• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 29/03/2014 in Bài viết

  1. Ông Dương Trung Quốc: VNA phải biết giữ hình ảnh quốc gia (Tin tức thời sự) - Đó là nhận xét của Nhà sử học Dương Trung Quốc, trước sự việc một nữ tiếp viên hàng không của hãng VNA bị Nhật tố ăn cắp. VNA phải tự kiểm điểm Chia sẻ thông tin với Đất Việt, trước sự việc này, ông Dương Trung Quốc cho biết: "Sự việc này cũng đã xảy ra nhiều. Người quản lý của hãng hàng không thì phải thấy ngành của mình là đại diện hình ảnh quốc gia mà đừng làm xấu nó. Muốn vậy thì phải giáo dục đạo đức cho nhân viên cho tốt lên". Nhà sử học cho rằng, thời gian tới, hãng hàng không VNA phải có sự nhìn nhận và kiểm điểm lại nguồn đội ngũ, cán bộ, nhân viên của mình. VNA phải biết mình là hình ảnh quốc giaTuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: "Nhưng chúng ta không nên lấy một sự việc để khái quát lên thành một quan điểm lớn, như vậy sẽ không tốt". Liên tiếp những sự việc nhân viên VNA mắc lỗi Không ít lần tiếp viên Vietnam Airlines vi phạm nghiêm trọng nội quy hàng không khiến hãng phải "muối mặt". Mới đây nhất, nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (sinh năm 1988) bị cáo buộc xách lô hàng lậu trị giá 3 triệu Yen lên máy bay và nhận tiền công vận chuyển từ tháng 6/2013. Vào tháng 9/2013, tiếp viên Bích Ngọc từng bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp trị giá 125.000 Yen trên chiếc xe buýt chở phi hành đoàn từ một khách sạn ở Osaka đến sân bay quốc tế Kansai. Nữ tiếp viên bị cáo buộc theo yêu cầu của một phụ nữ người Việt 30 tuổi ở Nhật, đã bị truy tố vì mua hàng ăn cắp. Hồi cuối tháng 2/2014, một nữ tiếp viên của Vietnam Airlines cũng bị cáo buộc tương tự khi bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật. Nhiều tiếp viên VNA dính cáo buộc vận chuyển hàng ăn cắp. (Ảnh minh họa) Tháng 9/2013, Công an TP Hà Nội tạm giữ Bùi Ngọc Tuấn, tiếp viên của VNA để điều tra về hành vi buôn lậu. Ngày 22/9/2013, khi chuyến bay mang số hiệu VN106 của VNA từ Paris đáp xuống sân bay Nội Bài, lực lượng an ninh sân bay phát hiện Bùi Ngọc Tuấn mang theo 50 chiếc điện thoại iPhone 5S trong hành lý mà không làm thủ tục khai báo. Trước đó, ngày 22/11/2011, Hải quan sân bay Incheon - Seoul (Hàn Quốc) phát hiện 20 lượng vàng trong hành lý xách tay của 3 tiếp viên VNA chuẩn bị xuất về Việt Nam. Các nhà chức trách đã lập biên bản, tạm giữ 3 nhân viên trên để điều tra làm rõ nguồn gốc và áp dụng mức phạt theo quy định của Hàn Quốc. Cuối năm 2011, tiếp viên Thái Anh Tiến của Vietnam Airlines bị khởi tố cùng siêu mẫu Vĩnh Thụy vì liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ từ nước ngoài về TP HCM. Hồi năm 2009, một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam. Cuối năm 2008, phi công Đặng Xuân Hợp, cơ phó của Vietnam Airlines trên chuyến bay từ Hà Nội đi Tokyo đã bị Hải quan Nhật Bản tạm giữ để điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép... Tháng 11/2008, Vietnam Airlines cũng buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt - người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Úc. Trong vụ việc này, phi công Trần Đình Đang bị kết án tù 4 năm rưỡi do vận chuyển trái phép 6,5 triệu đô Úc về Việt Nam. Trước những vụ việc trên, đại diện Vietnam Airlines cho biết, quan điểm của hãng từ trước tới nay vẫn là xử lý đúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáo đến đuổi việc. Trong quy chế nội bộ, đoàn bay và đoàn tiếp viên Vietnam Airlines yêu cầu 100% phi công, tiếp viên phải ký cam kết không buôn lậu và không tiếp tay cho buôn lậu trong khi làm nhiệm vụ. Nếu vi phạm, trách nhiệm thuộc về cá nhân và bị xử lý nghiêm theo quy định của Bộ Luật Lao động. Thanh Huyền ============== Tôi chưa đọc hết bài viết này của ông Dương Trung Quốc, mà mới đọc cái tựa. Nhưng ông cho tôi hỏi công khai ở đây: Còn trách nhiệm của những nhà sử học như ông về cội nguồn dân tộc Việt như thế nào ? Thưa ông! Đây là cơ hội cuối cùng tôi liên hệ với ông. Ông trả lời thì chúng ta còn có dịp trao đổi. Ông có quyền lờ đi không trả lời tôi câu này. Còn cô tiếp viên Vietnam Airline ăn cắp - nếu được định tội - Xin lỗi ông. Đó là hành vi cá nhân của cô ta, nhân cách riêng của cô ta. Ông đừng vơ vào với cả hãng Việt Nam Airline với tư cách là đại diện cho hãng này chứ nhỉ. Cũng như - xin lỗi ông - Cả hãng Việt Nam Airline cũng không đủ tư cách đại diện cho một thể diện quốc gia. Ông đừng có mập mờ đưa hành vi của cô tiếp viên VN Airline là đại diện cho hành vi của cả dân tộc Việt. Cũng như ông đừng có lấy quan điểm của ông về cội nguồn Việt sử áp đặt lên nhận thức của trẻ em Việt (Cuốn "Lược sử nước Việt bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đinh: Dương Trung Quốc. Dưới đây là hình ảnh của cuốn sách mà ông Dương Trung Quốc là người hiệu đính. Bìa cuốn sách "Lược sử nước Việt bằng tranh" - Nxb Kim Đông. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Trên đây là toàn bộ nôi dung mô tả về cội nguồn dân tộc Việt - thời Hùng Vương - trong cuốn sách mà ông Dương Trung Quốc chịu trách nhiệm hiệu đính và viết lời giới thiệu. Phủ nhận truyền thống Việt sử gần 5000 năm văn hiến, tất nhiên ông ta và tất cả những cái gọi là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" đồng quan điểm với ông ta không thể đại diện cho chân lý. Cũng như cô tiếp viên Việt Nam Airline không thể đại diện cho cả hãng Việt Nam Airline và cả dân tộc Việt.
    2 likes
  2. Bản tin 20H: Động đất rung chuyển Los Angeles 19:54 ngày 29 tháng 03 năm 2014 TPO - Số CMND mới sẽ trở thành mã số định danh cá nhân trong tương lai; Cháy lớn tại khu căn hộ Phan Văn Trị - TPHCM; Động đất 5,1 độ richter làm rung chuyển Los Angeles - Mỹ. Tô Tùng
    1 like
