-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/03/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
tuấn dương and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
“Ngọt sắt” hay “ngọt sắc”? 25/03/2014 05:10 (GMT + 7) TT - Sau bài báo “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” (Tuổi Trẻ ngày 22-3), chúng tôi nhận được thư của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. Báo Tuổi Trẻ ra ngày 22-3 có đăng bài “Sách giáo khoa sai hay giáo viên sai?” của tác giả Thúy Hằng, phản ánh thắc mắc của một số phụ huynh học sinh lớp 4 ở tỉnh Tiền Giang về việc đáp án bài thi chính tả “Trái vải tiến vua” của nhà trường khác với sách giáo khoa (SGK). Cụ thể như sau: - SGK viết: “Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hòa, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”. (Tiếng Việt 4, tập hai, tr. 51) - Đáp án bài chính tả của nhà trường lại là “ngọt sắc”. Là chủ biên SGK Tiếng Việt 4, tôi xin báo cáo quý tòa soạn và độc giả là đoạn văn “Trái vải tiến vua” được dẫn từ cuốn Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng (NXB Kim Đồng, 1999, tr. 49; biên tập sách: Nguyễn Quang Lập). Nhà văn viết là “ngọt sắt”, chứ không phải “ngọt sắc”. Khi chọn đoạn văn vào SGK, chủ biên, tác giả và biên tập viên đã bàn thảo khá kỹ về từ này. Theo chúng tôi, nhà văn Vũ Bằng là người Bắc, do đó ông không thể lẫn “sắt” với “sắc” như người sử dụng phương ngữ Nam bộ. Giả sử có lỗi của nhà in thì Vũ Bằng cũng phải yêu cầu đính chính và khắc phục trong những lần in sau, bởi vì đây là cuốn sách tâm huyết mà ông “thành mến tặng” người vợ thân yêu ở Hà Nội “để thay lời ai điếu”. Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học không có các từ “ngọt sắc” và “ngọt sắt”. Nhưng đặt trong văn cảnh, có lẽ viết “ngọt sắt” (“sắt” có nghĩa là “sắt lại”) phù hợp hơn với cảm nhận “nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt”. Trong lần xuất bản gần đây nhất (năm 2007), NXB Kim Đồng vẫn giữ là “ngọt sắt” (tr. 77-78). Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý báo và quý độc giả. GS.TS NGUYỄN MINH THUYẾT ============================== Leo mựa! Chỉ một từ "ngọt sắt" hay "ngọt sắc" mà cả một Viện và các nhà "ven" cãi nhau như mổ bò. Vậy mà cả một hệ thống "Chữ Việt cổ" do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền tìm ra và chứng minh thì một lũ ếch nhao nhao phản đối. Ông Xuyền làm sao có thể sáng tạo ra cả một hệ thống chữ viết phù hợp với hệ thống ngôn ngữ của cả một dân tộc được. Khi mà chỉ một từ "sắt" hay "sắc" cũng chưa ngã ngũ. Đúng là "Những con ếch luôn có chứng lý khi mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó!". "Ngọt sắt" là đúng! Từ sắt trong tiếng Việt có nghĩa là "cô đọng", "keo" lại. Thí dụ: "Kho thịt cho sắt lại". Léo có thằng nào nói ngọt sắc cả. "Sắc" thế đứt mẹ nó lưỡi còn gì! Ở cõi Hậu Thiên này cái gì cũng có giới hạn của nó. Ngu cũng nên có giới hạn.2 likes -
Để đáp ứng nhu cầu cho một số bạn trẻ hôm nay TL lập topic này tư vấn trong điều điều kiện có thể và với mức độ tương đối trong tầm hiểu biết của mình : Các điều kiện : 1- Mọi người lấy lá số tử vi trên diễn đàn lý học đông phương. 2- Giờ ngày tháng năm sinh chính xác. nếu có sự nghi vấn cần báo trước. 3- Tử vi còn hạn chế không nên hỏi quá chi tiết sẽ làm khó người xem. 4- Chỉ nên hỏi khi gặp khó khăn thực sự trong cuộc sống hoặc khi không có định hướng, hay đứng trước sự lựa chọn, không nên đặt câu hỏi theo tính chất tò mò, biết cho vui hay có ý định bông đùa. (như vậy sẽ làm mất thời gian của người khác...).1 like
-
PHONG THỦY LẠC VIỆT ỨNG DỤNG. Trong kiến trúc nhà riêng của Nguyễn Vũ Tuấn Anh Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu Lý học Đông phương, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử, cá nhân tôi đã thay đổi nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - thay thế cho "Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn Vương". Từ sự thay đổi nguyên lý căn để này, tôi đã hiệu chỉnh, hệ thống hóa và xác định thuyết Âm Dương ngũ hành là một học thuyết hoàn toàn khoa học - căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng của tri thức khoa học hiện đại. Thuyết Âm dương Ngũ hành tồn tại trong nền văn minh Đông phương qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực: Từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội, cuộc sống và cho đến từng hành vi của con người có khả năng tiên tri. Đó là các bộ môn dự báo cho mọi lĩnh vực, Đông y...trong đó có kiến trúc xây dựng - mà chúng ta quen gọi là phong thủy. Sự phổ biến của các phương pháp ứng dụng bao trùm lên tất cả cuộc sống xã hội Đông phương từ hàng thiên niên kỷ. Trong từ mỗi căn nhà, góc đình, phố chợ...gần như ngay cả những bà buôn thúng bán mẹt cũng có thể biết "Thìn , Tuất, Sửu, Mùi, tứ hành xung", sinh năm nào thì mạng gì..vv... cho đến một ông lang, hoặc thày bói trung bình cũng có thể kể vanh vách về lịch sử kinh Dịch, ý nghĩa của các quẻ, sự ứng dụng của kinh mạch và các huyệt đạo...vv...Nhưng tất cả những kiến thức đó và tất cả những bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành, không phản ánh bản chất của học thuyết này, khi nó bao trùm lên mọi lĩnh vực từ thiên nhiên, vũ trụ, xã hội cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Thuyết Âm dương Ngũ hành giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ : "Thái cực sinh lưỡng nghi..." cho đến từng hành vi con người - với những phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng thiên niên ký - tạo nên giá trị tự thân của