• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/02/2014 in all areas

  1. Diễn đàn LHĐP mở topic dành cho năm 2014 cho các bạn quan tấm đến Luận Tuổi Năm Sinh Con, thay cho topic 2013 để các bạn dễ theo dõi. Chú ý khi tư vấn: Không gửi bài viết nhiều lần Tuân thủ nội quy diễn đàn Không trao đổi thảo luận các nội dung khác ngoài lề Không hỏi giúp người khác vì trong Lý Học có nhiều lí do tế nhị. Tư vấn và được tư vấn là do DUYÊN và TÙY DUYÊN và trên tình thần tự nguyện của các nhà nghiên cứu. Ưu tiên tư vấn cho các trường hợp mong muốn sinh con năm 2014 Trước khi tư vấn xem trước: Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Tuổi hợp - xung trong tình yêu Luận tuổi Lạc Việt Tham khảo các bài tư vấn cũ: Sinh con năm nào thì tốt Sinh con năm nào thì tốt 2013 Chú ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG XEM VÀ TƯ VẤN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP ĐANG CÓ THAI VÀ TRƯỜNG HỢP HỎI GIÚP CHO NGƯỜI KHÁC Khi tư vấn chúng tôi sẽ giúp chọn những năm tốt nhất, gần nhất và phù hợp nhất Những năm chúng tôi không chọn hoặc không tư vấn là không phù hợp nên đừng hỏi lại. Gửi nội dung tư vấn theo mẫu sau Chồng: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Vợ: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Nếu đã có con: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] ( đã có hơn một con thì mỗi con trên một dòng riêng) Nội dung xin tư vấn: Dự định sinh con năm xyz có tốt không? / Sinh con năm nào thì tốt Nội dung thêm: (lựa chọn, nếu cần thì đưa thêm để tiện việc tư vấn) Ví dụ:Chồng: 1-11-1984 âm lịch - Hải Trung Kim Vợ: 20/08/1988 âm lịch - Đại Lâm Mộc Con lớn: 15/05/2012 âm lịch Xin tư vấn: Sinh con út năm nào thì tốt
    2 likes
  2. KHÔNG HỀ CÓ CÁI GỌI LÀ " TỪ HÁN VIỆT" :.. Tác giả: HÀ VĂN THÙY Xuanduc.vn: Một bài viết về ngôn ngữ quá đặc biệt xuất sắc. Xin đăng để biếu bạn đọc Trúc Sơn Trang món quà năm mới. Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài "Di sản Hán Việt"*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng "nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa." Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời. I. Có đúng tiếng Việt vay mượn từ ngôn ngữ Hán? Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa. Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro... Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy... Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: "Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!" Sự thật có đúng như vậy không? Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L'Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ "không thèm chấp" gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng! Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do "không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!" Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết "Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)" Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận! Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố... tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn "khám phá": ngoài cái gọi là "từ Hán Việt", trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội! Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ! Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng "điên rồ" đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm...(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: "Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!" Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5)! Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết. Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau: Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ. Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt. Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những "họa sư"- người vẽ chữ, "bốc sư"- thày bói, người Việt, được "lưu dụng" làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh. Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bặc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự. Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được ! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện "Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán"(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm. Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, "Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay." Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng. Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy? Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời. Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là "từ Hán Việt" là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết. II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một. Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc. Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là "từ Hán Việt". Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm "từ Hán Việt" lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành "từ Hán Việt." Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là "từ Hán Việt!". Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn? Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là "từ Hán Việt" vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải "từ Hán Việt" mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất. III. Kết luận Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn! Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là "Từ Hán Việt"! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc. Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng! Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này? Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy... Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ,nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt. Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ "từ Hán Việt" khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài. ================== *http://trankinhnghi....n-han-viet.html Madrak, 1. 12. 2013 - Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Tài Cẩn - Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979 2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008. 3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com 4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa http://huc.edu.vn/ch...-Trung-Hoa.html 5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa http://khoahocnet.co...viet-trung-hoa/ 6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện 7. Hà Văn Thùy - Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.co...ua-lich-su.vhtm
    2 likes
  3. Đúng đó, đơn phương thì thiệt thòi cho ban thân mình, song phương thì thiệt hại cho người khác.
