• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/03/2014 in all areas

  1. Giải mật khinh công Thiếu Lâm huyền bí qua lăng kính khoa học 05/03/2014 12:45 Dân Việt - Các nghiên cứu gần đây về sóng âm, từ trường… khiến các vật thể bay lên được đã làm bật lên những tia sáng có thể đem lại lời giải bí ẩn của công phu khinh công võ Thiếu lâm. Theo tinh hoa võ học Trung Quốc, về khinh công Thiếu Lâm đại diện cho Phật gia Khinh công, lấy Thiền tu, tức sự tĩnh tọa, tham thiền và khí công làm cốt. Nhiều người tin nếu thực hành thiền định siêu việt thì có thể đạt được khinh công tuyệt hảo bằng cách giải phóng ý thức của con người và nâng cơ thể lên không trung. Còn theo tổng kết của môn phái Thiếu lâm để đạt được khinh công thì phải tuân theo ba nguyên lý: kích thích năng lượng; từ trường, từ hóa; và nhập tĩnh (thiền định). Ảnh mô phỏng các nhà sư Tây Tạng có thể dùng âm thanh nâng hòn đá (nguồn: rosecroixjournal.org) Đây cũng là những khía cạnh mà nhiều năm qua các nhà khoa học đang nghiên cứu để giải mã thực hư thuật khinh công. Từ năm 1971, một trường đại học chuyên nghiên cứu về khinh công đã được thành lập ở Fairfield, Iowa. Sau đó, trường này còn mở các trung tâm nghiên cứu ở châu Âu như Thụy Sĩ, Đức, Anh và các trung tâm ở Ấn Độ và các nước khác. Trong đó các trung tâm tập hợp nhiều chuyên gia vật lý, triết học Ấn Độ, nhà toán học, bác sĩ, kỹ sư và tâm lý học. Một trong những nhiệm vụ của họ là nghiên cứu thiền siêu việt để dạy con người bay lên được. Mặc dù không ít trường hợp đã được báo cáo là có thể bay lên được. Song đã bị chỉ trích gay gắt bởi không ít nhà khoa học cho rằng hiện tượng đó quá mâu thuẫn với các nguyên tắc khoa học nhất là định luật vạn vật hấp dẫn dưới tác động của trọng lực. Vì thế mà từ lâu hiện tượng khinh công vẫn được xem là chuyện không thể. Do con người không thể nào thắng nổi trọng lực để bay lên. Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra vào năm 1991 đã khiến giới khoa học phải suy nghĩ lại những lời chỉ trích của chính mình. Trong tháng 3.1991, Tạp chí khoa học danh tiếng Nature đã công bố một hình ảnh gây sốc về hiện tượng bay lên có thực trong một phòng thí nghiệm ở Tokyo. Bát dùng trong nghi lễ thiền định của người Tây Tạng (nguồn: ABC news) Theo bức ảnh mô tả, giám đốc của Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Chất siêu dẫn ở Tokyo lúc đó trong lúc đang ngồi trên đĩa chất siêu dẫn làm bằng gốm sứ, thì bị bay lên không trung, mặc dù tổng trọng lượng của cơ thể anh ta và đĩa chất siêu dẫn kia là 120 kg vẫn không hề gây ra trở ngại gì về trọng lực. Hiện tượng này sau đó được mệnh danh là hiệu ứng Meissner. Vì từ năm 1933, hai nhà vật lý Walther Meissner (Áo) và Robert Ochsenfeld (Đức) phát hiện ra hiện tượng từ thông trong vật siêu dẫn bằng 0 và sẽ hoán đổi toàn bộ từ thông ở môi trường ngoài. Không chỉ có từ trường có thể tác động tới khả năng bay lên ở con người mà còn có cả sóng âm. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Christopher G. Provatidis trong bài viết về sự tương quan giữa nguyên tắc chống trọng lực và khinh công đăng trực tuyến trên Tạp chí The Rose Croix Journal 2012–Vol 9 cho biết, các nhà sư ở Tây Tạng có thể làm rung những hòn đá lớn ở độ cao tới 200-300 m một cách dễ dàng. Họ chỉ sử dụng một dụng cụ đó là tiếng tụng niệm đều đặn cùng với tiếng trống. Đặc biệt những âm thanh này được tụng niệm theo nhịp tần số rất cẩn thận 1:4:5. Để đạt được khinh công phải quán triệt theo những nguyên lý và tập luyện nghiêm ngặt Nghiên cứu này cũng khớp với những phát hiện của hai nhà khoa học Denis Terwagne của Đại học Liage tại Bỉ và John Bush tại Viện Công nghệ Massachusetts vào tháng 7.2011. Hai nhà khoa học này đã rất lấy làm vui mừng khi họ phát hiện ra một dụng cụ đặc biệt được sử dụng trong nghi lễ thiền định của người Tây Tạng. Đó là một chiếc bát khi đựng nước trong lúc thiền định và tụng niệm phát ra âm thanh ở một tần số nhất định có thể khiến những giọt nước này rung động và bay lên. Trong tháng 1.2014, các nhà khoa học tại Đại học Tokyo cũng chứng minh sóng siêu âm có thể làm các vật thể bay lên. Một số nghiên cứu khác còn phát hiện ra nếu các vật thể, kể cả cơ thể con người trong điều kiện biến đổi nhiệt độ nào đó thì trọng lượng cũng sẽ giảm dẫn tới khả năng có thể chống lại trọng lực. Theo nhà nghiên cứu Peter Fred, khi nung một dây nhôm ở nhiệt độ 3 KW trong 530 giây thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi 2,9%. Còn theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Nga thì khi quay một chiếc đĩa với vận tốc 3000 vòng/phút ở môi trường nhiệt -160 độ C thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi. Mặc dù còn có những tranh cãi nhưng những nghiên cứu về sóng âm, tư trường có thể nâng những vật bay lên khi thiền định cùng với những kỳ tích tập luyện đạt được hiện nay của một số cao tăng, đệ tử Thiếu Lâm như Lý Lượng, La Khôn, Trương Hưng Toàn… đã bước đầu mở ra những bằng chứng cho thấy câu chuyện khinh công không phải hoàn toàn huyễn hoặc. Minh Nhân ======================== Bởi vậy, đã gọi là tính thần khoa học thì phải tôn trọng thực tại khách quan. Không thể vì không giải thích được thì gắn cho nó cái mũ "mê tín dị đoan" để che dấu sự dốt nát. Tôi cho rằng: Thực tại khách quan là đối tượng của những nghiên cứu khoa học, cho dù nó huyền bí đến đâu chăng nữa.