nó, để tồn tại một cách khách quan, vượt thời gian trải hàng thiên nên kỷ cho đến ngày hôm nay - Với thực tế đó, đã chứng tỏ học thuyết này phải là sự tổng hợp của những trí thức vô cùng đồ sộ, mà nhân loại của nền văn minh cổ xưa đã nhận thức được và hệ thống hóa trở thành một học thuyết bao trùm lên mọi lĩnh vực. Tri thức khoa học hiện đại - niềm tự hào của nền văn minh hiện đại - chưa hề có một lý thuyết nào có khả năng như vậy, cho dù, đã có thể sử dụng tất cả những tri thức vật lý, toán học...vv... để có thể đưa con người lên sao Hỏa. Nhưng đó chỉ là sự tổng hợp nhưng tri thức rất cục bộ và ứng dụng riêng lẻ - so với hệ thống lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện qua những phương pháp ứng dụng bao trùm lên mọi lĩnh vực. Nếu như chúng ta chỉ cần xét một trong nhiều bộ môn ứng dụng của học thuyết này, và nghiên cứu theo định hướng đi tìm bản chất đích thực của toàn bộ hệ thống học thuyết - là cơ sở phương pháp luận của hệ thống ứng dụng đó - thì cũng đủ nhận thấy một hệ thống tri thức rất bao la, kỳ vĩ của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Trong bài viết này, tôi cố gắng mô tả một bộ môn ứng dụng rất phổ biến của thuyết Âm Dương ngũ hành, đó là ngành Phong Thủy của nền văn minh Đông phương - Nhân danh nền văn hiến Việt với danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, một cách rất cụ thể là kiến trúc ngay trong căn nhà của tôi. Danh xưng Phong Thủy Lạc Việt, không phải là một trường phái mới trong phong thủy. Mà đó là sự xác định cội nguồn lịch sử của ngành học này trong văn minh Đông phương. Nó là kết quả của sự hiệu chính có tính học thuật, từ nguyên lý căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành - "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" và ứng dung thay thế cho nguyên lý "Lạc thư phối Hậu Thiên Văn Vương" - trong tất cả mọi lĩnh vực của học thuyết này và cụ thể trong Phong Thủy Lạc Việt. Chính sự hiệu chính này, đã xác định cội nguồn của ngành Phong thủy và hệ thống hóa toàn bộ những tri thức rời rạc, mâu thuẫn của bộ môn này - được miêu tả trong cổ thư chữ Hán, quen gọi là trường phái, còn lưu truyền trong nền văn minh Đông phương, khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - trở thành một ngành nghiên cứu có tính hệ thống,nhất quán và hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan trong việc lý giải tất cả mọi hiện tương liên quan đến nó với khả năng tiên tri. Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học và nhân danh khoa học. Đến đây, tôi cũng xin được lưu ý rằng: Sự hiệu chính nguyên lý căn để của thuyết Âm dương Ngũ hành và ứng dụng trong hệ thống phương pháp luận của ngành Phong thủy mang tính lý thuyết. Nó chỉ có tác dụng hiệu chỉnh rất cục bộ khi có sự sai lệch giữa hai nguyên lý ứng dụng. Nó không phải là sự phủ định những gía ứng dụng của ngành này. Những tuyệt chiêu bí truyền và những pho sách ứng dụng có giá trị của các cao thủ phong thủy vẫn là những vấn đề chúng tôi cần học hỏi và tham khảo. Tuy nhiên, sự hiệu chính này xác định tính khoa học về mặt lý thuyết của bộ môn này. Và nó chỉ xác định tính khoa học với Phong thủy Lạc Việt vì sự phủ hợp với tiêu chí khoa học của nó. Kính thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Trước đây, chỉ hơn nửa thế kỳ, có thể nói rằng: tất cả các bộ môn ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành đều bị coi là "mê tín dị đoan". Yếu tố căn bản để có sự nhìn nhận sai lệch này chính vì cả một hệ thống lý thuyết liên quan đến hệ thống phương pháp luận trong các bộ môn ứng dụng đã thất truyền, nên nó trở nên mơ hồ và người ta không thể giải thích được mối liên hệ hợp lý của nó giữa những nền tảng lý thuyết là cơ sở tạo ra hệ thống phương pháp luận trong ứng dung. Nhưng khi tri thức khoa học hiện đại càng phát triển, thì sự nhìn nhận các bộ môn ứng dụng của nền văn minh Đông phương đã được xem xét lại. TTNC LHDP đã tổ chức một cuộc hội thảo quy mô và chứng minh "Phong thủy là một ngành khoa học". Nhưng cuộc hội thảo này, chúng tôi chỉ dừng lại ở sự so sánh những tiêu chí khoa học với một hệ thống những nguyên lý lý thuyết ứng dụng trong bộ môn này. Và chúng tôi chưa có sự thuyết trình sâu về nội dung của nó. Bài viết này như là một sự bổ sung phần nào cho khoảng trống của cuộc hội thảo nói trên. Người viết bài này, hy vong qua nội dung của nó, sẽ xác định những gía trị đích thực của ngành phong thủy, tính khoa học và cội nguồn lịch sử của nó - thuộc về nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử. Hiện nay, rất nhiều người hiểu sai về bản chất của ngành học này. Họ gán ghép tất cả mọi thứ ăn theo phong thủy: Sim số cũng theo phong thủy, biển số xe, cũng theo phong thủy, đặt tên con cái, bảng hiệu cũng theo phong thủy....vv.....Thậm chí gần đây, bùa chú cũng được gán vào môn phong thủy. Thực ra , tất cả những hiện tượng đó, không liên quan gì đến những gía trị đích thực của ngành Phong Thủy học Đông phương. Nó cũng giống như ngành cơ khí chế tạo có thể làm ra những dụng cụ y học, nhưng nó không liến quan gì đến ngành y vậy. Tất cả những gì mà tôi đã trình bày là nội dung của bài viết này sẽ đề cập đến. Và để có sự liền mạch có tính hệ thống. Trong bài viết này, tôi sẽ lặp lại một cách tóm tắt nội dung của một số bài viết đã trình bày trong sách và các bài viết khác trên diễn đàn - liên quan đế Hà Đồ, Lạc thư và các nguyên lý khác của Phong Thủy - để quí vị và anh chị em quan tâm nhưng không có chuyên môn sâu về Lý học có thể đối chiếu, so sánh. Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em. Còn tiếp. .1 like
