• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/03/2014 in all areas

  1. Con đầu mệnh Thủy bị mệnh mẹ khắc, Can Nhâm không tốt cho cha Con út nên chọn 2018 Mậu tuất, Mộc hợp cả cha và mẹ, kém hơn thì 2021 Tân sửu, Thổ
    1 like
  2. Con lớn khá ổn, con thứ 2 can Nhâm không hợp với can Mậu của cha con út nên tốt nhất chọn 2020 hợp cả cha và mẹ, nếu xa quá có thể chọn 2016 hoặc 2017 đều là mệnh Thủy, khắc mệnh mẹ, con lớn lên gia đình sẽ phát.
    1 like
  3. Trong 3 năm này, nên chọn 2016, con mệnh thủy được mẹ Kim sinh
    1 like
  4. "Một ngày tháng 7, trời mưa sụt sùi, ông Son sai người làm mấy mâm lễ lớn, vừa cúng bái vừa khao chúng sinh ngay trên sàn con tàu hút bùn. Khi công nhân lấy lên vô số vật lạ, ông Son đã tin rằng đào phải trận pháp trấn yểm, nên đã cúng bái, rồi sai công nhân khoanh vùng, nạo vét lòng sông bằng thủ công. Công nhân tiến hành đắp bờ, tát nước, móc từng nắm bùn đoạn sông Sào Khê để tìm kiếm thông tin. Giữa một đống di vật lạ, công nhân đã lôi lên được một chiếc đầu lâu. Có lẽ, do nằm rất sâu dưới lòng đất, trong tình trạng yếm khí, vi khuẩn không hoạt động được, nên hộp sọ được bảo quản rất tốt, còn rất nguyên vẹn. Một số nhà khảo cổ, nhân chủng học tìm về và khẳng định hộp sọ to, đẹp, cân đối, thể hiện đây là một người thông minh, khỏe mạnh, thậm chí là một vị tướng. Điều lạ lùng là lại chỉ phát hiện hộp sọ dưới lòng sông, còn xương cốt bộ phận khác lại không có. Ông Son đã huy động mấy chục công nhân, mở rộng diện đào bới, tuy nhiên, tìm kiếm suốt một tuần không thấy thêm mẩu xương nào. Tin rằng, chiếc đầu lâu này của vị tướng, nên ông Son sai người an táng rất chu đáo. Khi đó, một đội chuyên phục vụ án táng, di chuyển hài cốt được thành lập. Theo lời ông Son, họ mua tiểu sành, vải liệm màu đỏ. Đích thân ông đã cúng cho oan hồn này. Cúng xong, đội an táng đưa ra nghĩa địa chôn ở vị trí đã chọn sẵn. Sau này, một số người đi xem tâm linh, đã nhận thủ cấp ấy là của tổ tiên mình, tức tướng Nguyễn Bặc". Nếu thông tin "tâm linh" trên là chính xác thì đây là thông tin "đại hỷ" của những người con họ Nguyễn Đại Tông ở Việt Nam vì đã tìm được một phần Di cốt Cụ Thủy Tổ của mình. Theo gia phả họ Nguyễn ở Hải Hậu - Nam Định và theo tài kiệu Wikipedia tiếng Việt http://vi.wikipedia....85n_B%E1%BA%B7c thì Định Quốc công Nguyễn Bặc chính là Đức Thái Thủy Tổ của Dòng Tộc Nguyễn Đại Tông ở Việt Nam. Là người con họ Nguyễn ở Hải Hậu - Nam Định khi đọc được những thông tin quý báu này vandung689 rất xúc động. Xin trân thành cảm ơn Yeuphunu, Ban quản trị Diễn đàn TTNC LHĐP và VTC News đã sưu tập và đăng tải bài này. Qua Diễn đàn TTNC LHĐP vandung689 xin gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe tới ông Nguyễn Văn Son - Người đã có đầy tâm huyết với sự bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần và tâm linh của Ninh Bình.