  3. Thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, các nước nhỏ trên đất Nhật thống nhất lại thành nước Đại Hòa, vua gọi là Thiên Hoàng (cho đến năm 710 qua 18 đời Thiên Hoàng thì trong đó có 8 đời là nữ hoàng, sau đó mãi đến năm 1633 mới lại có một nữ hoàng, Thiên Hoàng ngày nay là đời thứ 125. Khi lập nước thế kỷ 4, ngôn ngữ Hòa chiếm hầu hết toàn bộ dân số, trừ số ít dân nói ngôn ngữ thiểu số ở các đảo phía bắc. Ngôn ngữ khi lập nước ấy người Nhật gọi là “Wa Ôn 和 音 Hòa Ồn”. Ồn nghĩa là Nói. Nói chuyện riêng trong giờ nghe giảng bị cô nhắc “Các em đừng có Ồn!”. Còn cái chuyện thiên hạ truyền tai nhau thì gọi là “Đông người Ồn”= Đồn, đó là tin đồn. Tin đồn thế mà cũng gây nên Ồn Ào = Ầm Ĩ = Í Ới = Inh Ỏi, đều có nghĩa là do nhiều lời Nói mà gây mất trật tự. “Người Ồn”= Ngôn 言, “Vật Ồn”= Vồn, “Vồn Ạ!”= Vã, Vồn Vã nghĩa là nhiệt tình săn đón bằng lời. Tiếng nói tức Tiếng Ồn thì nho viết bằng chữ Thanh Âm 聲 音. Từ thế kỷ 6 Nho giáo và Phật giáo chính thức được du nhập vào Nhật. Chữ nho truyền vào Nhật cũng có nghĩa là nhiều từ gốc Việt truyền vào Nhật. Ví dụ cái Lục Lạc (đây là từ đặt tên gọi theo động tác làm cho nó kêu, là động tác Lúc Lắc) có từ gọi theo đặc điểm tiếng kêu Reng Reng = Leng Keng của nó, nên gọi đặt tên nó là cái Reng Con (vì nó nhỏ, Con = Smal). Reng Con thì nho viết bằng chữ Linh Tử 領 子 (R=L, cái “Leng tiếng Kinh”= Linh; Con=Kô=Cu=Tu=Tử, Con Kê thì tiếng Tày và tiếng Quảng Đông gọi là ”Tu Cáy”, tiếng Hán gọi là “Ji Zi – Chi Dử”). Từ Reng Con viết bằng chữ nho Linh Tử 領 子, người Nhật đọc là “Rin Kô”, người Hán đọc là “Ling Zi – Líng Dử”. Đương nhiên cái Rin Kô thì nó gần với Reng Con hơn, hầu như là truyền trực tiếp, không phải gia công qua chữ nho. Vậy ngày xưa chữ nho truyền sang đất Nhật là từ đất Việt hay từ đất Kim? Mà chữ Ngôn 言 thì người ta lại gọi là cái “tố gốc Hán” đấy (!)
    1 like
  4. Sang Anh thì họ nói toàn tiếng Anh. Ông quét rác, ăn mày cũng nói tiếng Anh. Chắc nước Anh phải nhất thế giới. Nước Mỹ đứng hàng thứ II.
    1 like
  5. LỊCH SỬ NƯỚC VĂN LANG Những sự kiện (tiếp theo): Như đã viết, lịch sử Văn Lang chính là lịch sử 5 Đạo giáo thời kỳ này, đồng thời cũng là phát tích các tôn giáo trên thế giới. Lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng Văn Lang đã bao phủ toàn bộ trái đất này, nếu không cho là quá đáng, chiếm tỷ trọng ít nhất 60% toàn bộ các nền văn minh trên thế giới thời cổ đại và kéo dài tới nay, và cho mãi mai sau. Chúng ta cần phải phân tích lại nguồn gốc của Phật giáo, kể từ thời Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo để làm rõ cổ sử Văn Lang. Theo các nhà nghiên cứu, cho tới nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc kinh sách của Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa, một số cho rằng đã có trước thời Phật Thích Ca (xa nhất khoảng 624 tr.CN), một số lại cho rằng từ Phật Thích Ca mà ra, sau được tổng kiết tập lần thứ nhất sau khi ngài nhập niết bàn không lâu. Trong kinh sách Tiểu Thừa ghi nhận có 5 vị cổ Phật và nhiều vị Bồ Tát trước Phật Thích Ca, đồng thời Các bản Gia phả Hùng Vương cũng ghi nhận những sự kiện ngài qua Văn Lang tại Hà Tây, Hà Nội, Việt Nam ngày nay học đạo, rồi đắc đạo cho đem kinh sách Phật giáo từ nơi đây về trước. Qua việc xác định biên giới nước Văn Lang tới Miến