-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/03/2014 in Bài viết
-
Lời Tiên Tri 2014
ATN and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Lão Gàn nói vậy thôi - Vì cái tình hình hiện nay thời thế nó vậy. Chứ về lâu dài, nhìn bản đồ cái anh Crimea này bị tuyệt khí khỏi Ucraine và Nga. Cho nên, bất cứ nước nào sở hữu anh này, như là một bộ phận của nước mình, cũng đều rắc rối! Bởi vậy! Cứ để anh ấy độc lập và thuận theo ai thì theo. Hoặc có khả năng thì thành một nước nhỏ tự lập trên bản đồ.2 likes -
2 likes
-
Vén sương mù phủ trên lịch sử Bách Việt Bài của 张天韵Trương Thiên Vận 张天韵01-08-2013 W: Quảng Tây tân văn 广西日报数字报刊 - 广西新闻网 (lược dịch) Vào những năm 70 thế kỷ trước tại huyện Điền Đông tỉnh Quảng Tây phát hiện được 8 ngôi mộ cổ thời Xuân Thu, cổ vật dưới mộ toàn là đồ đồng và đồ ngọc, chủ yếu là trống đồng và dao găm đồng. Trống đồng là totem của các tộc người vùng Tây Nam TQ và Đông Nam Ấ, có ngôn ngữ và tập tục gần gụi nhau, họ là hậu duệ cùng tông tộc của tiên nhân Bách Việt. Người Việt cổ đã từ Lĩnh Nam phát triển, đem ngôn ngữ và văn hóa đi bốn hướng Đông Tây Nam Bắc trong thời gian vài ngàn năm, hình thành nên Bách Việt.《汉书•地理志》曾说:“自交趾至会稽七八千里,百越杂处,各有种姓” Hán thư địa lý chí từng nói: Tự Giao Chỉ đến Cối Kê bảy tám ngàn dặm, Bách Việt tạp ở, các hữu chủng tính. 广西、广东、云南、贵州、福建、台湾、浙江、安徽、上海、湖北、湖南、江西等地区,当年都生活着百越族人. Theo sử thư ghi chép, tại các nơi của TQ ngày nay như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến, Đài Loan, Triết Giang, An Huy, Thượng Hải, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây v.v. thời đó đều là người dân tộc Bách Việt sinh sống. Giáo sư Phạm Hoằng Qúi 范宏贵 Đại học dân tộc Quảng Tây nghiên cứu khảo cổ nhiều năm cho rằng các tộc người có totem trống đồng là có cùng cội nguồn Bách Việt, hậu duệ của họ như ngày nay phân bố rất rộng 今,百越族的后裔分布非常广泛,从广西、广东、云南、贵州、湖南、海南等省区,到东南亚的越南、老挝、泰国、缅甸等国家,远至印度东北部的阿萨姆邦广大地区 từ Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Qúi Châu, Hồ Nam, Hải Nam v.v. đến các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Miến Điện, xa đến tận bang A Sam ở đông bắc Ấn Độ. Những năm 80 thế kỷ trước, khảo cổ Quảng Tây khai quật di chỉ thành cổ bằng đất tại thôn Bách Ngân, Tường Châu, huyện Điền Đông, gọi di tích đó là “thành cổ Bách Ngân”. Thành xây bằng đất, móng rộng 12 mét, đoạn di tích thành cao 4 mét, quanh thành có hào nước bảo vệ, đây là thành quân sự. Di tích này minh chứng cho cuốn sách Lĩnh Ngoại Đại Đáp do Châu Khứ Phi soạn năm 1178 thời Nam Tống, kể rất kỹ về kinh tế, phong tục, sinh hoạt, sản vật , tài nguyên của vùng Lĩnh Nam tức Lưỡng Quảng ngày nay, là một trước tác quan trọng cho nghiên cứu lịch sử dân tộc 成书于1178年的《岭外代答》由南宋周去非所撰,记载了宋代岭南地区即今天两广一带的社会经济﹑少数民族的生活风俗,以及物产资源﹑山川﹑古迹等情况,成为民族历史研究非常重要的著作. Theo sách này ghi, đương thời vùng Quế Tây ngoài các con sông đường thủy còn có tất cả bốn con đường bộ, nối liền Vân Nam, Qúi Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và vùng Đông Nam Á. Trong sách có địa danh Hoàng Sơn Trại, quyển ba viết: Trung Quốc thông đạo Nam Man tất phải từ Hoàng Sơn Trại. Năm 2011 giới khảo cổ Quảng Tây tiến hành khai quật một di tích cổ thành, thu được tiền bằng đồng thời Tống như Hoàng Tống Thông Bảo, Thánh Tống Thông Bảo, Nguyên Phong Thông Bảo…Sau đó ở khu vực lân cận còn thu được nơi tích tụ bát sứ chứng tỏ đây là khu phố buôn bán, đây chính là trung tâm thương mại mà trong sách Lĩnh Ngoại Đại Đáp nói cái tên Hoàng Sơn