    1 like
  5. Thái Quá Từ đôi Thái Quá là từ gốc Việt, cái gì vượt mức thông thường đều gọi là Thái 太 hay Quá 過, ví dụ câu “Thái Âm thành Dương, thái Dương thành Âm”. Từ điển Yếu tố Hán Việt thông dụng của Viện ngôn ngữ XB 1991 giải thích Quá 過 (trang 322) và Thái 太 (trang 367) là những cái “tố gốc Hán”, nên hai lúa phải giải thích lại. Rất đơn giản là từ Quá ban đầu đã sinh ra là do hành vi di động (Đi), từ Thái ban đầu đã sinh ra là do hành vi lao động (Làm) của con người. Di Động là cái sự Đi. Nếu chỉ thay riêng rỡi của từ Đi thì có nôi khái niệm: Đi=Đu=Đưa=Đẩy=Đày=Đọa=Đụng=Động=Đả=Đánh (đều là những sắc của di động). Nếu chỉ thay riêng tơi của từ Đi thì có nôi khái niệm: Đi=Di=Chỉ=Chi=Nghĩ (đều là những sắc của di động). Cái để cơ thể di động, trong ngôn ngữ Nam Á nói chung, là cái Cẳng (con Cua tám Cẳng hai Càng, một mai hai mắt “nói” ngang suốt đời). Di động của cái Cẳng là Cuốn và Cút. Ra khỏi cái vị trí đang đứng là “Cuốn Ra” = “Cút Ra” = Qua, hơn nữa thì “Qua Qua”= Quá, 0+0=1. Cái xe thô sơ là cái Cút Kít chỉ có một bánh, đi bằng cách Cuốn, hai từ Cuốn Khỏi hay Cút Khỏi thì nho viết bằng hai chữ Cổn Khai 滚 开. Từ Qua hay Quá dùng chỉ số đo đường đi, vượt qua hay đi quá; dùng chỉ sự cuốn của thời gian, trôi qua, quá khứ; dùng chỉ sự vượt mức, đầy quá, đắt quá. Lao Động là cái sự Mần. Mần=Lấn=Làm=Lao=Lụng=Nụng=Nống=Động ( đều là các sắc của Mần), nên còn có từ đôi Lao Động 勞 動, nho viết từ Làm bằng chữ Lao 勞. Mần=Vận=Vụ=Việc=Nghiệp=Nghệ (đều là các sắc của Mần), nho viết từ Mần bằng chữ Vụ 務, mà người Nhật lại đọc chữ Vụ 務 là “Màn”; nho viết từ Việc hay Nghiệp bằng chữ Nghệ 業, còn đọc là Nghề, từ đôi Nghệ Vụ 業 務 cũng đọc là Nghiệp Vụ 業 務, cũng như từ đôi Lao Vụ 勞 務, đều nói về cái việc làm, bận việc hay bận làm đều rứa cả. Khi Múc thóc đổ vào thúng thì cái thúng là cái “Đồ Hứng”= Đựng, dùng để đựng thóc, nó đựng bằng cái Lòng của nó tức cái khoảng rỗng Trong (thể tích) của nó, tức “Đựng Trong”= Đong. Vì vậy cái thúng còn dùng làm đơn vị đo khối lượng thóc bằng động tác Đong: Múc thóc đổ vào thúng, ban đầu “Múc còn Non”= Mọn = Món. Dần dần (tiếng Nhật gọi là “Đan Đan” với nghĩa là dần dần hay từ từ 徐 徐 = tiệm tiệm 漸 漸 = chậm chậm) khi Múc đầy lên đến ngang bằng vành thúng gọi là Mãn 滿; quá mức vành thúng thì là “Mãn Thừa”= Mứa. Mứa là cái Mức dư hơn là cái mức Mãn, mức ấy là thừa, phải lấy cái cây thẳng gạt thóc thừa đi cho bằng ngang vành thúng mới gọi là đong chính xác. Quá trình đong sẽ cho các kết quả xác suất của phép đong là Mọn – Mãn – Mứa. Cái phần thừa phải gạt cho nó vãi xuống, không đong vào thúng, không tính, coi như bỏ đi, đó là cái “Thừa Vãi”= Thãi. Đong non thúng thì kết quả số đo là Thiếu, đong mức ngang bằng vành thúng thì cho kết quả số đo là Thật, quá cái mức ấy là kết quả số đo Thừa, ba kết quả xác suất của phép đong ở đây là Thiếu – Thật – Thừa. Cái Thãi (thóc bị Thãi ra ngoài thúng) này còn biểu đạt bằng từ đôi Thừa Thãi hay Thừa Mứa, tức có hai từ đôi, biểu đạt cho từ lặp đồng nghĩa Thãi Thãi, mà “Thãi Thãi”= Thái, 0+0=1 (Thái chỉ sự quá mức), đồng thời “Thãi Thái”= Thải, 0+0=1 (Thải chỉ sự bỏ ra do thừa quá mức, còn dùng chỉ động tác vứt đi là “Thải Nhảy”= Thảy, thảy ra ngoài). Nho viết chữ Thái 太 chỉ sự quá mức. Nho viết chữ Thải 汰 biểu ý gồm Thái 太 là quá mức, và Nước氵 biểu ý là nước mà quá mức giới hạn của cái đồ đựng thì nó tự động Chảy=Nhảy=Thảy, là “Thảy ra Ngoài”= =Thải 汰, nên chữ biểu ý mà nho viết là 汰 phải đọc chính xác là Thải 汰. Thái ngữ mượn từ Thải này, đọc chính xác là Thải; Hán ngữ mượn từ Thải này, đọc lơ lớ là Thại 汰.