    1 like
  2. Thưa Giáo sư Chu Hảo.Để có một lý thuyết thống nhất thì theo thiển ý của tôi, không nhất thiết cứ phải tìm ra hạt cơ bản thứ 18. Tôi xác định rằng: Nếu như bây giờ các nhà khoa học đặt giả thiết rằng: Hạt cơ bản thứ 18 đã tìm được với tất cả những đặc tính tối ưu mà các nhà khoa học hàng đầu có thể nghĩ ra - thì - tôi tin rằng: họ cũng không thể xác định được nội hàm căn bản của thuyết thông nhất. Chưa nói đến một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Tôi có thể khẳng định điều này . Cơ sở để khẳng định là: Vũ trụ này hình thành bởi những dạng tồn tại tương tác. Nhưng có đến ít nhất 3/4 dạng tồn tại chưa xác định được - mà họ gọi là vật chất tối. Vậy thì làm sao họ có thể tổng hợp được nhận thức về tất cả các dạng tương tác để hình thành nên một lý thuyết thống nhất? 4 lực tương tác mà tri thức khoa học khám phá đúng với tất cả những dạng tồn tại đã được khám phá. Nhưng còn những dạng tồn tại khác nữa thì có theo những quy luật tương tác đó không? Bởi vậy, Lý học đã có sẵn cả một hệ thống lý thuyết thống nhất. Thưa giáo sư. Tôi phát biểu rất nghiêm túc và chịu trách nhiệm với những phát biểu của mình về thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất và nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Cũng như việc thời tiết Đại lễ, tôi cũng đã công khai và chịu trách nhiệm với phát biểu của mình trước công luận(*). =================== * Sau khi việc thành công - (toàn bộ chương trình Đại Lễ không phải sử dụng phương án II, tức là nếu trời mưa thì hành lễ trong nhà) - tôi biết có nhiều người cũng tự nhận là chính họ mới là người làm cho Đại Lễ không mưa. Năm nay sẽ là dịp để các tài năng đó thể hiện khả năng của họ.
    1 like
  3. Stephen Hawking công bố giả thuyết mới về lỗ đen 03:44-28/02/2014 Việc bảo toàn thông tin và dự báo thời tiết cho các lỗ đen”, công trình mới công bố của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking, đang thách thức giới khoa học tư duy lại những kiến thức về vũ trụ.Theo học thuyết cổ điển, và cũng là niềm tin bấy lâu nay của chúng ta, lỗ đen vũ trụ là điểm “một đi không trở lại” của tất cả các dạng vật chất khi bị hút vào đó, kể cả ánh sáng. Nhưng mới đây, thiên tài vật lý Stephen Hawking, một trong những người sáng lập ra thuyết lỗ đen hiện đại, đã công bố một phát hiện mới gây xôn xao giới khoa học, trong đó ông loại bỏ quan điểm về đường chân trời sự kiện, tức ranh giới vô hình được coi là bao bọc xung quanh các lỗ đen mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Thay vào đó, Hawking đưa ra một giả thuyết mới, nhẹ nhàng hơn mang tên “đường chân trời biểu kiến”. Đường chân trời này chỉ tạm thời giữ lại vật chất và năng lượng, sau đó sẽ giải phóng chúng, nhưng sẽ làm cho chúng trở nên biến dạng. Hawking đăng tải công trình của mình – hiện vẫn chưa qua giai đoạn bình duyệt – trên website arXiv vào ngày 22/1 với tên gọi khá thú vị, “Việc bảo toàn thông tin và dự báo thời tiết cho các lỗ đen”. Đây là bài viết dựa theo một cuộc nói chuyện qua Skype của Hawking trong một cuộc họp tại Viện Vật lý lý thuyết Kavli tại thành phố Santa Barbara, California, diễn ra vào tháng 8/2013. Dập tường lửa Công trình mới của Hawking là một nỗ lực nhằm giải quyết nghịch lý bức tường lửa hố đen, một vấn đề đã và đang làm đau đầu giới vật lý học trong gần hai năm qua, sau khi nó được nhà vật lý lý thuyết Joseph Polchinski, Viện Kavli, và đồng nghiệp phát hiện ra. Trong một thí nghiệm tưởng tượng, các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi một nhà du hành vũ trụ chẳng may rơi vào lỗ đen. Trong một lá thư viết gửi Einstein cuối năm 1915, tức chưa đầy một tháng sau khi nhà bác học công bố thuyết tương đối rộng của mình, nhà thiên văn học người Đức Karl Schwarzchild đã chỉ ra rằng, về mặt toán học, đường chân trời sự kiện là những hệ quả tất yếu của thuyết tương đối rộng Einstein. Từ lâu các nhà vật lý học đều nhất trí cho rằng, khi bị rơi vào hố đen, nhà du hành sẽ an toàn vượt qua được đường chân trời sự kiện, nhưng sau đó anh ta lại bị hút dần vào bên trong, cơ thể bị kéo dài ra như sợi mỳ spaghetti vậy; và cuối cùng anh ta sẽ bị nghiền nát ở “điểm kỳ dị”, tâm của hố đen. Nhưng khi phân tích kỹ tình huống trên, nhóm của Polchinski có một phát hiện sửng sốt là các định luật của cơ học lượng tử, vốn chi phối các hạt ở kích thước vi mô, đã làm đảo ngược hoàn toàn tình huống trên. Theo họ, thuyết lượng tử buộc rằng đường chân trời sự kiện phải bị biến đổi thành một khu vực có năng lượng cao, hay “tường lửa”, và nó sẽ đốt cháy nhà du hành vũ trụ thành than. Sở dĩ phát hiện này gây ngạc nhiên là bởi vì mặc dù tường lửa tuân theo các nguyên tắc lượng tử nhưng nó lại vi phạm thuyết tương đối rộng của Einstein, theo đó, trong tình trạng rơi tự do, dù là rơi vào lỗ đen hay đang trôi nổi giữa không gian, người ta sẽ nhận ra rằng các định luật vật lý ở mọi nơi trong vũ trụ đều giống nhau. Với Einstein thì đường chân trời sự kiện cũng chỉ là một vùng không có gì đặc biệt. Phía sau đường chân trời Giờ đây Hawking đưa ra một phương án thứ ba, đơn giản một cách hấp dẫn. Cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng vẫn được bảo toàn, nhưng các lỗ đen không có đường chân trời sự kiện để bắt lửa. Điểm chính trong tuyên bố của ông là các hiệu ứng lượng tử xung quanh lỗ đen khiến không-thời gian thăng giáng mạnh, nên không thể tồn tại mặt biên được. Thay vì đường chân trời sự kiện, Hawking đưa ra giả thuyết về “đường chân trời biểu kiến”, nơi giữ lại ánh sáng khi chúng tìm cách thoát ra khỏi tâm lỗ đen. Theo thuyết tương đối rộng, đối với một lỗ đen tĩnh, hai đường chân trời này phải giống hệt nhau, bởi ánh sáng khi tìm cách thoát ra khỏi lỗ đen cùng lắm chỉ có thể đi tới được đường chân trời sự kiện, và chúng sẽ bị giữ lại ở đó, như thể bị mắc kẹt trong một guồng cối xay vậy. Tuy nhiên, trên lý thuyết, hai đường chân trời này lại có thể phân biệt được. Nếu lỗ đen nuốt thêm ngày càng nhiều vật chất, thì đường chân trời sự kiện của nó sẽ bị phình to lên và phát triển lớn hơn đường chân trời biểu kiến. Ngược lại, trong những năm 1970, Hawking cũng đã chỉ ra rằng lỗ đen có thể từ từ thu hẹp lại và phát ra “bức xạ Hawking”. Trong trường hợp đó, về nguyên tắc, đường chân trời sự kiện sẽ dần trở nên nhỏ hơn so với đường chân trời biểu kiến. Giả thuyết mới của Hawking là đường chân trời biểu kiến mới là ranh giới thực sự. “Không có đường chân trời sự kiện cũng tức là không có lỗ đen nào cả, nếu hiểu theo nghĩa lỗ đen là các cơ chế ánh sáng không thể lọt qua,” Hawking viết. “Bức tranh mà Hawking vẽ ra có vẻ hợp lý,” Don Page, nhà vật lý học kiêm chuyên gia về lỗ đen tại trường Đại học Alberta, Edmonton, Canada, người từng hợp tác với Hawking trong thập niên 1970, đã phát biểu như vậy. “Có thể có người cho rằng việc đưa ra giả thuyết không có đường chân trời sự kiện là cực đoan, nhưng tất cả đều là các điều kiện lượng tử. Trong khi đó, chúng ta vẫn còn mơ hồ về định nghĩa không-thời gian, chưa kể đến việc chưa có ai chắc chắn rằng có tồn tại một vùng gọi là đường chân trời sự kiện”. Dù đồng ý với giả thuyết của Hawking rằng lỗ đen có thể tồn tại mà không cần có đường chân trời sự kiện, song Page vẫn đặt câu hỏi rằng liệu phát hiện đó có đủ để giải quyết nghịch lý bức tường lửa hay không. Ông cũng nhắc nhở rằng sự hiện diện của đường chân trời biểu kiến, dù mong manh, cũng có thể mang lại những rắc rối tương tự như đường chân trời sự kiện. Khác với đường chân trời sự kiện, đường chân trời biểu kiến có thể biến mất. Page cho rằng Hawking đang mở ra một tình huống mới mang ý nghĩa thay đổi cơ bản, theo đó “về lý thuyết, bất kỳ thứ gì cũng có thể thoát ra khỏi lỗ đen.” Tuy trong bài viết của mình, Hawking không nêu cụ thể đường chân trời biểu kiến sẽ biến mất như thế nào, song Page cho rằng khi nó co hẹp lại tới một kích cỡ nào đó, thì các tác động của cả cơ học lượng tử và hấp dẫn sẽ đồng thời phát huy, nên dễ hiểu rằng nó có thể biến mất. Khi đó, những gì từng bị giữ trong lỗ đen sẽ được giải phóng ra ngoài (tuy rằng chúng sẽ không còn giữ được hình dạng ban đầu). Nếu Hawking đúng, thì ngay cả điểm kỳ dị ở tâm lỗ đen cũng có thể không tồn tại. Thay vào đó, vật chất sẽ chỉ bị giữ lại tạm thời phía sau đường chân trời biểu kiến, và nó sẽ dần dần di chuyển vào phía trong do lực hút của lỗ đen, nhưng không bị nghiền nát ở tâm lỗ đen. Thông tin về vật chất này tuy không bị tiêu hủy nhưng lại bị nhiễu loạn tới mức khi vật chất được giải phóng qua bức xạ Hawking, nó sẽ có một hình dạng hết sức khác biệt, khiến ta không thể nhận ra vật chất đó trước khi bị nuốt vào lỗ đen là gì. “Điều đó còn tồi tệ hơn việc tìm cách khôi phục lại nguyên trạng cuốn sách đã bị đốt thành tro,” Page nói. Trong bài viết của mình, Hawking so sánh điều đó với việc dự báo thời tiết: về lý thuyết là có thể, nhưng trên thực tế thì rất khó mà thực hiện cho chính xác. Trong khi đó, Polchinski lại hồ nghi về việc có tồn tại lỗ đen không có đường chân trời sự kiện. Theo ông, những thăng giáng mạnh cần thiết để có thể xóa bỏ đường chân trời sự kiện là quá hiếm hoi trong vũ trụ. “Trong trường hấp dẫn của Einstein, đường chân trời của lỗ đen cũng không có quá nhiều khác biệt so với các vùng khác trong không gian. Trong vùng lân cận, chúng ta chưa từng chứng kiến không-thời gian thăng giáng, nên việc này khó mà xảy ra trên diện rộng được,” Polchinski nói. Thu Trang dịch theo Nature Cao Chi hiệu đính ==================== Trước đây rất lâu, ông Hawking cho rằng "Lỗ đen hoàn toàn đen", sau đó ông cải chính "Lỗ đen không hoàn toàn đen". Ông Hawking đung trong những giá trị của vật chất có khối lượng. Nhưng Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt xác định về mặt lý thuyết rằng: Không có lỗ đen trong khả năng tiên tri. Bản thể của vũ trụ là tuyệt đối.