Trại. Giao thông thời đó đã khá phát triển, có bốn con đường qui tụ tại Hoàng Sơn Trại là đường từ Điền Đông đến Nam Ninh, đường đến Trinh Phong Qúi Châu, đường đến Miến Điện, đường qua Bảo Đức đến Việt Nam. Thời đó Tống Cao Tông đang chống kịch liệt quân Kim, lùi đến Hàng Châu khôi phục Tống triều, gọi là Nam Tống. Lịch sử Nam Tống chủ yếu là chống quân Kim xâm lăng, nhưng quân Tống thiếu ngựa chiến vì con đường lên Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiểm Tây mua ngựa đã bị quân Kim chặn. Bởi vậy phải mua ngựa từ Đại Lý cách xa một nghìn km đưa lên, thời đó dân gian gọi ngựa đó là “quảng mã”. Lái ngựa dong được ngựa từ Vân Nam đến Điền Đông thì ngựa đã gầy còm. Họ buộc chân ngựa lại, cho ăn hai cân muối, rồi thả chăn vỗ béo lại rồi mới bán. Gần Hoàng Sơn Trại có thôn tên là Bình Mã chính là nơi xưa tập kết chọn ngựa. Lại có thôn Thượng Pháp mà tiếng Choang có nghĩa là Thợ Sắt, có di tích nhiều vũ khí, đó là nơi rèn khí giới và móng ngựa để giao cho quân đội nhà Tống. Sách trên có nói: ngựa Mán đến, rồi hàng hóa khác cũng đến ùn ùn. Hoàng Sơn Trại đúng là trung tâm giao dịch thương mại thời bấy giờ, nó tồn tại sầm uất được 300 năm. Đến năm 1259 vó ngựa kỵ binh Mông Cổ kéo đến, 6 vạn quân Tống ở Hoàng Sơn Trại chống quân Mông Cổ, thương vong nặng nề, thành phố nổi tiếng một thời Hoàng Sơn Trại bị san bằng thành bình địa, chỉ còn lại dấu tích ngày nay là những đoạn vỡ vụn rời rạc. Từ đó nó bị chôn vùi dưới lớp bụi đất. Nhưng con đường “Bách Việt cổ đạo” thì vẫn còn tồn tại. Ngày nay nó hồi sinh bằng hình thức mới, là hệ thống giao thông hiện đại kết nối các nền kinh tế, kết nối các dân tộc gần gụi huyết thống, ngôn ngữ, văn hóa.1 like
-
Sử Việt - những điều cần xem lại Dòng Hùng Việt 1 / Lầm lẫn Thái Viêm - Thần nông với Viêm đế . Người họ Hùng khởi lập Hữu Hùng quốc vào đời thủ lãnh thứ 5 , vương hiệu là Hùng Vũ vương – Hiền lang , 4 đời thủ lãnh họ Hùng trước thực ra là truyền thuyết về 4 tổ phụ những tộc người ở 4 phương thiên hạ đồng thời cũng là 4 bước trên đường đến văn minh của con người . - bước 1 là thời thủ lãnh Thái Cao – Bào hy ; Tổ phụ của tộc người phương Đông cũng là vua của cái mặc chỉ việc con người biết dùng lá cây rồi vỏ cây da thú làm vật che thân . - bước 2 là thời thủ lãnh Thái Viêm – Thần nông ; Tổ phụ người phương viêm nhiệt cũng là vua của cái ăn chỉ bước tiến của con người từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi , thời gian cai trị của Thần nông ước khoảng 30000 -15000 trước . - bước 3 là thời thủ lãnh Thái Khang – Thiếu hạo ; Tổ phụ người phương Tây cũng là vua của bản làng chỉ thời con người biết làm nhà , bắt đầu định cư và quần tụ thành xóm thành làng . - bước 4 là thời thủ lãnh Thái Tiết hay Tiếp ; Tổ phụ tộc người phương Nam xưa (nay là Bắc) vua của sự giao thông , chỉ lúc người ta phát minh ra phương tiện giao thông mà ban đầu có thể là bè mảng tre đi lại trên sông , sự giao thông đã mở rộng không gian sinh tồn nối kết các xóm làng lại với nhau mở ra thời liên minh thị tộc hay bộ tộc . - bước 5 là thời khởi lập quốc gia , khác với thời liên minh thị tộc không còn đơn thuần là sự liên lạc trao đổi qua lại giữa các thực thể riêng biệt mà cả cộng đồng trở thành 1 cơ thể sống được chỉ huy thống nhất , trong cái không gian sinh tồn gọi là quốc gia thì mọi người cùng chấp hành 1 quy tắc sinh hoạt chung và vận mệnh của họ gắn liền với nhau . Việc khởi lập quốc gia bắt đầu ở thời thủ lãnh liên minh