• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/03/2014 in all areas

  1. Chân Thật Từ đôi Chân Thật nho viết bằng hai chũ Chân Thực 真 實, Hán ngữ dùng nguyên văn và nguyên nghĩa là hai chữ Chân Thực 真 實, chỉ có phát âm lơ lớ là “Trân Sứ - zhen shi”. Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ XB năm 1991 giải thích (Chân 真 trang 64, Thực 實 trang 402) đều là những cái “ tố gốc Hán”, để dạy cho trẻ lớp một rằng Chân Thật là “từ Hán Việt” để chứng tỏ người Việt chẳng hề chân thật tí nào, đến cái khái niệm chân thật còn phải mượn của nước ngoài. Thực ra Chân Thật nguyên là từ gốc Việt, là từ đôi, vì Chân=Thật=Chắc=1. Chân Thật = 1+1 =0 theo phép cộng số học nhị phân, nên Chân Thật = 0, tức chẳng dấu giếm gì, nói toạc móng heo ra hết, gọi là minh bạch, đó là đặc điểm chân thật của người Việt. Nhưng về thanh điệu thì Chân dấu “không” Thật dấu nặng, đều thuộc nhóm “0”, nên theo thanh điệu thì Chân Thật = 0+0 = 1 (theo phép cộng số học nhị phân), thuộc nhóm “1” thì đáp số đó phải là từ Chắc, dấu “sắc” thuộc nhóm “1”. Chắc=Chân=Thật=1 có nguốn gốc từ hột gạo đã cứng khi hột lúa đã chín để có thể gặt về. Các từ cặp đối mang khái niệm Âm/Dương phồn thực là Nòng/Nọc = Nái/Đực = Mềm/Cứng = Lép/Chắc= (0/1 trong số học nhị phân , và bằng -/+ trong ký hiệu điện Âm/Dương). Lúa sau khi trổ bông (trổ đòng đòng) thì hột lúa hình thành dần dần từ lúc chưa có hình hột gạo ở trong (giai đoạn Hông có), rồi đến Hơi có, lúc đó còn nhũn gọi là ngậm sữa, rồi đến “Hơi Rõ”= =Hỏ, rồi đến “Hơi Lớn”= Hơn, rồi hột gạo lớn lên cứng dần đến có thể cắn thử được là ‘Hơn Cắn”= Hẳn (quá trình lớn của hột gạo là Hông - Hơi - Hỏ - Hơn - Hẳn), thăm đồng vẫn cắn thử xem hột gạo đã cứng hẳn chưa để biệt độ chín của hột lúa. Nho viết từ Hẳn bằng chữ Hấn 很 (cũng còn đọc là Ngận). Khi hột lúa đã chín thì hột gạo trong nó hẳn là đã cứng. Cứng=Cốt=Cật= ”Thành Cật”= Thật= ”Chắc Thật” = Chất, là cái chất lượng thật của hột gạo là bằng 1,là “Chất Hẳn”= “Chất 質 Hấn 很”= Chân 真 (lướt thế này là có logic để thành khái niệm Chân, nếu theo Hán văn thì phải viết ngược lại là “Hấn 很 Chất 質” thì không thể thiết thành chữ Chân được, mà Hán ngữ vẫn dùng nguyên chữ nguyên nghĩa từ Chân 真thì đó là do mượn của tiếng Việt). Hột gạo từ lúc mềm (ở khái niệm Âm=0) đến lúc lớn cứng (sang khái niệm Dương=1) là lúc nó đã “Thật Đực”= Thực, nên nho viết từ Thật bằng chữ Thực 實. Theo Thuyết Văn Giải Tự thì chữ Thực 實 đọc thiết “Thần 神 Chất 質”= Thật , nghĩa “Phú 富 dã 也!” tức Đủ ạ! (phần hột gạo đã lớn đủ đầy trong vỏ hột lúa thành Chắc=Chất=Thật=1). Đực=Đặc=Cặc=Chắc=1. Hán ngữ dùng chữ Thực 實 diễn đạt ý Đặc hay Cứng. Còn chữ Thực 食 đồng âm dị nghĩa là chữ Thực 食(thực phẩm) chỉ là hình thành do nhiều Thức (thức ăn) là “Thức Thức”= Thực (“ăn cho lắm thức vào mà bội thực”). Chữ Thực 食 này có gốc là Thức ăn, vì thức ăn là những thứ lành mà không