Dễ Dàng.
Dễ Dàng không phải là từ láy. Nguyên gốc là Dễ Dường, do “Dễ Thường”= Dường, từ Dễ Thường là từ rất hay dùng, bởi việc gì dễ cũng có nghĩa là nó thường thôi, không có gì là khó khăn cả. Thoong thường hay gặp biến âm bằng đổi rỡi Ương=Ang ( VD: đường=đàng, đương=đang, đảm đương = đảm đang). Dễ Dàng là từ đôi. Dễ=Dàng= Tàng Tàng = Làng Nhàng = =Xoàng Xoàng = Thàng = Thường, từ đôi ”Dễ Thường”= Dường = Dàng = “Dàng nói Chung”= Dung 庸, nên nho viết từ Dàng bằng chữ Dung 庸 mang nghĩa là Dễ. Dễ mà nhấn mạnh như khẩu ngữ nói “Dễ Dễ là!” tức nhấn mạnh có phụ từ khẳng định đứng sau là “Dễ Chi 之!” = Dị 易, nên từ Dễ nho viết bằng chữ Dị 易. Từ Dễ Dàng nho viết bằng chữ Dị Dung 易 庸, đây là từ đôi nên cũng có thể viết là Dung Dị 庸 易, đây cũng là từ đôi vì Dung 庸 nghĩa là xoàng xoàng. Ví dụ ông thầy thuốc thì diễn đạt bằng chữ Y 醫 (Chữa = “Chữa Đi!” = Chị = Trị = Y), nhưng ông thầy thuốc xoàng thì dùng chữ Y Dung 醫 庸 (Hán ngữ gọi ngược là Dung Y 庸 醫,từ Dung Y của Hán ngữ nghĩa là ông thầy thuốc hạng xoàng) . Từ Dung Dị 庸 易, vốn nghĩa đen là Dễ, nhưng vì nó viết bằng chữ nho nên người ta lại cũng còn dùng với ý văn vẻ, ví dụ nói “con người dung dị” để chỉ con người dễ tính, không đòi hỏi cầu kỳ, nhu cầu ăn mặc ở thế nào cũng xong. Từ Dễ Dàng nho viết bằng chữ Dị Dung 易 庸, hay Dung Dị 庸 易, nghĩa đen của Dung Dị 庸 易 là Dễ. Hán ngữ mượn chữ nho này để biểu đạt cái ý Dễ bằng hai chữ Dung Dị , nhưng ở Hán ngữ hai từ đó phải luôn đi liền nhau không thể tách rời, như một từ có hai âm tiết, và do đã mượn nhầm tiếng Việt chữ Dung 容 (nội dung) đồng âm khác nghĩa với chữ Dung 庸 ( “Dễ nói Chung” = Dung 庸 = Dàng = =Xoàng = Thàng = Thường), thành ra Hán ngữ viết là Dung Dị 容 易 (phát âm lơ lớ là “Rúng Yi”). Hai chữ Dung Dị của Hán ngữ mang nghĩa là Dễ, là mượn âm từ Dung Dị 庸 易 của tiếng Việt, nhưng ký âm sai bằng chữ Dung 容 (nội dung) không phải đúng chữ Dung 庸 (xoàng xoàng) như của tiếng Việt. Hai chữ Dung Dị 容 易 mà Hán ngữ phải phát âm gắn liền để biểu đạt ý Dễ, nếu tách ra thì hai chữ ấy đường ai nấy đi, vì nghĩa nó khác hẳn nhau (không phải là từ đôi). Chữ Dung 容 chỉ có nghĩa là nội dung, vì biểu ý của chữ Dung 容là: thêm một Nhân 人 Khẩu 口 vào trong Huyệt 穴 gọi là Dung 容 (dung nạp). Chữ Dung này là một từ gốc Việt, do ở cái câu thành ngữ “Dựng vợ Gả chồng”, mà ai là người Việt hễ nghe là thấy ngay: “Dựng vợ” là đưa vợ từ người lạ thành người trong nhà mình, “Gả chồng” là cho “Gái theo chồng đi Ra”= Gả 嫁, mà đi theo về nhà chồng.Thủa xưa người Kinh Sở còn đọc chữ Gả 嫁 là "Con gái theo chồng đi Ra"= Cả 嫁 . Chữ Gả này viết biểu ý bằng Con Gái (chữ "Nái Chứ!"= Nữ 女)và tá âm bằng chữ Gia 家 thay cho âm Ra, người bắc vẫn nói “đi gia” thay vì “đi ra”. Người lạ gọi là người Dưng (thành ngữ “người Dưng nước Lạ”). Đưa “Dưng vào Nội”= Dựng (do lướt lủn). Dựng có nghĩa là phần tử đã thành ở trong ( “Đã Dựng”= Đựng = Hứng = Hưng 興 = Thưng = Thịnh 盛. Từ Hưng Thịnh 興 盛 là từ đôi, có nghĩa đen là Đựng, nhưng vì được viết bằng chữ nho nên nó đã văn vẻ hóa lên thành nghĩa là giàu có phát đạt, vì là đựng được nhiều của tức Hưng Thịnh 興 盛). Đã thành người nhà rồi, tức đã “Dựng rồi thì ở Chung”= Dung, bởi vậy chữ nho Dung 容 mới có biểu ý là: thêm một Nhân 人 Khẩu 口 vào trong Huyệt 穴 gọi là Dung 容. Nhưng cái khốn nạn là hễ chữ nào có viết bằng chữ nho (dù nhiều dân tộc phương Đông đều cùng sử dụng) thì chúng lại bảo đó là cái “tố gốc Hán” hay là “từ Hán Việt”.