    1 like
  6. Những hình khắc bí ẩn trên vách đá ( theo VTC news) Như đã nói ở kỳ trước, khi nạo vét sông Sào Khê và khu Tràng An (Ninh Bình), tổ nạo vét gặp vô số điều kỳ lạ, chủ yếu là xương người, xương các loại động vật lớn, nhiều vật dụng, cả đống tiền cổ… khiến ai nấy phải dựng tóc gáy. Tuy nhiên, chỉ đến khi dàn máy móc hút bùn, nạo vét lòng sông Sào Khê tiến vào sát cửa hang Luồn, thì sự thực về trận đồ trấn yểm mới lộ rõ. Ông Nguyễn Văn Son, chủ khu du lịch Tràng An Cổ, cha đẻ của cả hai khu du lịch Tràng An kể: “Cả đời gắn bó với vùng đất Tràng An này, gặp không thiếu chuyện gì, nhưng ngẫm lại, tôi tin rằng anh linh các cụ đã dẫn dắt tôi từng bước, để khám phá những bí ẩn trong lòng đất Tràng An. Việc phát hiện ra trận đồ trấn yểm này không phải ngẫu nhiên, mà tôi tin rằng do các cụ sắp đặt”.Ông Son giới thiệu những cổ vật thu được từ cửa hang Luồn khi nạo vét sông Sào Khê Theo lời ông Son, kể từ khi phát hiện ra trận pháp, ông có cảm giác rất lạ, ông thấy mình phải có trách nhiệm để trông coi, giữ gìn long mạch thiêng liêng này. Ông để lại dự án Tràng An cho người em, là ông Nguyễn Xuân Trường xây dựng, quản lý, ông về Tràng An Cổ, huyệt mạch quốc gia để xây dựng lại cơ nghiệp, nhằm bảo vệ trần đồ trấn yểm kỳ bí này. Ông Son tin rằng, đoạn sông Sào Khê chảy qua hang hang Luồn chính là huyệt mạch trọng yếu của quốc gia, nơi quan trọng nhất của nhà Đinh, và cũng là nơi tổ tiên ông đã đổ máu, dựng nghiệp, rồi sinh sống đến tận bây giờ. Để tôi hiểu rõ về trận đồ trấn yểm, đích thân ông Nguyễn Văn Son đã lấy thuyền chở tôi dọc sông Sào Khê, tiến về phía cửa hang Luồn. Rất nhiều cổ vật tìm thấy ở cửa hang Luồn Theo ông Son, sông Sào Khê khi xưa to, nước sâu, chứ không nhỏ và cạn nước như bây giờ. Mùa lũ, nước từ sông Đáy thốc vào, nước dâng cao chảy cuồn cuộn. Chỉ có con đường duy nhất vào Tràng An là đường thủy, trên sông Sào Khê, xuyên qua hang Luồn. Cả con sông đã chảy qua lòng quả núi. Nơi đây bốn bề núi cao hiểm trở, các dãy núi là tường thành tự nhiên, dễ phòng thủ, khó tấn công, nên vua Đinh, rồi nhà Tiền Lê đã chọn làm nơi dựng nghiệp. Cửa hang Luồn là một công trình kỳ vĩ của tự nhiên. Mái hang khá thấp, nhiều chỗ bơi thuyền chạm đầu, tuy nhiên bề rộng thì tới 60 mét, đủ chỗ cho thuyền bè tấp nập ngược xuôi, mà không sợ tắc. Hang Luồn nhìn từ bên trong Chèo thuyền đến cửa hang Luồn, ông Nguyễn Văn Son dừng thuyền, chỉ cho tôi xem những hình khắc khá nhỏ trên vách đá mái hang giữa sông. Ông Son kể, ngày xưa, vách đá này có nhiều chim làm tổ, ông cùng đám trẻ trong làng thường bơi dưới sông, bốc bùn ném trúng tổ chim, để chim non rơi xuống đem về nuôi. Ông đã phát hiện những hình khắc kỳ lạ đó, tuy nhiên, ông không biết là thứ gì. Khi việc nạo hút đoạn hang Luồn gặp nhiều sự cố, ông Son mới để ý đến những hình khắc này. Ông tìm lại sách cổ, rồi gặp các chuyên gia phong thủy, chuyên gia văn hóa cổ, thì thấy rằng, những