• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 03/03/2014 in all areas

  1. A chị có thể sinh thêm một bé Ất Mùi , bé rất hợp mẹ, khá hợp cha. là con trai nữa thì tốt quá
    1 like
  2. Phép tỉnh điền Thời cổ đại dân đi khai hoang thường rủ nhau, tám nhà (mỗi nhà dù ít người hay nhiều người đều có đại diện là một Đinh) cùng chung sức vỡ hoang, khi đã vỡ xong được khoảnh rộng khoảng 20 mẫu thì chia thành ruộng cho từng hộ làm, tức “Tách đất chia cho Đinh”= Tỉnh. Từ Tỉnh này là động từ Tỉnh, trong cụm từ “phép tỉnh điền”. Khoảnh đất đã vỡ hoang được 20 mẫu rồi đem chia cho tám nhà, gọi chung khoảnh ấy là một Tỉnh, từ Tỉnh lúc này là một danh từ, chỉ khoảnh đất đem chia, như thành ngữ “bát gia vi nhất Tỉnh”. Kỹ thuật chia là căng bốn sợi dây như bốn sợi Lạt chia cái bánh chưng thành chín ô, thành cái hình 井 đại diện cho chữ Tỉnh 井, tám ô xung quanh chia cho tám hộ, còn ô giữa để riêng giao cho nhà nước (như là cả tám hộ chung nhau khai hoang và đã dùng ô giữa riêng cho nhà nước coi như đã đóng thuế đất một lần cho muôn đời). Ô giữa để riêng làm của công ấy gọi lướt là “Giữa Riêng”= Giếng, còn gọi là Ruộng Giếng (về sau Hán văn viết là Tỉnh Điền). Ruộng Giếng nghĩa là ruộng công chứ không có nghĩa là ở ruộng đó có cái giếng. Còn từ Giếng nước cũng là do cái “Giữa Riêng” = Giếng, mà thành tên gọi. Vì chỗ đào giếng phải là chỗ có mạch nước ngầm, nó phải riêng ra, cách xa chuồng trại hay những chỗ ô nhiễm khác, nó phải ở giữa làng (nếu là giếng chung cho cả làng, thường là cái ao to có kè bờ và tường gạch bao quanh) hay giữa xóm (thường là một giếng thơi chung cho cả xóm). Giếng đào lấy nước dùng, khi chưa có điều kiện xây tường bao thì người ta dùng cây xếp bốn, chồng lên nhau thành lan can bảo vệ giống như cái cũi heo, cũng là hình 井 của chữ Tỉnh 井 căng bằng dây, do vậy chữ Tỉnh 井 cũng còn được mượn để ghi từ Giếng nước. Thuyết Văn Giải Tự hướng dẫn đọc chữ Tỉnh 井 bằng lướt “Tử 子 Sính 郢”= Tỉnh ( Sính 郢 là chữ chỉ kinh đô nước Sở là Sính 郢, cũng là do “Sở 楚 Kinh 京”= Sính 郢) . [ Nếu thiết như Hán ngữ phát âm thì là “Dử 子 Ying 郢”= Ding, không thể thành “Ching” như họ đang đọc chữ Tỉnh 井 được, trật lấc ]. Đất là từ chung, chỉ trái đất, là của chung của loài người. Từ đầu tiên chỉ Người là từ Ai (giống như tiếng Anh tự xưng tôi là “Ai”). Trái đất là “Đất của Ai”= Đai. Nên từ đôi Đất Đai là chỉ chung mọi địa hình trên trái đất, đồng bằng cũng là đất