• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/02/2014 in all areas

  1. À... cái quán TB nằm hướng không vong, hầm cầu nằm giữa cuối nhà (đứt cmn trạch)... Có hai cửa hai góc cuối nhà... một cửa vô bếp, một cửa vô toilet... Trước đó rất nhiều đời chủ, mỗi chủ tồn tại không quá nửa năm... cao nhất là 9 tháng... Tháng 10/2011, khi vợ chồng TB sang quán có anh em PTLV tới chỉnh sửa như huynh Thiên Đồng, Thiên Luân, Tuyết Minh... Quay hướng ông địa, nối trạch, trân trạch bình an... bịt một cửa bên bạch hổ... Sau khi chỉnh sửa xong anh em có liên hoan chút xíu, trong bữa tiệc này Nòng Nọc (nick xưa) trở thành "Thiên cmn Bồng"... Vì NN đinh học hỏi để thành Cóc mà bị ku "Cóc Vàng" chặn cửa rồi... Tiếp tục chuyện cái ao... Định đập xây tam cấp hình vòng cung nhưng mấy "anh" công chánh "khó dễ" nên thôi... Kết quả là... quán TB tồn tại bước qua năm thứ 3... Cuối năm 2012... dùng chiêu "Bát Bửu Chiêu Tài, Kim Sa Tấn Lộc" của Sư Phụ dạy... Tháng 10 năm 2013 thì "thông khí" chút xíu... như trình bày ở trên... Đầu năm 2014... có "hỷ cmn tín"... Rất là vui... thanks all !
    2 likes
  2. Những ngày trước tết, vô tình đi trên đường, Thiên Đồng chợt thấy tranh cổ động chúc mừng xuân Giáp Ngọ dọc trên đướng Lý thường Kiệt, trước sân vận động Phú Thọ. Cái thú vị là trong nhiều tranh vẽ mang nét văn hóa Việt thì trong đó có hình con ngựa, đặc biệt trên mình ngựa có hình Âm Dương Việt., tương tự như phong cách tranh Đông Hồ vẽ xoáy Âm Dương trên con lợn. Điều này gây hứng khởi cho Thiên Đồng. Mời các thành viên thưởng lãm nếu chưa thấy, nhìn lại nếu đã nhìn. Thiên Đồng
    2 likes
  3. Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (II) Thứ Ba, 11/02/2014 - 03:10 (Dân trí) - Không chỉ xuất hiện nhiều trên kiến trúc, mà ở các áo mũ vua quan, các đồ vật trang sức, đồ ngự dụng cũng xuất hiện rất nhiều hình ảnh Long Mã, chứng tỏ con vật linh này rất được triều Nguyễn đặc biệt "sủng ái". >> Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I) Long Mã trang trí trên hộp đựng mũ thời Nguyễn Long Mã trang trí trên trang phục của quan thời Nguyễn Long Mã còn xuất hiện trên đồ sứ thời Nguyễn Ở cơi thờ bằng bạc Cơi trầu bằng bạc chạm trổ con Long Mã rất tinh xảo Đại Dương ======================================== Thời nhà Nguyễn nước ta vẫn còn sử dụng đồ hình Âm Dương Việt.
    1 like
  4. 2014 Giáp Ngọ sinh cũng tốt, GIáp con và Kỷ cha hợp, con mạng dương Kim hợp mẹ âm Kim. Hoặc 2016 Bính Thân, 2017 Đinh Dậu cũng là năm tốt để sinh, bạn có nhiều lựa chọn hơn. Nếu được thì nên chọn 2016 hoặc 2017 thì tốt hơn 2014. Thân mến.
    1 like
  5. Tôi tư vấn năm nào thì điều đó có nghĩa rằng bạn nên tránh các năm khác!
    1 like
  6. Cảm ơn anh Thiên Đồng. Viethq22 cũng nhìn thấy như vậy trên đường, cảm thấy bất ngờ và vui vui, tự hào...Chúc Thiên Đồng năm mới vạn sự như ý.
