• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/03/2014 in all areas

  1. Trung Quốc không thể dập khuôn Nga, phải chơi Thái Cực quyền ở Đông Á Hồng Thủy 23/03/14 06:00 (GDVN) - Coi thường mọi uy hiếp từ phương Tây cũng như việc kiểm soát cục diện Crimea nhanh như chớp của Nga đã tạo được ấn tượng đậm nét với dư luận Trung Quốc. Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu, người được cho là chủ bút của các bài xã luận. Thời báo Hoàn Cầu ngày 22/3 đăng bài xã luận phân tích, thái độ coi thường mọi uy hiếp từ phương Tây cũng như việc kiểm soát cục diện Crimea nhanh như chớp của Nga đã tạo được ấn tượng đậm nét với dư luận Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cũng nên học tập "phong cách cứng rắn" của điện Kremlin, thậm chí có quan điểm cho rằng Trung Quốc nghĩ quá nhiều khi xử lý các vấn đề va chạm với láng giềng, tư thế của Bắc Kinh không được đàng hoàng cho lắm. Lần này Putin ngẩng cao đầu thách thức phương Tây, cuộc khủng hoảng Crimea có thể xem như 1 mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế kể từ khi Liên Xô giải thể đến nay. Phương Tây đã có thái độ nhẫn nhục hiếm thấy đối với đối thủ chiến lược của mình, trong khi điện Kremlin thích gì làm nấy khiến cho người Nga cảm thấy sung sướng, tự hào. Tờ Hoàn Cầu cho rằng, Trung Quốc cần phải rút ra bài học cho mình qua sự kiện Ukraine, nhưng Bắc Kinh tuyệt đối không nên dập khuôn theo Nga. Mặc dù thủ thuật ngoại giao của Nga có chỗ có thể học, nhưng Bắc Kinh không được sao chép y nguyên. Trên bản đồ chiến lược quốc tế, Nga là một quốc gia khá đặc biệt, Thời báo Hoàn Cầu đánh giá. Về mặt tài nguyên, ý thức hệ hay địa chính trị Moscow đều rất độc lập, sức mạnh tổng hợp của Nga không lớn, nhưng đồng thời Moscow cũng không có điểm yếu nào nổi bật, tham vọng của Nga có gì đó mơ hồ và thách thức của Nga với phương Tây thực chất là gì, cả Mỹ và EU cũng không thể xác quyết. Thủ thuật ngoại giao của Nga có nhiều chỗ để học, nhưng Thời báo Hoàn Cầu khuyến cáo Bắc Kinh chớ dập khuôn. Liên Xô từng là đối thủ kình địch của phương Tây, thời Chiến tranh Lạnh bất cứ động thái "khiêu khích" nào từ Moscow đều có thể vấp phải những chế tài trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây. Tuy nhiên ngày nay phương Tây đã có nhiều chia rẽ xung quanh cái gọi là mối uy hiếp từ Moscow, có lúc họ thổi phồng nó lên, có khi đè bẹp nó xuống. Cảm giác thất bại và mất mặt trong cuộc khủng hoảng Crimea đối với Mỹ và phương Tây hiện lớn hơn nhiều so với mối uy hiếp từ Nga mà các quốc gia này cảm nhận. Trong cuộc khủng hoảng Crimea, phương Tây kêu gào rất hăng, thực ra Mỹ và Eu đều xem Nga như một kẻ gây rắc rối cho tiến trình phương Tây làm chủ trật tự châu Âu, họ hoàn toàn không tin Nga dưới sự lãnh đạo của Putin có thể quay trở lại với chủ nghĩa bá quyền đơn cực. Hoàn Cầu cho rằng cả Mỹ và phương Tây đều rất coi trọng Trung Quốc, sức mạnh tổng hợp của Bắc Kinh có tiềm năng vượt qua cả Washington. Theo tờ báo, người phương Tây cho rằng trong tương lai Trung Quốc hoàn toàn có thể đảo ngược trật tự kinh tế và chính trị quốc tế hiện nay, một điều mà người Nga không thể làm được. Đối với Moscow, Trung Quốc