• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/03/2014 in all areas

  1. Nếu được hỏi về sự cần thiết phải học môn Văn; cần thiết phải học môn Lý; môn Toán....vv....Tất nhiên có cả sự cần thiết phải học môn Sử thì có lẽ một con mẹ ve chai - có con đi học - cũng có thể sổ Nho được. Nhưng bản chất thật của việc học thì như giáo sư Hoàng Tụy phát biểu: "Phải có một triết lý giáo dục". Riêng về môn Sử, Lão Gàn gợi ý thế này: Nhân loại có lịch sử và ghi chép Sử từ bao giờ? Vì sao con người phải ghi chép Sử? Người Đông phương quan niệm thế nào về Sử? Bản chất thật của Sử và mối tương tác của Sử trong sự tiến hóa phát triển của một quốc gia? Dân tộc Việt có sử từ bao giờ? Rồi! Lão Gàn chờ cái "cộng đồng khoa học quốc tế" và cái "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - toàn giáo sư tiến sĩ cả (Có cả Viện sĩ được viện Hàn lâm Pháp quốc ban tặng huân chương và chức danh nữa chứ) - phủ nhận cội nguồn văn hóa sử Việt với Việt sử 5000 năm văn hiến - có ý kiến phát biểu. Lão Gàn cũng già rùi! Gánh nặng gia đình, cuộc sống cũng qúa mệt mỏi. Ấy là chưa kể trò đời nhẩy múa trước mặt Lão Gàn....thời gian cũng không còn lâu nữa để những lời tiên tri của bà Vanga bắt đầu ứng nghiệm.
    2 likes
  2. Diễn đàn LHĐP mở topic dành cho năm 2014 cho các bạn quan tấm đến Luận Tuổi Năm Sinh Con, thay cho topic 2013 để các bạn dễ theo dõi. Chú ý khi tư vấn: Không gửi bài viết nhiều lần Tuân thủ nội quy diễn đàn Không trao đổi thảo luận các nội dung khác ngoài lề Không hỏi giúp người khác vì trong Lý Học có nhiều lí do tế nhị. Tư vấn và được tư vấn là do DUYÊN và TÙY DUYÊN và trên tình thần tự nguyện của các nhà nghiên cứu. Ưu tiên tư vấn cho các trường hợp mong muốn sinh con năm 2014 Trước khi tư vấn xem trước: Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Tuổi hợp - xung trong tình yêu Luận tuổi Lạc Việt Tham khảo các bài tư vấn cũ: Sinh con năm nào thì tốt Sinh con năm nào thì tốt 2013 Chú ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG XEM VÀ TƯ VẤN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP ĐANG CÓ THAI VÀ TRƯỜNG HỢP HỎI GIÚP CHO NGƯỜI KHÁC Khi tư vấn chúng tôi sẽ giúp chọn những năm tốt nhất, gần nhất và phù hợp nhất Những năm chúng tôi không chọn hoặc không tư vấn là không phù hợp nên đừng hỏi lại. Gửi nội dung tư vấn theo mẫu sau Chồng: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Vợ: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Nếu đã có con: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] ( đã có hơn một con thì mỗi con trên một dòng riêng) Nội dung xin tư vấn: Dự định sinh con năm xyz có tốt không? / Sinh con năm nào thì tốt Nội dung thêm: (lựa chọn, nếu cần thì đưa thêm để tiện việc tư vấn) Ví dụ:Chồng: 1-11-1984 âm lịch - Hải Trung Kim Vợ: 20/08/1988 âm lịch - Đại Lâm Mộc Con lớn: 15/05/2012 âm lịch Xin tư vấn: Sinh con út năm nào thì tốt
    1 like
  3. Đã nói kĩ rồi mà không có xem sao ? con vuông mà mẹ thì méo
    1 like
  4. Năm nay và liên tiếp trong 1-2 năm tới vẫn có cơ hội lấy chồng, chồng dạng người cao to mặt đầy đặn da hồng hào trán cao rộng tướng mạo uy nghiêm nhân hậu và sang lưng dầy và dài là thuộc loại tốn vải, nếu lấy nhau dễ dàng thì sẽ có thời gian xa cách ngắn ngũi nếu lấy chồng người phương xa hay đi xa mà kết hôn thì may ra mới tron vẹn duyên đầu và hạnh phúc .