    1 like
  4. Vậy là cái chuyện hồi năm nẩm xem đi du học và báo trước là sẽ gặp đào hoa ứng rồi phải không? hehe 1. sẽ đổi chổ ở tốt hơn, chổ ở và công việc thuận lợi, tiên đường. 2. Sang năm 2015 chuyện tình duyên sẽ sôi nổi hẳn lên, có nguy cơ chống lầy! Chúc thuận lợi. Thiên Đồng 1. năm nay có chuyện lùng nhùng và chuyển cơ quan khoảng tháng 4 âm. 2. sẽ có thăng chức. 3. Có vẻ xôm tụ, lu bù, nhưng hiệu quả trù trừ, thất thu. Chúc thuận lợi Thiên Đồng 1. sẽ nghỉ, nhưng khoảng tháng 5 hoặc qua tháng 6 âm. 2. tháng 7 có việc hoặc gần cuối năm. 3. lĩnh vực năng động phát triển có vẻ hợp. Thiên Đồng 1. sẽ tiến triển tốt bắt đầu tháng 2 âm hoặc cuối mùa hạ. 2. sẽ thuyên chuyển. công việc cực hơn nhưng khá tiền hơn một tí. 3. coi chừng tiêu hóa hay đường ruột và cảm mạo. Thiên Đồng
    1 like
  5. 1 like
  6. Đến chịu với ngôn ngữ,cách nghĩ của teen,à mà 85 thì mãn teen roài còn đâu
    1 like
  7. Dù bà Yingluck có từ chức và chính phủ do phe áo vàng nắm giữ thì Thái Lan vẫn chưa thể ổn định. Chỉ có nhà vua Thái và làm đúng phương pháp thì mới ổn được. Hình thể đất nước Thái xét về phong thủy hơi dở. Ít nhất bắt đầu từ vận 7,
    1 like
  8. Bầu Kiên & vàng Hải Lý - Thứ Năm, 27/2/2014, 19:00 (GMT+7) Ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) - Ảnh: Xuân Huy (TBKTSG) - Thật khó viết về chân dung một con người vốn từng làm tốn nhiều giấy mực của các phương tiện truyền thông như ông Nguyễn Đức Kiên (thường được nhắc đến bằng cái tên “bầu Kiên”) trong một vài trang báo. Tội trạng của ông đến đâu, đúng sai thế nào là việc điều tra, xét xử của các cơ quan luật pháp. Trong bài viết dưới đây, tác giả chỉ ghi chép lại những thông tin nhặt nhạnh được về ông trực tiếp và gián tiếp trong quá trình tác nghiệp của một nhà báo chuyên theo mảng tài chính - ngân hàng, để bạn đọc tham khảo. Bầu Kiên nói gì trước giờ bị bắt? Hoàn toàn tình cờ, cuộc phỏng vấn của phóng viên TBKTSG với bầu Kiên kéo dài khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ, kết thúc lúc gần 17 giờ 30 chiều tại cà phê tầng trệt của khách sạn Hilton (Hà Nội) ngày 20-8-2012, diễn ra ngay trước thời điểm ông bị bắt tạm giam. Trước đó vài tiếng ông gặp gỡ một số phóng viên thể thao vì hình như hôm ấy có một số trận bóng đá gay cấn. Cuộc nói chuyện liên tục bị cắt ngang bởi tiếng chuông từ hai chiếc điện thoại di động. Ông không nghe hai, ba cuộc, rồi cằn nhằn: “Sao hôm nay nhiều điện thoại thế nhỉ?”. Có một cuộc ông trả lời ngắn gọn, đại khái về khoản tiền thưởng cho một đội bóng nào đó. Ông nói tiền thưởng vẫn như năm ngoái, 500 triệu đồng và cúp máy. Ba câu trả lời của ông khiến người nghe chú ý. Thứ nhất, ông đề xuất giảm lãi suất vì doanh nghiệp quá khó khăn. Tiếp theo, chấn chỉnh thị trường liên ngân hàng. Những khoản nợ đọng trên thị trường này thời điểm ấy khá lớn và ACB đang có dư nợ cho vay hơn 1.000 tỉ đồng cho một tổ chức tín dụng đã quá hạn chưa đòi được. (Mãi gần đây khoản nợ liên ngân hàng này của ACB mới được giải quyết bao gồm gốc và lãi thu được 9%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất thỏa thuận cho vay ban đầu - NV). Điều thứ ba được ông nhấn mạnh là cho phép các ngân hàng được trích lập dự phòng rủi ro tối đa. Dường như có điều gì hơi bất thường trong sự nhấn mạnh vì rõ ràng cơ quan quản lý không hề giới hạn mức trích lập dự phòng, thậm chí Ngân hàng Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng tăng trích lập để xử lý nợ xấu. Ông ngần ngừ và không trả lời câu hỏi liệu việc trích lập dự phòng có liên quan đến kinh doanh vàng. Một câu hỏi khác ông cũng ngập ngừng là giá cổ phiếu Eximbank. Hai tuần liền thị giá Eximbank leo dốc và ngày hôm ấy nó vượt qua mốc 20.000 đồng/cổ phiếu. Trên thị trường có tin đồn một số cổ đông lớn, trong đó có ông đang mua vào. Ông xác nhận một nhóm cổ đông đang nắm giữ hơn 20% cổ phần Eximbank và phủ nhận khả năng Eximbank sẽ hợp nhất với ACB. Đề cập đến Sacombank ông nói một thành viên hội đồng quản trị của nhóm cổ đông mới phát biểu với báo chí sẽ không có ngân hàng nào sáp nhập vào Sacombank là không chính xác. “Phải nói là không sáp nhập trong tương lai gần”, ông bảo. Khi rời bàn đứng lên, không thấy ông kêu tính tiền. Có lẽ ông là khách quen ở đây? Ông đi ra cửa sau, nơi có chiếc Rolls Royce đứng đợi. Tầm 20-21 giờ hôm đó tin ông bị bắt lan trong