    1 like
  7. 2 vợ chồng và con đầu đều mạng Thủy, khắc mạnh con sau mạng Hỏa. Có câu giàu con út, khó con út, cả 3 cùng khắc 1 như vậy thì mọi việc trong nhà đều không suôn sẻ, chưa kể đến việc sức khỏe của đứa sau cũng kém nữa. Sinh con hóa giải là cách duy nhất, để hóa giải rốt ráo thì phải đợi lâu đấy, 2018 hoặc hoặc 2019. Trước mắt nếu có điều kiện, anh chị nên xem lại Phong Thủy nhà ở để hỗ trợ thêm cho cuộc sống rồi đợi đến lúc ấy nếu sinh được thì tốt, không thì tùy duyên vậy! Các năm trước đó không có năm có thể giúp anh chị hóa giải được xung tuổi trong gia đình! Thân mến.
    1 like
  8. Năm nay sẽ có thêm nhiều cuộc đụng độ nẩy lửa giữa cha mẹ hy vọng rồi cả 2 không có ai bị black eyes or breaking noses !Vận hạn của cháu năm nay cũng phải đề phòng tai nạn về xe cộ, ngoài ra công việc có nhiều kém sút bị tiểu nhân đồng nghiệp dèm pha hay bị tiểu nhân hại, công việc có thể bị dời đổi vòa vị trí ngồi chơi xơi nước hay bị giảm lương xuống cấp v.v nói chung 1 năm tài lộc kém hay có việc gì đó làm hao hụt tài lộc.
    1 like
  9. Can: Thân cây-Trời Chi: Cành cây-Đất Mạng: Trái cây-Người Người sinh ra trong Trời Đất.
    1 like
  10. IV.2 . BÍ ẨN THUYẾT QUÁI TRUYỆN VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI TỐN KHÔN. Trích: Minh triết Việt trong văn minh Đông phương. Nguyễn Vũ Tuấn Anh Người viết đã hân hạnh giới thiệu với bạn đọc về những gía trị minh triết Việt liên quan đến sự chuyển đổi vị trí hai quái Tốn Khôn trong cái gọi là Bát quái Văn Vương. Nhưng còn một hiện tượng xác định một cách gián tiếp về việc chuyện đổi Tốn Khôn lại nằm ngay trong chính văn bản của kinh Dịch, còn gọi là Chu Dịch, vốn hàng ngàn năm qua được hiểu là Dịch của nhà Chu, do Chu Văn Vương phát minh. Đoạn kinh văn trong bản Chu Dịch (Kinh Dịch) nói trên nằm trong phần "Thuyết quái truyện". Tiết 5, Thuyết quái truyện viết: "Đế xuất hồ Chấn"; "Tề hồ Tốn"; "Tương kiến hồ Ly"; "Trí dịch hồ Khôn"; "Thuyết ngôn hồ Đoài"; "Chiến hồ Càn"; "Lao hồ Khảm", "Thành Ngôn hồ Cấn". Đồ hình Hậu thiên Văn Vương - được các nhà nghiên cứu Hán Nho cho rằng xuất hiện vào đời Tống - hoàn toàn trùng khớp với thứ tự của đoạn kinh văn này. Bạn đọc xem hình mô tả do người viết thực hiện dưới đây - bắt đầu từ quái Chấn - hình mũi tên: Các nhà nghiên cứu Lý học hiện đại cũng cho rằng: các Đạo gia thời Tống đã căn cứ vào đoạn kinh văn trên để làm ra Hậu Thiên Văn Vương. Nhưng bạn đọc cũng nhận thấy nội dung đoạn kinh văn trên không trực tiếp diễn đạt nguyên lý cấu hình Hậu thiên Văn Vương. Mà chỉ là sự trùng hợp theo thứ tự diễn đạt. Và bản thân nội dung đoạn kinh văn trên - không cần chứng minh - cũng xác định ngay rằng: Nó không thể là nguyên lý cho cấu trúc hình Hậu Thiên Văn Vương. Vậy nó mang hàm nghĩa gì? Nhà nghiên cứu Dịch học hiện đại nổi tiếng Trung Quốc hiện nay là ông Thiệu Vĩ Hoa, đã giải thích đoạn kinh văn này như sau: 1/ Đế xuất hồ Chấn: Vũ trụ vận động bắt đầu từ quẻ Chấn (Quẻ Chấn là phương Đông, lệnh của tháng Hai, mùa xuân. Mặt trời phía Đông mọc lên là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng). 