đai, núi non cũng là đất đai, sa mạc cũng là đất đai, biển cả cũng là đất đai. Nhưng đất chia ra dành cho mục đích riêng là chỉ để canh tác nông nghiệp thì gọi là “Đất cho canh tác Riêng”= Điềng, hay là “Đất Chuyên”= Điền, viết bằng chữ Điền 田 tức đã có căng dây mà chia. Đông đúc nhiều điền liền nhau tức “Điền Đông”= Đồng, thanh điệu là 1+0=1, là thành cánh đồng. Một con người đơn lẻ thì gọi là “Đơn độc một Mình”= Đinh, gọi là một Đinh 丁, chữ Đinh 丁 có nghĩa là một người (thời Hán nho mới qui định Đinh 丁 là để chỉ riêng một người đàn ông). Cộng các Đinh lại thành đông lên thì “Đinh Đông”= =Đồng, thanh điệu là 0+0=1, nên mới có từ Cộng Đồng chỉ đám đông người (từ ghép Cộng Đồng 共 同 trong Hán ngữ chỉ có nghĩa là cùng nhau, không có nghĩa là đám đông người). Còn đất để làm thành chỗ ở, tức thành ổ thì gọi là “Thành Ổ”= =Thổ 土, gồm đất ở và nhà ở, nên gọi là Thổ Trạch (vậy gọi là “thuế thổ trạch” như xưa gọi là chính xác rồi, việc gì Viện ngôn ngữ phải đặt ra cho bây giờ gọi thuế nhà đất là “thuế phi nông nghiệp”?) , mà không hề có từ “Điền Trạch”, nhưng có từ ghép Điền Thổ, tức đất ruộng và đất ở. Cộng đồng là đám đông gồm cả Nam và cả Nữ. Cũng giống như các từ có viết bằng chữ nho ở trên, chữ 男 và chữ Nữ 女 cũng là những từ gốc Việt chứ chẳng phải là những “tố gốc Hán” như từ điển của Viện ngôn ngữ giải thích. Cách nay 2000 năm thì chữ Nam 男 và chữ Nữ 女 chỉ có nghĩa hẹp là Chồng và Vợ mà thôi, theo như giải thích của Thuyết Văn Giải Tự. Nữ 女 là chữ tượng hình, phụ nhân dã 婦 人 也( là người vợ), người Ngô đọc chữ Nữ 女 bằng “Ngưu Cư thiết 牛 居 切” tức lướt “Ngưu 牛 Cư 居 = Ngư (tức “Người Nữ” = Ngư, thì logic hơn), người Sở đọc chữ Nữ 女 bằng “Nô Giải thiết 奴 解 切” tức lướt “Nô 奴 Giải 解”= Nái . [ Nếu thiết như phát âm của Hán ngữ thì là “Nú Chỉa”= Nia, làm sao ra từ “Nủy” mà họ đang đọc chữ Nữ 女 được? Trật lấc với Thuyết Văn Giải Tự!]. Mà nhấn mạnh có phụ từ khẳng định đứng sau thì là “Nái Chứ!”= Nữ, và “Nái Chi!”= Ni (trong từ ghép Ni Cô 尼 姑). Rõ ràng Truy ngược cho tới thời nước Sở thì thấy rõ người Sở gọi vợ là Nái, bởi đó là tiếng Kinh, ở cái nước Sở còn đồng thời gọi là nước Kinh Sở. Nguồn gốc của chữ Truy 追 , mà nghĩa là chạy theo hay chạy đuổi, là cái “tố gốc Hán” hay “từ Hán Việt” của Viện ngôn ngũ, là như sau: “Chạy Đuổi”= Chuối, 0+1=1, (tiếng Quảng Đông), nhấn mạnh “Chuối Đi!”= Chuy = =Truy, nhấn mạnh “Truy Đấy!”