao nếu như giới trẻ cũng học tập theo lối sống của họ? Cái đáng trách của họ là sự lẫn lộn giữa các giá trị. Chưa bị lộ thì đẳng cấp lắm. Sắc đẹp là quyền lực, nhưng không thể dùng quyền lực của sắc đẹp để mua, chi phối các giá trị khác. Còn họ có chút sắc đẹp, có tí tiền thì tự cho mình cái quyền phát ngôn giao giảng đạo đức, định hướng, răn dạy lối sống mà không biết rằng đó là quyền lực của trí tuệ, của nhân cách và đâu có thể “lấn sân”. Thực tế cho thấy “người nổi tiếng” ở ta, có mấy vị nổi lên bằng tài năng thực sự, mà toàn nhờ scandal nên sống như thế đâu có gì khó hiểu, khó mà bắt họ sống khác được. Đại gia “óc ngắn” Có cầu thì mới có cung, xét cho cùng các “chân dài” sẽ không sống như thế nếu không có người “hậu thuẫn”. Vậy mà khi sự việc vỡ lỡ lại chỉ có họ “chịu trận”, ông có thấy điều này là bất công không? Không phải bất công mà là vi phạm pháp luật. Theo pháp luật Việt Nam thì cả người bán dâm, môi giới và mua dâm đều là vi phạm pháp luật, chỉ là ở các mức độ khác nhau mà thôi. Vậy vì sao chỉ có một phía bán dâm và môi giới phải chịu trách nhiệm về việc này? (cười), Cái này do nhiều thứ chi phối. Cũng có thể lại do quyền lực đồng tiền thao túng, tôi không rõ nên không dám nói bừa… Liên quan tới các vụ lùm xùm về chuyện hưởng lạc, chơi sang của các “đại gia”, có ý kiến cho rằng, tiền của họ, họ có quyền hưởng thụ, ông thấy thế nào? Ở nước ngoài trách nhiệm xã hội của doanh nhân rất lớn, họ trở thành đầu tàu, tạo công ăn việc làm, góp phần cho sự hưng thịnh quốc gia, xã hội phát triển. Còn ở mình, nhiều “đại gia” chỉ nghĩ đến sự hưởng lạc cho cá nhân mình. Đúng là tiền của anh thì anh hưởng thụ, nhưng so với mặt bằng kinh tế chung, cuộc sống xung quanh anh còn đói khổ mà anh cho phép mình hưởng thụ như thế thì không chấp nhận được. Ông nghĩ do đâu lại có sự khác biệt đó? Cần đặt ra câu hỏi, “đại gia” ở ta giàu lên vì cái gì? Có mấy người là từ sản xuất, là cái đáng được tôn vinh đâu. Mà chủ yếu là từ buôn bán đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên… những thứ hình thành hàng trăm năm, tài sản chung của mọi người thì giờ rơi vào tay một nhóm được hưởng lợi. Nói một cách khác là tiền lấy từ người nghèo, cho người giàu, tài sản thay vì của nhiều người để cùng phát triển thì nay đang có xu hướng tập trung ở một nhóm xã hội. Đi liền với sự “giàu xổi”, “phất lên” đó tất nhiên là sự yếu về nhận thức trách nhiệm xã hội, xài sang, hưởng lạc… Tôi cho rằng đó là biểu hiện của việc thiếu tri thức, thiếu trách nhiệm xã hội thì cũng là “óc ngắn” cả thôi. Xã hội biến đổi, rác rưởi nổi lên trên Cứ cho là họ “óc ngắn” đi, nhưng cả “chân dài” lẫn “đại gia” hiện đang là hình ảnh khao khát của rất nhiều bạn trẻ. Đó là do quyền lực của đồng tiền giờ lớn quá. Ví dụ như quyền lực của ngàn đô là được vào nhà hàng sang trọng, phát ngôn những câu mỹ miều, đẳng cấp, mặc đồ hàng hiệu… vì vậy, người ta sẵn sàng bất chấp mọi thứ để có được tiền. Theo ông, nguyên nhân của tất cả những điều trên xuất phát từ đâu? Bắt nguồn từ sự phát triển xã hội một cách thiếu định hướng, kiểm soát và bền vững. Xã hội một khi biến đổi quá nhanh chóng mà thiếu sự định hướng kiểm soát thì bèo bọt, rác rưởi thường nổi lên trên. Con người ta không phân biệt được đâu là giá trị thực, bị cuốn vào những thứ ảo, rối loạn các chuẩn mực, thiếu định hướng, trong đó có một phần lỗi của truyền thông. Người dân mình số đông không biết lọc thông tin, đọc gì tin nấy, thiếu lý trí, tâm lý lây lan cộng đồng, trong khi các thông tin thì nhiễu, không biết cái gì đáng phê phán, cái gì cần học theo. Nhưng đã là hệ quả của sự phát triển, có phải chúng ta đành chấp nhận? Đúng là quốc gia nào trong sự phát triển cũng ít nhiều phải trải qua những điều như vậy, nhưng vấn đề là cần nhìn thẳng vào thực tế để có cách quản lý chứ đừng chỉ thấy cái bề nổi tốt đẹp, tự đóng kịch với nhau thì rất nguy hiểm. Cảm ơn ông! Mai Loan (thực hiện) ============================== Những gía trị văn hóa và lịch sử truyền thống bị phủ nhận với chỉ số Bo cao thì trách gì mấy người mẫu và Đại gia. So với các đại gia học thuật phủ nhận tổ tiên thì họ còn thông minh chán!
    1 like