• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/03/2014 in Bài viết

  1. Tôi nghĩ rằng từ đúng là “ngọt sắc” 26/03/2014 07:57 (GMT + 7) TT - Đó là ý kiến của GS-TSKH Nguyễn Đức Dân sau bài phản hồi của chủ biên SGK Tiếng Việt 4 của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết “Ngọt sắt” hay “ngọt sắc” - Tuổi Trẻ 25-3). SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập 2, trang 51 (NXB Giáo Dục - 2005) vẫn dùng từ “ngọt sắc” Trong Trái vải tiến vua của Vũ Bằng có câu “... Đặt lên lưỡi cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”. (SGK) Phương ngữ Nam bộ không phân biệt hai âm cuối ~c và ~t. Nghĩa là trong các cặp tiếng bác/bát, cúc/cút, sắc/sắt... người Nam bộ phát âm như nhau. Vậy thì ngọt sắc hay ngọt sắt? Vũ Bằng người Bắc không viết lẫn lộn sắc/sắt, nhưng thợ đánh máy, sắp chữ hẳn là người miền Nam nên vẫn có thể lầm hai từ này. Cho nên, trong trường hợp này cần căn cứ vào vị rất ngọt của trái vải thiều xưa được dùng để tiến vua mà đoán nhận. Để nói về vị ngọt đặc biệt, tiếng Việt có các từ ngọt lịm, ngọt lừ, ngọt lự. “Sắc thuốc” sẽ làm nước thuốc cô lại. Nước thuốc cô lại sẽ có vị đặc biệt, khác thường. Trong tâm thức người Việt, ở các từ đặc sắc, xuất sắc thì sắc mang nghĩa “đặc biệt, khác thường” theo hướng “tốt”. Nhà văn tài năng luôn luôn tìm ra những từ mới. Vũ Bằng đã đặt ra một từ mới ngọt sắc. Còn động từ sắt cũng làm vật teo nhỏ lại nhưng với nghĩa theo hướng “trở nên khô cứng, rắn chắc” như “da thịt sắt lại vì mưa nắng” rồi chuyển thành những nghĩa trừu tượng “cứng rắn, đanh thép”: nét mặt sắt lại, giọng sắt lại. Ngọt sắt thì khó mà mềm và giòn. Tôi nghĩ rằng từ đúng là ngọt sắc. GS-TSKH NGUYỄN ĐỨC DÂN ======================= Đang bàn về từ mô tả cảm giác của vị giác qua từ "sắc" hay "sắt", lại so sánh với từ mô tả trạng thái đối tượng tạo cảm giác. Bởi vậy. Dốt nát là một trong những nguyên nhân gây nỗi thống khổ trên thế gian. Đức Phật nói rồi. Đây là Giáo sư tiến sĩ. Còn đám ít chữ hơn sẽ như thế nào? Nhưng đám dốt nát đó chắc cũng không thể hiểu được cái ngu ở chỗ nào và cứ nhâng nháo tưởng mình đúng. Bởi vậy, trên thiên đường không có dân chủ là như thế. 1/ Ơ! Nếu lấy từ thông dụng trong xã hội là tiêu chí thì "cái nọ nục bình ló năn nông nốc" đang "nà" tiếng thông dụng ở Hà Lội đấy! 2/ Ơ! Lại một ý tưởng từ trong đáy giếng phát biểu đóng góp ý kiến. Vậy nội dung những kiến thức trong sách giáo khoa thể hiện tính áp đặt mang tính hành chính trong giáo dục hay là một quyết định nhân danh tri thức khoa học vậy?"Không thể thuyết phục được những con bò".