    1 like
  4. Chúa của các nhà khoa học Chu Hảo 10:17-23/01/2014 Phải chăng Vũ trụ xuất phát từ một “Bản thiết kế vĩ đại”? Càng hiểu biết thêm về Vũ trụ và Kiếp nhân sinh thì loài người càng ngỡ ngàng trước những bí ẩn của Tạo hóa. Những câu hỏi nguyên thủy vẫn còn đó: Tại sao lại phải có Vũ trụ này (hay một cái gì đó, cho thêm phiền toái) chứ không phải là hư không (thì thật là giản đơn)? Vũ trụ hình thành như thế nào và tại sao lại vận hành trơn tru, tinh vi và chính xác đến như thế? Tại sao là tập hợp này các định luật của Tự nhiên chứ không phải là tập hợp khác? Chúng ta từ đâu tới? Vì sao lại xuất hiện con người có ý thức để có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kỳ diệu của Vũ trụ và dần dà hiểu được cấu trúc tinh vi của Vạn vật? v.v... Tất cả những thứ đó, dù là ngẫu nhiên hay tất yếu, hình như cũng đều xuất phát từ một “Bản thiết kế vĩ đại” (Stephen Hawking, Bản thiết kế vĩ đại, NXB Trẻ, 2012) hay một “Nguyên lý sáng tạo” (Trịnh Xuân Thuận, Vũ trụ và Hoa sen, NXB Tri thức, 2013). Tác giả của những cái đó là ai? Đấy chính là Đấng Sáng tạo hay là “Chúa” của các nhà khoa học. Chỉ có điều vị “Chúa” này không có hình hài con người như các vị Chúa trời (liên quan đến số phận và hành động của con người) của các Tôn giáo mà là một nguyên lý phiếm thần biểu hiện các định luật chính xác và hài hòa đến bất ngờ của Tự nhiên. Cần phải nói thêm rằng, tuy trong cuốn sách của mình Hawking khẳng định là Khoa học sẽ đạt được “điểm son” khi giải mã được toàn bộ Bản thiết kế vĩ đại mà không phải nhờ đến Chúa; nhưng ai là tác giả Bản thiết kế vĩ đại ấy thì ông lại lờ đi. Trái lại Trịnh Xuân Thuận đã không ngần ngại đặt cược vào một vị Chúa phiếm thần. Từ thời cổ đại cho đến nay, nhiều ngành khoa học, kể cả triết học, đã góp phần làm sáng tỏ từng bước những câu hỏi trên đây, nhưng có lẽ Vật lý học đã và vẫn đang đóng vai trò then chốt. Hai thành tựu mới nhất cho đến thời điểm hiện nay của Vật lý học (mà các bạn sẽ được giới thiệu tóm tắt sau đây) cũng mang những tên đượm mầu “ thần thánh”: 1) Lý thuyết M (M-theory) được hy vọng là Lý thuyết của mọi thứ (Theory of Everything), trong đó M dường như có ngụ ý là “mẹ” (Mother), là “chủ” (Master), là “kỳ diệu” (Miracle) hay “bí ẩn” (Mystery)... 2) Hạt Higgs (mang tên nhà khoa học Anh Peter Higgs, Giải Nobel năm 2013), đã từng được gọi là “Hạt của Chúa” (God particle) một cách tình cờ khi Tổng biên tập một nhà xuất bản sách khoa học đề nghị tác giả cuốn sách viết về hạt này thay vì gọi nó là hạt Goddamn (hạt “Chết tiệt” - vì gần nửa thế kỷ sau khi được tiên đoán vẫn không được tìm ra) hãy gọi nó đơn giản là hạt God. Các nhà vật lý khẳng định rằng: Toàn bộ Vũ trụ và Vật chất cấu tạo nên nó chung quy chỉ bao gồm tất cả 18 hạt cơ bản (như Electron – hạt điện âm, Photon – hạt ánh sáng, các loại hạt Quark cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử v.v…); Và bốn loại lực tương tác giữa chúng: lực Hấp dẫn, lực Điện từ, lực Hạt nhân yếu và lực Hạt nhân mạnh. Lực Hấp dẫn tác động lên mọi vật trong Vũ trụ. Với các vật lớn lực này lấn át tất các các lực khác và các định luật vật lý cổ điển của Newton khi nào cũng đúng. Trong thuyết tương đối của Einstein lực Hấp dẫn được mô tả như là độ cong của không – thời gian bốn chiều (ba chiều không gian và một chiều thời gian) dưới tác dụng của khối lương vật chất. Lực Điện từ mạnh hơn lực Hấp dẫn và chỉ tương tác giữa các lực tích điện, cùng dấu (âm hay dương) thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. Trong các vật có kích thước lớn lực hút và đẩy triệt tiêu nhau thành trung hòa, nhưng ở thang bậc nguyên tử các lực này là vượt trội và gây ra tất cả các quá trình hóa học và sinh học.Thuyết Điện từ đã được toán học hóa một cách hoàn hảo bởi Maxwell. Lực hạt nhân yếu gây ra phóng xạ của một số nguyên tử đặc biệt như Uran, Plutonium...và là tác nhân chính trong việc hình thành các nguyên tố trong các vì sao và