-
Túy Lão Xem Tử Vi
an thư liked a post in a topic by Túy Lão
Có vẻ ổn hơn đó . Dù sao thì có tầm nhìn xa hơn1 like -
Tiếng Việt
thanhdc liked a post in a topic by Lãn Miên
Văn hóa làng Ngữ pháp tiếng Việt có kết cấu cụm từ là Chính trước Phụ sau, hàm ý là cái Chính tức cái Chung nó là của từng những cái riêng. Ví dụ cụm từ Cây Đa hàm ý nó là cái Cây chung của Đa tức của “Đông Ạ!”= Đa, là của mỗi người trong số “Đông Đông”= Đồng, 0+0=1, của cái cộng đồng dân cư ở đó. Bởi vậy cái cây đa ấy được toàn thể dân cư của cộng đồng ấy tôn trọng và tự giác bảo vệ nghiêm ngặt (“Nghiêm và Chặt”= Ngặt), dù là đứa con nít của làng đó có mặt một mình ở cây đa mà thấy người lạ đến xâm phạm cây đa (chỉ là hái lá hay thổi “ống xì đồng” bắn chim đậu trên cây đa thôi) là nó lớn tiếng cảnh cáo ngăn lại ngay, ngăn không lợi thì nó rủa “thần vật chết bây giờ đấy!” rồi nhanh chân chạy đi mách, vừa chạy vừa réo “bớ Làng - Nước ơi, có đứa phá cây đa kìa!” (truyền thống khiếu kiện vượt cấp, bỏ qua các cấp hành chính trung gian Xã, Huyện, Tỉnh). Ngày nay chúng ta thường gặp rầm rộ cụm từ Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa, tức cái thành tích của Gia, của Khu phố mới là cái quan trọng, cái Chính, còn cái văn hóa chỉ là cái Phụ. Đảm bảo là những cụm từ vừa kể trên, thời cổ đại không có, mà thời cổ đại chỉ có cụm từ Văn hóa gia đình (viết bằng chữ Gia Phong) và cụm từ Văn hóa làng ( nói bằng lời “Đất lề quê thói”, “Phép vua thua lệ làng”), cái Văn hóa mới là cái Chính, là cái nếp sống gọi là Nền Nếp (cái nền bằng nếp của cái bánh chưng, rất dính, lại dẻo, như “Lạt mềm buộc Chật”= Luật, nên vẫn đỡ được cả bầu trời là cái bánh dầy ở trên y nguyên trắng tinh không bị ô nhiễm). Nguyên thủy con người đầu tiên là ở miền núi rồi mới xuống đồng bằng, lúc đầu do nhiều Bạn quần cư với nhau thì thành đơn vị hành chính là “ Bạn Bạn”= Bản, 0+0=1. Bản đã hàm nghĩa là: “những con người” – cái hồn, hay cái “văn hóa phi vật thể” đã tạo nên cái “không gian sống cho chính họ” – cái Bản, hay cái “văn hóa vật thể”. Xuống đồng bằng là khi đã có đông dân số, đơn vị hành chính là “Lắm họ (hộ) lắm Hàng”= Làng. Làng đã hàm nghĩa là: “những con người” – cái hồn, hay “văn hóa phi vật thể” đã tạo nên “không gian sống cho chính họ” – cái Làng, hay “văn hóa vật thể”. Cả miền ngược cả miền xuôi hợp thành đơn vị hành chính lớn hơn là nhiều Bản + nhiều Làng thành “Bản Làng”= Bang. Đất nước gồm nhiều Bang là “Bang Bang”= Bàng, 0+0=1. Bàng 龐 mang nghĩa là vô cùng rộng lớn (bàng đại), nho viết bằng chữ Quảng 广và chữ Long 龍 thành chữ Bàng 龐, biểu ý là dòng Rồng (Long 龍) ở vùng biển Rộng (Quảng 广) lớn, là dòng dõi Lạc Long Quân. Đất nước có dân tộc sống ở nhiều bang rộng lớn ấy gọi là họ Hồng Bàng (“Hồng Bàng là Tổ nước ta. Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang”). Hồng 鴻 mang nghĩa là vô cùng rộng lớn (như câu “nạn hồng thủy” tức nước dâng mênh mông vô bờ bến), nho viết bằng chữ Dòng=Giang 江 với chữ Điểu 鳥 là chim, thành chữ Hồng 鴻 , biểu ý là dòng Tiên (chim) ở vùng núi rộng lớn, là dòng dõi Âu Cơ. Hai chữ Hồng Bàng đại diện cho Tiên Rồng (dân tộc Việt – đại diện “văn hóa phi vật thể”) cũng đồng thời đại diện cho Non Sông (lãnh thổ - đại diện “văn hóa vật thể”) của nước Văn Lang cổ đại, cách nay hơn bốn ngàn năm. Một di sản kiến trúc xưa, xếp nó là “di sản văn hóa vật thể”, thực ra nó phải là từ cái “phi vật thể” (thiết kế, sáng tạo nghệ thuật của con người) mới ra được cái hình hài của cái “vật thể” ấy chứ. Cụm từ Gia Đình cũng hàm nghĩa như Hồng Bàng, nhưng gia đình là rất nhỏ, nó chỉ là tế bào của Hồng Bàng. Nếu lấy mô hình gia đình mẫu mực để tôn vinh, ví dụ như gia đình “tứ đại đồng đường” hay “ngũ đại đồng đường”, thì bản thân cái Gia Đình ấy xếp hạng là “văn hóa phi vật thể” hay “văn hóa vật thể” ? Nó là cả hai. Thông thường chúng ta chỉ hiểu phiến diện Gia Đình là những con người ở đó thôi. Thực ra chữ Gia Đình 家 庭 đã hàm nghĩa là cả hai: con người (“văn hóa phi vật thể” – chủ yếu là cái hồn người ta, “nghĩ là tồn tại”) và kiến trúc nơi ở (“văn hóa vật thể”): Gia 家 mang nghĩa là cái nhà có Mái 宀 cho con Thịt 豕 trú ngụ gọi là Gia 家; Gia cũng có nghĩa là kẻ tức “Dân Ta”= Giả 者, mà nhiều Giả thì là “Giả Giả”= Gia, 1+1=0. Đình 庭 có nghĩa là cái sân, là nơi hàng ngày mỗi hộ nông dân quây quần ngồi ăn cơm sáng và cơm tối, đó là nơi tập trung “Đông chúng Mình”= Đình, chữ nho Đình 庭 đại diện cho từ Sân. Rồi dân cả làng dựng một cái nhà chung để họp hành, là cái nơi của “Đông chúng Mình”= Đình, gọi là cái Đình, cũng lấy chữ Đình 庭 đại diện cho cái nhà chung này. Chức năng của Sân (Đình) của một hộ và của Đình của cả làng là như nhau, để tụ họp mọi người. Ở Tây Nguyên thì cái nhà của Chung tức nhà của Đông gọi là cái nhà Rông, nhưng người tộc Cơ Tu lại gọi nó là cái nhà Cươi, vì nó là “Của mọi Người”= Cươi. Gốc là do cái Sân nó là “Của mọi Người”= Cươi (tiếng Nghệ An gọi sân là Cươi). Bởi vậy cái Đình làng nó cũng là của mọi người, là của “Đông chúng Mình”= Đình. Mỗi buôn chỉ có một nhà Rông, mỗi làng chỉ có một nhà Đình, nên cụm từ Đình Làng là cố định . Đó là nơi cộng đồng họp hành bàn bạc dân chủ, đề ra qui tắc nếp sống của cộng đồng (nho viết là Hương Ước). Do truyền thống đó mà về sau mới xuất hiện từ Đảng 黨, do lướt “Đình Làng” = Đảng. Xã hội cổ đại chỉ có hai cấp hành chính là Làng (cấp cơ sở) và Nước (cấp trung ương). Xã là từ có sau (dùng cho cấp hành chính trung gian, có sau), gốc từ nguyên của nó là cái Nhà: Nhà=Hạ 厦(tòa nhà to) =Hạ=Xá 舍 (nhà chúng cư, như