Hùng tộc là Thái Công và kết thúc tức đã hình thành nhà nước sơ khai Hữu Hùng quốc - nước của Hùng tộc ở thời đế Minh theo sử Việt hay Hoàng đế – đế màu Vàng theo cổ sử Trung hoa , xin nhấn mạnh chỉ ở thời điểm hình thành khái niệm quốc gia thì mới có ngôi đế ngôi vua , Hữu Hùng quốc lập thành trên cơ sở thống nhất liên minh 3 bộ tộc của 3 thủ Lãnh : Hoàng đế của bộ tộc trung tâm , Viêm đế của bộ tộc ở về hướng viêm nhiệt - xích đạo và Xi vưu nghĩa là vua bộ tộc phía tây (Xi vưu = Tây vua). Hữu Hùng quốc khởi lập ước khoảng 6000-5000 năm cách nay tức sau thời Thần nông xa lắm , đế Minh của sử Việt là cháu 3 đời của Thái Viêm – Thần nông tức thời điểm con người bước từ săn bắt - hái lượm sang trồng trọt - chăn nuôi , truyền thuyết Việt đã lầm lẫn thành ...đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ....anh em cùng cha khác mẹ với Hoàng đế – đế vùng màu Vàng thời khởi lập Hữu Hùng quốc . Giới viết sử người Việt mắt nhắm mắt mở không nhận ra ....nếu Đế Minh là cháu 3 đời của Viêm đế ...thì hoá ra vua tổ của Việt tộc là hàng chắt chút 3 đời của Hoàng đế vua tổ Trung hoa sao , Hoàng đế và Viêm đế là anh em con của Hùng quốc quân . Sử thuyết Hùng Việt đính chính : Đế Minh vua tổ Việt tộc là cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông và đế Minh chính là Hoàng đế – đế vùng màu Vàng trong sử Trung hoa , Vàng là sắc trung trong Ngũ sắc , Minh chỉ sự sáng soi tức dẫn dắt cả 2 từ cùng nghĩa chỉ vùng trung tâm thiên hạ . 2 / Sai lầm nghiêm trọng thứ 2 : Hoàng đế giết và cướp ngôi của Viêm đế - Thần nông (Truyền thuyết dân gian) . Bắt nguồn từ sai lầm thứ 1 đã viết ở trên , dân gian Việt lan truyền chuyện Hoàng đế vua người Hán đã giết và cướp ngôi của thày mình là Viêm đế - Thần nông vua người Việt , sai lầm này là hết sức nghiêm trọng vì nó khiến lệch lạc ý thức lịch sử và tình tự dân tộc nơi người Việt . Sử thuyết Hùng Việt minh định : Hán không phải là Trung hoa , Hoàng đế vua tổ Trung Hoa cũng chính là đế Minh cháu 3 đời của Thái Viêm - Thần nông trong dòng sử Việt , Thái Viêm tổ phụ bộ tộc phương Viêm nhiệt là tổ 3 đời của Viêm đế và Hoàng đế , 3 đời ở đây là 3 đời trong lịch sử tức 3 triều đại không phải là thân thuộc huyết thống 3 đời , ngoài sự việc 4 vì vua đầu huyền thoại là tổ phụ 4 phương cũng là 4 bước trong quá trình tiến hoá , 4 vị còn tiêu biểu cho 4 mùa trong vòng tuần hoàn : xuân hạ thu đông , chính thời tính đã cho ra ý niệm đế Minh là cháu 3 đời của Thái Viêm Thần nông , Thái Viêm muà Hạ , Thái Khang mùa thu , Thái Tiết mùa Đông , hết mùa đông nhập vào trung cung là thời của Thái Công , ở đấy ‘Thái công’ chất biến hóa thành ‘đế Hoàng’ từ trung cung đi ra bắt đầu vòng tiến hóa mới với mỗi mùa là 1 đế – vua thay cho 1 Thái – tổ phụ bộ tộc của chu kỳ trước . Với Dịch học ; hành trung tâm là gía – sắc là gieo – gặt là nơi Khởi đầu và cũng là nơi kết thúc . Với 4 mùa tuần tự thì Thái Công - Hoàng đế không thể nào giết và cướp ngôi của Thái Viêm –Thần nông như truyền tụng trong dân gian được vì 2 thời đại cách nhau có đến hàng vạn năm . Sử Việt có 18 đời Hùng vương nhưng không 1 lời nói đến Hùng quốc còn sử Trung hoa thì có Hữu Hùng quốc nhưng lại không hề có Hùng vương , Phối hợp thông tin 2 dòng sử Việt và Hoa thành ra dòng sử trọn vẹn : Đế Minh là tổ dòng Hùng vương , Hoàng đế là tổ Hữu Hùng quốc tức nước của người họ Hùng , Hùng vương đương nhiên là vua Hùng quốc ; tự thân danh xưng đã chỉ ra thế không cần phải suy xét gì cả . Chính Quốc danh Hữu Hùng quốc cộng với thông tin trong ngọc phả Hùng vương đã xác nhận luận điểm căn bản của Sử thuyết Hùng Việt : đế Minh vua tổ trong dòng sử Việt chính là Hoàng đế – đế màu Vàng trong cổ sử Trung Hoa . (Ngọc phả Hùng vương viết : Hoàng đế là Hùng vương đời trước thời thánh Tản viên ). Quá tin vào sách vở Tàu , phớt lờ thông tin lịch sử lưu truyền chốn dân gian ; giới viết sử lớp trước đã vô ý tròng vào cổ người Việt tội bất kính qúa sức nặng nề ..., người viết sử đời nay thì ...vẫn cứ vết xe cũ mà đi ...thực đáng buồn . 3 / Lộc Tục là tộc danh , không thể nào là Kinh Dương vương – vua phương Nam được . Tóm tắt Truyền thuyết lịch sử Việt : đế Minh đi tuần thú phương Nam đến miền Ngũ lĩnh lấy con gái bà Vũ Tiên sinh ra Lộc tục , vua rất yêu qúy có ý định truyền ngôi cho nhưng Lộc Tục không nhận sau đế Minh truyền ngôi cho con cả là đế Nghi và phong Lộc Tục là vua phương Nam hiệu là Kinh Dương vương..., Kinh Dương vương làm vua nước Xích Quỉ vào quãng năm nhâm tuất 2879 TCN , Xích Qủy là tiền thân nước của người Việt ngày nay .... Lộc Tục chỉ là chữ tác đánh chữ tộ của Lục tộc hay Lạc tộc tức tộc người ở phương Nước tức phương Nam xưa theo quan điểm của Dịch học (nay đã đảo ngược) , vì muốn khẳng định sự ngang hàng nên dân gian Việt đã tạo ra 1 Lộc Tục là vua phương Nam đối ứng với đế Nghi là vua người Tàu ở phương Bắc Đây là sự khác biệt chính giữa truyền thuyết lịch sử Việt và tư liệu lịch sử Trung Hoa . Khi đã xác định Lộc Tục – Lục tộc – Lạc tộc là tên tộc người thì không thể có việc Lộc tục làm vua được , đế Minh mất đế Nghi lên thay đất nước vẫn 1 thể thống nhất với 2 miền Nam Bắc không có có chuyện người làm vua phương Bắc người làm vua phương Nam . Cổ sử dân gian Việt nói ... đế Minh trước lập kinh đô ngàn Hống ở Hồng lĩnh , có lần vua tuần du ngoài biển thuyền rồng trôi đến Động đình hồ và vua gặp tiên nữ và cùng nhau sinh con đẻ cái tạo ra dòng tộc phương Nam rồi vua lập thêm kinh đô mới ở Phong châu , sau vua trở lại kinh đô Ngàn hống , đến đời đế Nghi kế vị mới đóng đô ở Phong châu , từ đấy Ngàn Hống trở thành cố đô . Đối chiếu với cổ sử Trung hoa ....khởi thủy đất đai Thiên hạ chỉ có 2 châu Đào và Đường hay Thường , châu Đào chính là Hồng lĩnh (đào =hồng=xích=đỏ) và châu Đường hay Thường là miền có kinh đô Phong châu , Sở dĩ có thể đoan chắc như thế vì đế Nghiêu và đế Nghi xét về mặt ngữ âm chỉ là 1 , cổ sử Trung hoa chép đế Nghiêu tước hiệu là Đường vương và còn có tên khác là ông Giao Thường , Giao là Giao chỉ , Thường trong Dịch học đồng nghĩa với nước – Lạc tức chỉ phương Nam . Xét như thế thì chính đế Nghi – Nghiêu mới là Kinh Dương vương hay vua phương Nam , chính xác thì phải nói là vua đóng đô ở phía Nam đất nước . Đế Nghi hay Đường Nhiêu khởi đầu cho dòng vua phương Nam tức Kinh dương vương nên đạo hiệu của ngài là Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế cùng với đế Minh đạo hiệu là Vua cha ngọc hoàng thượng đế . Gọi là dòng vua phương Nam tức không phải chỉ 1 mà có nhiều Kinh dương vương . Kinh Dương vương thứ I là đế Nghi hay Đường Nghiêu tên khác là Giao Thường. Kinh Dương vương thứ II là đế Thuấn hay Ngu Thuấn tên gọi khác là Diêu trọng Hoá , Diêu cũng chỉ là Giao biến âm mà thôi có người đọc là (Điêu trùng hoa). Kinh Dương vương thứ III là Đại Vũ tổ nhà Hạ , tên khác là Cao Mật , cao mật là từ Việt ; Cao là cao cả chỉ vua chúa , Mật là Một , Cao Mật chĩ nghĩa là vua thứ nhất của thời vương