= Truây (phụ từ nhấn mạnh đứng sau Đấy = Đó = Đếx - tiếng Nhật). Hán ngữ mượn chữ nho Truy 追, phát âm là “Truây”, nghĩa là chạy theo sau tức chạy đuổi. Người Sở thời nước Sở là nói tiếng Kinh [ Cho nên Đỗ Thành người Triều Châu dùng tiếng Kinh mới dịch đúng được bài Việt Nhân Ca và dịch đúng được Duy Giáp Lệnh của Việt Vương Câu Tiễn ]. Vua của châu Kinh và châu Dương thì gọi là Kinh Dương Vương. Người Sở nói “Nô 奴 Giải 解”= Nái, thanh điệu 0+1=1. Từ Nái ấy nghĩa là Vợ ( mà người Nhật thì gọi Vợ hay Nái là “Ka Nai”). Chữ Nam 男 nghĩa là chồng, trượng phu dã 丈 夫 也 (là chồng), chữ viết bằng hội ý Lực 力 và Điền 田, ý nói người chồng là cái sức để mà làm ruộng, cũng thành ý xiên xẹo là “khỏe cày” (thành ngữ “làm như trâu húc mả”, “đụ như tru phá ràng”). Tiếng Việt có từ Lực Điền chỉ người đàn ông làm ruộng chủ chốt. Hán ngữ không có từ Lực Điền, nếu gõ lực điền nó chỉ ra chữ Lê Điền 犁 田 nghĩa là cày ruộng. Chữ Nam 男 chỉ người Chồng. Chồng gọi là Trượng Phu vì thời Châu qui định tám Tấc là một Thước, mười thước là một Trượng, người trưởng thành thì cao đến Trượng ( “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”), bởi vậy lấy chữ Trượng Phu 丈 夫 đại diện cho từ Chồng. Chú giải Thuyết Văn Giải Tự của Đoạn Ngọc Tái 段 玉 裁 thời Thanh: “白虎通曰。男,任也。任功業也。古男與任同音 Bạch Hổ Thông viết: Nam 男 là Nhậm 任. Nhậm 任 là làm việc. Xưa Nam 男 với Nhậm 任 đồng âm”. Thì đúng như vậy từ cái Nôi khái niệm Việt: Nam=Lam=Làm=Nhàm=Nham=Nhậm. Lam Làm là làm nhiều tức hay lam hay làm. Lam Nham là làm dở dang. Làm Nhàm = Càm Ràm . Chữ Nữ 女 và Nam 男 gốc Việt ấy cho đến thời có nước Sở vẫn chỉ có nghĩa hẹp là Vợ và Chồng. Bởi xưa kia chúng có gốc từ hai sinh thực khí Cái và Đực là Nõn và Nường trong cặp Nõn/Nường (tương đương Âm/Dương). Sự biến âm của cặp Âm/Dương ấy là Nõn/Nường = Lõn/Lường = Lõm/Lồi = Lỗ/Lõ = Nỗ/Nõ = = Nữ/Nam. Cái Lõ là cái lồi ra, khi là danh từ thì nó là cái Lõ hay cái Nõ (như cái Nõ điếu, lồi ra), khi là tính từ thì như trong từ ghép xuôi kiểu chính phụ như từ ghép Mũi Lõ, Cặc Lõ. Danh từ cái Lỗ là cái lõm vào, nhưng từ ghép xuôi kiểu chính phụ của cái Lỗ Ấm tức “Lỗ Ôn”= Lồn mà lướt thì thành tên gọi cái sinh thực khí âm ( thành ngữ “một người đàn bà bằng ba bếp lửa”). Chữ Nữ đã từ cái “Lỗ Ôn” mà trở thành “Nái” ở thời nước Sở để chỉ Vợ , về sau mới mở rộng nghĩa thành chỉ đàn bà nói chung, gọi là Giống Nái = Giới Nữ (Hán văn gọi là Nữ Giới). Tóm lại thì vẫn thấy là “chẳng có cái gọi là từ Hán Việt”.