bệnh xá, rồi dùng chữ Xá 舍 thay cho từ Làng, như Đặng Xá là làng họ Đặng)=Xá = Xã 社 ( Xã mang nghĩa là đông người cùng nhau, thành từ Xã Hội). Xã 社 là đơn vị hành chính thì có Xã Trưởng 社 長. Người Nhật dùng chữ Xã 社 để chỉ công ty (“Của số Đông”= Công 公, nhiều Tí 子 hợp lại thành “Tí Tí”= Ty 司, 1+1=0), hay từ Hội Xã 會 社 chỉ Hãng, nên Xã Trưởng 社 長,còn đọc là Xã Chưởng, thì họ đọc là “Sa Chô” chỉ ông xã trưởng tức ông chủ của công ty. Làng không chỉ là đơn vị hành chính cơ sở, mà Làng còn là đơn vị sản xuất, nơi hành động làm ra sản phẩm, tức nơi “Làm ra Hàng”= =Làng: Làng=Hãng=Hương=Phường. Ví dụ: Nơi chuyên sản xuất ra nước mắm gọi là Hãng nước mắm hay Làng nước mắm. Nơi tụ họp nhau sản xuất ra văn hay thơ gọi là Làng văn, Làng thơ (thường là tự khen nhau, tự phong nhau để tự sướng). Nơi tụ họp nhau để ngả bàn đèn hút thuốc phiện gọi là Làng bẹp (từ lóng). Do vậy văn hóa Làng thì có muôn màu, không làng nào giống làng nào, mỗi làng có nếp sống riêng, văn hóa khép kín như từ Trong Làng / Ngoài Chợ. Cái của cải (nền nếp văn hóa) của Trong Làng nông nghiệp nó quí lắm nên khi một người nào đó có trình độ kéo theo một bộ phận dân làng đi mở mang đất mới, ở nơi khai hoang đó họ lại lập làng nhưng vẫn cố giữ cho được cái của Trong Làng cũ, nên gọi nơi mới khai hoang là “Trong Làng”= Trang, thành trang trại, trang ấp. Bởi có đi đâu hay chuyển lên thành phố lập nghiệp, người ta vẫn nhớ văn hóa làng qua hình ảnh điển hình thân thuộc và thiêng liêng là Cây Đa, Giếng Nước, Mái Đình. Cây Đa đã giải thích ở đầu bài này. Giếng Nước của làng cũng mỗi làng chỉ có một giếng, ở Giữa làng và được dành Riêng để lấy nước uống (tắm giặt thì đã có ao nhà), nên gọi là “Giữa Riêng”= Giếng, để lấy nguồn nước uống, nước uống là để làm cân bằng âm dương cho cơ thể con người. Do vậy mới có từ “Giếng Nước” = Dược (tôn xưng giếng là giếng thần), khi đã coi cái cho uống để khỏe người ấy là dược tức “Thành Dược”= Thuốc (sắc thuốc phải có nước). Tiếng Việt từ Nước và từ Dược nó có lgic âm vận (thay tơi) với nhau là vậy, như nôi khái niệm Nước=Dược=Thuốc, nhưng lại được người ta giải thích cho học sinh là “từ Nước là từ thuần Việt, còn từ Dược 藥 là từ Hán Việt !”, nghe cứ như đấm vào lỗ tai; trong khi Hán ngữ gọi nước là Shui 水, dược là Yao 藥, chẳng thấy gốc gác gì với nhau. Còn từ Mái Đình cũng đằm thắm không kém (nó giống như câu thơ ai đó nói “mái Chùa che chở hồn dân tộc”), vì dưới cái mái ấp ủ đó, cả cộng đồng dân chủ bàn bạc xây dựng nên chính sách cho cộng đồng. Đúng như mỗi người Kinh tự coi là mỗi “Đứa Kinh” = Đinh 丁 (gái trai đều là Đinh); tự xưng là Ta (“Tất Cả” = Ta) để tự biết ta là một vũ trụ thu nhỏ, do tộc sinh ra ta, nên ta phải có trách nhiệm với tất cả, với thiên nhiên; lại cũng tự xưng là Mình (“Một Kinh”= “Một Đinh”= Mình) để tự biết ta là do tộc sinh ra (một Kinh) , là một công dân (một Đinh), nên ta phải có trách nhiệm với tổ quốc. Chữ Mình trong câu ca dao “Qua đình ngả nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương Mình bấy nhiêu” nó hàm rất nhiều nghĩa. Bởi thấy Mái Đình là thấy “Mái Đình”= Mình (nó nhỏ nhắn thế, nó thanh tú thế, nó mềm mại thế, nó im lặng khiêm tốn thế, nó bền bỉ thế, nó dân chủ thế, nó tự tin thế…). Cho nên chữ “thương Mình” trong câu ca dao trên nghĩa là thương bản thân “Một Đinh”= Mình, thương toàn dân “Mọi Đinh”= Mình, thương “Mỗi lời nói câu hò tiếng Kinh”= Mình. Và cái sự tôn trọng văn hóa dân tộc được biểu hiện là phải “Ngả Nón”= Ngon, được coi là hành vi tử tế. Nếu không là để cho Ngon thì câu ca dao trên đã nói “ngả mũ trông đình”, cũng đồng nghĩa động tác vậy, nhưng lại thành “Ngả Mũ”= Ngủ, là hành vi không tử tế với di tích văn hóa dân tộc.1 like -
Túy Lão Xem Tử Vi
an thư liked a post in a topic by Túy Lão
Theo chú thấy thì ko nên buôn quần áocó thể cháu thử trong lĩnh vực thực phẩm (lương thực, hoa quả, thức ăn...) xem sao, Việc đứng chủ có lẽ cháu cũng không nên đứng chủ. Năm nay mọi công việc của cháu có xu hướng chậm trễ và khó thành toàn. Chúc cháu sớm tìm được hướng đi1 like -
Tiếng Việt
ATN liked a post in a topic by Lãn Miên
"Sôi rồi cứ đun mãi cho nước thuốc thành Đặc"= Sắc, gọi là sắc thuốc, cho cái chất nó ra Đậm Đặc. Ăn chè mà được vậy thấy nó Ngọt Đậm tức Ngọt Sắc. "Thịt cơ Săn"= Thăn, gọi là thịt thăn, ngày nay các bà bán cá nhà quê còn quen gọi là thịt phi lê theo tiếng Pháp. Thịt ấy nó "Săn Chắc"= Sắc, ăn nó cũng Ngọt Sắc như ăn trái vải Ngọt Sắc.1 like -
Tập Cận Bình: Mỹ phải công bằng với Trung Quốc ở Biển Đông, Hoa Đông?! Hồng Thủy 25/03/14 07:07 (GDVN) - Về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ phải chấp nhận một cách khách quan và thái độ công bằng, phân biệt đúng sai và hành động nhiều hơn. Ông Tập Cận Bình tới The Hague, Hà Lan dự hội nghị thượng đỉnh hạt nhân. Reuters ngày 25/3 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Mỹ Obama rằng Mỹ nên có một thái độ "công bằng" hơn với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông và Hoa Đông. "Về vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông, phía Mỹ phải chấp nhận một cách khách quan và thái độ công bằng, phân biệt đúng sai và hành động nhiều hơn để thúc đẩy một giải pháp thích hợp và cải thiện tình hình", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Bình cho biết, bản tin không cung cấp thêm các chi tiết khác. Tập Cận Bình và Obama đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Hà Lan, nơi các cuộc họp cũng bàn về tình hình Ukraine, Triều Tiên và hợp tác quân sự song phương. Trung Quốc là một trong các bên tranh chấp hung hăng nhất ở Biển Đông với tuyên bố "chủ quyền" với hầu như toàn bộ vùng biển này. Ông Bình nói thêm, ông hy vọng Trung Quốc và Mỹ làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác quân sự và tập trận chung nhiều hơn để ngăn chặn hiểu làm và tính toàn sai lầm. Những rủi ro có thể dẫn đến xung đột trong khu vực đã trở nên nổi bật vào tháng 12 năm ngoái khi tàu tuần dương Mỹ USS Cowpens đã suýt đâm phải 1 chiến hạm Trung Quốc hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông khi tàu Trung Quốc cố tình chạy cắt ngang mũi tàu Mỹ. =================== Oh la la! Thế giới này - trong đó có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc - sẽ rất công bằng khi tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.1 like
