-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 19/02/2014 in Bài viết
-
này satthat21 Đừng nói nhà Thanh, mà nhà Minh hay nhà Ám, hay nhà Hán tây, Hán đông, Hán giữa...gì gì chăng nữa thì Huyền Không tàu cũng phi theo Lạc Thư Còn Huyền Không Lạc Việt lấy nguyên lý căn để là Hà đồ phối Hậu thiên Lạc Việt! Cho nên mới Bởi vậy đây là sự khác biệt giữa văn hóa Việt với văn hóa Hán như những gì Sư phụ Thiên Sứ đã từng chứng minh. Công nhận hay không công nhận là quyền của anh của mọi người. Không quan tâm! Chân lý tự nó là như vậy. Lưu ý: Diễn đàn này là nơi bàn học thuật nghiêm túc, không dư hơi mà bàn với những người nói chuyện phong lông, tào lao, không có dẫn chứng! Vì vậy...xin tiễn khách. Thiên Đồng2 likes
-
Diễn đàn LHĐP mở topic dành cho năm 2014 cho các bạn quan tấm đến Luận Tuổi Năm Sinh Con, thay cho topic 2013 để các bạn dễ theo dõi. Chú ý khi tư vấn: Không gửi bài viết nhiều lần Tuân thủ nội quy diễn đàn Không trao đổi thảo luận các nội dung khác ngoài lề Không hỏi giúp người khác vì trong Lý Học có nhiều lí do tế nhị. Tư vấn và được tư vấn là do DUYÊN và TÙY DUYÊN và trên tình thần tự nguyện của các nhà nghiên cứu. Ưu tiên tư vấn cho các trường hợp mong muốn sinh con năm 2014 Trước khi tư vấn xem trước: Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Tuổi hợp - xung trong tình yêu Luận tuổi Lạc Việt Tham khảo các bài tư vấn cũ: Sinh con năm nào thì tốt Sinh con năm nào thì tốt 2013 Chú ý: TUYỆT ĐỐI KHÔNG XEM VÀ TƯ VẤN CHO CÁC TRƯỜNG HỢP ĐANG CÓ THAI VÀ TRƯỜNG HỢP HỎI GIÚP CHO NGƯỜI KHÁC Khi tư vấn chúng tôi sẽ giúp chọn những năm tốt nhất, gần nhất và phù hợp nhất Những năm chúng tôi không chọn hoặc không tư vấn là không phù hợp nên đừng hỏi lại. Gửi nội dung tư vấn theo mẫu sau Chồng: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Vợ: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] - Bảng tra mạng theo Lạc Thư Hoa Giáp Nếu đã có con: [ngày-tháng-năm sinh - Theo Âm Lịch] - [Mạng] ( đã có hơn một con thì mỗi con trên một dòng riêng) Nội dung xin tư vấn: Dự định sinh con năm xyz có tốt không? / Sinh con năm nào thì tốt Nội dung thêm: (lựa chọn, nếu cần thì đưa thêm để tiện việc tư vấn) Ví dụ:Chồng: 1-11-1984 âm lịch - Hải Trung Kim Vợ: 20/08/1988 âm lịch - Đại Lâm Mộc Con lớn: 15/05/2012 âm lịch Xin tư vấn: Sinh con út năm nào thì tốt1 like
-
Cũng xin được thông tin thêm: Bác Hòa này anh trai ruột Tồng Chí Nguyễn Hạnh Phúc - Nguyên Bí Thư Thái Bình, Hiện thời đang giữ trọng trách Chánh VP Quốc Hội nước nhà. Còn 1 chú em nữa đang làm trưởng ban Kỹ thuật TCTY XL Dầu Khí (thu nhập của chú em này mấy năm nay chắc kém, vì TCTY cụt gần hết vốn rồi ..) Mấy chú khoa học giả hôm lào lên Media chê bai bậy bạ phải đính chính xin lỗi bác Hòa thật to và ngay tắp lự đi, kẻo mấy hôm nữa vác mặt đi xin xiền làm dự án tùm lum tà la bố láo bố toét của mấy ngươi lại bị ăn tát cho rụng hết răng ...1 like
-
1 like
-
Năm nay công việc khá tốt có nhiều triển vọng thăng tiến, gặt hái thêm tài lộc, sức khỏe hơi kém bệnh vặt nhưng không có gì nghiêm trọng, có chuyện buồn thương tiếc trong gia đình trong họ có người phát bệnh nặng hay có tang, tình cảm thì hóng hướt nhân năm nay có duyên gặp người nào lạ nào đó, ôm ấp hoài cảm người ta nhưng vẫn thấy trong lòng cô đơn chắc lẽo đẽo đi theo sau ...1 like
-
Quán vắng!