đã trở thành lực lượng chiến lược quốc tế để phân tán áp lực của phương Tây, hóa giả các thách thức của phương Tây đối với Nga. Chính điều này đã mở rộng không gian cho Putin tung các đòn ngoại giao linh hoạt với phương Tây. Thời báo Hoàn Cầu lưu ý, Trung Quốc là 1 tay chơi mới trên sân khấu chính trị quốc tế, không phải già đời như Nga đã có lịch sử mấy trăm năm cọ sát ngoại giao với phương Tây. Nhưng người Trung Quốc có định hướng cho tương lai rất rõ ràng với tầm nhìn vài chục năm, thậm chí cả trăm năm. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang phát triển, nhưng Bắc Kinh cũng có nhiều điểm yếu rõ nét. Những điểm yếu của Trung Quốc mà phương Tây có thể hạ thủ lớn hơn Nga rất nhiều, vì vậy đối đầu với phương Tây không phải lựa chọn thông minh với người Trung Quốc. Trong tương lai Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ, đảo ngược trật tự quốc tế, nhưng lúc này đối đầu với phương Tây không phải lựa chọn khôn ngoan với Bắc Kinh. Quan hệ giữa Trung Quốc với phương Tây hiện nay theo Thời báo Hoàn Cầu, không phải bạn cũng chẳng phải thù, mặt hợp tác lớn hơn rất nhiều các mặt đối lập hay nguy cơ xung đột. Bắc Kinh và phương Tây vừa cảnh giác phòng ngừa lẫn nhau, nhưng lại vừa chung sống với nhau thoải mái. Với cuộc khủng hoảng Crimea người Nga đã tận dụng triệt để thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mọi điều kiện đều hỗ trợ Nga đưa ra quyết định nhanh như chớp. Nhưng các vấn đề xung quanh Trung Quốc lại là chuyện khác. Thời báo Hoàn Cầu nhấn mạnh, với khu vực Đông Á người Trung Quốc phải đánh Thái Cực quyền, tuy hơi chậm và không sướng mắt, nhưng lại có thể giành được tối đa (cái gọi là) lợi ích quốc gia. Tờ báo bình luận, mặc dù quan sát thấy Nga liên tục xuất chiêu ở Crimea, nhưng về mặt chiến lược Moscow lại đang thủ thế. Trong khi đó Trung Quốc đang là lực lượng chiến lược trỗi dậy lớn nhất thế giới hiện nay và phương Tây đang dần hình thành tâm lý phòng ngừa đối với Trung Quốc. Trên vũ đài chính trị quốc tế, tiêu chí đầu tiên đánh giá 1 quốc gia đó chính là thực lực, vì vậy Thời báo Hoàn Cầu kết luận, Trung Quốc nói gì không quan trọng, quan trọng là thực lực của Trung Quốc ở đâu thì không ai dám manh động đến đó khiêu khích. ======================== "Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình". Hôm nay mới được hân hạnh kiến cái hình ông chủ bút tờ Hoàn Cầu nổi tiếng chém gió hung hăng. Ngó bộ giống người mắc bệnh hoang tưởng.Lão Gàn đây mới thực sự chém gió: "Tề hồ Tốn", "Trí dịch hồ Khôn".
    1 like
  2. Cháu nên về Úc để mở cửa hàng cháu nên buôn bán kinh doanh thì rất tốt, việc chồng con cháu nên muộn chút thì đỡ một lần tan vỡ. Chúc cháu sớm tìm được hướng đi đúng cho mình.
    1 like
  3. @: Bạn Kim Ha Ha. Theo 1 số thông tin ít ỏi thì tôi có thể đoán bạn sinh vàolúc 6h sáng (nếu như) bạn có những đặc điểm như sau: Người hơi gày cao nước da mai mái, là người sống tự lập cao, tháo vát và đặc biệt rất sòng phẳng , Bên ngoài mạnh mẽ song bên trong yếu đuối quyết đoán nhưng thường sai lầm, đôi khi có thể nói là ương ngạnh và bảo thủ (mặc dù biết rõ việc của mình là sai). Bạn hãy hồi âm lại xem nếu có gì sai sót.