    1 like
  3. Tuyệt mạng là cái sai lầm nhất trong các loại sai lầm khi áp dụng một cách sai lầm một phương pháp xác định hướng để xây nhà bằng việc phối cung Phi bát Trạch vào luận tuổi. Không có tuổi nào gọi là Tuyệt mạng cả, mà chỉ có Hướng Tuyệt Mạng - hướng xấu không nên làm nhà. Đây là cái mà nhiều cặp bị gia đình phản đối cưới xin vì tin tưởng một các mù quáng vào vào lời các thầy đọc vài ba cuốn sách và áp dụng một cách máy móc mà chẳng hiểu mô tê gì cả. Cổ nhân có cái lý của cổ nhân, Cổ nhân người Hán khác cổ nhân người Việt. Luận tuổi theo các phương pháp của người Hán cổ nó khác với luận tuổi theo phương pháp của Người Việt. Mình là người Việt tại sao lại dùng sách của người Hán, theo phương pháp của người Hán mà không dùng theo cách của người Việt? Đấy là lý do tại sao chúng tôi sử dụng phương pháp Luận tuổi Lạc Việt để tư vấn chuyện cưới xin và sinh con đẻ cái. Như tôi đã nói ở trên: "Tuổi vợ chồng không phải yếu tố quyết định hạnh phúc", nó chỉ là những tương quan, điều kiện ban đầu, khi gia đình có thêm thành viên ( sinh con ) thì mối tương quan này sẽ thay đổi. Tốt hay xấu phụ thuộc vào tuổi đứa con có hợp với cha mẹ hay không, đặc biệt là con út Tuy nhiên vấn đề về tuổi chỉ là một trong những điều kiện tương tác mang tính căn bản ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mối quan hệ giữa người với người, chứ không có nghĩa tuổi tác sẽ quyết định mọi thứ diễn ra xung quanh. Những yếu tố như hoàn cảnh gia đình, những người sống chung nhà, công việc, thu nhập, tính cách cá nhân... có vai trò trong việc hình thành mối quan hệ tốt/xấu trong gia đình. Do đó khi gặp những vấn đề khó khăn nan giải, vợ chồng bất hòa, thiếu hạnh phúc... trước tiên xem lại bản thân mình chứ đừng đổ tại vì không hợp tuổi. Tôi ít khi trả lời dài. Những gì tôi trình bày trong chủ đề này chắc đủ để anh ngâm cứu và chiêm nghiệm
    1 like
  4. Theo lá số này Năm nay chồng bạn không nên kinh doanh tuyệt đối không được hùn hạp với ai năm nay. sang năm cơ hội tự đến chúc vc bạn may mắn
    1 like
  5. 1 like
  6. Tin tức về công việc có phần trễ nãi. Tháng 2 thấy có nhận tin liên quan đến công việc, nhưng dường như là tin không vui hoặc có bất mãn gì đó . Tháng này cũng nên cẩn thận nhiều. Hi vọng vào tháng 3, tháng 6 al
    1 like
  7. Năm nay Giáp Ngọ sinh tốt, nên sinh ngay, con út nên chọn Kỷ Hợi 2019 để tạo thành cách cuộc đối xứng trong tương quan tuổi, rất tốt. Thân mến.
