Xưa kia người Nhật không có câu “Ni Hôn Gô” ( Nhật Bản Gọi = Nhật Bản Ngữ 日 本 語) mà có câu “Wa Ôn”(Hòa Ồn 和 音) nghĩa là người Hòa 和 nói (phân biệt với “Gô Ôn 吴 音” nghĩa là người Ngô 吴 nói). Giống như trong giờ học mà các học sinh nói chuyện riêng, cô giáo nhắc “Các em đừng có Ồn nào!”. Ồn là từ cổ xưa nhất, có nghĩa là tiếng nói, chung cho cả người và cả động vật. Ồn à = Ầm Ĩ = Í Ới = Ing Ỏi đều là những ngữ cảnh do Nói gây ra. Động vật cũng biết “nói” đấy , chẳng qua người và động vật không hiểu ngôn ngữ của nhau mà thôi. Vì Ồn đồng nghĩa với Nói, tiếng nói có nghĩa là tiếng ồn, nho viết từ Tiếng Ồn bằng hai chữ Thanh Âm 聲 音. Học ngôn ngữ thì bắt đầu và quan trọng nhất là học Phát Âm 發 音(nghĩa đen là “phát tiếng nói”), phát âm không đúng nghe sẽ không hiểu hoặc hiểu lầm. Nói Ồn là một từ đôi, mà lướt “Người nói Ồn” = Ngôn 言, ngôn nghĩa là Lời Nói, còn con “Vật kêu Ồn”= Vồn, Vồn cũng nghĩa là Lời Nói . Nói=Na=La=Và, mà nhiều Và thì “Và Và”= Vã, 1+1=0, nên mới có từ đôi Vồn Vã, nhưng từ đôi này có gốc là từ cái nói của con vật, “Vật nói Ồn”= Vồn. Không tin cứ coi con chó khi nó mừng đón chủ đi chợ về, nó kêu, nó rít , nó oẳng nhiều hơn, tức nó “nói” nhiều, gọi là nó Vồn Vã. Vồn Vã đã từ nghĩa đen là nói nhiều (của con vật), nhưng mà là khi nó mừng, nên Vồn Vã đã biến nghĩa thành sự nhiệt tình bằng lời khi thăm hỏi . Nhiệt tình khi Đón khách là “vừa Đon Đả, vừa Vồn Vã”, ý nói là vừa thể hiện nhiệt tình bằng lời nói (Vồn Vã), vừa thể hiện nhiệt tình bằng hành động: “Động Đón”= Đon, “Đon Ạ!”= Đả; khác với sự dữ dội bằng lời là Cãi Vã. “Và” nghĩa là Nói, Nói=Na=La=Và. Thoòng Và , tức tiếng Quảng Đông, còn gọi là Việt Ngữ 粵 語, tức Việt Gọi = Việt Nói. Gọi=Gô (tiếng Nhật)= Gí (tiếng Đài Loan)= “Gọi Chứ!”=Gừ=”Người Gừ”=Ngữ 語; Ngữ 語 tức là Gọi=Nói. Thoòng Và có nghĩa là người đất Thường (Việt Thường) Nói. Nói nhiều thì “Và Và”= Vã, 1+1=0. Kêu=Coỏng (tiếng Quảng Đông, Đài Loan) nghĩa là nói . Sửa = Sải = Lái = Cải nghĩa là làm khác đi. Nói khác đi tức “Kêu Cải”= “Coỏng Cải”= Cãi. Cãi mà lại còn nói nhiều gọi là Cãi Vã. Cổ đại hai chữ Việt 粵 và Việt 越 đều dùng ý như nhau, vì đều phát âm (tức cái Ồn) là “việt”. Nhưng từ Việt Nam thì viết bằng chữ nho Việt Nam 越 南. Vì chữ Việt 越 này mà đọc lướt mấy con chữ thì là “Tẩu 走 Qua 戈” = Ta. Ta là từ tự xưng của người Kinh. Việt Nam 越 南 còn đọc là Ta Nam, có sử thư còn ghi bằng chữ A Nam, rồi An Nam. Từ tự xưng Ta=Cha=Choa, nên Ta Nam = “Choa Nam” = Chàm=Chiêm= Chăm= Champa. Cổ thư còn ghi, cổ đại, thời tiền sử, có nước Cam 甘, (đó là nước “Kinh Nam”= Cam), lại còn nói người nước Cam đã đem giống lúa Chiêm lên phía bắc trồng ở vùng Dương Tử. Trống đồng Đông Sơn đã thể hiện rõ là của cư dân biển. Cái NÔI khái niệm tạo ra ngôn từ cho tiếng Việt nó có hình dáng như cái Nồi đựng chữ, như cái Nôi đựng con, hình dáng như cái thuyền, chết còn nằm vào quan tài hình nôi, đục bằng một cây gỗ. Nôi là cái đầu tiên, rồi mới có cái nôi bằng gỗ gọi là “Nôi Mộc”= Nốc để đi biển. Tiếng Nghệ An gọi cái thuyền là cái “Nốc”, nhấn mạnh “Nốc Hề!”= Nô-Ê (tiếng Nhật có nghĩa là cái thuyền), tiếng Nghệ An gọi dân “Chúng Ta”= Choa, là dân Choa, và dân Choa là dân “Choa Nam”= Cham = Chàm. Núi Cham là tên tục của Lam Sơn (viết bằng chữ nho, theo Hán văn), ở Thanh Hóa.