    5 likes
  2. Xưa kia người Nhật không có câu “Ni Hôn Gô” ( Nhật Bản Gọi = Nhật Bản Ngữ 日 本 語) mà có câu “Wa Ôn”(Hòa Ồn 和 音) nghĩa là người Hòa 和 nói (phân biệt với “Gô Ôn 吴 音” nghĩa là người Ngô 吴 nói). Giống như trong giờ học mà các học sinh nói chuyện riêng, cô giáo nhắc “Các em đừng có Ồn nào!”. Ồn là từ cổ xưa nhất, có nghĩa là tiếng nói, chung cho cả người và cả động vật. Ồn à = Ầm Ĩ = Í Ới = Ing Ỏi đều là những ngữ cảnh do Nói gây ra. Động vật cũng biết “nói” đấy , chẳng qua người và động vật không hiểu ngôn ngữ của nhau mà thôi. Vì Ồn đồng nghĩa với Nói, tiếng nói có nghĩa là tiếng ồn, nho viết từ Tiếng Ồn bằng hai chữ Thanh Âm 聲 音. Học ngôn ngữ thì bắt đầu và quan trọng nhất là học Phát Âm 發 音(nghĩa đen là “phát tiếng nói”), phát âm không đúng nghe sẽ không hiểu hoặc hiểu lầm. Nói Ồn là một từ đôi, mà lướt “Người nói Ồn” = Ngôn 言, ngôn nghĩa là Lời Nói, còn con “Vật kêu Ồn”= Vồn, Vồn cũng nghĩa là Lời Nói . Nói=Na=La=Và, mà nhiều Và thì “Và Và”= Vã, 1+1=0, nên mới có từ đôi Vồn Vã, nhưng từ đôi này có gốc là từ cái nói của con vật, “Vật nói Ồn”= Vồn. Không tin cứ coi con chó khi nó mừng đón chủ đi chợ về, nó kêu, nó rít , nó oẳng nhiều hơn, tức nó “nói” nhiều, gọi là nó Vồn Vã. Vồn Vã đã từ nghĩa đen là nói nhiều (của con vật), nhưng mà là khi nó mừng, nên Vồn Vã đã biến nghĩa thành sự nhiệt tình bằng lời khi thăm hỏi . Nhiệt tình khi Đón khách là “vừa Đon Đả, vừa Vồn Vã”, ý nói là vừa thể hiện nhiệt tình bằng lời nói (Vồn Vã), vừa thể hiện nhiệt tình bằng hành động: “Động Đón”= Đon, “Đon Ạ!”= Đả; khác với sự dữ dội bằng lời là Cãi Vã. “Và” nghĩa là Nói, Nói=Na=La=Và. Thoòng Và , tức tiếng Quảng Đông, còn gọi là Việt Ngữ 粵 語, tức Việt Gọi = Việt Nói. Gọi=Gô (tiếng Nhật)= Gí (tiếng Đài Loan)= “Gọi Chứ!”=Gừ=”Người Gừ”=Ngữ 語; Ngữ 語 tức là Gọi=Nói. Thoòng Và có nghĩa là người đất Thường (Việt Thường) Nói. Nói nhiều thì “Và Và”= Vã, 1+1=0. Kêu=Coỏng (tiếng Quảng Đông, Đài Loan) nghĩa là nói . Sửa = Sải = Lái = Cải nghĩa là làm khác đi. Nói khác đi tức “Kêu Cải”= “Coỏng Cải”= Cãi. Cãi mà lại còn nói nhiều gọi là Cãi Vã. Cổ đại hai chữ Việt 粵 và Việt 越 đều dùng ý như nhau, vì đều phát âm (tức cái Ồn) là “việt”. Nhưng từ Việt Nam thì viết bằng chữ nho Việt Nam 越 南. Vì chữ Việt 越 này mà đọc lướt mấy con chữ thì là “Tẩu 走 Qua 戈” = Ta. Ta là từ tự xưng của người Kinh. Việt Nam 越 南 còn đọc là Ta Nam, có sử thư còn ghi bằng chữ A Nam, rồi An Nam. Từ tự xưng Ta=Cha=Choa, nên Ta Nam = “Choa Nam” = Chàm=Chiêm= Chăm= Champa. Cổ thư còn ghi, cổ đại, thời tiền sử, có nước Cam 甘, (đó là nước “Kinh Nam”= Cam), lại còn nói người nước Cam đã đem giống lúa Chiêm lên phía bắc trồng ở vùng Dương Tử. Trống đồng Đông Sơn đã thể hiện rõ là của cư dân biển. Cái NÔI khái niệm tạo ra ngôn từ cho tiếng Việt nó có hình dáng như cái Nồi đựng chữ, như cái Nôi đựng con, hình dáng như cái thuyền, chết còn nằm vào quan tài hình nôi, đục bằng một cây gỗ. Nôi là cái đầu tiên, rồi mới có cái nôi bằng gỗ gọi là “Nôi Mộc”= Nốc để đi biển. Tiếng Nghệ An gọi cái thuyền là cái “Nốc”, nhấn mạnh “Nốc Hề!”= Nô-Ê (tiếng Nhật có nghĩa là cái thuyền), tiếng Nghệ An gọi dân “Chúng Ta”= Choa, là dân Choa, và dân Choa là dân “Choa Nam”= Cham = Chàm. Núi Cham là tên tục của Lam Sơn (viết bằng chữ nho, theo Hán văn), ở Thanh Hóa.