trong Vũ trụ thuở sơ khai. Lực hạt nhân mạnh liên kết các Proton (tích điện dương) với các Neutron (không tích điện) bên trong hạt nhân nguyên tử, và giữa các hạt Quark cấu tạo nên Proton và Neutron. Chính lực này là nguồn gốc của năng lượng Mặt trời và điện hạt nhân. Mặc dù mang tính cách mạng trong vật lý học, các lý thuyết của Maxwell và của Einstein đều vẫn là các lý thuyết cổ điển như của Newton. Cổ điển với ý nghĩa là chúng không tương hợp với thế giới lượng tử trong môi trường nguyên tử và hạ nguyên tử. Trong thế giới vô cùng nhỏ bé ấy hành vi của vật chất hết sức khác lạ so với kinh nghiệm của con người trong thế giới nhìn thấy được xung quanh ta. Cùng với thời gian trí não của loài người được tôi luyện chỉ để đón nhận những sự vật xác định và chỉ có một lịch sử tuân theo những quy luật tất định ở thang bậc vĩ mô. Thế nhưng trong thế giới vi mô mà mắt thường không nhìn thấy được, thậm chí để hình dung ra được cũng không phải là công việc dễ dàng (nguyên tử và hạ nguyên tử) thì không có sự vật nào là hoàn toàn xác định, chúng ta chỉ có thể nói về xác suất tồn tại của chúng ở đâu đó vào thời điểm nào đó mà thôi; và vì vậy chúng không có chỉ một lịch sử mà có bất kỳ lịch sử khả dĩ nào, mỗi lịch sử ứng với một cường độ hay biên độ xác suất riêng; ở đây cũng không thể có khái niệm tất định. Đấy chính là cốt lõi của lý thuyết Lượng tử. Lý thuyết Lượng tử không loại trừ mà bao trùm lên các lý thuyết cổ điển: ở thang bậc vĩ mô cổ điển là trường hợp riêng của lượng tử. Như vậy, nếu chúng ta muốn mô tả hành vi điện – từ của các nguyên tử và phân tử thì chúng ta phải có được phiên bản lượng tử của Lý thuyết Maxwell cổ điển. Phiên bản này đã được các nhà khoa học xây dựng vào những năm 1940 mang tên Lý thuyết Điện động lực học lượng tử và trở thành mẫu mực cho các lý thuyết trường lượng tử. Trong các lý thuyết cổ điển, các lực được truyền bởi các trường. Trong các lý thuyết lượng tử các trường lực được tạo thành bởi các hạt cơ bản gọi là Boson, nó bay đi bay lại truyền lực cho các hạt vật chất – các Fermion. Electron và các Quark là các Fermion; Photon – hạt ánh sáng là một thí dụ về hạt Boson, nó truyền lực điện từ cho các hạt Fermion. Thành công vang dội của Lý thuyết Điện động lực học lượng tử đã kích thích các nhà khoa học tìm kiếm các lý thuyết trường lượng tử cho cả ba lực của Tự nhiên còn lại. Năm 1967 lý thuyết trường lượng tử chung cho cả Lực điện từ và Lực hạt nhân yếu đã được xây dựng. Một lý thuyết trường lượng tử riêng cho Lực hạt nhân mạnh là Lý thuyết Sắc động lực học lượng tử sau đó cũng đã ra đời. Cũng như vậy nếu chúng ta muốn mô tả Vũ trụ lúc sơ khai, khi mà toàn bộ vật chất và năng lượng đều bị nén chặt trong một thể tích vô cùng nhỏ thì chúng ta nhất thiết cần phải có phiên bản lượng tử của Lý thuyết Tương đối rộng của Einstein cho trường hấp dẫn. Tiếc thay cho đến tận ngày nay phiên bản này chưa có dưới dạng tường minh như đối với ba lực còn lại. Nhưng khó khăn không chỉ dừng lại ở đó... Giả sử lý thuyết trường lượng tử riêng cho Lực hấp dẫn rồi cũng sớm được tìm ra, thì bước tiếp theo phải là việc hợp nhất cả bốn trường lượng tử trong một lý thuyết chung cho mọi thứ. Không lý gì Tự nhiên là thống nhất và hài hòa đến thế, mà mỗi lực thành phần của nó lại được mô tả bằng một lý thuyết khác nhau. Ước vọng thống nhất này được nhen nhóm và bùng phát bắt đầu từ khi có Lý thuyết Dây (String Theory) vào khoảng những năm 70-80 thế kỷ 20. Theo lý thuyết Dây các hạt không phải là các điểm mà là các đoạn dây siêu mảnh dao động trong không – thời gian 11 chiều, bảy chiều dư so với không – thời gian bốn chiều (ba chiều không gian thực và một chiều thời gian trong Lý thuyết Tương đối của Einstein) bị cuộn lại rất chặt ở quy mô nhỏ đến mức chúng ta không nhìn thấy. Theo ngôn ngữ hiện đại, đó là các chiều “ẩn” hay “nội tại” trái ngược với ba chiều “ngoại tại” trải rộng trong không gian thực. Vào những năm cuối của