cánh báo chí. Tôi gọi điện đến ACB, thông tin được xác nhận. Người dân đến giao dịch tại ACB sau khi nghe thông tin bầu Kiên bị bắt. Ảnh: Kinh LuânLần “ra mắt” đầu tiên ACB thành lập đầu những năm 1990. Lúc đầu trong danh sách các cổ đông sáng lập không có tên bầu Kiên. Thời gian sau, khi đăng ký lại giấy phép kinh doanh, thấy không đủ người, các cổ đông sáng lập đồng ý đưa tên ông Kiên vào. Từ đó ông Kiên trở thành một trong những cổ đông sáng lập ngân hàng. Cả chục năm, khi ACB họp báo hay tiếp xúc với báo giới TPHCM, không bao giờ thấy có mặt bầu Kiên. Nhiều nhà báo theo mảng ngân hàng không biết ACB có một phó chủ tịch hội đồng quản trị tên Nguyễn Đức Kiên. Khi “ngày thứ ba đen tối” trong tháng 10-2003 xảy ra, ACB bị rút tiền bởi tin đồn thất thiệt tổng giám đốc bỏ trốn, bầu Kiên lần đầu “ra mắt” báo chí. Tối hôm ấy ở quầy giao dịch hội sở chính trên đường Nguyễn Thị Minh Khai của ACB, người ta thấy một người đàn ông tóc đen, hơi thấp, xăng xái đi lại, chỉ tay chỗ này chỗ kia. Khi thấy tình hình rút tiền không có dấu hiệu thuyên giảm, ông ta và một số lãnh đạo ACB tiến gần đến chỗ các quan chức Ngân hàng Nhà nước, đề nghị gì đó. Sau đấy nguyên Thống đốc Lê Đức Thúy đứng lên cái bàn giữa phòng giao dịch, tuyên bố cam kết đảm bảo tiền gửi của bà con an toàn và kêu gọi mọi người yên tâm về nhà. Gần 23 giờ đêm ACB họp báo. Đó là cuộc họp báo có một không hai, nhưng cánh phóng viên, kể cả phóng viên ảnh đến khá nhiều. Người gửi tiền vẫn tiếp tục xếp hàng rút tiền. Bên ngoài trời mưa. Trong đêm, những người đã rút được tiền không dám về, họ ôm tiền, ngồi ngay ở ngân hàng. Bên ngoài bảo vệ đóng cửa. Những người không vào được chen nhau đẩy cánh cổng. Đứng từ trên lầu một nhìn xuống, thấy cánh cổng chắc bật đến nơi, ông Kiên kêu anh em bảo vệ mở cho họ vào. Đêm không ngủ ấy tóc ông Kiên không đổi màu. Mấy năm sau tóc ông mới bạc trắng. Kẻ thua cuộc Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Những người thường xuyên tiếp xúc với ông Kiên nhận xét ông tham vọng. Một số người thân cận trong giới ngân hàng nói ông tham lam. Họ kể câu chuyện nửa đùa nửa thật. Một bữa ông Kiên ngồi trong nhà, thấy có con bò đi qua cửa, liền tìm cách dắt nó vào nhà nhưng không được. Thế là ông nói “tôi mất một con bò”! Sau khi gọi vốn nước ngoài, những năm 2005-2006 ACB và một số ngân hàng cổ phần “lớn” rất nhanh. Một phần do cơ hội Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO mang lại, phần khác tăng trưởng kinh tế những năm đó thuận lợi. Khi ấy ACB đã dẫn đầu khối cổ phần và thể hiện tham vọng cạnh tranh với bốn ngân hàng quốc doanh. Bước cạnh tranh đầu tiên là về tổng tài sản và lợi nhuận. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 687 tỉ đồng. Năm sau con số lợi nhuận tăng gấp ba lần, nhảy lên 2.127 tỉ đồng. Cùng thời gian, tổng tài sản của ACB bắt đầu leo thang. Một trong những yếu tố tạo đà nhảy cho tổng tài sản của ACB là huy động vàng. Không có ngân hàng nào huy động được nhiều vàng trong dân như ACB. Vào lúc đỉnh điểm, ACB đã huy động được một lượng vàng khổng lồ, hơn 33 tấn. Quy định cho phép huy động vốn bằng vàng và chuyển 30% vàng huy động thành tiền để cho vay là một chủ trương thức thời. Tuy nhiên việc điều hành, quản lý và kiểm soát phải bám sát thực tế, đơn giản vì vàng là ngoại tệ, là thứ tài sản tích lũy mang tính truyền thống của người Việt Nam. Tiếc thay quản lý vàng suốt nhiều năm đã bị buông lỏng, làm ảnh hưởng đến tỷ giá, tạo ra những “lỗ hổng” và những cơn sốt có thời điểm làm chao đảo nền kinh tế. Bầu Kiên đã sảy chân với vàng, sa cơ lỡ vận vì vàng và với vàng ông là “kẻ thua cuộc”. Vàng đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Và khi sai lầm tích lũy, nó đã tiếp tay, dẫn ông đến những hành động vi phạm pháp luật. Giới ngân hàng cho biết bầu Kiên bắt đầu kinh doanh vàng tài khoản từ năm 2008. Ông sử dụng pháp nhân của sáu công ty không có chức năng kinh doanh vàng để tham gia vào thị trường vàng quốc tế. (Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kết luận ông phạm tội kinh doanh trái phép). Ông bán vàng trong nước, mua vàng tài khoản nước ngoài để bù đắp trạng thái. Điều này chẳng khác nào nghiệp vụ bán khống, mà một trong những quy tắc của bán khống là cover (mua lại) càng nhanh càng tốt. Bầu Kiên đã không làm như vậy. Có những đợt phải mấy tháng