    1 like
  4. Chiến tranh lạnh 2.0? Thứ Bảy, 22/03/2014 22:50 Một tháng trước, không mấy người chỉ ra được bán đảo Crimea trên bản đồ thế giới. Sự ra tay nhanh như chớp của Nga - khiến phương Tây “sững sờ” như ông Thomas Gomart, chuyên gia Viện Quan hệ quốc tế (Pháp) nhận định - không chỉ vẽ lại cục diện địa chính trị mà còn đe dọa dấu chấm hết cho 25 năm quan hệ dẫu lắm sóng gió nhưng vẫn mang tính xây dựng giữa Nga và Mỹ. Với việc Crimea sáp nhập Nga, nhiều nhà phân tích và các hãng thông tấn, báo chí thế giới bắt đầu nhắc đến một cuộc chiến tranh lạnh mới. Ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush, cho rằng hố sâu lần này khó hàn gắn hơn nhiều bởi “Moscow trên thực tế đang thay đổi trật tự thế giới được xây dựng thời hậu Liên Xô”. Trước lễ ký kết hiệp ước sáp nhập giữa Nga với Cộng hòa tự trị Crimea hôm 18-3, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng tuyên bố: “Thế giới đơn cực đã kết thúc và Nga đã nhận về mình trọng trách vô cùng to lớn”. Quả thật, với tư cách ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an, thiếu sự hợp tác của Moscow thì cuộc đàm phán về hạt nhân Iran, vấn đề Syria và Triều Tiên đều có thể bị đình đốn. Các phi hành gia - gồm cả người Nga và Mỹ - trên Trạm Không gian quốc tế (ISS) tuyên bố không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng hiện nay. Ảnh: Press TV Cùng những căng thẳng trên mặt trận ngoại giao và lệnh trừng phạt “phóng” qua lại tới tấp, NATO (bao gồm Mỹ) liên tục đưa máy bay và tàu chiến đến tập trận với các nước gần Nga, trong khi Moscow và Kiev dàn quân dọc biên giới. Dù vậy, khả năng đụng độ vũ trang không cao. Tương tự, một cuộc chiến tranh lạnh mới cũng không dễ xảy ra. Nguyên nhân lớn nhất, theo các nhà phân tích, là Nga và phương Tây đã bị khóa chặt trong tình trạng phụ thuộc kinh tế lẫn nhau. Các “ông lớn” của Mỹ như McDonald’s và Pepsi có mặt rộng rãi tại Nga. Liên hiệp châu Âu (EU) giao dịch với Nga còn nhiều hơn Mỹ, từ đại gia Siemens của Đức đến gã khổng lồ BP của Anh đều đầu tư lớn ở Nga. Ở chiều ngược lại, khoảng phân nửa khối lượng xuất khẩu của Nga - chủ yếu là khí đốt, dầu và nguyên liệu thô - chảy qua EU. Riêng khí đốt, hãng tin Bloomberg dẫn số liệu của các ngân hàng lớn cho thấy châu Âu nhập 32% nhu cầu dầu và 30% nhu cầu khí đốt từ Nga. Tuy nhiên, nếu phương Tây dấn sang cấm vận năng lượng, Nga sẽ mất 100 tỉ USD - tức 1/5 doanh thu xuất khẩu - và kinh tế nước này có thể khủng hoảng nghiêm trọng. Ngoài ra, giữa Nga và Mỹ còn nhiều lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng. Mỹ phụ thuộc vào tên lửa của Nga nếu muốn ra vào Trạm Không gian quốc tế (ISS) và phải bay qua không phận của Nga để vào Afghanistan. Cơ quan tình báo 2 nước có cơ chế chia sẻ thông tin về các tổ chức khủng bố, trong khi các chuyên gia Mỹ giúp Nga giải trừ vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, tình hình hiện nay không có sự xung đột về mặt ý thức hệ như trong chiến tranh lạnh. “Không còn tồn tại chuyện hoặc theo chúng tôi hoặc chống chúng tôi” - giáo sư về quan hệ quốc tế Margot Light của Trường Kinh tế London (Anh) nói với hãng tin AP. Nếu có điểm chung giữa 2 thời kỳ thì đó là sự thiếu hụt niềm tin lẫn nhau. Chiến tranh lạnh thì có thể không nhưng khủng hoảng Ukraine đã chứng minh Nga và phương Tây vẫn còn xa nhau lắm! Mỹ Nhung ============ Cũng may! "Lạnh" chỉ là hình tượng mô tả bầu không khí chính trị quốc tế. Chứ nếu nó là bản dự báo thời tiết thì là một dự báo sai. Trời mát và khá khô ráo đấy chứ! Ít nhất ở Hanoi. Chẳng thấy lạnh đâu cả. Mựa! Toàn làm xiếc cả!