Thế kỷ trước, các nhà vật lý lý thuyết đã nhận ra là có ít nhất 6 Lý thuyết Dây khác nhau (kể cả cho Lực hấp dẫn) và vô vàn cách cuộn khác nhau của các chiều dư. Họ tin rằng sáu Lý thuyết Dây này là những lý thuyết gần đúng khác nhau của một lý thuyết cơ bản hơn: Lý thuyết M như đã nói tới ở trên. Nhưng đó vẫn còn là ước vọng xa vời, có khi còn là bất khả! May thay, không mấy nhà khoa học đỉnh cao lại có tâm trạng Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh! Họ càng dấn thân… Thế còn số phận của 18 hạt cơ bản thì sao? Ở đây tình trạng có vẻ khả quan hơn nhiều: Đã có 16 hạt được tìm ra; và vào cuối năm 2012, sau nửa thế kỷ đằng đẵng theo đuổi các nhà vật lý thực nghiệm ở Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, trên máy gia tốc LHC đã tìm được bằng chứng tồn tại của hạt cơ bản thứ 17 – Hạt boson Higgs, hạt gây ra khối lượng của các hạt cơ bản. Có thể gọi đây là Hạt của Chúa với ý nghĩa rằng: nếu không có nó thì cũng sẽ không thể có các thiên thể , cũng không có sự sống trên Hành tinh xanh tươi đẹp này của chúng ta. Chỉ còn một hạt cơ bản thứ 18 – hạt Graviton của trường Hấp dẫn là chưa được tìm ra. Nó sẽ phải bị làm lộ mặt cùng với Lý thuyết M hay muộn hơn bao lâu ai mà biết được. Mà dù cho Lý thuyết M cuối cùng cũng được hoàn thiện thì vẫn còn đó những câu hỏi lớn thách thức trí tuệ của các nhà khoa học, Chẳng hạn: Có một Vũ trụ mà ta đang ở trong, hay còn nhiều Vũ trụ khác? Ngoài Trái đất còn ở đâu có sự sống nữa không? Vật chất tối (chiếm khoảng 5/6 vật chất toàn Vũ trụ) và Năng lượng tối (chiếm khoảng 3/4 năng lượng toàn Vũ trụ) là những thứ chúng ta chưa nhìn thấy, có cấu trúc và vận động thế nào? v.v... Tự nhiên quả là kỳ bí! Cứ mỗi lần khoa học vén được bức màn bí mật thì lại phát hiện ra một màn bí mật khác sừng sững trước mặt. Đúng như Heisenberg đã có lần nói, đại ý: Khoa học như bình rượu ngọt, mới uống ngụm đầu đã thấy mê say, nhưng uống đến cuối bình thì lại thấy “Chúa” ngồi dưới đáy mỉm cười. ================== Hôm nay tôi mở lại chuyên đề "Lý học và khoa học hiện đại". Kể từ ngày tôi được in cuốn sách đầu tiên - gọi là "công bố" cũng được - "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" đến nay đã 15 năm; mục đích cuối cùng vẫn là: minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tôi đã huy động tất cả mọi tri kiến của tôi thu nhập được trong 65 năm cuộc đời để minh chứng một cách chính danh - nhân danh khoa học - điều này. Một sự hợp lý lý thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực từ khoa học xã hội, tự nhiên và thuộc nội hàm của Lý học Đông phương với sự xác định, rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Lý thuyết này trả lời tất cả các vấn nạn của khoa học hiện đại trong bài viết này. - Không có sự sống ngoài trái Đất. - Không có một điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng (Hạt của Chúa). - Vật chất tối chính là "khí". - Giây "O" của vũ trụ. Tức thời gian trước 10 lũy thừa âm 43 sau giây "O". - Không có quá 18 hạt cơ bản (Hiện đã xác định 17 hạt trong đó có hạt Higg/Theo bài viết của giáo sư Chu Hảo). Điều này chứng tỏ hạt Higg không phải hạt tạo ra những hạt có khối lượng như kỳ vọng ban đầu và giải Nobel chỉ là sự xác định một hạt mới đã tìm thấy: "Không có hạt của Chúa" theo nghĩa điều kiện duy nhất tạo ra các hạt cơ bản có khối lượng sau thí nghiệm trên LHC. Thiên Sứ đúng. Cùng với tất cả những khả năng tiên tri nhân danh nền văn hiến Việt - Từ thời tiết Đại Lễ, đến mọi vấn đề liên quan. Hôm nay, nhân bài viết của giáo sư Chu Hảo, tôi mở lại topic này và xác định rằng: Trừ những kiến thức chuyên ngành , còn tất cả những vấn đề được đặt ra về những vấn nạn của trii thức khoa học hiện đại đều không nằm ngoài thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chúa không ngồi ở đáy bình rượu! Nếu như Chúa ngồi ở đáy bình rượu thì con người sẽ không có sự giải thoát cuối cùng, dù nhân danh bất cứ một cái gì.