độc thì người mới ăn được, nên chữ Thực 食 viết biểu ý bằng chữ Nhân 人 và chữ Lương 良 (nho viết từ Lành bằng chữ Lương 良, vì món lành thì nó thương người chứ không giết người. “Lành Thương”= Lương 良, nên các thứ ăn được gọi là lương thực). Gọi là Thức ăn vì thứ nhất là nó phải Lành cho người (“Lành Thương”= Lương 良, chữ Thực 食 biểu ý Lành 良 cho Người 人), thứ hai là nướng chín nó phải “Thơm Nức” = Thức, nên mới gọi là thức ăn, nhiều thức thì “Thức Thức”= Thực 食, 1+1=0. Thuyết Văn Giải Tự giải thích chữ Thực 食 đọc thiết “Thừa 乘 Lực 力” = Thực (Hán ngữ mà thiết thì là “Chéng 乘 Lì 力”= Chì, trong khi họ đọc chữ Thực 食 là “Shí”, trật!), lại còn giải nghĩa chữ Thực 食 là “nhất mễ dã! 一 米 也!” tức một miếng ạ!, rõ ràng Thực là một miếng ăn, trong đó có nhiều Thức gồm cơm, rau, cá, gia vị; lại còn chú thêm “cổ văn hương 古 文 香” tức xưa gọi là Thơm, thì đúng là “Thơm Nức”= Thức (có thơm nức mũi thì mới Ngon, tức mới Hương 香). “Thật Hiền”= Thiện. Nên Thuyết Văn Giải Tự còn giải thích chữ Thực 實là “Thiện 善 Dã 也!” (mà lướt “Thiện Dã!”= “Thật Ạ!”= Thà, nên tiếng Việt còn có từ nhấn mạnh là Thật Thà, trong khi Hán ngữ không có từ này, Thật Thà là từ đôi hay từ láy? dành cho Viện ngôn ngữ à nghe, vì chữ Thực 實 đã là cái “tố gốc Hán” rồi thì đến đó là trò chỉ biết vậy thôi vì bị chặn cụt đường suy nghĩ rồi.
    1 like
  2. LỜI TIÊN TRI 2014. * Đại ý: Năm nay Thái Tuế chiếu phương Ngọ, chủ về cháy nổ,hỏa hoạn....vv.... * Lưu ý: Bây giờ còn đang mùa Xuân. mùa hè mọi chuyện còn phức tạp hơn nhiều. ================================== Chợ Phố Hiến gần như bị thiêu rụi 20/03/2014 01:02 (GMT + 7) TTO CẬP NHẬT - Đến 23g30, chợ Phố Hiến, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên gần như bị thiêu rụi hoàn toàn sau hơn 3 tiếng hoả hoạn. Đại tá Vũ Duy Hiển, Trưởng Công an TP Hưng Yên cho biết khi trao đổi với Tuổi Trẻ. Lực lượng cảnh sát PCCC dùng thang phun nước khống chế đám cháy - Ảnh NGUYỄN KHÁNH Theo đại tá Hiển, vụ hoả hoạn xảy ra vào khoảng 20g tối ngày 19-3 tại một quầy hàng phía trong chợ. Ngọn lửa lan nhanh chỉ trong ít phút và bao trùm gần như toàn bộ khu chợ. Lửa bốc cháy rực sáng cả bầu trời. Theo một người dân có mặt tại hiện trường thì vụ hoả hoạn này lớn nhất từ trước đến nay ở Hưng Yên. Hàng trăm tiểu thương ùn ùn kéo về với hi vọng cứu được hàng hoá nhưng đều không thể vào được hiện trường vụ hoả hoạn. Người dân cho rằng nguyên nhân có thể do chập điện tại một gian hàng nào đó dẫn đến hoả hoạn. Ngay sau khi nhận được tin báo hoả hoạn, lực lượng cảnh sát PCCC tỉnh Hưng Yên đã huy động toàn bộ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của tỉnh tham gia chữa cháy. Tuy nhiên, do lửa cháy to nên đã phải huy động lực lượng chữa cháy từ tỉnh Hà Nam sang chi viện. Đại tá Hiển cho biết cho đến thời điểm 23g30p đã có hàng chục xe chữa cháy từ nhiều địa phương, đơn vị chi viện và tiến hành chữa cháy. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chợ Phố Hiến gần như bị thiêu rụi hoàn toàn. Chợ Phố Hiến bị cháy mới được xây dựng lại, có tổng diện tích 4.800m2 gồm 1 nhà chợ 2 tầng và hạ tầng xung quanh, chia theo các khu kinh doanh ngành hàng tập trung. Chợ do công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hoàng Phát làm chủ đầu tư và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 1-2014. Chợ có đủ các mặt hàng kinh doanh như vải sợi, quần áo, băng đĩa, giầy dép, mũ nón, hàng ăn; hàng khô, hàng mã, rau củ quả. Lúc 1g sáng ngày 20-4, các lực lượng cứu hỏa của các tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Hải Dương... đã được điều động đến chữa cháy với hàng chục xe chữa cháy chuyên dụng và hàng trăm chiến sĩ thuộc các lực lượng cứu hộ tham gia chữa cháy và bảo vệ hiện trường. Theo quan sát của PV Tuổi Trẻ; toàn bộ tầng một của khu chợ vẫn còn bốc cháy, các cuộn khói bốc mù nhìn rõ trong đêm ở trên cao. Hiện, lực lượng cứu hộ đang phun nước daajo đám cháy từ tầng hai để từ đó nước sẽ tràn xuống tầng một dập tắt đám cháy. Nhiều tiểu thương kinh doanh ở chợ này cho biết, do chợ mới đưa vào hoạt động từ đầu năm nay nên lượng hàng được họ đưa về dự trữ chưa kịp tiêu thụ là rất lớn. Ước tính thiệt hại có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng. Lãnh đạo Cục PCCC và Cứu nạn cứu hộ Bộ Công an cũng đã có mặt tại hiện trường để trực tiếp chỉ đạo việc chữa cháy. Đến 1h45 sáng 20-4, theo ghi nhận của chúng tôi, lửa vẫn bốc cháy tại tầng hai và một phần tầng một của chợ. Nhiều người dân ở gần khu chợ cho biết, có thể đã xảy cháy âm ỉ từ lúc 7g tối ngày 19-4 bởi khoảng thời gian đó nhiều người đã nghe mùi khét. Tuy nhiên ngọn lửa bùng phát và người dân chính thức phát hiện đám cháy là vào 21g tối. Tiểu thương ở đây cũng cho hay, nguồn nước của khu chợ này không được cấp đủ cả trong sinh hoạt lẫn cho công tác phòng chống cháy. Do đó, khi xảy cháy, người dân đã không tìm được họng nước để kịp thời dập tắt đám cháy. Đồng thời lực lượng chữa cháy ban đầu được điều động xuống không dủ (chỉ vài xe chữa cháy) nên đã không thể khống chế đám cháy. Lực lượng chữa cháy cũng cho hay, do nguồn nước từ chợ không đủ nên họ phải lấy nguồn nước từ cách đó nửa cây số, do đó không thể tập trung đủ nguồn lực nhanh va fkijp khống chế đám cháy. Hiện, Hưng Yên đã điều các xe cẩu công nghiệp có khoang ngồi cao để đưa lực lượng PCCC lên tầng cao phun nước chống cháy. M.QUANG - XUÂN LONG ================================== Khi đi mần phoengshui cho các thân chủ kinh doanh, phải thiết kế nhà. Lão Gàn luôn được lưu ý đến vấn đề hỏa hoạn trong thiết kế. Thực tế Phoengshui Lạc Việt do tính thông khí trong thiết kế, nên rất khó xảy ra hỏa hoạn.Vậy mà khi thiết kế khu chợ kinh doanh này, người ta quên mất vụ này hay sao mà không có hệ thống nước phòng chữa cháy?