2/ Tề hồ Tốn: Vận hành đến quẻ Tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng vượng (Quẻ Tốn là Đông Nam, lệnh của tháng Ba, tháng Tư. Mặt trời đã lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng). 3/ Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly là tượng trong ngày, ánh sáng rực rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ Ly là phương Nam, lệnh của tháng 5, chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng). 4/ Chí dịch hồ Khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn) trọng trách (dịch) nuôi dưỡng vạn vật (Quẻ Khôn là phương Tây Nam, lệnh của tháng 6, tháng bảy; Khôn là đất, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn vật đã phát triển đầy đủ). 5/ Thuyết ngôn hồ Đoài: Là lúc vạn vật tươi vui ("thuyết" tức tươi vui), bèn ứng ở quẻ Đoài (Quẻ Đoài là phương Tây, lệnh của tháng 8, chính là lúc hoa quả trĩu đầy,lúc mừng được mùa). 6/ Chiến hồ Càn: Thời khắc tương ứng với Càn là lúc vạn vật mâu thuẫn, đối lập, đấu tranh (Quẻ Càn là phương Tây Bắc, lệnh của tháng 9, tháng 10, là lúc tối sáng, Âm Dương đấu tranh lẫn nhau. 7/ Lao hồ Khảm: Khi vũ trụ vận hành đến Khảm, mặt trời đã lặn, vạn vật mệt mỏi (Quẻ Khảm là phương Bắc, lệnh của tháng 11. Khảm là nước, không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương này hoàn toàn không có, vạn vật mệt mỏi, là lúc lúc yên nghỉ). 8/ Thành ngôn hồ Cấn: Vũ trụ vận hành đến Cấn là đã hoàn thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới (Quẻ Cấn là phương Đông bắc, lệnh của tháng 12 và tháng Giêng, tức giao thời của Đông và Xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắt đầu)(*) * Chú thích: Chu Dịch với dự đoán học. Thiệu Vĩ Hoa. (Sách đã dẫn.Trang 20). Rõ ràng những giải thích của ông Thiệu Vĩ Hoa cũng hoàn toàn không hề làm sáng tỏ hơn nội dung của đoạn kinh văn trên và nó vẫn không thể chứng tỏ được đoạn kinh văn trên là nguyên lý cấu thành đồ hình Hậu Thiên Bát quái Văn Vương. Vậy đoạn kinh văn trên ra đời nhằm mục đích gì? Người viết nhận thấy rằng: Đây cũng chính là một mật ngữ nữa, xác định một cách rõ nhất và gần như là lời khuyên trực tiếp phải đổi chỗ Tốn Khôn. Người viết trình bày nội dung này theo cách hiểu như sau: 1/ Đế xuất hồ Chấn: Vua ra cửa Chấn. Mang một nội dung phục dựng lại lịch sử Văn Lang dưới triều đại các vua Hùng (Đế), sẽ gây ra sự chú ý của dư luận. Hàm nghĩa quái Chấn là sấm sét, là sự kinh động. 2/ Tề hồ Tốn: Từ "tề" trong câu "Tề hồ Tốn", hoàn toàn vẫn dùng một cách phổ biến trong ngôn ngữ của đồng bào Nam bộ Việt Nam hiện nay, nghĩa đen là cào bằng, làm bằng, làm cho cùn. Như vậy nghĩa đen rất cụ thể của từ này theo đúng ngôn ngữ Việt là "cào bằng cửa Tốn". 