sau ông mới mua lại vàng đã bán. Chưa kể người ta bán khống trong thị trường giá xuống, còn ông bán khống trong thị trường giá lên. Tổng giám đốc một ngân hàng kể: “Năm 2009-2010 đi đâu cũng thấy ông Kiên kè kè một cái điện thoại và 5-10 phút lại nhìn vào đó để xem sự biến động giá vàng thế giới. Một lần tôi nói các tổ chức quốc tế đều dự báo giá vàng sẽ qua mốc 1.300 đô la Mỹ/ounce, ông gạt phắt làm gì có”. Cuối năm 2009, đầu năm 2010 bầu Kiên đã có những quyết định “chết người” với vàng. Ông vay vàng trong nước (vàng huy động của các ngân hàng), và bán. Có ngày ông bán 20.000 lượng vàng ở mức giá 26 triệu đồng/lượng. Vay vàng lãi suất thấp, bán và lấy tiền đồng gửi lại ngân hàng hoặc cho vay lãi suất cao, tính ra chênh lệch tới ba lần/năm. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính. Không ai có thể ngờ giá vàng đã tăng với tốc độ chóng mặt. Khi giá tăng, ngân hàng yêu cầu người vay nộp thêm tài sản, hoặc tất toán trạng thái, chấp nhận lỗ. Vàng đã biến tài sản của bầu Kiên thành con số âm! Những đêm không ngủ theo dõi thị trường vàng thế giới (do múi giờ của châu Âu, Mỹ lệch với Việt Nam) là thủ phạm gây bạc tóc. Kể từ đó “ông đầu bạc” trở thành biệt danh của bầu Kiên. Cái “chết” vì vàng của bầu Kiên có thể sẽ không tạo ra nhiều hậu quả đến thế cho bản thân ông và ACB nếu ACB và một số ngân hàng kiên quyết ép buộc ông đóng trạng thái khi đến điểm phải cắt lỗ. Đằng này họ đã cho ông nợ trạng thái với hy vọng giá vàng thế giới quay đầu đi xuống. Trên thị trường đầu cơ, không có cái gì lên mãi và cái gì xuống mãi. Đúng là giá vàng quốc tế đã giảm sau 12 năm thăng hoa, nhưng nó giảm ở thời điểm quá xa so với ngày bầu Kiên bán khống. Vòng lao lý Để bù đắp cho sự mất mát do vàng gây nên, bầu Kiên lao vào kiếm tiền bằng kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngân hàng, bằng “tư vấn” cho một số thương vụ thâu tóm từ nguồn tiền ảo. Một trong những thứ tài sản ông sở hữu là cổ phiếu ngân hàng. Một lãnh đạo ngân hàng có thâm niên phân tích: “Ông Kiên đã dùng tiền của ACB để mua cổ phiếu ACB, kể cả mua bán “kỹ thuật” tay phải qua tay trái, nhằm đỡ giá cổ phiếu. ACB là blue-chips, có ảnh hưởng đến mặt bằng cổ phiếu ngân hàng nói chung. Ai cũng nhìn thấy sự rơi tự do của cổ phiếu ngân hàng trong những năm qua khắc nghiệt như thế nào. Nếu đà rơi không bị chặn lại, không ít các ông chủ ngân hàng sẽ gặp “nạn”, vì tỷ lệ đòn bẩy để có tiền góp vào các đợt tăng vốn của tổ chức tín dụng rất lớn”. Bầu Kiên dính vào vòng lao lý đã kéo theo phần lớn dàn lãnh đạo ACB liên lụy. Từ lâu ACB đã tập trung vào các nghiệp vụ đòi hỏi nhiều “chất xám” như kinh doanh trái phiếu; kinh doanh liên ngân hàng; vàng, ngoại tệ; cho vay với khách hàng có thu nhập tầm trung trở lên ở các đô thị và ngân hàng đầu tư. ACB không cho vay với nông thôn, nông dân. Rất ít khi tỷ lệ cho vay trên huy động của ACB đến 80%. Ít ai biết rằng ACB đã từng “thắng” lớn khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ của một số quốc gia bị định giá tín nhiệm rủi ro với lãi suất bằng ngoại tệ tới 8%/năm. Như đã viết ở đầu bài, khó có thể đưa vào hết chi tiết ngóc ngách về bầu Kiên trong khuôn khổ một bài báo. Xét cho cùng, vì sao một số ngân hàng cho bầu Kiên vay vàng nhiều đến thế để bán? Vì sao chấp nhận cho ông nợ? Bằng cách nào ông trở thành cổ đông lớn và thể hiện vai trò chi phối ở một số tổ chức tín dụng? Cách thức ông khống chế các thành viên hội đồng quản trị và nhất là vì sao người ta lại nhắc đến tên ông mỗi khi đề cập đến vụ thâu tóm thù địch ở Sacombank dù ông không sở hữu một cổ phiếu nào ở đó? Câu chuyện còn dài và có thể một ngày nào đó chúng tôi sẽ tiếp tục ghi lại hầu bạn đọc. ============================== Tôi dọc hầu hết các bài báo do nhà báo Hải Lý viết và có nhận xét đây là một nhà báo xuất sắc, các nhận định và phân tích của chị đều sâu, nhất là về lĩnh vực ngân hàng. Nhưng bài này thì tôi cho là rất dở (thậm chí dưới chuẩn): - Thông tin hoàn toàn không chính xác, dễ dẫn dắt người đọc đi lầm hướng. - Nếu gọi là để PR cho Kiên thì phí công và phản cảm. - Nếu để bồi thêm nhát nữa thì không nên, vì người ta đã ngã ngựa. - Nên chăng cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ. Phân tích khách quan, không thần thánh hóa, không bôi nhọ. Để người khác nhìn vào đó mà rút ra bài học kinh nghiệm.