-
Người Mỹ nên nghiên cứu về Phong thủy Lạc Việt. Nếu thị trấn này ở phía Đông của dòng sông thì sự sụt lở là khả năng dễ xảy ra. Cá nhân tôi sẽ chia sẻ kiến thức này, nếu họ quan tâm. ========================== Thương vong vụ lở đất tại Mỹ tăng vọt Thứ Ba, 25/03/2014 - 08:31 (Dân trí) - Chính quyền bang Washington cho biết, đã có thêm 6 thi thể được tìm thấy trong vụ sạt lở đất kinh hoàng gần thị trấn Oso, phía Bắc Seattle hôm thứ Bảy vừa qua, nâng số người thiệt mạng lên con số 14. Số người mất tích cũng đã vọt lên 108 người. Trước đó, những con số thương vong đầu tiên được công bố cho thấy chỉ có 4 người thiệt mạng và 18 người mất tích. Bức tường bùn đất đã đổ ập xuống một khu vực rộng lớn Tuy nhiên sau các nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ, cả ngày cũng như đêm suốt hai ngày qua, số lượng thương vong đã tăng mạnh. Hiện một diện tích lớn tại hiện trường vẫn chưa thể được tiếp cận do quá nguy hiểm. Ít nhất 30 ngôi nhà đã bị phá hủy trong thảm họa này. “Đây là một sự tàn phá ghê gớm ngoài sức tưởng tượng”, thống đốc bang Washington Jay Inslee nói sau khi thị sát khu vực bằng trực thăng. Ông khẳng định vụ lở đất “về cơ bản đã cắt một ngọn núi thành hai”, và phủ đầy đất đá lên thị trấn bên dưới. Không còn gì nguyên vẹn trong khu vực núi lở, ông Inslee nói. “Đó chắc chắn là một sự tàn phá khiến tất cả chúng ta thực sự đau đớn”. Một nửa thị trấn mất tích Giám đốc cơ quan ứng phó khẩn cấp hạt Snohomish John Pennington cho biết con số 108 người mất tích không chắc đã là con số thương vong cuối cùng, và rằng danh sách này được tổng hợp từ một số nguồn khác nhau. Chính quyền địa phương thì xác nhận 108 người được khai báo đã mất tích. Có khoảng 30 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn “Con số 108 đó cũng chỉ là tạm thời”, ông Pennington khẳng định trong một cuộc họp báo diễn ra trong ngày thứ Hai theo giờ địa phương. Con số này dự kiến có thể giảm xuống bởi có nghi ngờ rằng một số người mất tích đã bị báo cáo trùng lặp. Ông Pennington cho biết thêm rằng: “Chúng tôi không tìm thấy bất kỳ ai còn sống trong đống đổ nát kể từ thứ Bảy đến nay”. Hơn một nửa dân số thị trấn Oso, vốn có 180 nhân khẩu, đang mất tích. Các lực lượng tìm kiếm cứu hộ vẫn đang tiếp tục chiến dịch trong bối cảnh hiện trường đầy những bùn lầy và mảnh vỡ ở khắp nơi. Một nhân chứng thuật lại với tờ Daily Herald rằng ông đang lái xe trên đường gần Oso thì buộc phải phanh gấp khi thấy bùn đổ xuống. “Tôi nhìn thấy bóng đen đổ ngang qua đường. Mọi thứ biến mất trong vòng 3 giây”, Paulo Falcao khẳng định. Robin Youngblood, một nhân chứng khác thì thuật lại trên tờ Thời báo Seattle rằng: “Đột ngột có một bức tường bằng bùn lớn. Sau đó nó ập xuống còn chúng tôi thì bị hất văng đi. Ngôi nhà nát vụn. Chúng tôi bị chôn vùi dưới nhiều thứ và phải tự bò ra ngoài”. Thanh Tùng Theo BBC1 like
-
50 nguyên thủ dự khai mạc hội nghị thượng đỉnh về hạt nhân Trong ba loại WMD, ngoài vũ khí sinh học và hóa học, vũ khí hạt nhân vẫn luôn là một trong những vấn đề nhức nhối trong đời sống chính trị quốc tế. Sau nhiều nỗ lực của quốc tế, bên cạnh việc phi quân sự hóa, năng lượng hạt nhân đã được đề xuất cho rất nhiều ứng dụng dân sự. Sau an toàn là an ninh Trước đây, cộng đồng quốc tế chỉ quan tâm đến vấn đề an toàn hạt nhân. Nhưng những thập kỷ gần đây, vấn đề an ninh đã được quan tâm sau các sự kiện mất an ninh trong việc sử dụng vật liệu hạt nhân, chất phóng xạ. Thực tế việc phát triển hạt nhân dân sự tại các nước có trình độ quản lý khác nhau đã đặt ra vấn đề nguy cơ các vũ khí hạt nhân, vật liệu hạt nhân, công nghệ hạt nhân rơi vào tay các đối tượng phi nhà nước, hoặc các quốc gia có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân. Rồi tình trạng buôn lậu vật liệu hạt nhân và chất phóng xạ không suy giảm cùng với sự xuất hiện nhiều ý đồ tấn công cơ sở hạt nhân trên khắp các châu lục. Các chuyên gia đã định nghĩa an ninh hạt nhân là các biện pháp nhằm ngăn chặn, phát hiện và ứng phó đối với hành động phá hoại, lấy cắp và tiếp cận trái phép hoặc chuyển giao trái phép vật liệu hạt nhân và các chất phóng xạ khác. Hội nghị NSS-3 đi sâu thảo luận các vấn đề nói trên, đặc biệt tập trung thảo luận, khuyến nghị các biện pháp áp dụng để giảm số lượng nguyên liệu hạt nhân, bảo vệ nguyên liệu phóng xạ và củng cố sự hợp tác quốc tế về an ninh hạt nhân. Kế tiếp các hội nghị thượng đỉnh trước đây (NSS-2 năm 2012 tại Seoul và NSS-1 năm 2010 tại Washington), NSS-3 năm nay bàn thảo chi tiết về các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn khủng bố hạt nhân, vốn là mối đe dọa ngày càng lớn đối với an ninh toàn cầu. Căn cứ vào kết quả của NSS-3, Tổng thống Barack Obama sẽ đề ra các mục tiêu cho hai năm tới. NSS-4 do Mỹ chủ trì vào năm 2016 nhiều khả năng cũng là