3/ Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly ở phương Nam, là tượng trưng cho sự minh triết, tính văn hóa, giáo dục, thuộc hành Hỏa. Nghĩa đen của câu này là gặp gỡ ở phương Nam. Tất nhiên là như vậy. Vì chỉ có nền văn hiến Việt - phương Nam mới có thể xác định được điều này. 4/ Chí dịch hồ Khôn: Nghĩa đen của câu này rất rõ ràng: Có ý chí, hoặc trí tuệ để chuyển (Dịch) quái Khôn. Còn chuyển đi đâu nữa, khi đã "tề hồ Tốn" ở Đông Nam thì chỉ còn có vị trí đó để chuyển quái Khôn ra đấy và quái Tốn thay vào vị trí Tây Nam của quái Khôn. 5/ Thuyết ngôn hồ Đoài: Nghĩa đen của câu này có nghĩa là nói chuyện ở phương Đoài, tức phương Tây. Câu này mang một hàm nghĩa sâu sắc hơn cho thấy: phải lấy chuẩn mực khoa học của phương Tây - nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - để chứng minh cho việc chuyển đổi này. 6/ Chiến hồ Càn: Càn là trời, là vũ trụ. Do đó, việc chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết vũ trụ quan cổ xưa sẽ xảy ra cuộc tranh luận khó khăn. 7/ Lao hồ Khảm: Nghĩa đen của câu này là "vất vả ở cửa Khảm" . Quái Khảm ở phương Bắc. Nội dung của câu này chắc không cần giải mã. Tất nhiên với 2000 năm mặc định thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái của người Hán (Phương Bắc) thì việc chứng minh của Việt tộc không dễ dàng gì! 8/ Thành ngôn hồ Cấn: Mọi chuyện sẽ kết thúc khi xác định được rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là học thuyết vũ trụ quan, mô tả sự vận động tương tác có tính quy luật của vũ trụ liên quan đến Địa Cầu. Quái Cấn chính là biểu tượng của Địa cầu(*) Trong qúa trình chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, người viết đã nhận thấy mọi việc đang diễn ra đúng như vậy. Trong nội dung của bản văn kinh Dịch theo cổ thư chữ Hán, hiện tượng tự phủ định này không phải lần duy nhất xác định kinh Dịch không phải của người Hán. Chính dấu ấn hóa thạch của câu trong Hệ từ thượng truyện "Thị cố dịch hữu Thái cực...." và kết thúc "Tứ tượng sinh bát quái" cũng đã xác định điều này. Một lần nữa, người viết xin được lưu ý bạn đọc rằng: Chúng tôi không bao giờ coi việc giải mã là luận cứ xác định tính khoa học của hệ thống luận điểm của người viết. Nó chỉ là một sự định hướng cho người viết đi tìm một giải pháp đúng với một gỉa thuyết nhân danh khoa học và được thẩm định với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. ================== *Xin xem thêm: "Nguyên lý quái Cấn ở trung cung" , trong "Tìm về cội nguồn kinh Dịch". Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Xuất bản lần thứ 1. Nxb Đại học quốc gia 2001. trang 353. Hoặc "Tìm về cội nguồn kinh Dịch". Xuất bản lần thứ 2. Nxb VHTT. 2002. trang 281.
    1 like
  11. Bài tham khảo ------------------- 10 nguyên tắc phong thủy Phong thủy là một bộ môn khoa học nghiên cứu dựa trên các yếu tố địa thế, thiên nhiên... Và xem phong thủy cũng cần biết những nguyên tắc cơ bản của nó. 1. Một hệ thống chỉnh thể. Một môn khoa học hoàn chỉnh phải có một chỉnh thể hệ thống luận thống nhất. Trước đây chúng ta hay bắt gặp những mảnh vụn của một lý thuyết hợp nhất nên có cảm tưởng rằng Phong Thuỷ là một môn khoa học phiến diện thiếu tính hệ thống. Kỳ thực nó phải dựa trên một chỉnh thể hệ thống luận, lấy con người làm trung tâm của thiên nhiên, bao quát thiên địa vạn vật, hoàn cảnh xung quanh con người có nhiều yếu tố chúng có mối liên hệ tương hỗ, hạn chế, tương hỗ tồn tại, tương hỗ đối lập và chuyển hoá. Phong thuỷ học có mục đích truy tìm những nhân tố này, xem xét để tối ưu hoá kết