    2 likes
  3. Đại phúc ơi, cái đó dễ mà. có gì khó đâu? hôm nào gặp nhau đi, tôi bày cho.
    1 like
  4. Khi người ta không biết thì kể cả thực tế lẫn tâm trí lẫn ý thức hệ của người ta cũng không bị chi phối. Phân biệt rõ ràng Biết - bị chi phối và Không Biết - không bị chi phối. Còn việc thực tế kết quả những việc họ làm trong ngày xấu đó, chỉ có chúng ta mới cho rằng nó là hệ quả/ ảnh hưởng của ngày xấu, còn người đó thì không. Họ có những lý giải khác cho kết quả việc làm của họ. Chúng ta khác họ vì chúng ta đã có khái niệm về ngày, giờ tốt xấu. Cho rằng khi trao đổi đến đây chúng ta đã có nhận thức về ngày Tốt - Xấu Một ngày đã gọi là xấu thì dù có cố gắng cách mấy cũng không thể hóa giải hoàn toàn, nếu không thì sau khi hóa giải được ngày xấu thì nó trở thành ngày bình thường và không còn là ngày xấu nữa. Trong ngày xấu đó, có thể chọn giờ tốt để giảm/tránh tác hại của cái xấu. Cũng như việc đi nắng, bạn có thể chọn không đội mũ/nón (chịu 100% tác hại) hoặc đội nón/mũ để giảm tránh. Hoặc thôi, không đi nữa để tránh 100% tác hại. Những cái được gọi là "ngày, giờ tốt xấu" là những đúc kết qua nhiều thế hệ, tổng hợp từ nhiều trường phái, nhiều nghiên cứu khác nhau... chứ chưa có một lý thuyết hoàn chỉnh và được công nhận nào về ngày tốt xấu cả. Nếu có điều kiện, bạn nên đọc cuốn "Định mệnh có thật hay không" thì sẽ có cái nhìn rộng hơn
    1 like
  5. Nói tóm lại và cực kỳ đơn giản là "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" và "Không biết không có tội" Đi giữa trời nắng ngoại trừ mang mũ, nón, mang ô dù ra còn có thể chọn cách đi vào chỗ có bóng cây, bóng mát, hoặc ở nhà khỏi đi, hoặc kêu em út nó mang ô nó che cho mình. Và nói chung nó vẫn phụ thuộc vào việc kén chọn và không có cách nào can thiệp khi anh có kiến thức nhất định về cái gọi là "ngày giờ tốt xấu" - phụ thuộc vào "ý thức" và "trí tuệ".Anh đi ngoài nắng mà muốn giảm tác hại của ánh nắng mặt trời thì phải lựa chọn đội nón/mũ mang ô/dù hay không. hoặc là anh đi và chịu tác hại của ánh nắng mặt trời, hoặc là anh không đi thì chả phải chịu gì cả. Ví du: Anh đã biết qua những ngày nào là ngày tốt, giờ xấu... thì khi làm bất cứ việc gì, dù ít hay nhiều nó đều có những tác động và ảnh hưởng nhất đinh đến quyết đinh của anh. Và một hệ lụy hoặc kết quả tất yếu là anh sẽ chọn ngày tốt, giờ tốt cho những công việc trọng đại của mình. Ngược lại một người không quan tâm đến những gì gòi là ngày, giờ tốt xấu thì họ làm việc không bị chi phối. Một anh Việt Nam xây nhà sẽ phải đi xem tuổi, xem ngày xem giờ, xem hướng nhà, xem phong thủy trước khi xây, còn anh tây thì chỉ cần xem có đủ tiền hay không và xây nhà vào thời điểm ít mưa bão trong năm mà thôi. Một ví dụ trực quan là những người có vấn đề bất thường về trí óc (người điên, tâm thần....) tôi không biết họ có thấy nắng không, nhưng đi ngoài trời nắng họ thường không đội nón, mũ ô dù gì cả.