quốc tức thời kỳ quốc gia sơ khai đã chấm dứt. Đại Vũ trị thủy trong truyền thuyết Việt là Sơn tinh , việc trị thủy thành công của Đại vũ được người Việt cổ thần thoại hóa thành ra ...Sơn tinh chiến thắng Thủy tinh , Đại Vũ đạo hiệu là Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương . Thần thoại Việt chép Kinh dương vương kết duyên cùng Long nữ con gái Động đình quân là nói việc ông Đại vũ – Kinh dương Vương III lấy vợ là Đồ Sơn thị trong cổ sử Trung hoa , thần thoại kết duyên này thực ra chỉ là ánh xạ của việc kết hợp 2 cộng đồng con cháu người Hoà bình phía Tây và Bắc sơn ở phía Đông để tạo thành vương quốc Thiên hạ . 4 / Lạc long quân húy là Sùng Lãm ... Kinh dương vương tức vương phương Nam kết duyên với Long Nữ con vua phương đông - Động đình hồ quân sinh ra Lạc long quân . Quân nghĩa là trưởng tức người đứng đầu , Lạc chỉ dòng Bố phương Nam xưa , Long chỉ dòng mẹ phương Đông . Đại Việt sử ký toàn thư Kỷ Hồng Bàng Thị chép : ...Lạc long quân húy là Sùng Lãm nhưng ở chương viết về Hùng vương thì lại viết …Hùng vương là con Lạc long quân (khuyết húy)…, câu chữ rõ ràng như thế thì buộc phải hiểu là Lạc long quân không có tên húy rõ hơn là Lạc long quân không phải là Sùng Lãm chứ không thể hiểu như kiểu chữa cháy …câu này có ý nói con của Lạc long quân tức Hùng vương không có tên húy …, xin đừng quên Hùng vương có tới 18 đời mỗi đời còn có nhiều vua đâu phải 1 vị đâu mà viết Hùng vương khuyết húy … Sau việc Đế Minh là cháu 3 đời Viêm đế , Lạc long quân lấy bà Âu cơ là sai lầm cực lớn thứ 2 của truyền thuyết lịch sử Việt . Âu cơ là con đế Lai cháu gọi Lạc long quân là chú , tệ hơn có tư liệu viết ...Âu cơ là thiếp yêu của đế Lai ...hoá ra Lạc long quân ăn ở với chị dâu ? ; thực là loạn luân vô đạo , lại còn ...họ sinh trăm trứng nở ra trăm người con trai là tổ Bách Việt ?, ...chuyện bậy bạ như thế mà cũng có người nhắm mắt chép lại để truyền đời ,thực không hiểu nổi ?. Sử thuyết họ Hùng đã tách cổ sử Trung hoa thành 2 thời khác nhau , thời quốc gia sơ khai và thời vương quốc , Kinh dương vương giải mã trên nền Dịch học chỉ nghĩa là chúa phương Nam ; 2 thời kỳ lịch sử trước sau có 2 dòng kinh dương vương khác nhau : Dòng Kinh dương vương thời quốc gia sơ khai kinh đô ở vùng sông Đà núi Tản Việt nam nối đến Quảng tây Quảng Đông Trung quốc với các vua Nghiêu – Thuấn - Vũ khác với Dòng Kinh dương vương thứ 2 thời vương quốc Thiên hạ là triều đại nhà Thương trung tâm ở Hồ nam – Giang tây thuộc Trung quốc ngày nay . Lạc long quân là con Kinh dương vương III thời quốc gia Sơ khai còn Sùng Lãm là con Kinh dương vương – Thành Thang thời vương quốc họ Hùng , 2 thời cách xa nhau cả ngàn năm , lầm lẫn Lạc long quân húy Sùng Lãm là 1 trong những cái sai nghiêm trọng nhất trong cổ sử Việt . La là nhánh người họ Hùng trên đất Đào – Hồng , Kinh là nhánh sống trên đất Đường – Thường ở buổi đầu dựng nước , La – Kinh là cách gọi khác của Bắc – Nam mà thôi , đến đời Đường Nghiêu có thêm đất Nam Giao (chỉ) thì phần châu Đường cộng với đất Nam giao mới thu nhận gọi chung là đất Lạc còn đất châu Đào cũ suôi về Xích đạo của tộc La được gọi là đất An - Yên , người sống trên đất Nam giao mới gọi là người Âu , từ Âu chỉ là biến âm của Ô nghĩa là màu đen Dịch tượng chỉ phương Nam xưa , người Hán lợi dụng phép phiên thiết Hán văn biến người Âu ra Ai lao di vì ‘ai lao’ thiết Âu . Người Liêu hay Liêu tử là 1 nhánh của Ai lao di ở Tây nam Trung quốc . La- Lai- Liêu- Ly chỉ là