cấu giữa các nhân tố tìm sự tổ hợp tốt đẹp nhất. Phong thuỷ luôn quan tâm chú ý đến tính chất chỉnh thể của hoàn cảnh. Hoàng đế Trạch Kinh viết : “Lấy hình thế như thân thể, lấy sông nước như huyết mạch, lấy đất đai như da thịt, lấy thảo mộc như lông tóc, lấy đường ốc như y phục, lấy cổng cửa như đai mũ, nhược đắc như suy nghĩ, xem xét nghiêm túc như thế là thượng cát”. Như vậy ứng dụng nguyên tắc này vào môn Phong thủy là phải xem xét thấu đáo tất cả các nhân tố xung quanh môi trường, phối hợp, loại bỏ và tương tác chúng theo một hệ thống thống nhất đặt con người là trung tâm. Phong thuỷ hiện đại còn cần lấy con người, mục đích sinh sống làm việc của con người làm trọng tâm. 2. Nguyên tắc Nhân - Địa phù hợp Nguyên tắc này là căn cứ tính chất của hoàn cảnh khách quan để thích nghi với mục đích, phương thức sinh hoạt của con người. Nước ta địa hình phức tạp, đồi núi sông hồ đa dạng, địa mạch kéo dài, thổ nhưỡng khí hậu đa dạng, địa hình thiếu đồng nhất. Mỗi vùng mỗi miền có một đặc trưng riêng về đất đai, mạch núi mạch sông, khí hậu, lượng mưa, rừng nhiều ít. Miền Tây Bắc thì núi non trùng điệp, khí hậu lạnh cần tàng phong tụ khí, tránh khí lạnh xâm nhập, tránh lụt lội lở đất. Miền Nam thì nắng nhiều, mưa ít phòng hoả hoạn, hạn hán. Chính vì thế phải phân hoạch cụ thể mỗi vùng thì phù hợp với Phong thuỷ như thế nào, từ đó có cách thức hài hoà với điều kiện sinh sống và làm việc của con người. 3. Nguyên tắc dựa vào sơn thuỷ Nguyên tắc nương dựa theo sơn thuỷ là nguyên tắc tối cơ bản nhất của Phong thuỷ, sơn mạch đại địa là khởi nguyên của năng lượng, thuỷ là mẹ của vạn vật, nếu không có mạch nước mạch núi thì con người và vạn vật không thể tồn tại. Nương theo hình thế sơn thuỷ chia làm hai loại, loại thứ nhất là “sơn bao huyệt” đất bao xung quanh huyệt, tức là xung quanh huyệt có ba mặt bao quanh bởi quần thể núi non, ở giữa là khoảng không, mặt phía nam của huyệt khoáng đạt có minh đường rộng lớn. Thế mạch núi của nước ta kéo dài trùng điệp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài qua hàng trăm cây số đột nhiên hội tụ lại, 3 phương Tây, Bắc, Đông hội tụ thành 3 đỉnh núi thế liên hoa như đài sen nở ra ôm lấy nhuỵ, ở giữa là huyệt tốt lành. Nếu là làng xóm, thị trấn thì yên bình phát triển. Nếu là huyệt nhỏ thì thành gia đình uy danh phú quý phát nhiều đời, nam nữ già trẻ tôn ti phép tắc phúc thọ lâu dài. Loại thứ hai là loại “huyệt bao sơn”, tức là lấy một ngọn núi trung tâm làm chủ, nhà cửa xây dựng lấy núi làm lưng mà dựa vào, hướng ra xung quanh. Núi ở sau lưng che chở bảo vệ cho huyệt thành thế được che chắn, tàng phong tụ khí vốn là nguyên lý chuẩn tắc của Phong thuỷ. Những đỉnh núi đẹp đẽ, địa mạch cát lành hội tụ, phía trước đỉnh núi thường có sông hồ hội tụ làm minh đường, thế toạ núi nhìn sông thường thấy nhất trong các huyệt vị đẹp về Phong thuỷ. 4. Nguyên tắc quan sát hình thế Phong thủy vô cùng quan trọng việc quan sát hình thế mạch khí, sơn thuỷ vì có quan hệ trực tiếp đến học phúc, phải quan sát tiểu cục thông qua sự tương quan với đại cục. Nếu đại cục hưng vượng thì cho dù tiểu cục có