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nhà vật lý hàng đầu thế giới: 'Cha mẹ đừng dạy con chạy theo vật chất' Theo Uyên Na/PLVN 17/02/13 09:05 Giáo sư Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt hàng đầu thế giới, xa đất nước đã lâu nhưng sâu thẳm trong ông vẫn là một tâm hồn Việt rất đỗi dung dị... Giai điệu bí ẩn Hai năm gần đây, các nhà khoa học và người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, liên tiếp đón nhận những tin vui, mang lại niềm tự hào cho Tổ quốc: GS Ngô Bảo Châu được Hiệp hội Toán học thế giới tặng Huy chương Fields (2010), GS Hoàng Tụy được Hiệp hội quốc tế Tối ưu toàn cục tặng Giải thưởng Constantin Caratheodory (2011), GS Trần Thanh Vân được Viện Vật lý Mỹ tặng Huy chương Tate (2012), và mới đây nhất, GS Trịnh Xuân Thuận được Học viện Pháp quốc tặng Giải thưởng thế giới Cino del Duca (2012). GS Trịnh Xuân Thuận Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là nhà khoa học người Mỹ gốc Việt. Ông sinh 1948 tại Hà Nội. Ông còn là một nhà văn, đã viết nhiều cuốn sách có giá trị cao về vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Nhiều người ca ngợi ông là một nhà thơ, một triết gia, một Phật tử và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã học tại Trường Yersin (Lycée Yersin) tại Đà Lạt (địa điểm nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), và Trường Jean Jacques Rousseau tại Sài Gòn (nay là Trường PTTH Lê Quý Đôn). Năm 1966, sau khi đỗ tú tài, ông rời Sài Gòn đi du học Thụy Sĩ, và sau đó được nhận một học bổng du học tại Hoa Kỳ. Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Học viện Công nghệ California (California Institute of Technology) từ 1967 đến 1970, và tại Đại học Princeton từ 1970 đến 1974. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton. Từ năm 1976, ông là giáo sư ngành này tại Đại học Virginia. Các tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt và được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới: Giai điệu bí ẩn, Và con người đã tạo ra vũ trụ, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay (Từ Big Bang đến Giác ngộ), Lượng tử và hoa sen, Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, Cuộc trò chuyện của Trịnh Xuân Thuận với nhà báo Jacques Vauthier. Ngôi làng thời thơ ấu bên kia sông Đuống Quê hương là mặt đất, đó chính là cảm tưởng của vị Giáo sư nổi tiếng này khi được hỏi về quê hương. Sống ở Mỹ từ năm 19 tuổi nhưng dường như trong ông giữa khoa học và triết lý nhà Phật đã trở nên hài hòa và đẹp đẽ như thi ca. Ông chia sẻ: "Tôi luôn cảm thấy hài hòa một cách tự nhiên với vũ trụ, nên không bao giờ cảm thấy cô đơn. Vả lại tôi luôn có những người thân yêu ở bên cạnh nâng đỡ, động viên. Cha tôi giờ đã mất, nhưng ông là một tấm gương lớn cho tôi về tinh thần học hỏi không ngừng. Ông luôn khuyến khích tôi trên con đường khoa học, dạy tôi trước tiên phải trở thành người lương thiện, biết thương người khác. Tôi may mắn có người vợ hết lòng, cô ấy cũng dạy học như tôi, nhưng biết lo lắng chuyện nhà chuyện cửa để tôi yên tâm nghiên cứu. Tình yêu của vợ tôi cho tôi năng lượng và ý chí để tôi có thể tiến hành mạnh mẽ hơn trong việc khảo cứu và viết sách. Như ca dao Việt Nam đã nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. Ngoài công việc ra, tôi còn có nhiều điều để chia sẻ với vợ tôi, thí dụ như đi du lịch, ăn các món thuần túy Việt Nam trong một mái ấm gia đình. Trong gia đình lớn của tôi, sự gắn bó từ đời này sang đời khác rất được coi trọng, gìn giữ. Dòng họ nhà tôi nhiều người đỗ đạt tiến sĩ, làm quan lớn trong triều. Học hỏi, khảo cứu và giúp người là truyền thống quý báu nhất của dòng họ. Tôi viết sách, dạy học, khảo cứu cũng là để tiếp nối truyền thống đó. Trong chuyến trở về Việt Nam cùng phái đoàn của Tổng thống Pháp Mitterrand năm 1993, đến Văn Miếu ở Hà Nội, tôi rất hãnh diện khi thấy ông tổ của mình cũng có tên trong đó. Lúc đó, mức sống ở miền Bắc còn quá thấp so với miền Nam, nhiều chỗ không có điện nước. Năm 2004, trở lại ngôi làng thời ấu thơ bên kia sông Đuống, thăm lại mồ mả cha ông, tôi vô cùng xúc động khi thấy tất cả sức lực của đất nước được dồn cho xây dựng, mức sống của người dân quê tôi đã được nâng lên đáng kể…Tất cả những điều đó níu giữ mình, giúp mình cảm thấy không cô đơn, thấy có trách nhiệm hơn với cuộc đời và xã hội". Chúng ta phụ thuộc vào nhau Một cái nhìn rất đằm sâu về con người, ông cho rằng - điều cụ thể nhất mà mỗi gia đình có thể làm được là các bậc cha mẹ hãy giáo dục cho con cái mình đừng nên chạy theo vật chất, biết nghĩ nhiều hơn cho người khác thì cuộc sống của mình sẽ ý nghĩa hơn. Chính vì thế phải có tôn giáo. Đạo Phật dạy tiền bạc, vật chất là ảo hết, tình thương yêu, giúp đỡ người khác mới là sự thật, đó mới là sức mạnh của con người. Trong cuộc gặp gỡ các nhà vật lý thế giới tại Gặp gỡ Việt Nam lần bảy, chỉ trong một chuyến đi ngắn, GS Trịnh Xuân Thuận đã làm một "tour" khắp các trường đại học từ Bắc chí Nam để khơi dậy tình yêu khoa học, tình yêu