Môn đăng hộ đối
Thành ngữ này nho viết là Hộ Đăng Môn Đối 戶 登 門 對 ý nói tình cảm bền chặt của hai nhà sui gia, tâm đồng ý hợp với nhau, nghĩa đen của câu ấy là: khi nhà này (Hộ 戶) đến thăm (Đăng Môn 登 門) nhà kia thì thấy tình cảm của “Đằng ấy cũng như đằng Tôi”= Đối 對. Rồi khi nhà kia (Hộ 戶) lại đến thăm (Đăng Môn 登 門) nhà này cũng thấy tình cảm của “Đằng ấy cũng như đằng Tôi”= Đối 對. Bên này hay Đăng rồi bên kia cũng hay Đăng, vậy là huề tình cảm san sẻ cho nhau, tức “Đăng Đăng”= Đẳng 等, 0+0=1= Đẳng 等 = Bằng = Bình 平 = Bình Đẳng 平 等, có nghĩa là bằng nhau. Đối, như trên đã giải thích, cũng có nghĩa là bằng nhau, vì Đôi 對 có nghĩa là hai cái bằng nhau (như đôi đũa), đôi vợ chồng, vì họ hoàn toàn bằng nhau ở điểm là tâm đồng ý hợp ( “thuận vợ thuận chồng”), bên nào cũng tự hiểu “Đó với Tôi”= Đôi (mày với tao là bằng nhau), hai cái bằng nhau, nhấn mạnh “Đôi 對 Đôi 對”= Đối 對, 0+0=1, nên Đối 對 cũng có nghĩa là bằng nhau, giống như nhau (thành ngữ chơi chữ “cá đối bằng đầu”). Do vậy Đối còn biến ý thành nghĩa là so sánh. Đối = So Sánh, nên khi so sánh mà thấy hai cái khác hẳn nhau thì gọi là chúng “Đối” Nghịch nhau (tức “so sánh” thấy ngược nhau). Đồng thời còn có đáp số nữa là “Đôi Đôi”= Đổi, 0+0=1, nên từ Đổi cũng mang nghĩa là hai cái bằng nhau nên chúng có thể tráo vị trí cho nhau, gọi là Trao Đổi, hai người cùng Trao thì “Trao Trao”= Tráo, 0+0=1. Trao Đổi là tráo vị trí sở hữu của hai vật có giá trị bằng nhau. Do vậy từ Đổi không đồng nghĩa với từ Cải, chỉ có từ Sửa mới đồng nghĩa với từ Cải. ( Chữa=Sửa=Sải=Lái=Cải, bánh xe đang lăn đi trong lằn đường này, anh điều khiển cho nó sải bánh tức là lái bánh sang lằn đường khác, đó gọi là sửa hay cải). Cải Tổ nghĩa là Sửa cái Tổ chức hiện hành, cái cơ chế hiện hành, cho nó khác đi, tức nó thành cơ chế mới, nên Cải Tổ chỉ có thể dịch là Sửa Mới, Sửa là quan trọng, nó phải thành khác cái cũ, Mới chỉ mang ý thời gian, sang giai đoạn mới, tức giai đoạn bây giờ, so với giai đoạn cũ thì cái cơ chế sửa rồi nó khác hẳn cái cơ chế cũ. Cải Tổ không thể dịch là Đổi Mới được. Từ Đổi Mới xuất hiện (với ý mà chúng ta quan niệm bây giờ, mà cứ tưởng là đúng ngữ nghĩa với Cải Tổ) là khoảng giữa những năm 80 thế kỷ trước, từ Cải Tổ vốn là do các vị tiến sĩ học ở Liên Xô về đã dịch rất đúng từ “Pere – Strôika” thành là “Cải -Tổ”, tức “Sửa cái cách ta vẫn Tổ chức đi”, nhưng lại bị các vị quyền lực cao hơn bảo là: Cải Tổ là cái “từ Hán Việt”, dẹp đi, gọi là Đổi Mới (!), thế là đành gọi là đổi mới. Từ Đổi Mới chỉ đúng ngữ nghĩa như trong lời rao của các bà đi đổi hàng rong: “Đổi mới xoong nồi đơi…ơi!”. Cái nồi cũ móp méo đem ra sánh “Đôi” với cái nồi mới còn sáng coóng (từ đôi Sáng Coóng = Lượng Quang 亮 光, S=L như Sáng=Láng, như Sải=Lái, như con chim sải cánh liệng vòng là nó lái hướng bay bằng cái nghiêng cánh của nó), nồi cũ và nồi mới chúng hoàn toàn như nhau về cơ chế, bù chút tiền là giá trị chúng có thể “Đổi” ( “hai cái bằng nhau” ) được cho nhau. ( Nghề Đổi Mới của bà này dần dần chựng lại, rồi sẽ đi đến dẹp tiệm bỏ nghề luôn). Khác hẳn ngữ nghĩa, là câu rao của ông thợ mộc dạo: “Sửa giường tủ bàn ghế đơi… ơi!”, ông ta chẳng những Sửa cho nó khỏi cái khuyết tật (do tụi mọt tham nhũng nó đục ăn lén lâu đời rồi), lại còn Sửa hẳn cả cái model (văn hóa) của đồ nội thất cho nó thành thời thượng hơn (dùng nó thấy thoải mái dễ chịu hơn , đương nhiên giá trị gia tăng của nó thành hơn hẳn), đó đúng là Sửa Mới hay Cải Tổ. (Nghề Sửa Mới của ông này chắc sẽ còn thịnh hành dài dài).