    1 like
  9. CHUYỆN CŨ XEM LẠI =========================== Tôi gọi bức tranh này là " Canh bạc cuối cùng ". chính bởi vì nó miêu tả một quan hệ quốc tế giữa các siêu cường giành giật quyền lợi trên sòng bạc. Nhưng tầm nhìn của tác giả bức tranh không có khả năng tiên tri và rất cục bộ. Nó thể hiện ở sự giới hạn chỉ một số siêu cường có mặt ở Đông Á trên bức tranh. Những nhà phân tích bức tranh này - qua nội dung bài viết - lại chỉ bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ quốc tế phức tạp này, mà họa sĩ chưa đủ tầm thể hiện. Trong ván bài cuối cùng này, không hề còn một đồng trên sòng bạc. Tiền đã hết nhẵn. Vâng! Đấy chính là một canh bạc cuối cùng để kết thúc kẻ thắng người thua, khi mà tiến bạc đã kiệt quệ. Có gì ngẫu nhiên chăng, khi mà bức tranh được công bố vào năm 2008 - Năm khởi đầu của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Tất nhiên, để vẽ bức tranh này, họa sĩ phải có chuẩn bị từ trước đó và chắc chắn ông ta không có ý thưc về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào năm ông ta công bố bức tranh.Cuộc sát phạt đã đến lúc mà thành ngữ Việt gọi là "cạn tàu, ráo máng ". Những kẻ thua bạc không còn mảnh vải trên người và họ vẫn cố chơi để gỡ gạc. Đến ngày hôm nay, 2 tháng 6 - 2011, nền kinh tế thế giới này đang lao dốc thảm hại theo chiều hướng " Ở trần đóng khố " - Trên sòng bạc cũng không còn đồng xu nào. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đến mức báo động. Những siêu cường nợ như Chúa Chổm. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Híc! Thành kính phân ưu. . Mọi canh bạc đều có luật chơi của nó. Dù là thứ luật rất phi nhân bản là cho phép kẻ thắng lột sạch tiền và những thứ có thể đem ra đặt lên sòng bạc, kể cả liêm sỉ. Nhưng vẫn là luật chơi của sòng bạc. Nó gần giống luật chơi của chiến tranh - tức là có giết người thì cũng phải giết cho tử tế! Nhưng chính sự tháu cáy của canh bạc cuối cùng này đã khiến người ta phải gian lận để quyết thắng ván cuối cùng. Và - theo như miêu tả của bức tranh - con bạc vi phạm luật chơi chính là cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Cô gái Đài Loan bé nhỏ tội nghiệp bị loại khỏi cuộc chơi khi cô gái Hoa Kỳ ngồi vào chiếu bạc với Trung Quốc. Đài Loan bị loại khỏi thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp Quốc, nhanh hơn ăn fastfood (Vậy mà cũng cố chiếm lấy cái đảo Ba Bình làm vốn! Quên nhanh đi em, tầm nhìn của em quá ngắn khi em để mất cả lục địa và trần trui một cách tội nghiệp. Nhưng còn may cho em, vẫn giữ được bản sắc văn hóa thể hiện ở cái yếm che ngực và cái nón với mấy trái cây, ăn cho đỡ đói). Cô gái được miêu tả là Nga, nằm thở dốc. Cô chẳng còn gì để chơi. Cú sốc đã làm cô tuy không bỏ cuộc, nhưng không còn gì để đánh. Cô với tay sang cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Nhưng tiếc thay! Cô gái phương Đông mới vào sòng ấy quay lưng từ lâu rùi. Cô ấy đang mải chơi trong canh bạc cuối cùng này. Chỉ còn ba tụ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều trần trui, trừ cô gái Hoa Kỳ vẫn xiêm y đầy đủ. Nhật Bản thì trần trụi từ lâu rùi - " Có sao nói vậy! Người ơi! " - từ sau thế chiến thứ II lận. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cô bị loại khỏi là siêu cường kinh tế thứ hai bên cạnh Hoa Kỳ. Trận động đất ngày 11. 3. 