với môn vật lý thiên văn. Cách trò chuyện thu hút, luôn kèm theo hình ảnh đầy lý thú về thế giới vô tận của thiên hà, ông đã thực sự gieo vào lòng giới trẻ những giấc mơ. Ông chia sẻ: Thế hệ chúng tôi già rồi, nên rất mong có những thế hệ kế tiếp, nhưng hình như các bạn trẻ ngày nay theo đuổi những nghề nghiệp giúp họ kiếm tiền nhanh như kinh doanh, bác sĩ, luật sư… hơn là về khoa học. Trách nhiệm của những nhà giáo dục là phải truyền đạt tới lớp trẻ tình yêu khoa học. Chính vì vậy mà tôi đẻ ra môn Thiên văn học dành cho các nhà thơ, để dành cho những sinh viên học các môn học khác như kinh tế học, triết học, văn học… Tôi rất thú vị khi thấy các em rất say mê môn học này, và thích thú nhìn lên bầu trời, quan sát các ngôi sao. Nhìn vào những hình ảnh lung linh tuyệt đẹp của ông về vũ trụ dường như có quá nhiều điều để chiêm nghiệm. Cuộc sống hiện đại với rất nhiều sức ép của nó đã khiến đa số chúng ta mải mê theo đuổi những tham vọng trần tục, chẳng còn thì giờ đâu để suy ngẫm về chính bản thân mình cũng như nguồn gốc của mình. Và chúng ta nên nhớ rằng con người là báu vật mà tự nhiên đã biết bao khó nhọc mới tạo được ra nhưng cũng rất nhỏ nhoi trong khoảng mênh mông vô tận của vũ trụ. Hãy dành thời gian để suy ngẫm, để sống nhân ái và bao dung với đồng loại để xứng đáng với ân huệ to lớn mà tự nhiên đã ban tặng chúng ta... ========================== Cá nhân tôi rất cảm tình với giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Tôi thường trích dẫn câu của ông: "Để giải thích một hiện tượng dù rất nhỏ, phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Đây là một nhận thức của nhà khoa học bậc thầy và đúng nghĩa. Tôi hy vọng vào ông Trịnh Xuân Thuận sẽ là người hiểu được tôi sau giáo sư Trần Quang Vũ. Bởi vì hai ông có nhiều điểm tương đồng: Cùng là nhà vật lý thiên văn, cùng có nghiên cứu và hiểu biết về văn hóa Đông phương. Ông Vũ thì nghiên cứu về Thái Ất, Tử Vi và Dịch, ....Ông Thuận nghiên cứu về Phật giáo. Trong Phật giáo có rất nhiều điểm liên hệ với Lý học Đông phương. Thí dụ như tính thấy của Phật giáo liện hệ với Thái cực trong Lý học và "Giây O" trong khoa thiên văn học hiện đại. Sự liện hệ giữa nhận định của ông Thuận về tinh liên hợp của chuỗi tương tác cho lịch sử một sự kiện chính là mối liên hệ nhân duyên trong Phật giáo và tính tương tác phức tạp của Lý học. Tôi hiểu được Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - thì phải có người hiểu được. Vấn đề còn lại là người hiểu là ai mà thôi. Trong bài báo này, ông Thuận khuyên các bậc cha mẹ hãy khuyến khích con cái học hỏi tiếp thu tri thức và không nên hướng con cái chạy theo vật chất. Đây chính là truyền thống văn hiến Việt. Phải tiếp thu tri thức mới duy trì được nền văn minh. Có điều nó bị biến tướng, xa rời nguyên nhân, khiến trở thành chạy theo hư danh. Đấy chính là một yếu tố trong "triết lý giáo dục". Giáo sư Hoàng Tụy đã đặt vấn đề đi tìm một triết lý giáo dục. Mẹ tôi đã từng nói với tôi, khi tôi than mẹ tôi mải làm thơ nên nghèo quá thì mẹ tôi đã trả lời: "Tao muốn làm giầu thì không cần trí thông minh".1 like -
Lời Tiên Tri 2014
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cháy kho chứa len Hà Đông: Một cảnh sát bị thương (Tin tức thời sự) - Khoảng hơn 11h30 trưa nay (19/2) một đám cháy lớn đã xảy ra tại Công ty CP Len Hà Đông, tại địa chỉ 430 đường Vạn Phúc thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Được biết đây là một nhà kho rộng chừng 2000m2, của Công ty CP Len Hà Đông cho nhiều công ty khác thuê làm kho chứa hàng và nhà xưởng . Khói đen bốc lên kín bầu trời khiến nhiều người nhìn từ xa cũng hoảng hốt. Trong khi chữa cháy, một chiến sỹ cảnh sát PCCC bị bén lửa phía lưng phải dùng chăn để khống chế ra khỏi đám cháy. Cho tới thời điểm hiện nay, lực lượng quân đội đã điều động 2 xe chữa cháy chuyên dụng và gần 50 chiến sỹ tham gia dập đám cháy. Tuy nhiên cho tới thời điểm này ngọn lửa tiếp tục bùng cháy và lan rộng. Có mặt tại hiện trường, đại tá Nguyễn Đình Bính, Trưởng Phòng PCCC (Sở PCCC Hà Nội) đã gọi điện cứu viện lên Sở PCCC để tăng cường các chiến sỹ và phương tiện đến hiện trường dập lửa. Nhà xưởng nơi xảy ra đám cháy có diện tích gần 1.000 m2. Theo ghi nhận của phóng viên đến 13h15 ngọn lửa cơ bản đã được khống chế, dập tắt. Tuy nhiên phần lớn hàng hóa trong các kho bị cháy rụi hoàn toàn, chỉ một số ít được công nhân các công ty và lính cứu hỏa đưa ra ngoài. Đám cháy xảy ra vào giữa trưa khi các công nhân đang đi ăn cơm nên rất may không có thiệt hại về người. Chưa có thống kê chính thức về thiệt hai nhưng chủ một công ty thuê nhà xưởng ở đây cho biết thiệt hại có thể lên tới vài chục tỷ đồng vì các mặt hàng bị cháy đều là hàng đắt tiền, như len, sữa bột, các thiết bị điện tử. Văn Tuấn ==================== Bây giờ mới đầu năm, chưa phải đình điểm. Bởi vậy Thiên Sứ tôi một lần nữa nhắn các vị hãy kiểm tra lại tất cả các khả năng cháy nổ ở nhà, nơi công cộng. Các vị nên đặt vấn đề: Nếu cháy thì chỗ nào nguy hiểm và dễ cháy nhất....Đại ý vậy.1 like -