    1 like
  5. Tội nghiệp môn sử nguoilaodong. Thứ Ba, 04/03/2014 23:08 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và tự chọn 2 trong số 6 môn: vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử, ngoại ngữ. Quyết định này của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được sự đồng thuận tương đối của xã hội và ngành giáo dục, đặc biệt là học sinh rất “phấn khởi’ bởi kỳ thi đã có vẻ nhẹ nhàng hơn. Mặc dù đến ngày 17-3 học sinh mới chính thức đăng ký các môn thi tự chọn nhưng một số trường đã cho học sinh đăng ký trước. Kết quả gây thất vọng hơn các nhà giáo dục có thể tưởng khi Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) không có học sinh nào đăng ký thi môn sử; Trường THPT Dân lập Đức Trí (quận Tân Phú, TP HCM) trong 300 học sinh lớp 12 chỉ có 16 em đăng ký thi môn này... Chưa thể đánh giá đây là xu hướng nhưng cũng dấy lên âu lo rằng tại sao học sinh lại sợ môn lịch sử đến vậy! Không phải đến bây giờ học sinh mới tránh xa môn sử. Còn nhớ kỳ thi ĐH-CĐ năm 2011, điểm thi môn sử khối C ở nhiều trường ĐH rất thấp. Ở Trường ĐH Quảng Nam, trong số 900 thí sinh khối C thì chỉ có 1% thí sinh có điểm môn sử đạt trên trung bình. Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) có 288 thí sinh thi môn sử thì chỉ có 1 em đạt 5 điểm, còn lại 99,65% dưới trung bình. Tại sao học sinh yếu môn sử? Câu hỏi này nhiều năm qua, các chuyên gia giáo dục, các nhà sử học đã trăn trở tìm cách lý giải. Tựu trung tồn tại 2 vấn đề chủ yếu: Chương trình sử lớp 12 quá nặng và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Đúng là chương trình lịch sử lớp 12 rất dàn trải về kiến thức với biết bao sự kiện và hàng ngàn con số nhưng ở lớp 12, mỗi tuần các em chỉ có 1,5 tiết cho môn lịch sử. Về phương pháp, chủ yếu thầy đọc, trò chép, làm cho môn sử trở nên nhàm chán và học sinh bất đắc dĩ phải học môn này. Không thể đổ lỗi cho môn lịch sử khô khan bởi học sử đâu chỉ thuộc lòng các số liệu mà còn giúp học sinh biết thêm lịch sử địa - chính trị, kiến thức văn hóa, những xu hướng phát triển của con người, của thế giới... Những kiến thức này làm nền tảng, bổ sung cho nhiều ngành khoa học khác nhau. Vấn đề là phải kết cấu lại chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, cả phương pháp sư phạm trong đào tạo giáo viên sử. Thời đại công nghệ thông tin, một sự kiện lịch sử hoàn toàn có thể tóm tắt trong một video đồ họa; những buổi thảo luận từng chủ đề cũng rất dễ thực hiện... Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mắc lỗi căn bản khi mà sách giáo khoa môn lịch sử chưa thay đổi đã đổi mới cách thi cử. Đổi mới giáo dục phải đồng bộ, phải bắt đầu từ trường sư phạm, sách giáo khoa, cách dạy... Lỗi này càng làm cho môn lịch sử trở thành gánh nặng, càng gánh càng nặng cho cả thầy lẫn trò. Lưu Nhi Dũ =========== Nghĩ thì cũng tội thật! Ngành Sử đâu có ít giáo sư, tiến sĩ và cả viện sĩ nữa. Những phát kiến từ những tư duy thông thái của ngành này về cội nguồn sử Việt được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng động khoa học quốc tế" thừa nhận, trong việc phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thế thì nó phải oách lắm chứ nhể?! Không ngờ nó lại tội nghiệp thế này. Vô lý nhể/! Không có "cơ sở khoa học".
    1 like
  6. Theo tôi, sự thay đổi theo chiều hường tốt ,trong nhà có sự vui mừng nhiều người lui tới ... năm Mùi mới là xấu hãy chuẫn bị tinh thần cho kịch bản không maytrong năm này.
    1 like
  7. Năm nay chắc chắn có sự thay đổi về việc làm hay di dời chỗ ở hay phải thường xa nhà vì công việc thường xảy ra ở gần 1/2 nữa năm cuối. Vấn đề đặt trọng tâm trong năm nay là tài lộc kế đến là sức khỏe, năm nay phải chi tiêu rất nhiều cho vấn đề gì đó như mua nhà mua đất, còn như có kinh doanh hay đầu tư gì đó cũng sẽ bị thua lỗ nặng hay mất của tiền tài hao hụt rất nhiều, có thể vay mượn thêm từ người ngoài hay cũng có thể được người khác giúp đỡ cho vay hay biếu thêm nhưng bù lại vẫn không đủ so với sự thất thoát hao hụt trong năm nay, sức khỏe kém có bệnh thì kéo dài lâu khỏi chú ý đến bệnh về dạ dầy và thần kinh, về nội tâm có thể có mối tình bên ngoài.
    1 like
  8. Động vật rất có tình và cũng yêu thương như chúng ta vậy. ================================= Gấu trúc mẹ dỗ gấu con đi ngủ Thứ Ba, 04/03/2014 10:53 (NLĐO) – Sau khi trốn mẹ rong chơi trong giờ ngủ, chú gấu trúc con Yuan Zai tại Vườn thú Đài Bắc đã bị mẹ bắt gặp, tha về ổ lá tre và ru ngủ. Yuan Zai bị mẹ bắt gặp khi rong chơi trong giờ ngủ Khi nào mẹ cũng là người thúc giục bên tai con cái chuyện đến giờ ngủ, dù là con người hay động vật. Tuy nhiên, bậc cha mẹ nào cũng biết rằng không dễ để thuyết phục một đứa bé nằm xuống khi còn quá nhiều thứ bên ngoài cuốn hút nó. Điều này chính xác với những gì gấu mẹ Yuan Yuan trải qua trong tuần rồi, lúc nó cố gắng thuyết phục nhóc gấu Yuan Zai tạm ngừng rong chơi và đi ngủ. Gấu con ngoan cố không nghe lời mẹ, một mình lang thang tìm lá