2011 là cú quyết định dứt điểm địa vị của nước Nhật. Bởi vậy, tham gia cuộc chơi vùng Đông Á trong canh bạc tháu cáy này, cô vẫn vô tư và hồn nhiên. Cô ta quen rùi. Thực chất trên canh bạc cuối cùng này chỉ còn lại hai đối thủ: Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng con bài cuối cùng chưa lật ra, cô gái Trung Hoa vẫn còn con bài tủ của mình dấu phía sau lưng. Cô ta vi phạm luật chơi để dành chiến thắng trong canh bạc cuối cùng. Cái đơn giản của bức tranh này là họa sĩ không đủ khả năng miêu tả một cách sống động sòng bạc trong " canh bạc cuối cùng " - tầm cỡ quốc tế. Nếu là tôi , tôi sẽ miêu tả một sòng bạc lớn với nhiều tụ nhỏ. Nhưng tất cả đều bỏ dở cuộc chơi và xúm vào xem - canh bạc lớn của các đại gia để quyết định người thắng cuối cùng. Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc - Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ - đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào? Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ? Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy. =========================== Bài viết từ rất lâu trên diễn đàn. Nhưng không hiểu làm sao hôm qua nó lại trồi lên trên trang facebook của tôi. Tôi cứ nghĩ có ai mới đưa lên, nên chép lại và đưa vào đây. Bài này tôi viết từ cách đây nhiều năm trên diễn đàn, liên quan đến nội dung topic này. Nay xin đưa lên để các anh chị em và quí vị thám khảo. Mọi chuyện đang diễn tiến đúng như dự đoán.
    1 like
  10. Trùi ui! Xem bài của ngài warenbocphet chưa? Thấy không? Toàn giáo sư trở lên. Tất nhiên toàn đúng cả. Nhưng vấn đề là các ý kiên mâu thuẫn nhau - cụ này bảo cụ kia sai - thì mần răng mà bít cụ nào đúng bi wờ. Thôi thì cụ nào nói cũng vỗ tay thôi. Cho nó lành. . Chứ cứ ủng hộ cụ này thì mất lòng cụ kia phiền lắm.Thôi thì cứ "Dĩ hòa vi quý" đập một nửa cái cầu Long Biên theo chiều dọc. Xây mới nửa cầu . Như vậy là kết hợp truyền thống với hiện đại. Ai muốn hiện đại thì đứng ở nửa cầu bên này, Ai muốn hồi tưởng qúa khứ thì đứng nửa cầu bên kia.
    1 like
  11. Bị ngăn cản kết hôn vì không hợp tuổi Tôi tuổi Dần và anh tuổi Hợi. Mẹ tôi và mẹ anh đã ra sức ngăn cản chuyện tôi và anh yêu nhau, rồi đưa ra các dẫn chứng vợ chồng kỵ tuổi lấy nhau, người chồng đã mất khi còn rất trẻ. Tôi đau khổ và bối rối vô cùng. From: Xuân Thu Sent: Thursday, November 25, 2010 2:44 PM Kính gửi các anh chị Ban biên tập mục Tâm sự! Tôi viết câu chuyện của tôi với mong muốn duy nhất là có thể chia sẻ lòng mình cả với những người tôi không hề quen biết dù câu chuyện của tôi có lẽ đã thuộc vào đề tài quá cũ. Hơn 4 năm trước đây tôi đã gặp và nhận lời yêu người yêu tôi bây giờ. Tình cảm của chúng tôi đã trải qua rất nhiều sóng gió với hiểu lầm, không liên lạc và xa cách. Nhưng khi gặp lại nhau vào năm ngoái, cả hai chúng tôi đã quyết định quay lại. Chúng tôi là tình yêu đầu đời trong sáng và đã có rất nhiều kỷ niệm vui buồn, những lúc vượt qua khó khăn luôn ở bên nhau. Giờ đây khi cả hai có công việc ổn định và có thể tiến đến hôn nhân thì tình yêu của chúng tôi cũng đang đi đến lúc bế tắc vô cùng chỉ vì một lý do duy nhất: tôi và anh kỵ tuổi nhau. Tôi tuổi Dần và anh tuổi Hợi. Mẹ tôi và mẹ anh đã ra sức ngăn cản chuyện tôi và anh yêu nhau, rồi đưa ra các dẫn chứng vợ chồng kỵ tuổi lấy nhau, người chồng đã mất khi còn rất trẻ. Đọc đến đây có thể rất nhiều người sẽ nói rằng thời buổi nào rồi mà còn coi trọng chuyện tuổi tác trong hôn nhân. Nhưng có thể các anh chị nằm trong số ít không coi trọng chuyện này. Trong khi đó người Việt Nam rất xem trọng chuyện tuổi tác trong hôn nhân. Nếu lấy nhau trong sự ngăn cản quyết liệt của gia đình 2 bên hẳn tôi và anh đều sẽ không thực sự hạnh phúc. Tôi có thể khẳng định chúng tôi yêu nhau rất nhiều và tình yêu đã đủ lớn, đã được thời gian chứng minh. Nhưng tôi cũng không hiểu sao giờ đây tôi đang quyết định không liên lạc với anh để chúng tôi suy nghĩ lại chuyện này. Tôi có cảm nhận