    1 like
  6. Kính gửi quý huynh! Lâu nay viethq22 vẫn trăn trở vì đồ hình âm dương Việt xưa nhất về mặt thời gian ta nêu ở đây hầu hết là ở thời Nguyễn. Vậy xa hơn thì sao? Hôm nay viethq22 tìm được một nguồn tư liệu cho thấy từ thời Lê đồ hình âm dương Việt đã được sử dụng. Các bằng chứng còn lưu lại là trong các đồ gốm sứ Việt hiện ở các bảo tàng Nhật Bản Lọ gốm hoa lam thời Lê, trang trí đề tài long truy, thế kỷ 16 - 17, hiện vật của Bảo tàng gốm sứ Kyushu. Đĩa gốm Chu Đậu, trang trí kỳ lân, thế kỷ 15 - 16, hiện vật của Bảo tàng thành phố Machida Bề mặt và phần dĩa Nội Phủ Thị Trung Chóe Khánh Xuân Thị Tả vẽ rồng và lân giỡn hạt châu Đây là những bằng chứng khẳng định dòng chảy riêng của lý học Việt nói chung, phong thủy Việt nói riêng trong bối cảnh Hán hóa mà thầy Thiên Sứ dốc công nghiên cứu. Bài gốc http://hunglanbattra...o-nhat-ban.html http://www.congan.com.vn/index.php?mod=detnews&catid=880&id=448883
    1 like
  7. Loại suy tất cả những ngày xấu là phương cách tính ngày của TTNC Lý học Đông phương. Còn lại những ngày cho là xấu vì những ngày này còn phạm các tiêu chí mà cổ thư đã nêu, tuy nhiên cứ máy mốc và cứng nhắc thì có thể sẽ hư việc cho nên những "ngày xấu" ấy nếu không phạm những ngày Nguyệt Kỵ, Tam nương sát thì cứ tiến hành. Những việc trọng yếu thì nên làm vào "ngày tốt" như bài đã đăng. Nếu không còn những ngày tốt, thì chẳng đặng đừng phải chọn "ngày xấu" và tránh tiêu chí kiêng kỵ. Vd: định làm việc xây sửa vào ngày A, nhưng truy cập lại ngày A kiêng xây sửa thì bỏ đi, chọn ngày tương đối khác. Đã là ngày xấu thì ít nhất phải chọn được giờ tốt. Mặc dù chưa chắc tốt hẳn hay hết xấu. Thiên Đồng
    1 like
  8. Lời khuyên là: "Hãy cố gắng học hỏi để phấn đấu đạt đến mức ngu vừa phải".Tiếng Việt có tính hệ thống cấu trúc rất chặt chẽ, mà không môn ngôn ngữ nào trên thế giới có được. Vì những cái đầu bã đậu, đất sét, không nhận thấy được nền tảng tri thức vượt trội của dân tộc này, nên không thể hiểu nổi. Hãy xem Phạm Công Thiện nói gì.
    1 like
  9. Đinh Mão mạng Thủy, đọc lại phần chú ý trước khi xin tư vấn!
    1 like
  10. Bính Thân 2016 là năm gần nhất để sinh nhé. Năm tốt tiếp theo là Nhâm Dần 2022. Thân mến.
    1 like