Điện, thì rõ ràng việc Phật Thích Ca “bước qua” nước Văn Lang quả thật là rất gần, đây là một khả năng. Ngày nay, tại Miến Điện còn lưu trữ lại những thông tin quý báu về các vị cổ Phật, đặc biệt ở ngôi chùa nổi tiếng Ananda và chùa Vàng, điều này chứng tỏ có những điểm khác biệt trong thờ tự của Phật giáo. Truyền thuyết của Nêpan nơi đản sinh Phật Thích Ca cho rằng, nước này được lập bởi Bồ Tát Phổ Hiền, tuy nhiên ta đã biết ranh giới Văn Lang chỉ tới Miến Điện là hết. Đồng thời, Tây Tạng cũng cho rằng nước họ có tổ tiên là Quan Âm Bồ Tát, một trong những truyền thuyết kỳ lạ còn sót lại, không chỉ vậy, Tây Tạng là quốc gia được lập bởi “đất bùn của những con Dê” tức Dương - Mặt Trời - Đại Nhật Phật trong Kim Cương Thừa ở Tây Tạng. Việc khai quật di chỉ mohejo-daro của Ấn Độ làm phát lộ các cổ vật thời kỳ sớm nhất khoảng 2300 tr.CN về các tượng thần Shiva, Brahma tọa thiền… chứng tỏ tôn giáo thờ Thần đã có trước Phật giáo thời kỳ Phật Thích Ca rất xa, mà chúng ta cũng đã biết Tam vị nhất thể Shiva, Vishnu, Brahma chính là Tam Dương hay Tam Đa Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, cho nên khả năng có sự chuyển đổi từ Thần giáo (kể cả Hindu giáo) chuyển sang Phật giáo. Chưa kể, lịch sử tín ngưỡng thờ thần của vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy La… Sự kiện Bồ Tát Vô Trước (thế kỷ thứ IV) lên cung trời Đâu Suất học Duy Thức từ Bồ Tát Di Lạc, được ngài đọc cho ghi 100 quyển Du già địa sư luận chứng tỏ kinh sách Phật giáo vẫn có thể ra đời sau thời Phật Thích Ca (ông dùng phép xuất hồn - một trong những phép thần thông của Phật giáo). Trống đồng cha mẹ Hoàng Hạ - Ngọc Lũ ghi chép trò chơi Trồng nụ trồng hoa của các bé gái với nội dung bài hát trong trò chơi về ngày mùng 8 táng 4 đản sinh Phật, đã khẳng định thời kỳ chế tác trống đồng trên là đã có Phật giáo (ít nhất thế kỷ thứ VII tr.CN, theo phân tích ý nghĩa hoa văn nó có niên đại ít nhất thế kỷ thứ X tr.CN và cùng thời với trống đồng thời Thương muộn, chế tác tại Hồ Nam, Trung Quốc). Bồ Tát Từ Đạo Hạnh ghi nhận trong trò chơi Rối Nước: “Đám rước kiệu đi thần về Phật” là ý nói “một số các vị Thần trong Thần Đạo khi phân tích sẽ chính là các vị Phật”. Một di tích quan trọng là đại bảo tháp Sanchi ở Ấn Độ (thế kỷ III tr.CN) thời vua Asoka, còn lưu giữ những mật ngữ về Phật giáo và thuyết Âm Dương Ngũ Hành, minh chứng cho lịch sử Phật giáo và học thuyết trên vào thời kỳ này. Trên đây chỉ một vài chứng tích và chứng cứ về lịch sử Phật giáo còn chưa được rõ ràng với các câu hỏi. Dưới đây là một mật ngữ siêu đẳng về sự truyền y bát trong Phật giáo đối với công cuộc “Chuyển Pháp Luân”, nếu không nắm rõ thì cũng không giải được Việt cổ sử: - Kinh Dương Vương - Đại Nhật Phật (Chuyển Thánh Luân Vương): Nhất kỳ phổ độ. - Phật Thích Ca Mâu Ni (Chuyển Luân Vương): Nhị kỳ phổ độ. - Lạc Long Quân - Phật Vương Di Lạc (Chuyển Thánh Luân Vương): Tam kỳ phổ độ, lần cuối cùng “Chân Lý” sẽ xuất hiện và sẽ tồn tại trong 70.000 năm nữa kể từ Năm chuyển thế 2012.