    1 like
  8. Bài này có nhiều tư liệu xác đáng và lập luận chặt chẽ. Nhờ anh chị em quản trị viên đưa bài này ra ngoài trang chủ. Cá nhân tôi sẽ đưa bài này vào mục Lý học Đông phương. Bài này bác Thùy viết rất có lý. Cảm ơn bác Thùy. Từ lâu tôi cũng xác định rằng: Ngôn ngữ Việt là một loại ngôn ngữ rất cao cấp. Bằng chứng nó có thể dịch tất cả các ngôn ngữ của các dân tộc trên thế giới ra ngôn ngữ Việt. Còn các ngôn ngữ của cả thế giới khó thể dịch một cách hoàn hảo ngôn ngữ Việt ra ngôn ngữ của họ. Kể cả tiếng Anh hiện đại. Tất nhiên, ngôn ngữ Việt phải là sản phẩm của một nền văn minh rất cao cấp, nó mới có hệ quả là một hệ thống ngôn ngữ cao cấp của dân tộc Việt. Tính hệ thống, sự tương quan hợp lý trong cấu trung ngôn ngữ Việt rất cao cấp, đến mức độ tự hệ thống ngôn ngữ Việt đã mang trong nội hàm cấu trúc của nó tính minh triết vượt trội. Điều này làm nhà nghiên cứu và là triết gia Phạm Công Thiên phải thốt lên: Đấy là xét một cách tổng quát. Đi vào chi tiết hơn một tí thì cái hệ thống ngôn ngữ mà người ta có thói quen gọi là "từ Hán Việt" trong tiếng Việt ấy có xuất xứ từ đâu? Nếu chỉ nhìn một cách cục bộ với "tư duy của những con ếch mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó", thì người ta thấy rằng: Tất cả những từ gọi là Hán Việt ấy đều có ký tự chữ Hán kèm theo. Và thế là rất trực quan - rất có "cơ sở khoa học" - và được "giáo dục" từ hàng trăm năm trước vào bộ nhớ của cả những người có chức danh "giáo sư, tiến sĩ" . Và từ cái nền tảng tri thức được ghi trong bộ nhớ ấy - Phật giáo gọi là "tính chấp" - người ta sì ra những công trình nghiên cứu liên quan - có đóng dấu chức danh "giáo sư, tiến sĩ" - khiến càng ngày chân lý càng bị xóa mờ. Trên 30. 000 (Ba mươi ngàn) từ Hán Việt được thống kê (Lê Gia), trong khi đó chính người Trung Quốc - vào thập niên đầu thế kỷ XX - chỉ cần học 1000 (Một ngàn) chữ phổ thông để gọi là "biết đọc biết viết". Vậy tất cả những cái gọi là "Hệ thống từ Han Việt" đồ sộ với 30. 000 từ ấy - ai, tổ chức nào, nhà nước nào trong lịch sử cả Việt lẫn Hán, đã chuẩn hóa nó bằng tiếng Việt và phổ biến trong lịch sử đời sống Việt tộc? Xin lỗi! Chỉ để phố biến một thứ chữ của một vị tiến sĩ nào đó phát ngôn: Bánh "Dầy" trong tiếng Việt nên gọi là bánh "Giầy" - báo chí đăng tải tùm lùm - nhưng chẳng thấy ma nào viết là bánh "giầy" cả. Ngay cả bây giờ - thí dụ - Bộ Giáo Dục có yêu cầu cả nước phải viết "bánh Dầy" là "bánh giầy" thì nó cũng phi logich vì tính cấu trúc bất hợp lý giữa khái niệm "giầy" và "dầy" trong mối liên hệ có tính hệ thống tương quan những khái niệm trong ngôn ngữ Việt về sự mô tả cái bánh dầy và cái giầy trong ngôn ngữ Việt. Huống chi là trên 30. 000 từ gọi là Hán Việt phổ biến ấy - được phát âm bằng tiếng Việt phi Hán - mà người ta cứ tưởng nó dễ như việc ngủ với con mẹ hàng xóm góa chồng. Bác Thùy đã dẫn chứng những tư liệu và luận cứ thích hợp để chỉ ra cho những nhận thức trực quan, nhận thấy được bản chất của vấn đế. Tính minh triết thực sự cao cấp trong nền văn hiến Việt, không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ Việt. Mà nó chính là sản phẩm của một nhận thức chân lý tuyệt đối: Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, đang giữ một kho tàng tri thức vô cùng lớn lao đã tồn tại trong văn minh nhân loại. Đó chính là "Lý thuyết thống nhất" mà tất cả tri thức của nền văn minh nhân loại hiện đại đang mơ ước. Thiên Sứ tôi rất nghiêm túc và có trách nhiệm trong phát