    1 like
  3. Người làm mặt nạ Ngày xưa tại kinh thành có người đàn ông sanh sống bằng nghề chế tạo mặt nạ. Nhà ông bày la liệt những hình vẽ, những khuôn mặt bằng giấy cứng đủ loại tướng mạo màu sắc lòe loẹt, lúc nào sơn mực cũng bừa bãi khắp phòng. Lúc ấy ông đang nhận làm một mặt nạ ác qủy Dracula cho một ban kịch lớn. Suốt mấy ngày đêm hì hục tô vẽ, cố gắng làm nổi bật những nét đanh ác, ma quái cho khuôn mặt qủy. Tình cờ một người bạn đến thăm, nói chuyện quanh co một hồi. Người bạn ngạc nhiên thấy vẻ mặt chủ nhân có chiều bực bội hắc ám, liền hỏi: - Dạo này tôi thấy khí sắc anh hơi sút kém, hay anh có việc gì bực mình? - Không có gì cả. Người bạn không tin hỏi lại: - Có thật không anh? Cuộc nói chuyện mất hẳn hứng thú, nên một lát sau người bạn đứng lên cáo từ. Bẵng đi một thời gian khoảng nửa năm, người bạn lại đến thăm người làm mặt nạ. Vừa trông thấy chủ nhân, người bạn reo lên mừng rỡ: - Ồ! Lúc này trông anh hồng hào tốt tướng hơn trước nhiều, chắc hẳn anh đã được nhiều điều may mắn phải không? Chủ nhân vẫn tỉnh bơ đáp: - Không có gì lạ bạn ơi. Chủ nhân thật không hiểu được vì sao người bạn có nhận xét lạ lùng như vậy. Dần dần, ông mới vỡ lẽ ra rằng: Vì nửa năm trước làm mặt nạ quỷ, suốt ngày cứ tưởng tượng hình ảnh nhe nanh, trợn mắt, thè lưỡi, các tướng mạo hung ác dữ dằn để làm mặt quỷ cho thật giống, vì thế vẻ mặt ông cũng biểu hiện những nét sân giận, dữ tợn, người nhút nhát trông thấy đến phát sợ. Sau đó nửa năm, ông nhận làm mặt nạ một vị công thần chánh trực và đức độ. Ông miệt mài tìm những nét thanh cao, khả ái để thể hiện những đức tính đặc biệt này, vẽ làm sao để ánh mắt đầy nhân từ và công chính, tô khéo đến mức nào để có đôi môi hiền hòa nhưng cương nghị, nụ cười độ lượng mà vẫn uy nghiêm. Ngày đêm chỉ liên tưởng đến đề tài sáng tạo này nên tự nhiên bên ngoài nó thoát ra từ thái nhu hòa, khuôn mặt chủ nhân có nét thỏa ái, dễ chịu. Ðến lúc khám phá ra điều này, người làm mặt nạ thầm công nhận: những điều tâm ta nghĩ ngợi, tư duy đều được biểu lộ ra ngoài dung mạo. Kinh Phật đã nói đến động lực của Tâm trong câu nói hàm xúc: “Tâm như họa sư, khéo vẽ muôn hình tượng”. Thích Nữ Như Thủy – Như Ðức ========================== Cái này Lý học Đông phương ứng dụng trong cuộc sống con người từ lâu rồi! Đến từng chi tiết. Trong đó có cả trong Phong thủy Lạc Việt.
    1 like