tre khiến gấu mẹ tìm kiếm và dỗ dành suốt 10 phút. Tuy nhiên, trong cuộc chiến với mẹ, đứa trẻ 7 tháng tuổi không bao giờ giành chiến thắng và cuối cùng Yuan Yuan đã cắp cổ cô bé bướng bỉnh trở lại chỗ ngủ. Gấu mẹ cắp cổ gấu con Yan Zai chào đời ngày 6-7 năm ngoái với cân nặng 183,4 g , chiều dài 15,5 cm. Hiện Yan Zai đã lớn hơn rất nhiều và người trông thú cho biết nó khá hiếu động khiến gấu mẹ thêm phần mệt mỏi. Được biết, Yan Zai là con của cặp gấu trúc Tuan Tuan và Yuan Yuan mà Trung Quốc gửi tặng Đài Loan vào tháng 12-2008. Gấu trúc là loài thú quý hiếm đang gặp nguy hiểm và rất khó nuôi dưỡng. Hiện chưa tới 2.500 gấu trúc trưởng thành đang sống môi trường tự nhiên ở Trung Quốc. Con số vốn đã rất khiêm tốn này lại đang giảm mạnh do nạn phá rừng tràn lan và dân số ngày càng tăng. Các nhà bảo tồn nước này và thế giới đang cố gắng tìm cách nhân giống giúp gia tăng số lượng gấu trúc. Ngoài ra, săn trộm cũng là một trong những vấn đề nhức nhối trong những năm qua mặc dù chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm săn bắn trái phép động vật hoang dã trong những năm gần đây. L. Thoa (Theo Daily Mail)
    1 like
  9. TRÊN 30 NĂM TRƯỚC ĐÂY chưa có cái mạng internet là cái quái gì cả thì làm sao làm gì có kim lâu trên mạng, tôi phải nói ngược lại dù ai có phản đối... cách tính kim lâu chắc đa có từ ngàn xưa nhưng khi có mạng internet các thầy bà nào đó mới đưa lên mạng internet nhưng theo quan điễm của cá nhân ông thầy bà đó ,không có nghĩa là những gì được đưa lên mạng là diều đúng cả, xin thưa tôi biết cách tính kim lâu hoang ốc từ lúc chưa được 20t và tôi sau đó thờigian dài tôi cũng có chiêm nghiệm những nạn nhân khi phạm cách nầy rất đúng mà chẵng có gì liên quan đến cưới xin cả,còn thầy bà nào thường ăn mắm Ruốc mới dùng cách nầy hù dọa người yếu lòng dị đoan để kiếm tiền . từ trong cách tính Kim Lâu đã nói lên ý nghĩa của nó... nếu tứ kim lâu súc thì hà cớ gì liên quan heo gà chó trong nhà khi cưới hỏi trong năm nầy / nên dùng tư duy khi nghiên cứu học hỏi hơn là nghe rao giảng tuyên truyền .theo quan điễm của bạn nhỏ khi hạn cưới xin cần có những sao nào chứ hạn tốt thì không có nghĩa là có cưới hỏi được.?
    1 like
  10. Tuổi Kim lâu là tuổi mà khoa học cổ phương đông ban đầu tổng kết phục vụ cưới xin nếu phạm vào tuổi này thì cưới xin sẽ bị hại cho bản thâm hoặc cho người mình kết hôn hoặc có hại cho con cái, hay có hại cho đại gia súc cần trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Ngày nay người ta còn cứ vận dụng cho kiêng cả tuổi làm nhà cho yên tâm, thực ra ban đầu chủ yếu áp dụng cho cưới xin dựng vợ gả chồng. GAP CAI NAY TREN MANG DAY BAC A! Co nay nam nay cuoi hoi tot. luu TUAN tai tieu han gap nhieu sao tot la co chuyen cuoi hoi. Sao han la THAI DUONG cung tot. Con bo TANG MA KHOC HU co dinh va luu thi tuoi NGO nam nay ai chang co! Tuổi Kim lâu là tuổi mà khoa học cổ phương đông ban đầu tổng kết phục vụ cưới xin nếu phạm vào tuổi này thì cưới xin sẽ bị hại cho bản thâm hoặc cho người mình kết hôn hoặc có hại cho con cái, hay có hại cho đại gia súc cần trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Ngày nay người ta còn cứ vận dụng cho kiêng cả tuổi làm nhà cho yên tâm, thực ra ban đầu chủ yếu áp dụng cho cưới xin dựng vợ gả chồng. GAP CAI NAY TREN MANG DAY BAC A! Co nay nam nay cuoi hoi tot. luu TUAN tai tieu han gap nhieu sao tot la co chuyen cuoi hoi. Sao han la THAI DUONG cung tot. Con bo TANG MA KHOC HU co dinh va luu thi tuoi NGO nam nay ai chang co! Tuổi Kim lâu là tuổi mà khoa học cổ phương đông ban đầu tổng kết phục vụ cưới xin nếu phạm vào tuổi này thì cưới xin sẽ bị hại cho bản thâm hoặc cho người mình kết hôn hoặc có hại cho con cái, hay có hại cho đại gia súc cần trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Ngày nay người ta còn cứ vận dụng cho kiêng cả tuổi làm nhà cho yên tâm, thực ra ban đầu chủ yếu áp dụng cho cưới xin dựng vợ gả chồng. GAP CAI NAY TREN MANG DAY BAC A! Co nay nam nay cuoi hoi tot. luu TUAN tai tieu han gap nhieu sao tot la co chuyen cuoi hoi. Sao han la THAI DUONG cung tot. Con bo TANG MA KHOC HU co dinh va luu thi tuoi NGO nam nay ai chang co!
    1 like
  11. 1 like
  12. 1 like
  13. 5h sáng là giao giờ giữa Sửu và Dần, hình dạng bạn bên ngoài thề nào ? người thấp nhưng nở nang bàn tay chân ngón to , mặt hơi vuông chân mày lợt hướng ngoại , con cái 4-5 chưa kể con nuôi ,có con sanh đôi ? anh em ít người nhưng không thuận và tranh chấp về điền sản, công việc có liên quan quân sự hay chánh quyền hay kinh doanh .
    1 like
  14. năm nay chưa thể kết hôn như dự định được còn nhiều trắc trở, năm nay buồn nhiều hơn vui có tang lớn trong gia đình họ hàng ,công việc vẫn được coi là tốt tài lộc cũng khá dồi dào, có trông tin ai đó từ nơi phương xa nhưng tin tức tình cảm vẫn còn xa vời, học hành thì chỉ bình thường đầu năm thuận lợi có tiến bộ gần cuối năm thì chễnh mãng, năm tới mới có cơ hội kết hôn.
    1 like