    1 like
  5. Kỹ sư “chân đất” khiến thế giới “nghiêng mình” (LĐĐS) - 1:45 PM, 08/03/2014 Kỳ 1: “Dị nhân” của núi rừng Việt Bắc Giữa nơi thâm sơn cùng cốc tưởng như chỉ có gió núi và mây ngàn thì việc nghiên cứu khoa học công nghệ tưởng như một chuyện đùa. Thế nhưng, chính nơi đây lại nuôi dưỡng một con người đam mê và sẵn sàng tự nguyện cống hiến cho khoa học công nghệ mà lại là khoa học công nghệ cao, cơ khí chính xác. Ông Trịnh Đình Năng tâm sự về cuộc đời của mình. Khi bắt tay vào viết bài này, tôi nhớ đến câu nói của một người thầy từng dạy tôi trong trường đại học: “Một người dù thất bại trong đam mê còn đáng kính hơn những người suốt đời chung thân tỉnh táo”. Trường hợp đó thật đúng với nhân vật Trịnh Đình Năng, quê ở thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Một người học chưa hết lớp 7, nhưng đã có sáng chế khiến giới khoa học trong nước và quốc tế kinh ngạc. Vào đời bằng bách nghệ Tôi được biết câu chuyện của nhà sáng chế Trịnh Đình Năng từ ông Phạm Huy Hoàng - Phó Trưởng ban Tuyên giáo tỉnh Bắc Kạn. Ông Hoàng cho biết, đây là một trong những nhân vật kỳ lạ bậc nhất của tỉnh Bắc Kạn bởi vừa tài vừa ngông. Được sự giới thiệu của ông Phạm Huy Hoàng tôi gọi điện thoại xin gặp gỡ với nhà sáng chế Trịnh Đình Năng. Chỉ sau 5 phút gọi điện, ông Năng đã có mặt tại nhà khách Tỉnh ủy để đón tôi. Ấn tượng đầu tiên của tôi với nhà sáng chế này là một vẻ chất phát thuần nông chính hiệu. Trịnh Đình Năng sinh năm 1957 tại Ninh Giang, Hải Dương, bố là một bác sĩ được đào tạo từ thời Pháp thuộc. Sau đó, bố mẹ ông được phân công lên công tác tại Bệnh viện Bắc Kạn. Công tác ở Bắc Kạn được một thời gian ngắn thì bố ông lại nhận nhiệm vụ về Hải Phòng, mẹ ông cùng 2 con ở lại đất Bắc Kạn. Học hết lớp 6, cậu bé Năng đành phải tạm dừng việc học do gia đình quá khó khăn. Thời gian này, một mình cậu bắt tay vào công việc làm nhà, một việc tưởng chừng như quá sức của một cậu bé 13 tuổi. Nhưng với sức sáng tạo bẩm sinh, cậu đã biết nhờ người đi đốn gỗ, dùng đòn bẩy vận chuyển về đến địa điểm nhà mình, rồi tính toán việc dựng cột làm nhà một cách chính xác. Mất hơn một năm, ngôi nhà của 3 mẹ con cậu hoàn thành với kiến trúc 3 gian kiểu đồng bằng Bắc bộ. Làm nhà xong, Năng quay lại trường học thêm 1 năm nữa thì bỏ hẳn, đi làm công nhân gang thép ở Thái Nguyên. Thời gian đầu, Năng được đi học bổ túc về nghề cơ khí 18 tháng. Chính 18 tháng ngắn ngủi này đã bắt đầu hun đúc trong con người cậu bé Năng niềm đam mê sáng tạo máy móc sau này. Làm công nhân gang thép được vài năm, Năng lại bỏ nghề xin vào làm thợ mộc ở địa phương. Mặc dù chưa được một ngày đào tạo về làm mộc, song sản phẩm của anh thanh niên Trịnh Đình Năng bao giờ cũng thuộc loại đẹp nhất xí nghiệp. Làm ở xưởng mộc 1 thời gian, với niềm đam mê cơ khí, anh công nhân Trịnh Đình Năng đã hiến kế cho Phó giám đốc xí nghiệp Hoàng Hòa về việc nâng cấp máy móc và đưa tự động hóa vào sản xuất. Đề án của Năng đã chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên do những vấn đề mang tính thời điểm, Phó giám đốc xí nghiệp đã không chấp nhận đề án này. Không được chấp nhận sáng tạo đó, Trịnh Đình Năng tỏ ra chán nản và lại xin thôi việc, bỏ về làm may với người vợ là Nguyễn Thị Ngoan. Làm may được vài năm, Năng lại “ngứa” nghề cơ khí nên chuyển sang sửa chữa xe máy. Thời gian này, ông đã tự chế được loại máy ép biên rất hiệu quả, bán chỉ bằng nửa giá so với thị trường do chi phí sản xuất thấp. Nhờ vậy, chỉ vài ba năm làm thợ sửa xe máy, ông đã kiếm bội tiền. Ông Năng chia sẻ, lúc cao điểm ông đã kiếm được tới 30 cây vàng. Nhưng thay vì dùng tiền để chi tiêu cá nhân hay đầu tư ông lại dùng số tiền này để nghiên cứu khoa học. Đốt vàng để nghiên cứu Sau khi làm ăn khấm khá và có trong tay một lượng vàng, lúc này ông Trịnh Đình Năng dồn hết của cải và tâm huyết cho công việc nghiên cứu công nghệ. Năm 2000, ông tự mở một phòng nghiên cứu, tự sắm sửa đồ đạc trang thiết bị hiện đại thuê thêm 3 người hỗ trợ. Suốt 1 năm trời, ông không làm gì để kiếm tiền mà quanh quẩn trong phòng thí nghiệm, hoạt động cần mẫn như một kỹ sư nghiên cứu. Ông kể lại, thời gian này ông nghiên cứu rất sâu việc tách quặng kim loại lấy vàng, bạc theo một công nghệ mới. Bao nhiêu tiền của tích cóp được ông mang ra mua trang thiết bị nghiên cứu. Có những lần, ông đưa vào lò đốt khối lượng gần cả cân vàng. Nhiều lúc vợ và người nhà nhìn thấy tưởng ông bị làm sao nên tới khuyên can, nhưng đều bị ông gạt ra và tiếp tục công việc. Nhiều giải thưởng quý báu mà ông Năng đã được nhận. Ông Năng tâm sự, bản thân ông không được học hành bài bản nên công việc nghiên cứu của ông chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ông cứ tự làm, tự nghiên cứu, mày mò và đúc rút kinh nghiệm. Chính công việc này đã cho ông một sự đam mê cuốn hút đến kỳ lạ. Rất nhiều đêm, ông thức trắng trong phòng thí nghiệm. Ngay cả trong bữa ăn hay giấc ngủ, trong đầu ông vẫn không thôi mong ước thành công trong việc tách vàng bạc theo một công nghệ mới tiết kiệm hơn so với quy trình hiện hành. Được hơn một năm đưa vàng vào lò đốt, ông cạn tiền. Trung tâm nghiên cứu của ông buộc phải giải thể. Công trình nghiên cứu dở dang cũng đành gác lại. Hồi ấy, ông như người mất hồn và tưởng như gục ngã trước cuộc đời. Song với tinh thần kiên cường, ông đã tự gượng dậy được. Mặc dù việc nghiên cứu của ông không thành công song nó đã thành nhân. Nghiên