    1 like
  6. Ông này là một triết gia rất uyên bác. Việc ông ta nhận ra cả một giá trị minh triết trong hệ thông cấu trúc ngôn ngữ Việt là hoàn toàn có căn cứ thực tế, do khả năng tư duy siêu việt của ông. Chứ không phải là một thoắt nhiên hạnh ngộ mang tính siêu hình. Rất tiếc ông ta đã mất và không biết ông có để lại cho đời công trình nghiên cứu của ông về ngôn ngữ Việt không. Còn tôi thì chưa có thời gian để viết về việc này. Nhưng chắc chắn tôi sẽ viết.
    1 like
  7. Quan niệm của kiến trúc về: Giải pháp tạo thông thoáng trong nhà ống Gió mát nói riêng hay không khí trong lành nói chung, đang là món hang xa xỉ ngày càng khan hiếm trước tình hình xây dựng bừa bãi, tràn lan, thiếu quy hoạch ngày nay. Gió mát nói riêng hay không khí trong lành nói chung, đang là món hang xa xỉ ngày càng khan hiếm trước tình hình xây dựng bừa bãi, tràn lan, thiếu quy hoạch ngày nay Muốn được tận hưởng ngọn gió quý báu ấy ta phải bỏ một chút công sức và thời gian bố trí lại căn nhà của mình để Thần Gió có thể vào nhà cùng vui với chúng ta. Các hình thức mái dốc (có cửa sổ mái) rất thích hợp với khí hậu nước ta. Luồng gió mát Không phải ngẫu nhiên mà câu tục ngữ dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ “Phía trước trồng cau, phía sau trồng chuối” được hình thành. Đó là kinh nghiệm sống bằng bao nhiêu năm của ông bà ta để lại. Hình dáng của cây cau như chúng ta đã biết là thân rất cao. Phía trước trồng cau để đón gió mát từ hướng . Cây chuối có thân thấp dung để chặn gió lạnh từ hướng Bắc tràn xuống. Hướng gió chủ đạo ở nước ta là Đông và . Đối với những ngôi nhà không nằm đúng hướng gió, chúng ta phải tìm cách để giải quyết vấn đề này. Gió di chuyển như một sợi dây vô hình dài không dứt. Nó sẽ chui qua bất kỳ lỗ hổng nào mà nó gặp trên đường đi. Điều này có nghĩa là một căn phòng, một ngôi nhà chỉ có một cửa cho gió vào mà không có đường thoát thì chắc chắn là gió sẽ không vào được. Song song với đó, vị trí của cửa sổ cũng đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự lưu thong của gió trong nhà Cửa sổ lật với cánh nằm phía ngoài tường (phía trên đã có bộ phận khác che thưa) Cửa sổ lật với cánh nằm phía trong tường Để khắc phục khuyết điểm này, chúng tôi có một số gợi ý sau: Đối với dạng nhà phố hình ống: Nên tạo lỗ trống thông tầng ở và khoang giữa nhà (thông thường được kẹp chung với cầu thang để tận dụng được không gian tối đa). Điều này nhằm tạo được sự thông thoáng, đối lưu không khí, lấy sáng cho toàn nhà. Sự thông thoáng trong dạng nhà phố Đối với nhà biệt thự, nhà vườn: Cây xanh, ngoài tác dụng tạo bóng mát, không khí trong lành, góp phần cải tạo môi trường sống còn đóng vai trò hỗ trợ cho sự lưu thông của gió. Ta phải tận dụng ưu điểm của từng loại cây để bố trí cho phù hợp với những căn nhà. Vì khuôn khổ của bài báo có hạn nên chúng tôi chỉ giới thiệu vấn đề thông thoáng ở một mức độ đơn giản. Chúng ta sẽ quay lại đề tài này vào dịp khác với mức độ thảo luận sâu hơn. Sự kết hợp hình dáng của cây so với công trì sưu tầm
    1 like