Hà Tĩnh: Bi hài “quan huyện” lập núi “trấn yểm” bít cổng trụ sở UBND (Dân trí) - Cho rằng việc huyện bất ổn, nhiều cán bộ "ngã ngựa" khi đương chức là do chiếc cổng trụ sở không hợp phong thủy, bị luồng khí xấu xâm nhập, lãnh đạo huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã cho bưng bít cổng, lập núi đá “trừ yểm”. Hiệu quả của việc làm kỳ quái, phản cảm nêu trên chưa thấy đâu, chỉ thấy từ khi núi đá được lập nên đã có quá nhiều rắc rối và vô số câu chuyện bi hài xảy ra. Lãnh đạo UBND huyện Nghi Xuân cho dựng núi đá bít hẳn cổng chính vào trụ sở UBND huyện. Công trình đầy phản cảm tại một cơ quan công quyền đứng đầu của huyện khiến người dân không khỏi... giật mình. Khôi hài! Bất kỳ ai ghé qua trụ sở UBND huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) không khỏi giật mình trước việc chiếc cổng chính rộng lớn, tồn tại nhiều năm qua hiện đã bị bít lại bằng một núi đá nhân tạo "hùng vĩ". Ông H. (một cán bộ đương nhiệm làm việc tại UBND huyện Nghi Xuân) thông tin, núi đá nói trên được xây dựng cách đây hơn 3 năm, thời ông Nguyễn H.L. còn giữ chức Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân. Theo lời kể thì nguyên nhân xây núi đá rất khôi hài. Thời điểm trước khi núi đá được dựng lên, tại UBND huyện Nghi Xuân xảy ra khá nhiều vụ việc bất ổn. Thời điểm đó bỗng nhiên cũng dấy lên thông tin đồn đoán: UBND huyện xảy ra nhiều chuyện không hay là do phong thủy của trụ sở không tốt (!?). Từ lời đồn thổi đó, lãnh đạo huyện này đã âm thầm cho mời một thầy phong thủy tới giúp huyện “ngắt mạch” những chuyện không hay. Thầy phán tất cả những chuyện xảy ra tại huyện là do môn lộ (lối cửa vào) luôn bị các luồng khí xấu xâm nhập; muốn dứt được họa chỉ có cách bít hẳn chiếc cổng rồi lập núi trừ yểm. Quá tin lời thầy, ngay sau đó lãnh đạo huyện Nghi Xuân đã đưa phương án bít cổng chính vào một cuộc họp của huyện để lấy ý kiến. Có nhiều ý kiến không đồng tình song người đứng đầu huyện Nghi Xuân thời điểm đó vẫn nhất quyết cho phá bỏ cổng chính vào trụ sở. Nguồn tin này cho cho biết, kinh phí xây dựng núi đá được xã hội hóa (?). Ngay sau cuộc họp trên chưa đầy một tháng, hạng mục bít cổng, dựng núi đá đã được tiến hành. Toàn bộ kinh phí xây dựng núi đá được một doanh nghiệp trên địa bàn tài trợ. Sau hơn một tháng thi công, núi đá trấn yểm với nguyên liệu được vận chuyển từ tận tỉnh Ninh Bình đã được được hoàn thành. Phản cảm và rắc rối Nhiều cán bộ làm việc tại UBND huyện Nghi Xuân khi trò chuyện với phóng viên đã thẳng thắn nói rằng, hiệu quả của việc phá cổng trụ sở lập non bộ trừ yểm chưa thấy đâu, chỉ thấy từ khi công trình kỳ quái trên được dựng nên đã gây ra bao rắc rối cho cán bộ và người dân. Núi đá án ngữ ngay lối cổng chính vào trụ sở UBND huyện trước kia Phản cảm là điều mà bất cứ ai đến trụ sở UBND huyện Nghi Xuân cũng đều nhận thấy. Nhiều người dân bày tỏ sự ngao ngán khi trước trụ sở một cơ quan công quyền lại chình ình một núi đá âm u, không phù hợp. Lại càng phản cảm hơn khi một cổng chính, nằm ở trung tâm trụ sở một cơ quan công quyền lại bị bịt kín, nhiều người không còn nhận ra trụ sở đơn vị hành chính hàng đầu của huyện. Cán bộ và người dân cũng cho rằng núi đá này đem lại quá nhiều rắc rối. Suốt 3 năm qua, việc đi lại của cán bộ và người dân, quan khách đến trụ sở UBND huyện Nghi Xuân làm việc bị ảnh hưởng nặng nề. Do cổng chính đã bị bít nên mọi người muốn vào trụ sở UBND huyện đều phải đi qua một chiếc cổng vốn là cổng phụ trước đây. Khuôn viên vốn đã chật chội, cổng chính bị bịt kín nên quang cảnh trụ sở UBND huyện cũng không ra dáng một cơ quan công quyền. Làm việc với PV Dân trí, một cán bộ tại Ban quản lý các công trình xây dựng cơ bản huyện Nghi Xuân (Ban A) cho hay, do không muốn tình trạng phản cảm, rắc rối kéo dài, mới đây Chủ tịch UBND huyện - ông Đặng Văn Tính - đã chính thức yêu cầu Ban A lập phương án phá bỏ núi đá, khôi phục lại cổng chính sau hơn 3 năm bị bưng bít. Lãnh đạo mới của UBND huyện Nghi Xuân đã lên phương án phá bỏ núi đá, khôi phục lại cổng chính “Chủ tịch huyện đã có ý kiến yêu cầu khôi phục lại cổng chính. Hiện chúng tôi đang lên phương án gỡ bỏ núi đá, sửa sang lại cổng để phục vụ việc đi lại của cán bộ và người dân” - một cán bộ tại Ban A huyện Nghi Xuân cho hay. Đáng chú ý, khi được hỏi, kinh phí gỡ bỏ núi đá, khôi phục lại cổng (có thể lên đến cả trăm triệu đồng) sẽ được lấy từ nguồn nào? Vị cán bộ trên cho hay, không thể có chuyện xã hội hóa như khi dựng núi đá được mà kinh phí lần này sẽ phải trích từ ngân sách. Văn Dũng - Xuân Sinh ============== Chắc chắn đây là Phoengshui Tàu. Còn Phong Thủy Lạc Việt - Trừ trường hợp rất, rất đặc biệt - ai mà trấn núi trước cửa sẽ bị loại khỏi học môn. Hôm qua, có một người - chắc quân sư cho đại gia đến nói với tôi: "Thân chủ mạng Kim, nhà hướng Nam sẽ bị Hỏa khắc Kim, sao thày không trấn hòn núi trước cửa. Núi là Cấn Thổ, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Tôi thấy cần trấn hòn núi trước cửa. Thầy thấy thế nào?". Tôi nghĩ trong bụng: "Thấy không thể nói chuyện với mấy thằng ngu?".Nghĩ xong, tôi hỏi vặn lại: "Vậy nếu mạng thủy thì xuống nước hay leo lên cây ở hả ông? Cây là Mộc, Thủy dưỡng Mộc mà!". Đúng là vớ vẩn.1 like