những biến âm của từ Lửa tiếng Việt . Lang Liêu được thần mách bảo làm ra bánh Dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn , Âm – Dương chỉ là Thần thoại hóa việc ông Cơ Xương tác Dịch . Lang nghĩa là vương là chúa , lang Liêu là chúa tộc Liêu – La – Lửa tức chúa Ai lao di hay tộc Âu . Võ vương tổ nhà Thương phong cho con thứ làm vương nước Sùng trên đất Đào – Đường cũ… từ đó sử dân gian Việt có Ngũ vị tôn ông tức 5 đời chúa nước Sùng : Sùng Nghiêm - Sùng Tôn - Sùng Quyền - Sùng Huề và Sùng Cầm ; Sùng Lãm là vua sau cùng của đời Sùng Cầm . Sùng Lãm sử Trung hoa gọi theo tước vị là Bắc bá hầu - Sùng hầu Hổ . Sùng thực ra là từ dịch sang Hán ngữ của từ Cao tiếng Việt chỉ phần đất của ‘Thiên hạ’ gần Xích đạo. Ông Tây bá hầu Cơ Xương tổ nhà Châu đánh bại và sáp nhập nước của Sùng hầu hổ vào đất nhà Châu xây kinh đô trên đất mới chiếm ấy gọi là Phong kinh . Sự kiện lịch sử này được truyền thuyết dân gian chuyển thể thành truyện …Bà Âu Cơ lấy Lạc long quân đẻ ra trăm trứng , viết ...bà Âu Cơ tức ông Cơ Xương chúa tộc Âu lấy Lạc long quân là sai ; chính xác phải là ...bà Âu Cơ lấy Sùng Lãm đẻ ra Trăm trứng nở thành trăm người con trai làm tổ Bách Việt , sự kiện này là chỉ thần thoại phản ánh việc nhà Châu phân phong thiên hạ lập nên cả trăm nước chư hầu … Như đã nói ; Âu chỉ là biến âm của ‘Ô’ tiếng Việt là màu Đen Dịch tượng của phương Nam chỉ vùng phía Nam của đất Giao chỉ hay ‘chỗ giữa’ cụ thể ở đây là vùng Quảng Tây – Qúy châu chính vì vậy mà Quảng Tây xưa gọi là đất Lâm biến âm từ Nam – Lam mà ra . Trong cụm từ Âu – Cơ ta đã biết Ai lao thiết ao – ÂU còn Cơ chỉ là biến âm của Cô tiếng Việt (thày cô); Cô là 1 từ cổ chỉ vua trong nền văn minh Trung hoa , thứ 2 Cơ cũng có thể là tên họ , ở đây chỉ họ Cơ của các vua nhà Châu . Xét như vậy thì Âu cơ có thể hiểu theo 2 nghĩa : Âu cơ nghĩa là chúa Ai lao di hoặc người Ai lao di họ Cơ . Xét 2 từ Âu và cơ và liên hệ đến tộc người Liêu hay Liêu tử ở Tây – Nam Trung quốc có thể luận ra : vua nhà Châu Trung hoa họ Cơ tông phái của Hoàng đế là người Ai lao di (Hoàng đế là tổ họ Cơ) , đất đai trước ở về phía Nam Giao chỉ tức vùng Quảng Tây – Qúy châu ngày nay . Đối chiếu với thông tin trong ngọc phả Hùng vương ... “Thục Dương Vương bộ chủ Ai lao là hoàng tôn dòng Hùng Vương trước thuộc tông phái của Hoàng đế ...”. Thục vương bộ chủ Ai lao lên ngôi vương hiệu là An - Dương vương , trong ngôn ngữ Dịch học thì An dương vương và Âm Dương vương chỉ là 1 , xét ý nghĩa của từ Âm Dương vương vua Dịch học còn là ai khác ngoài ông Cơ xương tức Văn vương tổ nhà Châu Trung hoa ?. 5 / Nhà Thục thay nhà Hùng , nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang Lịch sử là 1 sâu chuỗi các sự kiện nối tiếp nhau , sai 1 đoạn sẽ giắt dây sai những đoại sau . Cổ sử Việt ghi nhận về cuộc chiến Hùng - Thục kết thúc với việc nhà Thục thay nhà Hùng chấm dứt 18 đời Hùng vương , nhưng thần tích thần phả nơi miếu mạo đền thờ cho thấy không hẳn đã như vậy , minh chứng là có nhiều đền ở Việt nam thờ những anh Hùng có công giúp vua Hùng đánh bại Thục vương . Nhà nghiên cứu Bách Việt 18 đã nhận ra có tới 2 cuộc chiến Hùng – Thục trong cổ sử Việt . - Cuộc chiến Hùng – Thục lần I nhà Hùng thắng và Hùng vương thứ 9 lên ngôi , tên dân chúng thờ nơi đền miếu là ‘Vua cha Bát hải động Đình’. - Cuộc chiến Hùng – Thục lần II Thục vương thắng , nhà Thục thay nhà Hùng vua khai sáng triều đại xưng là An Dương vương ngàn năm trước công nguyên . Sử thuyết Hùng Việt cho cuộc chiến Hùng – Thục lần I mà Truyền thuyết lịch sử Việt đã bỏ qua không nói đến chính là cuộc chiến thời ông Khải con vua Đại Vũ tranh ngôi vua với ông Bá Ích kết quả là ông Bá Ích phải ‘tránh’ đi dẫn dân của mình đến sống ở Kỳ sơn , Kỳ sơn cũng là Kỳ châu – Cùi chu tức Qúy châu – đất Thục ngày nay , Những anh hùng có công giúp vua Hùng đánh bại vua Thục được dân gian thờ nơi đền miếu là nhân vật lịch sử ở thời này còn Cuộc chiến Hùng thục được chép trong sách sử là cuộc chiến Hùng – Thục lần II với việc Thục vương Thắng An Dương vương lên ngôi và nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang . Gọi là cuộc chiến Hùng – Thục chỉ để dễ trình bày và tiếp thu chứ như thế hoàn toàn không đúng với bản chất sự việc . Hùng vương là cả 1 hệ thống các vương triều nối tiếp nhau sách sử gọi là 18 đời Hùng vương , Thục chỉ là 1 triều đại nên 2 vế không đồng đẳng với nhau , chính xác ra nhà Thục cũng là 1 trong 18 đời Hùng vương , sử thuyết Hùng Việt gọi là đời Hùng vương thứ 12 +13 của Châu Văn vương và Châu Vũ vương , xét như thế ...rõ ràng không thể có việc nhà Thục lên ngôi và thời Hùng vương chấm dứt . Truyền thuyết viết Bà Âu cơ kết duyên cùng Sùng Lãm đẻ ra trăm trứng nở ra trăm con trai rồi 50 con theo cha xuống biển , 50 con theo mẹ lên núi , con trưởng dòng con theo mẹ Âu Cơ lên núi được tôn là Hùng vương lập nên nước Văn lang chỉ là 1 trích đoạn thiếu và suy diễn sai của lịch sử họ Hùng , tình tiết trong chuyện là sự trộn lẫn sự kiện của 2 thời đại cách nhau ngàn năm . Ở cuộc chiến Hùng – Thục lần I mới có sự phân ly ; tộc La theo ông bá Ích , tộc Lạc phương Nam và Long phương Đông theo ông Khải , trong Sử thuyết Hùng Việt thì ông Khải – Lạc Long quân là Hùng Hoa vương - Hải lang , Danh hiệu Hải lang chỉ ra là con trưởng dòng 50 con theo cha xuống biển mới lên ngôi Hùng vương , lập nên triều đại đầu tiên của vương quốc Thiên hạ ; Hải lang là chúa biển cả chính là vua cha Bát hải động đình thờ nơi đền miếu , cổ sử Trung hoa gọi là nhà Hạ ; hạ hè hồ hải chỉ là những biến âm mà thôi . Chính danh xưng Hùng Hoa vương - Hải lang và nhà Hạ đã đẻ ra cụm từ “Trung quốc - Hoa Hạ” sau rút gọn thành ‘Trung Hoa’ trong sách sử . Hoa nghĩa là chốn tập trung đông đúc và Hoa còn nghĩa là màu đỏ của quẻ Ly - mùa Hạ . Sau cuộc chiến Hùng – Thục lần I cả ngàn năm là cuộc xum hợp ...chuyện dòng con theo mẹ Âu cơ lên núi tôn con trưởng làm Hùng vương thực ra là ánh xạ của việc Thục Phán tức Cơ Phát con ông Cơ Xương diệt Trụ đánh đổ nhà Thương Ân lên ngôi vua Thiên hạ lập nên nhà Châu hiệu là Châu Vũ vương , mẹ Âu cơ được tôn là Châu Văn vương , Văn vương và Văn Lang là 1 người , cổ sử Việt gọi là nước Văn lang theo nghĩa là nước của vua Văn hay nước do vua Văn lập nên sau cuộc chiến Hùng – Thục lần thứ II , xin lưu ý Cơ Xương chỉ là vua ‘Tây quốc’ tức Văn lang – Âu Lạc ,con ông là Cơ Phát mới lên ngôi thiên tử lập ra nhà Châu tôn vinh cha là Châu Văn vương tổ nhà Châu . Chuỗi kết nối : Lang Liêu – người Liêu – ‘Ai lao’ di – Âu Cơ kết hợp với việc ông Cơ Xương tác Dịch và Lang Liêu làm ra bánh Dày – bánh Chưng đã chỉ ra : Âu cơ - Lang Liêu - Cơ xương chỉ là 1 nhân vật lịch sử và lãnh thổ nước Văn Lang là miền Giao chỉ – Quảng Tây Qúy châu và Vân Nam ngày nay hoàn toàn đúng theo di ngôn của tiền nhân người Việt (nước Văn lang Bắc giáp Động đình hồ , Nam giáp nước Hồ tôn , Tây giáp Ba Thục và Đông giáp Nam hải ), Giao chỉ và nam Quảng