rằng tình yêu của tôi sắp ra đi. Tôi đau khổ và bối rối vô cùng. Các anh chị ai đã có kinh nghiệm giải quyết vấn đề này xin hãy chia sẻ cùng tôi. Hiện tại tôi cảm thấy hụt hẫng trong lòng. Rất mong Ban biên tập đăng bài viết này của tôi để tôi có thể tìm ra hướng đi đúng đắn cho bản thân mình. Chân thành cảm ơn anh chị! Thu http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-s...10/11/3BA237EF/ Hai mối tình của tôi đều tan vỡ vì không hợp tuổi Khi cô ấy nghe nói không hợp như vậy thì tinh thần yêu đương tan biến đi đâu mất và xoay 180 độ. Cô ấy nói thôi mình chỉ có duyên phận tới đó, dừng lại là đúng mức rồi. Tôi nghe mà không tin vào tai mình nữa. (Hung) Xem tiếp : http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-s...10/12/3BA23EAB/ Đau khổ khôn nguôi sau mối tình kỵ tuổi Phải chia tay anh, tôi hụt hẫng, đau khổ, mất niềm tin. Hơn một năm đầu tiên tôi đã đi tìm anh, nấp ở một góc nào đó để đợi anh đi làm về, để thấy bóng dáng anh cho đỡ nhớ, cho đến ngày anh có người khác thì tôi không còn đến tìm anh nữa. (Hien) Xem tiếp : http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Tam-s...10/12/3BA23E2C/ -------------------------------------- Bài trả lời của TTNC Lý Học Đông Phương Kính gửi ban biên tập mục Tâm sự và quý bạn đọc, Mấy hôm nay chúng tôi theo dõi mục tâm sự và cảm thấy khá bức xúc vì các vấn đề về tuổi hợp hay không hợp trong hôn nhân. Là những người đã và đang nghiên cứu văn hóa truyền thống, nghiên cứu hệ thống lý học Phương Đông nên chúng tôi cũng muốn có đôi lời chia sẻ với quý bạn đọc.Chúng tôi viết bài này nhằm cung cấp cho quý vị quan tâm một cái nhìn đúng đắn hơn về vấn đề tuổi và tương tác tuổi trong mối quan hệ nam nữ. Trong truyền thống văn hóa Á Đông, lúc cưới vợ gả chồng thì những người có tuổi trong gia đình đều quan tâm đến vấn đề luận tuổi. Nhưng qua thời gian cũng như thăng trầm của lịch sử, ngày nay, việc luận tuổi đã bi thất truyền dẫn tới những quan niệm chưa chính xác, lệch lạc và trở thành một nỗi lo sợ vô lý cho các cặp trai gái yêu nhau muốn tiến đến hôn nhân. Và cũng qua cả ngàn năm nay, sự thất truyền, tam sao thất bản đã dẫn đến những phương pháp luận tuổi không đầu không đuôi, gây ra những cảnh dở khóc dở cười, chia ly vô cớ và đầy nước mắt của những đôi yêu nhau. Phương pháp phổ biến hiện nay đa số các “thầy” xem tuổi đều áp dụng phương pháp cung phy. Có 8 cung phi cho nam (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) và 8 cung phi tương tự cho nữ, kết hợp lại sẽ cho ra 64 trường hợp, hay còn gọi là 64 cặp tương tác (Càn – Đoài, Càn – Khảm, Đoài – Ly, Cấn – Tốn…), và kết quả của 64 cặp sẽ tương ứng với các chữ : Sinh Khí – Diên Niên – Phúc Đức – Phục Vị - Ngũ Quỷ - Tuyệt Mạng – Lục Sát – Họa Hại. Như vậy chỉ có 64 trường hợp tương tác tuổi. Chúng ta thử làm phép tính nhỏ, với nhân loại mấy tỷ người mà chỉ có 64 trường hợp để xem tốt xấu thì xác xuất giống nhau là rất lớn. Cứ 64 cặp thì có 1 cặp giống nhau. Có thể thấy rằng đây là điều thiếu logic. Ngoài ra, còn có phương pháp ít phổ biến hơn, đó là phương pháp Cao Ly Đồ Hình. Phương pháp này lấy 10 thiên can theo tuổi nam phối 12 địa chi theo tuổi nữ, sau đó sẽ có 1 bảng phân loại và định tuổi cát-hung. Nếu ta lấy 6 tỷ người trên thế giới và giả định có 1 tỷ cặp vợ chồng với trung bình có 4 con một cặp (ứng với 6 tỷ), đem chia cho 120 trường hợp thì ta sẽ có: 1000. 000. 000: 120 = Gần 8.300.000 triệu cặp vợ chồng có chung một hoàn cảnh. Chỉ cần 3/ 10 trong số 120 trường hợp phối cung đó chia ly hoặc chết thì ta sẽ có 8.300.000 x 36 = 298. 800. 