NSS cuối cùng. Trong bối cảnh Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) về pháp lý vẫn còn hiệu lực nhưng về tinh thần thì đã bị khai tử từ lâu, các cam kết của cộng đồng quốc tế từ nay đến năm 2016 có ý nghĩa rất quan trọng đối với vấn đề an ninh hạt nhân. Bị Ukraine phủ bóng Tại NSS-3, tình hình bán đảo Crimea và Ukraine đã phủ bóng lên hội nghị. Đấy là lý do sau hội nghị ở The Hague, Tổng thống Mỹ Obama sẽ sang Brussels để gặp lãnh đạo khối các nước EU và NATO. Một hội nghị G7 bất thường được triệu tập để bàn cách tiếp tục cô lập và trừng phạt Nga sau khi ông Putin đồng ý sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga. Ukraine trở thành tâm điểm chú ý tại NSS-3 do các biến cố chính trị thời gian qua. Theo một số chuyên gia, Ukraine đang rất bất ổn nên nước này càng có ít nguyên liệu hạt nhân càng tốt. Về phần mình, Ukraine đã đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân theo Bản ghi nhớ Budapest ký với Anh, Mỹ và Nga hồi năm 1994, trong đó ba cường quốc trên bảo đảm rằng họ sẽ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trước khi diễn ra NSS-2 ở Seoul năm 2012, Ukraine đã trả lại tất cả urani làm giàu cao độ cho Nga và đã thay đổi các lò phản ứng hạt nhân của mình để sử dụng urani làm giàu ở độ thấp. TS ĐINH HOÀNG THẮNG (nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan) ============================ Chấm dứt sự tồn tại và đe doa của các loại vũ khí giết người hàng loạt là một quyết định sáng suốt của những nhà lãnh đạo quốc tế. Nhưng nó phải được bảo đảm rằng: Sau khi các loại vũ khí này đã bị loại khỏi các cường quốc thì một trật tự thế giới bảo đảm công bằng cho các dân tộc phải được duy trì. Đây chính là thế giới của tương lai. Muốn có một sự bảo đảm công bằng này thì phải có một nền tảng tri thức thỏa mãn được những sự tương đồng giữa các cộng đồng được thừa nhận. Sau đó mới là một cơ cấu điều hành nó. Đấy chính là lý thuyết thống nhất.1 like
-
Thưa quí vị. Phong thủy Lạc Việt - nhân danh nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử - đã phục hồi phương pháp định tâm ứng dụng trong Phong thủy và xác định tâm trên mặt phẳng biểu kiến của cả bề mặt địa cầu. Điều này đã xác định luôn rằng: Chính Ai Cập là Trung Tâm của các Đại lục Địa. Vậy Những Kim Tự tháp lớn nhất và huyền vĩ nhất đang sừng sững thách đố tri thức của cả nền văn minh nhân loại và pho tượng nhân sư bí ẩn ở vùng đất này được xây nên để làm gì? Chúng tôi hy vọng loạt bài viết liên quan trong tiểu mục này sẽ chia sẻ những giả thuyết từ thực tế đang hiện hữu, nhưng đầy bí ẩn này..... ============================= Những bí ẩn xung quanh tượng nhân sư Ai Cập Cập nhật lúc 05h34' ngày 15/03/2014 Bức tượng đồ sộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm nhưng dường như những tranh cãi xung quanh nó vẫn chưa đi đến hồi kết. Sau khi giành được quyền lực tại Pháp và xưng bá tại Châu Âu, Napoleon bắt đầu nhìn sang lãnh thổ châu Phi. Đạo quân nước Pháp bắt đầu đổ bộ lên bờ biển Alexandria và tiến thẳng tới Cairo vào mùa hè năm 1798. Nhưng sự khắc nghiệt của thời tiết, cùng với màn chào đón không lấy gì làm thân thiện lắm của cư dân bản địa trở thành một thách thức thật sự với những người lính Pháp. Một số kêu gào đòi được trở về, một số khác tiêu khiển bằng những chuyến du ngoạn đến tượng đài Nhân Sư, một trong những kỳ quan bí ẩn của Ai Cập, tại thời điểm đó gần như đã bị chôn sâu dưới lớp cát dày. Những người lính này đã bị cáo buộc vì đã đánh đổ chiếc mũi của tượng Nhân sư. Một vài nhà sử học cho rằng, họ đã sử dụng biểu tượng thiêng liêng này như một…. chiếc bia tập bắn. Nhưng những nghiên cứu của Frederick Lewis Norden cho thấy, chiếc mũi này đã biến mất khoảng 50 năm trước khi binh đoàn của Napoleon đặt chân đến đây. Thậm chí, nó có thể đã biến mất từ cách đây vài thế kỷ. Sự vắng mặt của chiếc mũi chỉ là một trong những câu đố nan giải xung quanh bức tượng vĩ đại này. Đầu của tượng nhân sư, được khoác lên kiểu tóc truyền thống, vươn cao hơn 20 mét so với mặt đất, nằm yên lặng trên thân mình được khắc họa như hình dáng của một con sư tử với chiều dài gần 60 mét. Tượng nhân sư, cùng với Kim tự tháp và vô số những ngôi mộ khác cùng tọa lạc trong khuôn viên của Thành phố của người chết – một công trình vĩ đại được dựng lên bởi các Pharaoh Khufu, Khafre và Menkaure trong khoảng thời gian từ năm 2560 tới 2450 trước công nguyên. Trong khi nụ cười của nàng Monalisa đã tiêu tốn không biết bao nhiêu công sức của nhiều nhà nghiên cứu trong vô số những cuộc tranh luận không có hồi kết, vẻ mặt khắc khổ và đầy vẻ chịu đựng của tượng nhân sư dường như lại là thứ ít được đem ra bàn tán nhất trong số những bí ẩn xung quanh bức tượng này. Đa số các sử gia Ai Cập đều thống nhất với nhau rằng, khuôn mặt ấy có những nét gần nhất với khuôn mặt của Pharaoh Khafre – cũng là điều dễ hiểu vì nó được khởi công trong thời kỳ trị vì của vị vua này. Tuy nhiên, những lời đồn đại xung quanh bức tượng này dường như vẫn chưa bao giờ có được lời giải đáp xác đáng. Chính xác hơn, từ sau cuộc khai quật với quy mô đồ sộ của Emile Baraize bắt đầu từ năm 1926, dường như bức tượng này cho ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Giữa hai bàn chân của tượng nhân sư là bia mộ của vua Thutmose IV, người đã trị vì Ai Cập từ năm 1400 đến năm 1390 trước công nguyên. Trên bia mộ khắc lại câu chuyện của chàng trai trẻ Thutmose, người đã ngủ gục dưới cái bóng vĩ đại của tượng nhân sư. Trong giấc mơ, nhân sư xuất hiện dưới hình dáng vị thần mặt trời - Horus, yêu cầu Thutmose làm