hình khắc như trên vách đá thường được sử dụng trong các lễ trấn yểm, hoặc cầu siêu, giải oan của người xưa. Trong quá trình nghiên cứu, ông Son đã vô tình có được trong tay cuốn sách cổ của ông Phạm Văn Nghị, là nhà nho yêu nước thời Tự Đức. Ông này đã mô tả rất kỹ con sông Sào Khê và cửa hang Luồn.Bia đá đề thơ của chúa Trịnh Sâm Theo đó, con sông Sào Khê thực tế tên là Tào Khê (đặt tên theo con sông Tào Khê nổi tiếng linh thiêng của Trung Quốc). Khê có nghĩa là con ngòi luồn lách qua khe núi. Theo mô tả của cuốn sách cổ trên, thì Sào Khê chính là Tiểu Hoàng Long (rồng nhỏ), còn sông Hoàng Long là Đại Hoàng Long (rồng lớn). Sông Sào Khê dẫn nước từ sông Đáy, luồn lách qua các hang động, núi đá, rồi đổ ra sông Hoàng Long. Cũng theo cuốn sách trên, cửa hang Luồn chính là long mạch quan trọng nhất của Tiểu Hoàng Long. Chính vì thế, khi chúa Trịnh Sâm về đây, đã cho lập bia và đề thơ trên vách đá, ngay cửa hang Luồn. Hiện tấm bia trên vách đá vẫn còn nguyên vẹn. Ông Son đã lợp mái để che mưa nắng, giữ cho tấm bia được bền vững với thời gian.Hình tháp kính thiên trên vách đá, ngay trên cửa hang Luồn Hình bùa linh phù ông Son chụp lại treo lên vách đá để mọi người nhìn rõ Một nhà ngoại cảm nổi tiếng về cửa hang Luồn, cũng khẳng định như vậy. Nhà ngoại cảm này còn mô tả kỹ lưỡng trận pháp dưới lòng sông, mà theo ông Son, sau này đào lên, mọi thứ đều đúng như mô tả (?!). Nhà ngoại cảm nọ còn tả lại cảnh tượng làm lễ trấn yểm kéo dài từ thời Đinh sang tận thời Lê. Theo đó, mỗi khi xuất quân, vua Đinh và vua Lê đều bái lễ ở cửa hang Luồn. Thắng trận cũng về đây làm lễ, rồi thả đèn, nến, vàng hoa trên sông Sào Khê, trôi qua hang Luồn sáng rực. Một số nhà phong thủy cũng được ông Son mời về nghiên cứu những hình khắc. Mấy nhà khoa học cũng đã lấy những bản dập hình khắc mang đi nghiên cứu và có giải mã bước đầu.Rất nhiều tiền cổ thu được ở sông Sào Khê Những hình khắc bao gồm: Tháp kính thiên, cá phóng sinh, đài sen, ngọn lửa, đạo linh phù. Những hình khắc này tập trung ở mái đá ngay cửa hang Luồn, không phát hiện ở nơi nào khác. Dựa vào độ mòn, các nhà khoa học cũng khẳng định các hình khắc có tuổi đời rất lâu. Hình khắc Tháp kính thiên khá cầu kỳ. Dưới đế hình tháp là ngọn lửa thả trên mặt nước. Tổ hợp hình ảnh này biểu thị cho lễ cầu siêu cho tướng sĩ vì nước quên thân. Hình con cá thể hiện sự phóng sinh trong nghi lễ cầu siêu. Hình bùa linh phù có lẽ bí ẩn nhất. Phía dưới hình là miếng gỗ (mộc), trên là hình người quỳ nâng lư hương, tiếp theo là hình mặt trời, và trên cùng là hình ngũ cốc. Đây là một lá bùa cổ, được người xưa dùng để trấn yểm, giữa yên âm trạch. Còn tiếp…
    1 like
  7. 1. Chi tiêu dè xẻn, tích cóp lúc khốn khó. 2. Tháng 10 âm. 3. Nên ở riêng thì mới phát triển được. nhưng muốn ra riêng thì cũng phải tới năm 2015. Chúc thuận lợi Thiên Đồng
    1 like
  8. Kịp, nên nhớ năm nay nhuận 2 tháng 9 cơ mà. Chúc 2 bạn như ý
    1 like