000 cặp vợ chồng ly tan. Và hơn 1 tỷ trẻ em mồ côi trên thế gian này. Phổ biến nhất hiện nay là tình trạng trong dân gian vẫn lưu giữ và truyền miệng những câu như “Dần Thân Tỵ Hợi” “Tý Ngọ Mão Dậu” “Thìn Tuất Sửu Mùi” là Tứ hành xung, hoặc “Canh cô Mậu Quả”, “gái tuổi Dần”, nhưng người ta quên rằng đằng sau những câu trên là cả 1 hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh các mối quan hệ của Thiên can, Địa chi, mạng. Qua các phương pháp trên, các bạn cũng có thể nhận thấy thiếu sự hợp lý và khập khiễng trong phương pháp luận tuổi. Nhưng đáng tiếc là sự coi tuổi khập khiểng này đã tồn tại trên thực tế và ăn vào tiềm thức của các bậc ông bà cha mẹ, làm họ tin một cách mù quáng. Các phương pháp coi tuổi vợ chồng khập khiễng trên từ những vị thầy nửa mùa, chẳng hiểu thấu lý, nên vô tình đã để lứa đôi tan nát. Để thay đổi những quan niệm sai lầm trên, chúng tôi cần thấy phải có một phương pháp hoàn chỉnh, logic, nhằm giúp cho những đôi lứa yêu nhau đến được với nhau. Chính vì vậy chúng tôi, những người làm công việc nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương đã tổng hợp, nghiên cứu và kiểm nghiệm để có được một phương pháp luận tuổi đúng đắn, hợp lý và mang tính khái quát cao nhất. Phương pháp này chúng tôi đặt tên là “Luận Tuổi Lạc Việt” với sự điều chỉnh mạng Thủy – Hỏa trong Lạc Thư Hoa Giáp so với Lục Thập Hoa Giáp của Trung Quốc nhằm chứng mính cách so tuổi vợ chồng còn sót lại trong dân gian hiện nay chỉ là những mảnh vụn rời rạc, không hoàn chỉnh dẫn đến những sai lầm tai hại. “Không có tuổi vợ chồng xấu trong tình yêu đôi lứa đích thực” và “yêu nhau cứ lấy” là quan điểm của chúng tôi. Ngoài ra, tương quan vợ chồng chỉ là những điều kiện ban đầu, khi gia đình có con thì tương quan này sẽ thay đổi tốt hoặc xấu phụ thuộc vào tuổi đứa con có hợp với cha mẹ hay không, đặc biệt là con út! Ông bà ta có câu “giàu con út, khó con út” Theo phương pháp này, tương tác giữa người với người xảy ra ở cả 3 yếu tố Thiên can, Địa chi và Mạng thông qua mối quan hệ về ngũ hành sinh khắc và nguyên lý âm dương. Như vậy, để dể hình dùng, ta có thể làm phép tính như sau : 60 tuổi nam phối 60 tuổi nữ, cùng với tuổi của 60 đứa con út có khả năng sinh ra theo tương quan tuổi vợ chồng, Tức là ta sẽ có: 60 x 60 x 60 = 216.000 trường hợp khác nhau. Xác xuất để tinh toán cao hơn nhiều lần so với các phương pháp trên. Ở đây, chúng tôi chưa nói đến các cách cục tốt trong việc phối tuổi vợ chồng và con cái trong gia đình. Nhưng vấn đề không dừng lại ở những con số khô khan và phương pháp lạnh lùng. Phương pháp “Luận tuổi Lạc Việt” còn có tính nhân bản ở chỗ là nó khẳng định một cách hợp lý theo thuyết Âm Dương Ngũ hành về tình yêu nam nữ -"Yêu nhau cứ lấy" và sinh đứa con chính là nguồn hạnh phúc gia đình, dù tuổi cha mẹ có khắc nhau đi chăng nữa. Và một vấn đề chúng tôi cũng muốn chia sẻ với quý bạn đọc, đó là “tuổi tác” là một trong những điều kiện tương tác mang tính căn bản ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mối quan hệ giữa người với người, chứ không có nghĩa tuổi tác sẽ quyết định mọi thứ diễn ra xung quanh bạn. Có rất nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi các nhân, mỗi gia đình như : hoàn cảnh gia đình, công việc, thu nhập, tính cách cá nhân… Chính vì vậy khi gặp các vấn đề nan giải trong cuộc sống, các bạn không nên quy hết vào lý do… không hợp tuổi, để rồi có những đáng tiếc xảy ra và xã hội lại tiếp tục duy trì những quan niệm không chính xác về việc xem xét tương quan tuổi giữa người với người! Xin chân thành cám ơn quý báo và quý bạn đọc. Thiên Luân Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương.
    1 like