tất cả những gì có thể để bảo vệ mình khỏi sự tàn phá của nắng, gió và cát. Đổi lại, Nhân sư hứa sẽ trao cho Thutmose quyền trị vì Ai Cập. Cả 2 bên đều đồng ý với thỏa thuận này, và vị vua tương lai này đã trở thành người đầu tiên khởi xướng một cuộc đại tu cho bức tượng. Nhưng thành quả của cuộc tu sửa này cũng dần bị bào mòn theo năm tháng. Khí hậu khắc nghiệt của vùng sa mạc đã dần làm biến dạng khuôn mặt của bức tượng, biến nó trở thành nét mặt ẩn chứa sự đe dọa, một nỗi sợ hãi mơ hồ đến từ thế giới bên kia. Trên thực tế, người Ả rập đã đặt tên cho bức tượng này là Abu-hol – Kẻ reo rắc nỗi kinh hoàng. Sự kỳ bí của bức tượng Nhân sư đã thu hút rất nhiều sự chú ý, đồng thời đặt ra vô số những giả thiết về sức mạnh siêu nhiên của bức tượng này. Một trong số đó là con đường dẫn đến thành phố Atlantis huyền thoại. Thực ra, những lời đồn đại về mối liên hệ này đã bắt đầu dấy lên từ khi Pluto bắt đầu viết về một xã hội không tưởng. Khoảng đầu thế kỷ 20, nhà ngoại cảm người Mỹ, Edgar Allan Cayce nói rằng ông đã nhìn thấy một căn phòng bên trong tượng nhân sư, nơi ẩn chứa bí mật về địa điểm của Atlantis. Ông cũng đưa ra tiên đoán rằng, căn phòng này sẽ được tìm thấy vào năm 1998. Những nhà sử gia và những nhà khảo cổ học vẫn tiếp tục tranh cãi về tuổi thọ của bức tượng Nhân sư. Nhiều sử gia cho rằng, nó ra đời vào giai đoạn trị vì của vua Khafre (khoảng 2500 năm trước công nguyên). Năm 1996, một nhóm các nhà khảo cổ học và địa chất học, dựa trên hiện trạng của bức tượng, cùng với sự ước tính về mức độ tàn phá của gió, cát và mưa, đã đưa ra con số 4000 tuổi, trước thời vua Khafre khá lâu. Sự khác biệt về phong cách kiến trúc của tượng Nhân sư so với những công trình xung quanh, sự không cân xứng về mặt tỷ lệ giữa đầu và thân mình cũng làm dấy lên khá nhiều thắc mắc cho các nhà nghiên cứu. Nếu những giả thuyết của họ là đúng, hẳn đã có một xã hội cực kỳ phát triển về mặt công nghệ đã từng tồn tại vào thời điểm đó, nhưng cũng đồng thời đã biến mất hoàn toàn mà không để lại bất cứ dấu vết nào. Zahi Hawass, Tổng thư ký của Hội đồng tối cao Ai Cập về các di tích cổ, mặt khác, lại khẳng định rằng những giả thuyết trên là hoàn toàn không có cơ sở. Không có bất kỳ di tích nào trong khu vực Thành phố của người chết ra đời trước thời Ai Cập cổ đại, và những nghiên cứu địa chấn không cho thấy bất cứ một hang động hay căn phòng bí ẩn nào ở bên trong hay được chôn sâu dưới bức tượng. Đối với Hawass và những nhà khảo cổ học chính quy, câu đố khó giải nhất về bức tượng này, chỉ là việc làm cách nào để bảo vệ nó khỏi sự tàn phá của thời gian. Bên lề… Trong thần thoại Hy Lạp, tượng nhân sư từng xuất hiện như một người cản đường những lữ khách với nhiều câu đố hóc hiểm. Một trong những câu hỏi đó là: Loài vật nào có 4 chân, 2 chân, và rồi 3 chân? Oedipus, vị vua xứ Thebes đã có câu trả lời chính xác: Con người. Đầu tiên họ bò bằng bốn chân, đi bằng 2 chân, và cuối cùng phải chống gậy (chiếc chân thứ ba) khi đã về già. Câu trả lời này đã buộc Nhân Sư phải tự sát. Theo Genk1 like
-
====================Giấc mơ "Phục hưng Trung Hoa" của quí vị Trung Quốc quả là hoàng tráng. Nhưng giá như nó lường trước được và chuẩn bị từ 20 năm trước đây thì có thể quí vị đạt được. Có thể thôi. Nhưng tiếc thay! Chỉ qua bài báo này mô tả thì sự việc đã quá đà rồi (Chưa nói đến hàng loạt những sự kiện khác xảy ra trong xã hội quý vị). Nhưng cách mà các quí vị ứng phó cho thấy quí vị không đủ trình. Không ổn định được nội bộ thì "giấc mơ Trung Hoa" của quí vị cũng chỉ là mơ thôi. Quí vị hướng suy nghĩ của xã hội ra bên ngoài bằng những sự kiện tranh chấp lãnh thổ, để rảnh tay ổn định nội bộ?! Sách lược đó cổ điển rồi. Nó thích hợp với xã hội từ 50 năm trở về trước thôi quý vị ạ. Với mạng thông tin toàn cầu, chẳng có gì có thể bưng bít được. Cái cần trong điều kiện hiện nay - (mà chính cái nền văn minh Đông phương vốn được mặc định là của quí vị , hay gọi là "thời thế") - chính là một tri thức vượt trội và phải hiểu được những quy luật của vũ trụ đang chi phối cả con người, mà ngày xưa thời phong kiến lạc hậu, hay gọi là "định mệnh", đầy "mê tín dị đoan". Nhưng quí vị không có được điều này. Quí vị cũng đừng vội cảm thấy tự ái, mà cuống lên. Kiến thức đó chưa thuộc về lịch sử tiến hóa nền văn minh hiện đại. Tất nhiên nó cũng không thể có được từ cái gọi là nền tảng văn minh Đông phương của Trung Quốc, từ hơn 2000 năm qua.1 like
-
Trung Quốc không thể dập khuôn Nga, phải chơi Thái Cực quyền ở Đông Á Hồng Thủy 23/03/14 06:00 (GDVN) - Coi thường mọi uy hiếp từ phương Tây cũng như việc kiểm soát cục diện Crimea nhanh như chớp của Nga đã tạo được ấn tượng đậm nét với dư luận Trung Quốc. Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, người được cho là chủ bút của các bài xã luận. Thời báo Hoàn Cầu ngày 22/3 đăng bài xã luận phân tích, thái độ coi thường mọi uy hiếp từ phương Tây cũng như việc kiểm soát cục diện Crimea nhanh như chớp của Nga đã tạo được ấn tượng đậm nét với dư luận Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cũng nên học tập "phong cách cứng rắn" của điện Kremlin, thậm chí có quan điểm cho rằng Trung Quốc nghĩ quá nhiều khi xử lý các vấn đề va chạm với láng giềng, tư thế của Bắc Kinh không được đàng hoàng cho lắm. Lần này Putin ngẩng cao đầu thách thức phương Tây, cuộc khủng hoảng Crimea có thể xem như 1 mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế kể từ khi Liên Xô giải thể đến nay. Phương Tây đã có thái độ nhẫn nhục hiếm thấy đối với đối thủ chiến lược của mình, trong khi điện Kremlin