cứu này đã cho ông rất nhiều kiến thức về việc tạo nhiệt trong quá trình sản xuất. Đây chính là nền móng để sau này ông cho ra đời một sáng chế đáng giá cả 10 tỉ đồng và được Nhà nước cấp quyền sáng chế. Phần này tác giả sẽ thông tin tới bạn đọc ở kỳ 2 của bài viết. Lại nói, sau khi thất bại trong nghiên cứu tách vàng, ông được nhiều nhà sản xuất trong nước và quốc tế biết đến. Ông được một công ty chế tạo máy của Hàn Quốc mời về Hà Nội làm chuyên gia kỹ thuật với rất nhiều ưu đãi. Ông được họ thuê nhà cho ở, cung cấp ôtô đi lại và hưởng lương 2.000 – 3.000 đô la. Chỉ trong vòng 2 năm, kinh tế gia đình ông lại phục hồi, ông có điều kiện cho con cái đi học, sửa sang nhà cửa. Nhưng không dừng lại ở đây, ông Năng vẫn ôm mộng sáng chế ra những công nghệ mang thương hiệu của cá nhân mình. Năm 2009, ông viết xong một đề án sáng chế thể hiện tính vượt trội so với sản phẩm cùng loại của các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật, Đức… Độc quyền sáng chế của ông hiện đang được áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như môi trường xã hội rất tốt cho đơn vị sử dụng. ====================== Nhưng người như vị kỹ sư này, ông Hòa.....thành công thì mọi người được hưởng. Thất bại mình họ chịu thiệt thòi. Tôi nghĩ những người có lương tâm cần ủng hộ họ, nếu không giúp được gì thì cũng nên có một lời khuyến khích. Cái đám chê bai chỉ là một bọn háo danh, muốn thể hiện. Việc cậu sinh viên trẻ tháo trò chơi nổi tiếng thế giới của cậu trên mạng, giống như cái tát vào mặt những kẻ ngu dốt. Một thí dụ rất trực quan cho thấy sự thiệt thòi thuộc về những kẻ chê bai.
    1 like
  6. Bé thứ 2 Năm Ất Mùi cũng khá đc, nhưng bé tươnh sinh cho mẹ nên bé phải lớn lên gia đình mới phát nhéTính sao cho sinh vào mùa thu hoặc đông.Năm Mậu tuất đẹp hơn nhưng e là k nên đen đo mới sinh.
    1 like
  7. Nếu sinh mậu tuất thì có thể như bé đau nhé, nhưng bé càng lớn thì gia đình sẽ càng khoẻ và phát đạt chị ah. trẻ con có đua nào không ốm đâu chứ.Chỉ tính chọn năm sinh cho đứa bé có tương tác với cha mẹ đax khó rồi, thêm ông bà nữa thì làm sao chọn đc. Bà ngoại với cháu thế là bình hoàBé mậu tuất còn hợp bé lớn nhà chị nữa.Sinh bé Canh Tý thì là sinh thuận lý nên gia đinh sẽ khá giả nhanh, bé đc mẹ tương sinh cho nên dễ nuôi hợp mẹ. Bé canh Tý còn hay nữa là nhà mình có 3 điaj chi liền nhau Tuất-hợi-tý, cũng là một cách cục tốt nữa. Cũng k cầu toàn quá đc chị ah, mỗi cái có hay riêng, con cái còn là lộc trời nữa. Để đến 2020 e lâu quá, sức khoẻ k đam bảo thì làm thế nào.
    1 like
  8. Ẩn tuổi không đáng ngại. Bé hợp cả cha lẫn mẹ, nhưng đều là tương sinh nghịch lý nên bé phải lơn thì gia đình mới khá lên
    1 like
  9. 1 like