xấu cũng không đang ngại, nếu cả hai cùng xấu thì không nên dùng. Thoạt tiên phải xem xét tổ sơn long mạch xuất phát từ đâu đến, sau xem xét cụ thể các đỉnh núi mà long nhập thủ, xem xét cốt cách, hình dáng luận tính chất của mạch, xem xét sa sơn, thuỷ đến, thuỷ đi, xem xét minh đường rồi mới xem đến cách cục nơi huyệt toạ lạc. Nhiều khi thông qua quan sát hình thế đã phần nào nhận định được hoạ phúc, đó cũng chính là điểm mấu chốt của trường phái hình thế khi xem xét Phong thuỷ. Cách thức chung nhất thường là xem xét xem long mạch chạy theo hình thế như thế nào, sau đó quan sát nơi có quần sơn toạ thủ hoặc nơi long mạch đổi hướng thì chắc chắn có huyệt, tìm kiếm các sơn bao bọc huyệt, dựa vào thuỷ tìm ra minh đường, rồi luận đến tính chất tốt xấu của huyệt dựa vào hình thế núi non sông nước, hình thế của án sơn, sa sơn, thuỷ đến, thủy đi. 5. Thẩm định địa chất Phong thuỷ không thể không có khoa học về địa chất, riêng môn địa chất đã chứng minh được là nó có những liên hệ mật thiết đến sức khoẻ đời sống con người. Con người luôn có những dao động điện từ, ngay môi trường xung quanh cũng có những trường điện từ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thông qua sự giao thoa về trường sóng. Những yếu tố sinh hoá cũng vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khí hậu và nguồn nước nơi con người sinh sống. Có thể khảo sát thông qua những yếu tố sau : - Sinh hoá: Phẩm chất của đất hàm chứa những nguyên tố có lợi cho sức khoẻ, tránh những nguyên tố phóng xạ hoặc gây hại cho sức khoẻ. Thông qua quan sát màu sắc, mùi vị của đất, cần được màu sắc tươi tắn, hoặc đỏ vàng, hoặc nâu đen mịn màng, tránh mùi vị tanh hôi. Chất lượng đất cũng có thể phát hiện thông qua sự sinh trưởng của thực vật vùng quanh huyệt. - Từ trường: Nếu vùng đất tồn tại phóng xạ hoặc từ trường xấu cũng sẽ ảnh hướng đến sinh hoạt, từ trường cần thuần nhất, tránh hỗn tạp, thông qua đo đạc la bàn ở nhiều vị trí có thể xác định được từ trường của huyệt tốt hay xấu. Hiện có những trường phái cảm xạ thông qua con lắc để thẩm định từ trường quyết định mức độ tốt xấu của huyệt. Ngay trong quá trình xây dựng cũng cần thiết lưu ý điều này, tránh những nguồn phát từ trường có hại cho huyệt. 6. Thẩm định nguồn nước Nước vô cùng quan trọng đối với các sinh vật nói chung và với con người nói riêng. Về Phong thuỷ, nước chính là những dòng mạch đi kèm hộ vệ cho sơn mạch. Chất lượng của đất quyết định chất lượng của nước bởi nước sinh từ trong lòng đất. Các phái Phong thuỷ kinh điển chú trọng “tầm long nhận khí, nhận khí thuờng thủy”, tức luôn lấy chất lượng thuỷ làm tiêu chuẩn đánh giá khí trường tốt xấu. Nên lưu ý những kinh nghiệm sau đây về chất lượng cuả nước: Quý nhất là sắc nước trong màu xanh ngọc, vị ngọt hoặc nước phát ra mùi thơm không tanh hôi chủ đại quý. Khí chất nước trong màu trắng, vị thanh, ấm áp chủ trung quý. Mạch nước cần dài sâu, bốn mùa xuân hạ thu đông đều không cạn kiệt. Tránh nước có màu sắc đen, sắc đỏ, nguồn nước hung dữ, nước vẩn đục tanh hôi, hoặc vị đắng chủ hung khí. Phải lưu ý rằng nếu nước xấu sẽ có những nguyên tố