-
Nhà Phong Thủy nổi tiếng Hàn Quốc sau khi xem Thần Vận phát biểu: Sáng Thế Chủ sẽ hạ thế để cải biến thế giới ( phóng viên báo Đại Kỷ Nguyên – Lý Chân báo cáo tại Gwacheon Hàn Quốc) “Trường khí tại buổi diễn xuất Thần Vận cực lớn, có sự bao hàm dung hợp năng lượng của toàn thế giới” “Có cảm giác Sáng Thế Chủ của vũ trụ sẽ hạ thế để cải biến thế giới này”. Thầy phong thủy Park Min Chan là người đã đưa ra nhiều dự đoán chính xác cho mấy kỳ tổng thống của Hàn Quốc, tối ngày 13 tháng 2 tại thành phố Gwacheon, sau khi xem xong buổi biểu diễn Thần Vận ông đã cảm thấy vô cùng cảm khái Trường khí của Thần Vận rất lớn Đây là lần thứ 2 trong năm, Park Min Chan đến xem biểu diễn Thần Vận, ông nói: từ góc độ phong thủy mệnh lý mà nói, trường khí thoát ra từ Thần Vận cực kỳ tốt lành. “Thần Vận cho tôi cảm giác mọi thứ như hòa hợp làm một” . Hy vọng sẽ có nhiều người trên toàn thế giới biết đến diễn xuất của Thần Vận. Trong phong thủy người ta lợi dụng “Trường Khí” để nghiên cứu, người ta phân biệt khí ra thành khí dương và khí âm, buổi diễn xuất này đã phát ra trường khí tốt lành phi thường, tôi cảm giác trường khí này đang dung hòa cả Thế Giới. Nói đến đây ông không thể không sử dụng tay để miêu tả về sự to lớn của trường năng lượng trong buổi diễn xuất “Ngay từ khi buổi biểu diễn bắt đầu tôi đã cảm thấy sự tích tụ của trường khí, cuối cùng tôi đã tiếp thu được tín tức của Sáng Thế Chủ, rằng ngài sẽ hạ thế để cải biến Thế Giới, wow, thật là quá tuyệt diệu ! ” Rất nhiều khán giả xem Thần Vận có cảm giác mình được cứu độ, Park Min Chan cũng có cảm giác ấy. Ông nói: “Tôi có một cảm giác hoàn toàn mới lạ, cảm giác rằng Sáng Thế Chủ của vũ trụ sẽ đến cải biến Thế Giới này”. Đặc biệt là màn trình diễn cuối cùng của Thần Vận – “Phật Ân Hão Đãng”, trên màn ảnh sân khấu hiện ra dòng chữ “khai mở tương lai”, ông khẳng định một cách chắc chắn rằng: “Đúng thế, chính là Sáng Thế Chủ”, ngài sẽ xuất hiện để cải biến Thế Giới này. Sáng Thế Chủ nhất định sẽ xuất hiện Ông nói: “Trong kinh Phật giáo có viết rằng khi mà Hoa Ưu Đàm Bà La khai nở, cũng là lúc mà Sáng Thế Chủ xuất hiện”. Park Min Chan cho biết những thông điệp được truyền tải trong buổi biểu diễn Thần Vận là quan trọng phi thường: “Đã đến thời đại phải xảy ra biến hóa, Thế giới cần phải cải biến, cần phải có sự xuất hiện của những nhân tố mới đến để thay đổi nhân loại và thế giới. Hiện tại đã chính là thời điểm đó rồi, chính là cần một thời cơ để phát sinh biến hóa” Ông nói: “Thời đại mà nhân loại trên toàn thế giới thông qua tự nhiên có thể sống hạnh phúc, vui vẻ và hòa bình sắp tới rồi, tôi nghĩ hiện tại chính là thời điểm bắt đầu của thời kỳ đó” Park Min Chan hi vọng có nhiều người hơn nữa có thể được xem diễn xuất Thần Vận: “Buổi biểu diễn Thần Vận có sự tập trung của trường khí trên cả Thế giới. Nếu thường xuyên được xem những buổi biểu diễn như thế này, có thể làm cho đầu óc thông minh, tăng cường khả năng tập trung, ngoài ra còn có tác dụng giúp biến đổi tâm linh thành tốt, v.v….” Ông một lần nữa lại khẳng định: “Thế giới cần phải được cải biến, cần thường xuyên xem các buổi biểu diễn Thần Vận, để có thể cải biến tư tưởng, cải biến nhận thức, đồng thời khai mở một cánh cửa mới về thế giới và tâm linh” Park Min Chan năm 1986 được chỉ định là hậu duệ đời thứ 34 của pháp sư Doseon. Năm 2009 ông được ghi vào danh sách một trong 33 danh nhân thời đại của Hàn Quốc, từ năm 2012 đến nay ông đã nhậm chức viện trưởng của Viện Nghiên cứu Khoa học về Địa lý Phong thủy và Hệ vật Thần Nhãn. Ông đã sử dụng các phương pháp khoa học để chứng minh sự tồn tại của phong thủy địa lý, ông cũng đã đưa ra nhiều dự đoán chính xác cho mấy đời tổng thống của Hàn Quốc, việc cựu tổng thống Roh Moo Hyun tự sát cũng đã được ông dự đoán được trước đó 2 tuần. [Theo Epoch Times ngày 14 tháng 2 năm 2014]1 like
-
Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc tiếp tay cho Bình Nhưỡng vi phạm nhân quyền Thứ Ba, 18/02/2014 - 22:38 (Dân trí) - Hôm nay 18/2, Bắc Kinh đã bác bỏ kết luận của uỷ ban điều tra nhân quyền Liên hiệp quốc, theo đó các quan chức Trung Quốc có thể đã trở thành đồng lõa với những vi phạm nhân quyền của Bình Nhưỡng qua việc trục xuất người tị nạn Triều Tiên về nước. Ủy ban điều tra của Liên hợp quốc đe dọa đưa cả lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ra tòa án hình sự quốc tế vì cáo buộc vi phạm "tội ác chống nhân loại".Bản báo cáo của Uỷ ban điều tra Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền tại Triều Tiên công bố ngày 17/2 kết luận “những vi phạm nhân quyền một cách có hệ thống, trên quy mô lớn và thô bạo” đã diễn ra tại Triều Tiên. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu ra “những lo ngại liên quan đến chính sách của Trung Quốc” khi buộc hồi hương những công dân Triều Tiên bỏ chạy sang Trung Quốc. Các chuyên gia của Liên hiệp quốc cho rằng những việc làm như vậy của chính quyền Trung Quốc đã vô hình chung tiếp tay cho “những tội ác” của chính quyền Bình Nhưỡng. Kết luận của bản báo cáo đã khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Hôm nay phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Chúng tôi tuyệt đối không thể chấp nhận cáo buộc phi lý” của báo cáo. Đồng thời bà giải thích thêm: “Về vấn đề người Triều Tiên đào thoát, lập trường của chúng tôi là rõ ràng. Chúng tôi giải quyết đúng và phù hợp với luật quốc tế và các nguyên tắc nhân đạo.” Bà cho biết “những người này không phải là người tị nạn. Chúng tôi coi họ là người Triều Tiên nhập cư trái phép.” Và Trung Quốc “tin rằng đưa vấn đề nhân quyền ra Tòa án hình sự quốc tế không nhằm giúp cải thiện được tình hình nhân quyền của một nước”. Tuy nhiên bà Hoa Xuân Oánh cho biết sẽ không trả lời cho “câu hỏi tu từ” về việc Trung Quốc có sử dụng quyền phủ quyết nếu báo cáo của Liên hợp quốc được đưa ra Hội đồng bản an. Giới quan sát cho rằng Trung Quốc chắn chắn sẽ ngăn chặn tiến trình này. Ngoài ra, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng từ chối trả lời câu hỏi vì sao Trung Quốc lại ngăn chặn các nhà điều tra Liên hợp quốc tới biên giới Triều Tiên. Trong tuyên bố tại Geneva, Triều Tiên cũng bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc được đưa ra trong bản báo cáo dài 372 trang của Ủy ban điều tra Liên hợp quốc và cho rằng báo cáo dựa trên bằng chứng giả, do các thế lực thù địch được Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật ủng hộ, dàn dựng. Vũ Quý Theo AFP, AP ====================== Sau cuộc hội đàm của ngài "Hôn Ca Sĩ" ở Tử Cấm Thành thì có hai việc wan trọng xảy ra. Đó là: 1/ Đài Loan bị tống cố khỏi Liên Hiệp Quốc và Trung Hoa Lục Địa vào thay thế. Thuộc về bề nổi. 2/ Việt sử 5000 năm văn hiến bị phủ nhận. Thuộc bề chìm. Về việc thứ nhất: người Mỹ có thể thay thế Đài Loan bằng Trung Quốc thì họ cũng có thể làm điều ngược lại. Riêng việc thứ hai thì Lão Gàn đã nhận thấy kẻ đích thực đứng đằng sau vụ việc này: Điểm mặt một số siêu cường đang trong Hội đồng Bảo An thì chỉ trừ nước Nga không có bất cứ một "nhà khoa học", một thông tin nào để đóng góp vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" trong việc phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Lão Gàn đang suy ngẫm về lời tiên tri của bà Vanga trong một thời gian rất hạn chế tính bằng ngày..... Lời tiên tri của bà Vanga chỉ sai nếu Việt sử được chứng minh một cách sòng phẳng và khoa học.1 like
-
Dựa theo lá số, 2016 là năm tốt đẹp nhất để sanh con nếu trong năm nầy vợ có thai sanh trong năm thì là con trai, năm 2017 cũng thấy có sanh nhưng không biết là do vợ có thai 2016 và sanh 2017 hay là có thai và sanh gọn trong năm nhưng nói chung 2017 dù có thai hay trong năm thì thấy khó giữ nếu sanh cũng có nhiều khó khăn trong năm , tai nạn hay tật bệnh cũng từ do nghiệp chướng từ kiếp trước muốn giảm thiểu chỉ có cách làm phước đức thì mới mong.1 like
-
Túy Lão Xem Tử Vi
an thư liked a post in a topic by Túy Lão
Không nên dùng tiền xin việc năm nay , nếu dùng tiền có thể sẽ mất đó . Năm nay lưu ý chuyện thai sản . Nói chung năm nay cũng là một năm khó khăn đó bạn. Cố gắng nhé . Thân ái!1 like -
1. Năm nay có chút nhưng khó giữ, không nên cho vay cho mượn, đầu tư. 2. Cái này khó, để sau tháng 5 âm hỏi lại nhé. 3. Sinh Mậu tuất 2018 là tốt. ( nhưng theo quẻ thì có thể năm nay có 1 đứa, và vậy nhà này sẽ là 3 đứa (!!!)) Chúc Thịnh Vượng Thiên Đồng1 like
-
Con đầu thiên can hợp cha thì tốt, cha làm ăn thuận lợi hơn trước, nhưng con mạng Hỏa bị mẹ Thủy (theo Lạc Thư Hoa Giáp) khắc nên sức khỏe kém. Ở đây chúng tôi ko xem theo sách TQ nhé. Con út nên chọn Đinh Dậu 2017 hoặc Quý Mão 2023. Thân mến.1 like
-
(Tiếp theo) Qua quá trình nghiên cứu của nhà giáo về hưu Đỗ Văn Xuyền, các thư tịch cổ ở nhiều nơi trong cả nước đã ghi lại danh sách các thầy giáo và học trò thời Hùng Vương. Bước đầu chúng ta biết từ Hùng Huy Vương – Hùng Vương thứ 6 đến An Dương Vương có 19 thầy giáo dạy 18 trường ở kinh đô và địa phương, với số học trò được biết là 23 người. Học trò học ở các trường mà trong thần tích, thần phả không nêu tên thầy giáo là 17 trường với số học trò là 35 người. Như vậy có 19 thầy giáo và 35 trường học rải khắp các địa bàn trong cả nước và 58 học trò tiêu biểu. Ta khiêm tốn gọi đó là những dấu tích của nền giáo dục thời Hùng Vương. Cũng trong quá trình nghiên cứu đó, ông Xuyền còn tìm thấy thời Bắc thuộc lần thứ I từ năm 111TRCN đến năm 39 –thời Bà Trưng có 10 thầy giáo, 68 học trò và 36 trường ở các địa phương. Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, Đỗ Văn Xuyền sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó là: - Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ? - Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của kí tự đó không ? - Có giải quyết được các "nghi án" về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ? (Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm) Qua sự phân tích ở trên, tựu trung lại là có thể nghi ngờ chữ Thái hoặc Khoa đẩu. Tuy nhiên, với các tài liệu thu thập về thầy giáo và học trò thời Hùng Vương tại Phú Thọ là khả năng là chữ Khoa đẩu, cho nên bước tiếp theo là so sánh nó với chữ Thái hiện nay hoặc chữ Thái được gọi là cổ. Thấy, chúng khác nhau thì rõ ràng là chữ Khoa đẩu, còn chúng giống nhau thì phải phân tích tiếp theo về vùng địa lý. Nếu giống nhau thì khu vực phát hiện chữ là vùng người Việt sinh sống phải là chữ Khoa đẩu và lúc này chúng ta hiểu rằng người Thái cũng đang dùng chung môt loại chữ viết thống nhất cho tới tận thời gian phát hiện. Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà Ông gọi là chữ Hỏa tự. Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh ông dịch được nội dung, thì ra đây là một bài thơ có tựa đề "Mời trầu" có nội dung ca ngợi tình yêu. Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng. Do âm mưu đồng hóa của kẻ thù, chúng tìm cách triệt phá, không để lại dấu tích của thứ văn tự cũ, nay vẫn còn truyền lại và lưu hành trong một bộ phận nhỏ xã hội. Theo nghiên cứu của Ông thì:" Thập châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thư chữ này". Thanh hóa là vùng đất người Việt cư ngụ là chính, vậy kiểu chữ hỏa tự này được xem xét và so sánh tương ứng tới chữ Khoa đẩu theo chuỗi phân tích trên, ngay cả các kiểu chữ khác. Khối lượng công việc giảm nhiều. Tuy nhiên, quân bài Tổ Tôm cũng cần được xem xét tới chữa Khoa đẩu mà bác Xuyền đã giải ra vì các dấu rất giống nhau và có vẻ "bốc lên" như "hỏa tự". Các tài liệu vùng Hoa Nam rất quan trọng, hiện nay mạng internet đã có nên các nhà nghiên cứu biết chữ Hán rất thuận lợi khi thu thập dữ liệu này. Vùng Hoa Bắc cũng không ngoại lệ, vì thời Khổng Tử cũng đã có chữ Khoa đẩu vùng này hay hiểu là có một quốc gia thời chiến quốc (nước Lỗ???) đã sử dụng chữ này.1 like
-
Đúng là cần phải thảo luận về Chữ Việt cổ: Có rất nhiều sách sử Trung Quốc viết về sự kiện ngoại giao đầu tiên giữa quốc gia Nam - Bắc này. Trong bộ “Thái Bình ngự lãm” ở quyển thứ 131 dẫn lại một số sách khác về việc này như sau: “Thuật dị kí” của Nhậm Phưởng (thời Nam Bắc triều) viết: Thời Đào Đường, nước Việt Thường dâng rùa thần nghìn tuổi, rộng hơn ba thước. Trên lưng có hoa văn, đều là chữ khoa đẩu, ghi lịch rùa từ thủa mới mở mang đến nay. “Thuật Đế cống nguyệt minh” của Phục Thao viết: Văn lịch rùa là chữ của người Hồ Man”. Trong Sách “Thông giám cương mục” có đoạn chép: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5 (2353 TCN), có Nam di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”; sách Cương mục tiền biên cũng cho biết: “Vào đời Đào Đường thị, năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ 5, Việt Thường thị sang chầu dâng rùa thần”. Sách “Thông chí” thì viết rõ hơn: “Đời Tào Đường, Nam di có Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay, vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là lịch rùa”…. Một số thư tịch, cổ sử của nước ta cũng viết về điều này, như “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn có viết: “Xứ Việt Thường Thị đem dâng rùa thần sang Trung Quốc, sau hai lần thông dịch mới hiểu được nhau. Rùa thần sống nghìn năm, vuông hơn ba thước, lưng có chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Vua Nghiêu sai người chép lại, gọi là lịch rùa”. Thư tịch đầu tiên nói Việt Thường thị ở phía Nam hiến chim trĩ trắng cho Chu Thành Vương được thấy ở sách “Thượng thư đại truyện”, “Trúc thư kỷ niên” và “Hiếu kinh” của Trung Quốc. Chuyện ấy được chép lại ở sách “Hậu Hán thư” và một số sách đời sau. Cuốn “Sử ký” của Tư Mã Thiên viết: “Đất Giao Châu, ở phía Nam có Việt Thường thị, qua nhiều lần thông dịch, đến hiến một con chim trĩ trắng”; một cuốn “Sử ký” khác chép: “Năm Tân Mão thứ sáu (1110 TCN) đời Thành Vương nhà Chu, họ Việt Thường thị ở bộ Giao Chỉ sai sứ dâng chim trĩ trắng. Sứ giả không thuộc đường về, Chu Công cho 5 cỗ xe làm theo lối chỉ nam theo đường ven biển về nước, đi tròn năm mới về đến nước”. Hay như sách “Thượng Thư đại truyện” có đoạn viết: “Giao Chỉ ở phương Nam, có nước Việt Thường… Họ Việt Thường đến dâng chim trĩ trắng”. Tới thời Xuân Thu chiến quốc, ngài Khổng Tử đã san định từ sách cổ viết bằng chữ Khoa đẩu qua 5 bộ sách Kinh Thi, Thư, Dịch... Thời Nghiêu - Chu nước Việt có chữ viết gọi là Khoa đẩu, rõ ràng nó phải là chữ chính thống của Văn Lang khi thông sứ. Tuy nhiên, tại vùng dọc sông Dương Tử, các dân tộc Văn Lang cũng có thể biết ngôn ngữ thời Nghiêu - Chu để giao tiếp, làm ăn. Chữ viết trên giáp cốt văn thời Ân Thương cho biết dòng chữ của thời này vùng Hoa Bắc phải khác chữ Khoa đẩu, cho nên sự phát triển thay đồi của dòng chữ này tới nay cũng không phải là chữ Khoa đẩu. Vì nếu tương đương thì nhà Chu kế thừa đã hiểu nó rồi mà không qua nhiều phiên dịch. Cho tới thời An Dương Vương là bước ngoặc của lịch sử Văn Lang với vị vua cuối cùng xuất phát từ Quảng Tây - Vân