ngôn của mình về việc này. "Lý thuyết thống nhất" thuộc về nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Không phải là một câu nói được đọc trong 10 giây. Tất nhiên nó cũng không phải là một khái niệm đơn giản trong tư duy của cả nền văn minh này. Nếu "quy ra thóc" thì có thể dùng một hình ảnh thế này: Tỷ phú Weren Bufet cho dù có đến 100 tỷ dollar - được tính là tài sản tri thức tiêu biểu của một nền văn minh - thì cũng không thể tưởng tượng minh lại có một tài sản lớn hơn rất nhiều, khi tài sản đó là "lý thuyết thống nhất. Newton có một thời xác định rằng lý thuyết của ông bao trùm mọi vấn đề của thế gian. Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng: Lý thuyết của ông chỉ là một phần tử trong một tập hợp lớn hơn của sự phát triển nền văn minh nhân loại. Nhưng không bao giờ có hai Lý thuyết thống nhất. SW Hawking phát biều: "Nếu quả thực có lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?". Hoàn toàn chính xác! Đúng là phát biểu của một thiên tài của nền khoa học Anh quốc. Thiên Sứ tôi bày tỏ sự khen ngợi với SW Hawking vì nhận thức này. Với tất cả sự khiêm tốn, Thiên Sứ tôi giới thiệu nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử, chính là nền văn minh đang cất giữ kho tàng vô gía của những mơ ước của cả nền văn minh hiện đại. Nhưng nếu bất kể ai trên thế gian này mà bắt đầu cho rằng văn minh Phương Đông có cội nguồn từ văn minh Hán thì không phải đối tượng để bàn về việc này. Lý thuyết thống nhất không bắt đầu được tiếp thu từ một nền tảng tri thức ngu dốt. Nền tảng trí thức đầu tiên để tiếp thu những giá trị của nó phải là thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Còn nếu không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì lý thuyết ấy đã quyết định rằng: Nền văn minh này không thể tìm ra lý thuyết thống nhất! (*) Điều này đồng nghĩa với cái gì thì tôi tin rằng các nhà khoa học hàng đầu - cỡ SW Hawking tự suy luận. =================* Gần đây, chính ông Hawking xác định rằng: Nhân loại không thể tìm ta "Lý thuyết thống nhất". Đây là một vế trong sự quyết định của chính "lý thuyết thống nhất",mà ông Hawking đã thừa nhận.
    1 like
  9. CHUYỆN CŨ XEM LẠI =========================== Tôi gọi bức tranh này là " Canh bạc cuối cùng ". chính bởi vì nó miêu tả một quan hệ quốc tế giữa các siêu cường giành giật quyền lợi trên sòng bạc. Nhưng tầm nhìn của tác giả bức tranh không có khả năng tiên tri và rất cục bộ. Nó thể hiện ở sự giới hạn chỉ một số siêu cường có mặt ở Đông Á trên bức tranh. Những nhà phân tích bức tranh này - qua nội dung bài viết - lại chỉ bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ quốc tế phức tạp này, mà họa sĩ chưa đủ tầm thể hiện. Trong ván bài cuối cùng này, không hề còn một đồng trên sòng bạc. Tiền đã hết nhẵn. Vâng! Đấy chính là một canh bạc cuối cùng để kết thúc kẻ thắng người thua, khi mà tiến bạc đã kiệt quệ. Có gì ngẫu nhiên chăng, khi mà bức tranh được công bố vào năm 2008 - Năm khởi đầu của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Tất nhiên, để vẽ bức tranh này, họa sĩ phải có chuẩn bị từ trước đó và chắc chắn ông ta không có ý thưc về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào năm ông ta công bố bức tranh.Cuộc sát phạt đã đến lúc mà thành ngữ Việt gọi là "cạn tàu, ráo máng ". Những kẻ thua bạc không còn mảnh vải trên người và họ vẫn cố chơi để gỡ gạc. Đến ngày hôm nay, 2 tháng 6 - 2011, nền kinh tế thế giới này đang lao dốc thảm hại theo chiều hướng " Ở trần đóng khố " - Trên sòng bạc cũng không còn đồng xu nào. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đến mức báo động. Những siêu cường nợ như Chúa Chổm. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Híc! Thành kính phân ưu. . Mọi canh bạc đều có luật chơi của nó. Dù là thứ luật rất phi nhân bản là cho phép kẻ thắng lột sạch tiền và những thứ có thể đem ra đặt lên sòng bạc, kể cả liêm sỉ. Nhưng vẫn là luật chơi của sòng bạc. Nó gần giống luật chơi của chiến tranh - tức là có giết người thì cũng phải giết cho tử tế! Nhưng chính sự tháu cáy của canh bạc cuối cùng này đã khiến người ta phải gian lận để quyết thắng ván cuối cùng. Và - theo như miêu tả của bức tranh - con bạc vi phạm luật chơi chính là cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Cô gái Đài Loan bé nhỏ tội nghiệp bị loại khỏi cuộc chơi khi cô gái Hoa Kỳ ngồi vào chiếu bạc với Trung Quốc. Đài Loan bị loại khỏi thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp Quốc, nhanh hơn ăn fastfood (Vậy mà cũng cố chiếm lấy cái đảo Ba Bình làm vốn! Quên nhanh đi em, tầm nhìn của em quá ngắn khi em để mất cả lục địa và trần trui một cách tội nghiệp. Nhưng còn may cho em, vẫn giữ được bản sắc văn hóa thể hiện ở cái yếm che ngực và cái nón với mấy trái cây, ăn cho đỡ đói). Cô gái được miêu tả là Nga, nằm thở dốc. Cô chẳng còn gì để chơi. Cú sốc đã làm cô tuy không bỏ cuộc, nhưng không còn gì để đánh. Cô với tay sang cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Nhưng tiếc thay! Cô gái phương Đông mới vào sòng ấy quay lưng từ lâu rùi. Cô ấy đang mải chơi trong canh bạc cuối cùng này. Chỉ còn ba tụ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều trần trui, trừ cô gái Hoa Kỳ vẫn xiêm y đầy đủ. Nhật Bản thì trần trụi từ lâu rùi - " Có sao nói vậy! Người ơi! " - từ sau thế chiến thứ II lận. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cô bị loại khỏi là siêu cường kinh tế thứ hai bên cạnh Hoa Kỳ. Trận động đất ngày 11. 3. 2011 là cú quyết định dứt điểm địa vị của nước Nhật. Bởi vậy, tham gia cuộc chơi vùng Đông Á trong canh bạc tháu cáy này, cô vẫn vô tư và hồn nhiên. Cô ta quen rùi. Thực chất trên canh bạc cuối cùng này chỉ còn lại hai đối thủ: Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng con bài cuối cùng chưa lật ra, cô gái Trung Hoa vẫn còn con bài tủ của mình dấu phía sau lưng. Cô ta vi phạm luật chơi để dành chiến thắng trong canh bạc cuối cùng. Cái đơn giản của bức tranh này là họa sĩ không đủ khả năng miêu tả một cách sống động sòng bạc trong " canh bạc cuối cùng " - tầm cỡ quốc tế. Nếu là tôi , tôi sẽ miêu tả một sòng bạc lớn với nhiều tụ nhỏ. Nhưng tất cả đều bỏ dở cuộc chơi và xúm vào xem - canh bạc lớn của các đại gia để quyết định người thắng cuối cùng. Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc - Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ - đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào? Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ? Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy. =========================== Bài viết từ rất lâu trên diễn đàn. Nhưng không hiểu làm sao hôm qua nó lại trồi lên trên trang facebook của tôi. Tôi cứ nghĩ có ai mới đưa lên, nên chép lại và đưa vào đây. Bài này tôi viết từ cách đây nhiều năm trên diễn đàn, liên quan đến nội dung topic này. Nay xin đưa lên để các anh chị em và quí vị thám khảo. Mọi chuyện đang diễn tiến đúng như dự đoán.
    1 like