có hại cho sức khoẻ con người mà khoa học hiện đại cũng chỉ ra đó là những nhân tố có thể gây bệnh như ung thư. 7. Tọa bắc hướng Nam Đối với các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió mùa thường thổi vào từ phương Bắc mang theo khí lạnh nên gọi là âm phong, chủ hại cho sức khoẻ con người và mọi vật. Phương nam thường có gió đông nam ấm áp, nhiều hơi nước gọi là dương phong tốt mang nhiều dương khí. Thường nhà cửa từ xưa đều chọn toạ bắc hướng nam vì vừa tránh được lạnh, vừa lấy được gió mát nam mùa hè. Tuy nhiên đối với các khu vực ở miền nam thì sự suy luận lại đảo ngược, phương bắc lại là phương tốt để lập hướng. Thông qua việc ngũ hành âm dương hoá các phương vị đã phản ánh được tính chất của khí hậu và sự vận chuyển các luồng khí theo thời gian và không gian. 8. Nguyên tắc hài hoà trung tâm Xét trong một chỉnh thể thống nhất, Phong thuỷ tối quan trọng sự hài hoà âm dương, thể hiện ở nguyên lý nhà cửa phải hài hoà cân đối, không cao không thấp, không nghiêng lệch, thường được thiết kế theo nguyên tắc cân đối, đối xứng theo hình chữ Tam, chứ Tứ. Nếu hình thế quá cao thì gọi là cô dương không tốt chủ sự thái quá. Nếu hình thế quá thấp gọi là cô âm chủ sự bất cập, đòi hỏi phải cao vừa phải, cân xứng. Sau khi xây dựng nên các công trình sẽ hình thành nên trường khí, sự vận chuyển của khí phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch kiến trúc. Phải lấy khí uốn lượn hữu tình, tụ khí, tránh khí bị trực xạ, tản mát, minh đường cần rộng thoáng vừa với huyệt để dừng khí trước khi tụ lại huyệt. Lấy một toà nhà trung tâm làm chính, các phương tả hữu phải thiết kế phù trợ cho trung tâm, tránh to lớn hoặc cách xa trung tâm để tạo thế vua tôi triều củng. 9. Nguyên tắc cải tạo Ngoài việc thuận theo hình thế tự nhiên của núi sông, tìm ra nơi sinh khí tụ hội để xây dựng. Ngoài ra tự nhiên không phải bao giờ cũng tối ưu về mọi mặt. Thông qua sự khảo sát tìm ra khiếm khuyết của huyệt, dùng những cách thức cải sửa Phong thuỷ thích hợp sẽ hoá giải được những bất cập. Nếu thiếu sơn thuỷ có thể xây dựng các công trình giả lập, khí không tụ tàng có thể xây dựng để hướng dẫn luồng đi của khí theo hướng thích hợp tránh được tản mát. Nếu chất lượng khí, nước không tốt có thể cải sửa thanh lọc dần biến hung thành cát hoặc ít ra cũng đỡ được một phần cái xấu. 10. Tiên tích đức hậu tầm long Cái đích cuối cùng cuả thuật Phong Thuỷ là đạt tới mức Thiên -Địa - Nhân tương hợp. Để sử dụng, cảm hoá được những nguồn năng lượng của trời đất, con người cũng phải có được những giá trị tương ứng về tâm linh với cùng một sự đồng cảm. Đòi hỏi phải tu nhân tích đức, chỉ khi có đức mới tìm ra được những huyệt vị tốt hài hoà với căn cơ của mình. Bởi luật nhân quả chi phối rốt ráo mọi hoạt động của con người. (Theo blogphongthuy)
    1 like
  12. Nhờ THIÊN ĐỒNG tư vấn giúp. Tôi đang tiến hành xin việc cho chú em sinh năm nhâm tý. 1/ Tôi xin có thành công không ? 2/ Chú ấy và g/đ có chịu đi không (nếu xin được) 3/ Công việc của chú ấy sắp tới như thế nào , có thuận lợi hay khó khăn gì không ? Cảm ơn THIÊN ĐỒNG nhiều nhiều
    1 like