Nam mà đóng đô tại thành Cổ Loa, vậy thì chữ viết thời ký này cũng là chữ Khoa đẩu vì nếu chữ "Thái" của Tây Âu áp dụng thì cả Văn Lang học lại chữ là không hợp lý, An Dương Vương lấy tên nước Âu Lạc cũng nhắc nhở điều này. Như vậy, tới thời An Dương Vương vẫn còn chữ Khoa đẩu (có thể phát triển). Tới thời nhà Triệu, bắt buộc cũng tương tự như thời An Dương Vương để thống nhất lãnh thổ và suy tôn Triệu Đà là vua Nam Việt, nhưng rõ ràng khả năng chữ Hán cũng có thể sử dụng nhằm giao thương giữa Nam Việt và nhà Hán như lịch sử đã viết. Sau này chữ Hán được sử dụng khi nước ta bị Bắc thuộc. Dân tộc Thái còn lại ở Việt Nam hoặc Quảng Tây, Vân Nam... có chữ viết riêng nhưng xác suất là chữ Việt cổ là rất cao, đặc biệt là người Thái tại Việt Nam bởi vì là chủng tộc lớn trong Văn Lang. Họ sống ở những nơi hẻo lánh thì khả năng còn lưu giữ bản sắc văn hóa của mình. Chữ Khoa đẩu phải còn xuất hiện trên các bia ký, giấy viết (lưu trữ và viết lại bằng ngôn ngữ mới hoặc phát triển), công cụ như đồ đồng Đông Sơn. Nếu thí nghiệm C14 xa hơn thời Nam Việt thì rõ ràng đây là một loại chữ cổ của Văn Lang. Sau đó so sánh tới chữ Thái Cổ, trong một sự so sánh tương đối với các chữ khác như Hmong, Khmer... nhưng không quá quan trọng. Theo tâm linh, tại đền Mẫu Thánh Gióng còn có tấm bia thời Hùng Vương VI ghi rõ lịch sử Thánh Gióng, chôn dưới đất nhưng phải nhờ các nhà ngoại cảm giao tiếp thì Mẫu mới chỉ cho (cần lưu tâm, vì linh hồn là vĩnh cửu): QUAN TRỌNG. Phát hiện chữ viết tại Quảng Tây cho phép có sự so sánh tới chữ Thái hiện nay và chữ Khoa đẩu của bác Xuyền. Ngày nay, chữ viết Việt được La tinh hóa -điều này chỉ ra có sự ảo diệu trong ngôn ngữ Việt cổ để có thể chuyển hóa từ chữ viết của mình sang La tinh, không như chữ Tàu, Nhật, Hàn, Lào, Campuchia... hiện nay. Như vậy, tài liệu hướng dẫn hay tương đương thời trước nói về sự chuyển đổi này cũng cần được lưu tâm. Nếu chuyển đổi từ chữ Nôm sang La tinh có hợp lý không vì thời kỳ này có chữ Nôm - Hán - hoặc/ và chữ Việt cổ Khoa đẩu (phát triển)?. Nếu trong các tài liệu chỉ ra một loại chữ khác chữ Nôm, Hán hoặc Thái thì rõ ràng phải là chữ Việt Cổ. Nếu nó là chữ Thái thì rõ ràng chữ Thái là chữ Việt cổ được xem xét trong mối tương quan với chữ người Thái hiện nay và trước đây. Chung quy đây chính là một đầu mối quan trọng nhất. Sau đó mới tới luận về thanh âm của chữ Khoa đẩu??? Việc La tinh hóa với các dấu rõ ràng phải tương ứng sự chuyển đổi chữ Việt cổ tương ứng là có dấu??? Nếu không thanh thì có thể diễn kinh Thi, Dịch, Lễ, Thư, Nhạc được không?. Việc có thanh cũng thường tình khi mà có cả học thuyết âm dương ngũ hành đồ sộ như thế thì cũng dễ hiểu hơn, thậm chỉ là bắc buộc nhằm thể hiện sự biến hóa ngôn ngữ tương ứng với vũ trụ quan qua học thuyết nêu trên. Cách đánh dấu trong chữ Khoa đẩu của bác Xuyền hình như giống quy ước Âm dương Ngũ hành như dương trước, âm sau, dương trên, âm dưới... Mật mã chữ Khoa đẩu: Người xưa gửi gắm kiểu chữ Khoa đẩu qua bộ bài Tổ Tôm cho hậu thế - tôi chắc chắn như thế. Ba bước ngoặt lớn trong lịch sử văn hóa người Việt Về việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ, giáo sư Dương Quảng Hàm và nhiều nhà nghiên cứu khác sau này đã xác nhận: “Việc sáng tác ra chữ Quốc-ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả giáo sĩ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây (tiếng La-tinh là ngôn ngữ dùng để truyền đạo Ki-Tô). Nhưng người có công nhất trong việc ấy là cố đạo người Pháp Alexandre de Rhodes, vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ Quốc-ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển khiến cho người sau có tài liệu mà học và nghiên cứu” [2]. Như vậy, với cuốn Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum (Từ điểnViệt-Bồ-La, Romae, được xuất bản năm 1651) của Alexandro de Rhodes, có thể nói chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự La-Tinh, tức chữ Quốc-ngữ, đã ra đời. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Dụng ý của nó thật quá rõ, như Pierre Pigneaux – một nhà truyền giáo trẻ tuổi kế nghiệp giám mục phụ trách giáo phận Đàng Trong và đã từng gặp Nguyễn Ánh khoảng năm 1775, phò Nguyễn Ánh trong 24 năm trời – đã viết: “Phải truyền đạo bằng cách tấn công vào cái tim và cái đầu của xã hội mà ta muốn xâm nhập. Muốn được như vậy phải gây ấn tượng với giới có học, trên mặt khoa học cũng như trên mặt văn hoá. Muốn kéo vào đạo Ki Tô những nhà nho hay những quan chức có thế quyền trong xã hội Đàng Trong, thì phải nhữ họ và chinh phục họ ở lĩnh vực mà họ giỏi. Tôn giáo phải được trình bày với họ trong một ngôn ngữ và phong cách toàn hảo. Cuốn sách được làm ra như là một công cụ cần thiết cho những nhà truyền giáo Âu Châu, cho các thầy giảng giáo lí Việt Nam, và nhắm vào việc in ấn sách tôn giáo có chất lượng. Cuốn sách không phải là một thứ tiêu khiển trí thức mà là một công cụ truyền đạo trong giới Hán-Việt “ [3] . Thế là bước ngoặt thứ hai về mặt ngôn ngữ văn tự Việt nam đã bắt đầu từ đó.1 like