thích gì làm nấy khiến cho người Nga cảm thấy sung sướng, tự hào. Tờ Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc cần phải rút ra bài học cho mình qua sự kiện Ukraine, nhưng Bắc Kinh tuyệt đối không nên dập khuôn theo Nga. Mặc dù thủ thuật ngoại giao của Nga có chỗ có thể học, nhưng Bắc Kinh không được sao chép y nguyên. Trên bản đồ chiến lược quốc tế, Nga là một quốc gia khá đặc biệt, Thời báo Hoàn Cầu đánh giá. Về mặt tài nguyên, ý thức hệ hay địa chính trị Moscow đều rất độc lập, sức mạnh tổng hợp của Nga không lớn, nhưng đồng thời Moscow cũng không có điểm yếu nào nổi bật, tham vọng của Nga có gì đó mơ hồ và thách thức của Nga với phương Tây thực chất là gì, cả Mỹ và EU cũng không thể xác quyết. Thủ thuật ngoại giao của Nga có nhiều chỗ để học, nhưng Thời báo Hoàn Cầu khuyến cáo Bắc Kinh chớ dập khuôn. Liên Xô từng là đối thủ kình địch của phương Tây, thời Chiến tranh Lạnh bất cứ động thái "khiêu khích" nào từ Moscow đều có thể vấp phải những chế tài trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây. Tuy nhiên ngày nay phương Tây đã có nhiều chia rẽ xung quanh cái gọi là mối uy hiếp từ Moscow, có lúc họ thổi phồng nó lên, có khi đè bẹp nó xuống. Cảm giác thất bại và mất mặt trong cuộc khủng hoảng Crimea đối với Mỹ và phương Tây hiện lớn hơn nhiều so với mối uy hiếp từ Nga mà các quốc gia này cảm nhận. Trong cuộc khủng hoảng Crimea, phương Tây kêu gào rất hăng, thực ra Mỹ và Eu đều xem Nga như một kẻ gây rắc rối cho tiến trình phương Tây làm chủ trật tự châu Âu, họ hoàn toàn không tin Nga dưới sự lãnh đạo của Putin có thể quay trở lại với chủ nghĩa bá quyền đơn cực. Hoàn Cầu cho rằng cả Mỹ và phương Tây đều rất coi trọng Trung Quốc, sức mạnh tổng hợp của Bắc Kinh có tiềm năng vượt qua cả Washington. Theo tờ báo, người phương Tây cho rằng trong tương lai Trung Quốc hoàn toàn có thể đảo ngược trật tự kinh tế và chính trị quốc tế hiện nay, một điều mà người Nga không thể làm được. Đối với Moscow, Trung Quốc đã trở thành lực lượng chiến lược quốc tế để phân tán áp lực của phương Tây, hóa giả các thách thức của phương Tây đối với Nga. Chính điều này đã mở rộng không gian cho Putin tung các đòn ngoại giao linh hoạt với phương Tây. Thời báo Hoàn Cầu lưu ý, Trung Quốc là 1 tay chơi mới trên sân khấu chính trị quốc tế, không phải già đời như Nga đã có lịch sử mấy trăm năm cọ sát ngoại giao với phương Tây. Nhưng người Trung Quốc có định hướng cho tương lai rất rõ ràng với tầm nhìn vài chục năm, thậm chí cả trăm năm. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang phát triển, nhưng Bắc Kinh cũng có nhiều điểm yếu rõ nét. Những điểm yếu của Trung Quốc mà phương Tây có thể hạ thủ lớn hơn Nga rất nhiều, vì vậy đối đầu với phương Tây không phải lựa chọn thông minh với người Trung Quốc. Trong tương lai Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ, đảo ngược trật tự quốc tế, nhưng lúc này đối đầu với phương Tây không phải lựa chọn khôn ngoan với Bắc Kinh. Quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây hiện nay theo Thời báo Hoàn Cầu, không phải bạn cũng chẳng phải thù, mặt hợp tác lớn hơn rất nhiều các mặt đối lập hay nguy cơ xung đột. Bắc Kinh và phương Tây vừa cảnh giác phòng ngừa lẫn nhau, nhưng lại vừa chung sống với nhau thoải mái. Với cuộc khủng hoảng Crimea người Nga đã tận dụng triệt để thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mọi điều kiện đều hỗ trợ Nga đưa ra quyết định nhanh như chớp. Nhưng các vấn đề xung quanh Trung Quốc lại là chuyện khác. Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh, với khu vực Đông Á người Trung Quốc phải đánh Thái Cực quyền, tuy hơi chậm và không sướng mắt, nhưng lại có thể giành được tối đa (cái gọi là) lợi ích quốc gia. Tờ báo bình luận, mặc dù quan sát thấy Nga liên tục xuất chiêu ở Crimea, nhưng về mặt chiến lược Moscow lại đang thủ thế. Trong khi đó Trung Quốc đang là lực lượng chiến lược trỗi dậy lớn nhất thế giới hiện nay và phương Tây đang dần hình thành tâm lý phòng ngừa đối với Trung Quốc. Trên vũ đài chính trị quốc tế, tiêu chí đầu tiên đánh giá 1 quốc gia đó chính là thực lực, vì vậy Thời báo Hoàn Cầu kết luận, Trung Quốc nói gì không quan trọng, quan trọng là thực lực của Trung Quốc ở đâu thì không ai dám manh động đến đó khiêu khích. ======================== "Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình". Hôm nay mới được hân hạnh kiến cái hình ông chủ bút tờ Hoàn Cầu nổi tiếng chém gió hung hăng. Ngó bộ giống người mắc bệnh hoang tưởng.Lão Gàn đây mới thực sự chém gió: "Tề hồ Tốn", "Trí dịch hồ Khôn".1 like
-
THÔNG BÁO Trung Tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương trân trọng thông báo: Hiện Trung tâm đã được gia hạn cấp giấy phép hoạt động không thời hạn. Giấy phép bởi Bộ Khoa Học Công Nghệ cấp . Do Thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Nguyễn Quân ký. Xin trân trọng kính báo. Cảm ơn sự quan tâm của quí vị và anh chị em.1 like
-
Vấn đề là do tâm mình có thấy xúc động trước cảnh khổ của đồng loại không mà thôi. Nếu thấy xúc động thì cứ cho. Không thì thôi. Chính chú cũng không phải lúc nào cũng cho ăn mày. Việc làm thiện là việc của mình. Còn chuyện lừa đảo hay không là việc của họ. Nếu cho họ mà mình phải phá sản thì cấn cân nhắc xem có bị lừa hay không. Còn đây chỉ là chuyện bố thí. Nếu họ đóng kịch để lừa mình lấy vài ngàn đồng bạc thì chú nghĩ rằng chú đang trả tiền cho một kịch sĩ có tài đi diễn dạo. Cuộc đời nhân thế có mấy mươi? Sao đem thương nhớ vạch ngang trời. Đúng sai gì thì cũng xin chỉ để chiêm nghiệm.1 like