Tây là đất Lạc còn lại là đất của người Ai lao di tức người Âu . Đất Âu – Ai lao di cộng với đất Lạc thành ra lãnh thổ nước Âu – Lạc , sử thường chép gọn là nước Âu – Lạc . Gọi là Văn lang ý nói nước do Văn vương (vương = lang ) lập ra còn gọi là Âu Lạc là chỉ sự thống nhất 2 miền đất , 2 cộng đồng người . Xét tới đây đã rõ Văn lang và Âu Lạc chỉ là 2 tên gọi của 1 quốc gia , theo truyền thuyết Việt thì Hùng vương đóng đô ở Phong châu còn theo cổ sử Trung Hoa thì kinh đô ban đầu của nhà Châu là Phong kinh sau đến thời Ninh vương Châu Vũ vương thì dời đến Kiểu kinh ; (Kiểu hay Cửu kinh nghĩa là kinh đô ở phía tây đất nước) . Nước Văn lang và nước Âu Lạc là 1 đó chính là ‘Trung hoa’ của Thiên hạ thời nhà Châu (thiên hạ = trung hoa + chư hầu). Nước Văn lang có cả ngàn năm trước công nguyên ,Sử Việt đã lầm sự kiện năm 256-257 trước công nguyên tướng nhà Tần là úy Đà cầm quân chiếm Giao chỉ và vùng Tây nam Trung quốc lập 3 quận ...với việc Thục Phán đánh chiếm nước của Hùng vương lập nên kỷ nhà Thục nước Âu Lạc . Sử thuyết Hùng việt cho việc chiếm Giao chỉ và miền Tây nam Trung quốc chính là việc nhà Tần chiếm đất đuổi vua Châu đi đến miền đất hẹp ...xuống cấp xưng là Đông Châu quân ...trong cổ sử Trung hoa , Lịch sử Việt không hề có chuyện nước Âu – Lạc của vua Thục thay thế nước Văn Lang của vua Hùng . Úy Đà Tướng nhà Tần cầm quân chiếm Giao chỉ không phải là Triệu Đà vua Nam Việt , Trọng Thủy kẻ đã gạt tình nàng Mỵ Châu chính là Doanh tử Sở sau lên ngôi vua Tần dân gian Việt gọi là gã Sở Khanh , Trọng là con trai thứ 2 , Sở và Thủy chỉ là biến âm cùng nghĩa là ‘nước’ là Hành chủ của nhà Tần phân theo Ngũ hành ứng vào địa lý Trung hoa , Mỵ Châu là con gái vua Châu không phải họ tên (con trai vua gọi là quan lang con gái gọi là mỵ nương , 2 từ quan và nương là thừa và sai ) , đứa con oan nghiệt của cặp đôi này chính là Doanh Chính Tần thủy hoàng đế .Chính danh xưng của các nhân vật trong thiên tình sử đẫm lệ và cả máu là những thông tin lịch sử khá rõ nhưng do bị dẫn dắt ...sai nối sai nên sử gia Việt lớp trước đã không nhận ra và mắc sai lầm . Tư liệu lịch sử Trung hoa chép ...Triệu Đà vua Nam Việt dùng tiền bạc mua chuộc khiến Giao chỉ phụ thuộc vào nước mình đâu có đánh đấm gì ?, hơn nữa so ra dân số Giao chỉ gấp 2,5 lần dân nước của Triệu Đà ở Quảng đông thời ấy hỏi làm sao Triệu Đà đánh nổi ?. , có chăng thời nước Nam Việt là sự tự nguyện kết hợp vì Giao chỉ xưa là đất Tây Hạ và Quảng Đông là Đông Hạ cùng là con dân nhà Hạ mà ra còn việc Thủ đô thì đặt ở đâu trên lãnh thổ chung cũng được không phải là điều quyết định ...nước Ta hay nước ngoài ... Sự nghiên cứu của tác giả Dòng Hùng Việt và Bách Việt rất có giá trị và rất đáng trân trọng, đặc biệt là những dữ liệu điền dã chân thực thể hiện một nguồn sử liệu bị "bỏ quên", nhựng lịch sử Văn Lang đang bị chồng lấn giữa Sử Việt và Sử Trung Quốc, thậm chí liên quan đến cả Đông Nam Á, Triều Tiên, Nhật Bản... và cả thế giới. Việc tách bạch giữa hai dòng sử liệu này tôi sẽ viết ngay sau đây nhưng nội dung chỉ gạch đầu dòng và đây chỉ là ý kiến cá nhân, giúp tránh sự nhẫm lẫn trong phân tích, đỡ bị rối loạn giữa hàng vạn sự kiện của chính sử, dã sử, huyền thoại, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thuyết ADNH...1 like
-
Năm sinh con út nên chọn là Đinh Dậu 2017 hoặc Canh Tý 2020, nếu sắp xếp được thì Canh Tý tốt hơn. Thân mến.1 like
-
Có nhiều ước mơ. Đầu năm chưa thuận lợi. Cuối năm tốt.1 like