    1 like
  5. 1 like
  6. Nguyễn Tấn Dũng » Văn hóa - Giáo dục - Giải trí » Nostradamus và 10 lời tiên tri cho năm 2014 Chủ nhật, 26/01/2014, 20:33 (GMT+7) (Văn hóa) - Trong suốt 400 năm qua, những lời tiên tri của Michel de Nostradamus đã khiến các nhà khoa học bối rối. Trong số hơn 1.000 lời tiên đoán của ông, có đến quá nửa đã trở thành sự thật. Và 10 tiên đoán dưới đây cũng có thể trở thành hiện thực trong năm 2014 này. Thế giới tổn thất nặng nề năm 2014 do núi lửa khổng lồ ở Mỹ gây ra 10 lời tiên tri năm 2014 của Nostradamus Nostradamus và những lời tiên tri huyền bí Bí ẩn khả năng tiên tri của thiền sư cổ Việt Nam Hai lời "tiên tri" thần kỳ về Cách mạng Tháng Tám Nostradamus 10. Obama sẽ là vị tổng thống cuối cùng của Mỹ Nostradamus đã tiên đoán chinh xác về chiến thắng của Barack Obama trong cuộc bầu cử năm 2013. Ông cũng nói thêm rằng Obama sẽ là tổng thống cuối cùng của Hoa Kỳ. Tiên đoán này ám chỉ rằng nước Mỹ sẽ sụp đổ hay sẽ phải nhường vị trí đệ nhất siêu cường cho một quốc gia khác? Điều này trùng khớp với dự đoán của nhà chiêm tinh Ai Cập Joy Ayad rằng năm 2014 sẽ khởi đầu cho sự kết thúc của nước Mỹ. 9. Những biến đổi thời tiết bất thường Nostradamus cũng tiên đoán rằng những biến đổi bất thường của thời tiết sẽ xảy ra thường xuyên hơn và thảm họa thiên nhiên với sức tàn phá khủng khiếp sẽ xuất hiện nhiều hơn. Lời tiên tri nói: “Nước sẽ dâng lên còn mặt đất sẽ dần sụt xuống bên dưới”. 8. Sự sắp xếp thẳng hàng bất thường của các hành tinh Sự sắp xếp bất thường này cùng với sự thay đổi của hệ mặt trời sẽ tác động lớn đến trái đất. 7. Trung Đông sẽ xảy ra chiến tranh Nguồn gốc của những cuộc chiến tại Trung Đông là do nguồn dầu mỏ của những quốc gia vùng Vịnh. 6. Những vụ nổ ở Trung Đông Nostradamus nói rằng những chiếc máy bay sẽ rơi từ trên trời xuống. Thực tế, Trung Đông đang xảy ra tình trạng bất ổn mạnh mẽ ở hơn 10 quốc gia như: Libya, Syria, Ai Cập, Somalia… 5. Ngày tận thế của thế giới Nostradamus cũng đưa ra một lời tiên đoán mơ hồ dẫn đến suy đoán rằng cuộc chiến tranh Iraq là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng thế giới sẽ bước vào ngày tận thế. Trước đó, người Maya cũng có lời tiên đoán tương tự, nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng những lời tiên đoán này sẽ không bao giờ thành sự thật. 4. “Trò chơi chiến tranh” của Nhà Trắng Nostradamus nói rằng Nhà Trắng sẽ dùng những trò chơi chiến tranh với các vương quốcArab. Mối quan hệ căng thẳng của cả hai bên chưa bao giờ trở nên dễ dàng, nhất là trong cuộc chiến chống khủng bố. Cả Iraq và Afghanistan vẫn chưa thấy được một ngày bình yên kể từ khi có sự xuất hiện của Mỹ. 3. Các cực sẽ tan chảy Nếu bạn nhìn vào nhiệt độ cao nhất ở Bắc Cực, bạn sẽ tin vào lời tiên đoán này đang dần trở thành sự thật. Các nhà khoa học toàn cầu cũng đang tiến hành nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhưng hiện tại nhiệt độ của Nam Cực không có dấu hiệu sẽ thay đổi. 2. Số phận của Israel Trong đoạn thứ 34 của bức thư Epistle, Nostradamus đã viết rằng Jerusalem sẽ bị tấn công từ nhiều phía, và hải quân phương Tây sẽ giúp Israel trong cuộc chiến này. 1. Nga mang lại hoà bình Nostradamus tiên đoán rằng một vị vua phía bắc đến từ Aquilon (ám chỉ Nga) sẽ giúp thiết lập hoà bình và trật tự thế giới. Người ta chưa bao giờ được thấy Mỹ và Nga cùng đứng về một phía, đặc biệt trong vấn đề xung đột ở Syria. Nếu lời tiên đoán này trở thành sự thật thì năm 2014 có thể sẽ chứng kiến nhiều sự kiện thú vị. Theo NGƯỜI ĐƯA TIN
    1 like